Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ HỒNG THƢƠNG

TỰ DO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU

Hà Nội - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ HỒNG THƢƠNG

TỰ DO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU


Hà Nội - Năm 2016


CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Anh Thu.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận
văn. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Hồng Thương


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Anh
Thu cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyền đạt những kiế n thức quý giá và tận
tình hướng dẫn tác giả trong thời gian ho ̣c tâ ̣p và nghiên cứu ta ̣i trường.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo, các anh chị
chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Tác giả xin g ửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, đồng nghiệp, bạn
bè đã luôn ủng h ộ và giúp đỡ tác giả trong quá trình họ c tâ ̣p và nghi ên cứu của
mình.
Học viên
Nguyễn Thị Hồng Thương



MỤC LỤC
Danh sách các từ viết tắt .................................................................................................. i
Danh sách bảng .............................................................................................................. iii
Danh sách hình ............................................................................................................... iv
Phần mở đầu .................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Tính mới của luận văn ................................................................................................. 3
5. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 3
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn
đề tự do di chuyển lao động trong ASEAN ................................................................. 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 4
1.1.1. Các nghiên cứu chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN với Việt Nam .................. 4
1.1.2. Nghiên cứu về thị trường lao động ASEAN trong bối cảnh thành lập AEC ....... 9
1.1.3. Các nghiên cứu về vấn đề tự do di chuyển lao động trong bối cảnh thành lập
AEC ............................................................................................................................... 12
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng đề tài .................................................. 14
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề di chuyển lao động .................................... 15
1.2.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 15
1.2.2. Các lý thuyết về di chuyển lao động ................................................................... 16
1.2.3. Tác động của di chuyển lao động ........................................................................ 20
1.2.4. Xu hướng di chuyển lao động ............................................................................. 22
1.2.5. Vấn đề di chuyển lao động trong các liên kết kinh tế ......................................... 23


Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 27
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 27
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu.......................................................... 28

2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 29
Chƣơng 3: Thị trƣờng lao động và vấn đề tự do di chuyển lao động trong
ASEAN ......................................................................................................................... 31
3.1. Cộng đồng kinh tế ASEAN và vấn đề tự do di chuyển lao động ........................ 31
3.1.1. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN ........................................................... 31
3.1.2. Các hiệp định liên quan đến tự do di chuyển lao động trong ASEAN ............... 32
3.1.2.1. Hiệp định khung về dịch vụ trong ASEAN (AFAS) ....................................... 32
3.1.2.2. Hiệp định di chuyển thể nhân trong ASEAN (MNP) ...................................... 34
3.1.2.3. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN (MRAs) ............. 36
3.2. Thị trường lao động và sự chuẩn bị của Việt Nam cũng như các quốc gia
thành viên khác về vấn đề tự do di chuyển lao động trong AEC ............................... 38
3.2.1. Vấn đề di chuyển lao động giữa các quốc gia ..................................................... 38
3.2.2. Thể chế chính sách liên quan đến di chuyển lao động ........................................ 43
3.2.3. Cấu trúc lực lượng lao động ................................................................................ 52
3.2.4. Năng suất, trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động ..................................... 57
3.2.5. Lương, thu nhập, mức sống ................................................................................ 60
3.2.6. Các vấn đề khác liên quan đến dịch chuyển lao động ........................................ 65
3.3. Dự báo tình hình thị trường lao động Việt Nam và các quốc gia thành viên
khác trong AEC đến năm 2025.................................................................................... 67
Chƣơng 4: Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam trong bối cảnh AEC .... 72
4.1. Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam trên thị trường lao động trong
nước dưới tác động của AEC ...................................................................................... 72


4.1.1. Đối với lao động trong ngành du lịch ................................................................. 72
4.1.2. Đối với lao động trong ngành kế toán, kiểm toán ............................................... 78
4.1.3. Đối với lao động trong ngành kỹ sư, kiến trúc sư ............................................... 82
4.1.4. Đối với lao động trong các ngành khác .............................................................. 84
4.2. Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam trên thị trường lao động các
quốc gia ASEAN khác.................................................................................................. 90

4.2.1. Cơ hội và thách thức về vấn đề việc làm và chất lượng việc làm ....................... 90
4.2.2. Cơ hội và thách thức liên quan đến năng suất và chất lượng lao động ............... 91
4.2.3. Cơ hội và thách thức về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội liên quan ............. 92
Chƣơng 5: Kết luận và một số đề xuất ...................................................................... 97
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ............................................................................ 97
5.2. Một số đề xuất hướng tới thị trường lao động và lực lượng lao động Việt
Nam ............................................................................................................................. 100
5.3. Đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 104
Phụ lục ........................................................................................................................ 105
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 112


Danh mục viết tắt
AA

Kiến trúc sư ASEAN

ACIA

Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN

ACPA

Chứng chỉ Kiểm toán viên ASEAN

ACPE

Kỹ sư chuyên nghiệp đủ tư cách hành nghề ASEAN

ADB


Ngân hàng phát triển Châu Á

ADBI

Viện Ngân hàng phát triển châu Á

AEC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFAS

Hiệp định khung về dịch vụ trong ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN+1

Bao gồm các quốc gia ASEAN và Trung Quốc
Bao gồm các quốc gia ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc,

ASEAN+3

Trung Quốc

ASEAN-5


Indonesia, Malaysia, Philipinnes, Thái Lan và Việt Nam
Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái

ASEAN-6

Lan

ASW

Cơ chế một cửa ASEAN

ATPMC

Ủy ban Giám sát nghề du lịch ASEAN

AUN

Hệ thống Đại học ASEAN

BRIC

Các nước có nền kinh tế mới nổi

CATS

Uỷ ban thu hút nhân tài đến Singapo

CLMV

Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam


CPA

Chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán của Việt Nam

DN

Doanh nghiệp

EU

Cộng đồng Châu Âu

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

i


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GATS


Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ

GCC

Hội đồng hợp tác vùng vịnh

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

IOM

Tổ chức Di trú quốc tế

ISEAS

Viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore

LĐNN

Lao động nước ngoài

LĐTB&XH

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội


MERCOSUR

Hiệp định Thương mại Tự do Nam Mỹ

MFN

Chế độ tối huệ quốc

MNP

Hiệp định di chuyển thể nhân trong ASEAN

MOLISA

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội

MRAs

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về Nghề Du

MRA-TP

lịch

NAFTA

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ

NXB


Nhà xuất bản

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PII

Hiệp hội Người lao động Indonesia
Uỷ ban thông tin và sắp xếp việc làm dịch vụ cho chuyên

PIPS

gia Singapo

POEA

Cơ quan quản lý lao động ngoài nước Philippin

PPP

Sức mua tương đương

R&D

Nghiên cứu và Phát triển

ii



REP

Chương trình thu hút nhân tài trở về Malaysia

RP-T

Chương trình Residence Pass-Talent

TESDA

Cơ quan giáo dục kỹ thuật và phát triển kỹ năng Philippin

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

USD

Đô la Mỹ

VACPA

Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VN


Việt Nam

VOV

Đài Tiếng nói Việt Nam

VTOS

Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

iii


Danh sách bảng
Bảng 3.1: Lương trung bình hàng tháng của người trẻ theo giới tính và trình
độ bằng cấp (nghìn đồng) ................................................................................... 64
Bảng 3.2: Một số ngành nghề ưu tiên ở các quốc gia ASEAN ......................... 66

iv



Danh sách hình
Biểu đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu luận văn ...................................................... 27
Biểu đồ 3.1: Thành phần người nhập cư ở Singapo, Malaysia và Thái Lan,
2013 .................................................................................................................... 39
Biểu đồ 3.2: Trình độ lao động nhập cư trong Malaysia và Thái Lan, 2007-12 39
Biểu đồ 3.3: Số lượng di cư trong nội khối ASEAN, 2013 ............................... 41
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dân số của các quốc gia ASEAN năm 2014 ..................... 52
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ lực lượng lao động ở độ tuổi 15-64 năm 2014 ..................... 53
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế của các nước ASEAN ..... 54
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia ASEAN năm 2015 .................... 55
Biểu đồ 3.8: Lao động thất nghiệp ở Việt Nam quý 1/2016 .............................. 56
Biểu đồ 3.9: Năng suất lao động ở một số nước ASEAN (PPP 1990) .............. 57
Biểu đồ 3.10: Lực lượng lao động theo trình độ giáo dục ở một số nước
ASEAN ............................................................................................................... 58
Biểu đồ 3.11: Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam theo trình độ quý 4/2014 . 59
Biểu đồ 3.12: Tăng trưởng lương thực tế trung bình ở khu vực Đông Nam Á
và Thái Bình Dương 2006-13 (%) ..................................................................... 61
Biểu đồ 3.13: Lương trung bình và tối thiểu (tháng) ở một số nước ASEAN .. 62
Biểu đồ 3.14: Thay đổi cơ cấu việc làm theo trình độ của một số quốc gia
ASEAN đến năm 2025 ....................................................................................... 69
Biểu đồ 3.15 : Thay đổi tiền lương của một số quốc gia ASEAN dưới viễn
cảnh tác động của AEC năm 2025 ...................................................................... 69

v


vi


Phần mở đầu: Giới thiệu về luận văn

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên ASEAN đang đứng trước ngưỡng cửa
của sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với sự hình thành cuả Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào tháng 12/2015, hứa hẹn mở ra nhiều
triển vọng hợp tác và phát triển. Lao động có kỹ năng là một trong năm yếu tố (gồm
hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nguồn vốn) có cơ hội được di chuyển tự do trong nội
khối, mở ra một triển vọng hòa nhập thị trường lao động của mười quốc gia thành
viên thành một thể thống nhất. Hiệp định tự do di chuyển thể nhân (MNP) đã được
hầu hết các quốc gia thành viên đồng thuận nhất trí, sẽ đảm bảo cho sự tự do đến và
đi của các lao động có tay nghề trong nội khối. Điều này sẽ khiến cho thị trường lao
động và lực lượng lao động Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức to lớn.
Bởi chúng ta có đến gần 50% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông
nghiệp, được xếp vào nhóm các quốc gia có chất lượng thấp và trình độ yếu kém
nhất khu vực. Việt Nam có hơn 80% lực lượng lao động ở trình độ bậc thấp, phần
lớn trong số này mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở. Trong khi đó, với chưa đến
20% lao động đã qua đào tạo, thì hầu hết là đào tạo nghề ở bậc trung cấp, cao đẳng.
Có một điều đáng lưu ý đối với lao động Việt Nam đó là sự không phù hợp giữa
trình độ, kỹ năng của người lao động được đào tạo ở các trường với nhu cầu thực tế
của doanh nghiệp, dẫn đến việc các doanh nghiệp phải có các khoá học đào tạo lại
cho người lao động trước khi đưa vào sử dụng. Những vấn đề này tạo nên một rào
cản không hề nhỏ của lực lượng lao động Việt Nam trên con đường hội nhập và
cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực trong bối cảnh lao động có tay nghề
được phép tự do di chuyển như hiện nay. Vì vậy,tác giả luận văn quyết định chọn đề
tài về “Tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam”nhằm mục đích phân tích những vấn đề mà thị trường lao
động và lực lượng lao động Việt Nam sẽ đối mặt khi AEC được thành lập, giúp các
nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng

1



lực lượng lao động Việt Nam, đồng thời giúp thị trường lao động và người lao động
Việt Nam có thể tận dụng triệt để lợi ích mang lại từ AEC.
Sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN thể hiện sự hợp tác sâu rộng và nhiều mặt
của các quốc gia thành viên. Quá trình này đã khẳng định rằng, các quốc gia trong
ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đang thực sự hội nhập mạnh mẽ vào xu
hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới – quá trình toàn cầu hóa. Nghiên cứu về AEC
nói chung và sự tự do di chuyển lao động nói riêng đang là một đề tài nhận được sự
quan tâm của nhiều chuyên gia và giới truyền thông nghiên cứu về kinh tế quốc tế
và toàn cầu hóa. Vì vậy, đây là một đề tài thực sự phù hợp và đi sát với chương
trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành kinh tế quốc tế.
Luận văn sẽ lần lượt đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau:
1- Sự tự do di chuyển lao động trong AEC là như thế nào?
2- Thực tiễn về thị trường lao động của Việt Nam và các nước ASEAN đang như
thế nào?
3- Những cơ hội và thách thứcmang lại từ sự tự do di chuyển lao động cho Việt
Nam là gì?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra và phân tích những cơ hội và thách thức
của thị trường lao động và lực lượng lao động Việt Nam phải đối mặt khi Cộng
đồng kinh tế ASEAN được thành lập. Đồng thời, nêu ra một vài giải pháp để Việt
Nam tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những tác động không tốt mang lại
từ sự tự do di chuyển lao động trong AEC.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu về thị trường lao động và chính sách của các quốc gia trong khu vực
ASEAN liên quan đến vấn đề tự do di chuyển lao động khi cộng đồng kinh tế
ASEAN được thành lập.
- Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức mà lao động Việt Nam sẽ gặp phải
khi tự do di chuyển lao động trong khu vực được thực thi, bao gồm những cơ hội và


2


thách thức ở thị trường lao động Việt Nam và ở thị trường lao động các nước thành
viên.
- Đề xuất một vài giải pháp để Việt Nam tận dụng hiệu quả cơ hội và đối phó với
các thách thức đã chỉ ra ở trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thị trường lao động và lực lượng lao động của
các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó nhấn mạnh đến thị trường lao động và
lực lượng lao động của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong giới hạn các nước
thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn định hướng nghiên cứu trong thời gian 5
năm trước và 10 năm sau khi AEC chính thức thành lập.
4. Tính mới của luận văn
Luận văn sẽ làm rõ những điểm mới sau:
Phân tích và làm rõ tác động cũng như xu hướng của sự di chuyển lao động
quốc tế.
Phân tích, đánh giá di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Phân tích và làm rõ các cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam
trong AEC
5. Kết cấu luận văn
Luận văn có kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tự
do di chuyển lao động trong ASEAN
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thị trường lao động và vấn đề tự do di chuyển lao động trong ASEAN
Chương 4: Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam trong bối cảnh AEC

Chương

5:

Kết

luận


3

một

số

đề

xuất


Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và
thực tiễn về vấn đề tự do di chuyển lao động trong ASEAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về chung Cộng đồng kinh tế ASEAN và Việt Nam (VN)
Cộng đồng kinh tế ASEAN là một chủ đề rất được các nhà nghiên cứu kinh tế quan
tâm bởi tính cấp thiết cũng như vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển và hội
nhập của các quốc gia thành viên nói riêng và của cả khu vực nói chung. Do có rất
nhiều các công trình nghiên cứu về AEC nên luận văn xem xét các nghiên cứu này
dưới các mặt như sau:
Các nghiên cứu về tiến trình hình thành AEC

Cuốn sách về “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Bối cảnh và kinh nghiệm quốc
tế” (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2015) do Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Anh
Thu đồng chủ biên đã trình bày một cách chi tiết thực tiễn hội nhập của một số khu
vực điển hình trên thế giới như Châu Âu, Châu Phi, NAFTA, MERCOSUR, từ đó
chỉ ra những khác biệt của tiến trình hình thành AEC thông qua phân tích, đánh giá
việc thực hiện các trụ cột của AEC cũng như các công việc cần được ưu tiên thực
hiện. Cuốn sách cũng trình bày bối cảnh kinh tế thế giới nhằm chỉ ra những thách
thức cũng như cơ hội mà AEC sẽ phải đối mặt.Vì vậy, đây là một cuốn sách nghiên
cứu khá toàn diện về tiến trình hội nhập của AEC, từ bối cảnh quốc tế đến nội dụng
thực hiện cũng như các kinh nghiệm thực tiễn đều được các tác giả trình bày và
phân tích một cách chi tiết. Bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Sơn (2007) “Cộng
đồng kinh tế ASEAN: Nội dung, các biện pháp thực hiện và những vấn đề đặt ra”
đã nhận định rằng AEC là một mô hình liên kết kinh tế khu vực, dựa trên và nâng
cao các cơ chế liên kết hiện có, có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di
chuyển lao động và vốn được lưu chuyển tự do hơn. Có thể coi AEC như là một
“FTA+” (khu vực mậu dịch tự do có bổ sung thêm sự di chuyển tự do của các yếu
tố sản xuất) hay một “Thị trường chung-” (một thị trường chung nhưng không có

4


chính sách chung). Về những vấn đề mà AEC đang phải đối mặt, tác giả Hoàng Thị
Thanh Nhàn và cộng sự (2013) trong bài viết “Hiện thực cộng đồng ASEAN 2015:
Thuận lợi và trở ngại” cũng đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Hồng Sơn
như : (i) Chênh lệch phát triển lớn; (ii) thị trường bị chia cắt; (iii) chủ nghĩa bảo hộ
hay quốc gia hóa còn cao; (iv) đàm phán về thương mại, dịch vụ chậm và thiếu sự
hợp tác tiền tệ. Các tác giả còn chỉ ra xu hướng ly tâm của các quốc gia thành viên
khi thấy rằng tỷ trọng đầu tư nội khối khiêm tốn hơn đầu tư ngoại khối và một số
bất cập trong nguyên tắc và cơ chế hoạt động của AEC.Tác giả Võ Trí Thành
(2012) còn chỉ ra một vấn đề gây trở ngại lớn cho tiến trình hội nhập của AEC trong

bài viết “Hội nhập kinh tế ASEAN: AEC và Việt Nam” đó là việc xây dựng thể chế
khu vực còn chưa được hoàn thiện, mặc dù đã có những tiến triển nhưng vẫn chưa
bắt kịp tốc độ hội nhập. Bên cạnh đó, bối cảnh phức tạp của thế giới ở thời điểm
hiện tại như sự lớn mạnh của Trung Quốc, các nước BRIC, khủng hoảng kinh tế,
khủng hoảng người di cư, … cũng đặt ra một thách thức lớn đối với một khu vực
kinh tế còn khá non yếu như AEC.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, những nghiên cứu này đã nghiên cứu một cách khát
quát nhất, tổng thể nhất về Cộng đồng kinh tế ASEAN chỉ ra những ưu điểm cũng
như những hạn chế về thể chế, cách thức hoạt động của AEC mà chưa đi sâu phân
tích những khía cạnh vấn đề cụ thể, ngành nghề cụ thể trong AEC.
Các nghiên cứu về thời cơ, thách thức của Việt Nam khi AEC thành lập
Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thiên (2014)“Hội nhập cộng đồng kinh tế
ASEAN: Cơ hội và thách thức với VN” đã chỉ ra rằng, mặc dù lợi thế so sánh mà
VN có được là những lợi thế cấp thấp, nhưng AEC cũng sẽ mang lại cho VN nhiều
cơ hội tốt như tăng quy mô xuất khẩu đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ thương mại,
thu hút đầu tư, tạo nhiều việc làm, mức lương của người lao động sẽ gia tăng, … tạo
điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế VN cũng sẽ đối mặt với
nhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt ở tất cả các ngành của nền
kinh tế, khả năng bị mất thị trường ngay cả thị trường nội địa, khả năng bị mất các
nguồn vốn đầu tư và thị trường lao động cũng sẽ phải đối mặt với thách thức lớn từ

5


việc tự do di chuyển lao động. Cũng nghiên cứu về chủ đề này,ngoài những vấn đề
nêu trên, tác giả Nguyễn Quốc Toản (2014) trong bài viết “Khơi thông các động lực
nhằm tạo lập vị thế của VN trong sân chơi Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015” lại
nhấn mạnh đến việc VN cần phải thực sự nỗ lực để không rơi vào tụt hậu và bẫy thu
nhập trung bình, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến
động như hiện nay. Tác giả Huỳnh Tấn Hưng (2014) với bài viết “Các chính sách

thực hiện hiệu quả của VN khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN” cũng là một
nghiên cứu sâu về nền kinh tế VN trong bối cảnh thành lập AEC, tác giả nhấn mạnh
đến những khó khăn mà VN nói riêng và các nước ASEAN nói chung gặp phải khi
thực hiện hiệp định ASEAN+1 với Trung Quốc với những lo ngại về tình trạng bị
bạn hàng làm khó về giá, hợp đồng, khối lượng hàng hóa … Ngoài ra, tác giả cũng
nhấn mạnh đến những thuận lợi và khó khăn của VN về vấn đề cải cách trong nội
bộ để phù hợp với hoàn cảnh mới khi thành lập AEC như cải cách các chính sách,
pháp luật, thể chế; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu lại ngành nông
nghiệp …Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Tâm (2014) với “Cơ hội và thách thức của
VN khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” đã đặc biệt nhấn mạnh ở những thuận
lợi từ việc giảm thuế và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Theo đó, việc xuất khẩu sang
các nước ASEAN sẽ dễ dàng gần như bán hàng trong nước bởi hầu hết các dòng
thuế đều về 0%. Nhưng khó khăn do năng suất lao động thấp là một trở ngại lớn cho
VN bởi nó có thể làm xói mòn lợi thế lao động giá rẻ của chúng ta so với các nước
trong khu vực.
Như vậy, những nghiên cứu trên đã phân tích những cơ hội và thách thức mà Việt
Nam sẽ phải đối mặt khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này chủ yếu phân tích các cơ hội và thách thức của Việt Nam trên
phương diện tổng thể, hoặc thiên hơn về phương diện kinh tế và chưa có nghiên cứu
nào đi vào phân tích trên phương diện lao động và tự do di chuyển lao động.
Các nghiên cứu về AEC trong một số lĩnh vực cụ thể
Về lĩnh vực đầu tư, tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2014) có bài viết về “Tự do
hóa đầu tư trong AEC và sự tham gia của VN” nghiên cứu về sự tham gia của VN

6


vào AEC trong lĩnh vực tự do hóa đầu tư thông qua phân tích (i) các cam kết và
việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
(ACIA); (ii) thực trạng quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN và Việt

Nam; (iii) cơ hội và thách thức mà AEC mang lại cho Việt Nam từ góc độ tự do hóa
đầu tư. Theo tác giả, ASEAN là khu vực tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) lớn nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Với lợi thế về lao động giá rẻ,
Việt Nam đang tận dụng tốt ưu thế của mình nên lượng FDI đổ vào VN đang tăng
dần theo từng năm. Việc tự do hóa đầu tư sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình biến
ASEAN thành một cơ sở sản xuất thống nhất, khi đó VN không chỉ tham gia vào
công đoạn thấp mà còn có cơ hội tham gia vào công đoạn cao hơn trong chuỗi giá
trị sản xuất khu vực. Tuy nhiên, tác giả lo ngại rằng, khi lợi thế này ngày càng mất
đi do sự cân bằng giá cả trong khu vực thì VN có thể cạnh tranh với các nước
ASEAN phát triển trước trong thu hút FDI ở các công đoạn cao hơn, mà ở đó yếu tố
công nghệ và lao động có chất lượng là yếu tố quyết định?
Về vấn đề thương mại quốc tế, tác giả Hà Văn Hội (2013) có bài viết “Tham gia
cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế của VN”. Bài
viết chú trọng vào phân tích những tác động của AEC đến thương mại quốc tế của
VN mà chủ yếu là trong thương mại hàng hóa. Theo đó, AEC sẽ là một nhân tố tác
động mạnh mẽ đến việc gia tăng khối lượng trao đổi hàng hóa, tăng trưởng và làm
thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tích cực, gia tăng năng lực cạnh
tranh cho hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường cho hàng hóa VN ra nước ngoài.
Đồng thời giúp ồn định nguồn nhập khẩu và giảm giá đầu vào hàng nhập khẩu. Tuy
nhiên, VN phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn không chỉ ở thị trường nước
ngoài mà cả thị trường nội địa bởi những cơ hội và ưu tiên mà AEC mang lại cho
các quốc gia thành viên là đồng đều nhau. Đặc biệt là lĩnh vực thương mại dịch vụ
như logistic, vận tải, ngân hàng, tài chính … là ngành mà VN yếu thế hơn hẳn các
thành viên ASEAN-5 về thực lực tài chính, công nghệ, mạng lưới rộng lớn và tính
đa dạng về sản phẩm.

7


Về vấn đề hợp tác tiền tệ, tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2012) cũng có những đánh giá

và phân tích qua bài viết “Hợp tác tiền tệ ASEAN và các vấn đề chính sách đối với
VN”. Tác giả nhận định rằng, ASEAN đang ở trong giai đoạn đầu tiên của quá trình
hợp tác tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô, các nỗ lực hợp tác hướng tới việc tăng
cường khả năng của khu vực trong việc ngăn ngừa và đối phó với các cuộc khủng
hoảng. Hợp tác tiền tệ ASEAN được thực hiện chủ yếu thông qua các cơ chế đối
thoại chính sách và giám sát kinh tế vĩ mô cũng như các cơ chế hoán đổi tiền tệ
được xác lập trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN+3. VN có nhiều cơ hội để giảm
thiểu các chi phí giao dịch cũng như các chi phí cho việc phối hợp các chính sách;
giảm thiểu được tác động của những cú sốc về tổng cung, tổng cầu. Tuy nhiên, việc
thực thi hợp tác tiền tệ trong một hệ thống tài chính yếu kém và bị méo mó bởi sự
can thiệp của chính phủ như một số nước ở ASEAN trong đó có VN có thể dẫn đến
một số hậu quả lớn, thậm chí là khủng hoảng. Bên cạnh đó, sự khác biệt về thể chế,
chính sách và mục tiêu kinh tế cũng như trình độ phát triển của các quốc gia trong
ASEAN cũng một trở ngại lớn cho tiến trình hợp tác tiền tệ của khu vực.
Về lĩnh vực thương mại dịch vụ, tác giả Phạm Hùng Tiến (2014) thông qua bài viết
“Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN: “Góc nhìn từ ngành dịch vụ Logistic Thái
Lan và vận dụng kinh nghiệm phát triển logistic tại VN” đã phân tích vai trò của
ngành dịch vụ Logistics tại Thái Lan trong quá trình xây dựng AEC 2015 và vận
dụng kinh nghiệm phát triển ngành này tại Việt Nam. Tại Thái Lan, ngoài việc hỗ
trợ bằng hệ thống chính sách, Chính phủ Thái Lan còn chủ động đầu tư mạnh cho
hạ tầng Logistics và duy trì hệ thống giám sát, đánh giá liên tục hiệu quả. Việt Nam
là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, nhất là đường biển, do vậy lĩnh vực Logistics
có nhiều tiềm năng phát triển. Việc thực hiện có kết quả lộ trình hội nhập logistics
với những biện pháp như cải thiện cơ sở hạ tầng, triển khai các thủ tục thông quan
điện tử, hoàn thiện khung pháp lý… sẽ giúp Việt Nam phát triển ngành dịch vụ
Logistics, góp phần xây dựng ASEAN thành một trung tâm dịch vụ logistics toàn
cầu.

8



Như vậy, những nghiên cứu trên đã phân tích những tác động của hội nhập AEC
đến Việt Nam trên một số các phương diện như tiền tệ, logistic, thương mại quốc tế
… nhưng chưa có nghiên cứu nào đi vào phân tích trên phương diện lao động và tự
do di chuyển lao động cũng như những tác động của nó đến Việt Nam.
1.1.2. Các nghiên cứu về thị trường lao động ASEAN trong bối cảnh thành lập
AEC
Tác giả Nguyễn Thường Lạng và cộng sự (2015) về“Đánh giá mức độ sẵn sàng của
nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC” đã đưa ra những phân tích đánh giá
chủ yếu về các yếu tố cản trở hoặc làm giảm khả năng sẵn sàng tham gia hội nhập
của lao động VN như năng suất lao động thấp, trình độ chuyên môn không đồng và
vấn đề chuẩn bị kỹ năng, tháiđộ cho việc di chuyển lao động chưa cao. Tác giả nhấn
mạnh rằng, hiện nay việc học những ngôn ngữ của các quốc gia ASEAN đang rất
hạn chế đặc ở cả các thành phố lớn, vì vậy mà khả năng thích nghi với môi trường
mới cũng khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra một số lợi ích cho
thị trường lao động của các quốc gia ASEAN như tạo thêm cơ hội thu nhập cho lao
động có kỹ năng, thúc đẩy các lao động không có kỹ năng tăng cường học tập để có
cơ hội nghề nghiệp tốt, thúc đẩy các quốc gia hoàn thiện các thể chế và chính sách
giáo dục đào tạo. Tác giả Bùi Thị Minh Tiệp (2015)“Nguồn nhân lực của các nước
ASEAN và những tham chiếu đến Việt Nam trước thềm hội nhập AEC” đã phân tích
sâu về thực trạng nhân lực của các quốc gia thành viên ASEAN cả về mặt chất
lượng và số lượng. Theo nhận định của tác giả,mặc dù hầu hết các quốc gia khác
ASEAN đã hoặc đang sắp sửa ở giai đoạn dân số vàng nhưng nếu chỉ có số lượng
lao động lớn nhưng lại hạn chế về trình độ chuyên môn và kỹ năng thì chất lượng
tăng trưởng sẽ không cao và không thể đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn. Bên
cạnh đó, chất lượng lao động của các quốc gia trong ASEAN lại không đồng đều.
Như so sánh của tác giả, nếu coi năng lực lao động của VN là 1 thì của Thái Lan là
3.63 và của Singapo là 39.05, trong khi đó, năng suất lao động của VN vẫn được
đánh giá cao hơn Lào, Campuchia hay Myanmar. Bài viết cũng chỉ ra rằng, các


9


quốc gia đanghướng đến những chiến lượcnâng cao và phát triển nguồn nhân lực rất
khác nhau, và thậm chí còn thiết lập những quy định riêng đối với lao động từ nước
ngoài. Chính vì vậy, việc hòa hợp thị trường lao động giữa các quốc gia không hề
dễ dàng. Cũng nghiên cứu về thị trường lao động ASEAN, bài báo cáo “ASEAN
Cummunity 2015: Managing integration for better jobs and shared sprosperity”
(ADB/ILO, 2014) đã chỉ ra và phân tích tỉ mỉ các vấn đề của thị trường lao động
các quốc gia ASEAN. Theo đó, số lượng và tỷ lệ người dân sống trên mức nghèo
đói đã tăng nhưng không ổn định. Chỉ số bất bình đẳng về thu nhập của các quốc
gia là khá cao và cao hơn ở các thành thị, đồng thời mức chênh lệch phát triển giữa
các quốc gia ASEAN-6 và các nước CLMV là một khoảng trống khá lớn. ASEAN
cũng có sự bất bình đẳng giới tính khi người phụ nữ thường chịu thiệt thòi hơn về tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động, tiền lương, điều kiện làm việc và cơ hội được đối xử
tốt trong việc làm. Tuy mức tăng trưởng của việc làm đã gia tăng và tỷ lệ thất
nghiệp có giảm trong những năm gần đây, nhưng một điều đáng lưu ý là tỷ lệ thất
nghiệp ở người trẻ lại gia tăng (khoảng 13.1%). Tỷ lệ lao động trong những công
việc dễ bị tổn thương hoặc điều kiện làm việc nghèo nàn, thiếu các phúc lợi xã hội
cơ bản nhất và thiếu cả sự bảo vệ của pháp luật còn cao.
Aniceto C. Orbeta, Jr và Kathrina Gonzales (2013)“Managing international labor
migration in ASEAN: Themes from a six-country study”. Bài viết nghiên cứu về
kinh nghiệm quản lý lao động nhập cư của 6 quốc gia trong cộng đồng ASEAN, bao
gồm 3 nước có lượng lao động di cư lớn là Campuchia, Philippin, Indonesia; và 3
nước tiếp nhận lao động nhập cư là Singapo, Malaysia và Thái Lan. Tác giả đã tập
trung phân tích 7 vấn đề chính về kinh nghiệm quản lý lao động di cư trong các
quốc gia ASEAN gồm (1) lao động di cư quốc tế trong nỗ lực phát triển của các
quốc gia và cả khu vực; (2) các thỏa thuận song phương và đa phương liên quan đến
vấn đề di cư; (3) sự khác biệt về thể chế và chính sách liên quan đến việc bảo vệ lao
động di cư giữa các quốc gia; (4) sự cần thiết phải nỗ lực xây dựng một cơ chế hành

chính chung về các quy định di cư; (5) vai trò của các ngành phụ trợ trong việc quản
lý di cư; (6) sự cần thiết phải mở rộng hơn nữa sự phối hợp để giải quyết vấn đề di

10


cư bất hợp pháp và (7) liên quan đến việc xây dựng chính sách bảo vệ quyền lợi cho
người nhập cư. Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, cần phải xem xét các lợi ích và tổn
thất gây ra bởi vấn đề di cư lao động quốc tế trong một tổng thể không thể tách rời ở
cả nước nhận và nước gửi lao động bởi mỗi quốc gia, dù đó là nước nhận hay nước
gửi hay là đồng thời vừa có quá trình di cư vừa có cả nhập cư thì đều có cả lợi ích
và tổn thất từ quá trình đó. Đồng thời, giữa các quốc gia đang tồn tại sự khác biệt,
thậm chí là mâu thuẫn nhau về thể chế thị trường lao động và năng lực hành chính
nên cần thiết phải xây dựng một hệ thống quản lý di cư và chính sách bảo vệ người
di cư chung. Và cuối cùng là nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ thể “người di cư”,
theo đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải thường xuyên tiếp cận và tìm hiểu
nhu cầu của chủ thể chính để đưa ra các chính sách phù hợp. Natenapha Wailerdsak
(2013)“Impact of the ASEAN economic community on labour market and human
resource management in Thailand” tập trung phân tích 4 vấn đề chính bao gồm: (1)
đặc điểm của thị trường lao động và năng suất lao động của các quốc gia ASEAN;
(2) những tác động của AEC lên sự di chuyển qua biên giới của lao động có kỹ
năng và không có kỹ năng; (3) sự quản lý nguồn nhân lực quốc tế của các công ty
xuyên quốc gia đến từ Thái Lan và (4) chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với
Thái Lan. Theo đó, tác giả đồng ý rằng, ASEAN đang đứng trước một cơ hội lớn
với nguồn nhân lực dồi dào, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lớn. Tuy nhiên, năng
suất lao động khá thấp và không đồng đều, đặc biệt là so với Trung Quốc và Ấn Độ.
Tác giả chỉ ra Thái Lan có ưu thế là nước được đánh giá có chất lượng lao động cao
hơn một số quốc gia trong khu vực, đồng thời cũng là nước có một số lượng lớn cả
lao động di cư và nhập cư. Tuy vậy, Thái Lan phải đối mặt với tình trạng già hóa
dân số nhanh và sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp cần nhiều lao động nên

đây là một điểm đến hấp dẫn với những người di cư chất lượng thấp mà chủ yếu là
nhập cư trái phép. Các công ty đa quốc gia của Thái Lan đang có xu hướng tăng
cường gửi những quản lý người Thái đến tiếp quản các chi nhánh ở các quốc gia
khác, đồng thời cũng tích cực tuyển dụng những nhân viên bản xứ để tiết kiệm chi
phí cũng như thuận lợi hơn trong quá trình làm việc. Tác giả Nguyễn Huy Hoàng

11


(2013) cũng nghiên cứu về thị trường lao động ASEAN thông qua bài viết:“Toward
and intergrated ASEAN labor market: Prospects and challenges for CLMV
countries”. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung giải quyết hai vấn đề chính,
bao gồm: (1) Nội dung chủ yếu của cam kết ASEAN về vấn đề hội nhập thị trường
lao động ASEAN và (2) Những triển vọng và thách thức mà các nước CLMV sẽ
phải đối mặt. Tác giả nhấn mạnh sự chênh lệch về trình độ phát triển trong các nước
ASEAN vẫn đang rất lớn vì vậy việc ASEAN chỉ đề cập đến sự tự do di chuyển của
lao động có kỹ năng và các chuyên gia là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, hiện tại
tình trạng nhập cư trái phép vẫn diễn ra mạnh mẽ và gây ra nhiều quan ngại cho các
quốc gia.
Như vậy, các nghiên cứu trên đã đi sâu vào phân tích lao động và thị trường lao
động của Việt Nam cũng như các quốc gia ASEAN trong những năm gần đây. Tuy
nhiên, những nghiên cứu này chưa thực sự phân tích trên nền tảng sự di chuyển tự
do lao động trong bối cảnh AEC.
1.1.3. Các nghiên cứu về vấn đề tự do di chuyển lao động trong bối cảnh thành
lập AEC
Vấn đề tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN là một vấn đề
nóng hổi và nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế. Do sự tự do
di chuyển lao động chưa thực sự có hiệu lực nên ở thời điểm này, các nghiên cứu
chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích các điều khoản trong các hiệp định liên quan, cũng
như phân tích các thể chế, chính sách của các quốc gia để chuẩn bị cho sự hội nhập

về lao động này. Một nghiên cứu khá kỹ lưỡng và đầy đủ nhất về sự tự do di chuyển
lao động trong ASEAN theo tinh thần trên là bài viết của tác giả Siow Yue Chia
(2014) “Charter 4: Free flow of skilled labor in the AEC”. Đây là một bài nghiên
cứu và phân tích kỹ càng về các điều khoản quy định về việc tự do di chuyển lao
động trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa các quốc gia
ASEAN trong nội bộ hoặc với các đối tác bên ngoài; cũng như về công nhận bằng
cấp, chất lượng của các chuyên gia. Bài viết cũng phân tích về một khía cạnh nổi

12


×