Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MÔ ĐUN THPT 20 SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.32 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS&THPT PHẠM KIỆT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tổ: Toán – Lí - Tin.
Sơn Kỳ, ngày 16 tháng 8 năm 2013

MÔ ĐUN THPT 20
SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thế Khanh.
Trình độ chuyên môn: Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin.
Giảng dạy môn: Tin học.

Căn cứ tình hình thực tế, Trường THCS&THPT Phạm Kiệt - Sơn Hà, và nội
dung đã đăng ký thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm 2013 – 2014 của cá
nhân tôi dưới đậy là nội dung của mô đun THPT20“ Sử dụng các thiết bị dạy học”:
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thiết bị dạy học là công cụ hổ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, làm cho tiết học
trở nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh
nhớ kiến thức lâu và sâu hơn, giúp cho việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.
Trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh,
thông tin khoa học ngày càng nhiều song thời gian dành cho mỗi tiết học trong trường
phổ thông không thay đổi. Để giờ học thực sự được đổi mới, việc sử dụng thiết bị, đồ
dùng dạy học là hết sức cần thiết. Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật
chất giúp cho giáo viên, học sinh tổ chức hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục. Thiết
bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri, vô giác nhưng dưới sự
điều khiển của người giáo viên nó thể hiện được khả năng sư phạm: làm tăng tốc độ
truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn.
Để có một tiết dạy và học thành công, bên cạnh sự nổ lực học tập của học sinh
thì người giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri thức


cho học sinh. Để làm tốt được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng, biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học. Với lý

1


do đó tôi xin chọn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về “sử dụng thiết bị dạy
học”.
II. NỘI DUNG:
Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, làm cho tiết học trở nên
sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến
thức lâu và sâu hơn,giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả. CNTT mở ra triển vọng
to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy và hình thức học. Những phương pháp dạy
học theo cách tiếp cận kiến tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều
điều kiện để ứng dụng rông rãi.
- Người giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri
thức cho học sinh. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng và biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học.
- Người giáo viên phải xác định được đối tượng học sinh mà mình giảng dạy là
ai ? Cần phải dạy như thế nào để phù hợp với đối tượng này ? Người giáo viên phải
biết sử dụng thiết bị dạy học để làm cho tiết dạy trở nên sinh động, dể hiểu. Lý thuyết
được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn. Từ đó
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và kích thích làm cho học
sinh say mê và yêu thích học
1) Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học.
a) Một số vai trò của thiết bị dạy và học
- Cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó
hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm học sinh lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả giáo viên và học sinh; do đó nâng cao hiệu quả

dạy học.
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.
- Nghiên cứu về vai trò của thiết bị dạy học người ta còn dựa trên vai trò của các giác
quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra tỷ lệ kiến thức nhớ được khi học:
+ 20% qua những gì mà ta nghe được.
+ 30% qua những gì mà ta nhìn được.
+ 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được.
+ 80% qua những gì mà ta nói được.
+ 90% qua những gì ta nói và làm được.
b) Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp học sinh học tập có hiệu quả.
- Giúp Học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi
trường sống.
- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận
2


được thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô
phỏng và các phương tiện tương tự.
- Cung cấp kiến thức chung, qua đó học sinh có thể phát triển các hoạt động học tập
khác nhau.
- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích học sinh tham
gia chủ động vào quá trình học tập.
c) Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã
bổ sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:
- Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;
- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;
- Kích thước, màu sắc phù hợp;

- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;
- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.
2) Thiết bị dạy học theo tin học cấp THPT và THCS:
Tùy theo từng môn học khác nhau mà chúng ta sử dụng các thiết bị dạy học khác
nhau sao cho phù hợp với môn học với đối tượng học sinh.
Dưới đây là danh sách các thiết bị dạy học tối thiểu cho môn tin học khối THPT:
Mã thiết
bị
I. DỤNG CỤ
STT

1

2
3

Tên thiết bị

Mô tả chi tiết

Dùng
cho lớp

Loại thông dụng, kết nối được
internet và cài đặt các phần
mềm phục vụ dạy học theo
PTTH2001 Máy vi tính
10,11,12
chương trình giáo dục phổ
thông môn Tin học cấp Trung

học phổ thông.
Máy
chiếu Cường độ sáng tối thiểu 3000
PTTH2002
10,11,12
ANSL và đảm bảo
(Projector)
PTTH2003 Máy in

Loại thông dụng, công nghệ
laser, tốc độ in tối thiểu 8 10,11,12
trang/1phút, điện áp 240v/50Hz.

3

Ghi
chú


Dưới đây là danh sách các thiết bị dạy học tối thiểu cho môn tin học khối THCS:
Số
Mã thiết bị
TT
I. TRANH ẢNH

1

2

Tên thiết bị


Mô tả chi tiết

Kích thước (1090x790)mm
dung sai 10mm, in offset 4
Cấu trúc bên trong
CSTH1001
màu trên giấy couché có
của máy tính
định lượng 200g/m2, cán
láng OPP mờ.
Kích thước (1090x790)mm
Bàn phím có phân dung sai 10mm, in offset 4
CSTH1002 chia màu sắc theo màu trên giấy couché có
định lượng 200g/m2, cán
ngón tay
láng OPP mờ.

Dùng cho Ghi
lớp
chú

6

6

3

Kích thước (1090x790)mm
Mô hình tổ chức cây dung sai 10mm, in offset 4

thư mục và biểu diễn màu trên giấy couché có
CSTH1003
tương ứng trong hệ định lượng 200g/m2, cán
điều hành
láng OPP mờ.

6

4

Kích thước (1090x790)mm
dung sai 10mm, in offset 4
Minh họa về biến màu trên giấy couché có
CSTH1004
nhớ
định lượng 200g/m2, cán
láng OPP mờ.

8

5

Lưu đồ câu lệnh điều
kiện, vòng lặp có số
CSTH1005 lần biết trước, vòng
lặp có số lần chưa
biết trước

8


Kích thước (1090x790)mm
dung sai 10mm, in offset 4
màu trên giấy couché có
định lượng 200g/m2, cán
láng OPP mờ.

II. DỤNG CỤ

Cấu hình đảm bảo chạy
được các phần mềm phục
vụ dạy học theo chương 6,7,8,9
trình GDPT môn Tin học
cấp THCS

8

CSTH2006 Máy vi tính

9

Các phần mềm phục
vụ dạy học theo Đáp ứng yêu cầu cơ bản
CSTH2007 chương trình GDPT trong Chương trình GDPT 6,7,8,9
môn tin học cấp môn Tin học cấp THCS.
THCS

3) Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với
thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

4



Khi lựa chọn các thiết bị dạy và học, phải nghiên cứu kĩ năng đặc điểm nội dung
học tập, ưu (nhược) điểm của từng loại phương tiện để thực hiện cho đồng bộ.
Muốn vậy, khi thiết kế bài dạy (soạn giáo án), cần phải:
- Đề ra kết quả mong đợi (mục tiêu bài học) cho người học để dễ kiểm soát trực
tiếp.
- Thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp với kiến thức đã có, với động lực và
mức độ quan tâm của học sinh bằng cách lựa chọn nội dung và phương pháp dạy
học để liên hệ giữa trình độ của học sinh với mức độ nội dung mà các em kỳ vọng
phải đạt được.
- Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch này trên cơ sở thông tin phản hồi từ phía
người học.
- Cần chú trọng tới những nội dung mang tính khái niệm, nguyện lí chung hơn là
những nội dung mang tính cụ thể, vụn vặt.
a) Dùng thiết bị dạy và học để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh
Dùng thiết bị dạy và học chủ yếu là để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
chứ không đơn thuần chỉ để trình chiếu thông tin hoặc minh hoạ bài dạy.
Các nghiên cứu về cấu trúc tâm lí của hoạt động đã khẳng định rằng, mỗi hoạt động
cụ thể bao giờ cũng có động cơ thúc đẩy hoạt động ấy. Hoạt động gồm các hành
động, mỗi hành động đều nhằm tới một mục đích nào đó. Hành động lại bao gồm
các động tác, tác (tổ hợp của các cử động riêng rẽ) và nó phụ thuộc vào điều kiện,
phương tiện để đạt tới mục đích định trước. Các thành phần của hoạt động trí óc
được gọi là thao tác (chẳng hạn phân tích, tổng hợp, so sánh,...); còn các thành phần
của hoạt động vật chất, biểu hiện bên ngoài thường được gọi là động tác (ví dụ:
cầm, nắm, . . . ).
Như vậy, cách học ở mức độ cụ thể chính là cách tác động của chủ thể đến đối
tượng học (tức nội dung học), nó sẽ phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện học cụ
thể. Khi tổ chức các hoạt động học tập cần chú ý:
- Các hoạt động học tập cần khơi dậy tính tò mò đối với người học (giáo viên cần

khuyến khích người học đặt các câu hỏi tại sao, như thế nào và điều gì sẽ xảy ra
nếu?).
- Các hoạt động học tập phải thiết thực và phù hợp với mức độ phát triển về xã hội
và trình độ của học sinh.
- Các hoạt động học tập phải được liên hệ với những kinh nghiệm sống hàng ngày
của học sinh (theo đó các em sẽ hiểu được ý nghĩa của việc học).
- Học sinh cần đạt được sự thành công và được tôn trọng nếu ta muốn các em có
được thái độ tích cực đối với việc học tập.
- Cần xem xét kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh có được trong chính môi
trường lớp học.
- Cần tính đến bối cảnh ngôn ngữ và văn hoá đa dạng của học sinh.
b) Một số khó khăn chung trong việc sử dụng thiết bị dạy và học.
Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng thiết bị dạy và học ở trường THPT thiết bị
dạy và học thiếu, không đồng bộ; bố trí lớp học và thời khoá biểu không thuận tiện
5


cho việc sử dụng, khai thác, bảo quản thiết bị dạy và học; chưa có quy định bắt
buộc về việc sử dụng thiết bị dạy và học.... Khắc phục khó khăn trên, về nguyên tắc
là phải xây dựng được các phòng học bộ môn (phòng học riêng cho từng bộ môn
hoặc liên môn, tại đó hệ thống phương tiện nghe nhìn đã được lấp đặt cố định, hệ
thống thiết bị dạy học được chuẩn bị sẵn sàng cùng với hệ thống bàn ghế phù hợp
với đặc trưng bộ môn).
Trên đây là nội dung mô đun THPT 20: “Sử dụng các thiết bị dạy học” trong kế
hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 của cá nhân tôi. Kính mong nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của tố chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường

PHÊ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

Giáo viên lập kế hoạch


Nguyễn Nam Cao

Nguyễn Thế Khanh

PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

6



×