Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Các Nước Asean Có Vị Trí Đặc Biệt Đối Với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.88 KB, 16 trang )

CÁC NƯỚC ASEAN CÓ VỊ TRÍ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã
khẳng định như vậy trong bài trả lời phỏng vấn các phóng viên báo chí nhân dịp kỷ niệm
12 năm ngày Việt Nam chính thức là thành viên của ASEAN (28/7/1995 - 28/7/2007) và
kỷ niệm 40 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967 - 8/8/2007).
Xin Phó Thủ tướng cho biết mục đích của Việt Nam khi tham gia ASEAN?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm: Việt Nam tham gia ASEAN
với các mục đích:
Thứ nhất là tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các quốc gia thành viên, thúc
đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai là thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, tham khảo kinh
nghiệm phát triển, trình độ khoa học - kỹ thuật, kỹ năng điều hành quản lý, tạo điều kiện
cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển thuận lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh,
góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình cải cách và công cuộc đổi mới.
Thứ ba là đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác
đóng góp vào việc củng cố hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thứ tư là thông qua hợp tác ASEAN thúc đẩy thêm quan hệ song phương và đa phương
của Việt Nam với các đối tác trong và ngoài khu vực, nhất và các bên đối thoại của
ASEAN, góp phần cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, mở
rộng quan hệ với các nước lớn.
Thứ năm là tham gia ASEAN cũng là bước chuẩn bị, tích luỹ kinh nghiệm và tranh thủ
sự ủng hộ tích cực nhằm tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc
tế sâu rộng hơn và tham gia hiệu quả các thể chế hợp tác như Diễn đàn Khu vực ASEAN
(ARF), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á-Âu
(ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Gia nhập ASEAN từ năm 1995, kể từ đó đến nay, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan
trọng vào sự phát triển của tổ chức này và được các quốc gia thành viên công nhận. Phó
Thủ tướng có thể cho biết cụ thể về những đóng góp đó?
Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN tháng 7/1995, Việt Nam đã tham gia
tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của


ASEAN.
.
Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các
nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất
cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà


Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của
Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất.
Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các
quốc sách lớn của ASEAN, như xây dựng tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà
Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển... Việt Nam cũng góp phần tích
cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an
ninh khu vực.
Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do
hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện
AFTA, Hành lang Đông - Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên
ngành của ASEAN.
Trong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc
thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng
nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.
Phó Thủ tướng cho biết vị trí của ASEAN trong các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam?
Trong tổng thể chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam luôn coi
trọng và dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng, khu vực. Các nước ASEAN
có vị trí đặc biệt đối với Việt Nam vì có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có quan hệ
láng giềng, truyền thống và gắn bó chặt chẽ về an ninh, chính trị kinh tế với Việt Nam.
Quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước ASEAN và sự lớn mạnh của Hiệp hội trong
đó có đóng góp tích cực của Việt Nam đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định
và phát triển ở khu vực, hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế
của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Trong những năm tới, Việt Nam tiếp tục nỗ lực

thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN đi vào chiều sâu, hiệu quả, đồng thời tích cực góp
phần thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, nâng cao vai trò
của ASEAN ở trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam phê chuẩn Hiến chương ASEAN
20:53' 20/03/2008 (GMT+7)

- Chiều 20/3, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng
đã thông báo việc Việt Nam phê chuẩn Hiến chương ASEAN.
Theo ông Lê Dũng, ngày 6/3 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn Hiến
chương ASEAN. Tiếp đó, ngày 14/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm
đã ký và gửi thư phê chuẩn Hiến chương ASEAN, chuyển tới Tổng Thư ký ASEAN và các bộ
trưởng ngoại giao ASEAN.
Như vậy, Việt Nam là nước thứ 5 trong ASEAN chính thức phê chuẩn Hiến chương ASEAN.


"Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của
Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và góp phần thúc
đẩy hợp tác và phát triển của tổ chức ASEAN", người phát
ngôn nói.
VietNamNet xin giới thiệu những điểm đáng chú ý của Hiến
chương ASEAN :
Vốn ra đời trên cơ sở một tuyên bố chính trị, chứ không phải
một văn kiện pháp lý, lần đầu tiên sau 40 năm tồn tại và phát
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê
triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức
Dũng
có tư cách pháp nhân với việc thông qua Hiến chương
ASEAN.
Về cơ bản, Hiến chương ASEAN là sự đúc kết và hệ thống hoá những mục tiêu, nguyên tắc và

thoả thuận đã có của ASEAN trong một văn kiện pháp lý, có bổ sung và cập nhật cho phù hợp với
tình hình mới.
Hiến chương ASEAN phản ánh quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước ASEAN về mục tiêu
xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn và vững mạnh hơn, trước mắt là thực hiện mục tiêu
hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Nguyên tắc chủ đạo của ASEAN là đồng thuận
ASEAN sẽ không giống EU khi Hiến chương chung của Hiệp hội ra đời. Khác với Liên minh Châu
Âu (EU), một tổ chức mang tính chất siêu quốc gia, Hiến chương ASEAN xác định tính chất hợp
tác của ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực liên chính phủ, dựa trên nguyên tắc bình đẳng
chủ quyền của các nước thành viên. Tính chất liên chính phủ của ASEAN là nền tảng, quyết định
nhiều vấn đề cơ bản của ASEAN.
Tạo cơ sở pháp lý chung cho Hiệp hội nhưng Hiến chương ASEAN không đề cập đến việc thành
lập Quốc hội ASEAN, Toà án ASEAN, trừng phạt hoặc treo tư cách thành viên khi có vi phạm, ra
quyết định bằng bỏ phiếu….


Theo Hiến chương, nguyên tắc chủ đạo của ASEAN là đồng thuận.Ảnh:
www.ngkhai.net
Mục đích và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN là hoà bình, an ninh, ổn định và hợp tác khu
vực, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Hiến chương quy định nguyên tắc chủ đạo của ASEAN vẫn là đồng thuận.
Không cho phép sử dụng lãnh thổ để chống lại nước thành viên
Cũng theo Hiến chương, ASEAN có mục tiêu liên kết, thu hẹp khoảng cách phát triển, hướng về
nhân dân và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Hiến chương cũng xác định nguyên tắc việc các nước không tham gia và không cho phép bất kỳ
quốc gia/đối tượng nào được sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên để chống lại một nước
thành viên khác. Mọi tranh chấp, bất đồng được quy định giải quyết thông qua biện pháp hoà
bình, thương lượng dựa trên các thoả thuận đã có của ASEAN.
Trường hợp bất đồng không giải quyết được hoặc có vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, vấn đề
sẽ được trình lên cấp cao quyết định.

Các nước ASEAN có phải thay đổi luật?
Với sự ra đời của Hiến chương ASEAN, các nước thành viên
tuy không phải thay đổi luật, nhưng sẽ cần có sự điều chỉnh
nhất định về một số quy định và thủ tục hành chính trong
nước để phù hợp hơn với các quy định của Hiến chương và
thực tiễn của hợp tác ASEAN.
Mỗi nước thành viên phải cải tiến tổ chức bộ máy trong nước,
đồng thời đầu tư nguồn lực và nhân lực để tham gia hợp tác
ASEAN một cách chủ động và hiệu quả.
Diễn đàn ASEAN tại Hà Nội


ASEAN sẽ có “quốc ca” chung
Hiến pháp ASEAN quy định Hiệp hội sẽ có một "quốc ca chung" gọi là “ASEAN ca”. Sẽ có cuộc thi
tuyển sáng tác “ASEAN ca” ở mỗi nước thành viên để sau đó lãnh đạo cấp cao các nước chọn ra
“ASEAN ca” chính thức.
Hiến chương ASEAN cũng phê chuẩn lá cờ của ASEAN gồm bốn màu: xanh da trời, đỏ, trắng,
vàng, thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN.
Trong đó, màu xanh da trời biểu hiện cho hoà bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự
năng động. Màu trắng là sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Bó lúa in
trên lá cờ tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN gắn bó
bằng tình hữu nghị và đoàn kết.

“Việt Nam là một phận hữu cơ của ASEAN và là một thành viên có trách nhiệm của
gia đình ASEAN. Khu vực Đông Nam Á và ASEAN có ý nghĩa chiến lược đối với Việt
Nam vì nó liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Một
ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng,
là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam. Do vậy, chúng ta luôn
xác định ASEAN, xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, là một bộ phận
quan trọng trong trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa

và láng giềng hữu nghị của Việt Nam.
Kể từ khi gia nhập ASEAN tháng 7/1995, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động và có
nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển lớn mạnh của Hiệp hội, mà gần đây nhất là
việc sớm phê chuẩn Hiến chương ASEAN.
Bước sang giai đoạn mới, chúng ta cần tiếp tục tham gia tích cực, chủ động và có trách
nhiệm, góp phần cùng các nước thành viên xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN trên
cơ sở Hiến chương ASEAN. Các Bộ, ngành của Việt Nam cần tăng cường phối hợp hành
động, củng cố tổ chức bộ máy và đầu tư thích đáng về nguồn lực, tích cực nghiên cứu và
đề xuất sáng kiến khả thi, nâng cao hiệu quả hợp tác.
Chúng ta cũng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền rộng rãi cho các tầng lớp
nhân dân về ASEAN và sự tham gia của Việt Nam, huy động sự tham gia và đóng góp
của các tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN”.

Việt Nam phê chuẩn Hiến chương ASEAN
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa ký phê chuẩn Hiến chương ASEAN, đưa Việt Nam
trở thành nước thứ năm trong khối có động thái này sau Singapore, Brunei, Lào và
Malaysia.

Ngày 6/3/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký phê chuẩn Hiến chương
ASEAN, và tiếp đó ngày 14/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm


đã ký thư phê chuẩn bản Hiến chương này và chuyển thư phê chuẩn tới Tổng thư ký
ASEAN, cùng ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 20/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho
biết với việc phê chuẩn này, Việt Nam trở thành nước thứ năm trong ASEAN phê chuẩn
Hiến chương, sau Xinhgapo, Brunây, Lào và Malaixia.
Theo ông Lê Dũng, việc phê chuẩn Hiến chương thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt
Nam trong tiến trình hội nhập khu vực, góp phần thúc đẩy sự hợp tác và phát triển của
ASEAN.

Hiến chương ASEAN sẽ tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho Hiệp hội gia tăng
liên kết khu vực, trước hết là thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm
2015. Hiến chương ASEAN phản ánh sự trưởng thành của tổ chức này, thể hiện tầm nhìn
và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước ASEAN, hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và
phát triển của cả khu vực cũng như từng nước thành viên.
Người phát ngôn Lê Dũng nhấn mạnh Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp tích
cực vào việc xây dựng Hiến chương ngay từ những ngày đầu khi mới xuất hiện ý tưởng
về văn kiện này.

Vị thế Việt Nam trong cộng đồng ASEAN
09:52' 07/08/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau 12 năm đồng hành của ASEAN, Việt Nam đang có vai trò ngày càng lớn
hơn. Nhiều người đang nghĩ đến vị thế của Việt Nam như là một trong những quốc gia tiên
phong, định hướng cho sự phát triển của ASEAN.
Gia nhập ASEAN, Việt Nam "được" môi trường
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), mở cánh cửa bước ra với khu vực và thế giới.
ASEAN là cửa ngõ đầu tiên và then chốt cho tiến trình hội
nhập khu vực và thế giới của Việt Nam. Đó là bước chuyển từ
tư duy đổi mới sang hành động thực tế ở cấp độ khu vực. Gia
nhập tích cực, chủ động, Việt Nam đã xóa đi những nghi kỵ
trong các nước khu vực và thế giới do những vấn đề lịch sử
để lại.
Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam trở thành sáng lập viên
ASEM (1996), thành viên chính thức của APEC (1998), mở
rộng không gian hợp tác với các nước Đông Nam Á (qua cơ
Cộng đồng ASEAN
chế
ASEAN+1


ASEAN+3).
Cái "được" lớn nhất của Việt Nam là "môi trường" theo nghĩa rộng của từ này. Môi trường không
đơn thuần chỉ là được hòa bình, ổn định ở khu vực mà còn là một không gian mở cho quan hệ
của
Việt
Nam
với
thế
giới.
Việt Nam: hạt nhân đoàn kết trong ASEAN
Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một trang mới trong lịch sử của khu vực. Ước mơ và ý
tưởng về xây dựng ASEAN thành một khối thống nhất được đề cập trong “Tuyên bố Băng Cốc


1967” trở thành hiện thực.
Bước sang tuổi 40, ASEAN đã thực sự là "trái tim của châu Á năng động", đóng vai trò trung tâm
ở châu lục, trở thành khu vực phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong xu thế hội nhập, các
quốc gia luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường, khẳng định sức sống, giá trị tồn tại của
mình. Trong thành công đó, có một phần đóng góp tích cực và quan trọng của Việt Nam.
Được đánh giá là nhân tố đoàn kết nội bộ trong ASEAN và cân bằng quan điểm với bên ngoài,
Việt Nam luôn kiên trì các nguyên tắc cơ bản của tổ chức. Nếu thay đổi là cần thiết, thì sự thay
đổi ấy phải được tiến hành từng bước và có được sự đồng thuận trong ASEAN.
Đối mặt với những khó khăn như vấn đề Myanmar, Việt Nam nhất quán quan điểm cho rằng cần
có tiếng nói chung. Việc Myanmar có mặt trong Hội nghị cấp cao Âu - Á là kết quả của những nỗ
lực rất lớn của Việt Nam. Không chỉ đưa quốc gia này gia nhập ASEAN, Việt Nam còn làm hết
sức để các nước bên ngoài nhìn nhận trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp
vào công việc nội bộ của Myanmar.
Việt Nam và tương lai của ASEAN
Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên ba trụ cột chính: Cộng đồng văn hóa - xã hội, Cộng đồng

chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế. Một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN: Cộng đồng
văn hóa - xã hội là sáng kiến của Việt Nam.
Trong Cộng đồng ASEAN, xây dựng cộng đồng an ninh - chính trị là khó khăn lớn nhất. Mặc dù
các nước trong khu vực vốn là một thực thể đa dạng. Trên tinh thần đặt lợi ích khu vực ở vai trò
quan trọng, không cao hơn lợi ích quốc gia nhưng ở tầm cao nhất định, Việt Nam tích cực cùng
các nước bàn bạc và tìm kiếm các hình thái, bước đi phù hợp xây dựng cộng đồng này.
Cộng đồng kinh tế ASEAN đang phát triển nhanh chóng. Việt Nam tuy chưa phát triển bằng nhiều
quốc gia khác nhưng những năm gần đây GDP luôn đạt cao (khoảng 8%), cao nhất trong các
quốc gia ở khu vực, vượt lên nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar trong ASEAN 4 tạo nên
một mức mới trong ASEAN.
Sau hội nghị cấp cao gần đây, ASEAN đang nói tới việc xây dựng hiến chương và cơ chế nhân
quyền. Trong xây dựng hiến chương, Việt Nam đóng vai trò thành viên tham gia soạn thảo và có
nhiều đóng góp. Đặc biệt, tiếng nói của Việt Nam rất quan trọng trong các vấn đề đổi mới cơ chế
ASEAN, các nguyên tắc hoạt động của tổ chức, vấn đề giải quyết xung đột và đóng góp tài
chính.
Cùng với các nước khác, Việt Nam đưa ra nhiều sáng kiến mới, nhằm khắc phục những mặt yếu
kém, trì trệ, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Trên nguyên tắc vì lợi ích quốc gia và lợi ích khu
vực, đồng thời xem xét đến lợi ích của các quốc gia khác, các quyết định của Việt Nam được
ASEAN chấp nhận.
Cùng với những thành tựu phát triển trong nước, sự tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế
giới, Việt Nam luôn khẳng định vị thế của mình. Nhiều chuyên gia, học giả nước ngoài đang nói
tới một vai trò tiên phong của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN.

VI ỆT NAM 10 N ĂM GIA NHẬP ASEAN


Thứ tư, 27 Tháng bảy 2005, 08:04 GMT+7


Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên

của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Trong 10
năm qua, Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

Việt Nam chủ trì cuộc
họp ASEAN+Mỹ tại Hà
Nội ngày 26-7-2001.
Tại các diễn đàn ASEAN, các sáng kiến và tiếng nói của Việt Nam luôn được
lắng nghe và coi trọng. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số cột mốc tư
liệu quan trọng trong quá trình này.
Buổi sáng ngày 28-7-1995, quốc kỳ Việt Nam đã được kéo lên tại Trung tâm
hội nghị Quốc tế tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei đánh dấu việc Việt
Nam đã trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN bên cạnh Brunei, Malaysia,
Indonesia, Phillippines, Singapore, Thái Lan và mở đầu cho quá trình thống
nhất, quy tụ cả 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam châu Á vào tổ chức này.
Sau Việt Nam, các nước Lào, Campuchia, Myanmar cũng gia nhập ASEAN.
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tổ chức này đã
có những chuyển biến quan trọng về cả lượng và chất, trở thành nhân tố thiết
yếu cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở Đông Nam Á, Đông Á –Thái
Bình Dương và thế giới. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng là kết quả của
việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ
động tích cực hội nhập khu vực và thế giới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch
ra.
Công tác chuẩn bị đã được bắt đầu từ mấy năm trước. Và khi mọi việc hoàn
tất, ngày 17-10-1994, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư
cho Ngoại trưởng Brunei, nước Chủ tịch đương nhiệm Ủy ban thường trực
ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN.
Lúc đó, việc nước ta gia nhập ASEAN được sự ủng hộ trong và ngoài nước,
nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng sẽ có khó khăn như sự khác biệt về
chế độ chính trị giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Từ trước đến thời điểm đó,

nước ta chỉ mới tham gia vào một khối là khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh
tế gồm các nước Đông Âu và Nga, nói tiếng Nga–) vì thế Việt Nam còn thiếu


cán bộ nói tiếng Anh để mỗi năm tham dự gần 300 cuộc họp của ASEAN–

Để khắc phục khó khăn trên, công tác thông tin tuyên truyền đã được thực
hiện từ rất lâu trước mốc 1995. Với sự giúp đỡ của các nước Singapore,
Canada, Nhật, Malaysia, Australia, các tổ chức quốc tế như UNDP, SIDA, Hội
đồng Anh– chúng ta đã tổ chức các khóa huấn luyện về ASEAN, đào tạo
ngoại ngữ cho các cán bộ, chuyên viên các bộ, các ngành, cơ quan trung
ương, đoàn thể, tỉnh.
Vụ ASEAN Bộ Ngoại giao đã gấp rút biên soạn và phối hợp với Nhà Xuất bản
Chính trị quốc gia cho ra đời cuốn sổ tay về ASEAN. Ngày 24-9-1994, Vụ
ASEAN chính thức được thành lập tại Bộ Ngoại giao và giữa năm 1995, nước
ta đã có bộ máy tương đối hoàn chỉnh để hợp tác với ASEAN.
Công tác tuyên truyền đối ngoại cũng được thực hiện tốt. Ta đã tranh thủ
được sự ủng hộ hợp tác của nhiều nước trong khu vực. Tại lễ kết nạp Việt
Nam vào ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia tuyên bố việc Việt Nam vào ASEAN
sẽ làm tăng sức sống và sức mạnh tập thể của ASEAN chứ không chỉ đơn
thuần tăng thêm số thành viên từ 6 lên 7. Ngoại trưởng Philippines cũng tin
tưởng Việt Nam sẽ tạo động lực chung để tăng cường vai trò và ảnh hưởng
quốc tế của ASEAN.
10 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển
vào ASEAN như tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN 6 năm 1998,
đóng góp vào xây dựng –Chương trình hành động Hà Nội– và các biện pháp
cụ thể để thực hiện –Tầm nhìn ASEAN 2020–; tham gia xây dựng văn kiện


–Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân–.

Trong thời gian giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC), nước
ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng như hội nghị Bộ trưởng
ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMMM-34) năm 2001; thông qua –Tuyên bố
Hà Nội– về thu hẹp khoảng cách phát triển. Nhờ vị trí địa lý - chính trị - quân
sự quan trọng nên từ khi tham gia diễn đàn khu vực (ARF), Việt Nam đã góp
phần xây dựng ARF thành một diễn đàn quan trọng đối thoại về an ninh khu
vực.
Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò nước điều phối quan hệ đối ngoại giữa
ASEAN với các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật– Cùng với quan hệ Việt -Trung
được cải thiện nhanh chóng trong thập niên qua, vị thế địa lý chiến lược và sự
phát triển năng động của Việt Nam thực sự đã và đang đóng góp một phần
quan trọng làm cho ASEAN-Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hiểu biết và
hợp tác nhiều hơn.
Việt Nam cũng đóng vai trò không nhỏ trong cân bằng chiến lược và ảnh
hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Đây
là vấn đề lớn, có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở
Đông Nam Á.
Hiện nay, thách thức lớn đang đặt ra là nước ta phải nỗ lực nhiều hơn để đảm
bảo thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực trong bối cảnh có sự khác
nhau về cơ cấu kinh tế và cách biệt về trình độ phát triển.
Tình hình quốc tế đòi hỏi Việt Nam cũng như các thành viên khác trong
ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra
những ý tưởng mới và các biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để có thể biến
ý tưởng của –tầm nhìn 2020– thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng
đồng ASEAN.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN:
1995: 1,1 tỷ USD ; 1996: 1,136 tỷ USD; 1997: 1,9 tỷ
USD; 1998: 2,3 tỷ USD; 1999: 2,4 tỷ USD; 2000: 2,6 tỷ
USD; 2001: 2,5 tỷ USD; 2002: 2,42 tỷ USD; 2003: 2,9 tỷ

USD; 2004: 3,87 tỷ USD.


Về đầu tư: tháng 6-1995, các nước ASEAN đầu tư vào
Việt Nam gần 200 dự án với tổng số vốn pháp định trên 2
tỷ USD, chiếm 15% FDI vào Việt Nam thời điểm đó. Đến
năm 2004, ASEAN đã đầu tư trên 600 dự án với tổng số
vốn đăng ký trên 10 tỷ USD, chiếm 27% FDI vào Việt
Nam, đứng đầu là Singapore với 8 tỷ USD.
Các khu công nghiệp của ASEAN tại Việt Nam: Khu
công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương), Khu
công nghiệp Việt Nam – Thái Lan AMATA (Đồng Nai),
Khu công nghiệp Việt Nam – Malaysia (Khu chế xuất Đà
Nẵng), Khu công nghiệp Việt Nam – Malaysia (Nội Bài,
Hà Nội)–

VN sẽ tích cực tham gia hợp tác trong ASEAN
26/07/2007 -- 7:59 AM

Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Nguyễn Hồng Cường khẳng
định Việt Nam sẽ tham gia hợp tác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tích cực và
chủ động hơn, góp phần thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm
2015.
Hà Nội (TTXVN) -

Vụ trưởng Nguyễn Hồng Cường đưa ra lời khẳng định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn
TTXVN nhân kỷ niệm 12 năm ngày Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (27/7/199527/7/2007) và 40 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2007).
Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:
Xin cho biết ý nghĩa của việc Việt Nam trở thành thành viên ASEAN?
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 27/7/1995, nhưng quá trình hội nhập

khu vực của Việt Nam đã khởi động từ năm 1992 khi Việt Nam tham gia Hiệp ước
Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của
ASEAN. Thực tiễn 12 năm tham gia ASEAN đã khẳng định chủ trương gia nhập
ASEAN là quyết định đúng đắn, kịp thời và có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà
nước ta trong sự nghiệp đổi mới.
Đối với Việt Nam, gia nhập ASEAN là bước đi quan trọng, hỗ trợ đắc lực việc triển
khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập


khu vực và quốc tế. Tham gia ASEAN đã và đang mang lại cho Việt Nam nhiều lợi
ích to lớn và thiết thực, mà bao trùm là tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của
Việt Nam. Gia nhập ASEAN đã giúp Việt Nam phá thế bị bao vây và cô lập khi đó;
giải quyết cơ bản những vấn đề tồn tại do lịch sử để lại trong quan hệ với các nước ở
khu vực Đông Nam Á; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên
ASEAN cả về song phương và đa phương. Trở thành thành viên ASEAN đã tạo điều
kiện thuận lợi và tạo thế cho Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường hợp
tác với các nước và các trung tâm lớn trên thế giới. Tham gia hợp tác ASEAN là
môi trường thuận lợi giúp Việt Nam tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực hội
nhập khu vực và quốc tế, tham gia có hiệu quả hơn vào các tổ chức khu vực và quốc
tế rộng lớn hơn như Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) …
Đối với khu vực Đông Nam Á, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã thúc đẩy việc
hình thành một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, đưa đến những thay
đổi cơ bản về Hiệp hội và tình hình khu vực. Với sự gia nhập của Việt Nam và tiếp
sau đó là Lào, Mianma và Campuchia, ASEAN đã thực sự trở thành một tổ chức
hợp tác khu vực mang tính toàn diện, là ngôi nhà chung của cả 10 nước thành viên
cùng nhau chung sống trong hòa bình, hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hợp
tác ngày càng chặt chẽ cả về đa phương và song phương. Sự hình thành ASEAN-10
cùng với những kết quả to lớn của hợp tác ASEAN đã làm cho Hiệp hội trở thành

một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình
Dương, tạo ra những tiền đề vật chất cho gia tăng liên kết khu vực sâu rộng hơn,
hướng tới mục tiêu hình thành một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Xin đánh giá về những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN trên tất cả cả các lĩnh
vực trong 12 năm qua? Đâu là những đóng góp mang tính nổi bật và thiết thực nhất.
Trong 12 năm qua, Việt Nam tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Việt Nam luôn đóng vai trò chủ chốt trong việc xác
định các quyết sách lớn và phương hướng hợp tác của ASEAN cũng như tăng cường
đoàn kết, hợp tác và nâng cao vị thế quốc tế của Hiệp hội. Một trong những đóng góp cụ
thể nổi bật nhất của Việt Nam là đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI vào
tháng 12/1998 với kết quả quan trọng là hoàn tất quá trình hình thành ASEAN-10 và
thông qua Chương trình Hành động Hà nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020,
giúp ASEAN vượt qua thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế-tài chính khu vực năm 1997.
Về chính trị-an ninh, Việt Nam luôn tích cực tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN,
kiên trì bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, nhất là không can thiệp và đồng
thuận; xử lý khéo léo một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm trên cơ sở bảo đảm đoàn kết và
lợi ích chung của ASEAN. Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trong trong việc duy
trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; duy trì vai trò chủ đạo
của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực cũng như tại các diễn đàn hợp tác khu
vực do ASEAN khởi xướng.


Về kinh tế, Việt Nam đã tham gia tích cực và thực hiện đầy đủ các cam kết về liên kết
kinh tế khu vực trên nhiều lĩnh vực, kể cả trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác
bên ngoài, góp phần làm cho ASEAN dần trở thành một thực thể kinh tế thống nhất, ngày
càng trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tư và kinh doanh nước ngoài. Đặc biệt, Việt Nam
đã tích cực thúc đấy hợp tác ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển, thông qua thực
hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI), Chương trình hợp tác Mê Công và Hành lang
Đông-Tây.

Về văn hóa-xã hội, Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động hợp tác
chuyên ngành rất đa dạng và phong phú với hàng trăm dự án khác nhau, góp phần nâng
hợp tác chuyên ngành của ASEAN lên tầm cao mới. Đặc biệt, Việt Nam đã đề xuất xây
dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN,
nhằm mục tiêu đưa ASEAN trở thành một “cộng đồng các xã hội đùm bọc và chia sẻ lẫn
nhau”.
Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đối
ngoại của ASEAN, nhất là sự hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN thông qua khuôn
khổ ASEAN+1, trong đó Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ điều phối viên trong quan
hệ đối thoại với một số nước Nga, Mỹ, Ôxtrâylia và Canađa. Việt Nam cũng có những
đóng góp tích cực và xây dựng trong việc định hướng phát triển của nhiều tiến trình hợp
tác khu vực do ASEAN khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+3, Cấp cao
Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại
và hợp tác vì phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ làm gì để thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập khu vực
vì lợi ích của Việt Nam và của khu vực, hướng tới một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Hợp tác ASEAN liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam.
Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan
trọng, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam. Hơn nữa, hợp tác
ASEAN rất đa dạng và phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực Đông Nam Á
và 10 nước thành viên ASEAN, mà còn liên quan nhiều đến quan hệ và chính sách của
các đối tác quan trọng bên ngoài thông qua các khuôn khổ hợp tác khu vực như
ASEAN+1, ASEAN+3, EAS và ARF. Điều đó đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực ở các
cấp và sự phối hợp chặt chẽ của các các bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
Với thế và lực ngày càng gia tăng, cùng với kinh nghiệm của 12 năm qua, Việt Nam chắc
chắn sẽ tham gia hợp tác ASEAN tích cực và chủ động hơn, góp phần thực hiện mục tiêu
hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong việc đề ra các quyết sách lớn và phương hướng phát triển của Hiệp hội. Việt
Nam sẽ quan tâm hơn đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng tham gia; tích cực nghiên
cứu và đề xuất sáng kiến khả thi để thúc đẩy hợp tác ASEAN trên những lĩnh vực phù

hợp, nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và lợi ích thiết thực có được./.


Nhân 10 năm VN gia nhập ASEAN: Rộng mở con đường hội nhập phát
triển
28/07/2005 ( 528 lượt đọc )

10 năm là một quãng thời gian chưa dài trong quá trình 38 năm
hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), nhưng Việt Nam - một trong những thành viên gần
như trẻ nhất, đã tạo được những dấu ấn đậm nét, góp phần vào
sự lớn mạnh không ngừng của Hiệp hội, cả về lượng và chất.
Ngay sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy việc kết nạp các
nước Lào, Mianma, Campuchia, hoàn thành ý tưởng ngay từ khi ASEAN mới ra đời, đó
là xây dựng một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á. Lễ kết
nạp Campuchia được tổ chức ngày 30/4/1999 tại Hà Nội, đã đánh dấu một bước ngoặt
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của ASEAN, mở ra một thời kỳ
mới, khác hẳn về chất trong quan hệ giữa các nước trong khu vực.
Luôn nỗ lực đảm bảo tiến độ thực hiện các cam kết hội nhập trong ASEAN, Việt Nam
còn có nhiều đóng góp làm phong phú thêm các nội dung hợp tác kinh tế của ASEAN.
Vượt qua những khó khăn thách thức do sự chênh lệch về trình độ phát triển, Việt Nam
đã tham gia tích cực các chương trình hợp tác, liên kết kinh tế như Hiệp định đầu tư
ASEAN (AIA), Khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) v.v.. đồng thời đưa ra sáng kiến phát
triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông - Tây (WEC)... Đến tháng
3/2005, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm 10.277 dòng thuế, tương đương 96,15% tổng số
dòng thuế phải cắt giảm trong khuôn khổ CEPT/AFTA.
Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của ASEAN, việc tham gia ASEAN đã giúp nâng
cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế 10 năm qua cho thấy Việt
Nam đã trực tiếp tham gia và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng
phát triển, đưa ra các quyết sách lớn của ASEAN về những vấn đề liên quan đến hợp

tác, phát triển ở khu vực. Đồng thời Việt Nam cũng có điều kiện tăng cường phối hợp lập
trường với các nước ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế có liên quan
đến lợi ích quốc gia.
Tham gia ASEAN, Việt Nam không chỉ tranh thủ được những lợi ích thiết thực từ các
hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại và chuyên ngành của ASEAN, mà còn có điều
kiện xây dựng, phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước trong khu vực.
Với khoảng 600 triệu dân, tổng sản phẩm quốc dân - GDP gần 700 tỷ USD, kim ngạch
thương mại gần 800 tỷ USD, ASEAN là một khu vực đang phát triển hết sức năng động,
giàu có về tài nguyên khoáng sản, một thị trường hấp dẫn, giàu tiềm năng hợp tác.
Chính vì vậy, ngay năm đầu tiên thực hiện CEPT (1996), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu


giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng tới 20% và liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước,
với tốc độ xấp xỉ 16%/năm. So với năm đầu tiên hội nhập kinh tế ASEAN (thực hiện
CEPT/AFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2004 đã
tăng gần gấp đôi. Tỷ trọng vốn đầu tư từ các nước ASEAN trong tổng số vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức trung bình 18,5%/năm. Và đến hết tháng 6/2005
ASEAN đã đầu tư hơn 600 dự án với số vốn đăng ký là 11,385 tỷ USD, chiếm 23,38%
tổng số vốn đầu tư nước ngoài, trong đó thực hiện được 5,019 tỷ USD, chiếm 19,08%
tổng số vốn đầu tư nước ngoài đã đưa vào thực hiện tại Việt Nam.
Là thành viên ASEAN, Việt Nam có điều kiện mở rộng hợp tác, tiếp cận công nghệ thông
tin và các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, học tập, chia sẻ kinh nghiệm phát triển
và quản lý với các thành viên khác vốn được coi là những nền kinh tế trẻ đầy năng động
trong khu vực, đã đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới như Singapo, Malaixia.
Trong thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, da dạng hóa, đa phương hóa,
ASEAN luôn là một trọng tâm ưu tiên của Việt Nam. Với những thành công đạt được sau
10 năm gia nhập ngôi nhà chung ASEAN, con đường hội nhập đang rộng mở phía trước,
hứa hẹn một tương lai tươi sáng đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.




×