Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ, SAU ĐẠI HỌC, NHỮNG đặc TRƯNG cơ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA tư BẢN HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.11 KB, 36 trang )

Chuyên đề
NHỮNG ĐẶC TRƯNG KINH TẾ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
* * *
Đây là chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về những
đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
I. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ
1. Khái niệm
Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến nay do tác động của cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại và xu
thế toàn cầu hoá về kinh tế nên đã có những biến đổi, phát triển về lực lượng sản
xuất và sự điều chỉnh thích nghi về quan hệ sản xuất nhằm xoa dịu phần nào
những mâu thuẫn vốn có của chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Xét về mặt lịch sử, chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước, nhưng do cách tiếp cận khác nhau nên chúng có tên gọi khác
nhau, như: chủ nghĩa tư bản đương đại, chủ nghĩa tư bản ngày nay, chủ nghĩa
tư bản đang toàn cầu hoá.
2. Lịch sử của vấn đề
* Trước C.Mác: Các nhà tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản (đặc
biệt là trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển) cho rằng, chủ nghĩa tư
bản là xã hội tiến bộ nhất trong lịch sử, rằng chúng tồn tại vĩnh viễn.
Đ.Ricácđô cho rằng CNTB không có khủng hoảng, thất nghiệp toàn diện,
có chăng chỉ là cục bộ.
* C.Mác-Ph.Ăng ghen: Khẳng định bản chất của chủ nghĩa tư bản là
bóc lột giá trị thặng dư. CNTB chỉ là một giai đoạn phát triển trong lịch sử
phát triển của nhân loại. Sản xuất giá trị thặng dư, theo đuổi lợi nhuận cao là
tác nhân kinh tế chủ yếu dẫn đến sự khẳng định và phủ định chính chủ nghĩa
tư bản. CNTB làm cho lực lượng sản xuất phát triển cao chưa từng thấy trong
lịch sử song quá trình đó nó không tránh khỏi những khuyết tật như khủng
hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm pháp…. Sự phát triển của các mâu thuẫn đối



kháng trong xã hội là tất yếu và đây là tiền đề cho một cuộc cách mạng mới ra
đời. Tuy nhiên cách mạng phải nổ ra đồng loạt trên thế giới mới giành được
thắng lợi.
* Lênin: Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác-Ph.Ăngghen,
nghiên cứu CNTB trong giai đoạn cạnh tranh tự do, Người đã chỉ ra 5 đặc
điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền và bản chất kinh tế,
chính trị của nó. Đồng thời Ông cũng chỉ ra nguyên nhân ra đời và bản chất
của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Ông khẳng định địa vị lịch sử của
CNTB độc quyền. CNTB độc quyền là đêm trước của cuộc cách mạng vô sản.
Lênin còn phát hiện ra quy luật phát triển không đều của CNTB độc quyền và
khẳng định cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi ở một số nước
thậm chí một nước tư bản nếu ở đó là mắt khâu yếu nhất trong dây chuyền
của CNTB.
Trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền, Lênin còn khẳng
định sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền tất yếu sẽ dẫn đến sự hình
thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước là sự dung hợp, kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền với
sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế, thể chế thống nhất. Bản
chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được thể hiện trên ba nội dung
cơ bản là: sự kết hợp về con người giữa tổ chức độc quyền với bộ máy nhà
nước; sự hình thành sở hữu tư bản dộc quyền nhà nước và sự điều chỉnh kinh
tế của nhà nước thông qua các công cụ và các chính sách kinh tế.
* Hiện nay: Trước những biến đổi, thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện
đại đã xuất hiện một số quan niệm sai lầm trong xem xét, đánh giá chủ nghĩa
tư bản ngày nay.
Quan niệm thứ nhất: Coi chủ nghĩa tư bản hiện đại là một giai đoạn hoàn
toàn mới về chất trong sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Những người theo khuynh hướng này, một mặt họ thừa nhận lý luận
của VI. Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền là đúng, nhưng chỉ đúng với chủ

nghĩa tư bản trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 50 của


thế kỷ XX. Còn nửa sau của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, chủ
nghĩa tư bản không còn là chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) mà
đang phát triển sang một chế độ xã hội mới.
Quan niệm thứ hai: Đưa ra những luận điểm phiến diện khi xem xét về
chủ nghĩa tư bản hiện nay. Những người theo khuynh hướng này, một số thì
tuyệt đối hoá sự biến đổi thích nghi, ca ngợi và biện hộ cho giai cấp tư sản,
phủ nhận mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản và cho rằng chủ nghĩa tư
bản hiện đại đang chuyển dần sang một xã hội mới tuyệt mỹ và vĩnh hằng: xã
hội hậu công nghiệp. Bên cạnh đó, một số người lại không thấy được những
biến đổi thích nghi của chủ nghĩa tư bản. Họ tuyệt đối hoá những mâu thuẫn,
khó khăn của chủ nghĩa tư bản, xem xét và đánh giá chủ nghĩa tư bản mang
nặng màu sắc cực đoan, duy ý chí.
3. Phương pháp luận xem xét đặc trưng kinh tế cơ bản của CNTB hiện đại
Những biến đổi thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại không thể tách
rời hai tác nhân quan trọng nhất là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại và xu thế toàn cầu hoá kinh tế và phát triển kinh tế tri thức.
Cách mạng khoa học - kỹ thuật là sự hoà nhập những biến đổi về chất
của khoa học và những biến đổi về chất của kỹ thuật thành một thể thống nhất
làm thay đổi sâu sắc, mạnh mẽ trình độ của lực lượng sản xuất và mọi mặt
trong đời sống xã hội loài người.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ từ 1950 đến nay đã mở ra
một thời đại mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, thời đại mà khoa
học, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và đời sống gắn bó chặt chẽ với nhau.
Khoa học công nghệ được vật chất hoá trong sản xuất và đời sống, làm thay
đổi cách thức sản xuất và phương thức sinh hoạt, giao lưu của xã hội loài
người.
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan do sự phát triển của lực lượng

sản xuất trước tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Toàn
cầu hoá kinh tế đem lại những thời cơ và thách thức không ngang bằng nhau
cho các quốc gia có trình độ phát triển và chế độ chính trị xã hội khác nhau.


Hiện tại, toàn cầu hoá kinh tế đang bị chủ nghĩa tư bản chi phối và sử dụng
như một phương tiện tạo thêm những “luật chơi”, những “sân chơi” mới có
lợi nhiều hơn cho các tổ chức độc quyền, các nước tư bản phát triển nhất. Phê
phán các quan niệm xem xét phiến diện CNTB ngày nay như trên, chúng ta
phải có cách xem xét khách quan, khoa học, cụ thể:
Thứ nhất: Cần xem xét, phân tích một cách khách quan toàn diện xã hội tư sản
ngày nay cả về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội trong sự vận động biến đổi của
nó. Điều quan trọng và cơ bản nhất là làm rõ bản chất kinh tế, bản chất chính trị của
chủ nghĩa tư bản hiện đại. Xem xét đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại không nên
dựa vào những hiện tượng bên ngoài, những suy diễn chủ quan, phiến diện nhằm
tránh sự nhầm lẫn giữa hiện tượng với bản chất; giữa khả năng với những giới
hạn của sự điều chỉnh thích nghi.
Ví dụ: ở các nước tư bản phát triển, người lao động làm thuê có thể mua
cổ phần của công ty để trở thành cổ đông hưởng lợi tức cổ phiếu. Lợi tức cổ
phiếu có thể làm tăng thu nhập và cải thiện phần nào đời sống vật chất, tinh
thần của người lao động, nhưng không thể làm thay đổi địa vị làm thuê của họ
trong nền sản xuất xã hội. Những hiện tượng đó không hề làm thay đổi bản
chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản; không hề biến chủ nghĩa tư bản thành “chủ
nghĩa tư bản nhân dân”, thành một xã hội “toàn dân là tư sản” được.
Thứ hai: Xem xét, đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại không tách biệt
các nước tư bản phát triển với các nước, các dân tộc khác trên thế giới; với
cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh vì công bằng
và tiến bộ xã hội đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Phải khẳng định rằng, sự giầu có của nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư
sản; sự phát triển của nền kinh tế tư bản và phồn hoa của xã hội tư sản một

phần dựa vào sự nô dịch, bóc lột các nước đang phát triển hoặc chậm phát
triển. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản hơn 300 năm qua gắn liền với
quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của chính nó, gắn liền với chính sách thực
dân kiểu cũ, thực dân kiểu mới... và hiện nay là chủ nghĩa thực dân kinh tế,
chủ nghĩa thực dân công nghệ.


Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các nước tư bản phát triển nhất với các
nước khác còn lại trên thế giới luôn mang tính hai mặt, vừa tích cực, vừa tiêu
cực. Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, mở rộng quan hệ
kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa, một mặt họ có điều kiện tiếp cận các
nguồn vốn, nhận chuyển giao công nghệ mới và học tập được những kinh
nghiệm quản lý tiên tiến... Nhưng mặt khác sẽ ngày càng lệ thuộc nhiều hơn
vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Các nguồn tài nguyên, môi trường sẽ bị
cạn kiệt và ô nhiễm; nền kinh tế phát triển không cân đối và thiếu tính bền
vững.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2004 thế giới có 210
quốc gia và vùng lãnh thổ với dân số gần 6,5 tỉ người và tổng GDP là 30.000
tỉ USD, 29 quốc gia phát triển (OECD) chỉ chiếm 17% dân số nhưng lại nắm
giữ tới gần 80% GDP của toàn thế giới. Còn lại 156 nước đang phát triển, 25
nước và vùng lãnh thổ đang trong quá trình chuyển đổi chiếm tới 83% dân số
nhưng chỉ sở hữu hơn 20% GDP của thế giới.
Những con số trên cho thấy cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại
và toàn cầu hoá kinh tế đang bị các nước tư bản phát triển nắm giữ và chi
phối; họ sẽ “được” nhiều hơn “mất” và tiếp tục giầu lên. Ngược lại, các nước
đang phát triển và chậm phát triển có thể sẽ “mất” nhiều hơn “được”, sẽ tiếp
tục nghèo đi một cách tương đối.
Thứ ba: Cần hiểu đúng tính chất hai mặt trong quá trình biến đổi thích
nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Một mặt, do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, chi phối

nên chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng phát triển để thích ứng với yêu cầu
mới của thời đại. Yếu tố khách quan do lực lượng sản xuất tự mở đường để
phát triển; do mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư,
là lợi nhuận, buộc giai cấp tư sản phải tiến hành những cuộc cách mạng về lực
lượng sản xuất. Điều này hoàn toàn không có gì mới. Vì ngay từ 1848 trong
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ănghen đã khẳng định, giai cấp
tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng hoá công cụ lao động


do đó cách mạng hoá toàn bộ các quan hệ xã hội. Yếu tố chủ quan: nhà tư bản
tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để thu
nhiều nhiều lợi nhuận. Nhà nước của giai cấp tư sản thì can thiệp trực tiếp vào
quá trình tái sản suất xã hội và điều tiết nền kinh tế bằng các biện pháp rất
mềm dẻo và uyển chuyển.
Mặt khác, chủ nghĩa tư bản hiện đại không thể xoá bỏ được những mâu
thuẫn vốn có của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, không thể giải quyết được
những căn bệnh thâm niên do chính quan hệ sản xuất tư bản tạo ra. Những
căn bệnh đó là: thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng, trì trệ... Nừu giải quyết
một vấn đề này sẽ làm nẩy sinh những mâu thuẫn mới sâu sắc hơn.
Tóm lại, xác định những vấn đề có ý nghĩa về phương pháp luận khi xem
xét, đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại giúp chúng ta có cơ sở phân tích thực
chất những biến đổi thích nghi và bản chất kinh tế, bản chất chính trị của chủ
nghĩa tư bản dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và
toàn cầu hoá kinh tế.
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CNTB HIỆN
ĐẠI
Để đánh giá đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại,
chúng ta có nhiều cách tiếp cận, dưới đây là 3 cách tiếp cận mang tính kế thừa
trong lịch sử tư tưởng kinh tế:

1. Đặc trưng kinh tế xét dưới góc độ lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, nhân loại được chứng kiến sự
bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật mới. Sự phát triển của cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại dẫn tới xu hướng phát triển nền kinh tế tri
thức và toàn cầu hoá kinh tế, đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt của lực lượng
sản xuất và phân công lao động xã hội trong các nước tư bản hiện đại; cùng
với quá trình đó là quá trình chủ nghĩa tư bản đã có những biến đổi theo chiều
hướng thích nghi hơn của QHSX với LLSX để tồn tại và phát triển.


Phải chăng chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có sự thay đổi về chất, đã
khắc phục được những mâu thuẫn nội tại, vốn có của nó để chuyển sang một
chế độ xã hội mới khác hoàn toàn với chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa mà
C.Mác, Ph.Ănghen và V.I.Lê-nin đã nghiên cứu trước đây?
Lý giải một cách khách quan, toàn diện những đặc trưng kinh tế của
CNTB hiện đại, một mặt giúp chúng ta có những đánh giá đúng đắn bản chất
của nó. Mặt khác, chúng ta có cơ sở khoa học để tiếp tục khẳng định những
luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản
độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn nguyên giá trị.
A. CNTB đang trong bước quá độ từ cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống
sang cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn toàn mới về chất - đó là kinh tế tri thức
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là chất xám. Trong đó, con người là vốn
quý nhất. Tri thức là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới là động lực
thúc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng
đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng
dụng một cách rộng rãi. Trong nền kinh tế tri thức: Các tài sản vật thể như đất
đai, nhà máy, thiết bị không còn đóng vai trò như trước, mà chất xám, vốn con
người có ý nghĩa quyết định sức mạnh kinh tế. Trong trao đổi, phầm mềm chiếm
vị trí quan trọng; các hoạt động kinh tế đều được “số hoá” và được vận hành trên

các siêu xa lộ thông tin, các mạng lưới máy tính lan toản khắp nơi. Thông tin
đóng vai trò quyết định; Các quan niệm truyền thống và phương thức sản xuất
kinh doanh sẽ thay đổi, sở hữu trí tuệ được đề cao, quản lý theo mạng sẽ thay thế
quản lý theo thứ bậc trước đây.
* Lực lượng sản xuất có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh
vực:
- Tư liệu lao động:
+ Công cụ lao động: Trong lĩnh vực sản xuất vật chất đã xuất hiện
những tư liệu lao động mới rất hiện đại. Đối với công cụ lao động, hệ thống
dây chuyền sản xuất đạt tới trình độ tự động hoá cao. Máy móc theo quan
niệm truyền thống gồm 3 bộ phận là phát lực, truyền lực và máy công tác thì


nay thêm bộ phận thứ 4 đó là bộ phận điều kiển tự động (các thiết bị xử lý
thông tin do điều khiển từ xa hoặc được lập trình sẵn). Trong các bộ phận cấu
thành công cụ lao động thì bộ “vi xử lý” và “phần mềm” ngày càng có vai trò
quyết định tới tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Nhiều lĩnh vực sản xuất
đã đi vào tự động hoá. Xu hướng sử dụng: Máy tự động trong quá trình hoạt
động; Máy công cụ điều khiển bằng số; Người máy ngày một tăng. Đặc biệt
người máy đã từng bước thay thế phần công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm…cho người lao động. Đồng thời xuất hiện những nhà máy tự động hoá
do người máy điều khiển những công đoạn cần thiết. Các quá trình lao động
trí óc cũng đã bước đầu được thử nghiệm để nười máy thay thế. Hiện thế giới
có 500.000 người máy công nghiệp và tập trung chủ yếu ở các nước tư bản
phát triển. Tỷ lệ người máy trên 1 vạn dân ở Thuỵ Điển là 8, Nhật Bản là 6,
Cộng hoà Liên bang Đức là 1,5.
Công cụ lao động thay đổi dẫn đến sự thay đổi của phương thức sản
xuất, chuyển từ kỹ thuật cơ khí sang bán tự động và tự động, nhiều công nghệ
mới xuất hiện như: công nghệ sinh học, năng lượng mới…
+ Tư liệu lao động với tư cách là hệ thống kết cấu hạ tầng của sản xuất

phát triển: hệ thống thông tin quốc tế ra đời (trong đó có Internet toàn cầu)
cho phép các doanh nghiệp thu thập và xử lý thông tin, ra các quyết định
nhanh chóng không chỉ trên phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Sự phát triển
của các phương tiện vận tải, đặc biệt là hàng không và đường biển đã rút ngắn
khoảng cách (thời gian) đi lại giữa các nước, tạo điều kiện cho việc giao lưu
kinh tế thế giới.
- Đối tượng lao động: Do khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ở
trình độ cao nên đối tượng lao động có sự phát triển mới. Nhiều lĩnh vực như
khoảng không vũ trụ, các hành tinh thuộc hệ mặt trời, đại dương không chỉ
còn là đối tượng nghiên cứu của thiên văn học, của hàng không vũ trụ, hải
dương học mà hiện nay đã trở thành đối tượng khai thác của ngành du lịch,
nông nghiệp, luyện kim…


Khoa học, công nghệ phát triển đã tạo nhiều nguồn năng lượng mới, vật
liệu mới có tính năng ưu việt hơn năng lượng, vật liệu truyền thống, như:
năng lượng sinh học, mặt trời, sức gió, điện hạt nhân, nhiệt hạch; vật liệu siêu
bền, com bo dít, gốm chịu nhiệt, cáp quang, các vật liệu tái chế gỗ dán, nhôm,
kính… sự phát triển của vật liệu mới làm cho kết cấu của sản phẩm thay đổi
từ to dày, nặng sang nhỏ, gọn, nhẹ tính năng ưu việt, ví dụ sự phát triển của
chíp điện tử là cho máy tính, điện thoại di động, vô tuyến… thay đổi về kết
cấu, kích cỡ.
- Người lao động: Trước yêu cầu của cách mạng khoa học công nghệ và
từ thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, các nước tư bản phát triển
đã đầu tư mạnh cho giáo dục và đào tạo, cũng như có chính sách thu hút các
nhà khoa học từ các cuốc quốc gia khác. Ngân sách đầu tư cho giáo dục ở Mỹ
là 7,6% GDP; Đức 4,1%; Pháp 5,7%. Chi cho nghiên cứu khoa học hàng năm
ở Mỹ là 2,5%, ở Đức là 2,26%, ở Pháp là 2,34%.
Với nền kinh tế dần từng bước chuyển sang “nền kinh tế tri thức” vai trò
của nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng. Theo đánh giá của ngân

hàng thế giới (WB), ở Nhật Bản, nguồn lực con người đã chiếm tới 81% trong
tổng số các nguồn lực (nguồn lực co người, trang thiết bị, tài nguyên)
* Lực lượng sản xuất phát triển làm cho phân công lao động xã hội có sự
phát triển:
Phân công lao động đã đi vào chuyên môn hoá, hợp tác hoá sâu rộng
không chỉ trên phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Nhiều kết quả nghiên cứu
khoa học và sản phẩm làm là kết quả của sự hợp tác quốc tế. Ví dụ, các sản
phẩm của hãng Bô ing của Mỹ có sự hợp tác của 650 công ty ở 30 nước; còn
hãng Pho có sự tham gia của 165 công ty.
Quốc tế hoá sản xuất tất yếu dẫn đến nhất thể hoá kinh tế, hình thành các
công ty xuyên quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế. Theo số liệu của hội
nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển thì con số công ty xuyên quốc
gia đã tăng từ 7000 năm 1970 lên 37.000 năm 1995. Nhiều tổ chức kinh tế
quốc tế và khu vực ra đời: WTO; Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế châu


Âu (OECD); Mởu dịch tự do (AFTA; Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC);
Mởu dịch tự do bắc Mỹ; khối OPEC; Khối APEC; Diễn đàn kinh tế Châu ÁThái bình Dương…
Sự vận động của các luồng tiềm lực, của tiền tệ và tín dụng đã làm thay
đổi vai trò của đầu tư so với thương mại. Đầu tư đi trước thương mại và cùng
với thương mại đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới.
* Lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng cao, cơ cấu
của nền kinh tế có sự thay đổi căn bản:
+ Năng suất lao động tăng cao và tạo ra khối lượng của cải khổng lồ:
Nừu như từ năm 1700-1970 sản lượng công nghiệp của thế giới tăng 1.730 lần
thì chỉ riêng từ năm 1970-1980 (TKXX) sản lượng này đã tăng gấp đôi (hay
3.041,6 lần so với năm 1970). Chỉ tính riêng trong 2 thập kỹ 60 và 70 của thế
kỹ 20 loài người đã sản xuất ra khối lượng của cải vật chất công nghiệp bằng
270 năm trước.
Sự phát triển của các ngành sản xuất mới đã tác động tích cực đến toàn

bộ cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu lao động.
+ Cơ cấu ngành: Nừu như các nước chậm phát triển, nông nghiệp đóng
góp vào thu nhập quốc dân 50% thì ở các nước tư bản phát triển chỉ là 3-5%;
còn công nghiệp 30-40%; ngành dịch vụ từ 55-70%
+ Cơ cấu sản phẩm: (hàm lượng tri thức trong sản phẩm, trong từng
ngành tăng, lao động cơ bắp giảm). Những năm 60 ở các nước TB phát triển,
chi phí nguyên liệu, năng lượng chiếm 60% giá thành sản phẩm, thì những
năm 80 chỉ còn 13%; sức lao động 17%; hàm lượng chất xám 70%
+ Cơ cấu lao động: (lao động trí tuệ tăng, lao động phổ thông giảm; lao
động trong ngành dịch dụ tăng nhanh, trong công nghiệp và nông nghiệp
giảm). Lao động dịch vụ thu hút từ 70-75% lao động, đồng thời đội ngũ
chuyên gia có tay nghề cao chủ yếu cũng tập trung ở khu vực này. Điển hình
là Nhật Bản, Mỹ, Xinhgapo, Anh, Pháp Đức… Ở Mỹ, lao động văn phòng
tăng từ 15% tổng số lao động năm 1900 lên 19% năm 1980 và 20% năm
1995. Số lao động có kỹ thuật cao cũng trong thời kỳ này thu hút vào dịch vụ


tăng từ 11% lên 16% và 17% năm 1995. Số thợ đứng máy trực tiếp giảm
tương ứng từ 18% năm 1960 xuống 14% năm 1980 và chỉ còn 12% năm 1995
trong các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội.
Một số liệu thống kê cho thấy vào năm 1990 ở các nước tư bản phát triển
như Mỹ, Đức, Nhật Bản chuyên gia có tay nghề cao được tập trung vào dịch
vụ là 77,6%; công nghiệp 21,9%; 0,5% vào nông nghiệp. Còn người lao động
có tay nghề bình thường thì tương ứng là 63,9%, 34,6% và 1,6%.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi sâu sắc về LLSX là do sự phát triển
mạnh mẽ của CMKHCN với những mũi nhọn như: kỹ thuật điện tử, công
nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học… KHCN đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, xâm nhập vào tất cả các yếu tố của LLSX; nghiên
cứu và sản xuất, ứng dụng gắn liền với nhau; thời gian từ nghiên cứu đến ứng
dụng rút ngắn (trước đây từ khi nghiên cứu ra lý thuyết máy chụp ảnh cho đến

khi có máy là 112 năm); vòng đời của sản phẩm cũng được rút ngắn đáng kể
(sự thay thế các thế hệ máy tính điện tử, máy điện thoại di động… là rất
ngắn). Sự tăng trưởng của nền kinh tế do khoa học đóng góp là rất đáng kể.
Người ta tính rằng, trong tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển có tới 3/5
là do tăng năng suất lao động, trong đó đóng góp của khoa học-công nghệ
đóng vai trò quan trọng (ở Nhật, mức đóng góp vào tăng năng suất lao động
của KH-CN là 65%, Anh là73%, Pháp 76%, Mỹ là 52%, Hàn quốc 14%).
Khoa học công nghệ phát triển dẫn đến việc hình thành nền kinh tế tri thức.
B. Sự điều chỉnh cả 3 mặt của QHSX của CNTB trước sự phát triển
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất:
* Sự điều chỉnh về quan hệ sở hữu
Mục đích những điều chỉnh thích nghi về quan hệ sở hữu trong nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa hiện nay là tiếp tục duy trì và củng cố chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất, nhưng lại làm cho nó phù hợp được phần
nào đó với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự điều chỉnh này được
biểu hiện thông qua những nội dung cụ thể là:


Thứ nhất, đẩy mạnh cổ phần hoá tư bản (đây là hình thức cơ bản nhất)
bằng cách chuyển các công ty tư nhân thành các công ty cổ phần. Người lao
động mua cổ phiếu trở thành các cổ đông để sở hữu một phần tài sản của công
ty và hưởng cổ tức: ở Thuỵ Điển 21% dân cư có cổ phần; ở Pháp 6 triệu
người có cổ phần; ở Anh có 8 triệu cổ đông; ở Mỹ có khoảng 30-40 triệu
người, trong đó có khoảng 10-12 triệu người lao động làm thuê (chiếm 10%
số người làm thuê)
Nhà tư bản, các tổ chức độc quyền huy động các nguồn vốn để phát triển
sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thông qua chế độ tham dự mới theo mô
hình một công ty mẹ khống chế nhiều công ty con, một công ty con khống
chế nhiều công ty cháu…qua đó quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội của nhà tư
bản, của các tổ chức độc quyền tăng lên.

Thứ hai, thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Ngoài sở hữu
của các tổ chức độc quyền còn sở hữu của nhà nước tư sản, sở hữu hỗn hợp
(đồng sở hữu của tổ chức độc quyền và của nhà nước tư sản). Việc hình
thành sở hữu nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, một mặt biến
nhà nước tư sản thành một nhà tư bản khổng lồ vừa là chủ sở hữu, vừa là
người sử dụng; vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng; vừa là chủ
nợ, vừa là con nợ lớn nhất. Năm 1979 trong 40 công ty công nghiệp lớn
của Tây Âu có 7 công ty hổn hợp giữa nhà nước và tư nhân, trong đó vốn
nhà nước chiếm khoảng một nửa. Trong công ty dầu lửa của Mỹ, chính phủ
năm 46% cổ phần. Ậ Cộng Hoà Liên Bang Đức có 1000 xí nghiệp liên
doanh giữa nhà nước và tư nhân.
Đặc biệt trong cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính diễn ra năm 2008,
chính phủ nhiều nước đã bỏ tiền ra mua lại cổ phần của các ngân hàng lớn,
hình thành ngân hàng thương mại hỗn hợp.
Thứ ba, Đối tượng sở hữu cũng có những biểu hiện mới. Thông qua bộ
máy và sức mạnh của nhà nước tư sản, các tổ chức độc quyền, các công ty
xuyên quốc gia bành trướng thế lực của mình, thực hiện quyền sở hữu về tài
chính, về các bất động sản có giá trị lớn ở ngoài biên giới quốc gia.


Sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền không chỉ do quy mô tư
bản, khối lượng, chất lượng các tư liệu sản xuất quyết định. Nó còn phụ thuộc
vào cả những nguồn lực phi vật thể khác như: thương hiệu, tư cách pháp
nhân, quyền sở hữu trí tuệ…
Những điều chỉnh thích nghi về mặt quan hệ sở hữu hoàn toàn không làm
cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay đổi. Bản chất của nó vẫn là chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất; sở hữu của các tổ chức tư
bản độc quyền vẫn giữ vai trò thống trị. Quyền lực kinh tế - chính trị - xã hội của
các tổ chức độc quyền tăng lên. Tính chất độc quyền tư bản chủ nghĩa phát triển
lên một trình độ mới cao hơn nhiều so với thời kỳ đầu thế kỷ XX khi nó mới ra

đời.
b. Sự điều chỉnh thích nghi về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất.
Mục đích của những điều chỉnh này nhằm khai thác tối đa nguồn lực con
người phục vụ cho khát vọng làm giàu của nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư
sản. Nhà tư bản và giai cấp tư sản lợi dụng triệt để những thành tựu mới nhất
của hoa học kỹ thuật và công nghệ, của khoa học xã hội (điều khiển học, tâm
lý học, xã hội học, nhân chủng học…) phục vụ cho công việc quản lý.
Về quản lý vĩ mô, Nhà nước tư sản tăng cường vai trò kinh tế và trở
thành trung tâm điều chỉnh nền kinh tế bằng luật pháp, bằng chương trình hóa
và các công cụ, chính sách kinh tế khác. Sự can thiệp trực tiếp và ngày càng
sâu của nhà nước tư sản vào các quá trình kinh tế, làm cho kinh tế tăng
trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm ở một số lĩnh vực trong những thời điểm nhất
định. Điều này dễ làm cho một số người lầm tưởng rằng nhà nước tư sản đang
thực sự là người “đại biểu quyền lợi” cho cả giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản.
Về quản lý vi mô, để khai thác tối đa nguồn lực con người, nhà tư bản mở
rộng hình thức tự quản. Trong số những công nhân làm thuê, ai có tài trong quản
lý thì được nhà tư bản tin dùng giao cho chức vụ quản lý (giám đốc điều hành
sản xuất, giám đốc kỹ thuật, giám đốc marketing, thậm chí cả giám đốc tài
chính).


Việc mi ni hoá xí nghiệp, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
kinh doanh (dễ dàng chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi sản phẩm và xâm
nhập thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt). Mặt khác, nhằm tạo ra
được một không khí “chan hoà”, “thân thương” giữa người quản lý với người
trực tiếp lao động; nhà tư bản đã quan tâm tới công ăn việc làm của công
nhân; khoảng cách giữa ông chủ và người làm thuê bị xoá nhoà…
Sự điều chỉnh thích nghi về tổ chức quản lý đã tạo ra sự thích ứng nhất
định để thúc đẩy xã hội hoá lực lượng sản xuất tạo điều kiện cho kinh tế

phát triển. Tuy nhiên, do tư liệu sản xuất thuộc quyền chiếm hữu của nhà tư
bản nên quyền tổ chức quản lý sản xuất vẫn do giai cấp tư sản điều hành,
chi phối và mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Trong các nhà máy tư bản vẫn
là quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê.
c. Sự điều chỉnh về quan hệ phân phối
Mục đích của sự điều chỉnh thích nghi về quan hệ phân phối là nhằm
đảm bảo cả lợi ích trước mắt lẫn lợi ích lâu dài cho nhà tư bản. Thực hiện
mục đích này, nhà tư bản dùng một phần lợi nhuận thu được phân phối lại
cho người lao động làm thuê dưới hình thức như tăng lương, thưởng, trả lợi
tức cổ phiếu.
Nhà nước tư sản dành thêm ngân sách giải quyết các vấn đề xã hội
như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường. Thực hiện chính sách tiền lương cao
và phúc lợi cao: năm 1950 - 1972 lương danh nghĩa công nhân hàng năm tăng
4,7%, vật giá tăng 2,5%/năm. Tiền lương thực tế công nhân Mỹ từ 2,77
USD/người/ngày (1948) lên 4,29 USD người/ngày(1973). Đầu tư cho giáo
dục cũng tăng mạnh, năm 1950 kinh phí giáo dục Mỹ chiếm 3,3% tổng giá trị
sản xuất quốc dân, đến năm 1969 là 6,9%. Năm 1950 chỉ cho nghiên cứu triển
khai là 5 tỷ USD; 1969 là 26,9 tỷ USD (gấp 4,4 lần). Ngoài ra các biện pháp
kích cầu khác: cho vay tín dụng tiêu dùng, mua nhà…
Những việc làm này đã cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người
công nhân làm thuê. Nhưng xét cho cùng thì các khoản “ban phát” đó đều
có nguồn gốc từ giá trị thặng dư và đều vì mục đích giá trị thặng dư mà


thôi. Quá trình phân phối về cơ bản vẫn mang tính chất tư bản chủ nghĩa,
phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản và Nhà nước tư sản.
Những điều chỉnh về quan hệ phân phối đã làm cho một số người lầm
tưởng rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi, không còn là xã hội bóc lột và bất
công, là “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, là xã hội mà “toàn dân là tư sản”, từ đó
gây ra sự chia rẽ trong phong trào đấu tranh của công nhân.

Tóm lại, quá trình điều chỉnh thích nghi về quan hệ sản xuất của chủ
nghĩa tư bản hiện đại một mặt đã tạo ra bước phát triển mới của lực lượng
sản xuất, mặt khác củng cố cơ sở kinh tế và xã hội để kéo dài sự tồn tại và
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhưng về bản chất, quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi. Tính chất bóc lột tư bản ngày càng
tinh vi và tàn bạo hơn. Quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội của các tổ chức
độc quyền ngày càng tăng lên. Người công nhân làm thuê và giai cấp vô
sản ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào nhà tư bản và giai cấp tư sản. Chủ
nghĩa tư bản hiện đại vẫn nằm trong giai đoạn độc quyền, trong phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chứ hoàn toàn không phải là một chế độ xã
hội mới như các học giả của giai cấp tư sản vẫn tuyên truyền.
* Nguyên nhân những biến đổi thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Thứ nhất, do mục đích của nền sản xuất quy định
Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư, là lợi
nhuận. Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản, nó quy định sự ra
đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, chủ
nghĩa tư bản đã đứng trước những giới hạn cuối cùng của phát triển theo
chiều rộng. Sự lựa chọn duy nhất của nó là phát triển sản xuất theo chiều sâu
bằng cách cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật; ứng dụng nhanh, có hiệu quả
những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại vào
sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh
nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế thoả mãn khát vọng làm giàu của
nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư sản.
Thứ hai, do chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi


Cũng như mọi phương thức sản xuất khác, phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa cũng chịu sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản
xuất là yếu tố năng động luôn tự vận động và phát triển. Quan hệ sản xuất là

hình thức, là “vỏ bọc bên ngoài” của lực lượng sản xuất. Trong mối quan hệ
biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất thì lực lượng sản
xuất giữ vai trò quyết định nhất; quan hệ sản xuất có tác động trở lại theo cả
hai chiều là tích cực hoặc tiêu cực. Chính giai cấp tư sản đã ý thức được
rằng: nếu không có những điều chỉnh về quan hệ sản xuất cho phù hợp với
sự phát triển của lực lượng sản xuất thì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không
thể tồn tại và phát triển được.
Thứ ba, do những tác động về kinh tế - xã hội
Chuyển sang giai đoạn độc quyền và nhất là từ khi chuyển sang giai đoạn
độc quyền nhà nước, mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản; mâu thuẫn giữa các lực
lượng tiến bộ yêu chuộng hoà bình với các thế lực phản động, hiếu chiến ngày
càng gay gắt hơn. Chính cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư
sản, sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ sau chiến tranh thế
giới lần thứ hai đã buộc các nhà nước của giai cấp tư sản phải có những cải cách
về kinh tế và xã hội để xoa dịu phần nào những mâu thuẫn đe dọa trực tiếp đến
lợi ích của giai cấp tư sản và sự sống còn của chủ nghĩa tư bản.
Thứ tư, chủ nghĩa tư bản đã có cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển cao, đủ
điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất. Trong thực tế cho thấy nhiều phát minh sáng chế có nguồn gốc từ các
nước đang phát triển, các nước thế giới thứ ba nhưng vì trình độ kinh tế lạc
hậu nên không có điều kiện ứng dụng vào sản xuất. Bằng nhiều con đường
khác nhau, những phát minh sáng chế mới sớm hay muộn cũng rơi vào tay
các tổ chức độc quyền, thuộc quyền sở hữu của các tổ chức độc quyền.
Thứ năm, Nhà nước của giai cấp tư sản đóng vai trò quan trọng, trực tiếp
can thiệp, điều tiết chuyển hướng nền kinh tế bằng các chính sách, công cụ rất
mềm dẻo và uyển chuyển.


2. Đặc trưng kinh tế xét dưới góc độ 5 đặc điểm của CNTB độc quyền
A, Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện của

các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí
nghiệp vừa và nhỏ.
Nếu cách mạng KH trước đây hình thành các công ty quy mô lớn thì
cách mạng KH ngày nay hình thành hai xu hướng dường như là đối lập nhau,
nhưng thực chất là thống nhất với nhau (tập trung và phi tập trung hoá).
Một mặt, hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của
các consơn và cônggolômêrat ngày càng được tăng cường. Do tác động của
luật chống độc quyền, hay luật chống hạn chế cạnh tranh đã làm xuất hiện
các hình thức độc quyền mới lớn hơn, cao hơn: Olygôpôly (độc quyền của
một vài công ty); Hay pôlypôly (độc quyền của một số khá nhiều công ty
trong mỗi ngành). Sự ra đời của hai loại này vừa khắc phục được tình trạng
cạnh tranh vô chính phủ vừa ngăn chặn được tình trạng độc quyền. Xu
hướng hình thành các công ty khổng lồ có chi nhánh ở nhiều nước tiếp tục
gia tăng. Ví dụ, Công ty GMC của Mỹ năm 1992, có doanh số là 132 tỷ
USD, sử dụng 876.000 lao động, có 136 chi nhánh ở hơn 100 nước. Theo
số liệu Hội nghị liên hợp quốc thì số công ty độc quyền xuyên quốc gia
tăng từ 7.000 năm 1970 lên 37.000 năm 1995. Doanh số của chúng tăng từ
5.500 tỷ $ năm 1990 lên 6.860 tỷ $ năm 1995, gấp 2 lần toàn bộ ngân sách
của 7 nước giàu nhất thế giới.
Các công ty xuyên quốc gia (còn gọi là công ty đa quốc gia, công ty quốc tế,
hoặc công ty siêu quốc gia) đang trở thành hình thức chủ yếu của quốc tế hoá tư bản
độc quyền. Do thực lực mạnh, các công ty này đang thao túng nền kinh tế và chính
trị của các nước sở tại từ đó tăng cường thế lực của các trùm tài chính trên lĩnh vực
kinh tế, chính trị quốc tế.
Các công ty đa quốc gia có đặc điểm mà các tổ chức độc quyền trước
không có là chúng có “chiến lược toàn cầu”, lấy thị trường toàn thế giới làm
mục tiêu cạnh tranh, lấy nhân dân toàn thế giới làm đối tượng bóc lột; Hệ
thống các công ty con rải khắp thế giới.



Hiện nay trên thế giới có khoảng 3.700 công ty xuyên quốc gia thực thụ
(chưa kể các công ty mang hình thức hoạt động xuyên quốc gia) với khoảng
150.000 chi nhánh ở nước ngoài. Trong đó có 500 công ty xuyên quốc gia đầu
đàn trong lĩnh vực ngân hàng, công nghiệp, dịch vụ, chúng chiếm lĩnh những
vị trí chủ chốt của nền kinh tế thế giới. Chúng kiểm soát 80% hoạt động
nghiên cứu và triển khai, 60% mậu dịch quốc tế, 40% sản lượng công nghiệp,
90% đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các công ty xuyên quốc gia vừa là sản phẩm của quá trình quốc tế hoá sản xuất
và tư bản lại vừa thúc đẩy mạnh hơn quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Hợp tác và cạnh
tranh là hai mặt của toàn cầu hoá kinh tế, nó vừa tạo ra thời cơ nhưng cũng đặt ra
những thách thức mới cho các nước chậm phát triển, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn
nữa về kinh tế, nguy cơ phụ thuộc về tài chính, công nghệ từ đó phụ thuộc vào chính
trị.
Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia trên một mặt nào đó lại làm gay gắt
hơn các mâu thuẫn của CNTB trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện tính ăn bám của các
nước phát triển.
Mặt khác, trong các nước tư bản phát triển lại hình thành rất nhiều
công ty nhỏ. Ở Mỹ, những năm 80, hàng năm số doanh nghiệp vừa và nhỏ
tăng từ 500.000 đến 700.000. Hiện nay, ở Nhật Bản số doanh nghiệp vừa
và nhỏ chiếm 99,43% và sử dụng tới 70% số lao động làm việc trong các
doanh nghiệp nói chung, sản xuất ra trên 58% mặt hàng và chiếm quá nửa
lượng hàng xuất khẩu. Ở Đức, đến giữa năm 1990 có 2,1 triệu DNVVN,
chiếm 99%, thu hút 2/3 số lao động.
Nguyên nhân xuất hiện DNVVN
- Việc ứng dụng thành tựu KHCN cho phép tiêu chuẩn hoá và chuyên
môn hoá sản xuất, hình thành hệ thống gia công, nhất là trong ngành ô tô,
máy bay, đồ điện, cơ khí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở. Ví dụ,
ở Nhật 1 chiếc ô tô gồm 20.000 chi tiết, các công ty lớn làm ra các bộ phận
lớn như động cơ, thân xe, trục quay. Các bộ phận còn lại thì mua của các công
ty VVN. Một cuộc điều tra của bộ công nghiệp và thương mại quốc tế Nhật



Bản về mối quan hệ giữa hãng ôtô lớn và các hãng nhận gia công cho thấy:
168 hãng nhận gia công cấp 1 là những doanh nghiệp lớn, 4.700 hãng nhận
gia công cấp hai là DNVVN; 31.600 hãng nhận gia công cấp 3 là doanh
nghiệp nhỏ hơn. Nhìn bề ngoài tưởng như là hiện tượng phi tập trung hoá, tuy
nhiên thực chất chỉ là một biểu hiện mới của sự tập trung sản xuất trong đó
các DNVVN lệ thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn về công nghệ,
thị trường, tài chính…
- Ưu thế của DNVVN trong cơ chế thị trường: nhạy cảm với thay đổi sản
xuất, ứng phó linh hoạt với sự thay đổi của thị trường, mạnh dạn đầu tư vào
ngành mới mạo hiểm, dễ đổi mới kỹ thuật công nghệ.
B, Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư
bản tài chính.
Do sự phát triển mạnh của ngành dịch vụ, sự liên kết tài chính có sự phát
triển: Nừu trước đây là sự liên kết của công nghiệp với ngân hàng, nay phạm
vi liên kết diễn ra nhiều ngành, các tập đoàn tài chính hình thành dưới dạng tổ
hợp đa dạng: công, nông, thương tín, dịch vụ, công nghiệp quốc phòng…
Nội dung liên kết đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Ví dụ ngân
hàng cho tư bản công nghiệp vay vốn và bảo đảm tín dụng cho nó kinh doanh
có lợi cùng hưởng, chia sẻ rủi ro; hoặc ngân hàng mua sắm các thiết bị máy
móc hiện đại như dàn khoan thăm dò dầu khí rồi cho doanh nghiệp thuê (gọi
là cho thuê tài chính).
Tư bản tài chính mở rộng thị trường chứng khoán và tham gia vào việc
đẩy mạnh hoạt động trong các sở giao dịch trên thị trường chứng khoá trong
và ngoài nước. Vai trò ảnh hưởng của nó không chỉ trên phạm vi quốc gia mà
cả quốc tế, cả kinh tế và chính trị
Cơ chế thống trị có sự thay đổi: không chỉ thống trị các công ty con,
cháu mà thống trị cả của tầng lớp dân cư thông qua phát hành cổ phiếu mệnh
giá nhỏ, phát hành rộng rãi ra công chúng.

Ngoài ra ngân hàng còn chi phối các ngành bảo hiểm, thông tin, lưu trữ,
hoạt động cầm cố, tín dụng tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư. Sự thống trị đa


ngành đã biến các tập đoàn tài chính gia đình trước đây hình thành các tập
đoàn tài chính theo vùng lãnh thổ như Tập đoàn tài chính vùng Đông-Bắc,
Trung-Tây Calipocnia.
Để bành trướng ra thế giới các tập đoàn tài chính hình thành các ngân
hàng quốc gia và đa quốc gia, tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia
xâm nhập vào các nước khác, như: Ngân hàng thế giới (WB); quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF). Hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế đã dẫn tới
hình thành các trung tâm tài chính thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hồng
Kông, Xingapo…
C, Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến
tranh, nhưng quy mô, chiều hướng xuất khẩu tư bản có sự thay đổi.
- Sự tăng trưởng của xuất khẩu tư bản ở các nước phát triển tăng nhanh:
Nếu năm 1910, chỉ có khoảng 40-48 tỷ $ xuất khẩu thì đến năm 1945 sau
chiến tranh thế giới II có khoảng 50-60 tỷ $, nghĩa là hơn 30 năm chỉ tăng
10-20%; đến năm 1975 đã tăng lên 580-600 tỷ $ (tăng 10 lần sau chiến
tranh). Nguyên nhân: một là khoa học công nghệ phát triển, sản xuất phát
triển làm tăng nhanh “tư bản” dư thừa trong các nước phát triển; sự phát
triển của phân công lao động và hợp tác quốc tế thúc đẩy sự di chuyển của
dòng vốn đến các cong ty cắm nhánh ở nước ngoài; mặt khác là do hệ thống
“thuộc địa cũ tan rã sau chiến tranh, để vơ vét tài nguyên và bóc lột các nước
chậm phát triển thì CNTB phải thông qua xuất khẩu tư bản.
- Chiều hướng xuất khẩu tư bản có sự thay đổi: trước kia luồng tư bản
xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước chậm phát
triển (khoảng 70%). Từ sau chiến tranh thế giới II, đặc biệt là sau năm 1970,
đại bộ phận tư bản được đầu tư vào các nước phát triển.
Nguyên nhân:

Một là, vào thời kỳ này phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh
mẽ, nhiều nước mới giành được độc lập tiến hành quốc hữu hoá tư bản nước
ngoài, làm nản lòng đầu tư.


Hai là, các nước Tây Âu cần vốn để khôi phục kinh tế sau chiến tranh,
cùng với việc tiếp nhận vốn từ Bắc Mỹ theo kế hoạch Macsan, họ tìm cách
hồi hương một bộ phận tư bản từ các thuộc địa cũ, hoặc chuyển sang những
nơi đầu tư có môi trường ổn định, an toàn hơn. Vì vậy, hiện tượng nhập siêu
diễn ra suốt 2 thập kỹ 60-70 ở các nước Tây Âu, (trừ Anh sớm xuất siêu trở
lại vào năm 1956, nhưng địa bàn xuất khẩu tư bản của Anh cũng chủ yếu vào
Tây Âu, chiếm 72%).
- Tuy nhiên, trong bối cảnh đó một số nước đang phát triển ở châu Á cũng
“gặp cơ hội vàng” để tiếp nhận vốn đầu tư, nhất là từ Mỹ như Đài Loan, Hàn
Quốc, Xigapo, Hồng kông. Vì dây là thời kỳ chiến tranh lạnh, châu Á là điểm
nóng nên Mỹ và các nước Tây Âu muốn tạo ra ở đây những địa bàn chiến lược
để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Để phục vụ cho mục đích hoạt động quân sự,
Mỹ đã đầu tư dưới hình thức viện trợ, xây dựng kết cấu hạ tầng (60% tổng số
viện trợ của Mỹ cho nước ngoài trong những năm 1946-1990 (374 tỷ $) đã đổ
vào khu vực này; chưa kể khoảng 560 tỷ $ chi phí cho chiến tranh ở Việt Nam
đã đem lại nguồn lợi lớn cho hàng loạt các ngành công nghiệp, dịch vụ của các
nước nói trên.
Từ những năm 1970, dòng vốn tư bản chạy đi, chạy lại giữa các nước tư
bản phát triển với nhau. Trong những năm 1960, các nước đang phát triển còn
nhận được 30-40% khối lượng tư bản xuất khẩu, nhưng đến cuối những năm
1980 số đó chỉ còn khoảng 20%, hơn nửa trên số này lại hướng vào 18 nước
phát triển.
- Trong những năm 70-80 của thế kỹ XX, một số nước xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC) và các nước NICs ở châu Á cũng tham gia xuất khẩu tư bản, nhưng
phần lớn cũng lại đổ vào các nước phát triển.

Nguyên nhân chủ yếu là:
+ Về phía các nước đang phát triển, phần lớn có chế độ chính trị thiếu ổn
định, thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi, thiếu đội ngũ chuyên gia,
cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, trình độ dân trí thấp và tích
luỹ nội bộ nền kinh tế kém không đủ mức cần thiết tiếp nhận vốn đầu tư.


+ Về các nước phát triển: cuộc cách mạng khoa học-công nghệ làm xuất
hiện nhiều ngành sản xuất dịch vụ mới, nhất là các ngành có hàm lượng khoa
học cao, đòi hỏi vốn lớn để đầu tư. Có một sự di chuyển vốn từ nội bộ các
công ty xuyên quốc giá, phần lớn chi nhánh của chúng đặt tại các nước phát
triển. Để vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc phục trở ngại do hình
thành các khối EU, NAFTA, các công ty xuyên quốc gia đã dưa tư bản vào
trong khối đó để phát triển sản xuất.
+ Xuất hiện nạn chảy máu vốn ở các nước đang phát triển do tham
nhũng. Các nước chậm phát triển chỉ nhận được 20% tổng số tư bản xuất
khẩu nhưng lại có hàng chục tỷ $ quay trở lại các nước giàu như Thụ sĩ.
- Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự thay đổi: Xuất hiện việc xuất khẩu tư bản
nhà nước dưới dạng viện trợ, hợp tác. Vì bộ phận tư bản đầu tư vào kết cấu hạ
tầng, nông nghiệp giảm tương đốí, do các ngành này kém hấp dẫn, cho nên
chủ yếu dựa vào nguồn ODA của các chính phủ hay của WB, IMF, ngân hàng
châu Á (ADB). Kinh tế trang trại cũng kém hấp dẫn đầu tư do giá thuê đất lên
cao, khó tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác Mỹ lấy tư cách nước lớn phủ quyết
IMF, WB đầu tư vào trang trại để khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư.
Trong khi đó tư bản đầu tư vào dầu khí và một số khoáng sản tăng lên.
Giai đoạn 1972-1982 đầu tư trực tiếp của Mỹ vào ngành dầu khí tăng 56,2%,
từ 33,373 tỷ $ năm 1972 lên 54,511 tỷ $ vào năm 1982. Một loạt các công ty
của Anh, Pháp, Hà Lan đã vượt qua cả lệnh cấm vận của Mỹ đầu tư thăm dò
dầu khí ở Việt Nam. Ngoài ra các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ
cũng thu hút được nhiều tư bản hơn trước.

D, Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu
hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu
vực hoá nền kinh tế.
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia
tăng lên càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và phân chia phạm vi
ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy hình thành chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước quốc tế.


Trên thực tế xét ở một mức độ nào đó “không gian thươngmại xuyên đại
dương” cũng là một bộ phận của chiến lược tăng cường ảnh hưởng của các cường
quốc sau chiến tranh lạnh kết thúc. Tư bản độc quyền quốc tế là thế lực đang chi
phối quá trình toàn cầu hoá thông quan các tổ chức kinh tế quốc tế và đang ra sức
hạn chế sự phát triển của các tổ chức khu vực.
Cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, xu hướng khu
vực hoá, hình thành ngày càng nhiều liên minh kinh tế khu vực như:
Liên hiệp châu Âu (EU); Hiệp định buôn bán tự do Bắc Mỹ (NAFTA);
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); Tổ chức Hợp tác châu Á…Ngày
càng có nhiều nước tham gia vào các Liên minh mậu dịch tự do (FTA), hoặc
liên minh thuế quan (CU). FTA là khu vực trong đó các nước thành viên cam
kết xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hoá của nhau. CU là liên minh
trong đó các nước thành viên có mức thuế chung đối với hàng hoá nhập khẩu
từ các nước ngoài khối.
Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hiện có 109 khối liên
kết khu vực đã ra đời từ 1948-đến cuối 1994, trong đó gần 1/3 ra đời vào những
năm 1990-1994.
Các liên minh khu vực hấp dẫn các nước hơn so với tiến trình tự do hoá
thương mại toàn cầu vì:
- Diễn ra trong khu vực với ít thành viên, có tính linh hoạt cao dễ thống
nhất hơn các vấn đề so với toàn cầu.

- Liên minh khu vực là nhân tố bảo đảm cho quá trình tự do hoá, đặc
biệt là với các nước đang phát triển, nhờ sự giúp đỡ của các nước khác
trong liên minh, nhất là trong giai đoạn khó khăn ban đầu. Hơn nữa khi
các nước nghèo đang phải chống chọi với sự “xâm lăng kinh tế” ngày
càng dữ dội từ các nước tư bản pháp triển thì sự liên kế với nhau tạo cho
họ sức mạnh cần thiết.
- Sự thuận lợi về địa lý, mối quan hệ láng giềng thân thiện cũng là ưu thế
mang tính khách quan của liên minh khu vực.


Thực tế cho thấy kim ngạch buôn bán trong nội bộ liên minh khu vực
tăng lên khá nhanh; mặt khác các liên minh này còn có vai trò về mặt chính
trị, an ninh.
E, Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những
hình thức cạnh tranh và thống trị mới.
Tuy chủ nghĩa tực dân cũ đã sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy
yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai
vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện “chiến lược
biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế” rộng hơn biên giới địa
lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công
nghệ đi đến lệ thuộc về về chính trị vào các cường quốc.
Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng lại
được thay thế bằng những cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh sắc tộc, tôn
giáo mà đứng trong hoặc núp sau đó đều có bàn tay của chủ nghĩa đế quốc.
Tóm lại, dù có những biểu hiện mới, chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn là
chủ nghĩa tư bản độc quyền. Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển của
5 đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền mà Lênin đã vạch ra từ những năm
đầu thế kỷ.
3. Đặc trưng kinh tế xét dưới góc độ bản chất của chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được Lênin đề cập đến như một
phạm trù gắn liền với chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tuy nhiên ở thời Lênin,
hiện tượng đó mới chỉ ở giai đoạn đầu hình thành. Trải qua gần 1 thế kỷ phát
triển, ngày nay nó đã có sự phát triển mạnh mẽ. Đặc điểm nổi bật nhất sau
chiến tranh thế giới 2 là sự phát triển chưa từng có và rộng khắp của chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cụ thể:
a, Sở hữu tư bản độc quyền nhà nước có biểu hiện mới:
- Tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong kinh tế quốc dân tư bản chủ nghĩa
tăng lên rõ rệt, phạm vi của nó vừa bao gồm các xí nghiệp thuộc nhà nước
trong các ngành sản xuất vật chất vừa bao gồm các ngành tài chính thuộc


ngân hàng, ngành dịch vụ, cùng những cơ sở hạ tầng xã hội do nhà nước đầu
tư.
- Kinh tế nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ. Năm 1979,
trong 40 công ty công nghiệp lớn nhất của Tây ÂU, có 7 công ty hỗn hợp giữa
nhà nước và tư nhân, trong đó vốn nhà nước chiếm một nửa. Ở cộng hoà liên
bang Đức, đã có 1000 xí nghiệp nhà nước và tư nhân kết hợp.
Nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là:
- Do sự phát triển của LLSX và trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng
cao đã đặt ra hàng loạt vấn đề mới đòi hỏi phải có sự giải quyết của nhà nước
như: sự ô nhiễm môi trường; đổi mới thiết bị công nghệ; xây dựng những
ngành công nghiệp mới…những ngành đòi hỏi vốn lớn).
- Do cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước buộc nhà nước phải đứng
ra để mở rộng thị trường.
b, Sự điều tiết của nhà nước có biểu hiện mới: kết hợp điều tiết của
nhà nước với cơ chế thị trường cạnh tranh tự do và tính năng động của tư
bản độc quyền tư nhân; Phương thức điều tiết kinh tế của nhà nước cũng
linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng hơn.
- Chi tiêu tài chính của nhà nước tư bản phát triển để điều tiết quá trình

tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều. Trước chiến tranh thế giới 2 khoản chi này
chiếm 10% trong giá trị sản phẩm quốc dân. Đến những năm 80 của thế kỹ 20
là 1/3, cá biệt có nước vượt quá một nửa.
- Trước đây, sự mở rộng sở hữu nhà nước và sự can thiệp quá sâu của
nhà nước vào quá trình kinh tế theo mô hình lý thuyết của J.M.Ken để thực
hiện mục tiêu “việc làm đầy đủ” đã không giải quyết được thất nghiệp mà còn
làm tăng lạm pháp đã đưa nhiều nền kinh tế các nước tư bản lâm vào tình
trạng vừa đình đốn vừa lạm pháp. Cùng với đó là khủng hoảng năng lượng
trong những năm 70 của thế kỷ XX càng làm thêm trầm trọng tình trạng trên
buộc các nước tư bản phải thay đổi.


×