Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai 29 qua trinh dang nhiet dinh luat boilo mariot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.2 KB, 7 trang )

Họ và tên sinh viên: TRẦN LÊ TRANG
Soạn ngày: 06/ 03/ 2012
Dạy ngày: 14/03/2012
Lớp : 10A5
Tiết: 4

Tiết số (theo PPCT): 62

TÊN BÀI DẠY: BÀI 29. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT.
ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức
- Hiểu được khái niệm trạng thái của chất khí và các thông số trạng thái của chất khí.
- Hiểu được khái niệm quá trình biến đổi trạng thái của chất khí, khái niệm đẳng quá
trình. Từ đó xây dựng được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.
- Xây dựng và phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Làm quen dạng đồ thị biểu
diễn sự thay đổi trạng thái của khí đối với quá trình đẳng nhiệt.
2. Kỹ năng
- Bồi dưỡng kỹ năng tự thiết kế phương án thí nghiệm để khảo sát mối liên hệ giữa
các thông số trạng thái của lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ thị trong vật lí, cụ thể là đồ thị biểu diễn sự thay đổi
trạng thái của chất khí khi nhiệt độ không đổi, trong các hệ tọa độ (p,V), (p,T),
(V,T).
3. Tình cảm, thái độ
- Có thái độ say mê nghiên cứu các hiện tượng thực tế, vận dụng kiến thức được học,
cụ thể là định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt để giải thích chúng (ví dụ: bịt 1 đầu bơm xe
đạp rồi bơm thì thấy có cảm giác hút – đẩy ở tay; hay khi thổi bóng bay; hay trò
chơi bắn súng bằng cây trúc – quả xoan, hay khi tiêm thuốc bằng xi-lanh hoặc giữ
1 đầu xi-lanh rồi cho xi-lanh hút – đẩy khí,…)
-Có thái độ nghiêm túc trong thực nghiệm, tôn trọng thực nghiệm, tích cực liên hệ
giữa kiến thức được học với thực tế.


1.

II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên:
-Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm phần kiểm tra bài cũ.
-Tranh minh họa thí nghiệm nghiên cứu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
-Các số liệu thực nghiệm đã tiến hành, bảng phụ vẽ đồ thị biểu diễn đường đẳng nhiệt
trong các hệ tọa độ (p,V), (p,T), (V,T).
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức của bài trước: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử
chất khí.
1.


III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.

Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV

Ổn định trật tự lớp, yêu cầu
lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm về thuyết động học
phân tử của chất khí (treo
bảng phụ, gọi 1 HS lên bảng)
+ Trình bày định nghĩa khí lí
tưởng (gọi 1 HS trả lời)
- Nhận xét câu trả lời, sửa
chữa, bổ sung.

-

Hoạt động của
HS
- Lớp trưởng báo
cáo sĩ số lớp.

Nội dung kiến thức

-

1 em lên bảng
làm bài.



1 em dưới lớp
trả lời.
Nghe, ghi nhớ.



-

Thuyết động học phân tử
chất khí: ND thuyết trong SGK
trang 153.
Định nghĩa khí lí tưởng:
Chất khí trong đó các phân tử
được coi là các chất điểm và chỉ

tương tác khi va chạm được gọi
là khí lí tưởng.

Tìm hiểu bài mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái
của chất khí.
2.

Hoạt động của GV


Yêu cầu HS nghiên cứu nội
dung phần I trong SGK để
cùng đưa ra các khái niệm
cơ bản
Khái niệm trạng thái của
chất khí: Trạng thái của một
lượng khí được xác định
bằng thể tích V, áp suất p,
nhiệt độ tuyệt đối T. (lưu ý
cho HS cách quy đổi đã học
từ cấp dưới: T (K) = t (oC) +
273 và yêu cầu HS làm rõ các
khái niệm thể tích,áp suất,
nhiệt độ của 1 lượng khí xác
định)
Khái niệm các thông số trạng
thái của chất khí: các đại
lượng dùng để xác định
trạng thái của chất khí (p, V,


Hoạt động của
Nội dung kiến thức
HS
Nghiên cứu SGK,
I/ Trạng thái và quá trình
trả lời các câu hỏi. biến đổi trạng thái
- Nghe, ghi nhận.
1. Trạng thái
Trạng thái của một lượng khí
được xác định bằng thể tích V,
áp suất p, nhiệt độ tuyệt đối T.
Các thông số trạng thái của
chất khí: p, V, T.
T (K) = t (oC) + 273


T) được gọi là các thông số
trạng thái của chất khí. Giữa
chúng có các mối liên hệ xác
định với nhau.
Khi các thông số trạng thái
của 1 lượng khí thay đổi, ta
nói trạng thái của khí thay
đổi, và gọi là quá trình biến
đổi trạng thái (gọi tắt là quá
trình)
Trong trường hợp trạng thái
của khí thay đổi nhưng có 1
thông số không đổi, ta gọi đó

là đẳng quá trình.

2.

Quá trình biến đổi trạng thái
Khi các thông số trạng thái của
1 lượng khí thay đổi, ta nói
trạng thái của khí thay đổi, và
gọi là quá trình biến đổi trạng
thái (gọi tắt là quá trình)
- Đẳng quá trình: là quá trình
biến đổi trạng thái của chất khí
trong đó có 1 thông số không
thay đổi.

 Hoạt động 2: Nghiên cứu mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của chất khí

khi nhiệt độ không đổi.
Hoạt động của GV




Định nghĩa quá trình đẳng
nhiệt
Dẫn dắt: Từ khái niệm đẳng
quá trình, có thể dự đoán và
đưa ra định nghĩa quá trình
đẳng nhiệt được không?
Đưa ra khái niệm chính xác

về quá trình đẳng nhiệt.
Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
Như trên đã nói, các thông số
trạng thái của 1 lượng khí
xác định có mối liên hệ với
nhau, vậy trong quá trình
đẳng nhiệt, các thông số ấy
có mối liên hệ như thế nào?
Làm thế nào để khảo sát sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các
thông số trạng thái của một
lượng khí xác định khi nhiệt
độ của nó không đổi? (nếu
HS không biết thì gợi ý:
thông thường có 2 cách, đó
là làm thí nghiệm hoặc suy
luận từ lý thuyết đã biết)

Hoạt động của
HS
Quá trình đẳng
nhiệt là quá trình
biến đổi trạng
thái của khí khi
nhiệt độ không
đổi.

-

-


Nội dung kiến thức
II/ Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình biến đổi trạng thái
trong đó nhiệt độ được giữ
không đổi gọi là quá trình đẳng
nhiệt.

III/ Định luật Bôi-lơ – Ma-riốt
1. Thí nghiệm
a) Thiết bị:
Pit-tông – xi-lanh để làm thay
đổi thể tích của lượng khí xác
định.
Làm thí nghiệm. Áp kế để đo áp suất của khí
trong xi-lanh.
Thước thẳng chia độ để đo thể
tích khí trong xi-lanh.
Giá đỡ.
b)Tiến hành thí nghiệm:
Đẩy pit-tông để làm nén hoặc


Hãy xây dựng phương án thí
nghiệm? (gợi ý cho HS từng
bước một, vẽ hình theo tiến
trình xây dựng thí nghiệm)
+ Để tiến hành được thí
nghiệm, đầu tiên ta phải cần
có gì? Có điều kiện gì kèm

theo không?

Trả lời theo gợi
ý của GV

-

giãn khí đến 1 thể tích xác định.
Đo thể tích và áp suất tương
ứng, ghi lại kết quả đo vào
bảng số liệu.

+ Trước tiên ta
cần phải có một
lượng khí xác
định, tức là khôngc) Kết quả thí nghiệm:
thây đổi khối
lượng, sốThể
phân
tử,V (cm3)
tích
Áp suất p (10
do đó lượng khí
+ Nhiệt độ được giữ không
này phải được
đổi, vậy ta cần làm gì để đo
nhốt trong một
được thể tích và áp suất của bình kín.
khí?
+ Đo thể tích ta

d) Nhận xét:
dùng bình chia độ,
+ Khi p tăng thì V cũng tăng
đo áp suất ta dùng
và ngược lại.
áp kế. (sau đó GV
+ Dự đoán & kiểm nghiệm,
gợi ý cách đo thể
tích thông qua đo thấy tích pV = hằng số.
+ Vẽ hình theo hướng
chiều cao của cột
hướng HS đến bộ thí nghiệm khí trong ống trụ
pit-tông, tiếp tục dẫn dắt: để có tiết diện đã
thay đổi thể tích của khối khí, biết)
ta phải làm gì? (nếu HS
+ Dùng 1 pit-tông
không biết thì gợi ý đến việc để nén hoặc giãn
bác sỹ tiêm thuốc)
khí.
+ Khi dùng pit-tông, ta cùng
lúc có thể thay đổi được cả
áp suất và thể tích của khối
khí, tuy nhiên ta cần giữ cho
nhiệt độ không đổi, vậy phải + Dùng dầu nhớt
làm thế nào để hạn chế ma
để bôi trơn và lấp
sát giữa pit-tông và thành
đầy khe hở giữa
bình mà vẫn không làm thay pit-tông và thành
đổi khối lượng của khí ấy?

bình.
(Nếu HS không biết thì gợi ý
đến việc bôi trơn xích xe đạp
hoặc bản lề, ổ khóa cửa)
Treo tranh vẽ minh học cho
thí nghiệm, hướng dẫn cách
thức tiến hành thí nghiệm.
Thông báo kết quả thí
nghiệm đã được nhiều nhà
Nghe hiểu.




khoa học tiến hành nhiều lần
(bảng 29.1 trang 157 SGK)
Yêu cầu HS từ bảng số liệu,
tìm mối quan hệ giữa p và V?
(để HS thoải mái phát biểu,
sau đó hướng đến việc xét
các mối quan hệ đơn giản
trước: cộng, trừ, nhân, chia,
rồi chia lớp thành 4 nhóm
tính theo 4 hướng)
+ Yêu cầu nghiên cứu phần
3 trang 158 SGK, phát biểu
nội dung định luật Bôi-lơ –
Ma-ri-ốt, viết biểu thức lên
bảng.
+ Giải thích tên gọi của định

luật, mở rộng cách viết thứ 2
của định luật:
p1V1 = p2V2
Đường đẳng nhiệt
Định nghĩa đường đẳng
nhiệt.
Yêu cầu HS mô tả hình dạng
của đường đẳng nhiệt đối với
các hệ tọa độ (p, T), (V, T)
tương ứng.
Treo bảng phụ vẽ cả 3 dạng
đồ thị ứng với 3 hệ tọa độ,
giới thiệu đường đẳng nhiệt
trong hệ tọa độ (p, V) là 1
đường hypebol, chỉ ra 1 số
tính chất.

2.


Từ bảng số liệu,
tính (p + V), (p - 
V), (p x V), (p : V),
rút ra nhận xét:
p.V gần đúng bằng
hằng số.



Nghiên cứu SGK,

phát biểu định
luật.
- Ghi chép bài.

-

Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
Nội dung định luật: Trong quá
trình đẳng nhiệt của 1 lượng
khí nhất định, áp suất tỉ lệ
nghịch với thể tích.
Biểu thức của định luật:
:

p

1
V

hay p.V = hằng số

Cách viết khác của định luật:
p1V1 = p2V2
Trong đó: p1V1, p2V2 lần lượt là
áp suất và thể tích tương ứng
của lượng khí ở hai trạng thái 1
và 2.

Nghe, ghi nhận.


Mô tả theo gợi ý
và theo kiến thức
toán đã học.
- Nghe, ghi nhận.







IV/ Đường đẳng nhiệt
Định nghĩa: là đường biểu diễn
sự biến thiên của áp suất theo
thể tích khi nhiệt độ không đổi.
Tính chất: ứng với các nhiệt độ
khác nhau của cùng 1 lượng
khí ta có các đường đẳng nhiệt
khác nhau.
Đường đẳng nhiệt trong các
hệ toạ độ:


+ (p, V) : đường đẳng nhiệt là
đường hypebol.
+ (p, T) : đường đẳng nhiệt là
đường thẳng song song với trục
p.
+ (V, T) : đường đẳng nhiệt là
đường thẳng song song với trục

V.


Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố
Hoạt động của GV





Hoạt động của
HS

Nội dung kiến thức

Vận dụng
Nêu câu hỏi giải thích các
Giải thích dựa trên - Nội dung định luật
hiện tượng thực tế: khi bịt 1
định luật Bôi-lơ – Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
đầu bơm xe đạp rồi bơm thì
Ma-ri-ốt.
thấy có cảm giác hút – đẩy ở
tay; hay khi thổi bóng bay;
hay trò chơi bắn súng bằng
cây trúc – quả xoan, hay khi
tiêm thuốc bằng xi-lanh hoặc
giữ 1 đầu xi-lanh rồi cho xilanh hút – đẩy khí,…
Yêu cầu HS làm bài tập áp
dụng: bài tập 8/ 159 SGK.

+ Phát phiếu học tập.
Theo dõi phiếu
học tập, đọc kỹ đề
bài.
+ Yêu cầu 1 em nêu cách
Nêu cách làm bài
làm. (các bước)
tập: AD cách viết
thứ 2 của định
luật Bôi-lơ – Ma+ Chữa bài lên bảng theo
ri-ốt.
trình tự bài làm đã gợi ý.
Chữa bài vào vở.
- Trạng thái và quá trình biến
đổi trạng thái.
Củng cố
- Định nghĩa qúa trình đẳng
Nhắc lại toàn bộ nội dung bài
nhiệt.
học 1 cách ngắn gọn.
Nghe, ghi nhớ.
- Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
Nhắc nhở nhiệm vụ về nhà:
- Dạng đồ thị biểu diễn quá
học thuộc lý thuyết của bài
trình đẳng nhiệt.
học, làm các bài tập liên
quan đến quá trình đẳng
nhiệt của chất khí (liên quan



đến định luật Bô-lơ – Ma-riốt)
IV/ RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
1.
2.
3.

Nội dung kiến thức
Cách dẫn dắt vấn đề, cách truyền đạt và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề
Sử dụng các phương tiện dạy học

………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
……………....



×