Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp tại huyện bình giang, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ TIẾN DŨNG

“LIÊN KẾT BỐN NHÀ” TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ TIẾN DŨNG

“LIÊN KẾT BỐN NHÀ” TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN ANH TUẤN


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI “LIÊN KẾT BỐN NHÀ” TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP..........................................................................................................5
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ....................................................................5
1.2. Cơ sởlý luận về mối liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp ................8
1.2.1. Khái niệm vềmối“liên kết bốn nhà” ...........................................................8
1.2.2. Các chủ thể tham gia trong “liên kết bốn nhà”:........................................9
1.2.3. Vai trò và lợi ích của “liên kết bốn nhà”: ...............................................14
1.3.Nội dung xây dựng mô hình và tiêu chí đánh giá “Liên kết bốn nhà” ............19
1.3.1. Quy trình xây dựng mô hình “liên kết bốn nhà”......................................19

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá mô hình“liên kiên nhu ch”....................................22
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................23
2.1. Phƣơng pháp tổng hợp số liệu ........................................................................23
2.1.1. Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát trong một xã; ...................................23
2.1.2. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một xã: ..................................23
2.2. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................23
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp xử lý thông tin ...........................................................24
2.4. Phƣơng pháp phân tíchvà đánh giá .................................................................25
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỐI “LIÊN KẾT
BỐN NHÀ” TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH
HẢI DƢƠNG ............................................................................................................27
3.1. Khái quát chung về sản xuất nông nghiệp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng. ..27
3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dƣơng ....................................................................................................................30


3.2.1. Sự cần thiết của “liên kết bốn nhà” ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ...30
3.2.2. Những thách thức trong “Liên kết bốn nhà” ở huyện Bình Giang: ........31
3.2.3. Thực trạng xây dựng Liên kết bốn nhà ở huyện Bình Giang ...................33
3.3. Đánh giá kết quả của liên kết bốn nhà ............................................................60
3.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................60
3.3.2. Một số hạn chế trong liên kết bốn nhà: ....................................................67
3.3.3. Nguyên nhân: ...........................................................................................70
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƢỜNG MỐI “LIÊN KẾT BỐN NHÀ” TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI DƢƠNG ..........................................................75
4.1. Mô hình “liên kết bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp theo xu hƣớng phát
triển bền vững ........................................................................................................75
4.1.1. Mô hình liên kết thông qua hợp đồng kinh tế ...........................................75
4.1.2. Mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hướng bền

vững ....................................................................................................................76
4.1.3. Tạo lập, phát triển hoạt động “liên kết bốn nhà” trong sản xuất nông
nghiệp, nông thôn ...............................................................................................79
4.2. Các giải pháp thực hiện các mô hình “liên kết bốn nhà” trong sản xuất nông
nghiệp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng ...........................................................80
4.2.1. Phát huy vai trò nhà nước trong quản lý quan hệ “liên kết bốn nhà”
nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ..................................................................80
4.2.2. Phát huy vai trò Doanh nghiệp trong liên kết ..........................................83
4.2.3. Tăng cường năng lực cho Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp. ..88
4.2.4. Đổi mới phương thức hợp đồng và tăng cường hiệu lực thực hiện hợp
đồng tiêu thụ nông sản theo đúng các quy định của pháp luật ..........................89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

HTX

Hợp tác xã

2


KHKT

Khoa học kỹ thuật

3

TACN

Thức ăn chăn nuôi

4

CNH

Công nghiệp hóa

5

HĐH

Hiện đại hóa

i


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ


1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3

Nội dung
Cơ cấu kinh tế huyện Bình Giang năm 2015
Biểu đồ nhận thức quan hệ liên kết trong sản xuất
nông nghiệp
Biểu đồ nhu cầu liên kết trong sản xuất

Trang
27
41
43

DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1


Bảng 3.1

Nội dung
Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Bình Giang 2011-2015

Trang
28

Hiệu quả tài chính của hộ sản xuất lúa trong mô
2

Bảng 3.2.

hình liên kết và ngoài mô hình liên kết tại thôn Bùi

60

Xá năm 2014
Hiệu quả tài chính của mô hình liên kết vụ Đông
3

Bảng 3.3.

XuânThôn Bùi Xá, trong năm 2014, năm 2015 và
2016

ii

60



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết là hoạt động cần thiết, nhằm phát huy vai trò, đảm bảo khả năng
phát triển và tính hiệu quả của các đơn vị sản xuất, quản lý sản xuất trong kinh tế thị
trƣờng. Quan hệ liên kết đƣợc tổ chức với các cấp độ khác nhau, song phƣơng, đa
phƣơng, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nông sản.Từ khi triển khai Quyết định
62/2013/QĐ-TTg của Chính phủ “Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”, nghị định
55/2015/NĐ-CP “Về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn”, Nghị
quyết 14/NQ-CP “Về thí điểm cho vay theo chuỗi liên kết”, nhiều mô hình liên kết
đã hoạt động rất có hiệu quả nhƣ các mô hình liên kết nuôi cá tra ở An Giang; trồng
hoa, cây cảnh ở Văn Giang, Hƣng Yên. Gần đây đã có những mô hình liên kết khá
thành công nhƣ hợp tác xã Hàm Minh- Hàm Thuận Nam ở tỉnh Bình Thuận chuyên
sản xuất thanh long xuất khẩu. Chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo ở
xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Khi đến vụ thu hoạch, mỗi đợt
hợp tác xã đã xuất khẩu đƣợc hàng trăm tấn đến các khách hàng khó tính. Đó là
hiệu quả của liên kết thành công. Nguyên nhân thành công trên là do sự kết hợp
chặt chẽ thành một mối giữa ngƣời sản xuất và nhà doanh nghiệp, vừa sản xuất vừa
xuất khẩu. Để bán đƣợc sản phẩm có giá cao, họ phải cố gắng sản xuất ra đƣợc sản
phẩm có chất lƣợng cao tƣơng ứng. Đồng hành với họ, các nhà khoa học đã hỗ trợ
đắc lực cho hợp tác xã thông qua công tác chọn giống, kỹ thuật bón phân, phòng trừ
sâu bệnh, phƣơng pháp sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGap, rồi GlobalGAP.
Phía Nhà nƣớc đã có chính sách phù hợp nên khuyến khích đƣợc hợp tác xã, nông
dân làm việc hết mình, tận dụng có hiệu quả đất đai và lao động cho sản xuất sản
phẩm sạch, có chính sách ƣu đãi về lãi suất đối với Doanh nghiệp trong chuỗi liên
kết và hỗ trợ phần lãi suất đối với các Ngân hàng thƣơng mại tham gia cho vay
chuỗi liên kết. Bằng những chính sách đó đã khuyến khích đƣợc các thành phần
tham gia chuỗi liên kết. Nhƣ Nông dân sản xuất theo quy trình này vừa tiết kiệm chi


1


phí, vừa bán đƣợc giá nông sản cao hơn trƣớc nên thu lợi nhiều hơn. Thành công
trên cũng do hợp tác xã đóng vai cả “hai nhà”: nhà nông và nhà doanh nghiệp. Hợp
tác xã, nông dân đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thông qua Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh, Trung tâm khuyến nông tỉnh và các nhà khoa học về nghành
nông nghiệp, bảo vệ thực vật tham gia tích cực. Hợp tác xã, những hộ nông dân
tham gia chuỗi liên kết đứng ra ký hợp đồng với các Doanh nghiệp bao tiêu đầu ra
cho sản phẩm. Do đó chuỗi liên kết khá chặt và chứng tỏ rằng trong mối “liên kết
bốn nhà” thì nông dân và doanh nghiệp phải là lực lƣợng cốt yếu. Yêu cầu thực tiễn
đặt ra phải có sự liên kết để chuyển sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lƣợng
cao để phát huy tiềm năng, lợi thế. Nhất thiết phải thực hiện mô hình “liên kết bốn
nhà”, nhƣng không thể máy móc cho tất cả các ngành, các lĩnh vực. Vấn đề này đòi
hỏi phải nghiên cứu các cơ chế, chính sách hiện nay có phù hợp với tình hình mới.
Các chính sách cần phải linh hoạt cho các mô hình sản xuất vận dụng để phát huy
hiệu quả. Cần tổ chức lại sản xuất trên nguyên tắc gắn chặt với thị trƣờng, quy
hoạch vùng sản xuất, cơ cấu lại sản phẩm theo hƣớng phát huy vai trò, thế mạnh của
từng địa phƣơng, từng vùng”.
Huyện Bình Giang tỉnh Hải Dƣơng là một huyện phát triển chủ yếu nhờ các
sản phẩm từ cây nông nghiệp, nhƣng các liên kết giữa các nhà trong quá trình sản
xuất còn rất yếu đòi hỏi phải có những mối liên kết mới đƣợc hình thành theo yêu
cầu khách quan với vai trò của liên kết tạo môi trƣờng, điều kiện thuận lợi, hiệu quả
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong thực tế, quá trình hình thành quan hệ
liên kết đã làm xuất hiện liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực tài chính, công nghiệp, nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp của huyện Bình Giang chỉ dừng lại ở sản xuất với quy
mô nhỏ, chƣa có sự liên kết hỗ trợ của các chủ thể, hoặc là sự liên kết trong sản xuất
nông nghiệp rất lỏng lẻo. Mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhƣ:

tổ hợp tác, hợp tác xã chƣa đủ khả năng tự chủ sản xuất kinh doanh, khả năng tự
tích lũy, mở rộng đầu tƣ nhằm đảm bảo tồn tại, phát triển theo yêu cầu. Ở huyện
Bình Giang, tình trạng vi phạm trong liên kết là vấn đề thƣờng xuyên xẩy ra làm

2


cho các mối quan hệ càng thêm lỏng lẻo. Một số nông dân chƣa gạt bỏ đƣợc tƣ
tƣởng hám lợi trƣớc mắt; còn doanh nghiệp chƣa tôn trọng các hợp đồng đã ký hay
chƣa thực hiện đầy đủ các cam kết, việc thiếu cơ chế rõ ràng khiến vai trò của nhà
khoa học chƣa đƣợc đề cao. Những hạn chế và yếu kém của sự liên kết trong nông
nghiệp có thể làm giảm năng lực sản xuất, cạnh tranh, khả năng thực hiện mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, việc tìm mô hình liên kết trong sản xuất nông
nghiệp là rất cần thiết đối với huyện Bình Giang hiện nay nói riêng và trong phát
triển toàn ngành nông nghiệp nói chung. Hình thức “liên kết bốn nhà” không chỉ
làm tăng năng lực, vai trò hiệu quả sản xuất của các nhà, điều kiện, môi trƣờng sản
xuất kinh doanh thuận lợi, mà sâu xa hơn, sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trên đây là những vấn đề nghiên cứu mang tính bức thiết, chiến lƣợc cho
quá trình phát triển mô hình liên kết trong nông nghiệp và vấn đề này cần phải thực
hiện nhanh, trƣớc yêu cầu đổi mới và sâu rộng nhƣ hiện nay ngành nông nghiệp
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng chƣa đáp ứng đƣợc. Bên cạnh đó, mô hình “liên
kết bốn nhà” là một mô hình cần phải có và đƣợc nhân rộng trong sản xuất nông
nghiệp của huyện Bình Giang, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho sự phát
triển chung, tôi lựa chọn đề tài: “Liên kết bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tại
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương để làm luận văn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất mô hình và các giải pháp nhằm tăng
cƣờng “Liên kết bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dƣơng
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết và vai trò của “bốn
nhà” trong phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn.
- Thực trạng mối “liên kết bốn nhà” trong phát triển kinh tế nông nghiệp
huyện Bình Giang tỉnh Hải Dƣơng.
- Đề xuất mô hìnhvà các giải pháp nhằm tăng cƣờng liên kết “giữa các nhà”
để phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng.

3


- Đặc thù của liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp là các nhà đều
phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật sở tại, đều phải có trách nhiệm
giàng buộc nhau, đều đƣợc bình đẳng trong môi trƣờng sản xuất và kinh doanh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề “liên kết bốn nhà” trong phát triển nông
nghiệp
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng
- Thời gian: 2013 - 2015 (đây là giai đoạn toàn huyện thực hiện dồn ô, đổi
thửa để đảm bảo có các cánh đồng lớn để thực hiện liên kết).
- Nội dung: mối liên kết giữa nhà nông - nhà nƣớc - nhà doanh nghiệp - nhà
khoa học (bốn nhà) theo các nội dung lợi ích, vai trò và các hình thức liên kết giữa
các nhà.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn có kết cấu gồm 4 chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận cơ bản về
mối “liên kết bốn nhà” trong phát triển kinh tế nông nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích và đánh giá thực trạng mối “liên kết bốn nhà” trong phát
triển kinh tế nông nghiệp huyện Bình Giang tỉnh Hải Dƣơng.

Chƣơng 4: Đề xuất mô hình và các giải pháp nhằmtăng cƣờng mối “liên kết
bốn nhà” trong phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Bình Giang tỉnh Hải Dƣơng

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI “LIÊN KẾT BỐN NHÀ” TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu cơ bản để nông sản có sức
cạnh tranh không chỉ thị trƣờng quốc tế mà ngay ở thị trƣờng trong nƣớc là sản
phẩm phải đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, số lƣợng lớn, giá cả
hợp lý và có chiến lƣợc thị trƣờng tốt. Để đạt đƣợc điều này, ngƣời nông dân cần
phải liên kết với không chỉ doanh nghiệp mà cả nhà khoa học với sự hỗ trợ của nhà
nƣớc. Chính vì vậy, việc liên kết bốn nhà là xu hƣớng tất yếu của ngành nông
nghiệp Việt Nam và đã đƣợc Nhà nƣớc đặt ra từ Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày
24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thu nông sản thông qua hợp đồng. Tuy
nhiên, nghiên cứu về vấn đề liên kết này mặc dù đã có nhƣng không nhiều, có thể
liệt kê một số công trình sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Phú Son (2013) về Mô hình liên kết “bốn nhà”
trong sản xuất và tiêu thu lúa gạo tại xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên
Giang đã nghiên cứu các bƣớc xây dựng mô hình liên kết và đánh giá thực trạng
liên kết “bốn nhà” đƣợc xây dựng tại xã Định Hòa, huyện Gò Quao. Nghiên cứu đã
đề xuất một qui trình gồm 6 bƣớc và dựa trên sở lý thuyết liên kết dọc trong chuỗi
giá trị giữa Hợp tá xã HòaTiến và Công ty Gentraco, với sự hỗ trợ, thúc đẩy của Ủy
ban nhân dân xã Định Hòa và nhóm tƣ vấn củatrƣờng Đại học Cần Thơ. Kết quả
của mô hình đã mang lại những lợi íchcho cả “bốn nhà”. Đối với nông dân, lợi ích
lớn nhất mang lạicho họ là việc làm thay đổi hành vi sản xuất theo hƣớng “Bán cái
thị trƣờng cần, chứ không phải bán cái mình có”. Đối với Công ty, việc tham gia mô

hình liên kết này đã góp phần làm gia tăng thƣơng hiệu, cũng nhƣ tạo tiền đề cho
việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với địa phƣơng, thông qua việc tham gia liên
kết đã giúp cho cán bộ địa phƣơng nâng cao đƣợc năng lực quản lý, cũng nhƣ góp
phần vào nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Nghiên cứu đi đến kết luận thông qua

5


liên kết này đã giúp cho những nhà khoa học bổ sung thêm cơ sở lý thuyết cho
chuỗi giá trị cũng nhƣ làm gia tăng sự trải nghiệm về vấn đề liên kết “bốn nhà”.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Duy Cần, Võ Hồng Tú và Nguyễn
Văn Sánh (2011) về Liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thu lúa gạo: Trường
hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang cũng đã nghiên cứu đánh giá mối liên kết “bốn
nhà”. Nghiên cứu lựa chọn An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu của Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)trong sản xuất lúa gạo hàng hóa. Tuy nhiên, trong
quá trình này ngƣời nông dân vẫn còngặp không ít khó khăn nhƣ cạnh tranh gay gắt,
lúa gạo đôi khi không tiêu thụ đƣợc,... Môhình liên kết “bốn nhà” đƣợc xem là một
cứu cánh giúp tháo gỡ đầu ra của sản xuấtnhƣng nó cũng gặp không ít khó khăn.
Nghiên cứu có mục tiêu phân tích,đánh giá các trở ngại, cơ hội của nông dân trong
sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; phântích, đánh giá các mối quan hệ của mô hình “bốn
nhà” và đề xuất đƣợc giải pháp đểlàm tăng cƣờng mối quan hệ “bốn nhà” cho sản
xuất và tiêu thụ lúa gạo. Kết quả nghiêncứu cho thấy những trở ngại chính trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của nôngdân là thiếu nguồn cung ứng giống tốt,
nguồn vốn đầu tƣ hạn chế, giá cả vật tƣ nôngnghiệp biến động và tình hình đƣợc
mùa mất giá. Về mối quan hệ “bốn nhà” thì nhìn chungcòn lỏng lẻo, mức độ tham
gia liên kết của các tác nhân có vai trò quyết định còn hạnchế. Tuy nhiên, trong quá
trình liên kết này lại nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình từ phíachính quyền địa phƣơng một tác nhân có tầm quan trọng nhất quyết định đến hiệu quảcủa mô hình liên kết
“bốn nhà”.
Luận án tiến sĩ của tác giả Võ Hữu Phƣớc (2014) về Nghiên cứu, ứng dụng
mô hình liên kết “bốn nhà” vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà

Vinh cũng đã nghiên cứu mô hình và đề xuất giải pháp đối với “liên kết bốn nhà”
trong nông nghiệp ở Trà Vĩnh. Nghiên cứu đã đi đến kết luận phát triển nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, vai trò của nông nghiệp, nông
thôn và giai cấp nông dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng cƣờng mối quan hệ
“bốn nhà”vừa là đòi hỏi khách quan vừa là một trong những nhân tố quyết định sự
thành công của tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ , công bằng xã hội, thực hiện mục tiêu

6


dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong sản xuất nông
nghiệp liên kết “bốn nhà” để phát huy sức mạnh và hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để mối liên kết này bền chặt cần phải làm rõ
vai trò của từng nhà và chú trọng đến “lợi ích” kinh tế cùa từng nhà.Liên kết “bốn
nhà” trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh là xu hƣớng tất yếu và
phù hợp với lộ trình phát triển tổng thể của Tỉnh. Tác giả đề xuất các mô hình sản
xuất nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh gồm: mô hình tập trung hóa, mô hình đa thành
phần và mô hình trung gian… Trong các mô hình này phải đặt “nhà nông” vào vị trí
trung tâm, “Nhà khoa học” phải khách quan và công tâm, “Nhà nƣớc” và “nhà
doanh nghiệp: quyết định sự thành bại trong mối liên kết.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Thanh (2015) về Thực trạng liên kết giữa
sản xuất và chế biên chè ở tỉnh Nghệ An trong đó đã đề cập đến mô hình liên kết
bốn bên. Nghiên cứu chỉ ra Nghệ An đã hình thành vùng chuyên canh chè gắn với
công nghiệp chế biến đạthiệu quả kinh tế cao. Năng suất và sản lƣợng tăng nhanh.
Hàng năm, tỉnh Nghệ An đã xuất khẩukhoảng 5.000 tấn chè sang các nƣớc trên thế
giới. Tuy nhiên, mối liên kết giữa sản xuấtvà chế biến chè chƣa bền vững: số lƣợng
cơ sở chế biến mini tăng nhanh, nguyên liệu mớichỉ đáp ứng đƣợc khoảng 45%
công suất chế biến; hiện tƣợng tranh mua nguyên liệu vẫnxảy ra,... Vì vậy, để phát
triển vùng chè bền vững, cần phải quy hoạch vùng và phân vùngnguyên liệu theo
từng cơ sở chế biến; giám sát chất lƣợng sản phẩm từ sản xuất đến chếbiến; mở

rộng quy mô trồng chè của hộ nông dân; Ngoài liên kết bốn nhà, cần phải liên
kếtvới ngân hàng để hỗ trợ vốn cho cả doanh nghiệp và ngƣời nông dân.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trƣớc đây về cơ sở lý luậnliên kết, mối
liên kết bốn nhà, các mô hình liên kết, luận văn tập trung thu thập, tổng hợp, xử lý
số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng mối “liên kết bốn nhà” trong phát triển kinh
tế nông nghiệp huyện Bình Giang tỉnh Hải Dƣơng để đƣa ra những giải pháp, kiến
nghị phù hợp. Do đó, đề tài nghiên cứu của tác giả vẫn có ý nghĩa thực tiễn, khoa
học và không trùng lặp với các công trình đã có.

7


1.2. Cơ sởlý luận về mối liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm vềmối“liên kết bốn nhà”
Trong hoạt động kinh tế, “liên kết” đƣợc hiểu là hình thức hợp tác và phối
hợp thƣờng xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng
đề ra và thực hiện các chủ trƣơng, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất,
kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo
hƣớng có lợi nhất. Liên kết kinh tế đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong
khuôn khổ pháp luật của nhà nƣớc nhằm mục tiêu tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn
định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân
công sản xuất chuyên môn hóa và hợp tác hóa, khai thác tốt tiềm năng và bù đắp sự
thiếu hụt của từng thành viên tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo thị trƣờng
chung, phân định hạn mức sản lƣợng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng
loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích của nhau.
Liên kết “bốn nhà” thể hiện sự liên kết của các tác nhân có liên quan trong
một quá trình nào đó.Xét trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cách đây hơn 10
năm, Chính phủ đã yêu cầu chính quyền, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp phải gắn
kết với nông dân trong quá trình sản xuất; đặc biệt là khuyến khích các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kí kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với
ngƣời nông dân (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) thông
qua Quyết định 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tƣớng chính phủ. Đây
là chủ trƣơng “liên kết bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy theo từ điển bách khoa mở định
nghĩa: liên kết bốn nhà trong nông nghiệp là sự liên kết giữa nông dân với doanh
nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế
biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến
tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại.
Xét về bản chất “Liên kết bốn nhà”cũng là một kiểu hợp tác sản xuất kinh
doanh.“Liên kết bốn nhà” nếu chặt chẽ thì thành một tổ chức, còn nếu chỉ bằng hợp

8


đồng thì là một cơ chế, một mối quan hệ kinh tế đƣợc quy định mang tính pháp
lý.Mục tiêu của liên kết là phân bổ lợi ích lẫn rủi ro giữa các bên tham gia để cùng
phát triển. Có hai hình thức liên kết đặc trƣng, đó là liên kết theo đƣờng đi của sản
phẩm từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng (gọi là liên kết dọc), và liên kết các đối
tƣợng cùng tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh (gọi là liên kết ngang).
Trong mô hình liên kết dọc, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tƣ, ngƣời tổ chức
sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trƣờng tiêu thụ. Còn
ngƣời nông dân nhận khoán theo định mức chi phí và đƣợc hỗ trợ một phần chi phí
xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất đai của họ.Liên kết
bốn nhà đƣợc hoạt động theo các nguyên tắc các bên trong “liên kết bốn nhà”: tự
chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm, tuân thủ pháp luật; thích nghi với thị trƣờng; tự
nguyện, bình đẳng, dân chủ; coi trọng hiệu quả kinh doanh; cùng có lợi.
1.2.2. Các chủ thể tham gia trong “liên kết bốn nhà”:
Trong khái niệm đã nêu ở mục 1.2.1, “bốn nhà” đƣợc nêu bao gồm: nhà
nƣớc, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp, trong đó:

1.2.2.1.Nhà nước:
Bao gồm các cơ quan quản lý các cấp (chính quyền địa phƣơng, Sở, ngành),
Nhà nƣớc trong “liên kết bốn nhà” là các cơ quan quản lý sản xuất nông nghiệp từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng, là chính quyền các cấp, các ngành nghề liên quan đến
sản xuất nông nghiệp.
Nhà nƣớc ban hành các chính sách có liên quan đến sản xuất, chế biến và
tiêu thụ nông sản, dồn điền đổi thửa, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; hỗ trợ xây
dựng hạ tầng, vốn, nhân lực, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa lớn, vùng
nguyên liệu tập trung. Ngoài ra, nhà nƣớc còn giữ vai trò bảo trợ thông qua hệ
thống pháp luật, với vai trò quan trọng trong việc quản lý, nhà nƣớc ban hành các
chính sách nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, vừa giám sát,
điều hòa mối liên kết “bốn nhà”.
Khi tham gia vào mối liên kết bốn nhà, nhà nƣớc đóng vai trò nhƣ một “nhạc
trƣởng” nhằm hỗ trợ, điều phối thông qua các chủ trƣơng, chính sách nhƣ: khuyến

9


khích và đầu tƣ hạ tầng cơ sở, quy hoạch vùng nguyên liệu, xúc tiến thƣơng mại, hỗ
trợ vốn; cung cấp thông tin thị trƣờng để ngƣời nông dân chủ động những loại cây,
con giống phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng và giúp cho doanh nghiệp biết rõ
mình đang có cơ hội hay thách thức gì để từ đó xây dựng những chiến lƣợc phát
triển phù hợp, lâu dài và ổn định; đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, đƣa khoa
học - công nghệ mới vào lĩnh vực sản xuất một cách phù hợp với tình hình sản xuất
nhằm làm tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho ngƣời nông dân; xây dựng hành
lang pháp lý nhằm giúp các bên thực hiện liên kết có hiệu quả trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản; hƣớng dẫn và giám sát các bên tham gia thực hiện có hiệu
quả các mối liên kết; hỗ trợ trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng
đã đƣợc ký kết, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh
nghiệp và nhà nông. Tóm lại, vai trò của nhà nƣớc là tạo ra một “cơ chế” để vừa

khuyến khích, tạo cơ sở và động lực cho các “nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp,
nhà khoa học) có thể phát huy tốt nhất vai trò và khả năng của mình, vừa tạo ra
hành lang pháp lý buộc các “nhà” còn lại tuân thủ theo đúng pháp luật, tạo sợi dây
liên kết giữa các nhà mang tính bền vững, lâu dài và hiệu quả.
1.2.2.2.Nhà doanh nghiệp:
Nhà doanh nghiệp có thể bao gồm các doanh nghiệp chế biến, bảo quản và
tiêu thụ hàng hóa nông sản, các ngân hàng thƣơng mại, thƣơng lái, công ty lƣơng
thực, công ty bảo vệ thực vật…Doanh nghiệp có vai trò hƣớng dẫn, giúp đỡ nhà
nông trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, hỗ trợ vay vốn và vật tƣ nông
nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thỏa thuận nhằm đảm bảo lợi ích của cả
hai phía đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, sản xuất ra sản phẩm và
xây dựng thƣơng hiệu nhằm tạo ra các sản phẩm cạnh tranh độc đáo, đáp ứng tốt
nhu cầu khắt khe của thị trƣờng.
Trong mối quan hệ với nhà nông, doanh nghiệp có thể quan sát đƣợc chất
lƣợng nông sản từ nguyên liệu ban đầu, chi phí và rủi ro bằng cách đƣa cán bộ kỹ
thuật xuống phổ biến, hƣớng dẫn nông dân và xã viên kỹ thuật canh tác, bón phân,
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… nhằm làm cho việc sản xuất có chất lƣợng, nông

10


sản đồng nhất về chất lƣợng và số lƣợng cho doanh nghiệp thu mua trên cơ sở bền
vững để cạnh tranh trên thị trƣờng nông sản thông qua hợp đồng giữa hai phía.
Trong mối quan hệ “liên kết bốn nhà”, doanh nghiệp quyết định đầu vào và đầu ra
của nông sản phẩm.
Doanh nghiệp quyết định loại sản phẩm, chất lƣợng, sản lƣợng cần đƣợc sản
xuất cũng nhƣ quy trình kỹ thuật, đầu tƣ phục vụ yêu cầu của thị trƣờng. Nhƣ vậy,
trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp là liên kết, phối hợp với nhà nƣớc, nhà
khoa học để hỗ trợ nhà nông về: nguồn vốn, giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật
chăm sóc và bao tiêu nông sản phẩm theo thỏa thuận.

1.2.2.3.Nhà khoa học:
Nhà khoa học bao gồm các nhà khoa học từ các Viện, Trƣờng và các trạm, trại
nghiên cứu địa phƣơng, trung tâm kiểm định chất lƣợng sản phẩm; các cán bộ khuyến
nông của hệ thống khuyến nông nhà nƣớc và tự nguyện. Nhà khoa học có trình độ
chuyên môn cao trong nghiên cứu khoa học công nghệ và khoa học xã hội. Họ không
trực tiếp sản xuất vật chất và đa phần làm việc trong các cơ quan nghiên cứu và đào
tạo của Nhà nƣớc, chủ yếu ở các đô thị. Nhà khoa học phải phối hợp với Nhà nƣớc
ứng dụng những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tham mƣu cho chính quyền
địa phƣơng các cấp trong việc quy hoạch các vùng canh tác phù hợp với điều kiện cụ
thể của địa phƣơng. Nếu xét về quan hệ lợi ích thì nhà khoa học ở Việt Nam vẫn làm
theo nhiệm vụ nhà nƣớc giao, đó là nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu tới
ngƣời sản xuất, những hoạt động này chủ yếu mang tính hỗ trợ.
Vai trò của nhà khoa học còn thể hiện qua việc nghiên cứu tạo ra các giống
mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật; cung cấp kỹ năng, hƣớng dẫn chuyển giao
cho nông dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chịu trách nhiệm về các kỹ thuật tiến
bộ đƣợc áp dụng vào sản xuất, giúp nhà nông nâng cao năng suất, chất lƣợng sản
phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản; gắn sản xuất với thị
trƣờng, giúp tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nhà khoa học còn nghiên cứu
nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề từ công nghệ chế biến, bảo quản
nông sản đến tiêu thụ sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu

11


quả sản xuất trong cả chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Đồng thời, thông
qua mối liên kết với nhà nông và doanh nghiệp thì nhà khoa học có thị trƣờng để
bán các sản phẩm khoa học – công nghệ và có nơi để áp dụng các kết quả nghiên
cứu của họ, vì thế những sản phẩm của các nhà khoa học trong lĩnh vực này mới
nhanh chóng đƣợc hiện thực hóa, mới phát huy đƣợc vai trò thực sự của nó chứ
không phải dừng lại ở những nghiên cứu lý thuyết.

Do vậy, hoạt động khuyến nông vì lợi ích chung do các doanh nghiệp thực
hiện ngày càng phát triển, làm cầu nối giữa nhà khoa học với nhà nông; đóng vai trò
quan trọng trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và
góp phần đƣa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng tập trung quy mô lớn và
bền vững.
1.2.2.3.Nhà nông:
Nhà nông hay nông dân là những ngƣời trực tiếp làm ra sản phẩm nông nghiệp
(bao gồm hợp tác xã nông nghiệp, tổ, nhóm hợp tác, hộ nông dân, trang trại, đại diện
hộ nông dân) liên kết với ba nhà còn lại. Là những ngƣời lao động cƣ trú ở nông thôn,
tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộngvƣờn, sau đó đến
các ngành nghề mà tƣ liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì
lịch sử, ngƣời nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên
giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội là tất cả các hộ gia đình
tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp. Nhà nông giữ vai trò quan trọng trong mối
“liên kết bốn nhà” và trung tâm của sự phát triển nông nghiệp.
Nhà nông liên kết với các nhà còn lại trong sản xuất. Khi "liên kết bốn nhà”
phát huy hiệu quả nhà nông phải là ngƣời hƣởng lợi trƣớc tiên. Liên kết giữa nhà
nông với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nƣớc thể hiện ở chỗ: cùng với nhà
khoa học xác định các ƣu tiên nghiên cứu, thẩm định các kết quả, tiếp nhận và
chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã đƣợc khẳng định và chi trả cho các sản
phẩm khoa học đã đƣợc ứng dụng; thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã
ký kết với các doanh nghiệp về giao nộp nông sản phẩm; thực hiện các cam kết với
ngân hàng trong thanh toán tín dụng; thực hiện tốt các quy định pháp lý về sản xuất,

12


chế biến và tiêu thụ sản phẩm do nhà nƣớc quy định.Trong cấu trúc của liên kết bốn
nhà trƣớc hết phải đề cập đến nhà nông, cấu trúc này có chức năng, mục tiêu phục
vụ cho nông thôn,nông nghiệp, nông dân. Nhà nông cũng có chức năng cụ thể cho

việc phục vụ mục tiêu đó, có lợi ích cục bộ nhƣng vấn đề còn lại là cơ chế liên kết,
hợp đồng và lợi ích.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào cũng đều
qua bốn công đoạn: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Đó là quy trình công
nghệ thuần túy kỹ thuật. Xét về quan hệ xã hội thì bốn công đoạn đó lại là một sự
phân công và hợp tác lao động xã hội, xảy ra một cách khách quan, tự nhiên và
hoàn toàn tự giác. Đó là xét trên bình diện chung nhất. Tuy nhiên, ngay trong kinh
tế thị trƣờng, không ít ngƣời nông dân làm ăn theo kiểu tự cung, tự cấp khép kín,
hoặc tự mình sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trƣờng; hoặc cũng
có doanh nghiệp tự khép kín quá trình tái sản xuất hàng hóa từ tự sản xuất và tự tiêu
thụ trên thị trƣờng. Nếu tồn tại cách làm ăn nhƣ vậy thì nhà nông sẽ bị bỏ lại phía
sau với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế. Khi xét trong một quy trình sản xuất
trong cơ chế thị trƣờng thì vai trò của nhà nông là rất quan trọng, nhà nông đem lại
lợi ích cho các nhà khác, nhà khoa học nghiên cứu ra sản phẩm thì ứng dụng vào
đâu, đó là sản xuất nông nghiệp và nông dân là một chủ thể sử dụng sản phẩm của
các nhà khoa học, tƣơng tự các nhà khác cũng có nhu cầu liên kết rất lớn với nông
dân, đƣơng nhiên các mối liên kết sẽ đem đến lợi ích cho các nhà.
Trái lại, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hạn chế quan hệ thị trƣờng
thì cả bốn công đoạn: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều do một chủ thể
quyết định, đó là Nhà nƣớc. Để phân phối nông sản cho ngƣời tiêu dùng hoặc để
xuất khẩu, Nhà nƣớc thành lập một hệ thống doanh nghiệp từ trung ƣơng là Tổng
Công ty nhƣ Tổng Công ty lƣơng thực, Tổng Công ty thực phẩm, Tổng Công ty
xuất nhập khẩu thủy sản v.v..với một hệ thống mạng lƣới tới tận ngƣời nông dân,
còn nông dân thì sản xuất theo lệnh thông qua hợp tác xã và thực hiện giao nộp theo
chỉ tiêu pháp lệnh. Cũng đã từng xuất hiện một loại hình thức liên kết khép kín nhƣ
các Liên hiệp nông-công nghiệp mà thực chất là trói buộc ngƣời nông dân vào một

13



tổ chức và một cơ chế tập trung quan liêu, tƣớc bỏ hết quyền tự chủ của ngƣời nông
dân. Tất cả những hình thức tổ chức và quản lý của thời quan liêu bao cấp đối với
nền kinh tế nói chung và đối với nông nghiệp nói riêng đã triệt tiêu động lực phát
triển và ngày càng bộc lộ, đã đƣợc phát hiện và từng bƣớc sửa đổi, khắc phục.
Ngƣời nông dân đƣợc trao quyền tự chủ, đƣợc quyền vào hay ra khỏi hợp tác xã, hộ
nông dân đƣợc coi là đơn vị kinh tế tự chủ, đƣợc quyền sử dụng ruộng đất Nhà
nƣớc giao để sản xuất loại nông sản gì, sản xuất nhƣ thế nào, tiêu thụ nhƣ thế nào là
do tự mình quyết định. Những cơ chế quản lý mới đối với nông nghiệp nhƣ Chỉ thị
100, Nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị đã cởi trói cho nông dân và bƣớc đầu đã tạo
đƣợc động lực phát triển mới. Chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị
trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc đã đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế nông nghiệp (mà trƣớc đây Nhà nƣớc hầu nhƣ nắm toàn bộ), coi hộ nông dân là
đơn vị kinh tế tự chủ, đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp
nông nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý đối với các tổ chức khoa học và doanh nghiệp
phục vụ nông nghiệp theo hƣớng cơ chế thị trƣờng. Sự đổi mới toàn diện đó đã tạo
ra động lực mới cho sự phát triển, khởi sắc của nền nông nghiệp nƣớc nhà, rõ nhất
là giải quyết cơ bản vấn đề lƣơng thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng loại
sản phẩm hàng hóa cốt yếu của toàn xã hội ngày một tăng cả về chất lƣợng và số
lƣợng, có lƣợng dự trự lớn và xuất khẩu ngày một tăng .
1.2.3. Vai trò và lợi ích của “liên kết bốn nhà”:
1.2.3.1. Vai trò của liên kết bốn nhà:
Liên kết “bốn nhà” nhƣ trên đề cập là một hình thức hợp tác sản xuất kinh
doanh trong nông nghiệp. Hiện nay, hình thức “liên kết bốn nhà” chủ yếu trên cơ sở
hợp đồng và là một mối quan hệ kinh tế đƣợc quy định mang tính pháp lý. Việc liên
kết này nhằm hƣớng tới vai trò của các bên:
-Phát huy sức mạnh tổng hợp của “các nhà”, tận dụng có hiệu quả nhất tiềm
năng, lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta nhằm tạo ra ngày càng
nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, xuất khẩu nông

14



sản hàng hóa nhằm thu ngoại tệ lớn cho đất nƣớc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Tăng cƣờng sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà kinh doanh (doanh
nghiệp) hƣớng vào mục tiêu, đối tƣợng chung là phục vụ sản xuất nông nghiệp - là
nhà nông, và thông qua đó mà tạo điều kiện để mọi nhà kinh doanh đều có lợi.
- Về phƣơng thức hành động không phải chỉ liên kết song phƣơng (từng “nhà”
riêng biệt với nhà nông) mà còn liên kết tổng hợp, tác động qua lại giữa các “nhà”
với nhau, hỗ trợ cho mỗi nhà thực hiện tốt vai trò, chức năng hoạt động của mình,
từ đó mà phát triển quan hệ phân công và hợp tác lao động ngày càng tiến bộ và
hiệu quả.
-Phát huy tính chủ động sáng tạo của các bên trong “bốn nhà” để cải tiến quản
lý nhà nƣớc, cải cách nền hành chính quốc gia thực sự vì dân, hết sức phục vụ dân,
từ đó phát triển khoa học công nghệ, gắn khoa học với sản xuất nông nghiệp, đƣa
các nhà khoa học về trực tiếp phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Có thể nói, trong thời gian qua, nông nghiệp nƣớc ta luôn đƣợc Đảng, Nhà
nƣớc và toàn dân quan tâm vì đây là lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế, chính trị - xã hội to
lớn và sâu sắc, liên quan đến toàn dân, trong đó trên 70% là nông dân, và việc quản
lý nông nghiệp cũng đã có nhiều thay đổi. Mô hình liên kết bốn nhà do đó có những
vai trò sau đối với phát triển nông nghiệp:
Thứ nhất, góp phần tiêu thụ hàng nông sản của nhà nông, đƣa nông sản Việt
Nam ra tham gia các thị trƣờng thế giới. Cho tới nay, nông nghiệp nƣớc ta vẫn là
một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún và đang chuyển từ nền
nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa, khai thác mọi lợi thế so
sánh về nông nghiệp nhiệt đới để vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Tại nhiều vùng, nhiều
hộ nông dân đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn
nhƣng không thể đƣa ra tiêu thụ, ngay trong thị trƣờng trong nƣớc cũng rất bấp
bênh, càng khó đƣa ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Trong điều kiện đó, chỉ có các doanh
nghiệp có tiềm lực lớn, nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng, có khả năng ký kết hợp

đồng với các đối tác trong và ngoài nƣớc, có khả năng tìm tòi sản phẩm cần tiêu thụ

15


của các hộ nông dân, ký hợp đồng với nhà nông để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến
để tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông dân. Đây cũng là mục tiêu trực tiếp và cao
nhất của Quyết định 80/2002 của Thủ thƣớng Chính phủ. Có thể khẳng định rằng,
nếu không có doanh nghiệp đứng ra lo khâu tiêu thụ nông sản cho nông dân thì
cũng khó phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn và nông sản Việt Nam cũng
không thể vƣơn ra thị trƣờng thế giới.
Thứ hai, “liên kết bốn nhà” góp phần đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, qua đó nâng cao trình độ sản xuất của nhà nông. Tham gia môi liên kết, nhà
khoa học và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp. bên cạnh đó, nhà khoa học, doanh nghiệp còn có điều kiện
vƣơn ra thị trƣờng thế giới, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới
đem về áp dụng trong nƣớc, truyền đạt cho nhà nông không chỉ về giống cây con
mà cả quy trình công nghệ nuôi trồng. Doanh nghiệp cũng có thể “đặt hàng” với các
nhà khoa học nghiên cứu giải quyết các vấn đề từ công nghệ chế biến, bảo quản
nông sản đến sản xuất nông phẩm nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả sản xuất trong cả chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn. Việc tiêu thụ nông sản
thông qua hợp đồng chỉ có thể thực hiện đƣợc với điều kiện nhà nông phải là chủ
các trang trại (phổ biến là trang trại gia đình), có quy mô sản xuất nông sản hàng
hóa lớn, có khả năng áp dụng Global GAP và nhà doanh nghiệp phải có khả năng
chế biến - tiêu thụ nông sản với công nghệ tiên tiến. Trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế, việc san lấp dần khoảng cách giữa trình độ kinh tế trong nƣớc với thế
giới bên ngoài, nhất là trong nông nghiệp và nông dân thì chủ yếu là vai trò của các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cũng chính từ phát huy vai trò khoa học
công nghệ của các doanh nghiệp cùng với sự tham gia tích cực của các nhà khoa

học mà nền nông nghiệp nƣớc nhà không ngừng phát triển, ngày càng hiện đại hóa.
Thứ ba, thông qua “liên kết bốn nhà”, doanh nghiệp góp phần thay đổi cung
cách làm ăn của nhà nông vốn tùy tiện, gặp đâu hay chớ sang cách làm ăn có bài
bản, căn cơ, đƣợc ràng buộc bằng hợp đồng. Hoạt động của nông dân nƣớc ta từ

16


ngàn đời nay vốn tùy tiện, không theo một quy tắc nào, chủ yếu trông chờ vào trời:
“trông trời, trông đất, trông mây;trông mƣa, trông nắng, trông ngày, trông
đêm”.Tính tùy tiện đó chỉ thích hợp với lối canh tác tiểu nông, tự cung tự cấp nhƣng
không thích hợp với kiểu sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, trong thời đại toàn cầu hóa. Trƣớc đây, khi chuyển từ nông dân
cá thể sang kinh tế hợp tác cũng đã thay đổi cung cách làm ăn của nông dân theo
một quy chế trật tự và kỷ luật nhất định, nhƣng do cơ chế quá cứng nhắc nên nông
dân trở thành ngƣời bị động, mất hết động lực. Khi chuyển hộ nông dân sang đơn vị
kinh tế tự chủ đã phần nào khơi dậy đƣợc động lực phát triển nhƣng lại rơi vào phân
tán, manh mún và tùy tiện. Đi vào thực hiện liên kết “bốn nhà” với sự tuân thủ các
hợp đồng kinh tế buộc ngƣời nông dân không thể tùy tiện đƣợc, nhất là khi ký hợp
đồng với doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp trong “liên kết bốn nhà” đặt ra
yêu cầu tuân thủ về chất lƣợng nông sản, quy cách thu hoạch và đóng gói, thời gian
giao hàng.v.v.., vừa để đảm bảo quy trình công nghệ cho doanh nghiệp, vừa đảm
bảo lợi ích cho chính nhà nông. Bản thân doanh nghiệp đƣa ra và thực hiện những
cam kết trong hợp đồng cũng tạo cho nhà nông thói quen làm ăn có bài bản, và khi
đã thành nề nếp sẽ làm cho quan hệ liên kết ngày càng bền chặt. Trái lại, nếu doanh
nghiệp tùy tiện, không tuân thủ hợp đồng, không coi trọng lợi ích của các bên trong
liên kết thì nhà nông sẽ phá vỡ hợp đồng và “liên kết bốn nhà” cũng nhanh chóng bị
tan rã.
Thứ tƣ, nhà nƣớc và doanh nghiệp đều có thể thực hiện vai trò tập hợp nông
dân làm ăn theo kiểu hợp tác. Sau khi đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp, hàng

loạt hợp tác xã bị xóa bỏ, nhiều nông dân trở lại sản xuất cá thể, nếu có gọi là có
hợp tác xã thì cũng chỉ mang tính hình thức, do đó phần lớn nông dân lui về sản
xuất tự cung tự cấp, rất khó chuyển sang sản xuất hàng hóa. Song, bản thân nền
nông nghiệp hàng hóa luôn chứa đựng nhu cầu hợp tác, nhƣng ai là ngƣời tổ chức
nông dân lại và tổ chức hoạt động hợp tác một cách thiết thực và hiệu quả. Cấp ủy
và chính quyền cũng chỉ kêu gọi, thuyết phục nhƣng kết quả cũng rất hạn chế. Thế
thì chỉ doanh nghiệp mới có thể tập hợp nông dân lại, tổ chức các hình thức hợp tác

17


đa dạng, từ thấp lên cao, tạo nên sự gắn bó giữa nông dân với doanh nghiệp và giữa
nông dân với nhau.
Thứ năm, nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhà khoa học có vai trò hỗ trợ nông dân
trong sản xuất và cả trong đời sống kinh tế-xã hội. Trong “bốn nhà” thì nhà nông là
yếu thế nhất cả về tiềm lực kinh tế, cả về tri thức sản xuất kinh doanh, nhất là ở các
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, còn doanh nghiệp và các chủ doanh
nghiệp nói chung mọi mặt có khá hơn, chƣa nói có những ngƣời thực sự tài giỏi,
giàu có. Trong những năm qua, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” các nhà
doanh nghiệp đã tích cực tham gia công tác từ thiện, hỗ trợ ngƣời nghèo với số tiền
lớn, các phƣơng tiện cho sản xuất và đời sống. Đó là điều rất quý. Tuy nhiên, ngƣời
ta thƣờng nói “cho cần câu hơn cho xâu cá”, chính trong liên kết “bốn nhà”, doanh
nghiệp có điều kiện hỗ trợ nhà nông thiết thực nhất. 3 nhà không chỉ hỗ trợ trong
việc tiêu thụ nông sản cho nông dân với điều kiện ƣu ái nhất, thuận lợi nhất mà còn
hỗ trợ về kiến thức và phƣơng tiện sản xuất kinh doanh. Đặc biệt khi nhà nông gặp
khó khăn trong sản xuất kinh doanh vì thiên tai hoặc biến động của thị trƣờng,
doanh nghiệp cũng có thể ra tay giúp nhà nông khắc phục khó khăn, kể cả hỗ trợ về
tài chính. Điều đó thể hiện cái tâm của nhà doanh nghiệp trong liên kết “bốn nhà”
nhƣng cũng tạo điều kiện cho bản thân doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận
lợi và có hiệu quả hơn.

1.2.3.3. Lợi ích của liên kết bốn nhà :
Nếu xét trong một chỉnh thể của quá trình sản xuất nông nghiệp thì có thể thấy
vai trò của “bốn nhà” trong mối liên kết là tƣơng đồng, tất cả đều xuất phát từ lợi
ích nào đó và sự tƣơng tác với nhau là rất lớn. Tuy nhiên, trong mối liên kết này cần
phải xác định rõ nông dân phải là “nhân”, là “trục” các chủ thể liên kết còn lại là
“vệ tinh” hoạt động theo tôn chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của nông dân, của xã hội
nông thôn nhƣng trên cơ sở lợi ích của họ, điều này cũng dễ hiểu, khi nông dân giàu
hơn, nông thôn phát triển lợi ích mặc nhiên sẽ đến với các “nhà khác”.
- Lợi ích đầu tiên và là quan trọng nhất của liên kết bốn nhà đó là tăng thu
nhập cho bà con nông dân tham gia liên kết trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất.

18


×