Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ SAU đại HỌC, KINH tế VĨ mô VÀ hệ THỐNG KINH tế VĨ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.07 KB, 21 trang )

KINH TẾ VĨ MÔ VÀ HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ
* * *
1. Mô tả chuyên đề:
Chuyên đề này nghiên cứu những nội dung cơ bản về kinh tế học vĩ mô,
phân biệt nó với kinh tế học vi mô và kinh tế chính trị. Toàn bộ nội dung chuyên
đề cấp học dưới chưa được nghiên cứu. Thông qua chuyên đề này, người học
cần nắm vững những nội dung hết sức cơ bản của kinh tế học vĩ mô, làm cơ sở
để nhận thức và vận dụng những vấn đề có tính nguyên tắc trong các hoạt động
quản lí nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
2. Mục đích:
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô và hệ thống kinh tế
vĩ mô, giúp học viên sau đại học có cơ sở để nắm đầy đủ các nội dung của kinh
tế học vĩ mô. Trên cơ sở đó, có thể vận dụng kiến thức đã tiếp thu để giải đáp
những vấn đề quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
3. Yêu cầu:
Hiểu được những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô và hệ thống kinh tế vĩ mô.
Ý nghĩa vận dụng chúng trong nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Cần nắm vững nội dung cơ bản của chuyên đề, so sánh nó với kinh tế
chính trị, làm sâu sắc hơn những nội dung kiến thức chuyên ngành.
4. Bố cục chuyên đề
I. Những vấn đề chung về kinh tế học vĩ mô
II. Hệ thống kinh tế vĩ mô
6. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình kinh tế vi mô - Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Giáo dục, năm 2005.
- Kinh tế học - David Begg, Stanley Fisher & Rudiger Dornbusch, Đại học Kinh
tế Quốc dân, 1992.


- Giáo trình nguyên lý kinh tế học vĩ mô - Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006.


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1. Khái niệm
Kinh tế học vĩ mô - một phân ngành của kinh tế học - nghiên cứu sự vận
động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bỡnh diện
toàn bộ nền kinh tế quốc dõn.
2. So sánh kinh tế vĩ mô và vi mô
Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô.
Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích,
lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế.
Ngược lại, kinh tế vĩ mô nghiên cứu các bộ phận,các chi tiết cấu thành bức tranh
lớn: nền kinh tế.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân, cung, cầu,
sản xuất, chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế
của nền kinh tế. Cũn kinh tế vĩ mụ tỡm hiểu, nghiờn cứu để cải thiện kết quả
hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Nó nghiên cứu một bức tranh lớn, kinh tế vĩ
mô quan tâm đến những mục tiêu kinh tế của cả một quốc gia.
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội
dung chính, quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau mà bổ sung cho
nhau tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn
đề kinh tế vi mụ, quản lý kinh tế vi mụ hay quản lý sản xuất kinh doanh, mà
khụng cú sự điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mụ, quản lý vĩ mụ hay quản lý
nhà nước về kinh tế thỡ chẳng khỏc gỡ chỉ thấy từng cõy mà khụng thấy cả rừng
cõy, chỉ thấy từng tế bào kinh tế mà không thấy cả nền kinh tế.
3. So sánh kinh tế chính trị và kinh tế học vĩ mô
Về đối tượng nghiên cứu, nếu kinh tế chính trị nghiên cứu các quan hệ sản


xuất trong mối quan hệ biện chứng với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
nhằm tỡm ra cỏc quy luật kinh tế chi phối việc sản xuất, phõn phối, trao đổi, tiờu

dựng của cải vật chất trong cỏc hỡnh thỏi kinh tế, thỡ kinh tế học vĩ mô nghiên cứu
toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tế với những “thông số”, những nội dung
mang tính định lượng cao như: tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả và việc
làm, cán cân thành toán và tỷ giá hối đoái…Hay nói một cách khác, kinh tế học vĩ
mô nghiên cứu việc giải quyết ba vấn đề lớn: sản xuất cỏi gỡ, bao nhiờu, sản xuất
như thế nào; sản xuất cho ai trong phạm vi của cả nền kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế vĩ mô
- Phương pháp quan sát: Khác với khoa học tự nhiên, khi nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế, người ta thường phải áp dụng phương pháp quan sát. Sở dĩ
như vậy là do các hiện tượng kinh tế thường hết sức phức tạp, thường xuyên
biến động và chịu nhiều yếu tố tác động.
- Tập hợp, thống kê, phân tích số liệu: Sau khi quan sát và đó cú những số
liệu cụ thể, cần phải phõn tớch với các phương pháp phân tích thích hợp bởi đời
sống kinh tế luôn diễn ra hất sức phức tạp với hàng ngàn, hang ftriệu loại giá cả và
hàng triệu hộ gia đỡnh, với vô vàn các mối quan hệ chằng chịt, đan xen với nhau.
- Phương pháp trừu tượng hóa: Đây là phương pháp giúp bóc tách các
nhân tố không định nghiên cứu (cố định các nhân tố này) để xem xét các mối
quan hệ kinh tế giữa những biến số cơ bản. Khi sử dụng phương pháp trừu
tượng hóa trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, việc sử dụng phương phỏp thống kờ
cú một ý nghĩa rất quan trọng.
- Xây dựng giả thuyết, đối chiếu kiểm nghiệm thực tế: Đây là phương
pháp nghiên cứu giúp đưa ra những kết luận, đối chiếu với thực tế, phát hiện ra
những điểm bất hợp lý, đề ra các giả thiết mới, rồi lại kiểm nghiệm bằng thực tế
để rút ra những kết luận mới sát thực hơn với đời sống kinh tế.
5. Tổ chức nền kinh tế và chức năng quản lý kinh tế vĩ mụ của nhà nước
5.1. Ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế
Tất cả các nền kinh tế quốc dân đều phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản: Sản


xuất cỏi gỡ, như thế nào và cho ai?

- Cơ sở của vấn đề sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ nào, với số
lượng bao nhiờu chớnh là sự khan hiếm nguồn lực so với nhu cầu của xó hội.
Nhiệm vụ chủ yếu mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần phải giải quyết là, giảm
đến mức tối thiểu sự lóng phớ trong việc sản xuất ra những sản phẩm không cần
thiết và tăng cường đến mức tối đa việc sản xuất ra những sản phẩm cần thiết.
- Việc lựa chọn đúng và giải quyết tốt vấn đề các hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra như thế nào thông thường cũng đồng nghĩa với việc sử dụng số
lượng đầu vào ít nhất để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định.
- Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất cho ai hay sản phẩm quốc dân được
phân chia như thế nào là một vấn đề lớn, mang ý nghĩa to lớn đối với sự phát
triển của cả nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
5.2. Các phương thức giải quyết ba vấn đề của nền kinh tế trong lịch sử
- Nền kinh tế truyền thống: Ba vấn đề trên đuợc quyết định theo tập quán,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Nền kinh tế chỉ huy: Các vấn đề cơ bản được giải quyết theo kế hoạch
tập trung thống nhất của nhà nước.
- Nền kinh tế thị trường: Các vấn đề cơ bản được giải quyết thông qua cơ
chế thị trường, trong đó cá nhân người tiêu dùng và doanh nghiệp tác động lẫn
nhau trên thị trường để xác định giá cả, sản lượng, lợi nhuận, thu nhập…
- Nền kinh tế hỗn hợp: Các vấn đề cơ bản của nền kinh tế được thực hiện
thông qua cả cơ chế thị trường và sự điều tiết vĩ mô của nhà nước.
5.3. Vai trũ của chính phủ trong nền kinh tế
Vai trũ kinh tế của chớnh phủ trong nền kinh tế thường được thể hiện
thông qua ba chức năng chủ yếu.
- Chức năng hiệu quả: Cơ chế thị trường có thể dẫn tới một số thất bại, đổ
vỡ, làm giảm hiệu quả của sản xuất và tiờu dựng. Tỡnh trạng này xuất hiện là do
cú cạnh tranh không hoàn hảo, có nhân tố độc quyền hoặc do những “tác động
bên ngoài”. Để khắc phục tỡnh trạng trờn và hạn chế tác động bên ngoài Chính



phủ có thể và cần ban hành hệ thống luật pháp cần thiết để ngăn chặn, điều tiết
(như đạo luật chống độc quyền, luật về bảo vệ môi trường…)
- Chức năng công bằng: Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa, dịch vụ
được phân phối cho những người có tiền, nhiều tiền nhất, chứ không phải là theo
nhu cầu lớn nhất. Hay nói một cách khác, kinh tế thị trường chỉ đáp ứng nhu cầu
có khả năng thanh toán của người tiêu dùng, chứ không phải đáp ứng nhu cầu
một cách chung chung. Như vậy, ngay cả khi một cơ chế thị trường đang hoạt
động hiệu quả nhất thỡ vẫn cú thể dẫn tới sự bất bỡnh đẳng lớn. Để hạn chế và
khắc phục, Chính phủ cần phải sử dụng các chớnh sỏch, cỏc cụng cụ của mỡnh
như: thuế, chi tiêu chính phủ, chính sách bảo hiểm, hỗ trợ…để điều tiết và bảo
đảm sự công bằng nhất điịnh trong xó hội.
- Chức năng ổn định: Ngoài chức năng hiệu quả và cụng bằng, Chớnh
phủ cũn cú chức năng kinh tế vĩ mụ là duy trỡ sự ổn định kinh tế. Theo đó,
Chính phủ có thể sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để tác động đến sản
lượng, việc làm và lạm phát nhằm giảm bớt những dao động của chu kỳ kinh
doanh, bảo đảm sự ổn định kinh tế - xó hội trong quỏ trỡnh phỏt triển.
II. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ
1. Tổng cầu (Agrigate Demand - AD)
Đặt vấn đề:
- Chúng ta nghiên cứu mặt cầu của nền kinh tế với giả thiết rằng giá cả và
tiền lương đó cho và không thay đổi (giả thiết này sẽ thay đổi khi nghiên cứu
tổng cung - AS).
- Giả thiết thứ hai cần lưu ý khi nghiên cứu tổng cầu là mức tổng cung là
cho trước. Nói cách khác, các hóng sản xuất - kinh doanh có khả năng và sẵn
sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Trong trường hợp đó, tổng cầu sẽ
một mỡnh quyết định mức sản lượng cân bằng.
1.1. Khái niệm tổng cầu Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch
vụ (tổng sản phẩm quốc dân - GNP) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử
dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác đó cho.



- Đường tổng cầu: (Đồ thị 5.1)

P
AD

Q

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu AD
+ Giá cả (thường được phản ánh thông qua chỉ số giá cả hàng tiêu
dùng: CPI và chỉ số giá cả hàng tư liệu sản xuất: PPI).
+ Thu nhập của công chúng và dự đoán của các hóng kinh doanh về
tỡnh hỡnh kinh tế.
+ Các biến chính sách khác như:
* Thuế (T),
* Chi tiêu của Chính phủ (G),
* Chính sách cung ứng tiền tệ hay Khối lượng tiền tệ (MS)
* Lói suất (i)
- Sự chuyển dịch của đường tổng cầu


+ Lượng tổng cầu chuyển động dọc theo đường AD khi mức giá thay đổi.
+ Các yếu tố ngoài giá sẽ làm đường tổng cầu dịch chuyển sang
phải (hoặc sang trái).
1.2. Tổng cầu trong mô hỡnh đơn giản
- Mô hỡnh tổng cầu đơn giản là mô hỡnh về một nền kinh tế chỉ gồm hai
tác nhân chủ yếu: Hộ gia đỡnh và doanh nghiệp. Đó là một nền kinh tế khép kín,
chưa có sự tham gia của Chính phủ.
Theo đó: Tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ
gia đỡnh và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với với mức thu

nhập của họ.
- Tổng cầu trong mô hỡnh đơn giản có công thức:

AD = C + I
Trong đó:
+ AD - Tổng cầu
+ C - Cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của các hộ gia đỡnh
(Tiêu dùng của tư nhân)
+ Cầu về hàng hóa đầu tư của các doanh nghiệp (Đầu tư tư nhân)
- Trong công thức trên, C và I đều là những hàm số. Vỡ vậy, chúng ta xét
các hàm số tiêu dùng và đầu tư.
a) Hàm tiêu dùng
- Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
- Tiêu dùng của dân cư phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Thu nhập tư tiền công và tiền lương.
+ Của cải hay tài sản (bao gồm cả tài sản hiện vật và tài sản tài chính).
+ Những yếu tố xó hội, tâm lý, tập quán sinh hoạt khác.
Trong ba yếu tố trên, thu nhập có vai trũ quan trọng hơn cả.
- Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu
nhập. Trong trường hợp đơn giản nhất, hàm tiêu dùng có dạng:

C = C + MPC.Y


Trong đó:
+ Y - Thu nhập (trong mô hỡnh giản đơn, thu nhập bằng thu nhập
có thể sử dụng YD).
+ C - Tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập (có thể coi là tiêu
dùng tối thiểu).
+ MPC - Hệ số (xu hướng ) tiêu dùng cận biên (0 < MPC < 1).

- Hệ số tiêu dùng cận biên biểu thị mối quan hệ giữa sự gia tăng của tiêu
dùng với sự gia tăng của thu nhập. Hệ số tiêu dùng cận biên nói nên rằng: nếu
thu nhập tăng lên một đơn vị thỡ tiêu dùng có xu hướng tăng lên bao nhiêu.
MPC =

∆C
∆Y

- Phân tích Đồ thị 5.2 (a)
Đồ thị 5.2: Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm
C

45

a)
C

V

C = C + MPC.Y

0
Y

Yv

C

S = C + MPS.Y


b)
0
Yv
C

Y


+ Đường phân giác 450 hội tụ tất cả các điểm tại đó, tiêu dùng bằng thu nhập.
Giao điểm giữa đường tiêu dùng (C = C + MPC.Y) và đường phân giác gọi là
điểm vừa đủ.
Điểm vừa đủ là điểm mà tại đó thu nhập vừa đủ để chi tiêu. Phía dưới
điểm vừa đủ, tiêu dùng cao hơn thu nhập. Phía trên điểm đó, tiêu dùng ít hơn thu
nhập. Số thu nhập dôi ra đó được để dành, hoặc tiết kiệm.
- Với cách hiểu tiết kiệm (S) là phần cũn lại sau khi tiêu dùng, chúng ta có:

S=Y-C
Thay C = C + MPC.Y vào đẳng thức trên, ta có:

S = Y - ( C + MPC. Y)

suy ra:

S = -C + (1 - MPC).Y

Hay S = -C + MPS.Y
Trong đó:
+ MPS - Hệ số (xu hướng) tiết kiệm cận biên (0 < MPS < 1).
- Hệ số tiết kiệm cận biên biểu thị dự kiến của các gia đỡnh tăng tiết kiệm
khi thu nhập tăng lên. MPS cho biết, nếu thu nhập tăng lên một đơn vị thỡ các

gia đỡnh dự kiến tăng lên bao nhiêu tiết kiệm của mỡnh. Cần đặc biệt lưu ý
rằng: Thu nhập chỉ có thể đem tiêu dùng hay tiết kiệm (tiêu dùng tăng thỡ sẽ
giảm hoặc không tiết kiệm và ngược lại) nên: MPC + MPS = 1.
- Phân tích Đồ thị 5.2 (b):
+ Tại điểm vừa đủ, tiết kiệm bằng không (0). Dưới điểm đó, tiết
kiệm âm (-). Nói cách khác: người tiêu dùng phải vay nợ. Nếu trên điểm vừa đủ,
tiết kiệm tăng cùng với mỗi mức thu nhập tăng lên.
b) Hàm đầu tư
- Đầu tư (I) là bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu. Đầu tư có


hai vai trũ quan trọng trong kinh tế vi mô:
+ Ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập về mặt ngắn hạn.
+ Có tác dụng mở rộng năng lực sản xuất. Vỡ vậy, về dài hạn, đầu
tư làm tăng sản lượng tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Cầu về đầu tư phụ thuộc vào:
+ Mức cầu về sản lượng trong tương lai: nếu mức cầu về sản phẩm
càng lớn, thi dự kiến đầu tư của doanh nghiệp càng cao.
+ Chính sách thuế của chính phủ.
+ Lói suất ngân hàng.
+ Môi trường và chu kỳ kinh doanh.
+ Dự đoán của các doanh nghiệp về tỡnh trạng của nền kinh tế
trong tương lai.
- Với giả định rằng đầu tư là một lượng không đổi, không phụ thuộc vào
sản lượng và thu nhập hiện tại, hàm đầu tư sẽ có dạng:
I=I
Trong đó: + I - Đầu tư
+ I - Đầu tư mặc định
Ta đó biết: AD = C + I nên AD = C + MPC. Y + I
Hay: AD = (C + I) + MPC. Y

Xác định sản lượng cân bằng:
Vấn đề đặt ra là: với tổng cầu (AD) đó được xác định như trên, nền kinh
tế sẽ cân bằng tại điểm nào và xác định sản lượng cân bằng như thế nào?
Cần nhắc lại giả định đó đề cập: các doanh nghiệp có thể và sẵn sàng đáp
ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Vỡ vậy, sản lượng cân bằng sẽ chỉ cũn phụ
thuộc vào tổng cầu. Nói một cách khác: Muốn cho sản lượng hàng hóa và dịch
vụ cân bằng, thỡ sản lượng sản xuất ra trong nền kinh tế (Y) phải bằng tổng cầu
(AD). Ta có:

Y = AD = Y0
Trong đó: + Y - Sản lượng của nền kinh tế


+ AD - Tổng cầu
+ Y0 - Sản lượng cân bằng
Suy ra: Y0 = (C + I) + MPC. Y0
Do vậy: Y0 =

1
(C + I)
1 − MPC

** Đây chính là biểu thức xác định sản lượng cân bằng trong mô hỡnh đơn
giản (không có sự tham gia của chính phủ).
Phương pháp xác định sản lượng cân bằng được minh họa thông qua
phân tích Đồ thị 5.3: (đồ thị này cũn được gọi là Đồ thị chi tiêu)
Đồ thị 5.3: Tổng cầu và sản lượng cân bằng

Chi tiêu (C)


45
AD = C + I

120

E

80

C = C + MPC.Y

C+I
C
40

80 Y0 = 100

Y


+ Để vẽ hàm tổng cầu (AD = C + I), trước hết ta vẽ hàm tiêu dùng C.
+ Tịnh tiến đường thẳng này về phía trên, dọc theo trục tung một
đoạn đúng bằng I.
+ Đường thẳng thu được chính là đường biểu thị tổng cầu AD.
Đường AD cắt đường 450 tại điểm E.
+ Do điểm E nằm trên đường phân giác 450, nên tại E giá trị thu nhập
trên trục hoành bằng giá trị chi tiêu trên trục tung. Với đường tổng cầu AD này, điểm
E là điểm duy nhất mà tại đó: thu nhập và chi tiêu dự kiến bằng nhau. Trạng thái cân
bằng sẽ đạt được tại điểm E, với sản lượng cân bằng là Y0 (Y0 = 100).
+ Bất kỳ mức sản lượng nào khác 100 cũng không bằng tổng cầu:

Tất cả mức sản lượng dưới 100, đều nhỏ hơn mức chi tiêu dự kiến tương ứng
(và ngược lại). Chỉ tại điểm sản lượng bằng 100, tổng chi tiêu dự kiến mới bằng
sản lượng sản xuất ra trong nền kinh tế.
c) Số nhân chi tiêu
- Ta đó biết:

Nếu thay

m=

Y0 =

1
(C + I)
1 − MPC

1
1
hay m =
1 − MPC
MPS

Ta sẽ có: Y0 = m. (C + I)
- Trong biểu thức trên, m gọi là số nhân chi tiêu.
Số nhân chi tiêu cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay đổi
một đơn vị trong mức chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập.
Từ đó ta thấy:
+ Nếu C hoặc I, hoặc cả hai tăng lên một đơn vị, thỡ sản lượng cân
bằng Y0 sẽ tăng lên m đơn vị.
+ Vỡ MPC là một số nhỏ hơn 1, lớn hơn 0 (0 < MPC < 1), nên m

luôn luôn lớn hơn 1. Độ lớn của m phụ thuộc vào MPC và MPS. Kết quả là,


những thay đổi nhỏ trong tiêu dùng và đầu tư sẽ được số nhân chi tiêu (m)
khuyếch đại lên nhiều lần.
+ Chính nhờ tác dụng khuyếch đại này, số nhân chi tiêu có một ý
nghĩa quan trọng trong kinh tế học.
1.3. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng, có sự tham gia của Chính phủ
Đặt vấn đề:
+ Khi tham gia vào nền kinh tế, Chính phủ cũng mua sắm một sô
lượng lớn hàng hóa và dịch vụ.
+ Chính phủ phải thu thuế (trực thu và gián thu) để trang trải các
khoản chi của mỡnh.
+ Vỡ chi tiêu của Chính phủ chiềm một tỷ lệ lớn trong tổng cầu về
hàng hóa, dịch vụ, và vỡ thuế khóa ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của
hộ gia đỡnh và doanh nghiệp, nên Chính phủ có tác động rất lớn đến tổng cầu và
sản lượng của nền kinh tế.
a) Chi tiêu của Chính phủ và tổng cầu
- Khi có sự tham gia của Chính phủ, hàm tổng cầu sẽ có dạng:
AD = C + I + G
Trong đó: G - Chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ
- Với giả định rằng dự kiến mức chi tiêu của Chính phủ là một số được ấn định
trước (G mặc định). Lúc đó:
G=G
- Khi chưa tính đến thuế, tổng cầu trong trường hợp này sẽ bằng:
AD = C + I + G
Hay: AD = C + I + G + MPC. Y
(Vỡ ta đó biết: I = I; C = C + MPC .Y và G = G)
Vấn đề bây giờ đặt ra là: Với tổng cầu như trên, sản lượng cân bằng sẽ
bằng bao nhiêu?

+ Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường như đó xem xét ở trên ta
xác định được:


AD = Y = Y0
Hay: (C + I + G) + MPC. Y0 = Y0
Do đó: Y0 =

1
(C + I + G)
1 − MPC

Đẳng thức trên cho ta thấy: chi tiêu của Chính phủ cũng có số nhân bằng
số nhân của tiêu dùng và đầu tư (Khi chưa tính đến thuế và thuế suất).
b) Thuế và tổng cầu
- Khi Chính phủ thu thuế, thu nhập có thể sử dụng của dân cư giảm đi, do
vậy họ sẽ quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên, chính phủ cũn tiến hành các
hỡnh thức trợ cấp xó hội như: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí…và do đó bổ
sung vào quỹ tiêu dùng có thể sử dụng của dân cư.
- Trong mô hỡnh này, ta coi thuế là một đại lượng rũng. Có nghĩa là:
T = TA - TR
Trong đó: T - Thuế rũng
TA - Thuế
TR - Các khoản trợ cấp từ Chính phủ cho công chúng
Chú ý: Thuế rũng là một hàm của thu nhập. Khi thu nhập tăng, thuế rũng
tự động tăng lên vỡ số thu về thuế tăng lên, mặc dù thuế suất không đổi. Để tiện
nghiên cứu, ta gọi tắt thuế rũng là thuế (T).
- Giả định: Thuế là một đại lượng cho trước. Nói cách khác, Chính phủ đó
ấn định ngay từ đầu năm tài khóa một số thu từ thuế (thuế mặc định). Từ đó ta có:
T=T

- Lúc này, tiêu dùng của dân cư sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử
dụng (YD) chứ không phải vào thu nhập (Y).
+ Hàm tiêu dùng giờ đây có dạng: C = C + MPC (Y - T)
Đó biết: AD = C + I + G
Lúc này tổng cầu sẽ có dạng: AD = (C + G + I) + MPC. (Y - T)
- Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa, dịch vụ ở các


phần trên, ta xác định được sản lượng cân bằng theo công thức:
Y0 = -

MPC
1
.T+
1 − MPC
1 − MPC

(C + I + G)

* Nếu thay:
mt=Ta có:

Y0

Trong đó:

MPC
1 − MPC

và m =


1
1 − MPC

= mt . T + m (C + I + G)
mt - Số nhân về thuế
m - Số nhân chi tiêu

- Số nhân về thuế, số nhân chi tiêu và số nhân ngân sách cân bằng:
Phần này chúng ta nghiên cứu sâu hơn về các số nhân và mối quan hệ giữa chúng.
+ Số nhân về thuế và số nhân chi tiêu có dấu ngược nhau. Số nhân
về thuế mang dấu âm (-) nói lên rằng thuế có tác dụng ngược chiều với thu nhập
và sản lượng. Khi thuế tăng lên, thu nhập và sản lượng giảm đi, và ngược lại.
+ Số nhân về thuế bao giờ cũng nhỏ hơn số nhân chi tiêu về giá trị
tuyệt đối và nhỏ hơn MPC lần.
+ Những đặc điểm trên đây về số nhân về thuế và số nhân chi tiêu
đó dẫn đến khai niệm số nhân ngân sách cân bằng:
mt + m = 1
+ Số nhân ngân sách cân bằng nói lên rằng: khi Chính phủ thu thêm
một lượng thuế ( ∆ T) để chi tiêu thêm ( ∆ G) - Tức là ∆. T = ∆ G , thỡ sản lượng cân
bằng sẽ tăng thêm một lượng đúng bằng lượng tăng thêm về thuế hoặc chi tiêu đó
c) Thuế suất
- Ta đó biết: Thuế phụ thuộc vào thu nhập. Nói cách khác, thu nhập về
thuế là một hàm của thu nhập:
T = t.Y
Trong đó:

t - Thuế suất

- Lúc này, thu nhập có thể sử dụng (YD) sẽ bằng:

YD = Y - t.Y = (1 - t).Y


- Và do vậy, hàm tiêu dùng sẽ có dạng:

C = C + MPC.YD = C + MPC.(1 - t).Y
- Sử dụng điều kiện cân bằng thị trường hàng hóa, dịch vụ như các phần trên, ta xác
định được sản lượng cân bằng: (Biết: AD = C + I + G, I = I; G = G và C như biểu
thức trên; ở trạng thái cân bằng thỡ sản lượng của nền kinh tế (Y) bằng với tổng
cầu (AD) và chính bằng sản lượng cân bằng (Y0) - tức là: Y = AD = Y0):

Y0 =
+ Đặt m’ =

1
.
1 − MPC.(1 − t )

1
1 − MPC.(1 − t )

(C + I + G)

ta có:

Y0 = m, . (C + I + G)
+ Trong đó: m’ - là số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng, có tính
tới yếu tố Chính phủ.
- Đẳng thức trên cho ta thấy: Tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của Chính phủ có
cùng một số nhân. Nói cách khác, trong nền kinh tế đóng, tác dụng của việc tăng

chi tiêu của Chính phủ đến sản lượng cân bằng cũng giống như tác dụng của
việc hộ gia đỡnh tăng thêm tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng thêm đầu tư.
- Phân tích Đồ thị 5.4:
Tổng cầu và sản lượng cân bằng của
nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính
phủ

AD = C + I

Chi tiêu
E2

45

AD = C + I + G
E1

Y1 Y2

Đồ thị 5.4
Y


Y1 AD
Y2 = C + I + G phụ thuộc hệ số góc,Yhệ số góc
Chú ý: Độ dốc của đường
này khác hệ số góc của đường AD = C + I một lượng = (1 - t).
1.4. Mô hỡnh tổng cầu trong nền kinh tế mở
- Đặt vấn đề:
+ Trong mô hỡnh này, chúng ta sẽ mở rộng xem xét đến khu vực ngoại

thương, tức là khu vực xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
+ Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nước để
bán ra nước ngoài. Nhập khẩu là những hàng hóa, dịch vụ sản xuất ở nước
ngoài, được nhân dân trong nước mua vào.
+ Nếu đem giá trị hàng hóa xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hóa nhập khẩu, ta
có khái niệm xuất khẩu rũng hay cán cân thương mại. Cán cân thương mại là
giá trị xuất khẩu rũng (NX):
* Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, nền kinh tế có thăng dư cán
cân thương mại.
* Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt cán cân
thương mại.
- Khi có sự tham gia của xuất - nhập khẩu, tổng cầu (AD) của nền kinh tế
lúc này bằng:

AD = C + I + G + X - IM
Trong đó:
X - Cầu về hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu.
IM - Cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
- Vậy yếu tố nào quyết định nhu cầu xuất, nhập khẩu?
+ Với một nền kinh tế như Việt Nam chẳng hạn, nhu cầu xuất khẩu phụ
thuộc chủ yếu vào nước ngoài. Nhu cầu này chủ yếu không liên quan đến thu
nhập và sản lượng trong nền kinh tế trong nước. Do vậy, chúng ta coi cầu về


hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu là độc lập và không đổi so với sản lượng. Ta có:

X=X
+ Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài có thể là nhu cầu về nguyên
liệu cho sản xuất nội địa hay hàng hóa tiêu dùng của các hộ gia đỡnh. Trong cả
hai trường hợp, nhập khẩu có thể tăng khi thu nhập và sản lượng trong nước

tăng lên. Ta có:

IM = MPM. Y
Trong đó: MPM - Hệ số (xu hướng) nhập khẩu cận biên.
- Hệ số nhập khẩu cận biên cho biết: Khi thu nhập (thu nhập quốc dân GNP) tăng lên một đơn vị, công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập
khẩu là bao nhiêu.
- Thay các giá trị của C, I, G, X, IM vào biểu thức AD = C + I + G + M IM, ta thu được đẳng thức tổng cầu của nền kinh tế mở:

AD = C + I + G + X + [MPC. (1 - t) - MPM]. Y
- Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa và dịch vụ đó nghiên cứu
ở các phần trên, ta xác định được sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở:

Y0 =

1
1 − MPC.(1 − t ) + MPM

. (C + I + G + X)

Hay: Y0 = m”.(C + I + G + X)
+ Trong đó:

M” =

1
là Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở
1 − MPC.(1 − t ) + MPM

Nhận xét: So sánh số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng, có sự tham gia
của Chính phủ (có tính đến thuế và thuế suất) – m’, với số nhân chi tiêu trong

nền kinh tế mở - m” ta nhận thấy:
+ Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở cũn phụ thuộc vào MPM.
+ Khi hệ số nhập khẩu cận biên (MPM) càng lớn, thỡ số nhân càng


nhỏ. Điều này cho thấy: hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng
trong nước và do đó ảnh hưởng đến mức việc làm và thất nghiệp trong nước.
Phân tích Đồ thị 5.5:
Tổng cầu và sản lượng cân bằng
trong nền kinh tế mở
Chi tiêu

45

AD = C + I + G + X - IM

E2

E1

AD = C + I + G

X

Y
0

Y1

Y2


Đồ thị mô tả tổng cầu trong nền kinh tế mở có độ dốc nhỏ hơn đồ thị của
nền kinh tế đóng vỡ hệ số góc của nó lớn hơn hệ số góc của đường kia một đại
lượng là MPM.
2. Tổng cung (Agrigate Supply- AS)
2.1. Khái niệm tổng cung và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung
a) Khái niệm tổng cung (AS): Tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa và
dịch vụ mà các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trên thị trường trong một thời
kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đó cho.
- Tổng cung có liên quan chặt chẽ đến sản lượng tiềm năng:


+ Sản lượng tiềm năng là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản
xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công, mà không gây nên lạm phát.
+ Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố của
sản xuất, đặc biệt là lao động.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung:
- Giá cả
- Chi phí sản xuất
- Nguồn lực của nền kinh tế; lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và
công nghệ.
2.2. Tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn: (Phân tích Đồ thị 5.6)
Đường tổng cung dài hạn và đường tổng cung ngắn hạn

P

ASLR

ASSR


ASLR

P

ASsR

Q
a) Dài hạn

b) Ngắn hạn

Q

a) Tổng cung ngắn hạn (ASSR): Về mặt ngắn hạn, đường tổng cung ban
đầu tương đối nằm ngang, khi vượt qua điểm sản lượng tiềm năng, đường tổng
cung sẽ dốc ngược lên;

Q


Điều này nói lên rằng: ở dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi
nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng để
đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Sở dĩ các DN hành động như vậy vỡ trong
khoảng thời gian ngắn, đứng trước giá đầu vào cố định, họ có thể đồng thời tăng
sản lượng và tăng giá chút ít để thu lợi nhuận.
b) Tổng cung dài hạn (ASLR): Là đường song song với trục tung và cắt
trục hoành ở mức sản lượng tiềm năng.
Giải thích: Về mặt dài hạn, chi phí đầu vào đó điều chỉnh thỡ các DN không
cũn động lực để tăng sản lượng. Giá cả sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng với sự
thay đổi của mức tổng cầu, Đường tổng cung dài hạn do đó là đường thẳng đứng.

3. Sự dịch chuyển đường tổng cung
Đồ thị 5.7: Đường tổng cung

PL

AS

Q

Q

Q



×