Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mô tả sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.81 KB, 16 trang )

MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

*
* *

ĐỀ TÀI
Mô tả sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo
chiến lược. Bạn thích làm việc cho loại lãnh đạo nào trong
hai loại nêu trên?


NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN MỞ ĐẦU

Đã từ lâu, lãnh đạo là một chủ đề được rất nhiều học giả quan tâm, bỏ
nhiều công sức và thời gian nghiên cứu, bàn luận. Nói về lãnh đạo là nói về
những con người nắm quyền lực, chỉ đạo, thúc đẩy một nhóm người, một bộ
phận hay một tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu chung của nhóm, bộ phận
hay tổ chức đó.
Nghiên cứu môn phát triển khả năng lãnh đạo giúp cho chúng ta nhận
thức được những yếu tố quyết định tính hiệu quả của lãnh đạo. Chúng ta cũng
hiểu được nhà lãnh đạo cần có những tố chất gì, những hành vi cần thiết nào,
những nguồn lực cần phải có, xét trong những hoàn cảnh cụ thể để có thể gây
ảnh hưởng đối với cấp dưới sao cho tất cả mọi người cùng nỗ lực làm việc để
đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Môn học còn giúp chúng ta tìm hiểu về bản chất lãnh đạo, những quan
điểm khác nhau trong định nghĩa lãnh đạo, những khác biệt giữa lãnh đạo và
quản lý, các phương pháp tiếp cận khác nhau về nghiên cứu lãnh đạo, các phong
cách lãnh đạo. Nhìn chung đối tượng nghiên cứu của môn học rất rộng, trong
phạm vi của báo cáo thảo luận nhóm, chúng tôi tập trung đề cập đến phong cách
lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược cùng sự khác biệt chính của hai phong


cách lãnh đạo này. Nội dung chính của báo cáo thảo luận bao gồm các vấn đề
sau:
Phần I: Bản chất của lãnh đạo.
Phần II: Phân tích sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo
chiến lược.
Phần III: Kết quả thảo luận của nhóm về lãnh đạo uy tín và lãnh đạo
chiến lược.


PHẦN I
BẢN CHẤT CỦA LÃNH ĐẠO
1. Bản chất của lãnh đạo:
Từ xa xưa, loài người đã rất muốn hiểu bản chất của lãnh đạo. Đã có rất
nhiều những kiến giải, những bàn luận của các học giả về bản chất của lãnh đạo.
Những thành công rực rỡ của nhiều nhà lãnh đạo tài trí, mưu lược đã được sử
sách lưu danh cũng như trở thành chủ đề của nhiều câu chuyện và giai thoại. Sự
lãnh đạo có một sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với tất cả mọi người bởi sự thần bí
và cái chính là ở tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với cuộc sống của tất cả
mọi người. Không một tổ chức, một quốc gia nào lại có thể thành công nếu như
không có những vị lãnh đạo tài trí nào đó. Tuy nhiên những nghiên cứu khoa
học về lãnh đạo mới thực sự bắt đầu từ thế kỷ 20.
Trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu đó là xác định các yếu tố quyết
định tính hiệu quả của lãnh đạo. Hầu hết các lý thuyết về lãnh đạo đều lấy một
trong ba đặc điểm là các đặc điểm của người lãnh đạo, đặc điểm của cấp dưới
và đặc điểm của hoàn cảnh để làm cơ sở để giải thích hiệu quả của lãnh đạo.
Các nghiên cứu về lãnh đạo đã làm sáng tỏ nhiều điều về những bí mật xung
quanh vai trò của lãnh đạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa có câu trả lời
thoả đáng. Trong phạm vi nghiên cứu của môn học, chúng ta sẽ tập trung nghiên
cứu về các lý thuyết và kết quả nghiên cứu chính về hiệu quả lãnh đạo, trong đó
chú trọng đến lãnh đạo trong các tổ chức chính thức như các doanh nghiệp, các

trường đại học, các bệnh viện và các cơ quan của chính phủ.
2. Định nghĩa lãnh đạo:
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo.
Các nhà nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm của riêng họ về
các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm xem xét. Sau khi bỏ nhiều thời gian,
công sức nghiên cứu các tài liệu viết về lãnh đạo, tác giả Stogdill ( 1974, trang


259) đưa ra kết luận: “Có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa thế nào là lãnh
đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa”. Và các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo
vẫn liên tiếp được đưa ra sau khi Stogdill đưa ra kết luận của ông.
Hầu hết các định nghĩa về lãnh đạo đều cho rằng lãnh đạo bao gồm một
quá trình trong đó một cá nhân tạo ra những ảnh hưởng có chủ định của mình
đối với người khác nhằm mục đích định hướng, tổ chức, hỗ trợ và thúc đẩy các
hoạt động, các mối quan hệ trong một nhóm người hoặc một tổ chức. Tuy nhiên
các định nghĩa khác nhau về nhiều mặt ví dụ như đối tượng gây ảnh hưởng, mục
đích của ảnh hưởng, tố chất tạo ảnh hưởng và kết quả của những nỗ lực gây ảnh
hưởng. Một định nghĩa về lãnh đạo rộng theo đó bao gồm các yếu tố để xác
định thành công của một nỗ lực tập thể các thành viên của một tổ chức hoặc một
nhóm người nhằm hoàn thành những mục tiêu chung được các tác giả của
trường đại học Griggs đưa ra trong giáo trình giảng dạy “lãnh đạo trong tổ
chức” được chấp nhận rộng rãi. Định nghĩa lãnh đạo đó như sau:
“Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để
hiểu và nhất trí về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu
quả, và quá trình hỗ trợ nỗ lực tập thể, cá nhân để hoàn thành các mục tiêu
chung.”

PHẦN II
MÔ TẢ SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH GIỮA LÃNH ĐẠO UY TÍN VÀ LÃNH
ĐẠO CHIẾN LƯỢC.

I.Lãnh đạo uy tín:
1. Bản chất của lãnh đạo uy tín:
Lãnh đạo uy tín là phong cách lãnh đạo mà nhà lãnh đạo tỏ ra là một nhân
vật phi thường có tầm nhìn chiến lược cùng với sự quyết tâm cao, cực kỳ tự tin
có phong cách ứng xử đặc biệt, tràn đầy nhiệt huyết, khiến cho các thành viên
trong tổ chức vô cùng kính trọng, coi như thần tượng và cố gắng học tập theo


phong cách của lãnh đạo đó. Một nhà lãnh đạo uy tín với tầm nhìn xa trông rộng
của mình sẽ có thể gây ảnh hưởng đối với cấp dưới, thuyết phục mọi người tin
tưởng chắc chắn vào con đường, cách thức thực hiện các mục tiêu mà lãnh đạo
đã đề ra và đó chính là nguồn động lực to lớn và gắn kết mọi người đồng hành
thực hiện nhiệm vụ, thậm trí cả những nhiệm vụ khó khăn tưởng chừng như bất
khả thi để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.
2. Các điều kiện thuận lợi:
Các yếu tố hoàn cảnh đặc biệt quan trọng đối với lãnh đạo uy tín vì khả
năng phi thường của người lãnh đạo có vẻ rất hiếm và có thể phụ thuộc nhiều
vào đặc điểm hoàn cảnh. Theo Weber (1947), lãnh đạo uy tín xuất hiện khi có
khủng hoảng xã hội trong đó một vị lãnh đạo nổi lên với một tầm nhìn cấp tiến,
có khả năng đưa ra các giải pháp để giúp cho tổ chức cho xã hội, có thể vượt
qua được khủng hoảng. Nhà lãnh đạo đó có khả năng thu hút cấp dưới tin vào
tầm nhìn của mình và những người cấp dưới cũng thật sự tin rằng lãnh đạo của
họ là người phi thường.
Tuy nhiên khác với Weber, Conger và Kanungo (1987) không cho rằng
một cuộc khủng khoảng khách quan là điều kiện cần thiết đối với lãnh đạo uy
tín. Theo các tác giả này thì ngay cả trong hoàn cảnh bình thường khi không có
một cuộc khủng khoảng thật sự nào thì một người lãnh đạo vẫn có thể tạo ra sự
bất mãn của những người dưới quyền đối với những điều kiện hiện tại và đồng
thời tạo ra một viễn cảnh tương lai tốt đẹp hơn. Như vậy có nghĩa là, người lãnh
đạo có thể mong muốn một cuộc khủng hoảng xảy ra để có thể chứng minh

được tài trí vượt trội của mình trong việc giải quyết vấn đề theo một phong cách
đặc biệt mới lạ hoặc là, người lãnh đạo có thể phá bỏ những cách thức giải
quyết vấn đề theo lối mòn cũ rích để đưa ra các cách giải quyết mới lạ mang
tính đột phá đầy hiệu quả.
3. Các đặc điểm và hành vi chính:
Đặc điểm và hành vi của người lãnh đạo là những nhân tố quyết định của
lãnh đạo uy tín. Những nhà lãnh đạo uy tín thường có yêu cầu cao về quyền lực,


sự tự tin và lòng quyết tâm vào ý tưởng và lòng tin của mình. Các hành vi lãnh
đạo có thể giải thích cách thức một người lãnh đạo uy tín gây ảnh hưởng đến
thái độ và hành vi của cấp dưới. Các hành vi đó là:
(1) Truyền đạt một tầm nhìn có tính thuyết phục.
(2) Sử dụng hình thức truyền đạt mạnh mẽ, có tính biểu đạt cao khi giải thích
tầm nhìn.
(3) Chịu rủi ro cá nhân và chịu sự thiệt thòi để đạt được tầm nhìn đề ra,
(4) Thể hiện những sự kỳ vọng cao,
(5) Thể hiện lòng tin đối với cấp dưới,
(6) Xây dựng những tiêu chuẩn về hành vi phù hợp với tầm nhìn,
(7) Quản lý được những ấn tượng đối với cấp dưới của người lãnh đạo,
(8) Xây dựng đặc điểm riêng của nhóm hoặc tổ chức
(9) Tăng quyền lực cho cấp
4. Các cách thức ảnh hưởng:
Cá tính mạnh mẽ của người lãnh đạo uy tín tạo ra ảnh hưởng lớn đối với
một số cấp dưới. Khi đó cấp dưới sẽ bắt chước hành vi của người lãnh đạo, thực
hiện các yêu cầu của người lãnh đạo và nỗ lực hết sức mình để làm lãnh đạo hài
lòng.
Những người lãnh đạo uy tín có thể tăng cường đặc trưng cá nhân bằng
cách liên hệ tự đánh giá của cấp dưới với giá trị chung và đặc điểm vai trò của
cả nhóm. Bằng cách nhấn mạnh đến tầm quan trọng về mặt tư tưởng và của

nhiệm vụ và năng lực của nhóm để thực hiện được nhiệm vụ đó, có thể làm cho
nhóm thấm nhuần đặc điểm phân biệt với các nhóm khác. Ngoài ra có thể làm
tăng đặc trưng xã hội bằng cách sử dụng một cách hiệu quả các khẩu hiệu, biểu
tượng (cờ, huy hiệu, đồng phục...), các nghi lễ ( bài hát của tổ chức, các lễ kỷ
niệm...).
Trong một số trường hợp người lãnh đạo uy tín tác động đến cấp dưới để
tiếp thu những giá trị mới. Những người lãnh đạo uy tín đưa ra một tầm nhìn
miêu tả mục tiêu công việc về mặt tư tưởng phản ánh được các giá trị của cấp


dưới. Bằng cách nhấn mạnh đến đặc điểm mang tính biểu tượng và tư tưởng của
công việc, người lãnh đạo làm cho các giá trị đó trở lên ý nghĩa hơn, anh hùng
hơn và đúng đắn hơn về mặt đạo đức. Hình thức tiếp thu phổ biến nhất là khi
cấp dưới nhìn nhận vai trò công việc của mình liên kết không thể tách rời với tự
đánh giá và giá trị bản thân. Họ đảm nhiệm công việc bởi họ cho đó là một phần
bản chất và số mệnh của họ.
Động cơ công việc cũng phụ thuộc vào sự đánh giá hiệu quả cá nhân và
tập thể. Người lãnh đạo uy tín có thể tăng cường việc đánh giá hiệu quả của cấp
dưới bằng cách thể hiện sự tin tưởng rằng họ có thể hoàn thành được mục tiêu
công việc của cá nhân và tập thể và bằng cách khen thưởng những thành tích
của cấp dưới.
Các lãnh đạo uy tín thường tạo ra những tình huống có tính chất khẩn cấp
khiến cấp dưới phải nỗ lực hơn để đáp ứng yêu cầu cao của lãnh đạo.
II. Lãnh đạo chiến lược:
1. Bản chất của lãnh đạo chiến lược:
Lãnh đạo chiến lược là phương thức mà các nhà lãnh đạo chi phối các giá
trị và tình cảm của cấp dưới trong tổ chức mà họ lãnh đạo. Cấp dưới của lãnh
đạo chiến lược luôn cảm thấy tin tưởng, khâm phục, trung thành và kính trọng
lãnh đạo. Theo tác giả Bass (1985,1986), người lãnh đạo chiến lược làm tăng
động cơ làm việc cho cấp dưới bằng cách:

(1) Giúp họ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của kết quả công việc,
(2) Khuyến khích họ đặt lợi ích của tổ chức, của nhóm lên trên lợi ích cá
nhân
(3) Kích hoạt những yêu cầu cao cấp hơn của họ.
2. Điều kiện thuận lợi:
Theo Bass (1996, 1997), lãnh đạo chiến lược được xem là hiệu quả trong bất
kỳ hoàn cảnh hoặc nền văn hoá nào. Lãnh đạo chiến lược có thể phù hợp với bất
kỳ tổ chức nào ở bất kỳ cấp nào.
3. Đặc điểm hành vi của người lãnh đạo chiến lược:


Hành vi lãnh đạo chiến lược được miêu tả theo hai nhóm hành vi là hành vi
chuyển đổi và hành vi giao dịch. Lý thuyết của Bass ( 1985 ), Bass và Avolio (
1990 ) đề cập tới bốn loại hành vi chuyển đổi: ảnh hưởng lý tưởng hóa, sự
khuyến khích về trí tuệ, sự quan tâm cá nhân cụ thể và động cơ truyền cảm
hứng
Ảnh hưởng lý tưởng hóa là hành vi gợi lên sự xúc cảm mạnh mẽ của cấp
dưới và sự đồng cảm với người lãnh đạo.
Sự khuyến khích về trí tuệ là hành vi làm tăng nhận thức của cấp dưới về
vấn đề gặp phải và khiến cấp dưới nhìn nhận vấn đề theo một phương diện mới.
Sự quan tâm cá nhân cụ thể bao gồm việc hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn
cho cấp dưới các cách thức giải quyết vấn đề.
Động cơ truyền cảm hứng bao gồm việc truyền đạt một tầm nhìn có tính
thuyết phục, sử dụng các biểu tượng để tập trung nỗ lực của cấp dưới và để hình
thành các hành vi phù hợp.
Hành vi giao dịch bao gồm ba loại là sự khen thưởng bất ngờ, quản lý thụ
động theo trường hợp ngoại lệ và quản lý chủ động theo trường hợp ngoại lệ
Hành vi khen thưởng bất ngờ bao gồm việc xác định khối lượng công việc
cần thiết để được khen thưởng và việc sử dụng những ưu đãi và phần thưởng bất
ngờ để tác động đến động cơ.

Quản lý thụ động theo trường hợp ngoại lệ bao gồm việc sử dụng những
hình phạt bất ngờ và những hành động sửa chữa sai lầm để đối phó với những
sai lệch rõ ràng so với tiêu chuẩn hoạt động có thể chấp nhận được.
Quản lý chủ động theo trường hợp ngoại lệ là việc tìm ra các lỗi mà các nhân
viên mắc phải và áp dụng các quy tắc để tránh cho nhân viên mắc phải các lỗi
này.
4. Các cách thức ảnh hưởng.
Cách thức ảnh hưởng cơ bản của lãnh đạo chiến lược gắn liền với sự giải
thích tầm nhìn có tính thuyết phục liên hệ mục tiêu công việc với các giá trị và
lý tưởng của cấp dưới. Một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu của tổ chức sẽ giúp


mọi người hiểu rõ mục đích, mục tiêu và các ưu tiên của tổ chức. Tầm nhìn này
đóng vai trò củng cố lòng tự trọng và ý thức về mục đích chung của tổ chức.
Lãnh đạo chiến lược cũng có thể gắn liền với đặc trưng cá nhân vì sự ảnh
hưởng được lý tưởng hoá thường dẫn đến sự quy kết uy tín của cấp dưới cho
lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo chiến lược cũng thường hay sử dụng hình thức kích thích
tâm lý và quan tâm cụ thể cá nhân.
Các nhà lãnh đạo chiến lược luôn thể hiện lòng tin vào cấp dưới và khi đó
cấp dưới sẽ cố gắng làm việc tốt để đáp ứng với sự tin tưởng đó.
Người lãnh đạo chiến lược cũng thường gây ảnh hưởng với cấp dưới nhằm
làm tăng sự quyết tâm của cấp dưới bằng cách làm tốt công việc để làm một tấm
gương cho cấp dưới noi theo.
Tăng quyền lực cho cấp dưới cũng là một cách mà lãnh đạo chiến lược thực
hiện nhằm khuyến khích, tạo động lực cho cấp dưới làm việc nhiệt tình và có
hiệu quả hơn.
III. SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH GIỮA LÃNH ĐẠO UY TÍN VÀ LÃNH ĐẠO
CHIẾN LƯỢC
Một số nhà nghiên cứu coi hai hình thức lãnh đạo trên là tương đồng về bản

chất. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà nghiên cứu khác lại coi đây là hai hình thức
lãnh đạo riêng biệt và có một số điểm chồng chéo. Ngay trong số những nhà
nghiên cứu coi đây là hai hình thức lãnh đạo riêng biệt thì vẫn có sự bất đồng
quan điểm về khả năng có thể xảy ra trường hợp có những nhà lãnh đạo vừa
mang phong cách của lãnh đạo uy tín đồng thời cũng mang luôn đặc điểm của
lãnh đạo chiến lược (Yuk, 1999).
Sự không rõ ràng về khái niệm và sự thiếu nhất quán trong các định nghĩa
khiến việc so sánh giữa lãnh đạo chiến lược và uy tín trở nên rất khó khăn.
Thậm chí việc so sánh các lý thuyết viết về cùng một loại lãnh đạo cũng không
dễ. Trong những năm gần đây, các lý thuyết chính về lãnh đạo uy tín đã được
điều chỉnh và tiến sát đến các lý thuyết về lãnh đạo chiến lược.


Một số lý thuyết về lãnh đạo chiến lược chính đã được điều chỉnh để bổ sung
một số hành vi lãnh đạo hiệu quả. Thuật ngữ chiến lược đã được nhiều nhà
nghiên cứu định nghĩa bao gồm bất kỳ loại hình lãnh đạo nào hiệu quả, bất kể
cách thức ảnh hưởng cơ bản là gì. Sau khi cùng nhau nghiên cứu và thảo luận
nhóm chúng tôi đánh giá có một số sự khác biệt chính giữa lãnh đạo Uy tín và
lãnh đạo Chiến lược như sau:
Một đặc điểm phân biệt rõ nhất giữa hai loại lý thuyết lãnh đạo đó là sự
chú trọng đến uy tín và đặc trưng cá nhân. Bản chất của uy tín được cấp dưới,
những người phụ thuộc vào sự hướng dẫn và truyền đạt của lãnh đạo, hiểu là sự
phi thường. Uy tín được quy kết và đặc trưng cá nhân là nội dung trọng tâm của
lý thuyết của Conger & Kanungo (1998). Bass (1985) cho rằng uy tín là yếu tố
cần thiết của lãnh đạo chiến lược tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng một người
lãnh đạo có thể có uy tín nhưng không hẳn là lãnh đạo chiến lược. Bản chất của
lãnh đạo chiến lược có vẻ như là kích thích sự phát triển về khả năng của cấp
dưới, truyền cảm hứng và làm tăng quyền lực cho cấp dưới. Những tác động
này có thể làm giảm sự hình thành uy tín đối với người lãnh đạo. Vì vậy, các
cách thức ảnh hưởng cần thiết trong lãnh đạo chiến lược có thể không hoàn

toàn phù hợp với cách thức ảnh hưởng của lãnh đạo uy tín, vốn liên quan
đến sự phụ thuộc vào một người lãnh đạo phi thường.
Nhiều hành vi lãnh đạo trong các lý thuyết về lãnh đạo uy tín và lãnh đạo
chiến lược có vẻ như giống hệt nhau, tuy nhiên có thể có những sự khác biệt
quan trọng. Những người lãnh đạo chiến lược có thể làm những việc làm
tăng quyền lực cho cấp dưới và làm cho họ bớt phụ thuộc vào lãnh đạo, ví
dụ như phân quyền cho các cá nhân, phát triển kỹ năng và củng cố sự tự tin cho
cấp dưới, thành lập các nhóm tự quản, cho cấp dưới tiếp cận trực tiếp những
thông tin nhạy cảm, loại bỏ những sự kiểm soát không cần thiết, xây dựng văn
hóa vững mạnh để hỗ trợ cho việc tăng quyền lực cho cấp dưới. Người lãnh
đạo uy tín sẽ làm những việc hữu ích để nuôi dưỡng hình ảnh về năng lực


phi thường, ví dụ như quản lý ấn tượng, hạn chế thông tin, các hành vi lạ
thường và chấp nhận rủi ro cá nhân.
Một số điểm khác biệt nữa giữa lãnh đạo chiến lược và lãnh đạo uy tín đó
là mức độ phổ biến, điều kiện thuận lợi và phản ứng đặc trưng của mọi người.
Theo Bass, người lãnh đạo chiến lược thường phổ biến hơn và có thể có
trong bất kỳ một tổ chức nào ở bất kỳ cấp nào, và loại hình lãnh đạo này
nói chung phù hợp với tất cả các hoàn cảnh (Bass, 1996, 1997). Ngược lại,
người lãnh đạo uy tín rất hiếm và sự xuất hiện của người lãnh đạo này
thường phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi (Bass, 1985; Beyer,
1999; Shamir & Howell, 1999). Họ thường là những doanh nhân có tầm nhìn và
thành lập nên một tổ chức mới, hoặc là những nhà cải cách nổi lên trong một tổ
chức có sẵn khi bộ máy lãnh đạo chính thức không thể giải quyết được cuộc
khủng hoảng xảy ra và các giá trị truyền thống, lòng tin bị nghi ngờ. Phản ứng
của mọi người đối với lãnh đạo uy tín thường là cực đoan và phong phú hơn là
phản ứng đối với những lãnh đạo chiến lược (Bass, 1985). Phản ứng này giúp
giải thích tại sao nhiều nhà lãnh đạo chính trị uy tín lại là mục tiêu ám sát.
Ta có bảng tổng hợp nghiên cứu sự khác biệt giữa lãnh đạo uy tín và lãnh

đạo chiến lược như sau:
TIÊU CHÍ

LÃNH ĐẠO UY TÍN

LÃNH ĐẠO CHIẾN

LƯỢC
Lãnh đạo uy tín là phong cách Lãnh đạo chiến lược là
Bản chất

lãnh đạo mà nhà lãnh đạo tỏ ra phương thức mà các nhà lãnh
là một nhân vật phi thường có đạo chi phối các giá trị và
tầm nhìn chiến lược cùng với tình cảm của cấp dưới từ đó
sự quyết tâm cao, cực kỳ tự tin, khuyến khích sự phát triển về
có phong cách ứng xử đặc biệt, khả năng của ấp dưới, truyền
khiến cho các thành viên trong cảm hứng làm việc cho cấp
tổ chức vô cùng kính trọng, coi dưới và tăng cường quyền lực
như thần tượng. Cấp dưới tin cho cấp dưới. Và do vậy, cấp


tưởng vào lãnh đạo, sẵn sàng dưới cảm thấy tin tưởng,
tuân thủ theo lãnh đạo và họ khâm phục, kính trọng và
tận tâm với nhiệm vụ của trung thành với lãnh đạo
nhóm hoặc tổ chức.
Lãnh đạo uy tín ảnh hưởng đến Cách thức ảnh hưởng cơ bản
Cách

thức cấp dưới của họ bằng cá tính của lãnh đạo chiến lược gắn


ảnh hưởng

mạnh mẽ, tầm nhìn chiến lược, liền với sự giải thích tầm nhìn
tính quyết tâm cao, sự tự tin và có tính thuyết phục liên hệ
cách ứng xử lạ thường đầy mục tiêu công việc với các
nhiệt huyết.

Các lãnh giá trị và lý tưởng của cấp

đạo uy tín thường tạo ra những dưới. Một tầm nhìn rõ ràng
tình huống có tính chất khẩn về mục tiêu của tổ chức sẽ
cấp khiến cấp dưới phải nỗ lực giúp mọi người hiểu rõ mục
hơn để đáp ứng yêu cầu cao đích, mục tiêu và các ưu tiên
của lãnh đạo.
của tổ chức.
Người lãnh đạo uy tín thường Những người lãnh đạo chiến
Đặc

điểm làm những việc hữu ích để lược có thể làm những việc

hành vi

nuôi dưỡng hình ảnh về năng làm tăng quyền lực cho cấp
lực phi thường của cá nhân.

dưới và làm cho họ bớt phụ

Mức độ phổ

thuộc vào lãnh đạo.

Người lãnh đạo uy tín rất hiếm Người lãnh đạo chiến lược

biến.

và sự xuất hiện của người lãnh thường phổ biến hơn và có
đạo này thường phụ thuộc vào thể có trong bất kỳ một tổ
hoàn cảnh và điều kiện thuận chức nào ở bất kỳ cấp nào, và
lợi .

loại hình lãnh đạo này nói
chung phù hợp với tất cả các
hoàn cảnh.


PHẦN III
KẾT QUẢ THẢO LUẬN CỦA NHÓM VỀ LÃNH ĐẠO UY TÍN VÀ
LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC
Sau khi nghiên cứu và thảo luận về lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược.
nhóm xin đưa ra một số nhận định sau:
Các yếu tố hoàn cảnh đặc biệt quan trọng đối với lãnh đạo uy tín vì khả
năng phi thường của người lãnh đạo có vẻ rất hiếm và có thể phụ thuộc nhiều
vào đặc điểm hoàn cảnh. Một quan điểm khác cho rằng khủng hoảng không
phải là một điều kiện ần thiết quyết định đến hiệu quả của lãnh đạo uy tín. Tuy
nhiên lãnh đạo uy tín thường được áp dụng khi một nhóm hoặc một tổ chức
đang gặp rắc rối nghiêm trọng và chưa xác định được giải pháp để duy trì sự tồn
tại và thịnh vượng của tổ chức đó trong khi các thành viên thì hoang mang lo
sợ.
Có thể nói, cho dù đứng dưới bất kỳ một quan điểm nào đi nữa, thì người
lãnh đạo uy tín cũng phải là những nhà lãnh đạo có năng lực phi thường, có một
tầm nhìn chiến lược, có quyết tâm cao, cực kỳ tự tin, có một cách ứng xử lạ

thường đầy nhiệt huyết từ đó họ có thể tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc và lạ
thường đối với cấp dưới, khiến cho cấp dưới sẵn sàng tuân thủ theo lãnh đạo và
tận tâm với nhiệm vụ của nhóm hoặc tổ chức. Các nhà lãnh đạo uy tín có thể có
những ảnh hưởng to lớn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp.
Tuy nhiên kết quả không phải lúc nào cũng có lợi bởi vì hầu hết các nhà
lãnh đạo uy tín đều có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với cấp dưới và
tổ chức. Nhiều doanh nhân có thể tạo lập nên được các công ty làm ăn phát đạt
lại là những người bạo ngược, có những quyết định hồ đồ nhất thời khiến công
ty sụp đổ. Định hướng quyền lực cá nhân của những nhà lãnh đạo này khiến cho
họ trở nên thiếu nhạy cảm, chuyên quyền, bốc đồng và bảo thủ. Họ chú ý cống
hiến cho bản thân hơn là cho những lý tưởng. Họ có thể sử dụng những biện


pháp tư tưởng nhưng chỉ để giành lấy quyền lực, sau đó lãng quên tư tưởng đó
hoặc thay đổi tuỳ tiện để phục vụ lợi ích cá nhân của người lãnh đạo. Họ cố
gắng chi phối và khuất phục cấp dưới bằng cách luôn muốn cho cấp dưới yếu ớt
và phải phụ thuộc vào người lãnh đạo. Thẩm quyền đưa ra các quyết định quan
trọng chỉ nằm trong tay người lãnh đạo và những biện pháp thưởng, phạt được
sử dụng để thao túng và kiểm soát cấp dưới. Thông tin bị hạn chế và chỉ được
sử dụng để duy trì hình ảnh một nhà lãnh đạo luôn luôn đúng hoặc để cường
điệu hoá những mối đe doạ bên ngoài đối với tổ chức.
Quyết định của lãnh đạo phản ánh mục đích đạt được sự tự tôn cá nhân và
quyền lực của lãnh đạo hơn là quan tâm đến quyền lợi của cấp dưới. Những
người lãnh đạo uy tín tích cực thường cố gắng tận tâm cho mục tiêu chung và
thường tạo ảnh hưởng có lợi cho tổ chức. Tuy nhiên, văn hóa thành tích mà
những người lãnh đạo tích cực này nuôi dưỡng cũng có thể để lại những hậu
quả không mong muốn nếu cấp dưới không được quan tâm. Ví dụ như là: tạo ra
sự căng thẳng thái quá, tư tưởng tự cho mình là nhất, sự cô lập và thiếu sự hợp
tác cần thiết giữa các thành viên và giữa các bộ phận trong tổ chức. Như vậy có
thể nói lãnh đạo uy tín có tính rủi ro, chúng ta không thể đoán được kết quả sẽ

như thế nào nếu trao quá nhiều quyền lực cho một cá nhân lãnh đạo với hy vọng
vô lý là người đó có thể thự hiện được tầm nhìn cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Lịch sử cho thấy nhiều vị lãnh đạo uy tín đã gây ra những cái chết oan,
sự phá huỷ và sự đau khổ trong cách thức xây dựng chế độ, lãnh đạo cách mạng
hay thành lập một tôn giáo. Một số tác giả( Bryman, 1992: Schein, !992: Trice
& Beyer, 1993 ) đã chỉ trích quan niệm rằng lãnh đạo uy tín là phương thuốc
tiên để giải quyết vấn đề của các tổ chức có quy mô lớn hay không phải trong
mọi trường hợp những người lãnh đạo uy tín đều thích hợp với những vị trí
quan trọng trong các cơ quan nhà nước và tư nhân.
Các nhà lãnh đạo chiến lược giúp cấp dưới nhận thức rõ hơn tầm quan
trọng và giá trị của công việc và khuyến khích cấp dưới đặt lợi ích cá nhân dưới
mục tiêu chung của tổ chức. Người lãnh đạo xây dựng kỹ năng và lòng tự tin


cho cấp dưới để chuẩn bị cho họ gánh vác trách nhiệm mới trong tổ chức.
Người lãnh đạo sẽ hỗ trợ và khuyến khích khi cần thiết để duy trì lòng nhiệt
huyết và nỗ lực trong hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, cấp dưới thường tin tưởng và
kính trọng người lãnh đạo và họ có động lực làm việc nhiều hơn những gì họ
được kỳ vọng ban đầu.
Theo Bass ( 1996, 1997 ), lãnh đạo chiến lược được xem là hiệu quả trong
bất kỳ hoàn cảnh hoặc nền văn hoá nào. Nhiều tác giả đã đưa ra các tiêu chí
đánh giá tính hiệu quả của lãnh đạo và đã đi đến kết luận rằng trong hầu hết các
trường hợp hình thức lãnh đạo chiến lược đều đúng ở khía cạnh này hay khía
cạnh khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lãnh đạo chiến lược lúc nào
cũng hiệu quả như nhau trong mọi trường hợp hoặc có khả năng áp dụng như
nhau.
Từ những phân tích trên nhóm chúng tôi đã đi đến kết luận rằng chúng tôi
thích làm việc dưới quyền một nhà lãnh đạo chiến lược hơn bởi vì loại hình
lãnh đạo này có nhiều ưu điểm và ít nhược điểm hơn so với loại hình lãnh đạo
uy tín. Trong thời đại cạnh tranh gay gắt như ngày nay, bất cứ một doanh

nghiệp nào muốn tồn tại được cũng cần phải có những người lãnh đạo có khả
năng xây dựng một chiến lược đúng đắn giúp cho công ty có thể tận dụng có
hiệu quả các nguồn lực đang có.
Không có một vị lãnh đạo nào có khả năng làm tất cả mọi việc, việc phân
cấp hay uỷ quyền cho cấp dưới quyết định một phần công việc là một yêu cầu
tất yếu. Muốn vậy thì người lãnh đạo phải có một tầm nhìn chiến lược tốt, có
khả năng phát triển các kỹ năng cho nhân viên cũng như là biết cách khuyến
khích và thúc đẩy nhân viên hăng hái làm việc nhằm hoàn thành mục tiêu chung
của tổ chức. Theo quan điểm của nhóm chúng tôi thì một nhà lãnh đạo chiến
lược sẽ có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này và sẽ lãnh đạo tổ chức
ngày một phát triển thịnh vượng hơn.


Tài liệu tham khảo
- Giáo trình môn “ Phát triển khả năng lãnh đạo” của trường Đại học
Griggs
- Sách “Lãnh đạo trong tổ chức” của trường Đại học Griggs
- Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo – NXB Chính trị quốc gia
năm 2002.
- Tài năng của người lãnh đạo, lãnh đạo quản lý trong thế giới phẳng –
Nhóm sức sống mới tổng hợp.
- Sách “ 90 ngày đầu tiên làm lãnh đạo” của tác giả Michael Watkins
- 78 câu hỏi dành cho người lãnh đạo của tác giả Chrisclarke-Epstein
- Các trang web điện tử.



×