Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

LÍ LUẬN GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG VÀ sự vận DỤNG VÀO xây DỰNG THỂ CHẾ KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.1 KB, 24 trang )

Chuyên đề
LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG VÀ SỰ VẬN DỤNG
VÀO XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
* * *
I. VỊ TRÍ CỦA LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG
1.1. Lý luận giá trị - lao động của C.Mác là sự kế thừa có phê phán lý
luận giá trị của các bậc tiền bối .
Học thuyết kinh tế C.Mác nói chung, lý luận giá trị - lao động của C.Mác
nói riêng thực sự là một công trình khoa học được xây dựng trên cơ sở kế
thừa có phê phán lý luận giá trị của các bậc tiền bối.
Như đã biết, ngay từ thời cổ đại, khi mà sản xuất hàng hoá mới còn là
hình thức sơ khai cũng đã có những tư tưởng khái quát và phản ánh về nó.
Khi ấy, Platon đã biết được rằng, sự phát sinh của tiền tệ và thương nghiệp là
kết quả tất yếu bắt nguồn từ phân công lao động xã hội và để phục vụ phân
công lao động xã hội. Aristoteles cũng đã có những tư tưởng hết sức thiên tài
xung quanh lý luận giá trị. Chính ông là người đầu tiên phân biệt giá trị sử
dụng và giá trị trao đổi của hàng hóa. Ông cũng là người đầu tiên nêu tư tưởng nguyên tắc ngang giá trong trao đổi hàng hoá.
Bước sang thời kỳ trung cổ, cũng giống như các lĩnh vực tư tưởng khác,
do sự bao trùm của bóng đen tôn giáo, tư tưởng kinh tế của nhân loại trong đó
có những tư tưởng về giá trị không những không đạt được bước tiến nào mà
còn bị thụt lùi. Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ trung cổ, tức là vào thời kỳ phương thức sản xuất phong kiến suy tàn và phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa hình thành lại đánh dấu những bước phát triển mới nhảy vọt trong lý
luận giá trị. Những người có công lao hết sức to lớn và tiêu biểu cho thời này
là W.Petty đại biểu của trờng phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh và
F.Quesnay, đại biểu của trường phái trọng nông Pháp.
Có thể nói, W.Petty là người đầu tiên nêu ra và cũng là người đặt nền
móng cho lý luận giá trị lao động bằng việc đưa ra và giải thích ba phạm trù về


giá cả hàng hoá là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị. Ông cũng


là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ mà nội dung của nó là: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hoá
và tốc độ chu chuyển của tiền tệ. Tuy nhiên, lý luận giá trị lao động của W.Petty
vẫn còn nhiều hạn chế và chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng trong thương. Ông
mới chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của
các hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc.
So với W.Petty và F. Quesnay, lý thuyết giá trị của A.Smith, một trong
những đại biểu tiêu biểu của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh có
bước tiến đáng kể. Ông không những đã chỉ ra rằng mọi lao động đều tạo ra giá
trị, lao động là thước đo cuối cùng của giá trị mà còn phân biệt một cách rõ ràng
hơn hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị và giá trị sử dụng. Ông còn tiến xa hơn
khi cho rằng trong nền sản xuất hàng hoá phát triển giá trị trao đổi của hàng hoá
được biểu hiện ở tiền và lượng giá trị hàng hoá là do hao phí lao động trung bình
cần thiết quyết định. Cố nhiên, lý luận giá trị của ông cũng còn không ít khiếm
khuyết. Hạn chế lớn nhất và cũng là điểm yếu chí tử trong lý luận giá trị của ông
là khi ông đưa ra định nghĩa thứ hai hoàn toàn xa rời nguyên lý giá trị lao động
về giá trị của hàng hoá. Chính từ sai lầm này đã làm cho ông bế tắc trong việc
luận giải nhiều vấn đề quan trọng khác của kinh tế chính trị.
Kế thừa và phát triển lý luận giá trị lao động của A.smith, Đ.ricarđo đã
có những phát triển mới. Trước hết, ông đã gạt bỏ những chỗ thừa, mâu thuẫn
trong lý luận giá trị của A.smith; đồng thời, Ông đã có những hiểu biết mang
tính phân biệt rõ hơn về hai thuộc tính của hàng hóa. Ông khẳng định, giá trị
là do lao động quyết định kể cả trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn giá
trị sử dụng chỉ là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, nhưng không phải là
thước đo của nó. Theo đó, Đ.Ricardo đã có sự phân tích gần đúng về cấu tạo
giá trị của hàng hoá. Ông đã biết được giá trị hàng hoá gồm c1 + v + m. Tuy
vậy, lý luận giá trị lao động của Đ.ricardo cũng còn không ít hạn chế mà ông
không thể khắc phục do những giới hạn khách quan về điều kiện lịch sử, địa
vị giai cấp và khả năng thực tế của ông.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa có phê phán các nhân tố khoa



học trong lý luận giá trị của các trường phái trước đó mà trực tiếp là trường
phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. C.Mác, Ph.Ăng ghen đã thực hiện
một cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị nói chung, lý luận giá trị nói riêng,
và đưa nó lên tới đỉnh cao khoa học. Lần đầu tiên lý luận giá trị được xây
dựng và kết cấu chặt chẽ thành một hệ thống hoàn chỉnh.
1.2. Lý luận giá trị - lao động là cơ sở nền tảng của toàn bộ học thuyết
kinh tế Mác
Học thuyết kinh tế Mác là một công trình khoa học đồ sộ, được kết cấu
rất chặt chẽ, hệ thống và lôgíc từ đầu đến cuối mà lý luận giá trị - lao động là
cơ sở, nền tảng. Chính dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học của lý
luận giá trị - lao động đã giúp C.Mác tìm ra chìa khóa để giải quyết mâu
thuẫn của công thức chung của tư bản, phân tich rõ cơ sở ra đời và thực chất
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Cả về mặt lôgíc và lịch sử, muốn phân tích bản chất của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, trước hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu lý luận giá trị
- lao động, tức hàng hóa và tiền tệ. C.Mác viết: “Trong những xã hội do
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải hiện ra là một
đống hàng hóa khổng lồ, còn từng hàng hóa một thì biểu hiện ra là hình thái
nguyên tố của của cải ấy. Vì vậy, công cuộc nghiên cứu của chúng ta bắt đầu
bằng việc phân tích hàng hóa”1.
Chính dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học của lý luận giá trị lao động như: tìm ra thực thể của giá trị; nguồn gốc, bản chất và chức năng
của tiền tệ; mà đặc biệt với việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động
sản xuất hàng hoá đã giúp C.Mác không chỉ tìm ra chìa khoá để giải quyết
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, phân tích rõ thực chất sản xuất tư
bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư, mà còn chỉ rõ trong phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ có lao động làm thuê của người công nhân mới
là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Đồng thời, từ
những nguyên lý đã rút ra ở lý luận giá trị đã giúp C.Mác có cơ sở khoa học
để phân tích làm rõ nguồn gốc, bản chất của các phạm trù: Lợi nhuận, lợi

1

C.Mác & Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Tr. 61.


nhuận bình quân; lợi nhuận thương nghiệp; lợi tức cho vay và địa tô tư bản
chủ nghĩa.
Thực tế cũng đã chứng minh rằng, nếu không nghiên cứu lý luận giá trị
lao động thì không thể hiểu được lý luận giá trị thặng dư nói riêng và học
thuyết kinh tế C.Mác nói chung. Chẳng hạn, nếu chúng ta không nắm được
nguyên lý lao động là nguồn gốc duy nhất của giá trị thì chắc chắn chúng ta sẽ
không thể lý giải được vì sao thông qua lưu thông tư bản chủ nghĩa giá trị lại
tăng lên và cũng không thể phân tích được nguồn gốc của giá trị thặng dư, lợi
nhuận, lợi tức và địa tô tư bản chủ nghĩa, cũng như nguồn gốc sự giàu có của
giai cấp tư sản; đồng thời cũng sẽ không thể lý giải được căn nguyên kinh tế
của những mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
Lý luận giá trị - lao động được trình bày trong phần I, quyển I, Bộ Tư
bản, tức là tập 23, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, từ trang 61 đến 229; gồm 3
chương: Chương I - Hàng hóa; Chương II - Quá trình trao đổi; Chương III Tiền hay lưu thông hàng hóa.
II. TÓM LƯỢC LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC
2.1. Hàng hóa, hai nhân tố (hay hai thuộc tính) của hàng hóa: Giá trị
sử dụng và giá trị.
2.1.1. Hàng hóa
Người nào sản xuất ra một vật phẩm cho nhu cầu trực tiếp của mình để
chính mình tiêu dùng vật phẩm ấy thì người đó làm ra sản phẩm chứ không
phải một hàng hóa.
Hàng hóa trước hết phải là một vật có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của con người, nhưng là nhu cầu của người khác (hay nhu cầu xã hội) chứ
không phải nhu cầu của bản thân người sản xuất ra nó, do đó hàng hóa phải là
một vật mà người ta đem trao đổi lấy một vật khác.

Chính tính chất có ích hay công dụng của vật đó khiến cho nó có thể đáp
ứng được một nhu cầu nhất định và làm cho nó trở thành một giá trị sử dụng.
Còn tỷ lệ trao đổi một giá trị sử dụng nhất định này lấy một giá trị sử dụng
khác được gọi là giá trị trao đổi.
Những giá trị sử dụng khác nhau ấy được đem so sánh và trao đổi với


nhau trong một hệ thống quan hệ xã hội nhất định là vì chúng có một điểm
chung, giống nhau ở chỗ, chúng đều là sản phẩm của lao động.
Nhưng cái giống nhau ấy không phải là lao động cụ thể của một ngành
sản xuất riêng biệt mà là lao động của con người nói chung hay là lao động
trừu tượng của con người. Điều đó có nghĩa là, để sản xuất hàng hóa, người
sản xuất không phải tạo ra một vật phẩm thảo mãn một nhu cầu nào đó của xã
hội, mà bản thân lao động của người ấy còn phải hợp thành một bộ phận
không thể tách rời hay một phần của tổng số lao động mà xã hội đã chi phí.
Lao động của người đó phải phục tùng sự phân công trong xã hội. Chính
lượng lao động xã hội đã được vật hóa, được cố định hay kết tinh lại làm cho
hàng hóa có giá trị. Khi xác định những sản phẩm khác nhau của họ là ngang
nhau trong trao đổi thì qua đó những người sản xuất đã xác định rằng những
lao động khác nhau của họ là ngang nhau.
2.1.2. Giá trị sử dụng:
Tính chất có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử
dụng. Mỗi vật là một tổng thể của nhiều thuộc tính mà vì vậy mà có thể có ích
về nhiều mặt khác nhau. Tìm ra các mặt khác nhau, do đó tìm ra các công
dụng nhiều mặt của các vật, và các thước đo xã hội để đo lường lượng của các
vật có ích, là công việc của lịch sử, tùy thuộc trình độ phát triển của khoa học
kỹ thuật. Tính chất có ích không phụ thuộc vào việc người ta phải mật nhiều
hay ít lao động để chiếm lấy những thuộc tính có ích ấy. Thí dụ: Bánh mỳ là
một thức ăn, nếu nhờ một phát minh nào đó mà lao động hao phí để sản xuất
bánh mì giảm đi 19/20, thì bánh mì vẫn cũng chỉ có tác dụng như trước. Bởi

vậy, giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, không kể hình
thái xã hội của của cải đó là như thế nào.
Giá trị sử dụng với tư cách là giá trị sử dụng là đối tượng nghiên cứu của
môn thương phẩm học. Trong lĩnh vực của khoa kinh tế chính trị thì giá trị sử
dụng là cái cơ sở vật chất trong đó biểu hiện một quan hệ kinh tế nhất định, là
giá trị trao đổi, nói cách khác giá trị sử dụng đồng thời là vật mang giá trị trao
đổi. Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho người khác, nên hàng
hóa phải đối diện với một nhu cầu nhất định mà nó là đối tượng thoả mãn.


Muốn moi được tiền trong túi người chủ tiền thì giá trị sử dụng của hàng hóa
phải thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của người chủ tiền đó, vì vậy phải biết rõ
sản xuất hàng hóa cho ai?
Lao động tạo ra giá trị sử dụng là lao động cụ thể và đặc thù, lao động
này tùy theo hình thái và vật liệu, được chia thành những loại lao động muôn
màu muôn vẻ khác nhau. Trong một xã hội của những người sản xuất hàng
hóa thì sự khác nhau về chất đó giữa các loại lao động có ích phản ánh mặt
khác biệt và tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa. Những loại lao
động này được tiến hành một cách độc lập đói với nhau với tư cách là công
việc riêng của những người sản xuất độc lập, sẽ phát triển thành mộ hệ thống
rất nhiều ngành, thành sự phân công xã hội. Sự phân công xã hội càng sâu, rộng
thì các giá trị sử dụng của hàng hóa càng phong phú, càng đa dạng và lĩnh vực
trao đổi, mua bán (thương nghiệp) càng phát triển, thị trường càng mở rộng. Như
vậy, sự phân công xã hội là điều kiện tồn tại của sản xuất hàng hóa.
Một vật có thể có giá trị sử dụng mà không có giá trị nếu không phải là
sản phẩm của lao động, như không khí, đất hoang chưa khai phá, đồng cỏ tự
nhiên, khí quyển… Một vật là sản phẩm của lao động nhưng không có giá trị
sử dụng thì lao động trong đó cũng vô dụng, vì vậy không tạo ra giá trị nào
cả. Một vật là sản phẩm của lao động và có giá trị sử dụng cho người khác,
nhưng phải đến tay người khác ấy bằng con đường trao đổi hay mua bán thì

mới là hàng hóa; nếu đến tay người khác bằng cách cống nộp như thóc tô mà
người nông dân nộp cho lãnh chúa phong kiến thời trung cổ hay thóc thuế
thập phân cho các cha cố... thì không phải là hàng hóa.
Tóm lại, nói theo cách nói thông thường, thì hàng hóa có hai thuộc tính
là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, nhưng nói chính xác thì hàng hóa có hai
thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị hay hàng hóa là sự thống nhất của hai
mặt đối lập là giá trị sử dụng và giá trị.
2.1.3. Giá trị
Với tư cách là những giá trị thì tất cả mọi hàng hóa đều chỉ là những lao
động nhất định đã kết đọng lại, lượng lao động này bao gồm cả lao động quá
khứ (từ giá trị nguyên liệu và công cụ chuyển sang) và lao động sống (giá trị mới


thêm vào). Vậy làm thế nào đo được đại lượng giá trị của hàng hóa? Đo bằng cái
thực thể tạo ra giá trị, tức là bằng lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa. Bản
thân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động, còn thời gian lao động lại
đo bằng những phần nhất định của thời gian như ngày, giờ, phút, giây...
Song điều đó không có nghĩa là người sản xuất hàng hóa càng lười hay
càng vụng về bao nhiêu thì giá trị hàng hóa của họ càng lớn bấy nhiêu. Để sản
xuất ra một hàng hóa nhất định chỉ được dùng thời gian lao động trung bình
cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT).
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản
xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong điều kiện sản xuất bình thường của
xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động
trung bình trong xã hội đó.
Cần phải lưu ý rằng, TGLĐXHCT là một đại lượng biến đổi tùy theo
trình độ phát triển của sản xuất, trong một chế độ xã hội.
Thí dụ: Ở nước Anh, trước kia mọi người đều sử dụng công cụ thủ công
để dệt vải, nhưng sau khi việc dùng máy dệt chạy bằng hơi nước đã trở thành
điều kiện sản xuất bình thường và tính theo trình độ thành thạo trung bình của

công nhân đứng máy dệt với cường độ lao động trung bình thì năng suất lao
động đã tăng gấp đôi, thời gian lao động xã hội cần thiết giảm đi chỉ còn một
nửa so với dệt thủ công.
Đại lượng giá trị của một hàng hóa sẽ không thay đổi nếu như
TGLĐXHCT để sản xuất ra hàng hóa đó không thay đổi. Nhưng thời gian lao
động này lại thay đổi theo mỗi một sự thay đổi trong sức sản xuất của lao
động. Sức sản xuất của lao động được quyết định bởi nhiều tình hình, trong
đó có: Trình độ khéo léo trung bình của người công nhân; mức độ phát triển
của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào qui trình công nghệ; sự kết
hợp xã hội của quá trình sản xuất; qui mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; và
các điều kiện tự nhiên. Điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng đến sức sản xuất của
lao động, chẳng hạn, cùng một lượng lao động như nhau, những năm điều kiện
thời tiết thuận lợi, được mùa thì biểu hiện bằng một lượng ngũ cốc lớn hơn là
những năm thời tiết bất thường như hạn hán, lụt lội, dịch bệnh... Nói chung,


sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra một vật phẩm nhất định càng ít, khối lượng lao động kết tinh trong
vật phẩm đó lại càng nhỏ, giá trị của vật phẩm đó lại càng ít và ngược lại.
Như vậy, đại lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ
thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và theo tỷ lệ nghịch với sức
sản xuất của lao động đó. Bản thân sức sản xuất của con người phải phát triển
đến một mức nào đó mới có thể chi phí được dưới hình thái này hay hình thái
khác.
Trong thực tiễn, trình độ phát triển của sức lao động không đồng đều,
nên lao động trừu tượng cũng bao gồm nhiều trình độ, Mác chia lao động trừu
tượng thành 2 cấp độ: lao động giản đơn và lao động phức tạp. Nhưng giá trị
hàng hóa chỉ được tính theo lao động giản đơn trung bình.
Mặc dù lao động giản đơn trung bình cũng thay đổi tính chất của nó
trong các nước khác nhau và trong những thời kỳ văn minh khác nhau. Nhưng

trong một xã hội nhất định thì nó vẫn là cái đã được xác định. Còn lao động
phức tạp chỉ là lao động giản đơn nhân bội lên, được nâng lên lũy thừa, hay
nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên, thành thử, một lượng
lao động phức tạp luôn lơn hơn một lượng lao động giản đơn. Nếu gọi lao
động giản đơn là (a) thì lao động phức tạp là (an). Việc qui lao động phức tạp
thành lao động giản đơn như vậy diễn ra một cách tự phát thường xuyên sau
lưng những người sản xuất hàng hóa.
Khi nghiên cứu lý luận giá trị của C.Mác cần phải đặc biệt chú ý đến hai
vấn đề:
(1) Định nghĩa đại lượng giá trị của hàng hóa được quyết định bởi khối
lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh hay chứa đựng trong hàng hóa đó chỉ
đúng khi xét riêng quá trình sản xuất trực tiếp. Khi xét quá trình tái sản xuất
xã hội thì Giá trị của mọi hàng hóa và do đó giá trị của những hàng hóa cấu
thành tư bản cũng vậy, không phải là do thời gian lao động xã hội cần thiết
chứa đựng trong hàng hóa đó quyết định, mà là do thời gian lao động xã hội
cần thiết để tái sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Việc tái sản xuất đó có thể
tiến hành trong những điều kiện thuận lợi hơn, hoặc khó khăn hơn, không


giống như những điều kiện sản xuất ban đầu2.
Có thể lấy ví dụ sau đây để minh họa:
Giả dụ cuối năm 2006 sản xuất một máy vi tính tốn 1000 giờ lao động
(kể cả lao động quá khứ và lao động sống) và bán được 1000 $. Đến đầu năm
2007, nhờ tiến bộ khoa học - công nghệ hay cải tiến quản lý nên để sản xuất
một máy vi tình tương tự (thậm chí tốt hơn) chỉ hao phí hết 800 giờ lao động
và bán với giá 800 $, thì chiếc máy vi tính sản xuất cuối năm 2006, dù vẫn
còn nguyên trong hộp, vẫn bị mất giá 200 $ (thậm chí mất giá nhiều hơn), tức
là bị hao mòn tinh thần hay hao mòn vô hình. Tuy lượng lao động kết tinh vẫn
là 1000 giờ, nhưng bây giờ điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, nên thời gian lao
động xã hội cần thiết chỉ là 800 giờ.

Hay giả sử cuối năm 2006 sản xuất 1 tấn than hao phí mất 10 giờ, bán
với giá 10 $, nhưng đầu năm 2007, phái khai thác dưới hầm lò sâu hơn, nên
tốn tới 12 giờ cho một tấn than, và bán với giá 12 $, thì những tấn than được
khai thác cuối năm 2006 còn đang dự trữ trong kho hay trên bãi, cũng sẽ được
bán với giá 12 $. Như vậy, lượng lao động kết tinh trong một tấn than đó chỉ
là 10 giờ, nhưng lại được xã hội thừa nhận là 12 giờ, vì điều kiện tái sản xuất
khó khăn hơn trước, nên TGLĐXHCT để sản xuất 1 tấn than bây giờ là 12
giờ chứ không phải 10 giờ như trước.
(2) TGLĐXHCT tồn tại trong hàng hóa nói trên mới ở dưới dạng tiềm
tàng, tự nó không thể trực tiếp biểu hiện ra, mà chỉ lộ ra trong quá trình trao
đổi hàng hóa. Dưới hình thái thể hiện trực tiếp của nó hàng hóa chỉ là thời
gian lao động cá nhân đã vật hóa, có một nội dung riêng biệt, chứ chưa phải là
thời gian lao động chung, cho nên nó không phải trực tiếp là giá trị trao đổi
mà còn phải trở thành giá trị trao đổi đã. Và nó chỉ thể hiện với tư cách là giá
trị trao đổi khi nào qua sự chuyển nhượng 3. Nói cách khác, chỉ khi hàng hóa
qua chuyển nhượng lao động tư nhân của người sản xuất hàng hóa mới trở
thành lao động xã hội, mới được xã hội thừa nhận.
Như vậy, giá trị trao đổi là một giá trị tương đối và cái hàng hóa đặc thù
biểu hiện hình thái tồn tại thích hợp của giá trị trao đổi của tất cả mọi hàng
2
3

C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 25, phần 1, Nxb CTQG, H.1994, Tr. 213.
C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, Tr42.


hóa, được tách riêng ra, chính là tiền tệ. Khi giá trị hàng hóa được biểu hiện
bằng tiền gọi là giá cả. Trong hiện thực, do cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn
đến hình thành giá trị thị trường và giá cả thị trường.
Giá cả thị trường là tín hiệu của cơ chế thị trường. Xã hội phân bố các

nguồn lực vào sản xuất dựa vào hệ thống giá cả. Dựa vào giá cả thị trường mà
người bán và người mua ra quyết định. Giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: Giá trị thị trường của hàng hóa, giá trị (hay sức mua) của tiền tệ, quan
hệ cung cầu và cạnh tranh.
Giá trị thị trường là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hàng
hóa trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh nội bộ ngành dẫn
tới hình thành một giá trị xã hội trung bình. Tùy thuộc vào sức sản xuất của
mỗi ngành mà giá trị xã hội trung bình (tức là giá trị thị trường) có thể ứng
với một trong ba trường hợp sau đây :
Trường hợp 1: Đây là trường hợp phổ biến nhất. Đại bộ phận hàng hóa của
ngành được sản xuất ra trong điều kiện trung bình, một bộ phận nhỏ được sản
xuất ra trong điều kiện kém hơn và một bộ phận nhỏ khác được sản xuất ra trong
điều kiện tốt hơn, hai điều kiện này bù trừ lẫn nhau, thì giá trị thị trường là do giá
trị của hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình quyết định.
Giả dụ: Trong một ngành sản xuất có 3 xí nghiệp A, B, C (xem bảng 1).
Xí nghiệp A đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới; tăng năng suất lao
động, hạ giá trị cá biệt thấp hơn giá trị thị trường (giá trị xã hội), nhờ đó khi
bán thu được lợi nhuận siêu ngạch (+ 15); Xí nghiệp B có giá trị cá biệt bằng
đúng giá trị thị trường nên chỉ thu được lợi nhuận trung bình do bản thân xí
nghiệp tạo ra, không có lợi nhuận siêu ngạch; Xí nghiệp C, lạc hậu, giá trị cá
biệt cao hơn giá trị thị trường, nên khi bán theo giá cả bằng với giá trị thị
trường sẽ không thu lại được đủ số lượng lao động đã hao phí, thậm chí thua lỗ.
Bảng 1 (Giả định cung bằng cầu)

nghiệp

Sản
lượng

Giá trị

cá biệt

Tổng giá Giá trị thị
Tổng giá
trị cá biệt trường của 1
trị thị
hàng hóa
trường

Lợi nhuận
siêu ngạch


A

15

2

30

3,0

45

+ 15

B

70


3

210

3,0

210

0

C

15

4

60

3,0

45

- 15

100

300

300


Từ bảng 1 cho thấy: Giá trị thị trường là giá trị trung bình của những
hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó; mặt khác, lại
phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất
ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng
lớn trong số những sản phẩm của khu vực này4. Giá trị thị trường là cái trục
mà giả cả thị trường xoay quanh.
Ngoài trường hợp phổ biến nói trên, trong những tình hình rất đặc biệt, giá
trị thị trường có thể bị chi phối bởi những hàng hóa được sản xuất ra hoặc giả
trong những điều kiện bất lợi nhất, hoặc giả trong những điều kiện thuận lợi
nhất.
Trường hợp 2: Giả định toàn bộ khối lượng hàng hóa tung ra thị trường
vẫn như trên, nhưng bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện kém
hơn lại lớn hơn bộ phận hàng hóa bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong
điều kiện trung bình và bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện tốt
hơn, thì giá trị thị trường là do khối lượng hàng hóa được sản xuất ra trong
những điều kiện kém hơn điều tiết.
Bảng 2 (Giả định cung bằng cầu)

4



Sản

Giá trị

Tổng giá

Giá trị thị


nghiệp

lượng

cá biệt

trị cá biệt trường của 1

Tổng giá

Lợi nhuận

trị thị

siêu ngạch

hàng hóa

trường

A

10

2

20

3,6


36

+ 16

B

20

3

60

3,6

36

+ 12

C

70

4

280

3,6

252


- 28

C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 25, phần I, Nxb CTQG, H 1994, Tr 271.


100

360

360

Trong trường hợp 2: Giá trị thị trường cao hơn giá trị cá biệt không chỉ của
những hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện sản xuất thuận lợi mà còn cao
hơn cả giá trị cá biệt của các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện
trung bình, nhưng vẫn thấp hơn giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất
ra trong điều kiện bất lợi nhất. Trong trường hợp này, xí nghiệp A và B đều thu
lợi nhuận siêu ngạch, còn xí nghiệp C không thu lại đủ lượng lao động đã hao
phí. Nếu cầu chỉ hơn cung một ít thôi thì giá trị cá biệt của những hàng hóa được
sản xuất ra trong những điều kiện bất lợi nhất sẽ điều tiết giá cả thị trường.
Trường hợp 3: Bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện
tốt hơn điều kiện trung bình chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với hai bộ phận
kia, thì bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện tốt nhất ấy
điều tiết giá cả thị trường.
Trong trường hợp này giá cả thị trường thấp hơn giá trị của các hàng hóa
được sản xuất ra trong điều kiện trung bình và xấu. Nếu cầu nhỏ hơn cung thì
bộ phận hàng hóa thì bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong những điều
kiện thuận lợi nhất, không kể khối lượng của nó to nhỏ như thế nào, sẽ chiếm
vị trí quyết định bằng cách làm cho giá cả của nó hạ xuống ngang với giá trị
cá biệt của nó. Giá trị thị trường không bao giờ có thể nhất trí với giá trị cá

biệt đó của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện thuận lợi
nhất, trừ khi số cung vượt số cầu rất nhiều.
Bảng 3 (Giả định cung bằng cầu)


Sản

Giá trị

Tổng giá

Giá trị thị

nghiệp

lượng

cá biệt

trị cá biệt trường của 1

Tổng giá

Lợi nhuận

trị thị

siêu ngạch

hàng hóa


trường

A

70

2

140

2,4

168

+ 28

B

20

3

60

2,4

48

- 12


C

10

4

40

2,4

24

- 16


100

240

240

Trong ba trường hợp trên, đều giả định cung bằng cầu và hàng hóa bán
theo giá trị thị trường của nó, dù giá trị đó là do trường hợp nào trong ba
trường hợp ấy điều tiết. Nhưng cung bằng cầu trong điều kiện kinh tế thị
trường là hiện tượng ngẫu nhiên. Khi cung lớn hơn cầu thì bao giờ giá trị của
hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện tốt hơn cung điều tiết thị trường,
còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá trị thị trường lại do giá trị cá biệt của hàng
hóa được sản xuất ra trong điều kiện xấu nhất quyết định.
Từ các bảng minh họa trên đây cũng cho thấy, trong kinh tế thị trường cạnh

tranh diễn ra gay gắt, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua, kẻ chiến thắng
được thưởng và kẻ thất bại bị phạt; và khoản thưởng đúng bằng khoản phạt.
b) Giá trị (hay sức mua của tiền)
Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của hàng hóa và tỷ lệ
nghịch với giá trị (hay sức mua) của tiền. Bởi vậy, ngay cả khi giá trị thị
trường của hàng hóa không đổi thì giá cả hàng hóa vẫn có thể biến đổi do giá
trị (hay sức mua của tiền) tăng lên hoặc giảm xuống. Sự chênh lệch giữa giá
cả thị trường và giá trị thị trường là hiện tượng đương nhiên, là vẻ đẹp của cơ
chế thị trường, còn sự phù hợp giữa chúng chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên.
* Cung và cầu: Cung và cầu gắn với phân công lao động xã hội. Bộ phận
lao động xã hội được phân công vào một ngành nào đó tạo ra cung trong
ngành ấy đồng thời lại tạo ra cầu về những mặt hàng khác, tức là các ngành
làm thị trường cho nhau. Khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết giờ
đây phải được hiểu là thời gian lao động xã hội cần thiết cho toàn bộ khối
lượng hàng hóa của cả một ngành. Nếu phân bố lao động xã hội vượt quá mức
cần thiết của một ngành nào đó, tức là đã lãng phí một lượng thời gian lao
động xã hội vô ích, không được xã hội chấp nhận. Nếu phân bố quá ít lao
động so với mức cần thiết sẽ gây ra khán hiếm cung không đủ cầu.
Cầu có khả năng thanh toàn về tư liệu tiêu dùng gắn với sự tồn tại của các
giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau, họ phân chia nhau thu nhập, tiêu dùng
thu nhập đó và tạo ra cầu. Cung và cầu về tư liệu sản xuất gắn với cơ cấu của


quá trình tái sản xuất xã hội. Bởi vậy, muốn hiểu đúng và điều tiết quan hệ cung
cầu phải phân tích kết cấu giai cấp xã hội và cơ cấu tái sản xuất xã hội.
Cung và cầu có sức co giãn và thường thay đổi liên tục. Cầu vận động
ngược chiều với giá cả thị trường của hnàg hóa và cùng chiều với mức thu
nhập. Cung vận động cùng chiều với giá cả đầu ra nhưng cũng vận động
ngược chiều với giá cả đầu vào. Chẳng hạn, giá cả vải bông tăng kích thích
tăng cung về vải bông, hoặc giá bông giảm cũng có thể dẫn đến tăng cầu về

bông, do đó tăng cung về vải bông nếu việc bán bông vẫn thu được lợi nhuận.
Như vậy, cầu về yếu tố đầu vào quyết định cung đầu ra, hoặc trái lại, cung
đầu ra quyết định cầu yếu tố đầu vào: Sản xuất quyết định thị trường và thị
trường quyết định sản xuất.
Sự biến động của quan hệ cung cầu có thể do sự biến đổi về phía cung
hoặc phía cầu hoặc do cả hai. Sự biến động đó vừa tạo ra sự chênh lệch giữa
cung và cầu, vừa có xu hướng tự phát thủ tiêu sự chênh lệch đó.
Thí dụ: Cầu giảm làm cho giá cả thị trường giảm xuống thì có thể dẫn
đến giảm đầu tư vào ngành này khiến cho cung giảm xuống; hoặc là người ta
sẽ áp dụng những phát minh mới làm giảm thời gian lao động xã hội cần
thiết đến mức ngang giá với giá cả thị trường đã hạ xuống. Hoặc là khi cầu
tăng lên làm cho giá cả thị trường tăng lên cao hơn giá trị thị trường thì sẽ
kích thích tăng đầu tư vào ngành này làm cho sản xuất mở rộng và cung tăng
lên nên giá cả thị trường lại hạ xuống. Trừ trường hợp phải đầu tư vào
những điều kiện sản xuất xấu hơn để đáp ứng cầu tăng lên (chẳng hạn đầu tư
vào ruộng đất xấu để đáp ứng cầu về lương thực) thì giá cả thị trường cao
tồn tại trong một thời gian dài.
* Cạnh tranh: Giả cả thị trường còn chịu tác động của cạnh tranh gắn
với quan hệ cung cầu. Đằng sau mối quan hệ giữa hàng và tiền là quan hệ
giữa những người sản xuất, những người bán (phía cung) với những người
mua, những người tiêu dùng (phía cầu), kể cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng
cá nhân. Hai nhóm này tác động lẫn nhau, cạnh tranh với nhau với tư cách là
một hợp lực. Khi cung lớn hơn cầu, bên mua có thế mạnh, cùng nhau ép giá


xuống, trong khi đó từng người bán cũng phải hạ giá để tranh bán với bạn
hnàg của mình. Khi cung nhỏ hơn cầu thì bên mua ở vào thế yếu, người này
tranh mua với người khác đẩy giá lên, đồng thời bên bán cũng cùng nhau
nâng giá lên càng cao càng tốt.
Ba trường hợp trên cũng biểu hiện tác động của qui luật giá trị:

(1) Do giá cả thị trường phụ thuộc nhiều nhân tố nên giá cả thị trường
phù hợp với giá trị thị trường chỉ là ngẫu nhiên, sự chênh lệch giữa giá cả thị
trường và giá trị thị trường là hiện tượng phổ biến. Khi giá cả thị trường cao
hơn giá trị thị trường chứng tỏ cung nhỏ hơn cầu, khi giá cả thị trường thấp
hơn giá trị thị trường chứng tỏ cung lớn hơn cầu. Đó là tín hiệu giúp người
sản xuất quyết định tăng hay giảm sản xuất hàng nào và bán hay mua vào thời
điểm nào, trên thị trường nào. Nói cách khác, đây là tác động của qui luật giá
trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
(2) Xí nghiệp nào ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới
để nâng cao năng suất lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá
trị thị trường của nó sẽ có ưu thế trong cạnh tranh và thu lợi nhuận siêu ngạch.
Đây là động lực thúc đẩy cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất.
(3) Những xí nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch sẽ giàu lên. Trong
khi đó những xí nghiệp lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá trị cá biệt của
hàng hóa cao hơn giá trị thị trường, sẽ ở thế yếu trong cạnh tranh và bị thua
lỗ, thậm chí bị phá sản. Như vậy, tác động của qui luật giá trị dẫn đến phân
hóa phia cực giàu và nghèo, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên.
Nghiên cứu hai thuộc tính của hàng hóa, C.Mác không những nhấn mạnh
giá trị sử dụng là giá trị sử dụng cho người khác mà còn rút ra nhận xét: “Nếu
như đối với giá trị sử dụng củ hàng hóa lao động chứa đựng trong hàng hóa
đó chr có ý nghĩa về mặt chất, thì đối với đại lượng của giá trị thi lao động đó
chỉ có ý ghĩa về mặt lượng mà thôi; Sau khi nó đã được qui thành lao động
của con người, không có tính chất gì khác hơn nữa cả. Trong trường hợp thứ
nhất, vấn đề là lao động được tiến hành như thế nào và sản xuất ra cáo gì;
Trong trường hợp thứ hai, vấn đề là tiêu phí bao nhiêu lao động và lao động


đó đã tiếp tục trong một thời gian bao lâu”5.
c) Giá trị xã hội giả tạo của nông sản hàng hóa trong điều kiện có độc
quyền sở hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất trong chủ nghĩa tư bản.

Ba trường hợp hình thành giá trị thị trường nói trên là dựa trên cơ sở
cạnh tranh lành mạnh, hoàn hảo không có bất kỳ độc quyền nào. Do đó, dù
giá cả thị trường có thể khác với giá trị cá biệt nhưng tổng giá trị cá biệt và
tổng giá trị thị trường luôn luôn bằng nhau. Nhưng trong nông nghiệp dưới
chủ nghĩa tư bản, giá cả nông sản hàng hóa luôn luôn là giá cả độc quyền. Sự
tồn tại độc quyền tư hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất đã là cái hàng
rào cản trở việc tự do sử dụng tư bản vào ruộng đất. Do đó, giá cả hàng nông
sản bằng hoặc thấp hơn giá trị của chúng những vẫn cao hơn giá cả sản xuất,
bởi vì không bị san bằng theo giá cả sản xuất.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu địa tô chênh lệch C.Mác giả định các sản
phẩm của ruộng đất và hầm mỏ đều được bán theo giá cả sản xuất của chúng.
Khác với trong công nghiệp, trong nông nghiệp giá cả sản xuất chung của
hàng nông sản do giá cả sản xuất của nông sản trên loại đất xấu nhất quyết
định, bởi vì nếu chỉ canh tác trên ruộng đất tốt và trung bình sẽ không đủ
nông phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nên phải canh tác trên cả đất xấu. Mà
muốn các nhà tư bản đầu tư vào đất xấu thì cũng phải bảo đảm cho họ thu
được lợi nhuận bình quân. Vì cạnh tranh bình quân hóa giá cả thị trường nên
sản phẩm của đám đất tốt hơn cũng sẽ bán được như sản phẩm của đám đất xấu
nhất. Do đó, những nhà tư bản đầu tư vào đất tốt thu được địa tô siêu ngạch.
Thí dụ, có 4 thửa ruộng A,B,C,D, A là loại xấu nhất và với 50 chi phí sản
sinh được 1 tạ lúa mì, giá 1 tạ là 60, giả sử cùng với một số chi phí như thế B sản
sinh được 2 tạ, C sản sinh được 3 tạ, D sản sinh được 4 tạ. (xem bảng 4)
Bảng 4
Loại đất
A
5

Tư bản

Sản lượng Giá cả sản Lợi nhuận


Địa tô

ứng trước

(tạ)

xuất (USD)

(USD)

(USD)

50

1

60

10

-

C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, H 1993, Tr 77.


B

50


2

120

70

60

C

50

3

180

130

120

D

50

4

240

190


180

Tổng cộng

-

10

600

-

360

Như vậy, về địa tô chênh lệch nói chung, chúng ta thấy giá trị thị trường
bao giờ cũng cao tổng giá cả sản xuất của tổng sản phẩm. Trong bảng trên,
tổng sản phẩm là 10 tạ bán được với giá là 600, vì giá cả thị trường do giá cả
sản xuất của loại đất xấu nhất (A) quyết định (60/1 tạ) nhưng giá cả sản xuất
thực tế thì như sau:
A. 1 tạ = 60 USD 1tạ = 60 USD
B. 2 tạ

= 60 USD 1tạ = 30 USD

C. 3 tạ

= 60 USD 1tạ = 20 USD

D. 4 tạ


= 60 USD 1tạ = 15 USD

10 tạ = 240 USD

Giá cả trung bình của 1 tạ = 24 USD

Giá cả thực tế của 10 tạ là 240 USD, nhưng chúng lại được bán với giá
600 USD, tức là đắt hơn 2,5 lần. Giá cả thực tế của 1tạ là 24 USD, nhưng giá
cả thị trường là 60 USD, đó là giá cả thị trường thể hiện ra trên cơ sở phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua cạnh tranh. Sự cạnh tranh này đã
sinh ra một thứ giá trị xã hội giả tạo. Nếu phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa bị xóa bỏ và ruộng đất thuộc về xã hội, thì xã hội sẽ không phải mua
nông phẩm với giá đắt gấp rưỡi như trên và cơ sở tồn tại của giai cấp địa chủ
sẽ bị tiêu diệt. Cái mà xã hội, với tư cách là người tiêu dùng, đã phải trả cao
hơn đối với sản phẩm của ruọng đất, lại là một món lời đối với một bộ phận
xã hội, tức bạn địa chủ.
Nguyên nhân sinh ra lợi nhuận siêu ngạch là nhờ sự độc chiếm một lực
lượng tự nhiên (màu mỡ đất đai hay vị trí thuận lợi) tạo nên một thứ độc
quyền trong tay người chiếm hữu nó, tức là điều kiện để tư bản đầu tư có một
sức sản xuất cao. Nếu nhà tư bản lại đồng thời là chủ sở hữu ruộng đất, thì sẽ
thu cả lợi nhuận siêu ngạch nói trên, nhưng không phải với tư cách nhà tư bản


mà với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất. Nếu nhà tư bản phải thuê ruộng đất thì
phải chuyển lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô nộp cho chủ sở hữu ruộng đất.
Trong trường hợp 1, 2, 3 đã nêu ở trên xí nghiệp nào có điều kiện sản
xuất thuận lợi, hạ giá trị cá biệt thấp hơn giá trị thị trường cũng thu được lợi
nhuận siêu ngạch. Nhưng do cạnh tranh tự do, hoàn hảo, không có bất kỳ sự
độc quyền nào, nên khi các xí nghiệp khác cũng cải tiến kỹ thuật, cải tiến
quản lý, nâng cao năng suất lao động và hạ giá trị cá biệt thì lợi nhuận siêu

ngạch có thể không tồn tại nữa.
Bảng 3 (Giả định cung bằng cầu)


Sản

Giá trị

Tổng giá

Giá trị thị

nghiệp

lượng

cá biệt

trị cá biệt trường của 1

Tổng giá

Lợi nhuận

trị thị

siêu ngạch

hàng hóa


trường

A

70

2

140

2

140

0

B

20

2

40

2

40

0


C

10

2

20

2

20

0

-

100

-

200

-

200

-

Từ trường hợp thứ 3 (bảng 3) nói trên, giá dụ bây giờ xí nghiệp B, C đều
ứg dụng công nghệ mới, cải tiến quản lý, cùng hạ giá trị cá biệt của hàng hóa

xuống bằng 2, thì giá trị thị trường cũng hạ xuống bằng 2, người tiêu dùng
được mua hàng hóa với giá rẻ hơn trước, nhờ đó sẽ hạ giá trị sức lao động để
tăng thu giá trị thặng dư tương đối, song không người sản xuất nào thu được
lợi nhuận siêu ngạch nữa. Nhưng động cơ chạy theo lợi nhuận siêu ngạch lại
thúc đẩy các xí nghiệp ứng dụng công nghệ mới và một cuộc cạnh tranh mới
lại tiếp diễn. Chính vì thế mà cơ chế thị trường không ngừng kích thích tiến
bộ khoa học kỹ thuật.
Nhưng do độc quyền sở hữu ruộng đất và độc quyền kinh doanh ruộng
đất cản trở tự do đầu tư tư bản vào nông nghiệp, nên lợi nhuận siêu ngạch
trong nông nghiệp tương đối ổn định, lâu dài và tồn tại cái gọi là giá trị xã hội


giả tạo.
d) Giá trị hàng hóa trong nền kinh tế tri thức
Khi phân tích sự phát triển tư bản cố định, C.Mác đã phát hiện một xu
hướng tất yếu khách quan là máy móc từng bước thay thế chỗ của công nhân.
Hệ thống máy móc biểu hiện ra là hình thức thích hợp nhất của tư bản cố
định. Hệ thống máy móc phát triển cùng với sự tích lũy những tri thức xã hội
và nói chung là sự tích lũy sức sản xuất. Toàn bộ quá trình sản xuất biểu hiện
ra không phải như một quá trình phụ thuộc vào tài nghệ trực tiếp của người
công nhân, mà với tư cách là sự ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Do đó, tư bản có xu hướng làm cho sản xuất mang tính khoa học, còn lao
động trực tiếp chỉ còn là một yếu tố của quá trình sản xuất. Xét về mặt lượng,
lao động trực tiếp được qui vào một phần nhỏ hơn, xét về mặt chất nó được
chuyển hóa thành một yếu tố nào đó, tuy cần thiết, nhưng là thứ yếu, đối với
lao động khoa học phổ biến.
Như thế quá trình sản xuất từ chỗ là một quá trình lao động đơn giản, trở
thành một quá trình khoa học, bắt những lực lượng của giới tự nhiên phải phục
vụ những nhu cầu của con người. Do đó, phát minh trở thành một nghề đặc biệt,
và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó

trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định.
“Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực tế trở
nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã chi phí
hơn là vào sức mạnh của những tác nhân được khởi động trong thời gian lao
động, và bản thân những tác nhân ấy, đến lượt chúng (hiệu quả to lớn của
chúng ), tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết
để sản xuất ra chúng mà đúng ra, chúng phụ thuộc vào trình độ chung của
khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng
khoa học ấy vào sản xuất”6.
Giờ đây lao động biểu hiện ra không phải chủ yếu là lao động được nhập
vào quá trình sản xuất, mà chủ yếu là một lọai lao động, trong đó con người,
là người kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất. Thay vì làm tác
6

C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 46, phần II, Nxb CTQG, H 2000, Tr 368 – 369.


nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, người công nhân lại đứng bên scạnh quá
trình ấy. Trong sự chuyển hóa ấy, cơ sở chủ yếu của sản xuất và của cải
không phải là lao động trực tiếp do chính con người thực hiện và không phải
là thời gian lao dộng trong đó con người lao động, mà là sự chiếm hữu sức
sản xuất phổ biến của chính con người, là nhận thức của con người về giới tự
nhiên và sự thống trị giới tự nhiên do sự tồn tại của con người với tư cách là
một cơ thể mang tính xã hội.
Máy móc là sức mạnh đã vật hóa của tri thức. Sự phát triển của tư bản cố
định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Như vậy tri thức trở thành yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất, sự sản
sinh, phổ cập và ứng dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với phát triển
kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những dự báo khoa

học nói trên của C.Mác phù hợp với những diễn biến thực tế hiện nay ở
những nơi đang chuyển lên nền kinh tế mới kinh tế tri thức.
Theo lôgíc đến khi kinh tế tri thức trở thành phổ biến thì lao động
trực tiếp không còn là nguồn gốc của của cải nữa. Và một khi lao động
dưới hình thái trực tiếp của nó không còn là nguồn gốc của của cải nữa thì
thời lao động không còn là và phải không còn là thước đo của cải nữa, do
đó giá trị trao đổi không còn là thước đo giá trị sử dụng nữa. Lao động
thặng dư của quần chúng công nhân không còn là điều kiện để phát triển
của cải phổ biến, cũng giống như sự không lao động của một số ít người
không còn là điều kiện cho sự phát triển những sức mạnh phổ biến của
đầu óc con người nữa. Do đó, nền sản xuất dựa trên giá trị trao đổi bị sụp
đổ và hình thái sự nghèo nàn và sự đối kháng được trút bỏ khỏi chính quá
trình sản xuất vật chất trực tiếp 7.
Điều đó có nghĩa là khi kinh tế tri thức đã phát triển phổ biến và đạt trình
độ cao nhất định thì sẽ không còn sản xuất hàng hóa nữa (kể cả sản xuất hàng
hóa tư bản chủ nghĩa), không cần tính giá trị nữa.
Nhưng khi kinh tế tri thức chưa trở thành phổ biến, chưa thống trị toàn
7

C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 46, phần II, Nxb CTQG, H 2000, Tr 370 - 371.


bộ nền kinh tế thế giới và khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn tồn tại,
thì việc ứng dụng khoa học - công nghệ làm giảm bớt thời gian lao động dưới
hình thái thời gian lao động tất yếu (cần thiết) lại nhằm làm tăng thời gian lao
động dưới hình thái thời gian lao động thặng dư. Hơn nữa, đặc điểm nổi bật
của tri thức là khi sử dụng không những nó không bị mất đi mà lại được nhân
lên, càng phổ biến rộng rãi, càng sử dụng càng tăng hiệu quả. Bởi vậy, nếu vì
lợi ích của xã hội thì cần phổ cập miễn phí.
Nhưng trong điều kiện tri thức do tư nhân cung cấp thì phải có hình

thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm độc quyền chiếm hữu của
người phát minh, nên người được quyền bảo hộ đó có lợi thế trong cạnh
tranh và thu được lợi nhuận siêu ngạch. Nếu không bảo hộ quyền sở hữu
tri tuệ thì sẽ không khuyến khích mọi người nghiên cứu, vì chi phí cho
nghiên cứu (R & D), những công nghệ cao thường rất tốn kém nhưng sản
phẩm của những công nghệ đó lại rất rẻ. Thí dụ, “Địa chương trình
windows đầu tiên tốn phí hết 50 triệu USD, địa thứ 2 và các địa tiếp theo
chỉ tốn 3 USD” 8. Nếu không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì người phát
minh không thể thu hồi lại những chi phí đã phải ứng trước. Song nếu bảo
hộ quá nghiêm ngặt và quá lâu dài lại trở ngại cho việc ứng dụng rộng rãi
công nghệ mới, làm thiệt hại cho xã hội. Những luật lệ điều tiết quyền sở
hữu trí tuệ hiện nay tạo ra một sự độc quyền hóa thậm chí lớn hơn độc
quyền trong nền kinh tế công nghiệp. Nếu tri thức là một hàng hóa công
cộng thì giá trị hàng hóa sẽ ngày càng hạ thấp, vì như đã nêu ở mục 1.1.3,
mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào qui
trình công nghệ là nhân tố thứ hai của sức sản xuất của lao động.
Có thể so sánh việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tương tự như độc
quyền sở hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất đã tạo ra một thứ giá trị
xã hội giả tạo. Xã hội không những phải hoàn lại cho người phát minh
những chi phí đã ứng ra mà còn phải trả lợi nhuận siêu ngạch cho những
người được độc quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, nếu tri thức là hàng hóa
8

Các nền kinh tế tri thức - nhận thức và hành động, kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển. Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế trung ương - Trung tâm tư liệu Nxb Thống kê, H.2000, Tr.24


công cộng thì xã hội sẽ không phải mua sản phẩm cao hơn giá trị thực của
nó.
III. VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG VÀO XÂY

DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Những nội dung chủ yếu trong lý luận giá trị - lao động của C.Mác đã
được trình bày tóm lược trên đây vẫn phù hợp với việc phát triển thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
- Trên thị trường muốn chiếm ưu thế trong cạnh tranh phải quan tâm đến
cả hai thuộc tính của hàng hóa theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng
của giá trị sử dụng, cải tiến mẫu mã, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng, thậm chí kích cầu và tạo ra nhu cầu mới, đồng thời hạ giá trị của
hàng hóa, ngày càng rẻ hơn.
- Vì giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động nên
muốn hạ thấp giá trị của hàng hóa, phải không ngừng tăng sức sản xuất của
lao động: Coi trọng việc đào tạo để nâng cao trình độ lành nghề của người lao
động; nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất; cải tiến tổ
chức và quản lý để thực hiện tốt việc kết hợp xã hội của quá trình sản xuất;
tận dụng công suất của máy móc, thiết bị và tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu
để tăng hiệu suất của tư liệu sản xuất; khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên
đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho người khác, nên khi
đặt kế hoạch sản xuất phải trả lời được câu hỏi: Sản xuất cho ai? Sản xuất cái
gì? và sản xuất như thế nào? Kinh tế học ở các nước tư bản chủ nghĩa không
thừa nhận lao động tạo ra giá trị hàng hóa nên chỉ nêu 3 vấn đề nói trên, còn
C.Mác nêu thêm câu hỏi thứ tư: Hao phí bao nhiêu lao động? Điều này phù
hợp với kinh tế thị trường, vì trong kinh tế thị trường, không xét nhu cầu tự
nhiên mà xét nhu cầu có khả năng thanh toán. Bởi vậy, phải tùy khả năng
thanh toán của người chủ tiền để quyết định sản xuất hàng hóa đắt tiền hay
hàng hóa rẻ tiền. Nói cách khác, phải bán cái người mua cần chứ không phải
bán cái mình có.



- Giá cả thị trường của hàng hóa lệ thuộc vào nhiều nhân tố (giá trị thị
trường của nó; sức mua của tiền; quan hệ cung cầu và cạnh tranh), nên giá cả
hàng hóa thường xuyên lên xuống xoay quanh giá trị thị trường. Nếu có cạnh
tranh giữa các ngành thì giá cả xoay quanh giá cả sản xuất, do đó phải nắm
vững và dự báo đúng sự biến động của giá cả thị trường để quyết định đúng
phương án sản xuất và mua, bán đúng lúc nhằm thu được nhiều lợi nhuận.
- Xí nghiệp nào đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới và cải tiến quản lý
sẽ tăng năng suất lao động, hạ giá trị cá biệt thấp hơn giá trị thị trường của
hàng hóa và thu lợi nhuận siêu ngạch, sẽ giầu lên. Còn xí nghiệp lạc hậu sẽ bị
thua lỗ, thậm chí bị phá sản. Bởi vậy, muốn thắng lợi trong cạnh tranh trên thị
trường phải thực hiện khấu hao nhanh để sớm đổi mới tư bản cố định, tránh
hao mòn vô hình và thu nhiều lợi nhuận. Mặt khác, nhà nước phải có biện
pháp điều hòa thu nhập của các tầng lớp dân cư (thông qua thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân qua hệ thống phúc lợi xã hội...) để
giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
- Độc quyền sở hữu ruộng đất là trở ngại cho việc hợp lý hóa sản xuất
nông nghiệp nên ngay cả những nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến cũng quốc
hữu hóa ruộng đất. Bởi vậy, qui định ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà
nước đại diện quản lý, giao quyền chiếm hữu và sử dụng ruộng đất lâu dài
cho nông dân; cho nông dân được chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất,
được quyền thế chấp... là phù hợp qui luật phát triển kinh tế - xã hội.
- Nếu không có độc quyền thì việc ứng dụng rộng rãi tri thức sẽ ngày
càng nâng cao sức sản xuất của lao động, sẽ giảm thời gian lao động xã hội
cần thiết của xã hội đến mức tối thiểu, tương ứng với điều đó... là sự phát
triển nghệ thuật, khoa học... của các cá nhân nhờ thời gian đã được giải tỏa
cho mọi người và nhờ những phương tiện đã được tạo ra để thực hiện điều
đó9.
Nhưng một khi còn tồn tại việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì trong các cam
kết thực thi luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ cũng như ban hành các qui phạm
pháp luật ở trong nước về vấn đề này không những chỉ ngăn chặn hành vi vi phạm

quyền sở hữu trí tuệ mà còn cần phải phòng ngừa tình trạng độc quyền quá tthái,
9

C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 46, phần II, Nxb CTQG, H 2000, Tr371.


gây trở ngại cho tiến bộ khoa học - công nghệ.
* * *



×