Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ, SAU ĐẠI HỌC, TIỀM NĂNG, GIỚI HẠN VÀ mâu THUẪN CỦA CHỦ NGHĨA tư BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.4 KB, 18 trang )

TIỀM NĂNG, GIỚI HẠN VÀ MÂU THUẪN
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
* * *
Trong một vài thập kỷ trở lại đây, chủ nghĩa tư bản do tận dụng được
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và vai trò
điều tiết của nhà nước nên có sự phát triển, biến đổi thích nghi trên nhiều
lĩnh vực cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Trong khi đó, chủ
nghĩa xã hội có sự thoái trào sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô,
Đông Âu sụp đổ. Do đó, chủ nghĩa tư bản cần phải được xem xét để
khẳng định con đường phát triển của thế giới, chủ nghĩa tư bản hiện nay
có còn vị trí, vai trò lịch sử, hay vẫn phải nhường chỗ cho chế độ xã hội
tốt đẹp hơn. Điều đó, đòi hỏi phải đánh giá khách quan về chủ nghĩa tư
bản, đặc biệt là vấn đề về tiềm năng, giới hạn và những mâu thuẫn của
chủ nghĩa tư bản đương đại.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN MÁCXÍT ĐÁNH
GIÁ TIỀM NĂNG, GIỚI HẠN VÀ MÂU THUẪN CỦA CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
1.1. Lý luận của V.I.Lênin về địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản
V.I.Lênin kế tục C.Mác, nghiên cứu chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn độc
quyền. Từ sự phân tích những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc,
V.I.Lênin đã rút ra kết luận: Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển đặc biệt
của chủ nghĩa tư bản. Tính chất đặc biệt biểu hiện ở các khía cạnh: Chủ nghĩa
đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền; Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư
bản ăn bám và thối nát; Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản tất yếu bị diệt
vong, bị thay thế bởi một xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Các luận điểm đó của
V.I.Lênin là cơ sở lý luận để xem xét tiềm năng, giới hạn và mâu thuẫn của
chủ nghĩa tư bản hiện đại.
* Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền


- Độc quyền là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc; là hình thái vận


động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện tích tụ và tập
trung tư bản và sản xuất đã đạt đến trình độ cao.
- Độc quyền biểu hiện trên các mặt: Độc quyền về thị trường, giá cả,
nguồn nguyên liệu,… với mục tiêu thu lợi nhuận độc quyền.
- Độc quyền ra đời từ tự do cạnh tranh, song không phủ định tự do cạnh
tranh, mà tồn tại bên cạnh và bên trên tự do cạnh tranh. Cạnh tranh trong chủ
nghĩa đế quốc vẫn còn và diễn ra hết sức gay gắt, phức tạp.
- Độc quyền ra đời làm cho quá trình xã hội hóa sản xuất được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn, làm gia tăng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
* Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản ăn bám, thối nát
- Tính ăn bám của chủ nghĩa tư bản biểu hiện thông qua sự bóc lột giá trị
thặng dư không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia
thông qua xuất khẩu tư bản.
- Sự bành trướng của tư bản tài chính làm cho khối lượng giá trị thặng dư
tăng lên tới mức khiến cho một số nhà tư bản không cần quan tâm đến sản
xuất, mà bàn giao chức năng đó cho những người “làm thuê cao cấp”, còn bản
thân họ thì sử dụng giá trị thặng dư bóc lột đưa vào các ngân hàng để kiếm lời
thông qua hưởng lợi tức (xuất hiện tầng lớp thực lợi theo lối cắt phiếu ăn tiền).
- Cùng với hiện tượng trên là xu hướng kìm hãm sự phát triển của khoa
học kỹ thuật do độc quyền trên một mức độ nào đó làm mất đi những nguyên
nhân kích thích sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Trong thời đại tư bản tài chính, sự bóc lột thế giới được đẩy mạnh và
đưa lại những lợi nhuận độc quyền cho một nhóm nước giàu nhất, tạo khả
năng kinh tế để mua chuộc những “tầng lớp trên” trong giai cấp vô sản và
nuôi dưỡng chủ nghĩa cơ hội.
* Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản tất yếu bị diệt vong, bị thay
thế bởi một chế độ xã hội cao hơn, tiến bộ hơn



- Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện xã hội hóa sản
xuất và quá trình đó đã đạt tới đỉnh cao trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền, đặc biệt là trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự
phát triển đó của lực lượng sản xuất đã tạo ra tiền đề vật chất cho chủ nghĩa
xã hội. Song cũng chính sự phát triển đó của lực lượng sản xuất đã ngày càng
mâu thuẫn gay gắt với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất, biểu hiện về mặt giai cấp là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng là
giai cấp vô sản và tư sản không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn vượt ra
ngoài biên giới quốc gia. Đồng thời, mâu thuẫn cơ bản đó được mở rộng làm
cho mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản trở nên gay gắt.
- Dưới tác động của quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản,
so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi, mâu thuẫn với hiện thực
phân chia thế giới lúc đó, là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh đế quốc để phân
chia lại thế giới vốn đã chia xong. Điều đó làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc,
tạo tiền đề thuận lợi cho cách mạng vô sản. Sự phát triển không đều về kinh tế
dẫn tới sự phát triển không đều về chính trị, tạo ra sự chín muồi không đều
trong các nước đế quốc, làm cho cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành
thắng lợi trước hết trong một số tít nước tư bản, thậm chí trong một nước tư
bản. Sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã chứng minh
điều đó.
Từ quan điểm của V.I. Lênin cho thấy rằng, chủ nghĩa tư bản nhất định
bị diệt vong, bị thay thế bằng chế độ xã hội cao hơn hẳn, đó là sự phát triển
lịch sử tự nhiên.
* Một số quan điểm tư sản đánh giá về chủ nghĩa tư bản:
Nhìn chung các quan điểm tư sản đều có những đánh giá, nhận định
phiếm diện, không phản ánh đúng bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Quan điểm Kinh tế học tư sản cổ điển:
Quan điểm Kinh tế học tư sản cổ điển mà đại diện là Error: Reference
source not foundcho rằng, trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi
nhuận của các doanh nghiệp tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến



nhanh về phía trước hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các
quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của các doanh nghiệp tư bản tư nhân.
Quan điểm Kinh tế họcError: Reference source not found:
Các nhà Kinh tế học Error: Reference source not found(mà đại diện là
Error: Reference source not foundMỹ) cổ vũ cho một nền kinh tế Error:
Reference source not found toàn phần không bị nhà nước can thiệp cho rằng,
chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát triển tính năng động của
nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Hình thức kinh tếError: Reference
source not found không bị nhà nước can thiệp của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng hợp vạn năng cho kinh tế thế giới và cùng
với các kinh nghiệm phòng tránhError: Reference source not found mà kinh tế
tư bản chủ nghĩa thu nhận được nó sẽ mang một sức sống mới cho tương lai
kinh tế nhân loại.
Quan điểm Chủ nghĩa tư bản điều tiết:
Các nhà kinh tế học của chủ nghĩa tư bản điều tiết mà đại diện làError:
Reference source not found ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế tư
bản chủ nghĩa và cho rằng chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ
biến đổi thành nền kinh tếError: Reference source not found với sở hữu dần
tập trung vào tay nhà nước hoặc Error: Reference source not foundvới hình
thức các công ty cổ phần.
Thuyết “Xã hội hậu công nghiệp”:
Thuyết kinh tế tư sản do nhà xã hội học Mĩ Ben (D. Bell) đề xướng,
cho rằng nền kinh tế Hoa Kì đang chuyển sang “xã hội hậu công nghiệp”,
trọng tâm Error: Reference source not foundđã chuyển sang lĩnh vực dịch vụ
- khoa học. Các cơ quan khoa học - kĩ thuật và những cá nhân có nhiều tài
năng do xã hội đề bạt lên nắm quyền hành ngày càng lớn. Thuyết XHHCN
phủ định chủ nghĩa tư bản hiện tại, khẳng định một xã hội sau xã hội công
nghiệp (xã hội tư bản) văn minh tiến bộ hơn, lấy mục tiêu là động lực chính

cho sự phát triển. Thuyết “Xã hội hậu công nghiệp” tuyệt đối hóa vai trò của
khoa học, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, phủ


nhận tính giai cấp của xã hội hiện đại và tính tất yếu của cách mạng xã hội;
về thực chất là phản ánh về mặt lí luận của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước.
Thuyết “Hội tụ”:
Thuyết xã hội học tư sản, cho rằng 2 chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa đang phát triển theo những con đường ngày càng xích lại gần nhau
và cuối cùng sẽ hoà nhập vào nhau, hình thành nên một xã hội mới, trong đó
kết hợp những tính chất tích cực của chế độ tư bản và của chế độ xã hội chủ
nghĩa. Những người chủ trương nổi tiếng nhất của thuyết này là Xôrôkin (P.A.
Sorokin), Gonbrêt (J. K. Galbraith), Tinbecghen (J. Tinbergen). Thuyết này
thường chứng minh rằng: Ở các nước phương Tây, nhà nước đang can thiệp
vào kinh tế, đang làm cho nền kinh tế trở nên có tổ chức, có xu hướng kế hoạch
hoá tập trung, còn ở các nước xã hội chủ nghĩa thì đang mở rộng quan hệ thị
trường. Các công ty lớn ở các nước phương Tây cũng giống như các liên hiệp
sản xuất ở các nước xã hội chủ nghĩa, đều là những hình thức tổ chức sản xuất
lớn. Các tác giả cho rằng: Trong 4 nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản, xã hội sẽ
giữ lại 3 nguyên tắc, đó là chế độ tư hữu, kích thích kinh tế và động cơ lợi
nhuận, cơ chế thị trường; bỏ nguyên tắc nhà nước không can thiệp. Với chủ
nghĩa xã hội, sẽ giữ 3 nguyên tắc: Trình độ bình đẳng cao, kiểm tra công nhân
đối với sản xuất, kế hoạch hoá kinh tế; bỏ nguyên tắc sở hữu xã hội về tư liệu
sản xuất. Thuyết này thiếu cơ sở khoa học, chỉ nhấn mạnh những nét tương tự
về cấu trúc kinh tế, kĩ thuật, khoa học mà không nói đến sự khác nhau về bản
chất giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, đó là sự khác nhau của chế độ
sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
* Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa tư bản hiện đại
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phân tích sâu sắc tình

hình thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam có những đánh giá, nhận định đúng
đắn, khoa học về chủ nghĩa tư bản hiện đại thể hiện trên một số luận điểm chủ
yếu sau:
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc điểm nổi bật sau đây:


- Trong vòng 20, 30 năm trở lại đây cuộc cách mạng KH-KT hiện đại đã
đưa đến một bước phát triển nhảy vọt về chất lượng sản xuất của loài người
nói chung, đặc biệt là ở các nước tư bản phát triển.
- Về quan hệ sản xuất, biểu hiện quan trọng nhất ở các nước tư bản phát
triển là sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia.
- Ở các nước tư bản phát triển cũng đang diễn ra sự điều chỉnh quan hệ
sở hữu; có sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của CNTB độc quyền nhà
nước với đặc trưng là tư bản nhà nước kết hợp với tư bản độc quyền tư nhân;
hình thức các công ty tư bản tư nhân đang chuyển sang hình thức công ty cổ
phần do nhiều nhà tư bản cùng bỏ vốn kinh doanh; hiện tượng công nhân
tham gia mua cổ phần đã xuất hiện.
- Do tận dụng được những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, giai cấp tư sản ngày nay chủ yếu thực hiện việc bóc lột giá trị
thặng dư tương đối do nâng cao năng suất lao động, áp dụng công nghệ
hiện đại, kích thích tích cực lao động bằng lợi ích vật chất và tinh thần đối
với người lao động.
Tuy chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc điểm như trên, nhưng trước
sau, bản chất của của chủ nghĩa tư bản không thay đổi:
1. Mặc dù có sự điều chỉnh về các quan hệ sản xuất xã hội, nhưng CNTB
vẫn không giải quyết được mâu thuẫn giữ tính chất xã hội hoá của LLSX
ngày càng cao với tính chất tư nhân TBCN về TLSX, vẫn không giải quyết
được mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
2. Quy luật tuyệt đối của CNTB mà C.Mác đã phát hiện - Quy luật giá trị
thặng dư và về mặt xã hội, mục đích sản xuất TBCN suy cho cùng vẫn là ngày càng
làm giàu cho giai cấp tư sản, vẫn đang chi phối toàn bộ cơ chế vận hành của chủ

nghĩa tư bản hiện đại.
3. Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về sở hữu, phân phối lợi ích và chính
sách xã hội… về khách quan đã đáp ứng một phần đòi hỏi của người lao động, song
về cơ bản sự điều chỉnh đó vẫn không vượt ra khỏi khuôn khổ của một chế độ xã


hội bất công, là sự bảo đảm có tính chất nhất thời sự ổn định chính trị - xã hội của
chủ nghĩa tư bản .
4. Sự phân cực mạnh mẽ của thế giới tư bản chủ nghĩa, ở cực này là một
số ít các nước tư bản phát triển phồn vinh, còn ở cực kia là hàng trăm nước
thuộc địa và phụ thuộc ngày càng nghèo khổ.
5. “Tình trạng môi trường sống trên hành tinh này đang bị phá hoại tới
giới hạn nguy hiểm, mà chế độ tư bản là thủ phạm chính” (Trích trong sách:
“Về một số vấn đề cơ bản trong Văn kiện Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam”
- Nxb Tư tưởng văn hoá, H. 1991).
Trên cơ sở đó, Đảng Cộng sản Việt Nam kết luận: “Theo quy luật tiến hóa
của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Trích Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG. H. 2001, tr. 65).
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa tư bản hiện đại góp
phần bổ sung cơ sở lý luận đánh giá tiềm năng, giới hạn và mâu thuẫn của chủ nghĩa
tư bản hiện đại.
1.2. Phương pháp luận mác - xít đánh giá tiềm năng, giới hạn và mâu
thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Trong đánh giá tiềm năng, giới hạn và mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện
đại phải trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
xem xét khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển; xem xét cả lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; xem xét các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa,
khoa học - công nghệ,…của chủ nghĩa tư bản.
Phải có cách nhìn nhận mới đối với chủ nghĩa tư bản; không phủ định một
cách giản đơn mà đánh giá khách quan những bước phát triển mới của nó trên

các mặt, với tư cách là thành tựu của nền văn minh nhân loại, đồng thời như
là những điều kiện quốc tế đối với hoạt động của chúng ta. Mặt khác, cần thấy
rõ những mâu thuẫn quy định bản chất của chế độ xã hội đó vẫn không hề
thay đổi. Chủ nghĩa tư bản cho dù còn tiềm năng phát triển, song đó không
phải là giải pháp đúng đắn cho sự phát triển của lịch sử loài người.


II. TIỀM NĂNG, GIỚI HẠN VÀ MÂU THUẪN CỦA CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
2.1. Những tiềm năng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Sự biểu hiện của những tiềm năng:
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại xây dựng được một cơ sở vật chất - kỹ thuật
dựa trên thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới, đặc biệt là
công nghệ cao: Điện tử, tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học. Nhờ cơ sở vật
chất - kỹ thuật này, tri thức được mở mang và lan truyền nhanh chóng tạo ra sự
liên kết giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ; tạo ra một nền kinh tế sử dụng lao
động linh hoạt, tổ chức lao động theo hướng phi tập trung hóa, phát triển khu vực
dịch vụ, xuất hiện nhiều ngành mới mở ra khả năng giải quyết việc làm. Năm
1995, Tây Âu đã cần đến 1 triệu nhân viên lập trình máy tính. Đến năm 2000, chỉ
riêng Nhật Bản cũng đã cần 1 triệu nhân viên phần mềm máy tính …
- Cơ chế tổ chức quản lý được đổi mới, năng xuất lao động cao hơn hẳn
các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển, tạo ra một khối
lượng của cải đồ sộ. Nhờ cơ chế này, chủ nghĩa tư bản đạt được bước tiến
trong việc kìm giữ những mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở một giới hạn nhất định,
nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất, hạn chế sự bùng nổ xã
hội. Tốc động tăng trưởng của G7: Trung bình trong 10 năm (1981 - 1990) là
2,9%, năm 1998: 2,25, năm 1999: 2,6%, năm 2000: 2,4%; chỉ số tăng năng
xuất lao động hàng năm tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên (bình
quân giai đoạn 1977 - 1986 mức tăng là 2,8%, năm 1990, 1991 đạt 2%, năm
1993: 2,6%, năm 1994: 5,3%, năm 1995: 5,0%, năm 1996: 4,8%, năm 1997:

5,1%). Chỉ số giá cả hàng hóa, dịch vụ: Dao động trong khoảng 1 - 47%. Chỉ
số lạm phát: Ở giới hạn 1 - 4%, năm 1991: 4,5%, năm 1999: 1,2%, năm 2000:
1,7%. Xuất nhập khẩu: Tăng ở mức trung bình; các nước G7 trong 10 năm
(1981 -1990): 5,3%, năm 1994: 8,7%, năm 2000: 6,2%. Toàn bộ các nước tư
bản: Dao động từ 1 - 9% (giai đoạn 1981 - 1990), trung bình: 5,3%, năm
1994: 9,7%, năm 1995: 8,9%, năm 2000: 5,9%. Nhìn chung, ngoại trừ một số
nền kinh tế có sự tác động của khủng hoảng toàn cầu làm tốc độ tăng trưởng


GDP ở trạng thái âm (Mỹ: 0,6%, Canađa: 1,8% vào năm 1991, Nhật bản
0,7%, Pháp 1,5%, Đức 1,2% vào năm 1993) còn lại sự tăng trưởng ở mức
bình thường, các chỉ số khác biến đổi ở mức có thể chấp nhận và so với nhiều
nước đang phát triển thì các chỉ số đó thể hiện sự tiến bộ hơn hẳn về kinh tế.
Đồng thời trong tương lai, ở các nước tư bản phát triển, các chỉ số này có thể
còn cao hơn khi cơ sở vật chất - kỹ thuật mới về chất phát huy tác dụng1.
Từ những cơ sở trên, có thể khẳng định chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn
còn tiềm năng để phát triển và tiếp tục thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
Nguyên nhân của việc khai thác được những tiềm năng dưới chủ
nghĩa tư bản hiện đại:
Một là, chủ nghĩa tư bản hiện đại chiếm lĩnh được những vị trí then chốt,
áp dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
vào sản xuất, đẩy nhanh năng xuất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận và trích ra một phần nhỏ
mua chuộc một bộ phận giai cấp công nhân, làm dịu mâu thuẫn xã hội.
Hai là, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có một bề dày kinh nghiệm quản lý
nền kinh tế thị trường, sử dụng những mặt tích cực do kinh tế thị trường đem
lại (động lực lợi ích, năng động, linh hoạt, của các chủ thể, khai thác các
nguồn lực,…).
Ba là, vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước tư bản có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng, tạm thời làm dịu những mâu thuẫn vốn có trong xã hội tư bản,

định hướng cho sự phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ,... không chỉ trong
từng quốc gia mà còn có sự phối hợp trên phạm vi quốc tế.
Bốn là, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cho các nước tư bản khai
thác những nguồn lực rất lớn từ bên ngoài và chủ nghĩa tư bản đã biết khai
thác lợi thế này một cách có hiệu quả.
Năm là, sự tan vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới có lợi cho chủ
nghĩa tư bản trong việc tập trung hơn vào phát triển kinh tế.
2.2. Giới hạn chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng về chủ nghĩa tư bản, Nxb Chính trị quốc gia, 2002,
tr.
1


Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là chế độ áp bức bóc lột
- Sự áp bức bóc lột được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và tinh
vi hơn:
Tỷ suất giá trị thặng dư luôn tăng. Dẫn chứng: Ở Mỹ tăng từ 23,7% năm
1977 lên 320% năm 1990, Cộng hòa Liên bang Đức từ 181,47% năm 1950
tăng 260% năm 1977 và 309% năm 1991 và 312% năm 1993.
Các hình thức bóc lột cũng luôn thay đổi dựa trên việc áp dụng những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:
Với phương thức quản lý mới, các nhà tư bản đã khai thác được trí tụê
của người lao động, bóc lột chất xám của đội ngũ trí thức làm công, tỷ suất
giá trị thặng dư (m) tăng nhanh, mặc dù thời gian lao động trong tuần giảm.
Với công nghệ và các phương tiện hiện đại, các nhà tư bản có điều kiện
bắt công nhân tăng cường độ lao động để bù đắp giảm thời gian lao động.
Sự bóc lột vượt khỏi biên giới quốc gia và phát triển trên phạm vi quốc
tế thông qua nhiều hình thức: Xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi mậu
dịch, di tản chất xám. Dẫn chứng: Hàng năm các công ty xuyên quốc gia đã
thu được số lợi nhuận khổng lồ, chỉ tính riêng một số công ty hàng đầu trong

500 công ty lớn nhất thế giới, lợi nhuận đã lên tới hàng chục tỷ đô la do bóc
lột ở các nước đang phát triển.
Bóc lột thông qua sự chênh lệch giữ giá cả thị trường và giá trị quốc tế
hay giá cả sản xuất quốc tế của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng. Thông
thường, các công ty độc quyền bán sản phẩm công nghiệp với mức giá tăng từ
15%- 20%, trong khi đó mua hàng hóa nông phẩm ở các nước đang phát triển
chỉ với mức tăng từ 2- 3% thông qua cơ chế độc quyền.
Các tổ chức độc quyền thực hiện lôi kéo chất xám từ các nước đang phát
triển, đó là hình thức bóc lột trong điều kiện mới.
Biến nợ nước ngoài thành tư bản đầu tư (các công ty xuyên quốc gia trả
nợ hộ cho nước là con nợ, biến số nợ này thành tư bản đầu tư), các công ty
xuyên quốc gia cũng kiếm được những khoản chênh lệch kếch xù.


Bóc lột người lao động trong các xí nghiệp của nền kinh tế ngầm. Đây là
hình thức bóc lột dã man nhất. Người lao động phải làm việc trong các nhà
hầm, các khu ổ chuột không có bảo hiểm, từ 12-18 giờ trên ngày với đồng
lương rẻ mạt. Do người lao động thường là người nhập cư trái phép phải làm
việc ngoài vòng pháp luật nên các chủ tư bản đã tăng cường bóc lột và tận
dụng hết mức trước khi bị pháp luật ràng buộc.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là chế độ bất bình đẳng
Mặc dù chủ nghĩa tư bản có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ, song nó
vẫn là chế độ bất bình đẳng, nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất bình đẳng trong
chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Biểu hiện:
- Sự phân cực xã hội vẫn được duy trì và có xu hướng tăng lên. Giống
như trước kia, xã hội ở các nước tư bản phân thành hai cực: Giai cấp các nhà
tư bản chiếm đoạt và tích tụ đại bộ phận tư liệu sản xuất và của cải của xã hội,
giai cấp những người lao động làm thuê tích tụ sự nghèo nàn, dốt nát, bần
cùng dưới hình thức mới. Ở Mỹ, nước được coi là giàu nhất thế giới, vẫn tồn
tại 35,7 triệu người nghèo khổ; Tây Âu: 15 triệu người; trong khi đó số lượng

các nhà tỷ phú ngày càng tăng: Ở Mỹ có 4.500 nhà tư bản siêu giàu có, riêng
400 người giàu nhất đã có tài sản 1.000 tỷ USD, lớn hơn GDP của nhiều nước
và năm 1991, 20% số người giàu có đã chiếm 46,5% toàn bộ thu nhập, 20%
số người nghèo chỉ chiếm 3,8% thu nhập. Tương tự, sự chênh lệch giữa 20%
số người giàu nhất và 20% số người nghèo nhất ở Anh là 6 lần, Pháp: 7,67
lần, Canađa: 7,55 lần.
- Sự phân biệt đối xử giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là nạn phân biệt
chủng tộc. Ở các nước tư bản, người da màu, người ở tầng lớp dưới bị khinh rẻ,
nhiều người trong số họ bị thất nghiệp và cùng khổ, khó tìm việc làm và bị phân
biệt đối xử. Ở Mỹ hiện nay, cứ hai đứa trẻ da đen thì có một đứa trẻ phải sống
trong cảnh nghèo khổ, trong số 35,7 triệu người nghèo có 32,7 triệu người da đen.
- Sự bất bình đẳng còn biểu hiện trong mối quan hệ giữa các nước tư
bản chủ nghĩa và vùng ngoại vi là các nước đang phát triển. Trong khi các
nước tư bản chủ nghĩa tích lũy sự giàu có về của cải thì ở các nước đang phát


triển phải đương đầu với tình hình hết sức cấp bách của nạn đói nghèo, bệnh
tật và dốt nát. Khoảng cách về thu nhập giữa các nước tư bản phát triển và các
nước đang phát triển năm 1960 là 30 lần, đầu thế kỷ 21 là 70 lần.
Số người thất nghiệp tăng lên và thất nghiệp vẫn là căn bệnh nan giải
dưới chủ nghĩa tư bản
- Trong các nước tư bản ngày nay, hiện tượng tư bản thừa tương đối vẫn
đi đôi với thất nghiệp. Thất nghiệp đa dạng: Bên cạnh một số ngành mới (với
thiết bị, công nghệ mới nên thiếu người làm do chưa đào tạo kịp) thì hầu hết
các ngành kinh tế đều tồn tại thất nghiệp (thất nghiệp toàn phần, bán thất
nghiệp). Hiện nay, ở các nước tư bản có trên 40 triệu người thất nghiệp các
dạng, trong khi đó, năm 1960 mới chỉ là 6 triệu, năm 1980 là 35 triệu.
Nguyên nhân thất nghiệp: Đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tự động hóa
(Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế - ILO là khoảng 10 %); do việc
đào tạo lại chưa thích ứng kịp; do làn sóng di cư từ nước ngoài tới.

Cơ cấu thất nghiệp: Có sự thay đổi, ngày nay không chỉ phụ nữ, người
lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp…mà ngay cả thanh niên, trí thức, các nhà khoa
học cũng gia nhập đội quân thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1988 có 500 nghìn
chuyên gia có trình độ đại học; 1,5 triệu cán bộ kỹ thuật và nhân viên giúp
việc quản lý bị thất nghiệp. Nguyên nhân trực tiếp là do cơ cấu sản xuất và
công nghệ thay đổi; đa số người lao động không đủ điều kiện để tự lo việc
đào tạo lại nghề cho mình. Nguyên nhân sâu xa là từ bản chất của chế độ tư
bản chủ nghĩa; chủ nghĩa tư bản có quan tâm đến nạn thất nghiệp, song nó
không bao giờ có khả năng giải quyết triệt để được mà chỉ dừng ở mức độ
ngăn chặn sự bùng nổ của cách mạng xã hội.
Tệ nạn xã hội vẫn là vấn đề thách thức chủ nghĩa tư bản hiện đại
Do hậu quả của việc phân cực xã hội, chính sách áp bức bóc lột, bất
công, nạn thất nghiệp…tệ nạn xã hội ở các nước tư bản đang trở thành vấn đề
có tính chất thách thức. Cụ thể là:
- Tội ác và bạo lực tràn lan, do nhiều nguyên nhân kinh tế - xã hội,
buông lỏng quản lý vũ khí, phổ biến và tán dương bạo lực.


- Sự tràn lan và ồ ạt của nền văn minh ma túy, không chỉ ở các khu nhà ổ
chuột bần cùng mà còn lan sang các trung tâm đô thị lớn; nguyên nhân đối
với người nghèo là lối thoát tâm lý, đối với những kẻ ham làm giàu là cách
phất lên nhanh chóng (lãi xuất từ ma túy lên đến 100 tỷ/năm).
- Tệ nạn mại dâm phát triển, đe dọa vai trò của gia đình, làm cho mối
liên kết xã hội trở nên lỏng lẻo.
- Bệnh AIDS đang hoành hành.
- Sự truyền bá lối sống đồi trụy qua các phương tiện nghe, nhìn dưới
chiêu bài giải trí, kích động bạo lực, mại dâm và thỏa mãn tức thời.
- Đặc biệt là những năm gần đây, ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, thường
xuyên diễn ra các hoạt động khủng bố, tình trạng trật an toàn tự xã hội không
được bảo đảm, đe dọa cuộc sống của con người.

Ô nhiễm môi trường sinh thái
Có thể nói, các tập đoàn tư bản, các nước tư bản phát triển là thủ phạm
chính tạo nên sự ô nhiễm môi trường sinh thái. Bởi vì:
- Vì chạy theo lợi nhuận, các tập đoàn tư bản đã không quan tâm tới bảo
vệ môi trường sinh thái, tạo ra sự ô nhiễm môi trường sống, gây ra những hậu
quả nặng nề đối với con người.
- Hiện nay, các nước tư bản phát triển đã nhận thức rõ việc cần thiết phải
bảo vệ môi trường sinh thái, ban hành các luật lệ nhằm kiểm soát vấn đề này,
song dường như chỉ quan tâm nhiều hơn trong phạm vi quốc gia mình.
- Để đối phó với vần đề này, các nước tư bản tăng cường di chuyển
những công nghệ dễ gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển nhằm tránh
sự kiểm soát, hạn chế chi phí bảo hiểm (do một số nước đang phát triển chưa
có luật bảo vệ môi trường, chưa có trình độ quản lý, kiểm soát vấn đề này);
làm tổn hại đến các nước đang phát triển và làm trầm trọng thêm vấn đề ô
nhiễm môi trường.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tiếp tục duy trì chạy đua vũ trang dưới
những hình thức mới


- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước tư bản phát triển đẩy mạnh chạy
đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế nhằm các mục đích về kinh tế, quân sự.
Chi phí quân sự của thế giới đạt con số khổng lồ: Ước tính 1000tỷ USD/năm
(lớn hơn tổng thu nhập quốc dân của khoảng 1 tỷ người ngèo, bằng tổng thu
nhập của Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi cộng lại), trong khi chỉ cần 1% trong
tổng số đó là có thể cứu được 200 triệu người đang bị đói trên thế giới. Riêng
Mỹ trong khoảng thời gian đó bình quân hàng năm là trên 300 tỷ USD.
- Sau chiến tranh lạnh, tưởng chừng chạy đua vũ trang giảm đi, nhưng
thực tế ngược lại vẫn có xu hướng tăng. Mới đây, trong báo cáo của Quỹ Quốc
tế Oxfam có đưa ra kết luận: Tổng số chi phí dùng để mua vũ khí và thiết bị
quân sự của các nước trên thế giới đã vượt quá thời kỳ chiến tranh lạnh. Các

chuyên gia phân tích của quỹ này công bố những con số đáng giật mình! Chi
phí dành cho quốc phòng của thế giới năm 2006 đã lên tới con số kỉ lục là
1.059 tỉ USD. Trong khi đó, vào thời điểm căng thẳng nhất của cuộc chiến
tranh lạnh, con số này cũng chỉ là 1.030 tỉ USD. Chi phí quân sự của Mỹ năm
2006 là 561,8 tỉ USD so với 505,7 tỉ USD vào năm 2005. Còn chi phí quốc
phòng của một số nước khác năm 2005 là: Nhật Bản: 45,8 tỉ USD, Pháp: 45 tỉ
USD, Anh: 42,8 tỉ USD, Đức: 35,1 tỉ USD, Nga: 23 tỉ USD, Ấn Độ: 19 tỉ
USD1.
Tóm lại, những giới hạn của chủ nghĩa tư bản đương đại và có thể phân
tích dưới nhiều góc độ khác nhau, những giới hạn đó là thực sự có thực, và
tác động lẫn nhau. Các nước tư bản hiện đại thừa nhận cũng đã và đang quan
tâm giải quyết đạt được ở mức độ này hay mức độ khác ở những quốc gia
khác nhau. Song, nhìn tổng thể chủ nghĩa tư bản không có khả năng vượt qua
những giới hạn đó mà nguyên nhân bắt nguồn từ quan hệ sản xuất mang tính
chất tư nhân tư bản chủ nghĩa.
2.3. Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động

1

Xem: www.vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/10080/default.aspx - 6/12/2006, 9:10' .


Mâu thuẫn này vẫn tồn tại, do chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất, nhưng diễn biến khá phức tạp, đôi khi gay gắt ở nước này, nước
khác, ở thời kỳ này, thời kỳ khác, đôi khi lại dịu đi. Nguyên nhân:
- Chủ sử dụng lao động, nhà nước tư bản tận dụng thành tựu khoa học
công nghệ và sự điều tiết kinh tế, trích một phần lợi nhuận để tăng tiền công,
quỹ phúc lợi cho người lao động.
- Chủ nghĩa tư bản khai thác được tiềm năng phát triển ở nước ngoài, nên

có nhân nhượng một phần có giới hạn lợi ích đối với người lao động ở trong
nước.
- Thông qua các công ty xuyên quốc gia, những mâu thuẫn trong từng
nước tư bản được điều chỉnh và dịch chuyển ra ngoài biên giới quốc gia.
- Có sự lũng đoạn của chủ nghĩa cơ hội, một bộ phận giai cấp công nhân
ở các nước tư bản bị tư sản hóa, một số tổ chức công đoàn bị giai cấp tư sản
mua chuộc.
Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và đang phát triển vẫn
còn tồn tại với nhiều hình thức mới
- Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn giữa các nước
tư bản phát triển và các nước đang phát triển là mâu thuẫn đối kháng, mang
tính chất gay gắt giữa những nước thống trị, bóc lột và những nước bị trị, lệ
thuộc (chủ nghĩa thực dân). Giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở các nước
thuộc địa đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành nền độc lập.
- Ngày nay, sau chiến tranh lạnh, lực lượng sản xuất đã đạt trình độ quốc
tế hóa cao, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, tuy còn đấu tranh, song xu thế của
thời đại là hòa bình, hợp tác để phát triển, quan tâm giải quyết những vấn đề
chung toàn cầu. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các
nước đang phát triển về thực chất là mâu thuẫn giữ tư bản và lao động trên
phạm vi quốc tế. Song hình thức đấu tranh có sự biến đổi, thường được tập
trung ở kinh tế, với việc sử dụng hợp tác quốc tế, tăng cường củng cố hòa
bình và tranh thủ điều kiện hòa bình để phát triển. Tuy nhiên, quan hệ giữa
các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển là quan hệ không bình


đẳng, các nước đang phát triển ở vào thế yếu, có sự phụ thuộc lẫn nhau nhưng
là sự phụ thuộc một chiều. Vì vậy, hợp tác phải trên cơ sở đấu tranh để bảo
đảm quyền lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển.
Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa
Thực chất đây là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản quốc tế với nhau. Mâu

thuẫn này đã trải qua hai giai đoạn: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mâu
thuẫn giữa các nước tư bản dịu đi để nhằm tập trung đối phó với phong trào
đấu tranh của các nước thuộc thế giới thứ ba và sự lớn mạnh của hệ thống xã
hội chủ nghĩa. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô, Đông Âu sụp đổ,
mâu thuẫn này có chiều hướng diễn biến phức tạp. Biểu hiện:
- Một mặt, do sự phát triển của toàn cầu hóa, các nước tư bản phát triển
phải liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
- Mặt khác, do tác động của quy luật phát triển không đều của chủ
nghĩa tư bản, các nước này lại cạnh tranh, đấu tranh với nhau để giành
quyền lực, đặc biệt là đấu tranh giữa các trung tâm tư bản chủ nghĩa:
Mỹ, Nhật, Tây Âu.
Trên thức tế, từ chỗ Mỹ có ưu thế tuyệt đối về kinh tế, quân sự, nay đã
có nhiều lĩnh vực bị Nhật, Tây Âu đuổi kịp, làm cho vị thế của Mỹ suy giảm.
Tây Âu đang tăng cường liên minh với nhiều thành viên mới, đuổi kịp
Mỹ về một số chỉ tiêu kinh tế: Tốc độ tăng GDP, khối lượng thương mại, tỷ lệ
tiết kiệm và đầu tư, khả năng công nghệ.
Cho đến nay, mặc dù Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế có vai trò lớn nhất
trong việc kiểm soát nền kinh tế thế giới, song sự lớn mạnh của Nhật, Tây Âu
và của các nước công nghiệp mới (NICs) thì vai trò của Mỹ bị suy giảm
tương đối. Tình hình đó làm cho mâu thuẫn giữa các trung tâm ngày càng
tăng lên, chiến tranh kinh tế ngày càng trở nên ác liệt, lôi cuốn nhiều nước
vào vòng xoáy đó. Biểu hiện:
Cạnh tranh giữa các công ty tư bản, chủ yếu là các công ty xuyên quốc
gia để giành giật thị trường đầu tư, thị trường chứng khoán, thị trường hàng
hóa, thị trường dịch vụ.


Các công ty thâm nhập vào nhau và thâm nhập vào nền kinh tế của các
nước đang phát triển.
Liên kết song phương, đa phương để tăng cường cạnh tranh với đối thủ

mạnh hơn, hình thành liên kết tiểu khu vực, tạo ra những tiền đề cho quá trình
toàn cầu hóa.
Mặc dù mâu thuẫn vẫn tồn tại, thậm chí gay gắt, nhưng trong xu thế đối
thoại, hòa bình, hợp tác để phát triển thì các nước tư bản phát triển không thể
tùy tiện sử dụng biện pháp vũ trang, phát động chiến tranh để giải quyết mâu
thuẫn như trước đây.
Mâu thuẫn giữ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
- Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số nước xã hội chủ nghĩa: Việt Nam, Trung
Quốc, Cuba, Triều Tiên và khuynh hướng đi lên xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại.
- Mặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm
thời lâm vào khủng hoảng nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn còn, thời đại ngày nay
vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới và được bắt đầu từ cách mạng Tháng Mười Nga.
- Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại, song
có những biểu hiện mới. Một mặt, vẫn có sự đối lập nhau về ý thức hệ, hệ tư
tưởng, về chế độ kinh tế - xã hội; mặt khác do xu thế toàn cầu hóa, có sự hợp
tác phát triển, cùng quan tâm giải quyết những vấn đề chung toàn cầu: Hòa
bình, môi trường sinh thái, khủng bố, dịch bệnh, đói nghèo, thất nghiệp,…
- Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn biến
phức tạp. Chủ nghĩa tư bản đang tìm mọi cách để thủ tiêu chủ nghĩa xã hội,
điều chỉnh chiến lược, đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”,
đã từng thành công ở Liên Xô, Đông Âu.
Khi phân tích sự vận động của chủ nghĩa tư bản đến giai đoạn độc
quyền, V.I.Lênin đã rút ra rằng, chủ nghĩa tư bản vận động theo hai xu hướng:
Sự phát triển nhanh chóng song song với sự trì trệ, thối nát. Ngày nay hai xu
hướng đó vẫn còn tác động. Trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và phân tích tình hình thực tiễn, khẳng định rằng: Chủ


nghĩa tư bản hiện đại tuy còn tiềm năng phát triển song không thể vượt qua

những giới hạn và tránh khỏi mâu thuẫn nội tại, vốn có. Nó thể hiện sự tiến bộ
so với phương thức sản xuất trước đó, song lại trở thành lỗi thời so với
phương thức sản xuất mới, do đó cần phải được thay thế bằng xã hội tiến bộ
hơn - đó là xã hội xã hội chủ nghĩa - giai đoạn thấp của phương thức sản xuấ
cộng sản chủ nghĩa.
Con đường thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội tiến bộ hơn đã
diễn ra trong lịch sử nhân loại rất đa dạng, phong phú, bằng cả hòa bình và
không hòa bình. Song, một điểm nổi bật và có tính quy luật trong lịch sử là
không một giai cấp thống trị nào lại tự nguyện chuyển nhượng địa vị thống trị
của mình cho một giai cấp khác, sự xác lập địa vị thống trị của một giai cấp
nhất thiết phải có vai trò “bà đỡ” của cách mạng bạo lực.
* * *



×