Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Tam Dương Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.38 KB, 90 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TAM DƯƠNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TAM DƯƠNG
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tam Dương, năm 2010
1


Mở đầu
I.sự cần thiết phải tiến hành qui hoạch
1. Cơ sở hình thành:
Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội huyện Tam Dương giai
đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020 được lập và phê duyệt triển khai
thực hiện từ năm 2006. Tính đến tháng 10 năm 2010, sau gần 5 năm thực
hiện đề án qui hoạch, tình hình kinh tế xã hội huyện có sự phát triển toàn
diện, vững chắc, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010
ước đạt 23,39%. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được ổn định.
Sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục đều có sự phát triển. Cơ sở vật chất hạ
tầng kỹ thuật được đầu tư nâng cấp. An ninh, quốc phòng được giữ vững.
Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn chậm chưa đạt
được mục tiêu đề ra của nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27. Tam
Dương vẫn là một huyện kinh tế nông nghiệp, mức sống của dân cư trên
địa bàn vẫn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao
Tình hình trong nước và quốc tế hiện nay đã và đang xuất hiện
những yếu tố mới tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó
khăn thách thức tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, tỉnh
Vĩnh Phúc và huyện Tam Dương thời gian tới.


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2010-2015 được tiến
hành vào đầu năm 2011 sẽ đưa ra nhiều quyết sách lớn, tiếp tục công cuộc
đổi mới phát triển kinh tế xã hội đất nước theo hướng mở rộng quan hệ
quốc tế, hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, tạo môi trường đầu
tư thuận lợi hơn nữa để phát triển nhanh và bền vững kinh tế đất nước.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015
xác định mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh theo hướng
đẩy mạnh CNH-HĐH đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành
một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, Vĩnh Phúc trở
thành phố trực thuộc trung ương vào cuối giai đoạn 2011-2020.
Đại hội Đảng bộ huyện Tam Dương lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 20102015 đề ra nhiệm vụ mục tiêu đẩy mạnh, phát triển kinh tế trên địa bàn.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bền vững, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ...Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng đô thị, nông thôn
mới.
Nhiều dự án quốc lộ, tỉnh lộ trọng điểm đi qua địa bàn huyện Tam
Dương do Trung ương, Tỉnh đầu tư nâng cấp, xây dựng mới sẽ được hoàn
thành và đưa vào khai thác. Tạo cơ hội thuận lợi đặc biệt cho huyện Tam
Dương về giao thông, giao lưu với các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc,
đồng bằng sông Hồng và quốc tế.
2


Đồ án qui hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến 2020, tầm
nhìn đến 2030 xác định diện tích phát triển đô thị khoảng 320 km2, trong
đó huyện Tam Dương khoảng 40,5 km2. Qui hoạch phát triển đô thị được
duyệt và thực hiện sẽ tác động hướng sự phát triển của Tam Dương trở
thành một quận của đô thị Vĩnh Phúc vào những năm 2021-2030.
Trước bối cảnh phát triển mới nêu trên, qui hoạch cũ không còn phù
hợp, đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng mới qui hoạch tổng thể phát triển

kinh tế-xã hội huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030 dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích khách quan, khoa
học những thành công và hạn chế trong thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2001-2010. Dự báo phân tích sự tác động
của những nhân tố mới trong xu thế hội nhập của cả nước và tỉnh tác động
đến Tam Dương trong giai đoạn 2011-2020. Đồng thời kế thừa kết quả của
bản đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện giai đoạn
2001-2010. Bản quy hoạch được xây dựng và phê duyệt sẽ góp phần phục
vụ đắc lực cho đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội huyện theo hướng
Phát triển toàn diện và bền vững.
2.Những căn cứ chủ yếu để lập qui hoạch:
-Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, dự thảo báo cáo chính trị
trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
-Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê
duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH.
-Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính Phủ về sửa đổi
bổ sung nghị định số 92/2006/NĐ-CP
-Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 về phân loại đô thị
-QĐ số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ v/v ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
-Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 7/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội.
-QĐ số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
v/v ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định qui hoạch và điều chỉnh
qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH, qui hoạch ngành và qui hoạch các
sản phẩm chủ yếu.
-Thông tư số 03 của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện

một số điều của nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của chính phủ
-Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV,XV

3


-Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 24/7/2009 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH huyện Tam Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030
- Quy hoạch và dự thảo quy hoạch các ngành , các lĩnh vực trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
-Số liệu thống kê KT-XH huyện Tam Dương và tỉnh Vĩnh Phúc 20012009,ước 2010 theo niên giám thống kê của tỉnh và phòng thống kê, phòng
Tài chính-kế hoạch huyện Tam Dương cung cấp.
II.Phạm vi,phương pháp,nội dung qui hoạch:
1.Phạm vi nghiên cứu :
-Phạm vi nghiên cứu quy hoạch :Trên địa bàn huyện Tam Dương.
-Mốc thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng từ 2001-2010 đề xuất mục
tiêu quy hoạch giai đoạn 2011-2015 , 2016-2020 và tầm nhìn 2021-2030
2.Phương pháp nghiên cứu:Vận dụng tổng hợp các phương pháp chủ yếu
sau:
Phương pháp phân tích hệ thống.
Các phương pháp dự báo.
Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp bản đồ
Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay,đồng thời thu thập và
khảo sát thực tế hiện trạng để làm sáng tỏ các nhận định,kết luận và giải
pháp.
3.Nội dung báo cáo tổng hợp quy hoạch : Ngoài phần mở đầu và kết

luận, phụ lục, nội dung gồm có bốn phần sau:
Phần thứ nhất: Các yếu tố điều kiện phát triển và bối cảnh tác
động đến kinh tế - xã hội huyện Tam Dương
Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội huyệnTam Dương
giai đoạn 2001-2010
Phần thứ ba: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam
Dương đến năm 2020 và định hướng tầm nhìn đến 2030
Phần thứ tư: Giải pháp và kiến nghị thực hiện

4


Phần thứ nhất
Các yếu tố, điều kiện phát triển và bối cảnh
tác động đến kinh tế - xã hội huyện Tam Dương
1.1. Phân tích các yếu tố nội lực và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế của huyện Tam Dương trong tỉnh Vĩnh Phúc
và vùng kinh tế phía Bắc
Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng
diện tích tự nhiên năm 2009 là 10.718,55 ha; phía Bắc giáp huyện Tam
Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp Thành phố Vĩnh
Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình xuyên; phía Tây giáp
huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính cấp
xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hòa, các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng
Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân,
Hợp Thịnh, Vân Hội và xã Hoàng Lâu.
Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng
trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn
Dương - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội.
Tam Dương giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên - là trung tâm chính trị

kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Tam Đảo; gần kề
với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp, khu nghỉ mát; có nhiều di
tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
Trên địa bàn huyện Tam Dương, có hệ thống các đường quốc lộ,
đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến
đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Triển vọng có tuyến đường cao tốc
Hà Nội-Lao Cai được xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang
được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà NộiLao Cai có 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và 2C tại địa bàn
huyện là nút Kim Long và Đạo Tú tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu
kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế
bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh
Phúc được qui hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam
Dương. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn
thành trong thời kỳ qui hoạch tạo cho Tam Dương có lợi thế đặc biệt là
huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn
nhiều địa phương khác.
Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện có hai dự án đầu tư xây dựng hai
trường đại học là Đại học Công lập Dầu khí và Đại học dân lập Trưng
Vương tại xã Kim Long.
- Những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế nêu trên đã tạo ra những lợi
thế đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nằm ở vùng địa hình
trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông
5


nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia
cầm, gia súc, thuỷ sản. Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và
quĩ đất gò đồi trung du huyện có thể xây dựng các KCN, cụm công nghiệp
tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản
xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển TTCN làng nghề để

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng CNH-HĐH.
So với năm 2005, năm 2010 cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
chuyển dịch theo hướng tích cực: Ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ
29,3% lên 41,96% năm 2010, Nông ,Lâm nghiệp-thủy sản giảm từ 47,9%
xuống còn 36,89%, ngành thương mại -dịch vụ tăng từ 22,8% lên 41,96%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 ước đạt 250,58 tỷ đồng, gấp
4,59 lần so với năm tỉ lệ hộ nghèo (chuẩn mới) 2010 giảm còn 11%. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 19 triệu đồng/người/năm.
Tổng sản lượng lương thực có hạt ước năm 2010 đạt 39.000 tấn. Giá trị sản
xuất bình quân 1 ha canh tác 2010 ước đạt 57 triệu đồng (giá hiện hành).
Như vậy kinh tế - xã hội huyện Tam Dương có sự phát triển vượt bậc so
với đầu thời kỳ (năm 2005). Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt
mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27 và chỉ tiêu của quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện đến 2010 đặt ra. Tuy nhiên
Tam Dương vẫn thuộc huyện nghèo, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỉ
trọng lớn, thu nhập bình quân đầu người/ năm mới đạt bằng 2/3 mức bình
quân đầu người của cả tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.2. Tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn lực tự nhiên, kinh tế
xã hội của huyện cho phát triển trong giai đoạn quy hoạch
* Địa hình
Tam Dương cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa
vùng gò đồi trung du với đồng bằng Châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia ra làm ba vùng sinh
thái chính:
(i) Vùng núi gồm các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hướng Đạo,
chiếm 28,3% diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là gò đồi, trên địa bàn
khu vực có nhiều hồ đập nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội còn thiếu, nhất
là hệ thống đường giao thông nội bộ chưa được đầu tư để tạo thuận lợi cho
kinh tế phát triển.
(ii) Vùng trung du gồm sáu xã và một thị trấn: Hợp Hoà, An Hoà,

Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan và Thanh Vân, chiếm 57,78%
diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai và điều kiện tự nhiên khác tương đối
thuận lợi cho phát triển sản xuất, có nguồn nước tưới tự chảy, trữ lượng
khoáng sản tuy không lớn, có hệ thống giao thông thuận lợi, hội tụ tương
đối đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa như cây
công nghiệp, cây thực phẩm, chăn nuôi gia cầm, gia súc, lợn và hình thành
các cụm công nghiệp - TTCN tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.
6


(iii) Vùng đồng bằng gồm các xã: Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng
Lâu, chiếm 13,94% diện tích tự nhiên toàn huyện; đất đai bằng phẳng, giao
thông thuận lợi (có đường quốc lộ và các tỉnh lộ chạy qua) phù hợp cho
phát triển các loại cây trồng ngắn ngày có hiệu quả và giá trị kinh tế cao
như rau sạch, cây vụ đông, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp,
dịch vụ. Hiện tại trên địa bàn khu vực này đã có một cụm công nghiệp tập
trung (cụm công nghiệp Hợp Thịnh), tổng diện tích 20ha đã thu hút được
35 doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn là 225 tỉ đồng.
* Khí hậu, thuỷ văn.
Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0C, nhiệt
độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 29,4 0C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1
là 100C thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Bình quân số giờ nắng trong
năm là 1400-1600 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1500
mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9. Độ ẩm không khí
trung bình cao từ 80-84%, tương đối đều các tháng trong năm.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện thuận lợi cho sự
phát triển hệ sinh thái động, thực vật đa dạng cũng như các hoạt động sản
xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên khí hậu thủy văn
ở Tam Dương cũng có nét riêng biệt là do dãy núi Tam Đảo chắn hướng

gió mùa Đông Bắc nên thường xảy ra mưa nhiều, thỉnh thoảng có gió xoáy,
tạo lốc, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân sinh.
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2009 là
10.718,55 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60,89%, đất lâm nghiệp
chiếm 13,29% đất chuyên dùng chiếm 18,83% đất ở chiếm 13,09% và còn
lại 3,14% là đất chưa sử dụng. Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ
màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa
hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng đồi
trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các
loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2009 đạt
687m2/người thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (823m2/người).

Biểu 1: Hiện trạng đất đai của huyện chia theo loại đất

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

2000
2004
2005
2009
19.779,94 10.703,65 10.703,65 10.718,55
7


Đất nông nghiệp
8.045,04 6.988,39 6.790,82 6.526,97
Đất lâm nghiệp
6.744,38 1.642,96 1.428,68 1.425,00
Đất chuyên dùng

2.504,29 1.829,12 1.774,64 2.017,98
Đất ở
857,44
630,62 1.387,11 1.403,42
Đất chưa sử dụng
1.628,79
631,56
337,01
336,68
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên
100
100
100
100
Đất nông nghiệp
44,32
55,95
63,38
60,89
Đất lâm nghiệp
37,16
13,67
13,33
13,29
Đất chuyên dùng
13,80
17,0
14,87
18,83

Đất ở
4,72
5,89
5,27
13,09
Đất chưa sử dụng
8,24
7,49
3,15
3,14
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Tam Dương, niên giám
thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009)

8


Biểu 2: hiện trạng đất đai huyện phân theo địa giới hành chính năm 2009
Nguồn: Phòng TNMT
Trong đó chia ra các loại đất

Xã/TT
Huyện Tam
Dương

Tổng DT
đất
tự nhiên
(ha)

Đất nông nghiệp


Đất phi NN

Đất
chưa
sử
dụng

Đồng Tĩnh

1030,94

593,36

115,3

8,79

107,87

140,31

1,84

Đất
Đất
sông,
phi NN
suối mặt
khác

nước
7,27
48,42
1,1

Hoàng Hoa

734,69

313,22

116

0

111,87

90,63

0,67

6,36

12,33

0,95

82,66

Hướng Đạo


1268,52

452,25

320,3

10,85

273,15

173,55

2,15

6,97

0

1,1

28,2

Hợp Hoà

860,69

368,07

95,05


19,64

122,34

190,77

0,18

11,78

51,44

An Hoà

735,33

388,04

15,22

11,48

73,77

181,51

0

6,92


49,33

Đạo Tú

788,07

421,16

136,62

15,9

90,22

69,12

0,5

3,69

9,35

Kim Long

1495,3

501,82

365,86


8,6

153,02

403,32

1,83

9,41

32,85

1,1

17,49

Duy Phiên

785,66

408,22

43,17

17,1

134,49

147,14


6,56

4,73

0

1,05

23,2

Hoàng Đan

663,26

343,93

34,64

16,42

79,39

113,77

1,02

13,64

47,97


0,9

11,58

Thanh Vân

863,83

276,15

182,84

17,6

106,53

107,43

1,26

15,71

44,72

0,8

110,79

Hợp Thịnh


431,85

188,42

0

6,85

39,7

194,06

0,4

1,84

0

0

0,58

Vân Hội

400,19

267,22

0


0

48,09

76,53

1,39

6,96

0

0

0

Hoàng Lâu

660,22

436,5

0

10,38

63,11

129,84


0,47

6,87

7,34

1,15

4,56

10718,55

4958,36

1425

143,61 1403,55

2017,98

18,27

102,15

303,75

9,2

336,68


Chia ra các
xã/TT

Tổng

Đất SX
NN

Đất lâm
nghiệp

Đất thủy
sản

Đất ở

11

Đất
chuyên
dùng

Đất
nghĩa
trang

Đất tôn
giáo


6,68

1,42
1,05

8,01
41,51


Tình hình sử dụng đất đai
Nhìn chung, đất đai Tam Dương đã được sử dụng đúng mục đích,
tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả chưa cao. Đất nông nghiệp
được sử dụng theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển cơ cấu sản xuất, nâng
cao hệ số quay vòng đất nhưng do vấn đề thuỷ lợi chưa giải quyết tốt nên
một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho sản xuất.
Đất chuyên dùng có xu hướng tăng mạnh, nhất là đất giao thông thủy
lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trụ sở,
nhà văn hóa, sân vận động. Đất ở, đất đô thị cũng tăng theo xu thế phát
triển và mở rộng thị trấn và các khu dân cư trên địa bàn. Đất chưa sử dụng
giảm do khai hoang cải tạo, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Với mục tiêu phát triển kinh tế hướng mạnh sang các ngành công
nghiệp - TTCN, dịch vụ và phát triển đô thị, dự kiến trong giai đoạn tới biến
động đất đai phân theo mục đích sử dụng sẽ rất lớn; đất nông nghiệp tiếp tục
bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở có xu thế tăng lên. Như vậy, việc phân
bổ và sử dụng hiệu quả đất đai là vấn đề phải được huyện quan tâm chú ý
nhằm tạo khả năng phát triển bền vững, bảo vệ tốt môi trường và sinh thái.
Tài nguyên nước và khoáng sản
Chế độ thuỷ văn của Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông
Phó Đáy với hệ thống hồ đập thuỷ lợi tích nước khá lớn và các dòng sông
suối nhỏ chảy từ khu vực chân núi Tam Đảo chi phối..

- Nguồn nước mặt khá dồi dào, chủ yếu từ sông Phó Đáy và hệ thống
các ao, hồ đập thuỷ lợi, thuận lợi cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản
xuất nông nghiệp. Tuy vậy do địa hình huyện Tam Dương tương đối phức
tạp, vấn đề giữ nước đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp
và thuỷ sản của huyện vẫn gặp khó khăn nhất là những năm thời tiết có
biến động thất thường về lượng mưa.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm (chưa có khảo sát để đánh giá về
trữ lượng cụ thể). Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào
giếng khai thác có chất lượng khá tốt, trữ lượng ổn định phục vụ trực tiếp
cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư các xã trong huyện.
- Tài nguyên rừng: Tính đến 2009 toàn huyện có 1428,68 ha đất lâm
nghiệp. 100% diện tích là rừng sản xuất, huyện không có rừng phòng hộ
đầu nguồn vì nằm ở khu vực trung du và một số xã giáp khu vực rừng
phòng hộ đã chia tách về thuộc huyện Tam Đảo.
- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện Tam Dương: cát, sỏi có
trữ lượng lớn nhưng mới chỉ khai thác thủ công là chủ yếu, chưa có khai
thác theo qui mô công nghiệp. Khoáng sản kim loại gồm có quặng đồng,
thiếc, sắt rải rác không nhiều và chưa được thăm dò để đánh giá chính xác
trữ lượng. Khoáng sản phi kim loại có cao lanh, đất sét đồi với trữ lượng
khá lớn có thể khai thác phát triển sản xuất gạch ốp lát cao cấp ở qui mô
12


công nghiệp. Ngoài ra huyện có nguồn tài nguyên than bùn tại khu vực xã
Hoàng Lâu, Hoàng Đan nhưng chưa được khảo sát đánh giá chính xác về
trữ lượng khai thác công nghiệp.
1.1.3. Dân số, nguồn nhân lực, đặc điểm dân cư và các vấn đề xã hội
Dân số
Dân số trung bình huyện Tam Dương năm 2005 là:94.255 người, dân
số trong độ tuổi lao động: 48.164 người, chiếm 50,9% dân số, đến năm

2008 là 97.255 người, tốc độ tăng tự nhiên; 11,5‰. Mật độ dân số bình
quân: 918 người/1km2. Dân cư chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn,
chiếm 90% so với tổng số. Dân số trung bình huyện Tam Dương đến năm
2009 là 95.002 người. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2009 có 51.703
người, chiếm 54,4% dân số. Lao động nông nghiệp có 34.393 người chiếm
75% tổng lao động các ngành trong huyện. Năm 2010 dự kiến tốc độ tăng
tự nhiên khoảng 1,2%, dân số trung bình khoảng 96.142 người, dân số
trong độ tuổi lao động 57.685 người; lao động nông lâm nghiệp thủy sản có
khoảng 34.007 người chiếm 77% tổng lao động các ngành trong huyện. So
sánh tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động/tổng dân số hàng năm của huyện
Tam Dương giai đoạn 2006-2010 đều thấp hơn so với số bình quân chung
của toàn tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2005 tỷ lệ người trong độ tuổi lao động/tổng
số dân toàn tỉnh Vĩnh Phúc là: 53,9%, năm 2009 là:70,2%, năm 2010 ước
đạt 70,9% tổng số dân.
Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của Tam Dương tương đối dồi dào, trình độ dân trí
và năng lực tiếp thu kiến thức công nghệ mới còn hạn chế. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo, thấp năm 2005 mới đạt khoảng 25%, năm 2010 ước đạt 32%
(toàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 đạt 28%, năm 2010 đạt 51%. Cơ cấu lao
động: Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian sử dụng lao động
trong khu vực nông nghiệp, nông thôn mới chỉ đạt 60% quỹ thời gian. Cơ
hội tìm kiếm việc làm mới cho lao động nông thôn trong thời gian nông
nhàn còn nhiều khó khăn
Biểu 3: Dân số lao động Tam Dương 2006-2010
Chỉ tiêu
Dân số trung bình (người)
Tốc độ tăng tự nhiên (‰)
- Nam (người)
- Nữ (người)
- DS Thành thị (người)

- DS Nông thôn (người)
Dân số trong độ tuổi LĐ
(người)

2005

2006

2007

2008

2009

94.535
10,6

93.116
12,3

93.734
13,6

94.128
12,8

95.002
11,5

ước

2010
96.142
12,0

46.286
48.294
9.386
85.149
48.164

46.110
46.006
9.373
83.743
49.798

46.402
47.332
11.303
82.431
51.116

46.436
47.692
9.306
84.822
51.501

46.867
48.135

9.389
85.613
51.703

47.429
48.713
9.501
86.641
57.685

13


LĐ trong nền KTQD (người)
-Trong đó:- Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp và XD
- Dịch vụ + khác

46.512
40.418
3.265
2.829

46.018
33.612
4.673
7.733

47.114
33.217

7.890
6.007

45.239
34.787
4.659
5.793

45.368
34.393
5.125
5.850

45.907
34.007
5.588
6.312

(Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, phòng thống kê, phòng
tài chính - kế hoạch huyện Tam Dương)
Cơ cấu lao động phân bố trong các ngành tính đến 2009 nông
nghiệp: 75%, công nghiệp 11,3% và dịch vụ: 13,7%.
Số lượng lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ
chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn.
- Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi
nông nghiệp còn thấp do các hoạt động khu vực phi nông nghiệp còn hạn
hẹp. Mặt khác, lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các
trường Cao đẳng, trường dạy nghề ở Trung ương lại không có nguyện vọng
về làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ trên địa bàn huyện

Tam Dương.
- Số người đến tuổi lao động hàng năm tăng lên nhanh chóng, do số
người trong độ tuổi từ 0-14 tuổi chuyển sang với tỷ lệ tương đối lớn làm
tăng số người cần giải quyết việc làm mới ở huyện hàng năm từ 2500-3000
người.
Đặc điểm dân cư-văn hóa xã hội.
Tam Dương nói riêng cũng như Vĩnh Phúc nói chung đều là vùng đất
cổ, phát triển sớm, có truyền thống lịch sử quật cường trong các cuộc chiến
tranh chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước. Từ quê hương Tam
Dương đã xuất hiện những người thành đạt ở các thời đại khác nhau và có
đóng góp tích cực cho sự hình thành và phát triển của nước Việt Nam.
Tam Dương có nhiều di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hoá Hùng
Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, có bề dày văn hoá dân gian đặc sắc. Nơi
đây là nôi của các loại hình trò chơi nghệ thuật dân gian như đúc bụt Phù
Liễn (Đồng Tĩnh), hội xuống đồng (Hoàng Đan), hội vật Long Trì (Đạo
Tú). Hiện tại, về mức sống của nhân dân còn thấp, trình độ dân trí không
đồng đều giữa các vùng trong huyện. Môi trường văn hóa-xã hội còn mang
dấu ấn đậm nét “nửa miền núi, nửa trung du”.
Trong bối cảnh phát triển mới, cư dân trong huyện vừa cố gắng gìn
giữ, phát triển các nghề truyền thống, vừa tiếp thu khoa học công nghệ hiện
đại với óc sáng tạo, năng lực cải tiến, hình thành thêm nhiều ngành nghề,
tạo ra cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng hiệu quả
kinh tế, tăng thu nhập cho chính mình và cho toàn cộng đồng. Đồng thời
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân theo mô hình xây dựng
14


nông thôn mới phù hợp với phát triển kinh tế và điều kiện tự nhiên của
vùng trung du Bắc Bộ.
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực, trong nước, tỉnh có tác động trực tiếp

đến kinh tế huyện giai đoạn 2011-2020
- Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của cả nước đang và
sẽ có tác động mạnh mẽ lên phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện
Tam Dương. Việt nam tham gia tiến trình hình thành các khối liên kết kinh
tế và ký kết các hiệp định đối tác chiến lược với các quốc gia có trình độ
kinh tế phát triển, đang thực hiện các cam kết xoá bỏ dần các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan. Ngày càng có nhiều hàng hoá, vốn đầu tư, công
nghệ của các nước nhập vào Việt Nam và của Việt Nam đến với các quốc
gia khác theo lộ trình thực hiện các cam kết ra nhập WTO. Như vậy, Việt
Nam đang có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ
mới, kỹ năng quản lý cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
mở rộng lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Đồng thời với những thuận lợi đó. Việt
Nam cũng phải đối đầu với những khó khăn, thách thức lớn trong bối cảnh
cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thế giới và khu vực. Đặc biệt
tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2010 tác động đến
kinh tế toàn cầu trong đó có nền kinh tế Việt Nam.
Cùng cả nước trong tiến trình hội nhập, Vĩnh Phúc đang trong quá
trình hội nhập mạnh với bên ngoài. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh
Phúc 2001-2010 đạt trên 2 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người
tăng 21,6 lần từ 22,9 USD/người năm 2000 lên 494 USD/người năm 2010.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là hàng dệt may, xe máy, giầy dép, sản
phẩm gỗ, chè. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu, EU, Mỹ.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho các
sản phẩm chủ lực đang có lợi thế cạnh tranh của Vĩnh Phúc như: cơ khí chế
tạo, vật liệu xây dựng, vật liệu mới, điện, điện tử tin học, và các ngành chế
biến thực phẩm xuất khẩu, tạo đà cho tăng trưởng nhanh ở giai đoạn tiếp
theo. Tuy nhiên, đối với một địa phương như tỉnh Vĩnh Phúc có số lượng
lao động nông nghiệp lớn, trình độ đội ngũ nguồn nhân lực còn hạn chế thì
hội nhập cũng sẽ đem lại thách thức không nhỏ đối với sự phát triển kinh

tế.
Trong “phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội vùng Đồng bằng Sông Hồng” và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
ngày 13/8/2004 về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 đã đề ra
nhiệm vụ của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: “Đi đầu
trong việc thực hiện hiện đại hoá với các ngành công nghệ cao như cơ khí
chế tạo, điện tử tin học, sản xuất vật liệu mới, vật liệu xây dựng chất lượng
cao; phát triển nhanh công nghiệp bổ trợ và dịch vụ chất lượng cao. Đi đầu
15


trong hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài, là trung tâm đào tạo
chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển”. Đồng thời nhấn mạnh việc các
tỉnh trong vùng cần phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết
cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu
quả và bền vững; các tỉnh trong vùng phải đi tiên phong trong công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, luôn giữ vai trò đầu tàu đối với
vùng Bắc Bộ và cả nước trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác,
nhất là các vùng khó khăn, kém phát triển, đi đầu trong hợp tác quốc tế, kết
hợp kinh tế - quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi
trường.
Một yếu tố tác động trực tiếp khác đến kinh tế-xã hội Tam Dương
là: Qui hoạch và phát triển đô thị Vĩnh Phúc. Thực hiện quyết định số
20/QĐ.TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt phê
duyệt nhiệm vụ qui hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án qui hoạch chung về
phát triển đô thị Vĩnh Phúc dự kiến đến năm 2020 qui mô dân số đô thị
Vĩnh Phúc đạt 880.000 người, diện tích của đô thị khoảng 320 km2 bao
gồm toàn bộ thành phố Vĩnh Yên hiện tại và mở rộng ra các khu vực xung

quanh như: Thị xã Phúc Yên, Huyện Bình Xuyên, huyện Yên lạc, Vĩnh
Tường, Tam Đảo .Riêng địa bàn huyện Tam Dương có tới gần 4.050 ha đất
nằm trong vùng qui hoạch phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến 2020. Đề án
được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua, trong quá trình thực hiện
tạo thuận lợi về thu hút vốn đầu tư, tạo việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng
cho huyện Tam Dương. Thúc đẩy kinh tế-xã hội Tam Dương phát triển
hướng tới một quận của đô thị Vĩnh Phúc.
Những định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả vùng Bắc Bộ và
tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh thế giới trên, tác động trực tiếp đến phát triển
kinh tế huyện Tam Dương thông qua những chủ trương chính sách mang
tầm vĩ mô của Chính phủ và các chính sách cụ thể của Tỉnh Vĩnh Phúc đã
và sẽ tiếp tục tác động trực tiếp đến kinh tế Tam Dương như: chương trình
quốc gia về xoá đói, giảm nghèo cho các vùng nông thôn; chương trình 135;
chương trình quốc gia về phát triển du lịch; chương trình trồng rừng; chương
trình xây dựng nông thôn mới đạt các tiêu chí quốc gia theo quyết định 491
của Thủ tướng chính phủ; Các chủ trương, chính sách về đất đai, về phát
triển kinh tế tư nhân, công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn. Nhiệm vụ đặt ra đối với huyện Tam Dương trong thời kỳ quy hoạch là
phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng nguồn thu để rút ngắn khoảng cách
chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người cũng như các lĩnh vực xã hội: y
tế, giáo dục, văn hoá, xây dựng phát triển nông thôn mới so với các huyện
thị khác của tỉnh Vĩnh Phúc.
Như vậy, với xu thế hội nhập của đất nước, của tỉnh Vĩnh Phúc trong
đó có Tam Dương đã tạo cho huyện có những cơ hội mới; có điều kiện
16


thuận lợi đặc biệt về giao thông để thu hút các nguồn lực đầu tư bên ngoài
vào phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và nghiên cứu khoa

học trên địa bàn huyện hiện đang triển khai đầu tư cơ sở vật chất phát triển
hai trường Đại học Dầu khí và Đại học Trưng Vương. Sau khi đi vào hoạt
động với quy mô đào tạo hàng năm của hai trường thu hút khoảng 3.5005000 sinh viên theo học sẽ tạo thuận lợi cho huyện trong phát triển các hoạt
động dịch vụ phục vụ sinh viên như: dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống.
Đồng thời tạo cơ hội cho việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng
nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trực tiếp cho các doanh
nghiệp công nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn huyện. Đây là cơ hội và
lợi thế đặc biệt có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn Huyện thời kỳ 2011-2020.
Cơ hội sẽ nhiều, song thách thức cũng không ít đối với mỗi địa
phương và cả nước cụ thể như: Tính đến tháng 10 năm 2010: Kinh tế cả
nước cũng như các địa phương đang phải đối mặt với những thách thức khó
lường như: Sự biến động liên tục của tỷ giá vàng và đô la trên thị trường
thế giới kéo theo sự biến động mạnh của thị trường trong nước; Giá xăng
dầu trên thế giới tăng sẽ gây ra tác động tiêu cực chỉ số giá của tất cả các
nhóm hàng hoá, làm tăng lạm phát; Giá xăng dầu tăng sẽ có tác động tiêu
cực tới các hoạt động kinh tế không chỉ trọng hiện tại mà tới cả chu kỳ kinh
doanh những năm tiếp theo; Các ngành Than, điện đều điều chỉnh giá vào
cùng một thời điểm đầu năm 2010 đẩy nguy cơ lạm phát quay trở lại gây
khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phục hồi sau khủng
hoảng thế giới; Sự chưa ổn định của nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng tài
chính; Tình hình biến động một số đồng tiền mạnh kéo theo tác động mạnh
gây áp lực tới các đồng tiền ở các nước châu á làm cho thị trường xuất
nhập khẩu thiếu ổn định; Sức ép cạnh tranh trực tiếp từ Trung Quốc luôn
tác động hai mặt đến xuất nhập khẩu của kinh tế Việt Nam trong thời gian
tới. Tác động của biến đổi khí hậu gây ra đợt lũ lụt khủng khiếp cho 3 tỉnh
phía bắc miền trung là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ an tạo nên khó khăn
quá lớn cho nhân dân các tỉnh trên.

17



Phần thứ hai
Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
huyện Tam Dương giai đoạn (2001-2010)
2.1. Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Tam
Dương giai đoạn (2001-2010)
2.1.1. Tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế
2.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
-Giai đoạn (2001-2005) thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của huyện Tam Dương theo nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ 26
nhiệm kỳ (2001-2005) và qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện (2001-2010), kinh tế huyện Tam Dương có sự phát triển khá
ổn định. Tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,3%/năm, trong đó nhóm ngành
nông lâm-thủy sản tăng 6,6%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng 21,5%/năm,
thương mại-dịch vụ tăng 14,5%/năm. Qui mô kinh tế huyện năm 2005 tăng
gấp 1,72 lần so với năm 2000. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt
2,04 triệu đồng, năm 2005 đạt 5,8 triệu đồng (giá thực tế)
- Giai đoạn (2006-2010), thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị
quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ 27, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách
thức như diễn biến phức tạp các dịch bệnh và thời tiết, biến động của giá cả
vật tư, kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện tiếp tục phát triển và đạt tốc độ
tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn
2006-2010 ước đạt 23,39%/năm, cao hơn giai đoạn 2001-2005 đạt
11,5%/năm. Như vậy so với mục tiêu đại hội 27 đề ra tăng trưởng
(15%/năm) thực hiện vượt 8,39%; quy hoạch đề ra tăng trưởng bình quân
20%/năm thực hiện vượt 3,39%. Trong đó, khu vực các ngành nông - lâm thuỷ sản thực hiện đạt tốc độ tăng trưởng 16,9%/năm, mục tiêu đại hội 27
Đảng bộ huyện đề ra tăng trưởng bình quân 6%/năm, vượt 10,9% so với
mục tiêu Đại hội 27 đề ra. Chuyển dịch cơ cấu Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ
sản không đạt mức chỉ tiêu đại hội đề ra. Khu vực các ngành dịch vụ tăng

trưởng đạt 28,15%/năm; so với mục tiêu đại hội Đảng bộ 27 đề ra tăng
vượt 7,15. So với mục tiêu quy hoạch đề ra đối với nhóm ngành dịch vụ
tăng trưởng bình quân 21%/năm, thực hiện vượt 7,4%. Khu vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trưởng bình quân đạt
29,7%/năm, thấp hơn so với chỉ tiêu đại hội Đảng bộ 27 đề ra 0,3%.
Quy mô kinh tế huyện Tam Dương ước năm 2010 tăng gấp 2,82 lần
so với 2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 19 triệu
đồng/người (giá thực tế).
Tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt mức khá bình quân thời kỳ,
cao hơn bình quân của tỉnh, toàn vùng và cả nước. Tam Dương là một
huyện có khoảng 50% giá trị gia tăng do ngành nông nghiệp đóng góp.
18


Thành tựu to lớn trong tăng trưởng kinh tế của Tam Dương giai đoạn
(2006-2010) đạt được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao hơn so với
bình quân chung của toàn tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện ở biểu sau :
Biểu 4: Tăng trưởng giá trị sản xuất Tam Dương (2001-2005), (20062010) so sánh với tăng trưởng chung toàn tỉnh
2001-2005
2006-2010
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị Vĩnh Tam Vĩnh Tam
Phúc Dương Phúc Dương
1. Tăng trưởng GTSX chung
%
15,5
13,3 19,61 23,39
Trong đó:
Nông nghiệp -Lâm nghiệp

6,3
6,6
6,19
16,0
-Thuỷ sản
Công nghiệp - Xây dựng
22,6
21,5 21,14 29,7
Dịch vụ
13,7
14,5 17,25 28,15
2. Thu nhập bình quân đầu
Trđ/giá 8,99
5,8
29,1
19,0
người/năm (2005, 2010)
h/hành
Nguồn: Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, thống kê huyện Tam Dương
So sánh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Tam Dương với toàn
tỉnh Vĩnh Phúc ở cả 2 thời kỳ (2001-2005), (2006-2010) cho thấy kinh tế
huyện Tam Dương đã có sự phát triển tăng trưởng vượt bậc. Thời kỳ
(2001-2005) tăng trưởng của huyện thấp hơn toàn tỉnh, nhưng sang đến
thời kỳ (2006-2010), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện đã cao
hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người
của huyện ước năm 2010 đạt 19 triệu đồng tăng 12,3 triệu đồng so với năm
2005, đạt 2/3 so với mức bình quân chung của toàn tỉnh. Như vậy Tam
Dương vẫn nằm ở tốp các địa phương nghèo của tỉnh.
2.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Với xuất phát điểm về trình độ phát triển kinh tế còn thấp, kinh tế

của huyện Tam Dương chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, nông thôn, nông
dân là lực lượng lao động chủ yếu. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn giai đoạn
(2001-2005) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện còn chậm. Năm 2002 cơ cấu
kinh tế huyện Tam Dương tính theo giá trị sản xuất của 3 nhóm ngành cơ
bản: nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng 58,2% , công nghiệp xây dựng
21,1%, thương mại dịch vụ 20,7%. Năm 2005 nhóm ngành nông lam thủy
sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 47,9%, công nghiệp xây dựng 29,3%,
thương mại dịch vụ 22,8%. Giai đoạn (2006-2010) cơ cấu kinh tế Tam
Dương chuyển dịch tích cực hơn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng khu vực
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm mạnh tỉ trọng Nông -lâm nghiệp,
thuỷ sản. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Dương (20012010) được phản ánh qua biểu sau:
19


Biểu 5: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tam Dương 2001-2010, so sánh
cơ cấu giá trị sản xuất tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: %
TT

Ước
2010
100

Chỉ tiêu

2000

2005

2006


2007

2008

2009

100

100

100

100

100

100

21,1
20,7
58,2

30,20
22,47
47,33
100

31,25
23,08

45,67

32,97 30,68 34,45 41,96
24,10 24,77 26,68 21,15
42,94 44,55 38,87 36,89
100

2.1

Cơ cấu GTSX Tam
Dương
Công nghiệp-XD
Thương mại-dịch vụ
Nông Lâm-thuỷ sản
Cơ cấu GTSX toàn tỉnh
Vĩnh Phúc
Công nghiệp – Xây dựng

78,82

79,72

81,84 79,40 79,32

2.2
2.3

Nông, lâm-Thuỷ sản
Thương mại – Dịch vụ


40,6
8
28,94
30,3
8

9,29
11,89

8,39
11,89

7,08 9,52
8,1
11,08 11,08 12,58

1.
1.1
1.2
1.3
2

(Nguồn: Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, thống kê huyện Tam Dương)
Nếu tính theo cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đã tăng
từ 30,2% (năm 2005) lên 41,96% (ước 2010); nông, lâm, thuỷ sản giảm từ
47,33% (năm 2005) xuống còn 36,89 (ước năm 2010); Thương mại - dịch
vụ tăng từ 22,47% giảm còn 21,15% (ước 2010). So với mục tiêu Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ 27 đề ra đến 2010. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn
huyện (Công nghiệp - xây dựng 41,1%, thương mại - dịch vụ 28,4%, Nông,
Lâm, Thuỷ sản: 30,5%) thì giai đoạn (2006-2010) chuyển dịch cơ cấu

không đạt được mục tiêu đại hội đề ra. Theo quy hoạch tổng thể 2006-2010
đề xuất phương án chọn chuyển dịch cơ cấu tích cực ở cuối thời kỳ 2010
là : Công nghiệp - Xây dựng 41,07%, Nông, Lâm, Thuỷ sản: 14,3%;
thương mại - Dịch vụ 27,2%. Như vậy, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn huyện còn thấp so với mục tiêu quy hoạch lựa chọn.
Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu giá trị sản
xuất chậm đạt mục tiêu đề ra là do cơ chế và chính sách thu hút đầu tư công
nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong và
ngoài địa bàn đến đầu tư tại Tam Dương. Lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi
về hạ tầng giao thông huyện Tam Dương vẫn kém hơn so với các huyện
Bình xuyên, Thị xã Phúc Yên và Thành phố Vĩnh Yên.
2.1.2. Thu, chi ngân sách
Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện được quản lý chặt chẽ và tận
dụng các nguồn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ. Việc phân cấp quản lý
ngân sách theo đúng các quy định của nhà nước, từng bước nâng cao trách
nhiệm quản lý của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở giai đoạn
(2001-2005) quy mô tổng thu ngân sách trên địa bàn Tam Dương không
20


lớn như các huyện khác của tỉnh, nhưng cũng tăng khá. Năm 2005 đạt
18.950 triệu đồng, tăng gấp 2,5 lần so với thu của năm 2002. Cơ cấu thu
ngân sách trên địa bàn huyện Tam Dương chủ yếu từ nguồn thu tiền sử
dụng đất, thu từ kinh tế dịch vụ ngoài quốc doanh, thu ngân sách từ kinh
doanh, sản xuất chiếm tỷ lệ thấp. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện
giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 91.623 triệu đồng, tăng 71.623 triệu
đồng so với mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện 27 đề ra. Thu Ngân
sách trên địa bàn ước năm 2010 đạt 250.580 triệu đồng gấp 4,59 lần so với
năm 2005 vượt chỉ tiêu đại hội đề ra là hàng năm tốc độ tăng thu ngân sách
từ 15-20%. Thu từ kinh tế huyện còn chiếm tỉ lệ nhỏ như năm 2010 mới đạt

53.000 triệu, tăng 9,3 lần so với 2005 và chiếm tỉ lệ 11,7% tổng thu trên
địa bàn.
Chi ngân sách trên địa bàn luôn bảo đảm kịp thời các yêu cầu chi cho
sự nghiệp phát triển xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm
cả những vấn đề y tế, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Hoạt
động thu chi ngân sách hàng năm đều thực hiện đúng luật ngân sách nhà
nước.
2.1.3. Tình hình thực hiện các mục tiêu xã hội
Dân số, lao động việc làm: Dân số trung bình năm 2009 sinh sống tại
huyện là 95.002 người, ước 2010 là 96.142 người. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên hàng năm đạt mức khá cao năm 2006 tăng 1,232%, năm 2007 tăng
tới 1,363%. Như vậy, so với chỉ tiêu đại hội Đảng bộ huyện 27 đề ra; mức
tăng 1%/năm là không thực hiện được. Quy hoạch 2006-2010 dự báo mức
tăng dân số tự nhiên hàng năm của huyện Tam Dương từ 1,07%/năm. Xét
về chỉ tiêu diện tích tự nhiên thì mức phát triển dân số những năm qua tác
động không thuận lợi, dẫn đến diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người
tại huyện ngày càng thấp đi: Năm 2010 chỉ còn khoảng 1.114m 2/người,
thấp hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số lượng lao động đến tuổi hàng năm tăng do phát triển dân số tự
nhiên được giải quyết việc làm từ 2500 người đến 2600 người: chỉ tiêu đại
hội đề ra giải quyết việc làm cho 2000-2500 người đã đạt được chỉ tiêu đề ra.
- Chỉ tiêu giảm hộ nghèo (theo tiêu chí mới) theo nghị quyết đề ra
đến cuối thời kỳ 2010 còn dưới 18% hộ nghèo. Năm 2005 tỉ lệ hộ nghèo
trên địa bàn huyện còn 28,83% tổng số hộ, năm 2009 toàn huyện phấn đấu
tích cực để giảm hộ nghèo còn 13,19%/tổng số hộ; ước 2010 phấn đấu để
đạt chỉ tiêu hộ nghèo còn 11,2%/tổng số hộ.
- Thu nhập và mức sống: Năm 2000 thu nhập bình quân đầu người
trên toàn huyện mới đạt 2,04 triệu đồng, năm 2005 đã đạt mức 5,8 triệu
đồng tăng gấp 2,8 lần so với năm 2000. Giai đoạn (2006-2010) chỉ tiêu Đại
hội 27 đảng bộ huyện Tam Dương đề ra đến 2010 đạt mức 6,5-7 triệu

đồng/người năm. Năm 2009 thực tế thu nhập bình quân người đã đạt mức
9,45 triệu đồng/người/năm. Năm 2010 ước phấn đấu đạt mức 19 triệu
21


đồng/người/năm. Tuy mức thu nhập bình quân đầu người của Tam Dương
có sự tăng đáng kể so với năm 2005 và 2000, bằng 2/3 so với mức bình
quân chung của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Tam Dương vẫn ở tốp các địa
phương nghèo của tỉnh.
2.1.4. Hạn chế, nguyên nhân
Trong 10 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
26,27, Quy hoạch tổng thể giai đoạn (2001-2010) các nghị quyết HĐND về
chương trình mục tiêu cũng như các chương trình phát triển xã hội, kinh tế
trên địa bàn huyện Tam Dương phát triển đúng định hướng , tăng trưởng
giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt khá cao và ổn định . Song do điểm
xuất phát thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ, dân số gia tăng vượt chỉ tiêu đề ra,
dẫn đến thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn Tam Dương thấp, tính
đến năm 2010 mới chỉ bằng 2/3 mức bình quân chung của toàn tỉnh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, các mục tiêu chuyển dịch vẫn ở
dạng tiềm năng do đầu tư phát triển các ngành chủ chốt về công nghiệp,
dịch vụ đang trong tiến trình thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cơ cấu sử dụng lao động còn lạc hậu, năng suất thấp các điều kiện để
chuyển lực lượng lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang các ngành công
nghiệp, dịch vụ còn khó khăn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá, bình quân lương thực đầu
người tăng, đảm bảo ổn định lương thực cho nhân dân. Một số cây trồng
khác phát triển nhanh và có hiệu quả, nhưng nông nghiệp vẫn nặng về thâm
canh theo truyền thống, khả năng đột phá thông qua chuyển đổi cây trồng,
cơ cấu sản xuất, mùa vụ để tạo ra sản lượng và giá trị hàng hoá lớn, sản
phẩm có chất lượng thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn

chế.
Ngành công nghiệp, xây dựng chưa đảm nhận được vai trò đầu tàu
trong phát triển cũng như thúc đẩy ngành dịch vụ và nông nghiệp phát
triển. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống chưa phát huy hết thế
mạnh, thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện nước trên địa bàn huyện
được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
2.2.1. Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản Tam Dương (2001-2005) có sự
phát triển khá ổn định, đạt mức tăng trưởng bình quân 7,1%/năm. Trong đó
trồng trọt tăng khá đạt 9,29%/năm. Chăn nuôi tăng trưởng cao 16,43%
con/năm. Lâm nghiệp đạt tăng trưởng bình quân 4,07%/năm, thủy sản có
tốc độ tăng trưởng cao nhất 17,88%/năm. Giai đoạn 2006-2010 sản xuất
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và kinh tế nông thôn của huyện Tam Dương đã có
22


những phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt mức khá:
16,9% /năm vượt mục tiêu đại hội 27 Đảng bộ huyện đề ra (mục tiêu tăng
trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2006 -2010 của Đảng bộ huyện lần thứ 27
đề ra tăng trưởng 6%/năm). Năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 50,6
tạ/ha, sản lượng lương thực đạt gần 38,5 nghìn tấn (đạt 90,8% mục tiêu Đại
hội 27 đề ra). Giá trị ngành nông, lâm, thuỷ sản bình quân tăng từ 328.312
triệu đồng năm 2005 lên 1.108.324 triệu đồng năm 2010(giá thực tế).
Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng, giảm dần tỉ trọng của
ngành nông nghiệp. Hình thành các vùng trồng trọt sản xuất vùng lúa
chuyên canh, ổn định nhiều vụ như lúa chất lượng cao HT1, HT3-3, dưa
chuột, bí xanh bí đỏ. Cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện được chuyển dịch

tích cực theo hướng tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao
gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm “gạo Long Trì”, “Dưa chuột An
Hòa”, “Bí xanh Vân Hội”, ớt, rau su su trồng ở nhiều xã, được thị trường
chấp nhận.
Biểu 6: Giá trị sản xuất nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thuỷ sản
Huyện Tam Dương 2001-2010
Đơn vị : Triệu đồng giá CĐ 1994
TT
Chỉ tiêu
1
Tổng giá trị Sản
xuất Nông - Lâm
- Thuỷ sản
Trong đó:
- Nông nghiệp
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Dịch vụ nông
nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thuỷ sản

2000
130.87
6

2005
2006
2007
2008

183.22 224.903 280.545 357.274
6

2009
2010
377.62 400.324
9

120.51 178.755 220.044 274.483 350.280 370.30 392.954
1
1
90.174 113.27 117.13 121.61 145.210 130.97 132.289
1
7
0
9
30.337 62.644 100.91 149.97 199.86 233.825 253.700
2
7
2
5.497
6.965
3.507
8.858

4.471
2.840

2.603
2.256


2.933
3.129

2.848
4.146

3.141
4.187

3.267
4.103

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Dương
Biểu 7: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Nông -Lâm nghiệp Thuỷ sản huyện Tam Dương (2001-2010)
Đơn vị: %
Chỉ tiêu

Bình
quân
20012005

2006

2007

23

2008


2009

2010

Bình
quân
20062010


Tốc độ tăng trưởng tổng
giá trị Sản xuất Nông Lâm - Thuỷ
sản(%/năm)
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Dịch vụ nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thuỷ sản

7,1

22,7

24,7

27,3

5,7

6,0


16,9

9,29
16,43

3,4
61,0

3,8
48,6

16,7
33,2

-9
17

3,0
25,8

4,07
17,88

-41,8
-20,6

12,6
38,6

-2,9

32,5

10,3
1

1
8,5
26,7
4
-2,1

5,8
16,1

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Dương
Sản xuất Nông Lâm - Thuỷ sản Tam Dương những năm qua có sự
phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành chăn nuôi và thuỷ sản đã đóng góp
tích cực cho tăng trưởng chung của toàn ngành Nông - Lâm nghiệp -Thuỷ
sản huyện. Tuy nhiên ngành trồng trọt vẫn chịu tác động lớn của thời tiết,
sản lượng thu hoạch không ổn định. Năm 2009 giảm 9% so với năm 2008,
bình quân 2006-2010 chỉ đạt mức tăng trưởng 3%.
Biểu 8: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp, thuỷ sản Tam
Dương 2001-2010
Đơn vị: %
Chỉ tiêu

2000

2005


2006 2007

2008

2009

2010

Tổng giá trị SX Nông - Lâm- Thuỷ
sản
+ Trồng trọt

100

100

100

100

100

100

100

68,84

61,8


45,0

34,8

32,7

29,8

+ Chăn nuôi

23,18

34,18

47,0

52,0

34,9
0
63,0
3

2,68
5,20

2,4
1,62

1,3

7,7

6,8
6,4

0,67
1,40

0,61
1,30

65,3 68,53
9

+ Dịch vụ nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thuỷ sản

0,57
1,10

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Dương
* Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được ổn định, hàng
năm phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2010, tổng
đàn trâu 3.700con, đàn bò ước đạt 19.000 con; trong đó tỷ lệ bò lai sin đạt
67%; Đàn lợn 80.000 con; tỷ lệ lợn hướng nạc đạt 98,5%, đàn gia cầm trên
2 triệu con. So với năm 2005, đàn bò tăng 4.800 con, đàn lợn tăng 35.400
con, đàn gia cầm tăng 1,3 triệu con. Chăn nuôi phát triển đúng hướng, tiếp
tục được khẳng định là ngành mũi nhọn trong cơ cấu nông nghiệp của
huyện. Quy mô chăn nuôi trang trại, gia trại được phát triển mạnh kết hợp

với kinh tế vườn đồi tại các xã miền núi và trung du của huyện. Công tác
phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được các cấp, các ngành
24


quan tâm đúng mức, trong thời gian qua không để dịch bệnh xảy ra. Công
tác quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung được khẩn trương triển
khai với 06 khu trên địa bàn 06 xã, thị trấn (trong đó, khu chăn nuôi Đồi
Mé, xã Thanh Vân đang triển khai xây dựng các hạng mục của dự án).
* Lâm nghiệp: toàn huyện đã trồng mới được 12ha rừng tập trung và
gần 10ha cây phân tán, bảo vệ trên 94ha rừng, khoanh rừng tái sinh 22ha, năm
2009 đã khai thác được 1.700m3 gỗ nguyên liệu. Kế hoạch 2010 khai thác
2.350m3 gỗ nguyên liệu. Tăng cường quản lý việc khai thác và vận chuyển
lâm sản trên địa bàn huyện, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
* Thuỷ sản: Khai thác tối đa diện tích ao hồ thuỷ lợi và cải tạo vùng
trũng để kết hợp thuỷ lợi, chăn nuôi và thuỷ sản diện tích thuỷ sản toàn
huyện đến 2009 đạt hơn 200ha, tăng 35 ha so với 2005. Sản lượng cá khai
thác thương phẩm tăng bình quân hàng năm đạt 59%. Năm cao nhất đạt sản
lượng 350 tấn cá và 15 tấn thuỷ sản khác giá trị 4.187 triệu đồng. Phát triển
nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh, đưa những giống thuỷ sản có
giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng để tăng giá trị thương phẩm góp phần tích
cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản của
huyện.
* Thuỷ lợi: Trong những năm qua, tuy còn nhiều khó khăn, song
công tác thuỷ lợi trên địa bàn huyện Tam Dương được chú ý đầu tư, từng
bước hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp. Các công trình phục
vụ tưới tiêu thường xuyên được cải tạo, nâng cấp, làm mới. Dự án cải tạo
đầm Nhị Hoàng với tổng diện tích 200ha, kết hợp giải quyết mục tiêu
chống tiêu úng, kết hợp nuôi cá, đã góp phần tạo thêm việc làm tăng thu
nhập cho một số hộ nông dân đã giải phóng mặt bằng và đang thi công để

hoàn thành đưa vào khai thác của 2010. Dự án cải tạo dòng sông Bến Tre
đã hoàn thành đầu năm 2010.
Chương trình cứng hoá kênh mương, nạo vét hồ đập nhỏ, đầm có
nhiều kết quả tốt. Nhiều trạm bơm tưới tiêu được đầu tư và tu bổ mới. Tuy
vậy, so với yêu cầu tưới tiêu chủ động và thâm canh tăng năng suất cây
trồng thì vấn đề thuỷ lợi đang còn nhiều hạn chế, nhất là các xã thuộc khu
vực trung du và miền núi của huyện.
* Kinh tế nông thôn, hợp tác xã
Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình
sản xuất, kinh doanh, ngành nghề, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp,
giảm tỷ lệ thuần nông, toàn huyện có 17 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 6
hợp tác xã chăn nuôi, 2 hợp tác xã vận tải, 2 hợp tác xã xây dựng, 3 hợp tác
xã công nghiệp, 1 hợp tác xã môi trường hiện đang gặp khó khăn yêu cầu
chuyển đổi mô hình để phát triển. Các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, thuỷ lợi,
cấp điện, cấp nước sạch, trường học, trạm y tế, được chú ý đầu tư nhiều
25


hơn. Đời sống dân cư nông thôn có nhiều cải thiện, từng bước tạo ra cục
diện mới cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhận xét chung về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có đóng góp lớn cho phát triển
kinh tế huyện. Giai đoạn (2001-2005) đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất
7,1%/năm, năm 2005 chiếm tỷ trọng 47,33%/năm cơ cấu kinh tế trên địa
bàn huyện. Qui mô sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhỏ, giá trị sản xuất trên
một đơn vị diện tích chưa cao, tiềm năng phát triển nông, lâm, thủy sản
huyện Tam Dương còn khá lớn chưa được tận dụng. Tăng trưởng bình
quân giai đoạn ( 2006-2010) đạt mức khá cao 16,9%/năm chiếm tỉ trọng

lớn nhất trong kinh tế trên địa bàn huyện 2009 chiếm 38,37%, ước 2010
còn 36,89%.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang từng bước chuyển dịch
theo xu hướng tạo ra giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, sử dụng hiệu
quả quỹ đất để phát triển thế mạnh của huyện góp phần đổi mới bộ mặt nông
thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong huyện.
Bên cạnh những thành tựu, ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Tam Dương còn một số hạn chế:
- Việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn chưa gắn
với nhu cầu thị trường. Các giống lúa, cây, con mới có năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao chưa được đưa vào áp dụng rộng rãi trong
sản xuất của huyện, chất lượng nông sản hàng hoá thấp.
- Mô hình các hợp tác xã trong nông nghiệp đang gặp khó khăn, yêu
cầu đổi mới cơ chế để tiếp tục phát triển và phát huy vai trò của kinh tế tập
thể trong nông nghiệp nông thôn mới.
- Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao
động. Hộ kinh tế thuần nông, thu nhập thấp còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng
số hộ dân cư huyện.
2.2.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Giai đoạn (2001-2005) công nghiệp-TTCN, xây dựng trên địa bàn
phát triển khá ổn định. Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN, xây
dựng đạt 102.296 triệu đồng (giá CĐ 1994) tăng gấp 2,6 lần so với năm
2000. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 21,5%/năm. Năm
2005 công nghiệp-TTCN, xây dựng chiếm tỷ trọng 30,2% cơ cấu kinh tế
trên địa bàn huyện. Giai đoạn (2006-2010) công nghiệp - xây dựng được
tiếp tục phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp,, xây dựng năm 2010 ước đạt 386.884 triệu đồng (giá CĐ 1994)
tăng gấp hơn 3,7 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn (2006-2010) đạt 29,7% (mục tiêu Đại hội 30%), thấp hơn 0,3%. Một
số ngành CN-TTCN ở một số địa phương như: sản xuất chè, gạch ngói,

khai thác cát sỏi, chế biến gỗ, tre, đồ mộc dân dụng, sản xuất sản phẩm kim
26


loại, cơ khí, sửa chữa, xay sát. tiếp tục được phát triển. Năm 2009 CN-XD
chiếm tỉ trọng 34,45% ước 2010 chiếm 41,96% cơ cấu kinh tế trên địa bàn
huyện. So với mục tiêu đại hội 27 đề ra là 41,1% thì vượt 0,86% về các
thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất công nghiệp-TTCN trên địa
bàn huyện Tam Dương: Các doanh nghiệp do Trung ương, Tỉnh quản lý
gồm có: Nhà máy Cơ khí nông nghiệp 6, nhà máy Chế biến đồ hộp xuất
khẩu, rau quả Tam Dương, xí nghiệp Gà Tam Dương. Những cơ sở trên do
công nghệ lạc hậu, sản xuất không ổn định và ngày càng bị thu hẹp do hiệu
quả thấp. Các doanh nghiệp công nghiệp qui mô nhỏ do huyện quản lý mới
thành lập và đi vào hoạt động như Công ty TNHH Việt Nga, doanh nghiệp
tư nhân Thành Đạt…Một số doanh nghiệp có qui mô vừa và sản xuất khá
ổn định như Công ty cổ phần Bê tông Đạo Tú, Công ty TNHH Thế hệ mới
Vĩnh Phúc. Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tư nhân chiếm
tỷ trọng nhỏ 3,9%/năm, năm 2010 ước tăng lên 6,9%. Khu vực hộ các thể
năm 2005 chiếm tỷ trọng 27%, năm 2010 tăng lên 31%. Khu vực kinh tế cổ
phần hỗn hợp năm 2005 chiếm 73%, năm 2010 ước chiếm 66% giá trị sản
xuất công nghiệp-TTCN, xây dựng trên địa bàn huyện.
Thực hiện quy hoạch và triển khai các dự án xây dựng cụm kinh tế
-xã hội Hợp Thịnh với diện tích 83 ha, đã có 35 doanh nghiệp vào đầu tư
kinh doanh. Khu công nghiệp Tam Dương I với diện tích 700ha đang triển
khai xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư. Dự án khu công
nghiệp Tam Dương II đã được Chính phủ phê duyệt với qui mô 750 ha
đang triển khai xây dựng qui hoạch chi tiết.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện tiếp tục
được đầu tư xây dựng. Giai đoạn (2006-2010) vốn đầu tư XDCB bình quân
hàng năm đạt 62.643,4 triệu đồng, trong đó chủ yếu là vốn ngân sách cấp

trên đầu tư qua các chương trình, dự án và nguồn vốn ngân sách cấp xã thu
từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Giá trị xây dựng cơ bản bình quân đạt
42.772,6 triệu đồng, tăng 18.439,6 triệu đồng so với năm 2005.
Hệ thống đường giao thông được triển khai thi công. Nâng cấp, cải
tạo mở rộng các tuyến quốc lộ 2B, 2C, đường Hợp Châu -Đồng Tĩnh,
đường vành đai Hợp Thịnh-Đạo Tú, đường tỉnh lộ 305, 306, 309, các tuyến
đường liên xã được nhựa hóa 141/192 Km (đạt 73,4%). Các công trình trụ
sở làm việc các cơ quan thuộc huyện, UBND cấp xã, hệ thống điện, trường
học, trạm y tế xã và các công trình phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng và
đưa vào sử dụng.
Chính sách làm đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết
11/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Nghị quyết 40/2007 -HĐND của
HĐND huyện và các cơ sở hạ tầng khác đã tạo sự chuyển biến tích cực
nâng cao đời sống nông dân, bộ mặt nông thôn mới dần được đổi thay.
Bằng nguồn ngân sách cấp trên và nguồn vốn huy động trong nhân dân,
đến cuối năm 2010 dự kiến làm được 55,6km đường cấp phối, bê tông, lát
27


×