Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biểu hiện của yếu tố nữ trong phật giáo việt nam qua hình tượng phật bà quan âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.3 KB, 6 trang )

Biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt
Nam qua hình tượng Phật Bà Quan Âm


Trnh Th Dung


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Tôn gia
́
o ho
̣
c; Mã số: 60 22 90
Người hướng dẫn: TS. Nguyê
̃
n Quốc Tuấn
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Hê
̣
thống ho
́
a m ột số vấn đề lý luận chung về Phật bà Quan Âm và Phật
giáo Việt Nam. Phân tích những biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam
qua hình tượng Phật bà Quan Âm trên các lĩnh vực tư tưởng, văn học va
̀
nghệ thuật.

Keywords. Tôn giáo học; Phật giáo; Yếu tố nữ; Việt Nam


Content
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo có mặt tại Việt Nam hơn 2000 năm dù trải qua nhiều thời kỳ biến động và
thăng trầm lch sử nhưng nó đã được khẳng đnh như một thành tố không thể tách rời của văn
hóa dân tộc. Khi vào nước ta, Phật giáo, do bản chất nhân văn cao độ, với tư tưởng truyền
giáo “tùy duyên bất biến”, “khế cơ khế lý” đã được nhân dân Việt Nam chấp nhận và phát
triển ngày một rộng rãi, từ yếu tố ngoại lai trở thành bản đa, từ cái xa lạ thành cái thân thuộc
với mọi người. Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó với
dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong tư tưởng, đạo
đức, tâm hồn, lối sống của nhân dân.
Tuy nhiên, mặc dù tiếp nhận, hòa nhập vào đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của
người Việt Nam, nhưng ngay từ rất sớm, Phật giáo ở Việt Nam đã tạo nên một bản sắc khác
với Phật giáo ở các nước phương Đông xung quanh, mang đậm sắc thái dân tộc tính Việt
Nam, gắn bó với cuộc đời mỗi con người, tạo ra những yếu tố tích cực trong phong cách
riêng của nền văn minh nông nghiệp Việt Nam: nền văn minh lúa nước. Trong nền văn minh
đó, vai trò của người phụ nữ là điều không thể bác bỏ và được đề cao ngay cả trên bình diện
tâm linh.
Vì vậy, khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo cũng đề cao người phụ nữ. Đây chính là
nét khác biệt của Phật giáo Việt Nam so với các nước có truyền thống Phật giáo khác. Điều
này được thể hiện trước hết qua hình tượng Man Nương trong câu chuyện sản sinh ra Phật
điện Tứ pháp thờ bốn “bà” Phật: “Pháp Vân Phật, Pháp Vũ Phật, Pháp Lôi Phật, Pháp Điện
Phật. Là Phật chứ không là Bồ Tát. Cũng như sau đó Ỷ Lan cũng được phong Quan Âm Phật.
Và một phụ nữ khác cũng nghiễm nhiên vào chùa chiếm một gian thờ riêng: Mẫu. Thờ Quan
Âm tại gia rất phổ biến” [29; 792]. Pháp Vân tục gọi là Bà Dâu, Pháp Vũ tục gọi là Bà Đậu,
Pháp Lôi tục gọi là Bà Tướng, Pháp Điện tục gọi là Bà Dàn. Từ “Bà” trong bốn cặp từ này
trong tiếng Việt xưa có nghĩa là “Thần, Nữ Thần”. Nó đăng đối với từ “Ông” để chỉ Nam
Thần (Chẳng hạn như Ông Đùng Bà Đà, cặp đôi khởi nguyên theo tàn tích thần thoại cổ của
người Việt ta).
Như vậy, có thể thấy rằng nếu như ở nguyên gốc, các v Phật Ấn Độ thường mang
tính “nam, đàn ông”, thì khi du nhập Việt Nam, Phật giáo Việt Nam hình thành cả “Ông

Phật" và “Bà Phật”. Rõ nhất là trong hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát, từ nguyên gốc Ấn Độ
đã trở thành Quan Âm Bồ tát, thành Phật bà Quan Âm, trong đó người Việt Nam lại còn tạo
thêm Phật bà cho riêng mình như Quan Âm Th Kính chẳng hạn.
Nghiên cứu đề tài “Biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam qua hình
tượng Phật bà Quan Âm” nhằm khẳng đnh nét đặc sắc, tiêu biểu và khác biệt của Phật giáo
Việt Nam với Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản , thấy được sự hội nhập của Phật giáo
với văn hóa dân tộc. Khẳng đnh “cái riêng” của Phật giáo Việt cũng chính là thể hiện “cái
riêng” của nền văn hóa Việt Nam. Đó cũng là một thành phần quan trọng trong tiến trình xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo đúng tinh thần của Đảng Cộng sản
Việt Nam chủ trương: “Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[17; 110].
2. Tình hình nghiên cứu
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới và Việt Nam nên luôn thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Có thể kể đến các công
trình khoa học trong nước tiêu biểu như: Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (2
tập); Thích Mật Thể với “Việt Nam Phật giáo sử lược”, Lê Mạnh Thát với “Lịch sử Phật
giáo Việt Nam” (mới chỉ xuất bản 3 tập); Viện Triết học với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”
do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nguyễn Duy Hinh với “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam”; “Triết
học Phật giáo Việt Nam”; hay Viện Khoa học xã hội - Viện Nghiên cứu Tôn giáo với “Phật
giáo với văn hóa - xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Nguyễn Hồng
Dương và Nguyễn Quốc Tuấn chủ biên…
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, tạp chí trên các tạp chí chuyên nghiên cứu về Phật học
như: Tạp chí Khuông Việt; Tạp chí Giác Ngộ, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo… đề cập đến học thuật Phật học, vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội
nhân loại nói chung, Việt Nam nói riêng.
Nghiên cứu về Phật giáo với văn hóa, xã hội Việt Nam có thể kể đến các bài báo tiêu
biểu như: “Vài suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam” của Minh
Chi trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4 năm 2004; Vũ Khiêu với “Triết học và nghệ thuật
Việt Nam trong quá trình tiếp thu tư tưởng Phật giáo” trên Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số
5-2006; Trần Văn Bình với “Tìm hiểu những đặc trưng của Phật giáo trong quá trình hội

nhập với văn hóa Việt Nam ” trên tạp chí Nghiên cứu Phật học…v.v.v
Nghiên cứu về Quan Âm có một số công trình, bài báo như: “Ý nghĩa biểu trưng
tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay” của tác giả Thái Nam Thắng đăng trên Tạp
chí Văn hóa Phật giáo; “Hình tượng Đức Quan Âm trong lòng người dân Việt” của tác
giả Ommani Padmehum đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 - 2003; Tác giả Trang
Thanh Hiền với “Hình tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin năm 2005;…
Đặc biệt đầy đủ hơn cả là công trình “Bồ tát Quan Thế Âm trong các chùa vùng đồng
bằng sông Hồng” do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu tôn giáo ấn hành
năm 2004. Đây là công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề: Bồ tát Quán Thế Âm - Lch
sử nghiên cứu vấn đề; Kinh bản về Bồ Tát Quan Thế Âm và cách tụng; Bồ tát Quán Thế Âm
trong đời sống tâm linh của người Việt; Chùa Hương - Điểm hẹn của các cuộc hành hương về
chốn tổ; Đi tìm mô thức tượng Quan Âm của người Việt; Bồ Tát Quan Thế Âm: Nội hàm và
nghệ thuật. Nhìn chung, công trình này nghiên cứu khá đầy đủ về lch sử, vai trò của Quan
Âm trong kinh điển Phật giáo, các hình tướng của Quan Âm và một số mô thức tượng Quan
Âm của người Việt. Đây là công trình nghiên cứu được giới học thuật đánh giá cao.
Tuy nhiên, những công trình trên chỉ nghiên cứu về lch sử, lai lch và các thần tướng
của Quan Thế Âm hoặc các kiểu tượng Quan Âm trong kinh điển Phật giáo và kiểu tượng
Quan Âm Việt Nam mà chưa công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về biểu hiện của yếu tố
nữ trong Phật giáo Việt Nam qua hình tượng Phật bà Quan Âm. Có một số công trình nghiên
cứu, bài báo trên các tạp chí có đề cập tới vấn đề nhưng chỉ đứng trên phương diện, góc độ
tiếp cận là hội nhập giữa Phật giáo với văn hóa dân tộc, chưa trình bày một cách chi tiết và
diễn biến liên tục về biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam qua hình tượng Phật
bà Quan Âm để thấy được nét riêng, “tính trội” của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam, thấy
được một trong những nhân tố quan trong góp phần tạo nên nét đặc sắc của Phật giáo Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn tìm hiểu biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo
Việt Nam thông qua hình tượng Phật bà Quan Âm. Qua đó thấy được một trong những yếu tố
cơ bản nhất tạo nên Phật giáo Việt Nam mang đậm tính chất văn hóa Việt Nam - tính trội của

yếu tố nữ. Khẳng đnh những giá tr văn hóa khác biệt của Phật giáo Việt Nam với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất: Luận văn phân tích một số vấn đề lý luận chung về Phật bà Quan Âm và
Phật giáo Việt Nam .
Thứ hai: Phân tích những biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam qua hình
tượng Phật bà Quan Âm trên các lĩnh vực tư tưởng, văn học, nghệ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam thông
qua hình tượng Phật bà Quan Âm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những biểu hiện của yếu tố nữ trong
Phật giáo Việt Nam qua hình tượng Phật bà Quan Âm trên một số lĩnh vực tiêu biểu như: tư
tưởng, văn học, nghệ thuật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, quan
điểm mác xít như: quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lch sử.
Luận văn kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về Phật giáo và hình tượng Phật bà Quan Âm trong Phật giáo Việt Nam .
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp chung của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lch sử, chủ yếu sử dụng phương pháp thống nhất
giữa lôgíc và lch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích tổng quan chung về Phật giáo, quá trình du nhập và đặc điểm của
Phật giáo Việt Nam, những biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam thông qua hình
tượng Phật bà Quan Âm trên một số lĩnh vực tiêu biểu như: tư tưởng, văn học, nghệ thuật.
Luận văn cũng chỉ ra một trong những đặc trưng tiêu biểu góp phần tạo nên sự khác biệt giữa
Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và phân tích những biểu hiện
của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam thông qua hình tượng Phật bà Quan Âm trên một số

lĩnh vực cụ thể: tư tưởng, văn học, nghệ thuật một cách có hệ thống.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, cho việc hoạch đnh chính sách đối
với tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính
của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.


References
[1]. Đào Duy Anh (2002): Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[2]. Ban tôn giáo chính phủ (2005): Một số tôn giáo ở Việt Nam , Nxb. Tôn giáo, Hà Nội
[3]. Trần Lâm Biền (1989): “Bước đi của ngôi chùa Việt”, Tạp chí kiến trúc, số 2
[4]. Báo Giác Ngộ, số 215, ra ngày 11/03/2002
[5]. Báo Giác Ngộ, số 269, ra ngày 24/03/2005
[6]. Nguyễn Đổng Chi (2000): Truyện cổ tích Việt Nam , tập 2, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội.
[7]. Minh Chi (2003): Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo.
[8]. Minh Chi (2004): “Vài suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt
Nam ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4.
[9]. Nguyễn Đình Chiểu (1980): Truyện Lục Vân Tiên, toàn tập, T1, Nxb. Đại Học và
THCN, Hà Nội .
[10]. Thiều Chửu (2002) Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, Nxb. Đà Nẵng
[11]. Nguyễn Giao Cư (2003): Truyện cổ tích Việt Nam , Nxb. Đà Nẵng
[12]. Ngô Văn Doanh (1990): Hình tượng “Quan Âm Nam Hải” và cột đá chùa Dạm (Hà
Bắc), Tạp chí Khảo cổ học, số 1,2.
[13]. Nguyễn Du (1973): Truyện Kiều, Nxb. Sài Gòn
[14]. Giác Dũng (2003): Phật giáo Việt Nam dân tộc Việt Nam , Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội
[15]. Nguyễn Hồng Dương (2004): Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[16]. Thích Huệ Đăng (2004): Luận giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

[17]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII, Nxb. CTQG, Hà
Nội.
[18]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999): Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, BCHTW khoá IX,
Nxb. CTQG, Hà Nội.
[19]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.
CTQG, Hà Nội.
[20]. Thích Quảng Độ (1997): Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, Nxb. Tôn giáo, Hà
Nội.
[21]. Thích Viên Thành (1997): “Truyện Quan Âm Thi Tập”, Nxb. Tỉnh Hội Phật Giáo Hà
Tây.
[22]. Thích Viên Thành (1996): “Truyện Phật bà chùa hương” Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
[23]. Nhất Hạnh (2004): Mẹ – biểu hiện của tình thương, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội
[24]. Dương Quảng Hàm (1968): Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, Nxb. Bộ giáo dục- Trung
tâm học liệu, Sài Gòn.
[25]. Thích Trung Hậu - Lệ Như (2000): Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam , Nxb. Tôn
giáo, Hà Nội.
[26]. Thích Trung Hậu - Lệ Như (2004): Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật
giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội
[27]. Thích Thiện Hoa (1990): Phật học phổ thông, Nxb. Thành hội Phật Giáo TP.HCM.
[28]. Nguyễn Duy Hinh (2008): “Mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Vân
Nam ở Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1.
[29]. Nguyễn Duy Hinh (1999): Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
[30]. Nguyễn Duy Hinh (2007): Triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
[31]. Nguyễn Duy Hinh (2007): Một số bài về Tôn giáo học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[32]. Hiệp Hội Du Lch (1995): Đất nước mến yêu. Kiến thức phục vụ thuyết minh du lịch,
Nxb. TP. HCM.
[33]. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam , (1976), Nxb. Văn học.

[34]. Học viện chính tr quốc gia Hồ Chí Minh (1996): Khoa học về tôn giáo và tín
ngưỡng, Nxb. Chính tr Quốc gia, Hà Nội.
[35]. Phật bà Quan Âm (1957): Nxb. Bình dân thư quán, Sài Gòn
[36]. Phật giáo Thập Tam Kinh (1993), Nxb. Quốc tế văn hoá Bắc Kinh.
[37]. Thích Trí Quảng (2004): Lược giải kinh Hoa Nghiêm, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội
[38]. Ngô Nhữ Quân (2001): Phật giáo đại từ điển (Phần Từ điển Quan Thế Âm), Nxb.
Thương Vụ Ấn Thư Quán, Bắc Kinh.
[39]. Trần Trọng Kim (1973): Việt Nam sử lược, Tập I, II, Trung tâm tư liệu BGD
[40]. Kim Khánh (Trình bày - 1998): Quan Âm Diệu Thiện: Phật Bà quan Âm: Truyện
tranh, Nxb. Đồng Nai.
[41]. Vũ Khiêu (2006): “Triết học và nghệ thuật Việt Nam trong quá trình tiếp thu tư
tưởng Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5.
[42]. Kinh Hoa Nghiêm (1994), Bản dch Thích Trí Tnh, 4 tập. Nxb. Thành hội Phật giáo
thành phố Hồ Chí Minh.
[43]. Nguyễn Lang (2000): Việt Nam Phật giáo sử luận I-II-III, Nxb Văn học, Hà Nội.
[44]. Phan Ngọc (2004): Bản sắc văn hóa Việt Nam , Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[45]. Phan Ngọc (1994): Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb. Văn hóa thông tin,
Hà Nội
[46]. Nguyễn Minh Ngọc (2004): Bồ tát Quán Thế Âm trong các chùa vùng đồng bằng sông
Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[47]. Bùi Văn Nguyên (1998): Tựa dẫn truyện Quan Âm Nam Hải, Nxb.Đại học sư phạm,
Hà Nội.
[48]. Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung tuyển chọn (1996): Hợp tuyển truyện cổ tích Việt
Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[49]. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, Tập 1, Nxb. CTQG, Hà Nội.
[50]. Trần Thái Tông (1974): Khoá hư lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[51]. Nguyễn Văn Tân (2002): Từ điển địa danh lịch sử văn hóa du lịch Việt Nam, Nxb.
Văn hóa thông tin, Hà Nội
[52]. Minh Tâm (2004): Truyện cổ tích Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội
[53]. Phan Lạc Tuyên (1993): Lịch sử bang giao Đông Nam Á (trước Công nguyên tới thế

kỷ XIX), Nxb. TP. Hồ Chí Minh
[54]. Thích Thanh Từ (1972): Phật giáo trong mạch sống dân tộc, Nxb La Bối, Sài Gòn
[55]. Phạm Thái (1994): Sơ Kính Tân Trang (Hoàng Hữu Yên giới thiệu và chú thích), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội
[56]. Lê Mạnh Thát (2001): Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. TP.HCM
[57]. Lê Mạnh Thát (1999): Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1( Từ khởi nguyên đến thời Lý
Nam Đế), Nxb Thuận hoá, Huế
[58]. Thái Nam Thắng: Ý nghĩa biểu trưng tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn
tay;
[59]. Doãn Kế Thiện (1995): Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội, Nxb. Hà Nội
[60]. Trúc Thiên (dch-1969): Tuệ Trung thượng sỹ ngữ lục, Nxb. Đại Học Vạn Hạnh, Sài
Gòn
[61]. Nguyễn Đăng Thục (1974): Phật giáo Việt Nam, Nxb. Mặt Đất, Sài Gòn.
[62]. Nguyễn Đăng Thục (1992): Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1-6, Nxb.TP.Hồ Chí
Minh.
[63]. Nguyễn Khắc Thuần (2002): Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội
[64]. Nguyễn Khắc Thuần (2002): Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, tập 3, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
[65]. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên -1993): Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
[66]. Nguyễn Tài Thư (chủ biên -1998): Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
[67]. Thích Từ Thông (1995): Pháp Hoa Kinh, Nxb. Thao Hối Am, Gia Đnh, Sài Gòn.
[68]. Huỳnh Ngọc Trảng (1997): Tượng gốm Đồng Nai – Gia Định, Nxb. Đồng Nai.
[69]. Thiền uyển tập anh (1990), Nxb. Văn học, Hà Nội.
[70]. Tạp chí Từ Bi Âm (1931), Sự tích Phật A di Đà và bảy v Bồ tát, số 200-204.
[71]. Thi ca Việt Nam hiện đại (1968), Nxb. Khai Trí, Sài Gòn.
[72]. Tuyển tập văn bia Hà Nội (1978): Quyển I, II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[73]. Chu Quang Trứ (2001): Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.
[74]. Viên Trí (2003): Khái niệm Bồ tát Quán Thế Âm, Nxb. Hà Nội
[75]. Hoàng Trinh (2000): Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb. Chính tr
quốc gia, Hà Nội.
[76]. Lê Văn Siêu (1972): Việt Nam văn minh sử lược khảo, Tập thượng, Trung tâm tư liệu
BGD.
[77]. Thích Thiện Siêu (2003): Lược giảng Kinh Pháp Hoa, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
[78]. Sự tích quan Âm Nam Hải diễn ca (1996), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[79]. Đặng Nghiêm Vạn (2001): Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam , Nxb.
CTQG, Hà Nội.
[80]. Đặng Nghiêm Vạn (1998): Về tín ngưỡng tôn giáo việt Nam hiện nay, Nxb.Khoa học
xã hội, Hà Nội
[81]. Trụ Vũ (2001): Ngày của Mẹ, Nxb. Văn nghệ TP.HCM
[82]. Trần Quốc Vượng (2005 –chủ biên): Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
[83]. Viện Triết học (1986): Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[84]. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2008): “Phật giáo với văn hóa – xã hội Việt Nam thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đai hóa” do Nguyễn Hồng Dương và Nguyễn Quốc
Tuấn chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[85]. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1990): Truyện bà chúa Ba (Nam Hải Quán Thế Âm):
Sự tích diễn ca, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[86]. Vở chèo Quan Âm Thị Kính (1966), Nxb. Đào Tấn, Sài Gòn
[87]. Nguyễn Thanh Xuân (2005): Một số tôn giáo ở Việt Nam , Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
[88]. "Jizo Bodhisattva, Modern Healing & Traditional Buddhist Practice", Jan Chozens
Bays, Tutle Publishing, 2002. P. 73.
[89]. Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co, 1996. P. 11.
[90]. Trang Web
[91]. Trang Web
[92]. Trang Web

[93]. Trang
[94]. Trang Web http:// www.thuvienhoasen.org/botatquantheam-00.htm
[95]. Trang Web
[96]. Trang Web
[97]. Trang http:// www.buddhismtoday.com/botatQuanAm.htm
[98]. Trang Web

×