Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM TRONG CA DAO NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN
CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM
TRONG CA DAO NAM BỘ
Tiểu luận bộ môn
Phương ngữ học tiếng Việt

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hai


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN
CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM
TRONG CA DAO NAM BỘ
Tiểu luận bộ môn
Phương ngữ học tiếng Việt

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hai
CA 1, THỨ 7 - NHÓM THỰC HIỆN:
Nguyễn Thanh Kiều

K40.601.055

Huỳnh Thảo Nguyên

K40.601.094

Nguyễn Thị Mỹ Lành


K40.601.059

Nguyễn Hồng Thanh Thương

K40.601.128

1


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ..................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 5
4. Giá trị đề tài .................................................................................................................... 5
5. Bố cục

..................................................................................................................... 5

7. Nguồn tài liệu ................................................................................................................. 5
1.1 Vài nét về miền đất Nam Bộ ........................................................................................ 6
1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................. 6
1.1.2. Lược sử hình thành: .............................................................................................. 7
1.1.3. Văn hóa đặc trưng: ................................................................................................ 8
1.1.4. Sản vật đặc trưng:................................................................................................ 10
1.2 Vài nét về ca dao Nam Bộ.......................................................................................... 12
1.2.1 Về mặt hình thức: ................................................................................................. 12
1.2.2 Về mặt nội dung: .................................................................................................. 13
1.3 Khái quát về phương ngữ Nam bộ ............................................................................. 18
1.3.1 Khái niệm phương ngữ. ....................................................................................... 18

1.3.2 Vấn đề phân vùng ngôn ngữ: ............................................................................... 18
1.3.3 Đặc điểm của phương ngữ Nam: ......................................................................... 19
1.3.3.1 Đặc điểm ngữ âm ........................................................................................... 19
1.3.3.2 Những đặc điểm về từ vựng........................................................................... 24
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ TRONG CA DAO NAM BỘ.. 27
2.1 Ngữ liệu ................................................................................................................... 27
2.2 Số liệu tổng quát ......................................................................................................... 53
2.3 Phân loại – Phân tích .................................................................................................. 55
2.3.1 Từ vựng - Ngữ âm................................................................................................ 55
2.3.1.1 Từ địa phương dân tộc học ............................................................................ 55
2.3.1.2 Những từ địa phương có sự biến đổi so với các vùng khác........................... 60
2.3.2 Ngữ pháp .............................................................................................................. 68
2.3.2.4 Từ ngữ chỉ mức độ ......................................................................................... 70
2


CHƯƠNG III : MỤC ĐÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG NGỮ
NAM TRONG CA DAO NAM BỘ................................................................................. 71
3.1 Từ vựng ................................................................................................................... 71
3.2 Ngữ âm

................................................................................................................... 75

3.3 Ngữ pháp ................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 78

3


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Đối với văn học dân gian – mảng văn học mà một trong những nét đặc trưng cơ bản
là tính tập thể - việc sử dụng ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là cách lựa chọn, xếp đặt câu
chữ của bất kì một cá nhân nào mà chính là sự phản chiếu ngôn ngữ địa phương nơi bài
ca dao đó được sản sinh. Xuất phát từ nhu cầu phản ánh đời sống, tâm tư tình cảm, ca dao
được người bình dân cất lên như lời ăn tiếng nói hàng ngày, không bị hạn chế, gò bó bởi
“chuẩn” nào về ngôn ngữ. Vì vậy có thể nói ca dao chính là mảnh đất lý tưởng để phương
ngữ thoả sức biểu hiện những đặc trưng của mình, tạo nên hiệu quả nghệ thuật mà không
ngại vấp phải vấn đề trở ngại tiếp nhận.
Song hành cùng với lịch sử khai phá và xây dựng miền đất trẻ phương Nam, ca dao
Nam Bộ suốt 4 thế kỉ qua không ngừng phát triển về đề tài và số lượng nhưng những nét
đặc trưng về ngôn ngữ không hề bị mai một, vẫn luôn giàu tính địa phương. Tuy nhiên,
như Hoàng Thị Châu trong giáo trình Phương ngữ học tiếng Việt đã nhận định: “Trong
thực tế tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi, uyển chuyển với những sắc thái địa
phương khác nhau (…) Những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận mà không
được phân tích, lý giải tường tận”, yêu cầu khách quan đặt ra là cần khảo sát một cách cụ
thể ngôn ngữ ca dao, tìm ra biểu hiện của phương ngữ Nam và phân tích chúng trên cơ sở
đối lập với ngôn ngữ toàn dân ở cả ba bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Với lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài Khảo sát biểu hiện của phương ngữ
Nam trong ca dao Nam Bộ để làm rõ màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ ca dao dưới góc
nhìn của ngôn ngữ học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Kho tàng ca dao Nam Bộ vô cùng đồ sộ, những lý thuyết về phương ngữ Nam cũng vô
cùng rộng và còn đang được phát triển. Chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu toàn
bộ ca dao Nam Bộ và giải quyết triệt để những vấn đề lý thuyết. Trong bài tiểu luận này
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện của phương ngữ Nam trong ca dao Nam Bộ
trong phạm vi sau:
 Chỉ thực hiện khảo sát ca dao từ một tuyển tập ca dao được sưu tầm bởi tác giả có
uy tín để đảm bảo tính nhất quán của ngữ liệu, đồng thời chọn ra một số lượng bài
ca dao nhất định, cân đối về đề tài để đảm bảo tính khách quan và bao quát của kết

quả khảo sát.
 Khảo sát những biểu hiện của phương ngữ Nam trong ca dao Nam Bộ dựa trên ngữ
liệu là văn bản được ghi chép lại, phạm vi khảo sát tập trung vào phương diện từ
vựng và ngữ pháp, những biểu hiện về ngữ âm chỉ được khảo sát qua các trường
hợp từ vựng được ghi chép thể hiện rõ biến thể ngữ âm.
4


 Miêu tả nghĩa của từ địa phương dân tộc học Nam Bộ và những điểm khác biệt về
ngữ âm, ngữ nghĩa giữa từ trong phương ngữ Nam với phương ngữ Bắc và ngôn
ngữ toàn dân, không đi sâu vào nguồn gốc hình thành những dị biệt đó.
3. Phương pháp nghiên cứu
Việc khảo sát và xử lý số liệu được tiến hành bằng thủ pháp liệt kê kết quả khảo sát và
thống kê tần số và độ phân bố.
Phương pháp miêu tả được sử dụng xuyên suốt trong tiểu luận: Miêu tả những vấn đề cơ
sở về vấn đề nghiên cứu, miêu tả ý nghĩa của từ, miêu tả giá trị của từ đối với nhu cầu
phản ánh hiện thực.
4. Giá trị đề tài
Chúng tôi muốn thông qua những số liệu cụ thể trong một phạm vi khảo sát nhất định chỉ
ra hình thức và mức độ biểu hiện của phương ngữ Nam trong ca dao Nam Bộ, từ đó đánh
giá tác dụng của việc sử dụng phương ngữ Nam trong ca dao Nam Bộ nói riêng và sử dụng
phương ngữ trong văn học dân gian nói chung.
5. Bố cục
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, nội dung chính của tiểu luận tập trung ở 3 chương:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ
Ở chương này chúng tôi trình bày những kiến thức tổng quát có liên quan đến nội dung
nghiên cứu: Về miền đất Nam Bộ, Về ca dao Nam Bộ và Về phương ngữ Nam. Đây là cơ
sở lý luận để tiểu luận đi vào phân tích các vấn đề cụ thể ở những chương tiếp theo
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT BIỂU HIỆN CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM TRONG CA DAO
NAM BỘ

Ở chương này chúng tôi thống kê, phân loại và phân tích những biểu hiện cụ thể của
phương ngữ Nam trong những bài ca dao Nam Bộ đã khảo sát.
CHƯƠNG III: MỤC ĐÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG NGỮ
NAM TRONG CA DAO NAM BỘ
Ở chương này, từ những số liệu đã thống kê, phân tích ở chương II chúng tôi rút ra nhận
xét khái quát về mục đích và tác dụng của việc sử dụng phương ngữ Nam trong ca dao
Nam Bộ.
7. Nguồn tài liệu
Chúng tôi thực hiện khảo sát các bài ca dao trích từ tuyển tập Ca dao dân ca Nam Bộ.
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1984, Phần sưu tầm ca dao dân ca Nam Bộ của Bùi Mạnh
Nhị, Trần Tấn Vĩnh, Nguyễn Tấn Phát
5


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1 Vài nét về miền đất Nam Bộ
1.1.1 Vị trí địa lý
Nam Bộ là một vùng đất rộng lớn, bao gồm hai tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ. Miền đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: Thành
Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Diện tích
23.563 km2 , dân số 14.025.378. Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía
tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc
giáp Campuchia và một phần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
Đông Nam Bộ nằm trên vùng bình nguyên và đồng bằng, là nơi chuyển tiếp từ cao
nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Cửu Long. Đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan và đất
phù sa cổ, khí hậu tương đối điều hòa, có lượng mưa dồi dào thuận lợi cho chăn nuôi,
trồng trọt. Tây Nam Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Long An, Tiền
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến
Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Diện tích là 39.734 km2 , dân số
17.178.871. Tây Nam Bộ là vùng châu thổ sông Mê - Kông (Cửu Long), là một trong

những vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn của Đông Nam Á và thế giới. Với hệ thống sông
ngòi dày đặc, lượng mưa trung bình cao nhất cả nước, đất đai phì nhiêu, sinh thái đa dạng,
vì thế khu vực này rất thuận tiện cho việc canh tác cây lương thực, cây ăn trái, cũng như
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược
với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về
trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù
sa, giữ vai trò rất quan trọng . Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một
vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực
như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp
hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngập nước mặn trong thời
gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng

6


triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông
Cửu Long.
1.1.2. Lược sử hình thành:
Thời kỳ cổ trung đại, Đông Nam Bộ đã có con người cư trú. Họ là chủ nhân của nền
văn hóa Đồng Nai bao gồm văn hóa đá mới (cách nay khoảng 5000 năm) và văn hóa đồng
(cách nay khoảng 3000 - 4000 năm). Ra đời muộn hơn, khoảng thế kỷ II đến thế kỷ VII
sau công nguyên, ở khu vực Tây Nam Bộ, là sự tồn tại của quốc gia Phù Nam với sự phát
triển của nền văn hóa Óc Eo. Tuy nhiên, từ khoảng thế kỷ VI, nơi đây bước vào những
cuộc tranh chấp liên miên. Sau sự diệt vong của vương quốc Phù Nam kéo theo sự tàn lụi
nhanh chóng của nền văn hóa Óc Eo, mảnh đất này “đã diễn ra một quá trình hoang hóa”.
Ngày đầu khi cư dân Việt đến đây, Nam Bộ gần như một vùng đất chưa được khai phá.
Cư dân Khơ me, Chăm và một vài dân tộc ít người khác phân bố lẻ tẻ, rải rác trên những
giồng đất cao, những vùng đồi núi. Số lượng ít ỏi, trình độ kỹ thuật thấp kém. Đây chính
là thử thách lớn lao mà nhiều thế hệ người Việt phải đối diện, phải khắc phục suốt cả

chặng đường dài sau đó.
Cuối thế kỷ XVII,Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao
gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An
Giang),Vĩnh Tường và Hà Tiên. Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ.
Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam.
Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia
Định và Định Tường) nhượng cho Pháp. Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ
6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với
chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp. Hiệp ước Quý Mùi (25
tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ
số tiền bồi thường chiến phí còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp
ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ. Năm 1887,
Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Năm 1933, quần
đảo Trường Sa được sát nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật
Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ. Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính
7


phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt
Nam độc lập. Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ
đã ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.Thực dân Pháp nổ
súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam
Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ
ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc. Năm 1946, trước khi sang Pháp tìm kiếm một
giải pháp hòa bình, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, ông khẳng định:
"Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý
đó không bao giờ thay đổi!". Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải
pháp Bảo Đại", công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam. Cuối cùng ngày 22
tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho
Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam.

Như vậy, song hành với quá trình khai phá đất phương Nam là cuộc gặp gỡ lịch sử
Việt, Hoa và cư dân bản địa mà hệ quả là sự giao thoa văn hóa. Tuy nhiên, xét về vị thế,
người Việt có tính chất hạt nhân. Họ không chỉ giữ vai trò quyết định trong công cuộc
khai phá mà còn nắm thế chủ động trong thụ đắc, tiếp biến, làm giàu giá trị văn hóa, khẳng
định bản thể văn hoá Việt, chủ quyền lãnh thổ Việt.
1.1.3. Văn hóa đặc trưng:
Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch sử văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi
vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kôr (thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay). Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai
trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài
Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào. Cuối thế kỷ 17, cùng với công cuộc Nam tiến, chúa
Nguyễn cho phép một vài tập đoàn người Trung Quốc có tư tưởng bài Mãn, phục Minh
vào khu vực này cư trú, công cuộc khai phá Nam Bộ thời kỳ này có sự xuất hiện đan xen
các nhóm lưu dân Việt – Hoa. Ông tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho
họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào
và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước
đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hoá vùng miền hình thành qua thời
8


gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành
trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền
tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc với
người Chăm, khơ me, Hoa,.. những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự
nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hoá Nam Bộ như hiện
nay.
Đề cập truyền thống văn hóa, không thể không nhắc tới văn hóa làng. Có nhà nghiên
cứu cho rằng, văn hóa dân tộc suy cho cùng là văn hóa làng mở rộng. Mỗi làng có một địa
phận riêng, được bố trí theo kiểu xương cá, lấy đường làng làm trục kết nối, thường được
bao bọc bằng các lũy tre. Cổng làng là nơi thông ra địa phận khác, nơi con người có thể

mở rộng giao tiếp nhưng cũng là công cụ ngăn chặn những tác động xấu từ thế giới bên
ngoài, bảo vệ cuộc sống bình yên của làng. Ở những nơi có địa thế cao ráo, người ta
thường trồng các loại cây có kích thước to lớn, sống lâu năm nhằm đánh dấu không gian
tồn tại, khẳng định chủ quyền đồng thời biểu thị cho sức sống trường tồn. Là sự chuyển
tiếp từ công xã nguyên thủy sang công xã nông thôn, vì thế làng ở Bắc bộ, Trung bộ
thường có vài dòng họ sinh sống. Do quan hệ huyết thống hoặc cùng quan hệ sở hữu đất
đai khiến cho làng dễ dàng xây dựng được những thiết chế thống nhất. Từ lâu, chúng ta
đã biết đến hương ước làng và sức mạnh của nó trong việc tổ chức, ràng buộc, cố kết các
thành viên trong cùng cộng đồng. Tất cả những điều này khiến cho “làng” trở thành một
đơn vị khép kín, có sự độc lập tương đối với bộ máy hành chính. Khi di cư về phương
Nam, cố nhiên người Việt mang theo cái thiết chế ấy để xây dựng mối quan hệ cộng đồng.
Tuy nhiên, so với khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ thì “làng” Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt.
Tận dụng môi trường, để thuận tiện cho việc đi lại và làm ăn sinh sống, người dân Nam
Bộ định cư dọc theo các con sông (hoặc những tuyến lộ) tạo nên một điểm riêng trong đời
sống văn hóa. Từ biệt không gian làng xã thân thuộc, dấn thân chinh phục miền đất mới,
họ cùng nhau dựng ấp, lập làng. Do nguồn gốc từ nhiều địa phương khác nhau nên tính
huyết thống không phải là yếu tố phổ biến và quan trọng. Đây là lý do khiến người ta
thường sử dụng thành ngữ “anh hùng tứ chiến” như là để biểu thị tính “mở”, biểu thị cách
tổ chức của làng xóm Nam Bộ.
9


Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhắc nhiều đến nền văn minh thực vật hay văn minh
miệt vườn, văn minh lúa nước. Sức lao động, sức sáng tạo của các thế hệ người Việt cùng
với tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em đã biến một vùng đất hoang dã thành những
cánh đồng bất tận, những khu vườn rộng lớn, bạt ngàn cây trái, khiến những cánh rừng,
những dòng sông mang lại sự trù phú, thịnh vượng. Đó là kết quả phấn đấu liên tục của
nhiều thế hệ nhằm xây dựng môi trường sống hòa hợp giữa con người, giữa nhu cầu phát
triển xã hội với quy luật và sự vận động của tự nhiên. Như vậy, văn minh miệt vườn Nam
Bộ chính là những giá trị văn hoá sinh thái – nhân văn của người Việt được tạo lập, định

hình trên cơ sở nối tiếp truyền thống ở một miền đất mới. Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình
lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây
dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa của Nam Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của quá
trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng có những nét đặc thù, diện mạo mới đối
với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn
hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng vùng.
1.1.4. Sản vật đặc trưng:
Đất Nam Bộ là một trong những vùng có nguồn sản vật tự nhiên phong phú và đa
dạn nhất cả nước. Nam Bộ là vùng vựa lúa lớn nhất cả nước đồng thời là vựa trái cây nổi
tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại
sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật
lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.
Các tỉnh miền Đông có sầu riêng, mít, bưởi, măng cụt, vú sữa, chôm chôm… Long
An có đặc sản dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức. Bến Tre có cam, quít, sầu riêng, chuối,
chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm,vú sữa, bưởi da xanh, trồng
nhiều ở Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Vĩnh Long nổi tiếng khắp Việt
Nam với đặc sản bưởi Năm Roi, v.v.
Nam Bộ cũng là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước. Các tỉnh miền Đông có
cao su, điều, đậu phộng… Các tỉnh miền Tây có dừa, mía, đậu phộng, thuốc lá, tiêu…
Long An trồng nhiều đậu phộng ở Đức Hoà, trồng mía ở Thủ Thừa. Bến Tre có gần 40.000
ha dừa, cho rất nhiều trái và lượng dầu cao. Ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản
10


phẩm khác là than dừa, vỏ dừa làm thảm dừa, dây dừa, kẹo dừa. Mía được trồng nhiều tại
các vùng đất phù sa ven sông rạch tại Mỏ Cày, Giồng Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập
trung ở Mỏ Cày, nơi có loại thuốc thơm nổi tiếng. Ngoài ra huyện Chợ Lách (Bến Tre)
còn là nơi trồng các loại hoa kiểng, bonsai nổi tiếng.
Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là
nơi sanh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, còng. Nam Bộ cũng là

một ngư trường giàu có nhất nước, là cơ sở đề phát triển các nghề đánh bắt, nuôi trồng và
chế biến thuỷ sản. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nổi tiếng cả nước và quốc tế.
Ngoài ra, do tôm cá dồi dào nên Nam Bộ cũng là nơi có nhiều sân chim nhất trong cả
nước. Hầu như tỉnh nào ở miền Tây cũng có sân chim, trong đó nổi tiếng nhất là các sân
chim ở Bến Tre, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau. Mỗi sân chim là nơi trú ngụ của hàng
trăm ngàn chim thú hoang dại như, cò, vạc, sếu… cùng với thảm thực vật phong phú của
môi trường đồng bằng và ven biển nhiệt đới gió mùa.
Qua đó có thể thấy Nam Bộ là một trong những vùng đất có lịch sử hình thành lâu
đời, truyền thống văn hóa đặc trưng cho văn hóa dân tộc và là nơi tập trung nhiều sản vật
tự nhiên nhất, là mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên cứu khoa học trải nghiệm và khám
phá.

11


1.2 Vài nét về ca dao Nam Bộ
Ca dao, dân ca Nam Bộ là một bộ phận hợp thành của một phần văn hoá các dân
tộc người chung sống trong cộng đổng cư dân Nam Bộ, nó có sự ảnh hưởng, giao lưu và
hội nhập lẫn nhau rất lớn. Chính vì vậy, theo thời gian, nó ngày càng phát triển với một
diện mạo đặc trưng, tương đối khu biệt so với các nền văn hoá của các vùng miền khác
nhau trong cả nước.
Nếu như dân ca Tây Nguyên thường có đường nét giai điệu mạnh mẽ, tiết tấu nhanh, dồn
dập; dân ca Trung Bộ thường chậm, buồn, thiết tha, man mác với các điệu hò hụi, hò
khoan, lý hoài nam thì so với các vùng miền khác ca dao Nam bộ có cách dùng từ mộc
mạc gần như “bê nguyên xi” từ cuộc sống chứ ít dụng công gọt giũa cho bóng bẩy, êm ái,
nhưng vẫn không mất đi sự tinh tế.
Dân ca Nam Bộ như là sự tổng hoà của nhiều tính cách, tạo thành những mới lạ trong giai
điệu, tiết tấu cũng như trong ca từ. Chẳng hạn như riêng hát lý đã chứng tỏ sự giàu có đến
vô cùng, vô tận của các giai điệu, ca từ (lý con cóc, lý con nhái, lý con mèo, lý cái phảng,
;ý cây bần, lý chim quyên, lý cá ông, lý con kiến, lý con khỉ, lý bánh canh, lý trái mướp, lý

kêu đò…). Hò Nam Bộ thì có hò trên cạn, hò dưới nước, hò đối đáp, hò huê tình…Rồi còn
phải kể đến hát ru, hát đưa linh …Và kho tàng đồ sộ của ca dao dân ca Nam Bộ được hình
thành từ chính cuộc sống của nhân dân, của cộng đồng các dân tộc người Nam Bộ.
1.2.1 Về mặt hình thức:
 Ca dao Nam Bộ thường sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày của chính người
dân Nam Bộ:
Người Nam bộ chuộng cách nói thẳng, nói thật nên đã mang vào trong ca dao lời
ăn tiếng nói hằng ngày của mình. Nhiều câu vì thế đọc lên cảm thấy rất trúc trắc, “thô ráp”
nhưng có sự ý vị, ngọt ngào ẩn chứa bên trong. Chẳng hạn, khi nói về nỗi niềm đơn chiếc,
trống vắng, người dân Nam bộ mượn hình ảnh con cá, con tôm có cặp, có đôi, đối lập với
hoàn cảnh của mình:
“Ví dầu cá bống hai mang
Cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu
Anh về bên ấy đã lâu
Để em vò võ canh thâu một mình”
Không cần những từ ngữ bóng bẩy, những lời hoa mỹ đẩy đưa cũng nói lên tâm trạng của
người con gái chờ đợi nhớ thương người yêu
 Ca dao Nam bộ sử dụng một lượng lớn các từ Hán Việt
12


Có thể bắt gặp rất nhiều từ Hán Việt trong ca dao dân ca Nam Bộ.
Chẳng hạn, gặp nhau, chàng trai hỏi cô gái:
“Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi
Phụ mẫu ở nhà có mạnh giỏi hay không?”
Cô gái đáp lại:
“Tại gia đàng phụ mẫu em cũng được bình an
Em xin hỏi lại phụ mẫu của bạn lang thế nào?”
Từ Hán Việt xuất hiện nhiều cũng khiến ca dao Nam bộ bớt đi phần nào “nôm na” về
mặt hình thức:

“Cây gie bần ngã
Bất khả viển vông
Tới đây em nói cho anh vừa lòng
Em đây có chốn loan phòng từ lâu”.
Từ Hán Việt trong ca dao Nam bộ còn khá đắc dụng khi khắc họa tâm trạng, tình cảm
phức tạp của tình yêu đôi lứa:
Lời của chàng trai:
“Mưa sa, lác đác, gió táp lạnh lùng
Thấy em lao khổ anh mủi lòng nhớ thương
Đường đi biết mấy dặm trường
Hỏi em đã kết cang thường đâu chưa?”
Và lời đáp của cô gái cũng là một lời hẹn ước:
“Ngọc trầm thủy thượng anh ơi
Bách niên giai ngẫu ở đời với em”
Những từ Hán Việt xuất hiện khá nhiều trong ca dao Nam bộ còn cho thấy, không chỉ có
tầng lớp nhân dân lao động mà cả các ông đồ Nho, những người đã qua “cửa Khổng sân
Trình” cũng tham gia đặt lời làm phong phú cho ca dao.
1.2.2 Về mặt nội dung:
 Mang vẻ hoang vu của thiên nhiên:
Vùng Nam Bộ giàu đẹp đáng tự hào ngày nay lại là vùng đất bỏ hoang hàng ngàn
năm từ sau khi đế quốc Phù Nam tan rã vào thế kỷ thứ VI. Bao nhiêu thế kỷ trôi qua, mảnh
đất màu mỡ này vẫn ngủ yên vì người bản địa vốn quá thưa thớt lại lạc hậu về kỹ thuật
nông nghiệp. Cũng có thể một phần do thiên nhiên sẵn giàu có, ưu đãi nên họ không cần
khai thác thêm. Những vùng đất cao đủ trồng tỉa, những con rạch thừa cá tôm, những cánh
rừng thừa hương liệu, gỗ,.. đã đảm bảo cho đời sống. Mãi đến thế kỷ thứ XVII, những
người Việt đầu tiên”đi mở cõi” đến vùng đất mới, nhận ra ngay vẻ hoang sơ của nó:
“Muỗi kêu như sáo thổi
13



Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”
“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt
“rừng thiêng nước độc”:
“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
Sấu và Cọp là hai loại tượng trưng cho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe doạ con người.
Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha , sấu
bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân mãi cho đến ngày nay. Nếu trên bờ
có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “Sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng””
“Tháp mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”
Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người
đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:
“Tới đây sứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ ,cá vùng cũng ghê”
“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa , lên rừng sợ ma”
 Sự phong phú của sản vật
Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc
sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.
Sản vật “trời cho” thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo
Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…
“Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô”

14



“Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng”
“Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng”
“Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”
Nhóm từ “gạo thơm” và “gạo trắng nước trong” (hoặc “nước trong gạo trắng”) được lập
lại như một điệp khúc của bài ca về sự giàu có:
“Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo thơm Nàng Quốc em nuôi mẹ già”
“Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về”
“Ai về Gia Định thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn”
 Hình ảnh con người khai hoang mở đất
Như đã trình bày ở trên, trước đây ba thế kỷ Nam Bộ là vùng đất hoang vu với “rừng
thiêng nước độc”, rắn, cá sấu, cọp và voi… Sau mấy trăm năm vùng đất này đã trở thành
nơi trù phú nhất nước.
“Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh”
“Biên hoà bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh”
Lịch sử đã chứng minh những con người tiên phong đi khai phá đất mới ở phương nam
đã bám đất bằng tất cả sức mạnh của đôi bàn tay, của ý chí vươn tới, của năng lực tổ chức,
của tình đoàn kết chung lưng đấu cật. Ca dao Nam bộ đã ghi lại những hình ảnh cụ thể:

15



“Chiều chiều ông Ngữ thả câu
Sấu lôi ông Ngữ cắm đầu xuống sông”
“Chiều chiều ông Lữ đi câu
Sấu cắn ông Lữ biết đâu mà tìm”
Ông Ngữ, Ông Lữ là những con người mang tính tượng trưng, họ là những nông dân Nam
Bộ với những cực nhọc, vất vả và không ít khó khăn công việc “phá sơn lâm, đâm hà bá”.
Tóm lại, ca dao Nam Bộ đã ghi lại được hình ảnh của con người đi khái phá đất mới. Đôi
khi họ như những người lính ra đi không trở lại vì “rừng thiêng nước độc”, thú dữ. Nhưng
nét nổi bậc của họ lại là ý chí vượt gian nam, dũng cảm, gan góc với biết bao cực nhọc
nguy hiểm để làm công việc “khai sơn phá thạch”, biến mảnh đất từ hoang sơ thành trù
phú.
 Ca dao của vùng sông nước
Xuất phát từ nền văn minh sông nước, văn hoá nông nghiệp theo kiểu làm nương
rẫy nên dấu ân của nền văn minh này để lại dấu ấn rất đậm nét trong ca dao dân ca.
Do hệ thống sông rạch, ghe ngòi, kinh đa dạng nên người đi ghe xuồng cũng phải ứng
biến theo từng địa hình:
“Đường rừng có bốn cái vui
Lúc chống, lúc lạo, lúc bơi, lúc chèo”
Bên cạnh các phương tiện giao thông đường thủy là công cụ đánh bắt thuỷ sản. Bắt cá
bằng câu thì có câu thượt, câu nhắp, câu rê, cầu dầm, câu cắm, câu giăng… Công cụ giữ
cá băng hôm có lờ, trúm, lộp, đó, rọ, bung, xà di … những công cụ này đi vào ca dao và
chúng đã trở thanh những biểu trưng diễn đạt những ý tình sâu lắng:
“Cá không ăn câu chê rằng con cá dại
Cá mắc câu rồi nói tại cá tham ăn”
Hò chèo ghe là một biểu hiện khác của nền văn hoá dân gian gắn với sông nước. Ghe chở
gạo, ghe chở cá, ghe bán buôn, ghe chở người đi làm thuê… đều trở thành ghe hò. Hầu
hết các địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có hò chèo ghe. Nó đặc biệt
phát triển ở Minh Hải, Đồng Tháp, Long An Tiền Giang, Vĩnh Long. Hò chèo ghe có
nhiều làn điệu gồm: hò mái một, hò mái ba, hò mái đoán (cụt) và hò mái trường (dài).

“Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi

16


Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”
“Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm”
“Sông bến tre nhiều hang cá ngát.
Đường kho bạc lắm cát dễ đi”
“Tây ninh có núi điện bà
Có sông Vàm Cỏ có toà Cao Sơn”
“Rạch gầm soài mút tăm tăm
Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho”
Ca dao của vùng sông nước không thể thiếu hình ảnh của những con sông. Bên cạnh những
con sông cụ thể như Sài Gòn, Sông Tiền, Sông nhà Bè, sông Vàm Cỏ… còn có những con
sông điển tích như “sông Ngân”,”sông Tương”, lại còn có sông tượng trưng “Sông Giang
Hà”… Thế rồi “khúc sông” ,”sông dài” , “sông sâu”, “sông cạn” những biểu trưng nghệ
thuật miêu tả những ngăn cách , hoàn cảnh éo le, sự thử thách của cuộc đời.
“Sông sâu cá lội ngù ngờ
Biết em có đợi mà chờ uổng công”
“Sông dài cá lội biệt tăm
Thấy anh người nghĩa mấy năm em cũng chờ”
“Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn
Núi lở non mòn,ngỡi bạn không quên”
Tóm lại, môi trường sông nước cộng với công trình xây dựng (cầu), công cụ sản
xuất (câu ,lờ, thuyền), phương tiện giao thông (thuyền, đò, xuồng, ghe…) nghĩa là tổng
thể những yếu tố của cuộc sống trên sông nước đã đi vào ca dao Nam Bộ. Môi trường
sông nước một mặt là đối tượng để ca dao phản ánh, ca ngợi; mặt khác với tư cách biểu
trưng – đó lại là phương tiện nghệ thuật để thể hiện nội dung. Điều này cho thấy ca dao

Nam bộ gắn chặt với môi trường văn hoá - vùng sông nước đã sản sinh ra nó.

17


1.3 Khái quát về phương ngữ Nam bộ
1.3.1 Khái niệm phương ngữ.
Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn
dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân
hay với một phương ngữ khác.
Nhiều sách giáo khoa nước ngoài cho rằng phương ngữ là một bộ phận của ngôn
ngữ toàn dân. Điều này chỉ có thể đúng, khi nhìn ở góc độ địa lý học. Nhưng nếu xét ở
mặt ngôn ngữ học thì phương ngữ tự nó cũng có mọi đặc điểm của một hệ thống như một
hệ thống ngôn ngữ. Nó cũng có các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháo và các đơn vị của
nó cũng có quan hệ với nhau. Cho nên không thể nói nó là bộ phận của ngôn ngữ toàn
dân.
Cũng có quan niệm cho phương ngữ là một nhánh của ngôn ngữ toàn dân (Chẳng
hạn cách nhìn của những nhà “ngữ pháp trẻ” trong thế kỷ XIX). Ở giai đoạn ngôn ngữ
mới ra đời, có hiện tượng ngôn ngữ mẹ tách ra nhiều ngôn ngữ con. Điều đó là đúng.
Nhưng áp dụng việc xem xét hiện tượng này vào việc xét mối quan hệ giữa phương ngữ
với ngôn ngữ toàn dân lại không đúng, vì phương ngữ không tách biệt ra từ ngôn ngữ toàn
dân như một nhánh cây tách ra từ thân cây.
Quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ cũng không phải là quan hệ giữa cái cụ thể
và cái trừu tượng. Nếu vậy thì phương ngữ là cái cụ thể, còn ngôn ngữ là cái trừu tượng
chăng? Không phải như vậy. Ngôn ngữ toàn dân cũng có mặt cụ thể, đó là những biểu
hiện của nó trong lời nói, trên chữ viết. Tất nhiên phương ngữ cũng có những biểu hiện
cụ thể. Cái trừu tượng của một ngôn ngữ là cái bộ mã tạo nên tính hệ thống của nó, thì
ngôn ngữ toàn dân hay phương ngữ đều có cái bộ mã như vậy. Có điều hai bộ mã này rất
gần nhau, chỉ có những nét khác biệt nào đó mà thôi.
Đến đây ta có thể định nghĩa: Phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ

toàn dân.
1.3.2 Vấn đề phân vùng ngôn ngữ:
Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ:
18


- Phương ngữ Quảng Nam- Quảng Ngãi: Vùng này khác các nơi khác ở sự biến động
đa dạng của âm /a/ và /ă/ trong kết hợp với các âm cuối khác nhau.
- Các phương ngữ từ Bình Đình đến Bình Thuận mang đặc trưng chung nhất của
phương ngữ Nam.
- Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần:
-in, -it với –inh, -ich
-un, -ut với –ung, -uc
Vùng này cũng có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như phương ngữ Bắc. Nhưng
phẩm chất âm phát ra có hơi khác với âm [ S] và [ t s ] trong phương ngữ Bắc, cụ thể có
xu hướng phát âm [ ∫ ] ( lưỡi hơi duỗi thẳng và đầu lưỡi hoi cong) và [ C ] ( một âm mặt
lưỡi giữa- ngạc cứng). Tuy vậy, có một điều cần lưu ý là trong ngôn ngữ thông tin đại
chúng, trong các hoạt động văn hóa, giáo dục, sự phân biệt các cặp đối lặp [ s ] / [ʂ ], [ʈ] /
[C]
1.3.3 Đặc điểm của phương ngữ Nam:
1.3.3.1 Đặc điểm ngữ âm
 Âm đầu trong phương ngữ Nam
a/ Nhận xét chung:
- Số lượng: 21 âm vị
- Trong phương ngữ Nam, trừ Quảng Nam, Quảng Ngãi, tính chất ngạc lấn át
nên phụ âm mặt lưỡi- ngạc, xát, hữu thanh [ j ] thay thế cả cho 3 phụ âm [ v ], [ z ], [ ʐ ]
của các vùng khác. ( Riêng trong tiếng Quảng Nam và Quảng Ngãi phụ âm / z / cũng được
thay thế bằng [ j ], nhưng vẫn phân biệt với / v/ ). Song trong ngôn văn hóa thì người ta
vẫn cố gắng phân biệt [ v ] và [ z ]. Còn [ ʐ ] có lúc được thay thế bằng một âm rung nhẹ
[ r ]. Trong ngôn ngữ văn hóa vẫn có các âm uốn lưỡi [ ʈ ], [ ʂ ], nhưng trong ngôn ngữ

sinh hoạt thì [ ʈ ] có khi bị thay thế bằng [ C ], còn hai phụ âm / s / và / ʂ / nhiều khi bị thay
thế bằng [ ʃ ].
b/ Biểu hiện cụ thể
b1/ Biến thể đều đặn:
19


-./ Phụ âm [ j ] tương ứng với cả 3 phụ âm [ v ], [ z ], [ ʐ ] ở các vùng khác
[v]
[z]

[j]

[ʐ]
Ví dụ phát âm vỗ về [ jo3 je2 ], vui vẻ [ juj1 jɛ4 ], gió [jɔ5 ], ra [ ja1].
Riêng phụ âm [ ʐ ], có hai sự tương ứng. Một là nó được thay thế bằng [ j ], trong
cách phát âm của người già và tuổi nhỏ ở nông thôn, ở lứa tuổi lớn ở tỉnh thỉnh thoảng ta
cũng nghe thấy. Hai là nó được thay thế bằng một phụ âm rung nhẹ [ r ], trong cách phát
âm của đại đa số người còn lại.
-./ Phụ âm [ ʈ ], cũng tương tự, trong cách phát âm của người già và trẻ em ở nông
thôn, thường được thay thế bằng phụ âm âm ngạc- giữa lưỡi [ C ].
- Hai phụ âm / s / và / ʂ /, trong ngôn ngữ sinh hoạt thường ngày không có đối lập,
có khi được phát âm là [ s ], có khi có xu hướng bị thay thế bằng âm ngạc trước [ ʃ ] (lưỡi
hơi duỗi hơn khi phát âm [ ʂ ], đầu lưỡi hơi uốn cong).
- Do sự nhược hóa của hầu hết các phụ âm mạc ( ngạc mềm) và hầu ( thanh hầuhọng ) là / k, ŋ , ɣ , ʡ / khi đứng trước [ w ], nên trong phương ngữ này, nhất là ở khu vực
Nam Bộ, [ w ] xuất hiện ở vị trí phụ âm đầu. Ví dụ: hoa [ wa1 ], qua ( lại ) [ wa1], ngoa
ngoắt [ wa1 wăt5 ], góa [wa5], oa [ wa1 ],...
b2./ Biến thể cục bộ:
i/ Biến thể cục bộ đang có xu hướng lan tỏa: ở khu vực miền Tây Nam Bộ (kể từ
Gò Công – Long An ) phụ âm [ ʐ ] được phát âm thành [ ɣ ]. Hiện tượng này biểu hiện

đậm đặc ở các tỉnh từ Bến Tre đến Cà Mau. Nhưng hiện nay nó lan tỏa đến cả Thành phố
Hồ Chí Minh và rải rác một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, do di cư vì sinh nhai, công
tác,… của người mang nó.
ii/ Biến thể cục bộ không có xu hướng lan tỏa:

20


-./ Ở khắp Bến Tre, phụ âm / ʈ / được phát âm thành [ t ], ví dụ: Bến Tre [ben5 ʈɛ1 ]
=> [ ben5 tɛ1 ],…
-./ Một hiện tượng phát âm cục bộ hơn nữa là / ʐ / bị thay thế bằng [ l ], chỉ nghe
thấy ở khu vực huyện Bình Đại của Bến Tre, ví dụ: đi ra được nói thành đi la. Bình Đại là
vùng cửa biển. Có thể xưa kia, nơi đây, nhiều người Hoa di cư đến. Trong tiếng Hoa, hệ
thống phụ âm đầu không có âm [ʐ ] và cả phụ âm [ r ], mà chỉ có phụ âm xát- vang [l]
gần gũi hai phụ âm nói trên. Do vậy cách phát âm của những người di cư này đã tác động
đến Tiếng Việt bản địa. Kết quả là đồng hóa [ʐ ] của Tiếng Việt ở khu vực này thành [ l
].
-./ Hiện tượng phụ âm [ t ] được phát âm thành [ χ ], ví dụ: thưa thầy => khưa khầy,
ta có thể nghe thấy ở các vùng Tân Biên, An Tịnh của Tây Ninh, Củ Chi, Hóc Môn của
Thành phố Hồ Chí Minh.
 Âm đệm trong phương ngữ Nam
Tiếng nói từ Quảng Nam đến Bình Thuận, trong cấu trúc âm tiết có sự biến đổi âm
đệm /w/; nó có xu hướng mất dần. Còn cấu trúc âm tiết của tiếng Nam Bộ trong giao tiếp
sinh hoạt thường ngày, âm đệm /w/ mất hẳn. Thay thế vào sự mất âm đệm /w/, cấu trúc
âm tiết của các khu vực này sẽ biến đổi cụ thể như sau:
NGÔN NGỮ TOÀN DÂN

PHƯƠNG NGỮ NAM

1./ Phụ âm đầu lưỡi, phụ [Phụ âm+w+nguyên âm]


[Phụ âm+nguyên âm]

CẤU TRÚC ÂM TIẾT

âm mặt lưỡi giữa+/w/+ Ví dụ: thủy, truyện, nhuỵ ... Ví dụ: thỉ, triện, nhị,...
nguyên âm đôi / nguyên
âm đơn (trừ /ɤ/, /a/)
2./ Các phụ âm nêu trên +
/w/ + /ɤ/

[phụ âm + w + /ɤ/ ]

[phụ âm + ɯ -]

Ví dụ: thuần, duẫn, chuẩn, ... Ví dụ: thừng, dững, chửng,
[phụ âm + w + a - ]

...
[phụ âm + ɔ: / a - ]

Ví dụ: noa
21


Ví dụ: no [nɔ:1 ] / [na1 ]

3./ Các phụ âm nêu trên +
/w/ + /a/


/χ+w+ nguyên âm/
Ví dụ: khuya, khoai,...

=> [f + nguyên âm]
Ví dụ: phia, phai,...

4./ [χ+w+ nguyên âm]
[k/ŋ/ɣ/ʡ/h+w+ng.âm-]
Ví dụ: ngoặc, góa, ...

[w+nguyên âm+ ]
Ví dụ: quặc, quá, ...

5./ [k/ŋ/ɣ/ʡ/h+w+ng.âm-]

 Nguyên âm trong phương ngữ Nam
a./ Nhận xét chung
Trong phương ngữ Nam, nguyên âm cũng có nhiều biến động, có nhiều biến thể
đều đặn; nguyên âm đơn có xu hướng lui vào giữa hơn.
b./ Biểu hiện cụ thể
b1./ Biến thể đều đặn
-./ Trong phương ngữ này, các nguyên âm đôi bị triệt tiêu, xuất hiện 3 nguyên âm
đơn dài và cùng dòng tương ứng: [i:], [ɯ:], [u:], ví dụ: chiều  chìu, người  ngừ, tuổi

 tủi
-./ Các nguyên âm / / và / ă / bị phát âm lẫn lộn, nghiêng về /ă /
-./ Các nguyên âm /ɤ/ , / o / và /ɔ/ cũng bị phát âm lẫn lộn.
Những cách phát âm kể trên thể hiện cả trong ngôn ngữ sinh hoạt và giao tiếp chính
thức.
-./ Nguyên âm /e/ được phát âm thành /i/, khi sau nó có phụ âm cuối /-m/ và


/-p/,

ví dụ: đêm  đim, thêm  thim, chêm  chim; nếp  níp, bếp  bíp, xếp  xíp, thếp

22


 thíp, rệp  rịp. Song cách phát âm này hiện nay thường chỉ tồn tại trong ngôn ngữ
sinh hoạt thường ngày ở nông thôn, hoặc ở lứa tuổi già.
-./ Nguyên âm /a/ có khi được phát âm thành [ ɤ ], ví dụ: mai  mơi, khá  khớ
(Nam Bộ) ... có những trường hợp ngược lại: [ɤ ] => [a], ví dụ: hợp  hạp.
b2./ Biến thể cục bộ
-./ Trong phương ngữ này, nguyên âm /a/ có nhiều thể hiện phức tạp, nhất là ở khu
vực Quảng Nam, Quảng Ngãi. Có khi là [ɒ] (Hội An – Quảng Nam), có khi là [o] (Quảng
Nam: Duy Xuyên, Điện Bàn, Núi Thành), có khi là [ɔɑ ] (Quảng Ngãi: Bình Sơn), có khi
là [æ ], khi sau nó là bán nguyên âm [-j].
Riêng khu vực từ Bình Định đến Bình Thuận, nguyên âm /a/ nhất loạt biến thành
[æ ] trong tất cả các ngữ cảnh; mà thể hiện rõ rệt nhất là ở ba nơi: Bình Định, Phú Yên và
Khánh Hòa. Từ Ninh Thuận đến Bình Thuận, âm này có hướng rộng dần đến [a]. Đến
Nam Bộ thì nó được phát âm đúng là /ɒ/. Nhưng hiện nay hiện tượng này ([æ ]) lan tỏa
mạnh đến khu vực Nam Bộ. Cách phát âm của giới trẻ Nam Bộ hiện nay là [æ ] chứ không
phải là [a].
-./ Từ Bình Định đến Bình Thuận, nguyên âm /e/ bị lui vào đến [ɤ ], ví dụ: để 
đở, đến  đớn, ... Hiện tượng này thể hiện rõ nhất trong cách phát âm của người Bình
Định.
-./ Từ Bình Định đến Bình Thuận, kết hợp [-oj] được phát âm thành kết hợp [-ɤw]
ví dụ: rồi  rầu, tối  tấu, ... -./ Khu vực Nam Bộ, kết hợp [-ăj ] => [-aj], ví dụ: chạy 
chại, tay  tai, ...
-./ Khu vực Nam Bộ, do vắng các phụ âm cuối /-n/, /-t/, nên các kết hợp [-n], [-it]

đều nhất loạt biến đổi thành kết hợp [-iɲ], [-iC], ví dụ: thin thít  thinh thích, ...
 Âm cuối trong phương ngữ Nam.
Phương ngữ Nam vắng các phụ âm cuối /-n/, /-t/.
 Thanh điệu trong phương ngữ Nam
23


Phương ngữ Nam cũng có 5 thanh điệu. Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống
khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc. Thanh ngã và thanh hỏi trùng làm một.
1.3.3.2 Những đặc điểm về từ vựng
 Những từ địa phương dân tộc học
Phương ngữ Nam có: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, chùm ruột, ....; củ nén, chà
là (trái rừng), ...; xuồng ba lá, tam bẳng, xáng, ...; rẻo, xẻo, vàm, giồng, ...; tầm vông, lồ
ô, ...; bánh tằm, xôi ngũ vị, chè thưng, chè bà ba ...; bánh da lợn, bánh lỗ tai heo, bánh
tét, ...; bánh quy, bánh tổ, bánh xèo, ...; tàu hủ ki, mì căng, ...; mắm bò hóc, tôm mũ ni,
cua huỳnh đế, ...; cá mòi dầu, cá mòi ranh...; cải lương, đàn ca tài tử, vọng cổ, hò khoan,
hò bá trạo, bài chòi, ...
 Những đặc điểm về ngữ âm và ngữ nghĩa
Phương ngữ Nam có so với các vùng khác có hiện tượng đồng ngữ âm, ngữ nghĩa cũng
có hiện tượng khác hoàn toàn về ngữ âm, khác bộ phận ngữ âm, đồng âm so với vùng
khác nhưng khác nghĩa. Những vấn đề này sẽ được nhận thấy rõ trong những phần trình
bày ở dưới.
 Những đặc điểm về ngữ pháp
a./ Hiện tượng rút gọn
- Thu gọn hai từ thành một từ bằng cách dùng thanh hỏi để biến âm từ thứ nhất và
bỏ hẳn từ thứ hai.
Ví dụ:
Anh ấy => ảnh
Chị ấy => chỉ
Ông ấy => ổng

Bà ấy => bả
Trong ấy => trỏng
Ngoài ấy => ngoải
Bên ấy => bển
Đằng ấy => đẳng
24


×