Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I................................................................................................................................3
HIỆN TRẠNG NĂNG LƯỢNG, GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG DÂN DỤNG, KHU
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG............................................................................3
I.1. HIỆN TRẠNG NĂNG LƯỢNG..........................................................................................3
I.2. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI...........................................................................3
I.3. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG DÂN DỤNG...............................................................................5
I.4. HIỆN TRẠNG DU LỊCH.....................................................................................................5
TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NĂNG
LƯỢNG, CÔNG NGHIỆP, GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG DÂN DỤNG,
KHU DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ.............................................6
II.1. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NĂNG
LƯỢNG, CÔNG NGHIỆP, GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG DÂN DỤNG, KHU DU
LỊCH............................................................................................................................................6
II.1.1. Tác động đối với năng lượng............................................................................................6
II.1.2. Tác động đối với công nghiệp............................................................................................6
II.1.2. Tác động đối với giao thông vận tải..................................................................................6
II.1.2. Tác động đối với xây dựng dân dụng...................................................................................8
II.1.2. Tác động đối với khu du lịch..............................................................................................9
II.2. BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ..........................................................................................................9
II.2.1. Đối với năng lượng........................................................................................................9
a. Khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: điện gió, điện
mặt trời...................................................................................................................................9
b. Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt, trong giao thông vận tải, trong sản xuất và
chiếu sáng công cộng.............................................................................................................11
c. Áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn...................................................................................12
II.2.2. Giao thông......................................................................................................................14
II.2.3. Xây dựng dân dụng...........................................................................................................15
II.2.4. Khu công nghiệp/ cụm công nghiệp:...........................................................................18
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
MỞ ĐẦU
Trong các vùng lãnh thổ của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long có địa hình
thấp, nhiều nơi cao trình chỉ đạt từ 20 – 30 cm, đường bờ biển dài nên được đánh giá là
khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và nghiêm trọng nhất. Theo kịch bản nước biển dâng 1
m thì Sóc Trăng sẽ là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về thiệt hại với diện tích bị ngập khoảng
1.425 km2, chiếm đến 43,7% diện tích cả tỉnh. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tác
động nổi bật của BÐKH đối với tỉnh Sóc Trăng là xâm nhập mặn, bồi tụ và xói lở bờ biển
do nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy và thoái hóa đất cũng gây ra những
tác hại đáng kể...
Vì thế cần phải đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du
lịch tỉnh Sóc Trăng để có những Kế hoạch hành động mang tính khả thi cao nhằm ứng
phó hiệu quả với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài
của BĐKH, đảm bảo sự phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
2
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG NĂNG LƯỢNG, GIAO THÔNG VẬN TẢI,
XÂY DỰNG DÂN DỤNG, KHU DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
I.1. HIỆN TRẠNG NĂNG LƯỢNG
Cơ chế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp khai khoáng phát
triển mạnh mẽ. Quá trình hiện đại hoá nhanh chóng ở Sóc Trăng đã thúc đẩy sự gia tăng
nhu cầu sử dụng năng lượng ở các ngành công nghiệp, các phương tiện giao thông đồng
thời sự gia tăng một cách tự nhiên nhu cầu sử dụng các loại năng lượng hiện đại ở thành
phố, nơi người dân có thu nhập cao. Tất cả những yếu tố trên dẫn đến nhu cầu sử dụng
năng lượng tăng nhanh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 1990 - 1999 sản lượng than
khai thác tăng gấp hơn hai lần (năm 2002 cả nước đạt 15,8 triệu tấn, gấp hơn 3 lần) so
với năm 1990; dầu thô tăng hơn 5 lần (năm 2002 đạt 16,6 triệu tấn, gấp 6 lần) so với năm
1990. Sản lượng các loại khoáng sản khác cũng tăng gấp nhiều lần so với năm 1990 như:
apatít đạt hơn 680 ngàn tấn, gấp 2,5 lần; quặng crôm đạt 59 ngàn tấn, gấp 13 lần; đá các
loại đạt 19.172 ngàn m3… Ngoài ra còn có hàng trăm mỏ khoáng sản kim loại như sắt,
thiếc, crômit, đồng, niken, kẽm, chì, magan, antimon, vonfram, vàng… và các khoáng
sản phi kim loại như đá quý, đá vôi, đá ốp lát, cát, thủy tinh và vật liệu xây dựng đang
được tiến hành đầu tư khai thác. Công nghiệp khai thác mỏ phát triển đã góp phần quan
trọng trong việc cung cấp đủ nguyên liệu, nhiên liệu cho hoạt động sản xuất của các
ngành kinh tế quốc dân, xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Tình hình sử dụng năng lượng tăng mạnh, tính trong giai đoạn 1999 - 2006 sử
dụng năng lượng tăng 12,4%/năm trong khi GDP chỉ tăng 7,2% và hệ số đàn hồi giữa sử
dụng năng lượng/GDP là 1,7 lần. Trong giai đoạn này, sử dụng năng lượng tăng mạnh do
tăng trưởng của ngành công nghiệp và giao thông (tăng trưởng cả lượng xe cộ và đường
xá), ngoài ra tiêu thụ năng lượng của khối dân dụng cũng tăng mạnh do nhu cầu sử dụng
điện của người dân tăng và triển khai chương trình điện khí hóa nông thôn. Số lượng điện
năng sử dụng cho thương mại và khu vực dân sinh chiếm 50% tổng số điện năng tiêu thụ.
Cứ mỗi dự án xây dựng 10.000 m 2 sàn thì mỗi năm tổng điện năng tiêu thụ có thể đạt từ
1,5 – 2 triệu kWh, trong đó điện năng dùng cho điều hòa nhiệt độ chiếm 40 – 50%.
I.2. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
Mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh hiện có:
- 4.349,7 km đường bộ với mật độ đường nhựa và bê tông nhựa còn thấp, mới chỉ
đạt 0,23 km/km (1.017,21 km) nên chưa đáp ứng đủ điều kiện về hệ thống đường giao
thông để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh.
- 659 km sông và kênh rạch lớn cho phương tiện giao thông thủy từ 10 tấn trở lên
lưu thông, các kênh rạch nhỏ còn lại có thể lưu thông thuyền 1 – 5 tấn với các cảng, cầu
tàu hiện có như cảng cá Trần Đề, cảng tổng hợp Đại Ngãi, bến nhà máy xay xát Ngã
Năm và một số bến sông khác.
- Sân bay Sóc Trăng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
3
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
Cùng với sự phát triển của phương tiện vận tải, số lượng đơn vị vận tải hoạt động
kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, số tuyến vận tải, loại hình vận tải trên địa bàn
tỉnh cũng được tăng lên. Tổng số hành khách, hàng hóa được luân chuyển trong giai đoạn
vừa qua như sau:
- Vận chuyển hành khách:
+ Vận chuyển:
44.964.995
hành khách;
+ Luân chuyển:
2.347.643.615 hành khách.km.
- Vận chuyển hàng hóa:
+ Vận chuyển:
1.377.351
tấn
+ Luân chuyển:
165.427.755 tấn.km
Bảng 1.1: Thống kê sự gia tăng lượng phương tiện ô tô, mô tô và giá trị đầu tư
ngành GTVT giai đoạn 2006 - 2009
Đơn
vị
2006
2007
2008
2009
Lượng xe ô tô
Xe
-
4.815
5.736
6.645
Lượng xe mô tô
Xe
-
209.382
239.352
267.832
Giá trị đầu tư xây dựng
cơ bản
Tỷ
đồng
94,993
108,667
205,983
237,844
Giá trị đầu tư xây dựng
GT nông thôn
Tỷ
đồng
105,440
131,157
165,787
192,970
Nguồn: Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng, năm 2010
Trong 5 năm qua, ngành giao thông vận tải tuy đạt được những kết quả khả quan
trong việc đầu tư duy tu, sửa chữa các tuyến đường giao thông, tạo sự thuận lợi cho quá
trình vận chuyển, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển. Song, việc đầu tư xây dựng
vẫn chưa kết hợp với công tác quản lý bảo vệ môi trường, quá trình thi công còn kéo dài,
nhiều công trình được thực hiện cùng lúc gây ra sự bất tiện trong lưu thông và tạo ra
tiếng ồn, bụi, khí thải gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực.
Theo định hướng quy hoạch của ngành giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng, trong
giai đoạn từ năm 2011 – 2015 sẽ chú trọng xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông trọng
điểm (như tuyến đường QL1A, tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp...), đồng thời đẩy
mạnh xây dựng hệ thống giao thông tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
giúp cải thiện tình hình giao thông trong tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống hạ tầng
giao thông nếu không được kết hợp với việc quản lý chất lượng phương tiện cũng như
việc quy hoạch mạng lưới cây xanh hợp lý sẽ trở thành một trong những nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường không khí.
Ngành giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công
trình trọng điểm. Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng rộng khắp trên toàn
tỉnh, nhất là giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay theo đánh giá, điều kiện hạ tầng
giao thông vận tải của tỉnh vẫn còn yếu kém, với mật độ đường được nhựa và bêtông hóa
là 0,233 km/km, mạng lưới giao thông phân bố không đồng đều, thông số kỹ thuật của
các tuyến đường còn thấp.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
4
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
Trong khi đó, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, dân số ngày một gia
tăng, phương tiện giao thông công cộng chưa được người dân ưa chuộng, đây chính là
nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số lượng phương tiện cá nhân trên toàn tỉnh. Sự phát
triển hệ thống hạ tầng giao thông không tương đồng với sự gia tăng lượng phương tiện
giao thông kết hợp với quá trình thi công công trình chậm đã dẫn đến hậu quả chính là:
làm gia tăng ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra.
I.3. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG DÂN DỤNG
Tình hình xây dựng trong những năm trở lại đây tăng nhanh. Các khu dân cư, khu
công nghiệp (KCN) mọc lên như nấm. Đường xá được chỉnh trang, xây mới, mở rộng.
Bộ mặt của tỉnh Sóc Trăng đang thay đổi từng ngày. Việc xây dựng chủ yếu tập trung
vào xây dựng các KCN, cụm CN, đường giao thông. Nhà cửa tại các khu dân cư chưa
được chú trọng xây dựng. Tình trạng nhà tạm bợ còn phổ biến.
Dự kiến đến năm 2020 có 30 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trong đó có 3
khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh là : KCN An Nghiệp (TP. Sóc Trăng) ; KCN Trần
Đề (Cảng Cá) ; KCN Đại Ngãi (cảng tàu vận tải biển) .
Nhiều cầu qua sông đang được xây dựng nhưng tốc độ thi công chậm chạp làm
ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ví dụ cầu Kinh Xáng và cầu Phú Lộc .
I.4. HIỆN TRẠNG DU LỊCH
Du lịch phát triển chưa mạnh và đa dạng so với tiềm năng của tỉnh. Xây dựng hạ
tầng du lịch nhất là các khu, điểm du lịch và khách sạn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu
cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng và giải trí.
Năm 2009 tỉnh thu hút khách tham quan du lịch ước tính 597.305 lượt khách đến
tham quan (đạt 100,05% kế hoạch năm), trong đó khách quốc tế là 6.590 lượt khách (đạt
84,5% kế hoạch năm). Tổng số khách lưu trú đạt 100.086 lượt khách (đạt 129,14% kế
hoạch năm). Tổng doanh thu đạt 58,079 tỷ đồng (đạt 112,77% kế hoạch năm, tăng 14,5%
so với năm 2008). (Nguồn: Báo cáo công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2009 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2010)
Ngành du lịch Sóc Trăng được định hướng phát triển theo hướng đa dạng hóa, tập
trung vào những sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, kết hợp du lịch nhân văn như tham
quan di tích văn hóa, lịch sử vật thể, phi vật thể, làng nghề với du lịch sinh thái miệt
vườn, nghỉ dưỡng, du sông du biển và du lịch giải trí như bơi thuyền, biểu diễn văn hóa.
Tập trung xây dựng hoàn chỉnh một số khu du lịch ven biển có tầm cỡ trong khu vực
ĐBSCL đủ điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đưa Sóc Trăng trở
thành Một điểm đến trên tuyến du lịch TP.Hồ Chí Minh - Khu vực ĐBSCL.
Ngành du lịch tỉnh tuy được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, nhưng việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáng kể. Các điểm, tuyến, khu du lịch chưa chú
trọng đến công tác bảo vệ môi trường (nâng cao ý thức cộng đồng, đầu tư trang thiết bị,
nhân công, xử lý nước thải...). Việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
cảnh quan chưa thật chú trọng, chưa có biện pháp hiệu quả trong việc bảo vệ các nguồn
tài nguyên đa dạng sinh học (như bảo vệ đàn dơi, cò...). Du lịch sinh thái còn nhầm lẫn về
khái niệm, từ đó các điểm du lịch nặng về đầu tư, cải tạo... mà ít quan tâm đến việc gìn
giữ và nâng cao công tác bảo vệ môi trường.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
5
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
CHƯƠNG II
TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI
VỚI LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG, CÔNG NGHIỆP,
GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG DÂN DỤNG,
KHU DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ
II.1. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
NĂNG LƯỢNG, CÔNG NGHIỆP, GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG
DÂN DỤNG, KHU DU LỊCH
II.1.1. Tác động đối với năng lượng
Ngành công nghiệp sản xuất đang phát triển mạnh và đang có nhu cầu sử dụng rất
nhiều năng lượng. Từ nhu cầu này tại Sóc Trăng đã tiến hành khởi công xây dựng trung
tâm Nhiệt điện lớn tại Long Đức (Long Phú) vào 5/2009.
Trong khí thải của nhà máy Nhiệt Điện có 40% khí CO2, 59% khí SO2 – là các khí
đóng góp vào hiện tượng BĐKH; Ngoài ra trong khí than nhà máy Nhiệt Điện còn có
lượng lớn thủy ngân. Ước tính lượng thủy ngân trong khí thải của 3 nhà máy Nhiệt Điện
vùng biển Sóc Trăng đến năm 2015 là 86kg, năm 2020 là 135kg. Như vậy việc xây dựng
trung tâm Nhiệt Điện sẽ giải quyết được vấn đề thiếu điện nhưng lại góp phần đẩy nhanh
tốc độ BĐKH.
Để giảm thiểu nguy cơ BĐKH cần giảm khí thải. Từ đó gây áp lực lên ngành năng
lượng là phải cắt giảm việc sử dụng các loại nhiên liệu phát thải ra khí nhà kính, tìm kiếm
nguồn năng lượng sạch thay thế nguồn năng lượng hóa thạch, có chính sách tiết kiệm và
phát triển năng lượng bền vững.
II.1.2. Tác động đối với công nghiệp
Ngành công nghiệp là ngành đóng góp đáng kể vào việc xảy ra BĐKH. Cũng là
ngành giúp cho xã hội ngày càng phát triển và hiện đại. BĐKH xảy ra tác động ngược trở
lại công nghiệp.
Để cắt giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường cần phải thay đổi các công
nghệ sản xuất lạc hậu, trang bị các thiết bị xử lý khí thải, tìm kiếm nguồn năng lượng
sạch để sử dụng. Muốn làm được điều này cần đầu tư kinh phí không nhỏ, vô hình chung
đã tạo áp lực lên ngành công nghiệp.
Đối với các ngành công nghiệp chế biến. BĐKH làm cho mùa màng thất bát. Các
nông sản là nguyên liệu đầu vào cho ngành này không dồi dào và chất lượng.
Mực nước biển dâng làm đường xá sạt lở, hư hại, các bến cảng bị bồi tụ... khiến
cho việc thông thương gặp khó khăn. Việc phân phối sản phẩm công nghiệp bị trì trệ.
II.1.2. Tác động đối với giao thông vận tải
Nhìn chung hiện trạng giao thông thủy và bộ của tỉnh Sóc Trăng đã có những
bước phát triển tương đối nhanh. Hệ thống giao thông đã kết nối được những khu vực
giữa các vùng với nhau để thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực. Tuy nhiên, hiện nay
theo đánh giá, điều kiện hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh vẫn còn yếu kém, mạng lưới
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
6
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
giao thông phân bố không đồng đều, thông số kỹ thuật của các tuyến đường chưa đạt yêu
cầu.
Đường bộ
Khi xảy ra BĐKH, nước biển dâng một phần diện tích của tỉnh Sóc Trăng bị ngập
nước. Điều đó cũng có nghĩa hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh sẽ bị tác động mạnh
mẽ.
BĐKH làm yếu khả năng phòng giữ bờ sông kênh hiện hữu. Đường bộ ở khu vực
có cao trình thấp bị ngập, đường giao thông bộ ở ven kênh có nguy cơ xói lở. Ví dụ hiện
tượng sạt lở diễn ra phổ biến tại khu vực dọc theo sông Hậu (khu vực xã An Lạc Tây,
Phong Nẫm (Kế Sách), xã Song Phụng (Long Phú)).
Số km đường giao thông bị sạt lở, thiệt hại 20 - 50% do triều cường trong năm
2009 thống kê được là 1.347m (Cù Lao Dung: 112m, Kế Sách: 1.235m). (Nguồn: Báo
cáo tổng kết công tác phát triển thủy lợi năm 2009 và kế hoạch 2010).
Với cao trình hiện nay của tuyến QL1A là 1,85m, một số tuyến đường bộ như
đường Thanh Niên, đường Xẻo Me (huyện Vĩnh Châu) là 1,7m, huyện Ngã Năm từ 1
-1,55m, hiện nay các tuyến trên đã bị ngập. Theo thống kê trong năm 2009 số km đường
bộ bị ngập 38.997m (Cù Lao Dung: 2.470m; Kế Sách: 36.527m). (Nguồn: Báo cáo tổng
kết công tác phát triển thủy lợi năm 2009 và kế hoạch 2010).
Tương lai sẽ có 1 đường QL dự kiến đi qua huyện Ngã Năm, cần xem xét lại thiết
kế cốt nền của đường QL, đảm bảo trong tương lai đường không ngập khi mực nước biển
dâng lên 75 – 100 cm vào cuối thế kỷ 21.
Riêng đối với huyện Cù Lao Dung, hầu như đường bộ ở đây thường xuyên bị ngập
do địa hình đặc trưng của cù lao (chống ngập bằng bờ bao, các bờ bao thường xuyên vỡ).
Năm 2050 với kịch bản trung bình, các tuyến ở khu vực có địa hình thấp tại huyện
Mỹ Tú, Thạnh Trị, Ngã Năm... bị ngập toàn tuyến hoặc ngập một phần tùy theo cao trình
của khu vực. Đây cũng là khu vực có diện tích bị ngập lớn nhất. Tuy nhiên tại khu vực
ven biển như Vĩnh Châu và Trần Đề do có địa hình cao nên không ngập, nhưng xảy ra
hiện tượng sạt lở.
Khi ngập, cao trình thiết kế xây dựng, quy hoạch của đường giao thông bộ bị phá
vỡ gây tốn kém chi phí duy tu bão dưỡng, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến. Sạt lở
làm cho đường bị thu hẹp, cầu có nguy cơ sập do chân cầu bị xói lở, xe lưu thông qua lại
khó khăn. Cần hoàn chỉnh về mặt thiết kế và đầu tư xây dựng để hạn chế khả năng xâm
thực, sạt lở khi có mực nước biển dâng.
Đường thủy
Tỉnh Sóc Trăng có 659 km sông và kênh rạch. Thuận lợi cho phương tiện giao
thông thủy từ 10 tấn trở lên lưu thông, các kênh rạch nhỏ còn lại có thể lưu thông thuyền
1 – 5 tấn. Giao thông thủy đóng vai trò chính trong vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại
của dân cư trong các vùng. Đây là một điều kiện thuận lợi đối với giao thông thủy của
tỉnh.
Tuy nhiên theo kịch bản nước biển dâng của Sóc Trăng, đến cuối thế kỉ 21 mực
nước biển có khả năng tăng 75 - 100cm, và khi đó:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
7
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
- Các bến tàu tại thành phố Sóc Trăng, Ngã Năm, Đại Ngãi, Trần Đề, Cái Côn bị
ngập bởi mực nước dâng cao do không đảm bảo được cao trình mặt bến theo yêu cầu kỹ
thuật, giao thông đường thủy gặp khó khăn.
- Luồng lạch chạy tàu của một số tuyến diễn biến theo chiều hướng xấu như do bồi
lắng lòng sông, tăng tốc độ dòng chảy trên sông, sinh ra các vùng xoáy nguy hiểm v.v...
Ví dụ như tại Cửa Trần Đề chịu tác dụng của hai yếu tố, khi BĐKH diễn ra mực nước
biển dâng lên đẩy nước ngược lên phía thượng nguồn sông Hậu. Mặt khác lượng nước
sông Hậu tăng lên do lũ, đẩy nước thoát ra biển thông qua cửa Trần Đề. Làm cho khu vực
này bị bồi tụ, các tàu thuyền có trọng tải lớn không thể lưu thông qua khu vực này được.
Luồng vào sông Hậu duy nhất qua cửa Định An bị cạn dần. Trước đây, luồng Định An
sâu -4,5m, tàu 5.000 tấn có thể ra vào được, nhưng hiện nay chỉ còn -3,2 m tàu 5.000 tấn
không thể đi được. Đường thủy liên huyện Long Phú – Mỹ Xuyên – Vĩnh Châu bao gồm
các luồng chính: Kênh Bà Sẩm, Kênh Trà Niên, sông Cổ Cò – Vĩnh Châu, sông Dù Tho
nối sông Mỹ Thanh với kênh Bà Xuyên là các tuyến vừa phục vụ cho giao thông, vừa
phục vụ tưới tiêu và thường xuyên bị bồi lắng, cần nạo vét thường xuyên.
Nếu kịch bản nước biển dâng của Sóc Trăng chỉ tính đến năm 2050 thì diện tích
ngập của đường giao thông thủy không đáng kể.
II.1.2. Tác động đối với xây dựng dân dụng
Quá trình phát triển xây dựng, phát triển hạ tầng bị tác động bởi nước biển dâng sẽ
gây ngập các công trình và nhà cửa. Ứng với mực nước biển dâng 75cm vào cuối thế kỉ
21, nhà tại khu vực có địa hình thấp như huyện Thạnh Trị, Mỹ Tú, Kế Sách sẽ bị ngập
với các mức độ khác nhau. Đặc biệt là các hộ dân đang sinh sống phía ngoài đê sẽ là đối
tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như hộ ngoài đê Nam Sông Hậu (huyện Trần Đề),
thôn An Quới – An thạnh III (Cù Lao Dung), các hộ ven sông Nhu Gia...
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nhiệt độ gia tăng, lốc xoáy, bão, áp thấp
nhiệt đới xảy ra do BĐKH cũng góp phần tác động không nhỏ tới xây dựng dân dụng và
nhà cửa của nhân dân. Tiêu biểu trong năm qua thống kê đã có 82 căn nhà sập 100%
(huyện Mỹ Tú: 36 căn; huyện Thạnh Trị: 23 căn; huyện Vĩnh Châu: 8 căn; Long Phú: 4
căn, Ngã Năm: 9 căn, Kế Sách: 2 căn), nhà tốc mái 226 căn (huyện Mỹ Tú: 63 căn;
huyện Thạnh Trị: 27 căn; huyện Vĩnh Châu: 33 căn; Long Phú: 12 căn, Ngã Năm: 68
căn, Kế Sách: 23 căn, Mỹ Xuyên: 5 căn) do thiên tai tại Sóc Trăng. (Nguồn: Báo cáo
tổng kết công tác phát triển thủy lợi năm 2009 và kế hoạch 2010)
Hạn hán gay gắt (đặc biệt vào mùa khô) kết hợp nước biển dâng làm mặn xâm
nhập sâu vào đất liền với nồng độ cao, đi sâu vào hệ thống công trình xây dựng nội vùng
tác động đến độ an toàn công trình, đặc biệt là các công trình bê tông như cống, đập,
kênh bê tông… Sau một thời gian dài, mặn sẽ xâm nhập vào lõi sắt, thép trong công trình
gây nên gỉ sét kết cấu từ đó gây mất an toàn, giảm tuổi thọ công trình, hiệu quả hoạt động
công trình không cao, gây lãng phí.
Khi nước biển dâng 75cm (so với thời kỳ 1980 - 1999) thì các đô thị của Sóc
Trăng sẽ bị ảnh hưởng. Ước tính có đến trên 2.260 hộ dân phải di dời ra khỏi vùng có
nguy cơ sạt lở, thuộc các cù lao và các khu vực cửa sông rạch; trên 150 hộ phải di dời từ
vùng rừng phòng hộ ven biển Vĩnh Châu, Trần Đề đến vùng định cư mới.
Theo kết quả tính toán thì tổng diện tích đất đô thị và công nghiệp bị ngập đến
giữa thế kỉ 21 (năm 2050) ứng với mức triều cao nhất của kịch bản phát thải thấp là
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
8
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
398,47ha, phát thải trung bình là 473,57ha, phát thải cao: 602,91ha. Đến cuối thế kỉ 21
(năm 2100) ứng với mức triều thấp nhất của kịch bản thấp: 3.340,74ha, phát thải trung
bình: 5.862,63ha, phát thải cao: 14.789,20ha. Ứng với mức triều cao nhất kịch bản thấp:
8.686,01ha, phát thải trung bình: 12.136,93ha, phát thải cao: 22.717,00ha. Trong đó
huyện có diện tích ngập lớn nhất là Ngã Năm và Mỹ Tú.
Để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của BĐKH gây ra đối với ngành
xây dựng công trình, ngành xây dựng cần phải có những quy hoạch định hướng, quy
hoạch phát triển thành những vùng, tiểu vùng và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho
quá trình đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng,...
II.1.2. Tác động đối với khu du lịch
BĐKH tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương
mại, dịch vụ. Thông qua tác động tiêu cực, ảnh hưởng gián tiếp đến các lĩnh vực khác
như giao thông, vận tải, xây dựng, nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng,..
Du lịch chủ yếu bao gồm các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và lữ hành
(đưa đón và hướng dẫn khách tại các địa điểm tham quan du lịch) nên phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố thời tiết. Do đó, nếu thời tiết xấu, các hoạt động du lịch sẽ bị ảnh hưởng
rất lớn.
Một vài năm trở lại đây, do thời tiết biến đổi thất thường, Vườn Cò Tân Long (xã
Long Bình, huyện Thạnh Trị) có nguy cơ bị xóa sổ. Loài Dơi ngựa lớn tại chùa Dơi có
nguy cơ tuyệt chủng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh Sóc Trăng.
Với kịch bản nước biển dâng 75cm, các khu vực ven biển như Trần Đề, Vĩnh
Châu không bị ngập, vì thế vẫn có thể thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
nhà vườn kết hợp nghỉ dưỡng tại hạ lưu sông Hậu. Tuy nhiên khi đầu tư xây dựng các
khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khách sạn ven biển tại Vĩnh Châu và Trần Đề cần chú
ý đến hiện tượng sạt lở bờ biển.
Đối với huyện Cù Lao Dung muốn xây dựng khu du lịch cần chú ý vấn đề bờ bao.
Bờ bao cũng chính là sự bảo đảm sống còn đối với mỗi gia đình giữa một vùng sông
nước mênh mông, thủy triều lên xuống, thiên tai đe dọa. Những bờ bao cũng chính là
đường đi nối liền giữa các khu vườn, mảnh rẫy. Đây cũng là nét đặc trưng của huyện xem
xét đưa vào khai thác du lịch. Vấn đề bảo vệ rừng bần của xã An Thạnh Nam và An
Thạnh III rất quan trọng vì vừa có thể sử dụng rừng chống xói lở bờ biển vừa khai thác
để phát triển hình thức du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp nhà vườn hình thành nên
cụm du lịch Cù Lao Dung.
Mặn tăng cao, nếu không có giải pháp ngăn chặn thì những vườn cây ăn quả có
nguy cơ bị mất. Tiềm năng du lịch sinh thái tham quan vườn cây ăn quả sẽ không được
khai thác. Các khu du lịch Hồ Bể (Vĩnh Châu), Cồn Nổi, Mỏ Ó (Trần Đề) có nguy cơ
không đạt được lợi ích đã đưa ra.
II.2. BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ
II.2.1. Đối với năng lượng
a. Khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: điện gió,
điện mặt trời...
Tại tỉnh hiện nay đã đầu tư xây dựng nhiệt điện Long Phú. Ước tính lượng thủy
ngân của 3 nhà máy Nhiệt điện ở vùng biển Sóc Trăng đến năm 2015 là 86kg, ngoài ra
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
9
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
còn có lượng khí thải rất lớn phát sinh trong tương lai, trong đó CO 2 chiếm 40%, đây là
khí gây hiệu ứng nhà kính nguyên nhân làm mực nước biển dâng. Mặc dù tỉnh có kế
hoạch phát triển các ngành công nghiệp sử dụng chất thải: nhà máy chế biến tro nhiệt
điện làm phụ gia sản xuất bê tông. Nhưng vẫn cần tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng
lượng có thể tái tạo. Một số mô hình năng lượng sạch đề nghị áp dụng tại Sóc Trăng:
Mô hình năng lượng gió
Dự án công nghệ điện gió được tập đoàn EAB và Công ty cổ phần thương mại sản
xuất và dịch vụ tổng hợp (TRASESCO) sẽ triển khai thực hiện vào năm 2011 tại hai xã
Vĩnh Tân và Vĩnh Phước của huyện Vĩnh Châu - nơi có vị trí rất thuận lợi cho việc đón
hướng gió.
Nhân rộng mô hình điện gió ở xã Vĩnh Tân, Vĩnh Phước ra các khu vực khác như
dự án điện gió Lai Hòa và dự án điện gió Hồ Bể (huyện Vĩnh Châu); dự án điện gió Trần
Đề.
Các KCN mọc lên rất nhiều tại Sóc Trăng trong thời gian tới. Cần đảm bảo điện
cho sản xuất. Xây dựng Trung tâm điện lực tại huyện Vĩnh Châu. Nếu công nghệ điện
gió phát triển tốt, sẽ chuyển từ nhiệt điện sang điện gió nhằm cắt giảm lượng khí thải nhà
kính, góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Xây dựng thí điểm mô hình nhà sử dụng năng lượng mặt trời
Mô hình nhà này trước mắt nên áp dụng tại các trụ sở, Uỷ ban Nhân dân, các tòa
nhà công cộng, sử dụng mô hình nhà này tận dụng được nguồn ánh sáng mặt trời dồi dào.
Hình II.1: Mô hình mái thu năng lượng mặt trời
Hình II.2: Dự án trình diễn hệ thống pin mặt trời nối lưới tại tòa nhà 8 tầng, trụ sở Bộ
Công thương, Hà Nội
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
10
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
Kinh phí:
Giá xây dựng 1 mái thu năng lượng mặt trời diện tích 50m 2: Giá một cell khoảng
300.000/cell (1,25 x 1,25m), diện tích mái 50m 2 thì cần khoảng 35 cell tức là khoảng 10
triệu. Bộ điều chỉnh và bộ chuyển đổi với giá tham khảo là 23 triệu. Kính cao cấp, nhôm
thanh, dàn bê tông chuẩn xác, đòn tay, các thứ khác... 20triệu. Accu chuyên dụng khoảng
20triệu. Tính phí bảo dưỡng và sửa chữa thì thêm khoảng 20 triệu trong 30 năm.Vậy tổng
là khoảng 93 triệu cho một mái thu diện tích 50m 2, với công suất 12 kWp, điện lượng
trung bình 18 nghìn kWh/năm.
Xây dựng dự án trình diễn thí điểm mái thu năng lượng mặt trời tại UBND tỉnh
Sóc Trăng, Sở TNMT tỉnh Sóc Trăng. Nếu thấy hiệu quả sẽ nhân rộng ra các trụ sở hành
chánh khác. Đồng thời khuyến khích các hộ gia đình nên sử dụng các thiết bị sử dụng
năng lượng mặt trời như: máy nước nóng…
Dùng năng lượng gió sục khí trong nuôi tôm công nghiệp:
Vì giáp biển nên việc nuôi tôm trở thành ngành đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho
tỉnh. Để nâng cao hiệu quả công nghiệp, chúng tôi đề xuất giải pháp dùng năng lượng gió
để sục khí cho nuôi tôm như sau:
Sử dụng năng lượng gió để sục khí là một giải pháp có thể áp dụng đưa hiệu quả
kinh tế cho nhiều địa phương có gió mạnh như tại các huyện ven biển Vĩnh Châu, Trần
Đề, Cù Lao Dung. Có 3 cách:
+ Dùng năng lượng của động cơ gió bơm không khí trực tiếp xuống đáy ao đầm.
Phương pháp này có ưu điểm là năng lượng không bị hao hụt. Nhưng khi không có gió
thì không thể bơm không khí xuống ao hồ được, nên chỉ dùng ở vùng có gió thường
xuyên.
+ Dùng các bình khí nén dự trữ khi có gió to. Khi lặng gió thì dùng các bình khí
nén cung cấp oxi liên tục cho ao nuôi.
+ Nạp năng lượng điện thu được vào ắc quy và lấy năng lượng điện này bơm
không khí xuống đáy ao hồ. Phương pháp này có lợi thế là khi không có gió cũng có
điện, bơm không khí liên tục xuống ao hồ.
Xây dựng thử nghiệm hình thức sử dụng năng lượng gió sục khí cho nuôi tôm các
huyện phía Nam. Một số vùng cụ thể như vùng nội đồng, nước lợ (Vĩnh Châu, Mỹ
Xuyên); tuyến ven biển, nước mặn (Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, Trần Ðề); tuyến ven sông
Mỹ Thanh, sông Hậu, Tổng Cán; tuyến ven sông Trà Niên, Kinh Mới - Vĩnh Châu. Tính
toán lợi ích kinh tế đạt được ở các mô hình thử nghiệm, nếu đạt nhân rộng ra các vùng
khác.
b. Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt, trong giao thông vận tải, trong sản xuất và
chiếu sáng công cộng.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
11
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
Hình II.3: Đèn năng lượng mặt trời đặt tại
các công viên và vỉa hè
Hình II.4: Kết hợp cả năng lượng gió và
mặt trời vào việc xây dựng hệ thống đèn
chiếu sáng công cộng
Giá thành để xây dựng hệ thống đèn sử dụng nguồn năng lượng mới đắt hơn sử
dụng hệ thống đèn dùng năng lượng cũ nhưng chi phí vận hành rẻ hơn nhiều.
Hệ thống này kết hợp với tuyến đường giao thông ven biển từ Bạc Liêu, qua Vĩnh
Châu ngược về sông Hậu.
Tại các đô thị mới được hình thành ở Tp. Sóc Trăng, lắp đặt thí điểm đèn mặt trời
để xem xét khả năng ứng dụng vào thực tế tại các vùng khác trong tỉnh.
Lắp đặt đèn tại các nghĩa trang liệt sỹ.
c. Áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn
Trước mắt tiến hành nghiên cứu, áp dụng cho 2 ngành sản xuất (sản xuất bia, chế
biến thủy sản)
- Thành lập ban nghiên cứu công nghệ sản xuất sạch hơn cho các nhà máy thủy
sản và bia tại Sóc Trăng.
- Nghiên cứu đưa ra chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho công nghiệp
thủy sản và bia.
- Trong công nghệ chế biến thủy sản cần chú ý một vài vấn đề có thể áp dụng
SXSH như:
+ Vấn đề sử dụng nước
+ Rửa nguyên liệu
+ Thu hồi nước ngưng
+ Loại bỏ bộ phận dư
+ Sắp xếp kế hoạch cấp đông hoặc đưa vào kho bảo quản hợp lý tránh thất thoát
nhiệt.
- Trong công nghệ sản xuất bia cần chú ý đến vấn đề sử dụng nước và tận dụng
men bia sau khi sản xuất, sử dụng chất tẩy rửa thân thiện với môi trường.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
12
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
Đối với chăn nuôi
Phát triển mạnh hơn nữa mô hình bể tự hoại tại các hộ gia đình, bể biogas tại các
trang trại chăn nuôi kết hợp với mô hình sản xuất vườn – ao – chuồng (VAC)
Mô hình biogas không còn xa lạ ở nông thôn Việt Nam, cần tuyên truyền và có
biện pháp hướng dẫn người dân xây dựng hệ thống biogas đúng kỹ thuật nhằm tận dụng
nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí cho gia đình, giải quyết được vấn đề chất thải
trong chăn nuôi. Hoàn thiện công nghệ khí Biogas áp dụng cho các hộ gia đình.
Một công trình Biogas với công suất 8m 3 khí có giá từ 3 - 5 triệu. Do đó tỉnh nên
xem xét vấn đề hỗ trợ thêm kinh phí cho người dân để mô hình này phát triển mạnh hơn
nữa.
Các huyện vùng trũng (Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ Tú), Tp. Sóc Trăng xem xét áp
dụng mô hình này.
Hình II.5: Hệ thống thu khí chăn nuôi để phát điện
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
13
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
Hình II.6: Mô hình Biogas tại hộ chăn nuôi gia đình
Ngoài ra cần nghiên cứu đến hướng thu hồi khí Mêtan tại các bãi rác để làm nguồn
năng lượng sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất (sử dụng để thắp sáng). Bước đầu áp dụng
thử nghiệm tại bãi rác của TP Sóc Trăng.
Hình II.7: Thu hồi khí để làm nhiên liệu từ bãi rác
II.2.2. Giao thông
- Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường bị đe
dọa bởi nước biển dâng như: các đường giao thông liên huyện, liên tỉnh tại các huyện ven
biển như Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, các huyện Mỹ Xuyên, Ngã Năm… và các
tuyến khác thường xuyên bị ngập trong tỉnh. Tuyến đường thủy liên huyện Long Phú –
Mỹ Xuyên – Vĩnh Châu bao gồm các luồng chính: Kênh Bà Sẩm, Kênh Trà Niên, sông
Cổ Cò – Vĩnh Châu, sông Dù Tho nối sông Mỹ Thanh với kênh Bà Xuyên.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
14
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
- Khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử dụng
nhiên liệu hóa thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu tái tạo trong các
phương tiện vận tải.
- Một số biện pháp đảm bảo giao thông phòng khi đất bị ngập tăng lên:
+ Khi xây dựng công trình giao thông cần chú ý mực nước biển dâng để lựa chọn
giải pháp công trình cho phù hợp ngay từ khâu khảo sát, lập dự án, đặc biệt là xác định
cốt nền cho phù hợp đối với các địa phương trong tỉnh.
+ Trong điều kiện kinh tế cho phép từng bước kiên cố hoá taluy (mái dốc được
tạo ra do xây dựng các công trình) hoặc trồng cây xanh, thảm thực vật để bảo vệ nền
đường, mố cầu.
+ Khi quy hoạch hoặc xây dựng đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn
cần chú ý đến tác động của thay đổi khí hậu, chú trọng biện pháp tiêu thoát nước nhất là
vào mùa lũ.
Mỗi biện pháp này cần xây dựng một dự án nghiên cứu riêng để có thể đánh
giá được hết các vấn đề và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo giao thông thích ứng
với nước ngập.
- Khi xây dựng các công trình, đặc biệt là các công trình gần với sông, kênh rạch
cần phải tính toán thủy văn, thủy triều chính xác để tránh bị ngập khi nước biển dâng
trong vùng dự án. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực giao
thông vận tải phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định và trình các cơ
quan quản lý về môi trường thẩm định. Tăng cường kiểm soát sự phát thải như kiểm tra
sự thải khói, kiểm định kỹ thuật máy móc. Biện pháp này hiện nay đã có nhưng còn yếu
và vận hành chưa tốt. Biện pháp này rất quan trọng nhằm hạn chế lượng khói thải từ
nguồn di động.
- Biện pháp giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lĩnh vực
giao thông vận tải. Phát triển giao thông công cộng để giảm bớt lưu lượng xe và khí thải.
Khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử dụng nhiên liệu
hóa thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu tái tạo trong các phương tiện vận
tải. Rút ngắn lộ trình của các phương tiện giao thông bằng cách cải cách các thủ tục hành
chính nhằm giảm nhu cầu đi lại, tăng cường sử dụng liên lạc viễn thông.
II.2.3. Xây dựng dân dụng
Xây dựng dân dụng phải đảm bảo gắn liền với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ
cảnh quan, thân thiện với môi trường và thích ứng được với những thay đổi của thời tiết,
nước biển dâng.
- Khống chế cốt nền khi trong xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng khác.
Cần có dự án đánh giá lại cốt nền của toàn tỉnh Sóc Trăng nhằm đưa ra cốt nền chuẩn khi
xây dựng nhà ở và đường giao thông để tránh tình trạng mỗi lần nước dâng lại nâng nền
khiến việc ngập úng không giải quyết triệt để.
- Hình thành các khu dân cư tập trung thích ứng với tình hình BĐKH đang diễn ra.
+ Tại các huyện ven biển như Trần Đề, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung có nhiều hộ dân
cư sinh sống ở khu vực ngoài đê thường chịu tác động của thiên tai (khu vực ven biển).
Cần quy hoạch bố trí các khu dân cư nằm trong khu vực an toàn. Đồng thời có chính sách
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
15
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
hỗ trợ, tái định cư, tạo công ăn việc làm và xây dựng nhà kiên cố cho nhân dân khu vực
thường xuyên chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
+ Tiến hành di dời các hộ dân làm nhà trên cọc nằm cặp sông Hậu (vào tháng 9 10 bị ngập khá sâu từ 30 - 100cm); đồng thời hình thành các cụm dân cư tập trung ở
những nơi có địa hình cao tại các xã như: An Lạc Thôn, An Lạc Tây…
+ Nạo vét các tuyến kênh trục chính để hình thành các tuyến dân cư và đưa các hộ
nằm sâu trong ruộng đồng ra xen ghép các hộ hiện hữu tại tiểu vùng ngập úng hay vùng
trũng (Mỹ Tú, Thạnh Trị, Ngã Năm). Hình thành các tuyến dân cư mới theo các trục
kênh chính đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi, chống ngập, ổn định cuộc sống cho
nhân dân.
+ Vùng nội đồng (huyện Long Phú, Mỹ Xuyên) tiến hành, phân bố dân cư tại nơi
có địa hình cao nhằm tránh ngập như cụm dân cư dọc kênh Thạnh Mỹ.
+ Tiểu vùng cao, giồng cát ven biển (huyện Vĩnh Châu) tập trung chủ yếu là người
Khmer, triển khai các dự án hỗ trợ nhà và đất cho các hộ nghèo như dự án sắp xếp tuyến
dân cư kênh Trà Niên, bố trí di dời dân cư tại khu vực có nguy cơ sạt lở.
- Nghiên cứu và hoàn thiện để đi vào ứng dụng các mô hình nhà nổi, nhà trên cọc,
đưa vào các thiết kế công trình “nhẹ” làm giảm đầu tư về nền móng cũng như tạo điều
kiện có thể nâng nền, nâng nhà.
- Qua nghiên cứu về đặc thù của tỉnh Sóc Trăng có thể đề xuất một số mô hình nhà
ở cho các khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng như sau:
+ Đối với các khu vực trũng thấp: đề nghị xây dựng các nhà sàn cải tiến cho hộ gia
đình, kinh phí từ 20 - 100 triệu/căn. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của người dân và hỗ
trợ của Nhà nước để lựa chọn mô hình nhà ở thích hợp cho mình.
Hình II.8: Mô hình nhà chống ngập ở Hình II.9:: Phối cảnh nhà sàn cải tiến hộ
ĐBSCL (kinh phí khoảng 20 triệu đồng)
gia đình (kinh phí khoảng 100 triệu đồng)
Tiến hành xây dựng thí điểm nhà sàn tại xã Vĩnh Quới, Vĩnh Biên huyện Ngã
Năm, xã Mỹ Tú, Long Hưng (huyện Mỹ Tú). Nếu đạt hiệu quả sẽ tiến hành xây dựng
rộng rãi trên toàn bộ các huyện thấp trũng của tỉnh.
+ Đối với nhà ở ven kênh rạch: đề xuất xây dựng mô hình nhà nổi ven các sông
rạch Những ngôi nhà này có thể nâng lên và hạ xuống theo mực nước sông mùa lũ. Kiểu
nhà này thích hợp xây dựng ở huyện Cù Lao Dung (nơi có hệ thống sông rạch chằng chịt,
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, thường
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
16
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
xuyên bị ngập, sống nhờ đê bao). Tuy nhiên đây là mô hình nhà ở có kinh phí khá cao vì
vậy cần có các giải pháp để huy động nguồn vốn cho việc xây dựng.
Hình II.10: Mô hình nhà nổi ven các sông rạch nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng
Kinh phí:
Tổng diện tích xây dựng 40m2 × 5 triệu đồng = 200 triệu đồng
+ Đối với khu vực chịu ảnh hưởng của bão
Khu vực ven biển có địa hình nền đất yếu nên không thể xây nhà kiên có như ở
các tỉnh miền Trung vì chi phí xử lý nền móng rất tốn kém. Vì thế khi xây nhà kết hợp
đào sâu và đổ chôn sẵn các trụ bê tông có khoan để buộc dây thừng (hoặc dây kẽm, xích),
để neo giữ nhà trong mùa bão. Bình thường trong mùa nắng hoặc thời gian không có bão
xảy ra, ta có thể tháo mở các dây ra.
Hình II.11: Mô hình nhà chống bão
Áp dụng thử nghiệm mô hình nhà này tại xã An Thạnh Nam, An Thạnh III (Cù
Lao Dung); xã Trung Bình (huyện Trần Đề), xã Vĩnh Hải (Vĩnh Châu). Nếu hiệu quả
nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
17
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
II.2.4. Khu công nghiệp/ cụm công nghiệp:
- Không xây dựng các KCN đã quy hoạch trên các vùng đất thấp khi không có
biện pháp bảo vệ khỏi sự tác động của ngập nước .
- Đối với các KCN/CCN cần sử dụng các vật liệu có khả năng chống mặn như:
+ Bê tông chống ăn mòn trong môi trường ngập mặn.
+ Xây dựng các công trình bằng các vật liệu tại chỗ bằng công nghệ Miclayco công nghệ sử dụng vật liệu cát và nước biển, kết hợp với chất phụ gia CSSB chế tạo sản
phẩm vữa bê tông để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trong môi trường xâm thực ở
các vùng ven biển.
+ Sơn phủ chống ăn mòn sắt thép trước khi đưa vào sử dụng trong các công trình
xây dựng thường xuyên tiếp xúc với nước biển (các công trình ven biển ở huyện Vĩnh
Châu, Trần Đề).
+ Sử dụng bê tông nhẹ trong xây dựng các công trình khi xây dựng các KCN trên
nền đất yếu như huyện Cù Lao Dung, khu vực vùng trũng (Ngã Năm, Mỹ Tú, Thạnh Trị).
- Xây dựng bờ bao khép kín quanh KCN, nhằm bảo vệ khu đất có KCN/CCN. Mọi
hoạt động của KCN/CCN sẽ được bảo đảm an toàn khi nước dâng. Áp dụng tại xã Hưng
Phú huyện Mỹ Tú; xã Vĩnh Quới, Vĩnh Biên huyện Ngã Năm, KCN An Thạnh I ở huyện
Cù Lao Dung.
- Các KCN/CCN được quy hoạch xây dựng ven biển hay xảy ra sạt lở cần xem xét
lại vị trí xây dựng. Nếu xây dựng phải đưa ra giải pháp thích nghi và có chính sách ưu đãi
cho các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng.
- Nghiên cứu, xây dựng và chỉnh sửa các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng các công
trình cho phù hợp với điều kiện khí hậu do tác động của BĐKH. Lập một dự án chi tiết
cho nghiên cứu này.
- Nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách thúc đẩy và khuyến khích sử dụng
hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
18
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
KẾT LUẬN
Nhìn chung tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch tương đối lớn. Nó không chỉ ảnh
hưởng đến cơ sở vật chất mà còn ảnh hưởng đến cả sinh kế của người dân trong những
khu vực này. Việc đánh giá tác động và đưa ra biện pháp ứng phó là cần thiết.
Để thực hiện được các biện pháp ứng phó cần sự phối hợp của nhiều sở ban
ngành. Việc giảm nhẹ BĐKH đòi hỏi sự phối hợp toàn cầu, đặc biệt là nghĩa vụ của các
nước phát triển trong giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam theo đánh giá là một trong
những nước phải chịu tác động mạnh mẽ của hiện tượng BĐKH và mực nước biển dâng.
Thích ứng với BĐKH trở thành vấn đề bức thiết trước mắt và lâu dài. Chương trình Mục
tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH cần được coi là chương trình quan trọng, ưu tiên của
quốc gia nhằm mục tiêu phát triển bền vững của đất nước thích ứng với BĐKH
Để đối phó với diễn biến thay đổi môi trường do BĐKH gây ra như: tình trạng
nước biển dâng, sóng, gió, mưa bão,… Nhà nước đã và đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng
cho quy hoạch xây dựng tuyến đê ven biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu
vực ĐBSCL. Ngoài ra Nhà nước cũng sẽ đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho tỉnh trong công
cuộc xây dựng, bảo vệ và phòng ngừa những tác động xấu do BĐKH tới tình hình phát
triển của tỉnh.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
19
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, khu du lịch và đề xuất biện pháp ứng phó
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo cáo HTMT năm 2006 - 2009 - Sở TNMT - Năm 2009
2.
Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009 phòng
tài nguyên khoáng sản - Sở TNMT - Năm 2008
3.
Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010 phòng
tài nguyên khoáng sản - Sở TNMT - Năm 2009
4.
Báo cáo Quy hoạch bố trí dân cư nông thôn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2006 - 2010
và định hướng đến năm 2015 - Sở NN&PTNT - Năm 2007
5.
Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường năm 2009 - Sở
TNMT - Năm 2009
6.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2009 và kế hoạch nhiệm vụ
công tác năm 2010 ngành Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng - Sở TNMT - Năm
2009
7.
Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Sở Công thương - Năm 2005
8.
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn 2001 - 2010 và tầm nhìn đến 2020 - Sở Công thương - Năm 2007
9.
Dự án rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch và VSMT nông thôn
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020 - Sở
NN&PTNT - Năm 2009
10.
Kế hoạch KTXH 2006-2010 và phương hướng 2011-2015 - Sở TNMT - Năm 2009
11.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng - UBND tỉnh
- Năm 2009
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
20