Tải bản đầy đủ (.pdf) (404 trang)

Bài giảng Kinh tế học Đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.52 MB, 404 trang )

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA KINH TẾ HỌC


KINH TẾ HỌC LÀ GÌ?
• Khái niệm
• Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học


Khái niệm
Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu
cách thức con người sử dụng nguồn tài
nguyên có hạn để thỏa mãn nhu cầu vô hạn
của mình.


Khái niệm
Định nghĩa trên nhấn mạnh hai khía cạnh
• Nguồn tài nguyên được dùng để sản xuất ra
của cải vật chất thì có giới hạn
• Mối quan tâm về việc nguồn tài nguyên được
phân phối như thế nào.


Ba vấn đề của kinh tế học
• Sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, bao nhiêu?
• Sản xuất hàng hóa như thế nào?
• Sản xuất hàng hóa cho ai?



Sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì? Bao nhiêu?
• Do nguồn tài nguyên khan hiếm, nhu cầu của
con người là vô hạn => xã hội, tổ chức, cá nhân
luôn đối mặt với sự đánh đổi
– Nên sản xuất vũ khí phục vụ quốc phòng bảo vệ tổ
quốc hay sản xuất lương thực phục vụ nhu cầu hàng
ngày của người dân?
– Nên xây dựng nhiều cơ sở y tế để chăm sóc sức
khỏe nhân dân hay nên xây dựng thêm nhà ở?


– Nên sản xuất bao nhiêu? Nếu chúng ta sản xuất
thêm một loại hàng hóa này, nghĩa là chúng ta
phải giảm đi hàng hóa khác.
• Sự khan hiếm của nguồn tài nguyên buộc con người
phải chọn ra từ vô số hàng hóa, dịch vụ những hàng
hóa, dịch vụ có lợi nhất cho mình để sản xuất trong
một khoảng thời gian nhất định nào đó.
• Vì thế, trên nguyên tắc số lượng các loại hàng hóa
được sản xuất ra trong một nền kinh tế nào đó phải
phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.


Sản xuất hàng hóa như thế nào?
• Có rất nhiều cách thức sản xuất khác nhau.
– Dùng một máy ủi trong vòng một ngày hay 30 người công
nhân với dụng cụ thô sơ trong vòng một tuần để đào bể bơi?
– Nên thu hoạch sản phẩm nông nghiệp bằng tay hay bằng
máy?


• Lựa chọn cách thức sản xuất từng loại sản phẩm một
cách hiệu quả nhất cũng là câu hỏi đặt ra cho các quốc
gia trên thế giới.


Sản xuất hàng hóa cho ai?
• Ngay cả khi ta có thể sản xuất cái mà người tiêu dùng cần
nhất, ta cũng phải tính toán đến việc phân phối cho ai vì
việc phân phối có liên quan hết sức mật thiết đến thu nhập,
sở thích, v.v.
• Trong hầu hết các nền kinh tế, vấn đề phân phối cũng hết
sức phức tạp. Một câu hỏi tổng quát là liệu chúng ta có nên
phân phối hàng hóa nhiều cho người giàu hơn cho người
nghèo hay ngược lại?



MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU KINH TẾ
(i) Giả thiết về các yếu tố khác không thay đổi.
(ii) Giả thiết là những người đưa ra quyết định
luôn nhằm tối ưu hóa một cái gì đó.

(iii) Có sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực
chứng và các vấn đề chuẩn tắc.


Giả thiết về các yếu tố khác không thay đổi


• Sử dụng các mô hình khái quát để giúp lý
giải thế giới phức tạp của chúng ta đang
hoạt động như thế nào.
• Ví dụ nhà kinh tế sử dụng mô hình để giải thích
sự biến động của giá cả lúa gạo bằng cách sử
dụng chỉ một số ít biến số như thu nhập của
nông dân sản xuất lúa, lượng mưa, và thu nhập
của người tiêu dùng.


• Việc giới hạn về số biến số được dùng để
nghiên cứu làm cho việc nghiên cứu sự biến
động của giá cả lúa gạo được đơn giản hóa và
thông qua đó cho phép ta hiểu được sự tác
động của từng nhân tố riêng biệt mà ta quan
tâm.


Giả thiết về các yếu tố khác không thay đổi

• Thực tế có rất nhiều các nhân tố khác như sâu
bệnh, sự thay đổi về giá cả của các yếu tố phân
bón, máy nông nghiệp, sự thay đổi trong sở thích
tiêu dùng gạo của người tiêu dùng, v.v. có thể
ảnh hưởng đến giá lúa gạo
• nhưng những biến số này được giữ cố định trong
mô hình kinh tế nói trên.


• Đây là giả thiết các yếu tố khác không đổi

(ceteris paribus). Một điều quan trọng mà ta
cần lưu ý là các nhà kinh tế không giả định là
các yếu tố này không ảnh hưởng đến giá lúa
gạo mà giả định là các nhân tố nói trên không
thay đổi trong thời gian nghiên cứu.


Giả thiết là những người đưa ra quyết định luôn
nhằm tối ưu hóa một cái gì đó

Sinh viên xem tài liệu


KINH TẾ VI MÔ VÀ KINH TẾ VĨ MÔ
Kinh tế vi mô tập trung vào các bộ phận cấu
thành nền kinh tế.
Cách thức ra quyết định của hộ gia đình và doanh
nghiệp và sự tương tác của họ trên các thị trường
cụ thể

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một
thể thống nhất.
Cách thức tổng thể thị trường hoạt động ở cấp độ
quốc gia.


KINH TẾ VI MÔ VÀ KINH TẾ VĨ MÔ
Ranh giới giữa kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô
không thực sự rõ nét vì để hiểu rõ các hoạt động
kinh tế ở phạm vi tổng thể ta cần phải nắm vững

thái độ của các doanh nghiệp, người tiêu dùng,
của công nhân, các nhà đầu tư, v.v.


Điều này cho thấy rằng kết quả của hoạt động kinh tế vĩ
mô phụ thuộc vào các hành vi kinh tế vi mô như hoạt
động của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, v.v.
Ngược lại, hành vi của doanh nghiệp, của người tiêu
dùng, v.v. bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô.
Do vậy, chúng ta cần nắm vững cả hai ngành trong
mối liên hệ tương tác với nhau để có thể nghiên cứu
một cách thấu đáo các hiện tượng kinh tế.


KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC
CHUẨN TẮC
• Lý thuyết kinh tế thực chứng xem thế giới hiện thực
là chủ thể cần nghiên cứu và cố gắng giải thích các
hiện tượng kinh tế xảy ra trong thực tế.
• Lý thuyết kinh tế chuẩn tắc đưa ra các lập luận về
việc những cái nên thực hiện.


KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC
CHUẨN TẮC
• Thí dụ, một nhà kinh tế tiến hành các nghiên
cứu thực chứng có lẽ sẽ phân tích lý do và
cách thức mà ngành y tế của một quốc gia sử
dụng vốn, lao động, và đất đai vào lĩnh vực
chăm sóc y tế.


• Nhà kinh tế học thực chứng cũng có lẽ sẽ đo
lường chi phí và lợi ích của việc phân bổ thêm
nguồn tài nguyên cho lĩnh vực chăm sóc y tế.


KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC
CHUẨN TẮC
• Tuy nhiên, khi các nhà kinh tế đưa ra lập luận là có
nên phân bổ thêm nguồn tài nguyên cho lĩnh vực
chăm sóc y tế hay không thì họ đã chuyển sang lĩnh
vực của phân tích chuẩn tắc.
• Nếu các nhà kinh tế sử dụng giả thiết tối đa hóa lợi
nhuận do giả thiết này có thể giải thích thực tế một
cách phù hợp thì họ đang phân tích thực chứng.
• Song, nếu các nhà kinh tế phân tích rằng các doanh
nghiệp có nên tối đa hóa lợi nhuận hay không thì họ
đang phân tích vấn đề trên quan điểm chuẩn tắc.


ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
(PPF)
• Khái niệm

• Sự di chuyển dọc theo đường giới hạn khả
năng sản xuất và sự dịch chuyển đường giới
hạn khả năng sản xuất


Khái niệm

• Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết
các kết hợp khác nhau của hai (hay nhiều loại
hàng hóa) có thể được sản xuất từ một số
lượng nhất định của nguồn tài nguyên (khan
hiếm).
• Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa
cho sự khan hiếm của nguồn tài nguyên.


Bảng 1.1. Khả năng sản xuất
Phương án

Thực phẩm

Vải

sản xuất

Số đơn vị lao
động

Sản lượng

Số đơn vị lao
động

Sản lượng

A


4

25

0

0

B

3

22

1

9

C

2

17

2

17

D


1

10

3

24

E

0

0

4

30


×