Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hiệu quả quản lý tài chính tại công ty TNHH xây dựng seog woo (việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------

NGUYỄN HỒNG NGA

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SEOG WOO
(VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------

NGUYỄN HỒNG NGA

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SEOG WOO
(VIỆT NAM)
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN PHÚ GIANG

XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tác giả luận văn

NGUYỄN HỒNG NGA


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ ........................................................................ iii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1


2.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2

3.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3

5.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4

6.

Kết cấu của luận văn ...........................................................................................4

CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP .............5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................5
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp ..........................7

1.2.1. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.....................................................7
1.2.2. Quản lý tài chính của doanh nghiệp ........................................................8
1.2.3. Hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp .......................................11
1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp..21
CHƢƠNG 2.

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................28

2.1. Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................28
2.1.1. Nguồn số liệu nghiên cứu ......................................................................28
2.1.2. Quy trình nghiên cứu .............................................................................28


2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................30
2.2.1. Phƣơng pháp luận ..................................................................................30
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................30
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .....................................................................31
CHƢƠNG 3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

XÂY DỰNG SEOG WOO (VIỆT NAM) ................................................................32
3.1. Khái quát về Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) .........................32
3.1.1. Thông tin chung về Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) 32
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) 35
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo
(Việt Nam).........................................................................................................39
3.2. Hiệu quả quản lý tài chính Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) qua
các chỉ tiêu ................................................................................................................41
3.2.1. Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty ...................................................41

3.2.2. Hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn tại Công ty .........................54
3.2.3. Mức độ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ............................................58
3.2.4. Khả năng sinh lời của Công ty ..............................................................61
3.3. Đánh giá chung về hiệu quả quản lý tài chính của Công ty TNHH Xây dựng
Seog Woo (Việt Nam) ................................................................................................64
3.3.1. Những thành tựu Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) đạt
đƣợc trong quản lý tài chính doanh nghiệp .......................................................64
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính của Công ty
TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) ..........................................................65
3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác quản lý tài chính của
Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) ............................................67


CHƢƠNG 4.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SEOG WOO (VIỆT NAM).........................70
4.1. Triển vọng phát triển ngành xây dựng tại Việt Nam và trên thế giới .................70
4.1.1. Thực trạng và xu thế phát triển ngành xây dựng của thế giới và khu vực
...............................................................................................................70
4.1.2. Tổng quan và triển vọng phát triển ngành xây dựng tại Việt Nam .......74
4.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo
(Việt Nam) trong những năm tới ...............................................................................76
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH
Xây dựng Seog Woo (Việt Nam)................................................................................76
4.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ........................................77
4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn .............80
4.3.3. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời ...................................................82
4.3.4. Các giải pháp chung khác ......................................................................83

KẾT LUẬN ...............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................90
PHỤ LỤC ..................................................................................................................92
1. Báo cáo tài chính năm 2013 đã kiểm toán ............................................................92
2. Báo cáo tài chính năm 2014 đã kiểm toán ............................................................97
3. Báo cáo tài chính năm 2015 đã kiểm toán ..........................................................102


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DTT

Doanh thu thuần

GTGT

Giá trị gia tăng

LNTT

Lợi nhuận trƣớc thuế

NVTX

Nguồn vốn thƣờng xuyên

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VLĐ

Vốn lƣu động

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng


Nội dung

1

Bảng 3.1

Cơ cấu lao động của Seog Woo (Việt Nam)

38

2

Bảng 3.2

Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty

40

3

Bảng 3.3

Xu hƣớng tăng trƣởng của tài sản công ty

41

4

Bảng 3.4


Quy mô và Cơ cấu tổng tài sản của Seog Woo (Việt
Nam)

44

5

Bảng 3.5

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại
Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam)

45

6

Bảng 3.6

Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Seog Woo(Việt Nam)

47

7

Bảng 3.7

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH tại Công ty
TNHH xây dựng Seog Woo(Việt Nam)


49

8

Bảng 3.8

Cơ cấu tài sản dài hạn của Seog Woo(Việt Nam)

52

9

Bảng 3.9

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH tại Công
ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam)

54

10

Bảng 3.10 Khuynh hƣớng biến động nguồn vốn của công ty

11

Bảng 3.11

12

Bảng 3.12 Độ lớn đòn bẩy tài chính của Seog Woo 2013 – 2015


57

13

Bảng 3.13 Mức độ cân đối giữa Nguồn vốn và Tài sản

59

14

Bảng 3.14 Tỷ lệ chiếm dụng tín dụng thƣơng mại của Công ty

61

15

Bảng 3.15

Các chỉ tiêu phản ánh Khả năng sinh lời tại Công ty
TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam)

62

16

Bảng 3.16

Phân tích phƣơng trình DUPONT tại Seog Woo (Việt
Nam)


63

Quy mô và Cơ cấu Nguồn vốn của Seog Woo (Việt
Nam)

ii

Trang

55
56


DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Bảng 4.1

Cơ cấu giá trị xây dựng thế giới 2015 và dự báo 2020 2025

72


2

Bảng 4.2

Cơ cấu giá trị, tăng trƣởng và khả năng sinh lời ngành
xây dựng

72

3

Bảng 4.4

Dự báo tốc độ tăng trƣởng ngành xây dựng và tổng
mức đầu tƣ

75

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài chính luôn là vấn đề sống còn với các doanh nghiệp, đặc biệt là
thời kỳ hội nhập khi mà sức cạnh tranh trên mọi thị trƣờng luôn khắc nghiệt. Trong
các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần đƣợc nhà quản lý tài chính quan tâm
giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của
nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Quản lý tài chính tốt có thể
khắc phục những khiếm khuyết trong lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không

đƣợc cân nhắc, hoạch định kỹ lƣỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh
nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng có tính đặc thù và phức tạp nên quản lý tài chính doanh nghiệp càng đóng vai
trò quan trọng.
Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp, mặc dù đã nhận
thức đƣợc ý nghĩa của quản lý tài chính đối với quá trình hoạt động và phát triển
nhƣng đa số các doanh nghiệp vẫn chƣa có cách tiếp cận hiện đại và toàn diện về
quản lý tài chính. Điều này dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp chƣa tận dụng
đƣợc hết những cơ hội từ môi trƣờng kinh doanh mang lại, cũng nhƣ không chủ
động lƣờng hết những thách thức cần đối mặt. Đặc biệt, với các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trƣớc các khó khăn xuất
phát từ những rào cản pháp lý, sự khác biệt trong văn hóa xã hội, trở ngại ngôn ngữ,
tuyển dụng và sử dụng ngƣời lao động, ... càng cần phải quản lý tài chính hợp lý để
phát huy đƣợc các thế mạnh vốn có, vƣợt qua các thách thức để chiếm lĩnh thị
trƣờng, hƣớng tới phát triển tại một khu vực không thân thuộc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản lý tài chính, qua thời gian thực tập
và nghiên cứu tại Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) – Công ty có
100% vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, cụ thể là Hàn Quốc, em nhận thấy: Vấn đề nâng
cao hiệu quả quản lý tài chính có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong
thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với Công ty TNHH Xây dựng Seog
1


Woo (Việt Nam) - doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng chịu ảnh hƣởng đặc thù
của ngành, Tài sản đƣợc sử dụng có giá trị lớn, nguồn vốn cần huy động rất nhiều
cho nên vấn đề quản lý tài chính càng trở nên cần thiết. Từ thực tế đó, đề tài: “Hiệu
quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam)” đƣợc
lựa chọn nghiên cứu.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ thực trạng hiệu quả quản lý tài chính và đề xuất một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo
(Việt Nam), khi thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã đặt ra một số câu hỏi đối với
đề tài này nhƣ sau:
-

Quản lý tài chính gồm những nội dung gì? Tại sao phải nghiên cứu hiệu quả

quản lý tài chính của doanh nghiệp?
-

Để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính cần có các chỉ tiêu nào? Các nhân tố

nào ảnh hƣởng hiệu quả quản lý tài chính?
-

Thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt

Nam) trong thời gian qua nhƣ thế nào? Những thành tựu Công ty đạt đƣợc là gì, có
những hạn chế nào còn tồn tại, đâu là nguyên nhân gây ra các hạn chế trong quản lý
tài chính đó?
-

Trong tƣơng lai, triển vọng phát triển của ngành xây dựng trên thế giới và tại

Việt Nam nhƣ thế nào? Mục tiêu trung và dài hạn của Công ty TNHH Xây dựng
Seog Woo (Việt Nam) ra sao, có phù hợp với định hƣớng phát triển của ngành
không?
-

Phƣơng hƣớng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công


ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam)?

2


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung:
-

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý tài chính của

doanh nghiệp
-

Sử dụng các kiến thức về tài chính để phân tích và làm rõ về thực trạng quản

lý tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam).
-

Đƣa ra những đánh giá trong việc quản lý tài chính và đề xuất có những giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng Seog
Woo (Việt Nam).
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
-

Làm rõ các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong từng chƣơng, đặc biệt khi đánh

giá về thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt

Nam) cần làm rõ những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan.
-

Khi đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại

Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam), tác giả đồng thời đƣa ra các kiến
nghị để các giải pháp đạt kết quả tốt hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu hiệu quả quản lý tài chính và các cấu

phần của quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
-

Phạm vi không gian: Nội dung đề tài đƣợc nghiên cứu tại Công ty TNHH

Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) trong lãnh thổ Việt Nam.
-

Phạm vi thời gian: Phần thực trạng của đề tài nghiên cứu giai đoạn 2013 -

2015, các giải pháp đề xuất trong đề tài có ý nghĩa đến năm 2020.
Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên giác độ doanh nghiệp.
3



5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Phƣơng pháp phân tích là cách thức sử

dụng quá trình tƣ duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy
giữa các số liệu, các thông tin nhằm đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý của các
thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
-

Phƣơng pháp thống kê và phân tích dữ liệu thống kê: Đây là phƣơng pháp

đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các sách, tạp chí, luận văn, công trình nghiên
cứu khoa học. Là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình
bày số liệu tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá
trình phân tích, dự toán và đề ra các quyết định.
-

Phƣơng pháp so sánh: Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh để đánh giá hiệu

quả quản lý tài chính qua các năm.
-

Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin.

-

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.

-


Phƣơng pháp xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng.

-

Dữ liệu sử dụng: Luận văn sử dụng dữ liệu mang tính chất tổng hợp từ nhiều

kênh thông tin khác nhau và đƣợc xếp thuộc vào nguồn đa dữ liệu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn bao gồm 4 chƣơng: (i) Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và
cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý tài chính; (ii) Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế
nghiên cứu; (iii) Chƣơng 3. Hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng
Seog Woo (Việt Nam) và (iv) Chƣơng 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài
chính tại Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam)
Công ty TNHH Xây dựng Seog Woo (Việt Nam) trong đề tài đƣợc gọi ngắn
gọn là Công ty.
4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi nghiên cứu, Việt Nam đã có khá nhiều đề tài liên quan và tƣơng
tự. Nhìn chung các tác giả đều giới thiệu về doanh nghiệp cụ thể và tiến hành phân
tích tình hình quản lý tài chính, sử dụng tài sản hay huy động vốn tại doanh nghiệp

đó. Một số đề tài tƣơng tự đã đƣợc các tác giả thực hiện:
-

Lê Minh Hùng (2014), Quản lý tài chính tại công ty cổ phần Bibica, Luận

văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, trƣờng ĐHKT, ĐHQGHN. Công trình nghiên cứu hệ
thống hóa lý thuyết về quản lý tài chính từ phạm vi xác định mục tiêu, nguyên tắc,
phân tích tài chính và kiểm tra tài chính. Nội dung chi tiết đề cập đến cấu trúc tài
chính, hiệu quả hoạt động, quản lý chi phí, và hoạt động tạo tiềncủa doanhnghiệp.
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động tài chính tại công ty cổ phần Bibica, hƣớng đến
đề xuất giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tài chính tại công ty Bibica. Công
trình này giá trị tham khảo nhất định về cơ sở lý luận cho Luận văn.
-

Lê Tuấn Hiệp (2016), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn công

nghiệp hóa chất Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, HVTC. Công trình này đƣợc tác
giả đi sâu làm rõ những đặc thù của tập đoàn kinh tế và cơ chế quản lý tài chính tại
tập đoàn. Ở góc độ khung lý thuyết, cơ chế quản lý tài chính đƣợc tác giả xem xét
trên các khía cạnh: cơ chế tạo lập và huy động vốn, cơ chế quản lý và đầu tƣvốn, cơ
chế quản lý và phân phối lợi nhuận, cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính. Công
trình cũng đƣa ra nhiều bài học kinh nghiệm từ cơ chế quản lý tài chính các tập
đoàn kinh tế trên thế giới, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế
tài chính cho tập đoàn công nghiệp hóa chất Việt Nam.
-

Lê Thị Mai (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại

Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Xuân, Luận văn Tài chính – Ngân


5


hàng, trƣờng Đại học Thƣơng Mại.Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ Hoàng
Xuân kinh doanh chủ yếu các lĩnh vực nhập khẩu các loại xe máy, ô tô, kinh doanh
vận tải. Trong luận văn, Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tài sản ngắn
hạn, việc tổ chức và sử dụng nguồn tài sản trong doanh nghiệp. Đồng thời đƣa ra
các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH
thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Xuân, từ đó đề xuất các biện pháp chủ yếu góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
-

Chu Thị Thành, Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố

định tại Công ty cơ giới và xây lắp số 15, Luận văn trƣờng Đại học Thƣơng Mại.
Công ty cơ giới và xây lắp số 15 là doanh nghiệp Nhà nƣớc có nhiệm vụ san lắp mặt
bằng nền móng các loại công trình đóng cọc, xử lý nền móng bằng cơ giới, xây dựng
công trình công công, xây dựng nhà ở, khai thác chế biến đá xây dựng, sản xuất đá
balát, đá băm…Trong đề tài này, Tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về
hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Từ đó tiến hành phân tích, đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty
cơ giới và xây lắp số 15.
-

Nguyễn Khả Phong (2008), Cơ cấu vốn tối ƣu cho Công ty TNHH chế biến

bột mỳ Mê Kong, Luận văn thạc sỹ kinh tế, ĐHKT, TPHCM.Về khung lý thuyết
của đề tài, tác giả đề cập căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ƣu, mô hình cơ cấu vốn
tốiƣu của lý thuyết M&M và Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn tối ƣu. Phần thực trạng
tác giả đi sâu Phân tích thực trạng cơ cấu vốn của Công ty MêKông, phân tích cơ

cấu tài sản và đòn bẩy hoạt động, phân tích mối quan hệ EBIT/EPS dƣới ảnh hƣởng
của đòn cân nợ vàảnh hƣởng của cơ cấu vốn trong giá chứng khoán và chi phí vốn.
Nhƣ vậy, tác giá hệ thống hóa lý thuyết về cơ cấu vốn tối ƣu và các nhân tố ảnh
hƣởng đến cơ cấu vốn, từ đó phân tích thực trạng cơ cấu vốn của công ty Mê Kong
và đƣa giải pháp tính toán cơ cấu vốn tối ƣu cho công ty.
Nhƣ vậy, mặc dù có khá nhiều đề tài nghiên cứu các vấn đề về quản lý tài chính,
song chƣa có đề tài nào đề cập đến hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH

6


Xây dựng Seog Woo (Việt Nam). Các đề tài nghiên cứu trên sẽ là cơ sở lý luận, tài
liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu này.
1.2.

Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp

1.2.1. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Để đánh giá quản lý tài chính có hiệu quả hay không chúng ta cần có thƣớc
đo nhất định. Thƣớc đo để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính ở đây chính là mục
tiêu mà công ty đề ra. Xét một cách tổng thể, công ty có rất nhiều mục tiêu đƣợc đề
ra nhƣng dƣới góc độ quản lý tài chính mục tiêu của công ty là nhằm tối đa hóa giá
trị tài sản của chủ sở hữu. Mục tiêu này cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ lợi ích
giữa chủ sở hữu và ngƣời điều hành công ty, giữa lợi ích công ty và lợi ích xã hội
nói chung. Suy cho cùng, quyết định của nhà quản trị phải nhắm vào mục tiêu gia
tăng tài sản cho chủ sở hữu. Muốn vậy, mọi quyết định tài chính cần chú ý đến khả
năng tạo ra giá trị.
Trong phạm vi luận văn này, các thƣớc đo sau đƣợc dùng để đánh giá giá trị tạo
ra cho chủ sở hữu và đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của công ty.
-


Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực quản trị tài sản: năng lực hoạt động của tài

sản ngắn hạn, năng lực hoạt động của tài sản dài hạn.
-

Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực quản trị nguồn vốn: khả năng cân đối

nguồn vốn, khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn.
-

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối tài sản – nguồn vốn: khả năng tự

tài trợ, khả năng tự chủ tài chính và đảm bảo an toàn tài chính của công ty.
-

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: khả năng sinh lợi doanh thu,

khả năng sinh lợi tài sản, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, theo xu hƣớng phát triển bền vững và cân bằng, doanh nghiệp
cần quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan nhƣ ngƣời lao động qua chính

7


sách trả lƣơng và các trách nhiệm với xã hội, điển hình là sự bảo vệ ngƣời tiêu
dùng.
1.2.2. Quản lý tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.1.


Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế,
là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ.
Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các vốn tiền tệ của doanh
nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dƣới hình thức giá trị tức là các quản hệ tài
chính trong doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính gồm có: (i) Quan hệ giữa doanh
nghiệp với nhà nƣớc: nhà nƣớc cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các
doanh nghiệp nhà nƣớc) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nƣớc nhƣ nộp các khoản thuế và lệ phí,…; (ii) Quan hệ giữa các doanh nghiệp
đối với các chủ thể kinh tế khác nhƣ quan hệ về mặt thanh toán trong việc vay và
cho vay vốn, đầu tƣ vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tƣ, hàng hóa và các dịch vụ
khác; (iii) Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: doanh nghiệp thanh toán tiền lƣơng,
tiền công và thực hiện các khoản tiền thƣởng, tiền phạt với công nhân viên của
doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc
phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; việc phân chia lợi tức cho các cổ
đông, hình thành các quỹ,…
Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc lực chọn và đƣa ra các quyết định tài
chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động tài
chính của doanh nghiệp, đó là gia tăng lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Quản lý tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí
quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Quản lý tài chính đƣợc hình thành
để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp,
hình thành những công cụ quản lý tài chính và đƣa ra những quyết định đúng đắn và
hiệu quả.
8



1.2.2.2.

Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp

Các quyết định trong tài chính công ty, cũng chính là các nội dung chủ yếu
trong quản lý tài chính, đƣợc bàn nhiều nhất trong quản trị tài chính và tài chính
công ty. Theo Van Horne và Wachowicz (2001) quản trị tài chính quan tâm đến
mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản công ty theo mục tiêu chung đề ra. Cũng quan
niệm tƣơng tự nhƣ vậy, nhƣng McMahon (1993) chi tiết thêm rằng quản trị tài
chính quan tâm đến tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản và hoạt động của
công ty, phân bổ các nguồn vốn có giới hạn cho những mục đích sử dụng khác
nhau, đảm bảo cho các nguồn vốn đƣợc sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả để
đạt mục tiêu đề ra.
Về cơ bản, các tác giả khác nhau đều đi đến một điểm khá chung là nội dung
chủ yếu trong quản lý tài chính công ty liên quan đến quyết định đầu tƣ, quyết định
nguồn vốn và quyết định phân chia cổ tức.
-

Quyết định đầu tư: Đây chính là quyết định tài sản liên quan đến: (i) Tổng

giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản cần có và (ii) mối quan hệ cân đối giữa
các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Quyết định đầu tƣ gắn liền với Phần Tài
sản trên Bảng cân đối kế toán. Cụ thể có thể liệt kê một số quyết định về đầu tƣ
nhƣ:
Quyết định đầu tƣ tài sản ngắn hạn: quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho,
quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tƣ tài chính ngắn hạn.
Quyết định đầu tƣ tài sản dài hạn: quyết định mua sắm tài sản cố định mới,
quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tƣ dự án, quyết định đầu tƣ tài
chính dài hạn.
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tƣ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, bao

gồm: quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn.
Quyết định đầu tƣ đƣợc xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết
định tài chính công ty vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp (Hawawini&Vialiet,

9


2002). Một quyết định đầu tƣ đúng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp,
qua đó, gia tăng tài sản cho chủ sở hữu.
-

Quyết định nguồn vốn: gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn

vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn
vay, nên dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn. Ngoài ra, quyết định nguồn vốn còn
xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tƣ và lợi nhuận đƣợc phân chia
cho cổ đông dƣới hình thức cổ tức.
Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm: Quyết định vay ngắn
hạn hay là sự dụng tín dụng thƣơng mại, quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay là
phát hành tín phiếu công ty.
Quyết định huy động vốn dài hạn, bao gồm: quyết định sử dụng nợ dài hạn hay là
vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay là phát hành trái phiếu công ty, quyết
định sử dụng vồn cổ phần phổ thông hay là sử dụng nợ dài hạn, quyết định sử dụng vốn
cổ phần phổ thông hay vốn cổ phần ƣu đãi.
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính).
Quyết định vay để mua hay thuê tài sản.
Để có một quyết định về nguồn vốn đúng đắn, ngƣời quản lý cần có sự hiểu
biết sâu sắc về các công cụ huy động vốn cũng nhƣ hoạt động của thị trƣờng tài
chính.
-


Quyết định phân chia cổ tức: hay chính sách cổ tức của công ty, lựa chọn

giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay là giữa lại để tái đầu tƣ.
-

Một số quyết định khác: nhƣ hình thức chuyển tiền, phòng ngừa rủi ro tỷ giá

trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, quyết định tiền lƣơng hiệu quả, quyết định
tiền thƣởng bằng quyền chọn.
Tất cả các quyết định trên đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu
quả quản lý tài chính công ty.

10


1.2.3. Hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp
1.2.3.1.

Khái niệm hiệu quả quản lý tài chính

Hiệu quả đƣợc coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực
hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong
điều kiện nhất định. Nhƣ vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu
hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả đƣợc xem xét trong bối cảnh
hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng đƣợc xem xét dƣới quan điểm đánh giá của
chủ thể nghiên cứu.
Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ: Tối
đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá hoạt động hữu ích của các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp,… song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao

trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
Quản lý tài chính nhằm đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả và giám
sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp cận ở góc độ nội dung của của quản lý tài chính, thì hiệu quả quản lý tài
chính sẽ đƣợc phản ánh qua: hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, hiệu quả huy động và
sử dụng nguồn vốn. Hai nội dung này sẽ đƣa đến chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả quản lý tài
chính cuối cùng là khả năng sinh lợi cho chủ sở hữu.
1.2.3.2.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp

(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

=
Tổng tài sản bình quân

Trong đó: Tổng tài sản bình quân là bình quân số học của tổng tài sản có
ởcác thời điểm có thể thu thập đƣợc (đầu tháng, đầu quý, đầu năm)Chỉ tiêu này cho
11


biết một đơn vị tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này
càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
Hiệu suất sử dụng TSNH
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSNH


=
TSNH bình quân

Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của TSNH trong một thời kỳ
nhất định (thƣờng là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH trong
mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số TSNH bình
quân bỏ ra trong kỳ.Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSNH tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh sẽđem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu
này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSNH cao.
Trong các bộ phận cấu thành, các chỉ tiêu về hệ số hiệu quả (vòng quay) của
khoản phải thu, hàng tồn kho là các chỉ tiêu nổi bật đƣợc sử dụng để đánh giá khả
năng hoạt động của tài sản ngắn hạn, cụ thể nhƣ sau:
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Doanh thu bán hàng trong kỳ
Vòng quay khoản phải thu

=
Các khoản phải thu bình quân

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của
doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt
cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động
trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất. Ngƣợc lại, nếu hệ số này càng
thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lƣợng tiền mặt sẽ
ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn
vốn lƣu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài
trợ thêm cho nguồn vốn lƣu động này.

12



Số ngày trong kỳ phân tích (thƣờng là 365 ngày)
Kỳ thu tiền bình quân

=
Vòng quay khoản phải thu

Cùng với hệ số vòng quay khoản phải thu, chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cho
biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kì của
doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng
thấp và ngƣợc lại. Kỳ thu tiền bình quân cần đƣợc so sánh đối chiếu với thời hạn tín
dụng mà công ty áp dụng với khách hàng. Nếu kỳ thu tiền bình quân ngắn hơn thời
hạn tín dụng của công ty chứng tỏ công tác quản trị các khoản phải thu, đôn đốc thu
hồi nợ của công ty khá tốt và ngƣợc lại.
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán
=
Hàng tồn kho bình quân

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Chỉ
tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Hệ
số vòng quay hàng tồn kho đƣợc xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình
quân hàng tồn kho.
Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và
ngƣợc lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Tuy nhiên, hàng
tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên hệ số này cao hay thấp sẽ
tùy thuộc từng ngành kinh doanh khác nhauTƣơng tự kỳ thu tiền bình quân, số ngày

tồn kho đƣợc tính bằng
Số ngày trong kỳ (thƣờng là 365 ngày)
Số ngày tồn kho bình quân

=
Vòng quay hàng tồn kho

Đây là thƣớc đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này
cho các nhà đầu tƣ biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý
đƣợc hết số lƣợng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá
13


trình sản xuất). Thông thƣờng nếu chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty
hoạt động khá tốt, tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng chỉ số này là rất khác nhau
giữa các ngành.
Hiệu suất sử dụng TSDH (Vòng quay TSDH)
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụngTSDH

=
TSDH bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng TSDH đƣợc đầu tƣ vào SXKD trong kỳ đem
lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Để đánh giá đúng mức hơn kết quả quản lý và
sử dụng TSDH của từng thời kỳ, ngƣời ta còn sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng
TSCĐ.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ


=

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng
TSCĐ càng có hiệu quả cao.
Hệ số hao mòn TSCĐ
Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh
nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ
cũng nhƣ TSDH ở thời điểm đánh giá.

14


Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến về 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ và DN
chƣa chú trọng đến việc đầu tƣ xây dựng, mua sắm mới TSCĐ, hiện đại hóa TSCĐ,
và ngƣợc lại nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến về 0.
(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấunguồn vốn
Hệ số nợ hoặc hệ số vốn chủ sở hữu
Tổng số nợ phải trả
Hệ số nợ=
Tổng nguồn vốn của DN
Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của DN, nguồn vốn từ bên ngoài (từ
các chủ nợ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của DN, có bao
nhiêu phần do vay nợ mà có.

Hệ số vốn chủ sở hữu (hệ số tự tài trợ): Chỉ tiêu hệ số vốn chủ sở hữu dùng
đo lƣờng sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN. Chỉ tiêu này
đƣợc tính nhƣ sau:
Nguồn vốn CSH
=1 – Hệ số nợ

Hệ số vốn CSH=
Tổng nguồn vốn

Nếu hệ số nợ càng thấp (hay hệ số vốn chủ sở hữu càng cao) thì sự phụ thuộc
của DN vào ngƣời cho vay càng ít, món nợ của ngƣời cho vay càng đảm bảo và do
vậy việc cho vay càng an toàn. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, nếu hệ số nợ cao
thì chủ DN rất có lợi. Ngƣời ta chứng minh đƣợc rằng: Khi các DN ở giai đoạn nền
kinh tế suy thoái, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp (tỷ suất lợi nhuận trƣớc
thuế và lãi vay trên tổng tài sản nhỏ hơn lãi suất tiền vay bình quân) DN càng vay tỷ
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) càng thấp; khi DN ở giai đoạn nền kinh tế
bình thƣờng và phồn thịnh, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao (tỷ suất lợi nhuận
trƣớc thuế và lãi vay trên tổng tài sản lớn hơn lãi suất tiền vay bình quân) DN càng
vay, lợi nhuận mang lại cho chủ DN càng lớn. Bởi vậy, trong thực tế, nhiều chủ DN
rất ƣa thích hệ số nợ cao để tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính này.
15


Đòn bẩy tài chính
Bên cạnh hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính cũng là một
chỉ tiêu hiệu quả giúp phản ánh sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong
việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính (DFL)

=


%EPS

EBIT

=

%EBIT

EBIT - I

Hệ số nợ càng lớn thì chi phí lãi vay càng lớn khiến độ lớn đòn bẩy tài chính
càng cao, mức tăng EPS so với mức tăng EBIT càng cao.
Hệ số nợ dài hạn
Nợ dài hạn trên nguồn vốn chủ sở hữu

=

Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của DN đối với chủ nợ. Chỉ tiêu
này càng cao thì rủi ro của DN càng tăng. Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng tuỳ theo
từng ngành hoạt động. VD: ngành có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn thƣờng có hệ số này
cao hơn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm ở một số nƣớc, để hạn chế rủi ro tài chính,
thƣờng ngƣời cho vay chỉ chấp nhận chỉ tiêu này ở mức nhỏ hơn 1 hay nợ dài hạn
không vƣợt quá nguồn vốn chủ sở hữu. Khi chỉ tiêu này càng gần 1, DN càng ít có
khả năng đƣợc vay thêm các khoản vay dài hạn.
(3) Nhóm chỉ tiêu phản ánhmức độ cân đối tài sản – nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ TS dài hạn

=

Vốn CSH
TS dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở
hữu. Tỷ suất này lớn hơn 1, thể hiện khả năng tài chính vững vàng. Ngƣợc lại, nếu
nhỏ hơn 1 có nghĩa là có một phần tài sản dài hạn đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn vay.
Nếu nguồn vốn đó là vốn ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ
cấu vốn mạo hiểm.
16


×