Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH MAI

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TIÊU BIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH MAI

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TIÊU BIỂU
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS CAO THỊ HẢO

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em nhận được sự giúp đỡ lớn nhất từ giáo viên
hướng dẫn là PGS.TS. Cao Thị Hảo. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc. Cảm ơn cô đã cho em những chỉ dẫn khoa học quý báu trong việc triển khai luận
văn. Cảm ơn cô đã đồng hành, động viên và giúp đỡ em!
Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận văn em đã nhận được sự giúp đỡ của

các thầy cô trong khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo trường ĐHSP Thái Nguyên. Cảm ơn
các thầy cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các nhà thơ Dương Thuấn, Bùi Thị Tuyết Mai,
Inrasara... đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tiếp cận với tư liệu nghiên cứu. Em xin
cảm ơn gia đình và bạn bè - những người đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và làm luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 8
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 9

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ THIẾU NHI VÀ THƠ THIẾU NHI
DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI .................................. 10
1.1. Khái quát về thơ thiếu nhi Việt Nam ................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 10
1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của thơ thiếu nhi.................................................... 13
1.2. Thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại................................... 20
1.2.1. Diện mạo chung của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ
hiện đại ........................................................................................................................ 20
1.2.2. Thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong dòng chảy chung của thơ thiếu nhi
Việt Nam ..................................................................................................................... 25
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 27
Chương 2: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC
THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ........... 28
2.1. Khung cảnh thiên nhiên mang đậm dấu ấn miền núi dưới góc nhìn trẻ thơ ........ 28
2.1.1. Thiên nhiên miền núi đặc trưng qua bốn mùa .............................................. 28
2.1.2. Thế giới cây cỏ ............................................................................................. 37
2.1.3. Thế giới loài vật............................................................................................ 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii




2.2. Những nếp sống và sinh hoạt gắn bó với trẻ em dân tộc thiểu số ....................... 46
2.2.1. Cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả và niềm vui trẻ thơ trước những
đổi thay trên quê hương .............................................................................................. 46
2.2.2. Những sinh hoạt phong phú, đặc sắc, giàu ý nghĩa văn hóa của trẻ em
dân tộc thiểu số ........................................................................................................... 51
2.3. Trẻ thơ dân tộc thiểu số với những ước mơ, trăn trở và khát vọng ..................... 59

2.3.1. Ước mơ được học tập, hiểu biết về thế giới muôn màu ............................... 59
2.3.2. Những trăn trở và khát vọng của trẻ thơ dân tộc thiểu số ............................ 63
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 67
Chương 3: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN
TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NGHỆ THUẬT ......................................................................................................... 68
3.1. Ngôn ngữ mang sắc thái riêng ............................................................................. 68
3.1.1. Ngôn ngữ thơ ngắn gọn, giản dị ................................................................... 68
3.1.2. Ngôn ngữ thơ giàu âm thanh, hình ảnh ........................................................ 72
3.1.3. Ngôn ngữ thơ mang đậm bản sắc dân tộc .................................................... 75
3.2. Giọng điệu nghệ thuật .......................................................................................... 80
3.2.1. Giọng điệu trong sáng, hồn nhiên ................................................................ 80
3.2.2. Giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh ................................................................ 83
3.2.3. Giọng điệu trữ tình, tha thiết ........................................................................ 86
3.2.4. Giọng điệu suy tư, triết lý ............................................................................. 89
3.3. Kết cấu độc đáo.................................................................................................... 92
3.3.1. Kết cấu tự sự ................................................................................................. 93
3.3.2. Kết cấu hỏi - đáp .......................................................................................... 96
3.3.3. Kết cấu chuỗi sự vật (sự việc) ...................................................................... 97
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 100
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 104
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv





MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nằm trong dòng chảy của văn học Việt Nam, văn học dân tộc thiểu số là
một “tấm thổ cẩm” rực rỡ phản ánh tâm hồn, cuộc sống của 53 dân tộc thiểu số anh
em trên đất nước ta. Với vẻ độc đáo riêng biệt, văn học dân tộc thiểu số đã góp phần
tạo nên sự đa sắc, đa thanh cho nền văn học Việt Nam hiện đại và trở thành một bộ
phận có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn học. Diện mạo văn học
Việt Nam hiện đại chỉ được nhìn nhận một cách trọn vẹn, đầy đủ khi bao hàm trong
đó bộ phận văn học dân tộc thiểu số. Hay nói như nhà thơ Mai Liễu “Đời sống văn
học - nghệ thuật nước nhà không thể thiếu mảng văn học - nghệ thuật các dân tộc
thiểu số” [26, tr. 19]. Và điều này một lần nữa lại được khẳng định tại Nghị quyết
Trung ương V (khóa VIII): “Văn học các dân tộc thiểu số đã có bước tiến đáng kể.
Đội ngũ những nhà văn hóa người dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học nghệ
thuật”. Mặc dù có vai trò và vị trí quan trọng như vậy nhưng trên thực tế, những
nghiên cứu về bộ phận văn học này còn chưa nhiều, chưa rộng rãi. Văn học dân tộc
thiểu số chưa được quan tâm xứng đáng với vị trí của mình, “ảnh hưởng của văn học
nghệ thuật các dân tộc thiểu số còn khá mờ nhạt trong nhận thức và đánh giá của xã
hội nói chung và của cả giới văn học nghệ thuật nói riêng” [22, tr. 10]. Có lẽ chúng
ta cần phải có sự nhìn nhận lại để có thể giới thiệu được cho đông đảo độc giả những
đóng góp và thành tựu của bộ phận văn học này.
1.2. Trong những thập kỷ gần đây văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
đã có nhiều khởi sắc. Điều đó thể hiện rõ ở việc các tác giả dân tộc thiểu số đã mở rộng
đề tài và nội dung phản ánh để mang lại cho bộ phận văn học này “một sức hấp dẫn
riêng, vừa độc đáo trong nội dung phản ánh, vừa đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện”
[46, tr .14]. Một trong những phạm vi được nhiều tác giả dân tộc thiểu số quan tâm chú
ý chính là mảng văn học viết cho thiếu nhi và đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. Những
thành tựu rực rỡ của nền văn học thiếu nhi Việt Nam phải kể đến mảng thơ viết cho
thiếu nhi của các tác giả dân tộc thiếu số. Chúng ta có thể kể đến một số tên tuổi như:
Dương Thuấn, Dương Khâu Luông, Lò Ngân Sủn, Inrasara, Bùi Thị Tuyết Mai, Nông

Thị Ngọc Hòa…Các tác giả này đã dành một phần không nhỏ sự nghiệp sáng tác, thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1




gian của mình để viết cho thiếu nhi. Đồng thời qua những trang thơ đó, họ đã phần nào
khẳng định được vị trí, tên tuổi của mình trong nền văn học các dân tộc thiểu số nói
riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Lựa chọn đề tài “Thơ viết cho
thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu”, chúng tôi hy vọng sẽ chỉ ra
được những nét đặc sắc trong cách nhìn, cách cảm nhận, cách thể hiện rất riêng của các
nhà thơ dân tộc thiểu số khi viết cho thiếu nhi, đồng thời thấy được sự đóng góp to lớn
của họ đối với nền thơ ca thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
1.3. Trong các giáo trình giảng dạy về văn học thiếu nhi, văn học trẻ em ở các
trường đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên tiểu học hay giáo viên mầm non thì vấn
đề văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số chưa được quan tâm, chưa có chỗ đứng. Xuất phát
từ thực tế đó, chúng tôi hy vọng sau khi luận văn “Thơ viết cho thiếu nhi của một số
tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu” hoàn thiện bước đầu sẽ giới thiệu diện mạo của văn
học thiếu nhi dân tộc thiểu số để từ đó có những nhìn nhận khách quan về mảng văn
học đầy sinh động, hấp dẫn này. Đồng thời chúng tôi cũng mong rằng, luận văn có thể
trở thành một tư liệu tham khảo hữu ích của sinh viên chuyên ngành Ngữ văn khi tìm
hiểu về mảng văn học dân tộc thiểu số cũng như văn học thiếu nhi Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận quan trọng của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Bộ phận văn học này đang có những bước tiến đáng kể để khẳng
định vị trí, vai trò của mình trong suối nguồn văn học dân tộc. Các tác giả dân tộc thiểu
số bằng tài năng và tâm huyết của mình đã đưa nền văn học dân tộc trở về với quỹ đạo
vốn có của nó trong đời sống văn học, góp phần quan trọng vào mục tiêu cao cả của
Đảng ta là xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong các công trình nghiên cứu chung về thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại trên đáng chú ý là hai công trình: Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca các
DTTS Việt Nam hiện đại (PGS.TS Trần Thị Việt Trung chủ biên) và Văn học dân
tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Một số đặc điểm (PGS.TS Trần Thị Việt
Trung - TS Cao Thị Hảo). Hai công trình nghiên cứu trên đã dựng lên tương đối hoàn
chỉnh diện mạo của thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại qua các giai đoạn phát
triển cùng với những thành tựu và hạn chế nhất định. Đồng thời, các tác giả cũng đã
đưa ra cái nhìn tổng thể, khái quát về những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2




thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung trong đó có mảng thơ dân tộc. Riêng ở mảng
thơ, người viết đã có cái nhìn khái quát và sự phân tích kỹ lưỡng về những nội dung
chính được các tác giả dân tộc thiểu số đề cập đến trong thơ. Trong đó, nổi bật lên là
hai đề tài chính: đề tài thiên nhiên và đề tài con người miền núi. “Thơ của các tác giả
dân tộc miền núi luôn luôn gắn liền với thiên nhiên, con người miền núi” [46, tr.
173]. Còn ở đề tài thiếu nhi, do diện khảo sát tương đối rộng nên hai công trình trên
mới chỉ nhắc đến một số tác giả có thơ viết cho thiếu nhi như Lò Ngân Sủn, Dương
Thuấn, Dương Khâu Luông mà chưa đi sâu, nghiên cứu cụ thể về vấn đề này….Như
vậy, có thể thấy rằng đề tài thiếu nhi miền núi trong thơ dân tộc thiểu số vẫn chưa
nhận được sự quan tâm, chú ý thích đáng của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhưng vẫn ở góc độ hạn
chế, chủ yếu chỉ tập chung nhiều ở sáng tác của hai nhà thơ dân tộc Tày Dương
Thuấn và Dương Khâu Luông mà chưa có cái nhìn hệ thống, khái quát về đề tài này.
Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học trẻ em đã có nhận xét khái quát về văn
học thiếu nhi miền núi “ngày càng phát triển và ghi nhiều thành tựu với các tác phẩm
tiêu biểu” [18, tr 18]. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh đóng góp quan trọng, nổi bật của

nhà thơ Tày Dương Thuấn đối với mảng thơ thiếu nhi: “Dương Thuấn với hàng loạt
bài thơ viết về con người và mảnh đất vùng cao đã làm cho người đọc càng hiểu và yêu
mến hơn sự hồn nhiên mộc mạc và đời sống tâm hồn chất phác mà biết bao nghĩa tình
gắn bó với cách mạng của đồng bào, nhất là của các em dân tộc thiểu số phía Bắc.
Năm 2010, Tuyển tập thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi được xuất bản song ngữ
(tiếng Kinh và tiếng Tày) đã làm phong phú cho mảng văn học viết về đề tài miền núi
của văn học thiếu nhi Việt Nam” [18, tr 18]. Khẳng định, đề cao vai trò của thơ thiếu
nhi Dương Thuấn đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam, trong bài viết Cảm nhận về
văn học thiếu nhi thế kỷ XXI, tác giả cũng đưa ra nhận xét tinh tế về nội dung cũng
như cảm hứng thơ thiếu nhi của Dương Thuấn: “đó là một thế giới trẻ thơ cùng thiên
nhiên vùng cao hết sức sống động. Đó là cỏ cây hoa trái muôn sắc màu, là tiếng suối
reo, là hòn sỏi thần kì, là tiếng hò săn bắn, là một làn khói sớm với mùi thịt nướng, là
những phong tục tập quán huyền thoại làm mê đắm lòng người…Cảm hứng bao trùm
trong những vần thơ anh viết cho trẻ con là tình yêu tha thiết với bản Hon, với núi rừng
Bắc Kạn. Dương Thuấn đã làm sống dậy cả một nền văn hóa Tày” [43].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3




Trong “Lời giới thiệu Tuyển tập thơ thiếu nhi” (2010) của Dương Thuấn, nhà
nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn đã đưa ra nhận xét, khái quát chung về thế
giới nghệ thuật trong thơ thiếu nhi của Dương Thuấn. Tác giả gọi đó là một “khu
vườn thiếu nhi” mà ở đó nhà thơ “đã mở mang, đã khai phá bao nhiêu năm, nâng niu
từng tấc đất, tỉ mẩn với từng lối đi, từng con suối, từng mỏm đá, từng góc núi, gieo
trồng ở đây đủ những loại cây cỏ của quê hương, chăm nuôi đủ những loại chim thú
của đồng rừng mình, dựng lên đủ những khu vui chơi, lễ hội của dân tộc mình…Vào
đây các cháu có thể ngắm bao nhiêu là hoa, nếm bao nhiêu là quả, nghe thổi khèn,
nghe hát ru, nghe cổ tích, rồi chơi ném còn, ném thia lia, đánh quay, đánh yến, chơi

bập bênh, chơi đu, cưỡi ngựa, bắn nỏ, đi săn trong núi, bơi thuyền trên sông Năng, đi
câu cá và ngắm cảnh hồ Ba Bể…”[33].
Tác giả Vân Thanh - một nhà nghiên cứu luôn tâm huyết, trăn trở với vấn đề
văn học thiếu nhi cũng đưa ra nhận định về thơ thiếu nhi Việt Nam. Mặc dù không đề
cập cụ thể đến thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc song tác giả cũng chỉ ra thành
công đạt được của thơ thiếu nhi nói chung có sự góp sức của các nhà thơ thiếu nhi
dân tộc như Dương Thuấn: “Từ những năm 90 trở lại đây thơ viết cho các em thật sôi
nổi. Trong đó nổi lên những tác giả sớm có phong cách riêng như Nguyễn Hoàng
Sơn với Dắt mùa thu vào phố, Bờ ve ran của Mai Văn Hai, Cưỡi ngựa đi săn của
Dương Thuấn…Các nhà thơ trên đã làm sống hẳn vùng thơ cho các em”[43, tr 214].
Vấn đề thơ thiếu nhi của nhà thơ Dương Thuấn cũng được đề cập khá kĩ trong
khóa luận tốt nghiệp Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn của Mai Việt Hồng.
Trong khóa luận này, thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn được khảo sát qua các
khía cạnh: thế giới thiên nhiên miền núi, thế giới tuổi thơ miền núi, những bài học
đầu tiên về cuộc sống trong thơ. Trong đó, tác giả khóa luận đã đặc biệt đi sâu tìm
hiểu thiên nhiên trong thơ Dương Thuấn dưới con mắt trẻ thơ, “thiên nhiên miền núi
trong thơ Dương Thuấn thật đẹp và thơ mộng, luôn gắn bó hài hoà với cuộc sống con
người”[3, tr.68]. Từ sự khẳng định đó, Mai Việt Hồng đã khám phá thiên nhiên trong
thơ thiếu nhi của Dương Thuấn trên ba phương diện chính: Bức tranh bốn mùa, Thế
giới cây quả, hoa lá và Thế giới loài vật. Bên cạnh đó, thế giới tuổi thơ miền núi
trong thơ Dương Thuấn với “cuộc sống lao động, học tập khó khăn, vất vả” cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4




“không khí sinh hoạt, phong tục, tập quán vui tươi, lành mạnh của người dân tộc
thiểu số” [3, tr 39] cũng được người viết đề cập đến. Về phương diện nghệ thuật,

người viết đã đi sâu vào nghệ thuật thơ thiếu nhi Dương Thuấn trên các vấn đề ngôn
ngữ thơ, hình ảnh thơ và giọng điệu nghệ thuật. Có thể nói công trình nghiên cứu này
đã mang lại một cái nhìn toàn diện, khái quát về toàn bộ thơ thiếu nhi của Dương
Thuấn trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Trong luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn”, tác giả
Phùng Trọng Vĩnh đã đi sâu tìm hiểu không gian nghệ thuật - “khu vườn thiếu nhi”
trong thơ Dương Thuấn. Khu vườn thiếu nhi ấy “được Dương Thuấn dày công xây
đắp, tỉ mẩn tạo dựng từ những chất liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng
ngày của người Tày ở vùng núi Bắc Kạn” [49, tr13]. Và cùng với không gian đó,
người viết cũng khám phá thế giới nhân vật trong thơ Dương Thuấn. Đó “chủ yếu là
những con vật quen thuộc, gần gũi với tâm hồn trẻ thơ miền núi…là sự xuất hiện của
những sự vật, hiện tượng và những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Tất cả tạo
thành một thế giới sống động dành riêng cho trẻ thơ” [49, tr 14]. Bên cạnh đó, nhân
vật trữ tình trong thơ Dương Thuấn gắn với hình ảnh “chú bé bản Hon hóm hỉnh, có
tâm hồn trong sáng, tinh khôi” [49, tr 56] cũng được tác giả đi sâu tìm hiểu. Có thể
nói luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về toàn bộ thế giới nghệ
thuật thơ trong đó có thơ thiếu nhi của Dương Thuấn.
Cùng với thơ thiếu nhi của Dương Thuấn thì thơ thiếu nhi của Dương Khâu
Luông cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Tác giả Nguyễn Đức Thiện trong bài viết “Hồn nhiên như cây lá” đã đưa ra cảm nhận
của mình khi đọc tập thơ thiếu nhi song ngữ Co Nghịu Hưa Cần (Cây gạo giúp
người) của Dương Khâu Luông. Trong đó tác giả nhấn mạnh đặc điểm “hồn nhiên,
chân chất” của tập thơ. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra con đường đi vào tâm hồn trẻ thơ
của Dương Khâu Luông: “Dương Khâu Luông mượn khá nhiều những con vật, những
rừng cây và cảnh sắc thiên nhiên để nói những điều muốn nói với trẻ em” [44].
Tác giả Đỗ Thị Thu Huyền trong bài viết “Dương Khâu Luông: Người hát
trên đất mẹ” cũng đưa ra nhận xét về thơ thiếu nhi của Dương Khâu Luông: “Dương
Khâu Luông đã thể hiện được chất hóm hỉnh, dễ thương trong từng lời thơ, câu chữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5




Để tâm tình, chia sẻ với các em thiếu nhi, Dương Khâu Luông viết bằng những hình
ảnh giản dị mà độc đáo. Đọc bất cứ bài thơ viết cho thiếu nhi nào của anh, ta cũng
thấy thú vị, bất ngờ vì một điều gì đó rất trong sáng, đáng yêu, tươi vui, ngộ nghĩnh.
Cách diễn tả của anh dễ hiểu, sinh động, hồn nhiên đến không ngờ”[8]. Qua nhận xét
đó, người viết đã khái quát những đặc điểm chung nhất trong sáng tác thơ cho thiếu
nhi của nhà thơ Dương Khâu Luông. Đó là giọng điệu hóm hỉnh, hồn nhiên, trong
sáng, tươi vui đi cùng với những hình ảnh giản dị mà độc đáo, gần gũi - những yếu tố
cơ bản làm nên những nét đặc trưng riêng của thơ thiếu nhi.
Khi nghiên cứu về Thơ Dương Khâu Luông, Lý Thị Vương cũng phát hiện ra
nhân vật trữ tình trong thơ Dương Khâu Luông thường là “em nhỏ miền núi chăm
học, chăm làm và rất giàu tình cảm; yêu quê hương, bản làng; yêu cây rừng và các
con vật gần gũi như: mèo, vịt, ong, bò...” [50, tr.19].
Bên cạnh đó, còn một số nhà thơ dân tộc thiểu số khác cũng có thơ viết về
thiếu nhi song các sáng tác của họ chưa được chú ý nhiều mà chỉ được đưa vào các
tuyển thơ thiếu nhi như trường hợp thơ của nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa, Bùi Thị
Tuyết Mai. Một số nhà thơ khác như Inrasara, Lò Ngân Sủn, Triệu Kim Văn… đã có
những tập thơ thể hiện sự tâm huyết với trẻ thơ dân tộc song những tác phẩm này
cũng chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của bạn đọc cũng như các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học.
Từ những khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về thơ viết cho thiếu
nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ
song đây vẫn lĩnh vực còn khá nhiều khoảng trống cần phải quan tâm. Các công trình
nghiên cứu khi tìm hiểu vấn đề này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sáng tác của
một số nhà thơ dân tộc thiểu số quen thuộc viết cho thiếu nhi. Vẫn còn thiếu cái nhìn
hệ thống, khái quát về mảng đề tài thiếu nhi trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam thời

kỳ hiện đại. Tiếp thu những thành quả đã đạt được của những công trình nghiên cứu
về thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số, thực hiện đề tài “Thơ viết cho thiếu nhi của một số
tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu”, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé công sức
của mình vào việc xóa đi khoảng trống trong nghiên cứu về thơ thiếu nhi dân tộc
thiểu số, góp phần đưa ra một cái nhìn mới toàn vẹn, toàn diện hơn về thơ thiếu nhi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6




dân tộc thiểu số nói riêng cũng như thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không tham vọng
khảo sát được tất cả các sáng tác thơ thiếu nhi của các tác giả dân tộc thiểu số mà sẽ
tập trung chủ yếu nghiên cứu các sáng tác của ba nhà thơ tiêu biểu thuộc ba dân tộc,
ba khu vực khác nhau đã có nhiều đóng góp và thành công ở mảng đề tài thiếu nhi
cũng như nhận được sự yêu mến của đông đảo bạn đọc là Dương Thuấn, Lò Ngân
Sủn và Inrasara.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thơ viết cho thiếu nhi của một số tác
giả dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại tiêu biểu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát thơ viết cho thiếu nhi của một số nhà thơ dân tộc thiểu số
nhưng trong đó đi sâu vào thơ viết cho thiếu nhi của ba cây bút thiểu số tiêu biểu:
Dương Thuấn, Inrasara và Lò Ngân Sủn. Cụ thể là:
Tác giả Dương Thuấn với Tuyển tập Dương Thuấn (tập 3, 2010), Nxb Hội
nhà văn.
Tác giả Inrasara với tập thơ Thơ cho tuổi thơ (2003), Nxb Kim Đồng.

Tác giả Lò Ngân Sủn với hai tập thơ: Cái bật lửa trời (1995), Suối Pí Lè
(1996), Nxb Kim Đồng.
Ngoài ra chúng tôi cũng chú ý đến những sáng tác thơ viết cho thiếu nhi của các
tác giả khác để so sánh đối chiếu khi cần thiết nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu, làm rõ khái niệm thơ thiếu nhi và những đặc trưng
cơ bản của thơ thiếu nhi trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua việc tìm hiểu
những thành tựu về đội ngũ tác giả và tác phẩm cũng như việc so sánh, đối chiếu
những nét chung và nét riêng của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong dòng chảy
chung của thơ thiếu nhi Việt Nam, luận văn sẽ có cái nhìn toàn diện và khái quát về
diện mạo thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Luận văn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những nét độc đáo, đặc sắc của thơ thiếu
nhi dân tộc thiểu số trên các phương diện nội dung như: Khung cảnh thiên nhiên miền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7




núi, cuộc sống của thiếu nhi miền núi cùng những ước mơ, trăn trở, hoài bão, khát
vọng qua sự khúc xạ của chính tâm hồn trẻ thơ. Qua đó thấy được những nét phẩm
chất đáng yêu, đáng quý của trẻ thơ miền núi đồng thời khẳng định sự đóng góp mới
mẻ của các nhà thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trên phương diện nội dung.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và khẳng định những
nét độc đáo, đặc sắc của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trên phương diện nghệ thuật
qua một số yếu tố như: ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ và kết cấu thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong một
cái nhìn hệ thống, khái quát để ghi nhận những đóng góp cũng như khẳng định vị trí của
các nhà thơ dân tộc thiểu số trong dòng chảy văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung.
Ở nước ta hiện nay, những công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi chưa
nhiều, các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số trong đó có thơ
thiếu nhi dân tộc thiểu số lại càng hạn chế. Có thể coi đây là một “vùng đất”, một
“lãnh địa” còn nhiều khoảng trống cần được khám phá. Vì vậy, luận văn hoàn thành
sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng bổ khuyết thêm cho những nghiên cứu về thơ
thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng cũng như văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói
chung, góp phần đem lại cái nhìn toàn diện hơn về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
cũng như nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Luận văn khi hoàn thiện cũng góp một tiếng nói ghi nhận những thành tựu
đáng khẳng định của các cây bút dân tộc thiểu số đối với mảng đề tài thiếu nhi, là
nguồn động lực, cổ vũ để các nhà thơ dân tộc thiểu số tích cực, hăng hái hơn nữa với
nguồn cảm hứng về thiếu nhi của mình. Bởi không ai khác mà chính họ với cái nhìn
từ “bên trong” cùng với sự trải nghiệm từ tuổi thơ của chính bản thân mình mới có
thể phản ánh được chân thực nhất, sinh động nhất cuộc sống, tâm hồn, tình cảm cũng
như ước mơ, hoài bão của trẻ thơ dân tộc thiểu số. Hơn nữa, luận văn cũng đưa ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8




một tiếng nói cấp thiết về việc cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước, của
những người làm văn hóa cũng như toàn xã hội thông qua những chính sách, chủ
trương phù hợp về vấn đề văn học dân tộc thiểu số để khẳng định đúng giá trị của bộ
phận văn học này.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm các chương sau:
Chương 1: Khái quát về thơ thiếu nhi và thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại
Chương 2: Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại nhìn từ phương diện nghệ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9




Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THƠ THIẾU NHI VÀ THƠ THIẾU NHI
DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
1.1. Khái quát về thơ thiếu nhi Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Từ xưa tới nay dân tộc ta được coi là một dân tộc coi trọng văn hóa, yêu mến
thơ ca. Thơ ca đã trở thành một món ăn tinh thần, một dòng sữa ngọt ngào nuôi
dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Việt. Trong bộn bề cuộc sống hiện đại với những vất
vả, lo toan, bận rộn thì một lúc nào đó bất chợt trong tâm khảm mỗi người vẫn vọng
về những vần thơ tự thủa ấu thơ như những mạch nước ngầm không bao giờ vơi cạn:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa
Ào ào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn.
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa)
Thơ ca có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người hay nói như R.Gamzatop:
“Nếu như các nhà thơ không tham gia vào việc tạo dựng thế giới này thì thế giới
không trở nên tươi đẹp như thế này…Thiếu thơ ca không gì có thể trở thành chính
nó”. Thơ ca là người dẫn đường, là sứ giả đưa chúng ta đến xứ sở cái đẹp để từ đó
chúng ta có thể tự ý thức, nhận ra chính mình, chính xã hội mà mình đang sống. Và
đặc biệt phải kể đến tầm quan trọng của mảng thơ thiếu nhi đối với cuộc sống con
người. Đây được coi như vườn ươm tâm hồn cho lứa tuổi thơ, giúp các em phát triển
và hoàn thiện nhân cách của mình. Vậy thơ thiếu nhi là gì? Để làm rõ được khái niệm
này trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về văn học thiếu nhi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10




Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, văn học thiếu nhi được hiểu như sau:
“Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa
học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao
gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi
vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn Ki - hô - tê của M. Xéc - van - tex, Rô - bin xơn Cơ - ru - xô của Đ. Đi - phô, Gu - li - vơ du kí của Gi. Xuýt - tơ, Túp lều bác Tôm
của H. Bi - sơ - Xtâu” [4, tr. 412]. Như vậy ở đây, khái niệm văn học thiếu nhi được
các tác giả gắn liền với đối tượng tiếp nhận là độc giả thiếu nhi. Đó có thể là những tác
phẩm được viết ra với mục đích “dành riêng cho thiếu nhi” hoặc chỉ là những “tác
phẩm văn học thông thường” song lại phù hợp và đi vào phạm vi đọc của trẻ thơ.
Đồng thuận với quan niệm trên, Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học trẻ

em đã dùng định nghĩa văn học thiếu nhi của Từ điển thuật ngữ văn học (NXB giáo
dục 1992) để chỉ khái niệm văn học trẻ em. Điều khác biệt là ở đây tác giả đã thay thế
cụm từ văn học thiếu nhi thành cụm từ đồng nghĩa thuần Việt văn học trẻ em để nhấn
mạnh về đối tượng, phạm vi tiếp nhận là lứa tuổi trẻ thơ.
Tác giả Hà Xuân Trường trong bài phát biểu Bàn về vai trò văn học thiếu nhi
cũng đưa ra cách hiểu của mình về văn học thiếu nhi: “Nếu hiểu một cách đầy đủ,
theo tôi nghĩ, văn học thiếu nhi gồm ba bộ phận: văn học về thiếu nhi, văn học cho
thiếu nhi và văn học của thiếu nhi; hai bộ phận sau có những đặc điểm riêng biệt, mà
văn học cho thiếu nhi là bao trùm” [43]. Có thể nhận thấy trong cách hiểu của mình
tác giả đã có sự phân chia rõ ràng các bộ phận hợp thành của văn học thiếu nhi. Văn
học thiếu nhi là một khái niệm rộng trong đó bao gồm các sáng tác về thiếu nhi, cho
thiếu nhi và của thiếu nhi. Tác giả cũng nhấn mạnh bộ phận “văn học cho thiếu nhi”
là bao trùm, đóng vai trò chủ đạo cho nền văn học thiếu nhi.
Như vậy, qua các định nghĩa trên, hiểu một cách chung nhất văn học thiếu nhi
là những sáng tác viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi hoặc là những sáng tác của
chính các em thiếu nhi viết về lứa tuổi mình. Và để đi vào đời sống đọc của trẻ thơ,
những tác phẩm viết cho thiếu nhi nhất thiết phải có nội dung phong phú, hấp dẫn
xoay quanh các vấn đề đời sống, học tập, sinh hoạt, tình cảm của các em, phù hợp với
nhận thức tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của trẻ thơ. Có như vậy, văn học thiếu nhi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11




mới thực sự thực hiện được chức năng “xây dựng con người mới” [43 ,tr. 481] toàn
đức, toàn tài ngay từ lứa tuổi măng non theo như sự ủy thác của Đại hội Đảng lần thứ
IV “phải xây dựng con người mới từ lúc lọt lòng…” và chỉ thị số 18CP của Hội đồng
Chính Phủ: “Văn hóa nghệ thuật giữ một vai trò trọng yếu, là một trong những vũ khí

sắc bén nhất để giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm, nâng cao đạo đức, mở rộng
kiến thức cho thiếu niên nhi đồng” [43].
Thơ thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Với cách hiểu như trên về văn học thiếu nhi thì thơ thiếu nhi cũng có thể được hiểu là
thơ viết cho thiếu nhi, thơ viết về thiếu nhi hay thơ do thiếu nhi viết trong đó thơ viết
cho thiếu nhi đóng vai trò chủ đạo và mang các đặc điểm chung nhất của thơ thiếu
nhi Việt Nam. Với vai trò và sự tác động to lớn của thơ thiếu nhi đối với đời sống tâm
hồn, tình cảm của trẻ thơ, đã có rất nhiều những bài viết cũng như các cuộc hội thảo
thu hút các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thơ thiếu nhi. Chúng ta có thể điểm
qua một số quan niệm, cách hiểu về thơ thiếu nhi của một số tác giả như sau:
Trong bài tham luận tại Hội thảo văn học thiếu nhi nhìn từ miền Đông Nam
Bộ ngày 10.5.2012 ở Đồng Nai, tác giả Phạm Quốc Ca đã đưa ra quan niệm của mình
về thơ thiếu nhi, đó là những tác phẩm “khơi gợi khả năng cảm nhận cuộc sống bằng
mỹ cảm, đem đến cho các em cái hay, cái đẹp giàu nhân tính”[1]. Trong quan niệm
này, tác giả đã nhấn mạnh vai trò, khả năng tác động đặc biệt của thơ thiếu nhi với
lứa tuổi thơ. Đồng thời tác giả cũng khẳng định đây không đơn thuần là vai trò mà
còn là yêu cầu bắt buộc cần đạt được đối với thơ thiếu nhi.
Quan tâm đến cách viết thơ cho thiếu nhi, tác giả Trần Quang Sáng trong bài
viết Đà Nẵng và thơ viết cho thiếu nhi cũng đưa ra ý kiến, cách hiểu của mình về thơ
thiếu nhi “Thơ thiếu nhi tựa như những câu chuyện cực ngắn, gần gũi, song phải
mang nhiều nhạc tính, mang phong vị cổ tích và đồng thoại, lung linh hình ảnh sắc
màu không gian thiên nhiên”[32]. Trong nhận xét đó tác giả đã đưa ra những đặc
điểm nổi bật của thơ thiếu nhi đồng thời đây cũng là một gợi ý quý báu cho những
cây bút trẻ đang say mê, thử sức với mảng đề tài này.
Đồng hướng tiếp cận thơ thiếu nhi của Trần Quang Sáng, tác giả Quang Huy
cũng đưa ra cảm nhận của mình về thế giới nghệ thuật thơ thiếu nhi gắn liền với tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12





chất vui tươi, hồn nhiên, trong sáng: “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng vui tươi, ngộ
nghĩnh. Các em không phải những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô
khan, nghiêm nghị quá mức. Mỗi bài thơ không thể là một bài giáo huấn sống sượng
và lột bỏ mọi sự hồn nhiên, say đắm, dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ” [23].
Trong bài viết Vài suy nghĩ về việc sáng tác văn học cho thiếu nhi, tác giả
Huyền Minh cũng đưa ra cách hiểu của mình về thơ thiếu nhi. Trong cách hiểu đó, thơ
thiếu nhi là thơ của sự “dung dị, chân chất, hồn nhiên, thật thà một cách tự nhiên” [19].
Tóm lại, mặc dù có nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu về thơ thiếu nhi song
điểm chung nhất là các tác giả đã gắn liền thơ thiếu nhi với đối tượng tiếp nhận - đối
tượng trẻ em để từ đó có thể nêu ra một cách khái quát nhất, chính xác nhất về bản
chất của thơ thiếu nhi. Đó là sự trong sáng, giản dị, gần gũi, vui tươi, ngộ nghĩnh về
nội dung và hấp dẫn, lôi cuốn về nghệ thuật thể hiện. Bên cạnh đó, thơ thiếu nhi cũng
gắn liền với chức năng giáo dục - chức năng quan trọng nhất, làm nên chiều sâu cho
mảng thơ ca này.
1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của thơ thiếu nhi
1.1.2.1. Thơ thiếu nhi phản ánh hiện thực qua đôi mắt và tâm hồn trẻ thơ
Do khác nhau về vốn sống, sự trải nghiệm và khả năng tư duy nên trẻ em và
người lớn có cả một khoảng cách về sự nhận thức đời sống. Bởi vậy khác với bộ phận
thơ ca dành cho người lớn, thơ thiếu nhi muốn đi vào đời sống tâm hồn của các em,
các nhà thơ phải hóa thân, nhập vai thành những “nghệ sĩ tí hon”, nhìn cuộc sống
bằng cặp mắt trẻ thơ để có thể đồng điệu với tâm hồn, chạm tới trái tim của các em.
Đó có thể là một nội dung, một đề tài, chủ đề không mới, không xa lạ nhưng cách
phản ánh phải mang đậm dấu ấn trẻ thơ như Võ Quảng - một cây bút tâm huyết với
lứa tuổi măng non đã từng chia sẻ kinh nghiệm viết cho thiếu nhi của mình: “Nội
dung của văn học thiếu nhi cũng là các vấn đề về chủ đề, đề tài, về phương pháp thể
hiện, cũng là các vấn đề thể loại, về phong cách, về ngôn ngữ… Nhưng ở đây, tất cả
những cái đó phải được thể hiện thế nào cho phù hợp với “đôi mắt” và “con tim”

của mỗi lứa tuổi” [43].
Thơ thiếu nhi phản ánh hiện thực qua con mắt và tâm hồn trẻ thơ. Các nhà thơ
thiếu nhi khi sáng tác phải quên bản thân mình đi để “sống lại” tuổi thơ của các em và
hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ. Qua những trang thơ đó, người đọc nhận ra ánh mắt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13




đầy trong trẻo của trẻ thơ khi nhìn nhận, khám phá cuộc sống muôn màu thú vị xung
quanh mình, cái gì cũng đẹp, cái gì cũng hay đầy hấp dẫn dù chỉ là một cái bắp cải
nhỏ trong thơ Phạm Hổ:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa
(Bắp cải xanh - Phạm Hổ)
Chỉ có thể là ánh mắt trẻ thơ mới có thể nhìn thấy mọi vật trong sự tinh khôi,
trong sáng, đáng yêu như vậy. Từ hình ảnh cái bắp cải - một loại rau giản dị hàng
ngày ai cũng từng nhìn thấy song với cách nói, cách miêu tả từ hình dáng, màu sắc
đến việc thể hiện cảm xúc hồn nhiên như vậy thì chỉ có lăng kính của trẻ thơ mới phát
hiện ra. Và có thể nói, nhà thơ Phạm Hổ đã rất thành công khi nói lên tiếng nói của
lứa tuổi thơ. Và cũng chính nhờ sự hóa thân đầy tài tình này mà thơ thiếu nhi Phạm
Hổ đã, đang và sẽ mãi là những hành trang tuổi thơ của thiếu nhi Việt Nam.
Cũng với việc nhìn cuộc sống bằng cặp mắt hồn nhiên, trong sáng, qua lăng
kính trẻ thơ, thơ thiếu nhi Việt Nam còn in đậm dấu ấn tư duy của lứa tuổi thơ. Đó là
sự lý giải, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng của đời sống diễn ra xung quanh các em.

Đó không phải là sự lý giải của khoa học, của trải nghiệm thực tế, thậm chí là phi lý đối
với thế giới người lớn song lại rất logic trong trường liên tưởng, tư duy của các em. Nữ
sĩ Xuân Quỳnh bên cạnh là một nhà thơ tình tài ba còn là một trong những nhà thơ
thiếu nhi xuất sắc của nền thơ ca thiếu nhi Việt Nam. Với phương châm viết cho thiếu
nhi của mình: “Muốn viết cho các em, điều đầu tiên là sự cảm thông với các em chứ
không phải là sự áp đặt. Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình. Nếu muốn
giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em mà nhận xét đánh giá mọi việc.
Cách giải quyết bắt đầu từ đấy” [23], Xuân Quỳnh đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam
những trang thơ hay hấp dẫn, đầy mới lạ về cách tư duy, cách suy nghĩ của trẻ thơ.
Chúng ta hãy lấy bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của nhà thơ làm ví dụ. Bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14




tư duy của trẻ thơ, Xuân Quỳnh đã viết nên một câu chuyện cổ tích bằng thơ với sự lý
giải về nguồn gốc cũng như sự ra đời của thế giới loài người và vạn vật. Trong sự lý
giải đó: Trời sinh ra trước nhất / Chỉ toàn là trẻ con. Trẻ con là chủ nhân đầu tiên của
trái đất và bắt nguồn từ nhu cầu của trẻ con là cần được “bế bồng chăm sóc”, được
nghe hát ru, nghe kể chuyện, được nhìn thấy vạn vật xung quanh mình…nên mới dẫn
đến sự xuất hiện của mẹ, của bà, của mặt trời và muôn thú. Sự phi lý trong thế giới
người lớn nhưng lại rất đỗi hợp lý trong thế giới trẻ con bởi trẻ con luôn có suy nghĩ
mặc định mình là người quan trọng nhất, trung tâm nhất trong gia đình cũng như trong
xã hội. Sống hết mình với trẻ thơ, am hiểu trẻ thơ, Xuân Quỳnh đã làm nên sức hấp
dẫn, sức hút rất riêng cho những trang thơ thiếu nhi của mình.
Và cùng với việc nhìn nhận khám phá thế giới khách quan qua ánh mắt, tâm
hồn trẻ thơ, các nhà thơ thiếu nhi đã thể hiện được một cách chân thực nhất những
tình cảm, cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, đáng yêu của trẻ thơ như những gì vốn có

của nó. Đó có thể là tình cảm bạn bè, tình cảm gia đình, tình cảm anh em ruột thịt,
tình cảm mẹ con giản dị mà thiêng liêng, sâu sắc, ấm áp thông qua cách diễn đạt “rất
trẻ thơ”. Ví dụ như bài thơ “U ốm” của Phạm Hổ đã để lại ngậm ngùi cho người đọc
về những cảm xúc trong sáng, đáng yêu của trẻ thơ dành cho người mẹ của mình:U
ốm nằm nhà/ Không ra đồng được/ U đắp kín chăn/ Mặt quay vào vách/ Em vẫn đi
học/ Đường xa càng xa/ Người em ở lớp/ Bụng em ở nhà…
Nhìn và cảm nhận cuộc sống bằng cặp mắt và tâm hồn trẻ thơ là vậy đó, không
đao to búa lớn, không diễn đạt cầu kì, kiểu cách, các nhà thơ thiếu nhi đã thể hiện tình
cảm, cảm xúc của trẻ thơ một cách giản dị nhất nhưng cũng không kém phần sâu sắc,
sinh động.
Bằng việc phản ánh cuộc sống qua con mắt và tâm hồn thiếu nhi nên một trong
những đề tài được các nhà thơ thiếu nhi đặc biệt yêu thích đó là đề tài thiên nhiên.
Bản thân nhà thơ Phạm Hổ trong hội thảo Bàn về sáng tác thơ cho thiếu nhi tại Hà
Nội năm 1982 đã từng khẳng định: “thơ cho nhi đồng nhất thiết phải có hình tượng
thiên nhiên. Thiên nhiên là hiện thân của cái đẹp, bằng chính cái đẹp, thiên nhiên dạy
cho ta yêu cái đẹp, bằng chính sự phong phú, thiên nhiên gợi cho ta nên có cuộc sống
phong phú về vật chất và tinh thần” [43]. Bởi vậy trong những trang thơ thiếu nhi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15




hình ảnh thiên nhiên gắn với những biểu hiện cụ thể như thế giới cỏ cây và thế giới
loài vật được các nhà thơ thể hiện hết sức sinh động, hấp dẫn, phong phú, muôn màu,
muôn vẻ trong cái nhìn của trẻ thơ mang lại sự thích thú, mới lạ cho người đọc. Có
thể kể đến những cây bút thiếu nhi thành danh với mảng đề tài này như: Trần Đăng
Khoa, Phạm Hổ, Võ Quảng, Dương Thuấn, Dương Khâu Luông, Lò Ngân Sủn,
Inrasara…Qua những trang viết của họ, không chỉ trẻ thơ mà còn cả người lớn cũng

hết sức bất ngờ với thế giới thiên nhiên đầy mê hoặc, lôi cuốn dưới lăng kính trẻ thơ.
1.1.2.2. Thơ thiếu nhi thường ngắn gọn, hài hước và dí dỏm
Ngắn gọn, hài hước và dí dỏm là một trong những đặc trưng quan trọng nhất
về mặt nghệ thuật của thơ thiếu nhi. Nếu như thơ viết cho người lớn thường hướng
tới cái cao xa, trừu tượng. Sức nặng của thơ người lớn là nằm ở phần chìm, ẩn sâu
đằng sau lớp vỏ ngôn từ thì trái lại thơ viết cho thiếu nhi phải đảm bảo tính ngắn gọn,
súc tích, trong sáng, dễ hiểu. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm
mà còn thể hiện ở từng câu thơ. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý tiếp nhận của
trẻ thơ. Với những bài thơ ngắn gọn, súc tích sẽ khiến trẻ dễ tiếp cận, dễ thuộc, dễ
nhớ từ đó tác động sâu sắc, lâu bền đến đời sống tâm hồn, tình cảm của trẻ. Bài thơ
kết thúc cũng là lúc các em vỡ òa trong niềm vui, trong nhận thức khi khám phá ra
những tri thức, những bài học, những thông điệp giản dị mà sâu sắc được các nhà thơ
gửi gắm trong từng trang thơ. Nắm rõ điều này nên trong thơ thiếu nhi, các nhà thơ
thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ ngắn gọn rất gần gũi với đồng dao, với
những trò chơi, những bài vè vui nhộn gắn bó với lứa tuổi thơ như bài thơ Đi trốn đi
tìm của Xuân Quỳnh:
Nấp ở trước gương
Bạn nhìn thấy bóng
Nấp bên cánh cổng
Sợ cổng kêu ran
Nấp dưới gầm bàn
Gầm bàn trống quá
Nấp sau vòm lá
Sợ lá rung rinh...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16





Bài thơ ngắn gọn với thể thơ 4 chữ đã miêu tả lại một cách sinh động, dễ hiểu
trò chơi trốn tìm - một trò chơi dân gian gần gũi, gắn bó với tuổi thơ Việt Nam. Với
chất liệu thơ là một trò chơi dân gian quen thuộc kết hợp với ngôn ngữ thơ ngắn gọn,
dễ hiểu, bài thơ trở nên dễ thuộc với âm hưởng vui tươi, rộn rã đã mang lại sự thích
thú cho lứa tuổi thơ khi tiếp nhận.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính ngắn gọn, dễ hiểu, thơ thiếu nhi thường mang
hình thức là những câu chuyện bằng thơ in đậm dấu ấn tự sự. Có lẽ không gì dễ hiểu
hơn đối với lứa tuổi thơ bằng những câu chuyện kể bởi vậy yếu tố tự sự cũng được
các nhà thơ sử dụng triệt đề trong thơ thiếu nhi. Ghi nhận điều này Ths. Hoàng Thị
Lan trong giáo trình Văn học thiếu nhi và những yêu cầu đối với sinh viên Cao
đẳng sư phạm mầm non đã viết: “Mỗi bài thơ viết cho thiếu nhi gần như một câu
chuyện hoặc chứa đầy yếu tố truyện. Điều đó khiến cho các em dễ hiểu, dễ cảm nhận
và dễ thuộc lòng những vần thơ” [13, tr 40]. Ví dụ ở bài thơ “Chú bò tìm bạn” của
nhà thơ Phạm Hổ:
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: “Kìa anh bạn”
Lại gặp anh ở đây
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng
Qua những vần thơ, những ngôn ngữ hết sức đời thường, nhà thơ Phạm Hổ đã
kể cho các em nghe về một câu chuyện đầy thú vị, xúc động và tinh tế về việc chú bò
ngộ nghĩnh, dễ thương tưởng lầm bóng mình là một người bạn mới quen để rồi vất
vả, kiếm tìm hoài mà không thấy. Và chính những câu chuyện giản dị, mộc mạc đó
đã đi theo suốt hành trình tuổi thơ của các em.
Cùng với sự ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu thì sự hài hước và dí dỏm được thể
hiện thông qua giọng điệu thơ cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của thơ

thiếu nhi. Thơ thiếu nhi có rất nhiều giọng điệu song hài hước và dí dỏm là giọng
điệu thơ đóng vai trò chủ đạo không chỉ đối với thơ thiếu nhi mà còn đối với cả nền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
17




văn học thiếu nhi nói chung như tác giả Lã Thị Bắc Lý đã từng khẳng định trong
Giáo trình văn học trẻ em: “giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh mang tính đặc thù của
văn học thiếu nhi. Chất hóm hỉnh, nghịch gây cho người đọc những tiếng cười sảng
khoái được vận dụng như một phương tiện giúp các em tiếp cận tác phẩm một cách
vui vẻ, thoải mái” [18, tr.20]. Điều này rất phù hợp với đối tượng tiếp nhận là đối
tượng trẻ thơ. Trẻ thơ thường gắn với những tiếng cười, những trò chơi vui nhộn
thậm chí là những nghịch ngợm rất đáng yêu. Tất cả những điều đó đã tạo thành
“chất” riêng của trẻ thơ. Bởi vậy có thể nhận thấy rằng mỗi bài thơ viết cho thiếu nhi
đều ẩn chứa trong đó những tiếng cười hóm hỉnh mà tinh nghịch, hồn nhiên mà trong
sáng thông qua những chi tiết, hình ảnh thơ…Chúng ta có thể lấy bài thơ “Ngủ rồi”
của Phạm Hổ để xem xét về vấn đề này:
Gà mẹ hỏi gà con
Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn gà nhao nhao
Ngủ cả rồi đấy ạ!
Tiếng cười, hài hước không chỉ bật ra qua sự nhân hóa đầy ngộ nghĩnh của nhà
thơ mà còn thông qua câu hỏi và lời đáp giữa gà mẹ và đàn gà con, nếu như đàn gà
con ngủ cả rồi thì làm sao mà nhao nhao trả lời mẹ được? Sự ngộ nghĩnh của bài thơ
cũng chính là sự ngộ nghĩnh, đáng yêu của lứa tuổi trẻ thơ. Và từ đó có thể khẳng
định không chỉ là một trong những đặc trưng cơ bản của thơ thiếu nhi mà giọng điệu
dí dỏm, hài hước còn là một thanh nam châm thu hút, hấp dẫn thiếu nhi với đầy sự
thích thú, bất ngờ khi khám phá mảng thơ đặc biệt thú vị này. Thơ thiếu nhi vì thế

thực sự đã trở thành những món quà quí giá của tuổi thơ, giúp các em giải trí, vui tươi
sau những giờ học tập căng thẳng hay giờ lao động vất vả giúp đỡ gia đình.
1.1.2.3. Thơ thiếu nhi thường gắn với những bài học lý thú cho trẻ em
Tính giáo dục là một trong những đặc trưng cơ bản nhất có tính chất sống còn
của thơ thiếu nhi nói riêng cũng như nền văn học thiếu nhi nói chung. Thơ thiếu nhi
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
con người ngay từ lúc ấu thơ, là hành trang cho mỗi người trên suốt đường đời. Thơ
thiếu nhi không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp
mà còn giúp trẻ thơ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
18




giàu lòng nhân ái. Và cũng từ đó, thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại ngày càng khẳng
định được vị trí, vai trò trong sứ mệnh giáo dục thiếu nhi của mình xứng đáng là “con
đường” dẫn dắt thiếu nhi đến với “xứ sở của cái đẹp”.
Cùng với chức năng giáo dục của thơ thiếu nhi thì nhà thơ đồng thời cũng ở
trong tâm thế “kép”. Nhà thơ thiếu nhi không chỉ đơn thuần chỉ là nhà thơ mà còn là
một nhà giáo dục, một nhà sư phạm. Điều này cũng được nhà thơ Võ Quảng nhắc đến
trong bài viết Mấy suy nghĩ về đặc trưng và chức năng giáo dục của văn học thiếu
nhi: “Chức năng giáo dục là chức năng hàng đầu của văn học thiếu nhi. Đó là điều
khẳng định, không cần bàn cãi. Người viết cho thiếu nhi phải có hai tư cách, tư cách
người viết văn và tư cách người làm cha mẹ muốn cho con mình nên. Câu chuyện phải
rõ ràng, tư tưởng chủ đề phải trong sáng. Khi diễn tả tránh mọi hình tượng có thể đưa
lại những ý nghĩ không tốt cho các em. Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai
anh em sinh đôi. Văn học thiếu nhi không có lí do đứng được, nếu không phát huy được
chức năng giáo dục” [43, tr.302]. Nhà thơ thiếu nhi không đơn thuần chỉ là người viết
thơ, sáng tạo văn chương nghệ thuật mà còn là một nhà “nghệ sĩ tâm hồn".

Tuy nhiên, khác với những bài học giáo dục đạo đức, khô khan thường thấy
buộc các em phải làm cái này hay không được làm cái kia thì chức năng giáo dục của
thơ thiếu nhi lại mang tính chất linh hoạt thông qua những bài học, những câu chuyện
lí thú để từ đó các em tự giáo dục, tự nhận thức, tự hình thành nên thái độ, tình cảm,
cảm xúc của mình. Đó có thể là kiến thức phong phú về thế giới muôn màu mà các
nhà thơ muốn Kể cho bé nghe (Trần Đăng Khoa):
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con...
Hay là sự lý giải, cắt nghĩa ngộ nghĩnh dễ thương của nhà thơ về nguồn gốc,
sự tích, đặc điểm của muôn loài để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của trẻ thơ: Ban ngày
làm bằng nắng/ Màu xanh làm bằng cây/ Qủa ớt làm bằng cay/ Tiếng ồn sinh tàu
điện... (Căt nghĩa - Xuân Quỳnh).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
19




×