Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tự động phân tích các nội dung giống nhau trong hệ thống tổng hợp ý kiến góp ý trong hội nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
***

TRẦN THANH TÙNG

TỰ ĐỘNG PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG
GIỐNG NHAU TRONG HỆ THỐNG TỔNG HỢP
Ý KIẾN GÓP Ý TRONG HỘI NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

TRẦN THANH TÙNG

TỰ ĐỘNG PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG
GIỐNG NHAU TRONG HỆ THỐNG TỔNG HỢP
Ý KIẾN GÓP Ý TRONG HỘI NGHỊ
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60480104

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Người hướng dẫn khoa học
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Bùi Quang Hưng


Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Vũ Duy Lợi

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn,
những điều được trình bày hoặc là của cá nhân tôi hoặc là được tổng hợp
từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ
ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo
quy định cho lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2016
Ngƣời cam đoan

Trần Thanh Tùng


4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Duy Lợi, chuyên viên cao cấp Văn
phòng Trung ương Đảng và TS. Bùi Quang Hưng, giảng viên trường Đại học
Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi về chuyên môn,
định hướng phát triển trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới các Thầy, Cô giáo của Khoa Công nghệ thông

tin, vì đã truyền dạy những kiến thức bổ ích, hiện đại về lĩnh vực Hệ thống
thông tin. Tôi đã được tiếp cận một môi trường học thuật cao, hiểu được sự vất
vả cũng như thành quả đạt được khi tham gia nghiên cứu khoa học.
Tôi xin cảm ơn các bạn trong nhóm Data Mining thuộc Trung tâm Công
nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường (FIMO center), Đại học Công
nghệ Hà Nội, TS. Nguyễn Việt Anh và Nhóm Giải pháp dữ liệu, Viện Công
nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cuối cùng, với gia đình, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc vì gia đình đã luôn ở
bên cạnh tôi, mang lại cho tôi nguồn động viên tinh thần to lớn và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của Thầy, Cô giáo và các bạn để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 4
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 5
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................... 8
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: BÀI TOÁN TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý TRONG HỘI NGHỊ .......... 14
1. Tổng quan về bài toán tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị.............................. 14
2. Giới thiệu phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận tổ tại Hội nghị Trung
ƣơng ........................................................................................................................... 15
2.1. Quy trình tổng hợp ý kiến thảo luận .............................................................. 16

2.2. Phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ ........................................... 19
3. Xác định bài toán cần giải quyết .....................................................................23
CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH ĐỘ TƢƠNG ĐỒNG CÂU ............... 25
1. Khái niệm độ tƣơng đồng câu ..........................................................................25
2. Các phƣơng pháp tính độ tƣơng đồng câu .....................................................25
2.1. Phương pháp tính độ tương đồng câu dựa vào WordNet .............................. 25
2.2. Phương pháp tính độ tương đồng câu dựa vào Wikipedia ............................ 30
2.3. Phương pháp tính độ tương đồng câu dựa vào chủ đề ẩn (Latent Dirichlet
Allocation) ..................................................................................................................... 34
2.4. Phương pháp tính độ tương đồng dựa vào phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn
(Latent Semantic Analysis) ............................................................................................ 37
3. Đánh giá và lựa chọn phƣơng pháp ................................................................ 45


6
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN NỘI DUNG GIỐNG NHAU
TRONG HỆ THỐNG TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý TRONG HỘI NGHỊ .......... 47
1. Đề xuất giải pháp phát hiện nội dung giống nhau trong phần mềm Hỗ trợ
tổng hợp ý kiến thảo luận tổ ...................................................................................47
2. Xử lý dữ liệu ......................................................................................................48
3. Thực nghiệm ......................................................................................................48
3.1. Môi trường thực nghiệm ................................................................................ 48
3.2. Chương trình phần mềm ................................................................................ 49
3.3. Dữ liệu thực nghiệm ...................................................................................... 50
3.4. Giao diện chương trình thực nghiệm ............................................................. 50
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .........................................................................52
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 53
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 55



7

BẢNG CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn giải

Tiếng Việt

WCG

Wikipedia Category Graph

Đồ thị chủ đề Wikipedia

SS

Semantic similarity

Tương đồng ngữ nghĩa

SR

Semantic relatedness

Quan hệ ngữ nghĩa

LDA


Latent Dirichlet Allocation

Phân bổ Dirichlet tiềm ẩn

LSA

Latent Semantic Analysis

Phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn

SVD

Singular Value Decomposition

Phân tích giá trị đơn

IDF

Inverse Document Frequency

Tần số nghịch của một từ

TF

Term Frequency

trong
Tần sốvăn
từ bản



8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô tả nghiệp vụ tổng hợp trên giấy ...................................................18
Hình 1.2. Mô hình nghiệp vụ phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến ......................21
Hình 1.3. Kết quả bản tổng hợp các ý kiến góp ý của các Tổ ............................ 22
Hình 2.1. Sơ đồ phân cấp các từ trong WordNet ...............................................26
Hình 2.2. Sơ đồ tính độ tương đồng của câu ......................................................27
Hình 2.3. Đồ thị chủ đề Wikipedia .....................................................................31
Hình 2.4. Mô hình tính độ tương đồng giữa hai từ dựa trên Wikipedia ............32
Hình 2.5. Trích xuất tập các từ dựa trên Wikipedia ...........................................33
Hình 2.6. Mô hình tính độ tương đồng câu dựa vào chủ đề ẩn .......................... 35
Hình 2.7. Mô hình LDA .....................................................................................36
Hình 2.8. SVD trong LSA ..................................................................................40
Hình 2.9. Ma trận biểu diễn, mỗi ô là số lần xuất hiện của từ trong câu văn, mỗi
một từ xuất hiện ít nhất trong 2 câu ...............................................................................41
Hình 2.10. Ma trận U.......................................................................................... 42
Hình 2.11. Ma trận giá trị đơn với k=2 .............................................................. 42
Hình 2.12. Ma trận V.......................................................................................... 42
Hình 2.13. Ma trận được xây dựng lại với k=2 ..................................................43
Hình 3.1. Mô hình phát hiện nội dung trùng trong tổng hợp ý kiến ..................47
Hình 3.2. Giao diện khởi tạo LSA ......................................................................50
Hình 3.3. Giao diện nhập đoạn văn để so sánh ..................................................51
Hình 3.4. Kết quả so sánh...................................................................................51


9


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Cấu hình thiết bị môi trường thực nghiệm ......................................... 48
Bảng 3.2. Các thư viện sử dụng ......................................................................... 49


10

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước đã giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành và giải quyết công việc hàng ngày được nhanh chóng, chất lượng hơn,
đồng thời đã giúp cho công tác cải cách hành chính ngày càng có hiệu quả. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin giúp các cơ quan nâng cao năng lực quản lý, điều
hành, giảm thời gian giải quyết, xử lý công việc, góp phần không nhỏ trong việc
tinh giảm tổ chức bộ máy, tiết kiệm chi phí về tài chính.
Văn phòng Trung ương Đảng là một cơ quan tham mưu của Đảng, có chức
năng tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà trực tiếp là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư trong việc tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của
Đảng. Trong mỗi một nhiệm kỳ hoạt động, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ
chức các Hội nghị Trung ương (thông thường 2 Hội nghị/năm). Tại mỗi Hội
nghị, có rất nhiều các chủ trương quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn để lãnh đạo,
chỉ đạo đất nước; các nội dung, chuyên đề ấy đều được đưa ra bàn thảo, xin ý
kiến các Ủy viên Trung ương trước khi thông qua chính thức. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng của Văn phòng Trung ương Đảng là chuẩn bị, tổ chức,
phục vụ về cơ sở vật chất và nội dung của các Hội nghị Trung ương Đảng. Đội
ngũ chuyên viên của Văn phòng Trung ương Đảng được giao nhiệm vụ ghi biên
bản chi tiết và tổng hợp tất cả các ý kiến góp ý, thảo luận của Ủy viên Trung

ương. Công việc này đòi hỏi tính chính xác, nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời,
theo đó các cán bộ của Văn phòng phải có khả năng tổng hợp, biên tập văn bản;
đồng thời rất cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để thực hiện tốt công việc.
Thông thường, một nội dung có rất nhiều ý kiến góp ý giống nhau (trong luận
văn còn được sử dụng bằng các từ: tương đồng, trùng thừa) gây trùng lặp nội
dung thông tin. Điều này đã gây ra những khó khăn cho chuyên viên tổng hợp ý
kiến, như mất nhiều thời gian, công sức để đọc, lọc loại bỏ những ý trùng thừa,


11

hoặc là việc rà soát, đánh dấu để loại bỏ các ý kiến đó không triệt để nên sẽ dễ
dẫn đến tình trạng chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao.
Hiện nay, ở Văn phòng Trung ương Đảng đã sử dụng phần mềm hỗ trợ tổng
hợp ý kiến thảo luận tổ tại các Hội nghị Trung ương. Tuy nhiên, phần mềm này
chưa có chức năng phát hiện, đánh dấu các ý kiến trùng lặp. Với mong muốn áp
dụng những kiến thức đã được học tập ở trong trường vào cải tiến, nâng cao chất
lượng, rút ngắn thời gian tổng hợp các ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên,
data mining để đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên. Qua đó, đề xuất
xây dựng chức năng tự động phân tích, phát hiện, đánh dấu các nội dung góp ý
giống nhau trong phần mềm hỗ trợ tổng hợp ý kiến tại các Hội nghị Trung ương
đang được sử dụng tại cơ quan.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục tiêu:
Với mục đích góp phần giúp các chuyên viên nhanh chóng phát hiện ra
những ý kiến thảo luận đã được đề cập đến và bỏ qua chúng trong quá trình tổng
hợp ý kiến góp ý, mục tiêu của luận văn là:
Nghiên cứu các phương pháp tính toán độ tương đồng câu dựa trên các
thuật toán về xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp xây

dựng chức năng phát hiện, đánh dấu những câu, đoạn văn giống nhau về ngữ
nghĩa trong các ý kiến góp ý vào cùng một nội dung của chủ đề được đưa ra bàn
thảo tại Hội nghị Trung ương Đảng.
* Nhiệm vụ:
Đây là vấn đề có tính thực tiễn cao và thật sự cần thiết trong hoạt động tổng
hợp ý kiến góp ý tại các Hội nghị của Trung ương. Tuy nhiên, đây cũng là vấn
đề khó, cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, tăng độ


12

chính xác để có thể đưa vào sử dụng trong thực tế. Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong
luận văn là
- Giới thiệu bài toán tổng hợp ý kiến trong hội nghị.
- Tìm hiểu các phương pháp tính độ tương đồng câu.
- Đề xuất giải pháp phát hiện nội dung giống nhau trong hệ thống tổng hợp
ý kiến góp ý trong Hội nghị
3. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về tính toán độ tương đồng giữa
các từ, các câu hoặc đoạn văn ngắn đã được nghiên cứu rộng rãi. Nhiều thuật
toán về tính toán độ tương đồng đã được đưa ra và ngày càng có sự cải thiện về
độ chính xác.
Tại Việt Nam, các thuật toán tính toán độ tương đồng giữa các câu để áp
dụng vào bài toán tóm tắt văn bản cũng đã được nhiều tác giả tìm hiểu, nghiên
cứu. Tuy nhiên, việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học đó vào thực tiễn
chưa thực được nhiều và có hiệu quả tốt, nguyên nhân có thể là do chưa phát
hiện chính xác được các nhu cầu sử dụng cũng như yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Tổng hợp ý kiến góp ý tại các Hội nghị là công việc có tính chất đặc biệt
thường chỉ diễn ra tại các công ty, tổ chức lớn như các cơ quan nhà nước. Công
việc cụ thể đó là việc tổ chức Hội nghị với đông đảo người tham gia bàn thảo về

một hoặc một số chủ đề cụ thể, sau đó tổng hợp các ý kiến góp ý về chủ đề đó
để đưa ra những kết luận, phương án giải quyết. Do đây là một công việc cụ thể
lại không mang tính chất đại trà nên các nghiên cứu áp dụng các bài toán tin học
vào vấn đề này không có nhiều. Đã có tác giả nghiên cứu về bài toán phân lớp ý
kiến góp ý trong tổng hợp ý kiến trong Hội nghị [3]. Tuy nhiên việc phát hiện
nội dung góp ý giống nhau trong một nội dung thảo luận để cảnh báo, lược bỏ
thì chưa được nghiên cứu áp dụng.


13

4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Với tính chất là một luận văn thạc sỹ, phạm vi nghiên cứu của luận văn là:
Nghiên cứu các phương pháp và thực nghiệm một phương pháp tính toán độ
tương đồng câu để phát hiện nội dung tương đồng nhau trong tổng hợp ý kiến
góp ý tại các kỳ Hội nghị Trung ương Đảng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn, các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng như sau:
- Phương pháp khảo sát;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp phân tích, đánh giá;
- Phương pháp thực nghiệm.
6. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
- Chương 1. Bài toán tổng hợp ý kiến góp ý trong hội nghị.
- Chương 2. Các phương pháp tính độ tương đồng câu.
- Chương 3. Đề xuất giải pháp phát hiện nội dung giống nhau trong hệ
thống tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị



14

CHƢƠNG 1
BÀI TOÁN TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý TRONG HỘI NGHỊ
1. Tổng quan về bài toán tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị
Theo từ điển Lạc Việt, từ “tổng hợp” được định nghĩa là tập hợp các yếu tố
riêng lẻ làm thành một chỉnh thể. Trong luận văn, cụm từ “tổng hợp ý kiến”
được hiểu theo khía cạnh là tập hợp các ý kiến góp ý riêng lẻ để thể hiện xu
hướng của đại biểu góp ý vào một nội dung của vấn đề. Ví dụ như: Đa số ý kiến
cho rằng…, Một số ý kiến cho rằng…, Có ý kiến cho rằng…. Qua việc tổng hợp
ý kiến, các cơ quan chủ trì đưa vấn đề ra thảo luận biết được xu hướng của đại
biểu, qua đó tiếp thu các ý kiến góp ý phù hợp, giải trình những ý kiến băn
khoăn, tranh cãi.
Tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị là công việc đặc thù thường diễn ra
tại các cơ quan nhà nước khi cần tổ chức cuộc họp nhằm bàn bạc, quyết định
một vấn đề cụ thể. Vì vậy, các nghiên cứu riêng biệt về bài toán tổng hợp ý kiến
chưa nhiều. Tuy nhiên, cũng có những bài toán được hiểu tương tự bài toán tổng
hợp ý kiến theo một khía cạnh nào đó:
Bài toán về “khai phá quan điểm” tập trung vào việc phát hiện xu hướng
tình cảm, đánh giá của người sử dụng đối với các sự kiện, sản phẩm. Một trong
các bài toán áp dụng điển hình là phân lớp quan điểm của người sử dụng về sản
phẩm nào đó. Điểm giống nhau của bài toán tổng hợp ý kiến và khai phá quan
điểm về phương diện nào đó đều đưa ra xu hướng của người sử dụng. Điểm
khác biệt là tổng hợp ý kiến có tính cụ thể rất cao, ví dụ có ý kiến đề nghị chỉnh
sửa một vài nội dung cụ thể trong chủ đề đưa ra.
Bài toán Tóm tắt văn bản [4] là tự động trích xuất nội dung từ một nguồn
thông tin và trình bày nội dung quan trọng nhất cho người sử dụng theo một
khuôn dạng súc tích đối người sử dụng. Bài toán Tóm tắt văn bản trong trường



15

hợp này có thể được hiểu là bài toán tự động tổng hợp ý kiến góp ý. Tuy nhiên
việc tự động tổng hợp ý kiến có thể gây thiếu ý do các thuật toán không đảm bảo
độ chính xác tuyệt đối. Trong thời điểm hiện nay, các phần mềm ứng dụng chưa
thể thay thế hoàn toàn con người trong việc tổng hợp ý kiến góp ý mà chỉ có thể
hỗ trợ, gợi ý còn việc quyết định vẫn do con người trực tiếp thực hiện.
Trong luận văn về “Hệ thống tự động tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội
nghị” [3], tác giả có đưa ra mô hình hệ thống tự động tổng hợp ý kiến. Tuy
nhiên, mô hình này thực tế là giải quyết bài toán phân lớp ý kiến tổng hợp.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng bài toán tổng hợp ý kiến xuất
phát từ nhu cầu thực tế của một số cơ quan. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay
việc xây dựng một hệ thống tự động tổng hợp ý kiến là không khả thi. Việc cần
làm là xây dựng một hệ thống hỗ trợ tổng hợp ý kiến có chức năng tập hợp các ý
kiến góp ý, có các tính năng giúp cho người sử dụng tổng hợp nhanh hơn như
việc phát hiện, đánh dấu các nội dung giống nhau để qua đó người sử dụng
quyết định việc tổng hợp ý kiến.
2. Giới thiệu phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận tổ tại Hội nghị
Trung ƣơng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng
giữa 2 kỳ Đại hội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Trung ương Đảng) có
nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các
Nghị quyết của Đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối
ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng. Trung ương Đảng làm
việc theo chế độ tập thể, định kỳ (hoặc đột xuất) tổ chức họp hội nghị Trung
ương để bàn bạc, thông qua các vấn đề lớn liên quan đến lãnh đạo, chỉ đạo đất
nước.
Để giúp Trung ương Đảng đưa ra được những quyết sách đúng đắn, kịp
thời trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, của các

ngành, các cấp, Văn phòng Trung ương Đảng, với chức năng là cơ quan tham


16

mưu, là trung tâm thông tin tổng hợp, có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến góp ý đó một
cách chính xác, đầy đủ và nhanh chóng tại mỗi Hội nghị của Trung ương. Các
đồng chí lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên của Văn phòng Trung ương Đảng
trực tiếp được giao nhiệm vụ ghi chép biên bản chi tiết tại các tổ thảo luận, tại
hội trường, tổng hợp các ý kiến góp ý đó và xây dựng báo cáo tổng hợp, giải
trình để trình Trung ương Đảng.
Trong những năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác văn phòng nói chung và công tác thông tin tổng hợp nói riêng tại Văn phòng
Trung ương Đảng ngày càng được đẩy mạnh và đã hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo
và chuyên viên trong xử lý, giải quyết công việc. Đối với hoạt động tổng hợp ý
kiến tại các hội nghị của Trung ương, bên cạnh việc tổng hợp, ghi chép thủ công
truyền thống (ghi biên bản và tổng hợp trên giấy), Văn phòng Trung ương Đảng
đang sử dụng đồng thời phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận ở Tổ tại các
Hội nghị Trung ương. Phầm mềm đang được sử dụng này có chức năng cơ bản
là từ các bản tổng hợp ý kiến thảo luận của Trung ương tại mỗi tổ, phần mềm đã
gộp các ý kiến này theo từng nội dung. Kết quả là phần mềm đã giúp cho các
chuyên viên tránh được tổng hợp thiếu, sót các ý kiến trong quá trình tổng hợp.
2.1. Quy trình tổng hợp ý kiến thảo luận
Tại mỗi kỳ họp Hội nghị Trung ương, các Ủy viên Trung ương sẽ tham dự
các buổi thảo luận ở tổ bàn về những vấn đề mà Hội nghị đặt ra. Các Ủy viên
Trung ương của Hội nghị sẽ được chia thành các tổ để thảo luận (thông thường
là 14 tổ). Để ghi chép biên bản và tổng hợp ý kiến góp ý ở mỗi tổ, Văn phòng
Trung ương Đảng bố trí :
+ Một nhóm tổng hợp chung cho tất cả các tổ;
+ Các tổ thư ký tương ứng với các tổ thảo luận của Trung ương Đảng (mỗi

tổ thư ký phụ trách ghi biên bản và tổng hợp ý kiến của một tổ thảo luận của
Trung ương Đảng).


17

* Tổ thư ký bao gồm các chuyên viên của Văn phòng Trung ương, mỗi tổ
gồm có 01 tổ trưởng và một số thành viên. Cụ thể hoạt động của tổ thư ký như
sau:
- Các thành viên trong tổ thư ký sẽ ghi chép chi tiết các ý kiến góp ý vào
biên bản tại tổ mình được phân công. Các biên bản này được gọi là biên bản chi
tiết. Các biên bản chi tiết được các thành viên trong tổ thư ký viết bằng tay. Biên
bản ghi diễn biến cuộc họp từ khi bắt đầu đến giờ nghỉ giải lao, sau đó thư ký tổ
sẽ nộp lại biên bản này (biên bản này gọi là quyển 1); sau giờ giải lao, thư ký tổ
sẽ ghi biên bản vào một quyển mới (quyển 2) cho đến khi kết thúc họp.
- Đồng chí tổ trưởng của mỗi tổ thư ký có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến
góp ý được ghi ở biên bản chi tiết (2 quyển) của tổ mình ngay sau khi Hội nghị
kết thúc. Các ý kiến ở mỗi tổ được tổng hợp lại vào một bản gọi là bản tổng hợp
tổ. Theo quy định, sau 2 tiếng kể từ khi Hội nghị họp xong thì tổ trưởng ở mỗi tổ
phải nộp lại bản tổng hợp tổ cho nhóm tổng hợp chung của Văn phòng.
* Để tổng hợp các ý kiến tại mỗi tổ thành bản tổng hợp chung của Hội nghị
về riêng một vấn đề (hoặc có thể là một số vấn đề) mà các đồng chí lãnh đạo
Đảng đã thảo luận tại các tổ, Văn phòng Trung ương sẽ lập một nhóm tổng hợp
chung bao gồm: lãnh đạo Văn phòng, trưởng nhóm tổng hợp chung và các thành
viên.
- Vai trò của nhóm tổng hợp chung là:
+ Thành viên nhóm tổng hợp chung: có nhiệm vụ tổng hợp các vấn đề tại
mỗi tổ (trên cơ sở biên bản tổng hợp tổ) theo khung, mục được giao nhiệm vụ
(các khung, mục được bố trí là tùy thuộc vào nội dung, vấn đề được thảo luận).
+ Trưởng nhóm tổng hợp là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổng

hợp, phân công cho từng thành viên tổng hợp các ý kiến trong biên bản tổng hợp
tổ thành từng khung, mục cụ thể. Sau đó ghép các khung, mục của từng thành
viên, chỉnh sửa lại trở thành bản tổng hợp chung. Bản tổng hợp này sẽ được
trình lãnh đạo Văn phòng phê duyệt.


18

+ Lãnh đạo Văn phòng sẽ xem xét bản tổng hợp chung do đồng chí trưởng
nhóm gửi, cho ý kiến để chỉnh sửa, phê duyệt và trình các đồng chí lãnh đạo
Đảng được phân công phụ trách vấn đề đó.

Hình 1.1. Mô tả nghiệp vụ tổng hợp trên giấy
- Về quy trình và thời gian hoàn thành công việc của nhóm tổng họp chung:
+ Thành viên nhóm tổng hợp chung bắt đầu làm việc từ khi Hội nghị nghỉ
giải lao, khi đó các ý kiến thảo luận được ghi tại biên bản chi tiết (quyển 1) của
thư ký các tổ sẽ được sao chụp lại gửi từng thành viên trong nhóm. Từng thành
viên phải đọc lần lượt biên bản từng tổ để lựa chọn ý kiến về khung, mục mà
mình được phụ trách tổng hợp. Sau khi Hội nghị họp xong thì các ý kiến thảo
luận được ghi tại biên bản chi tiết (quyển 2) của thư ký các tổ sẽ được sao chụp
và gửi đến từng thành viên. Các thành viên trong nhóm tiếp tục đọc biên bản
từng tổ để lựa chọn ý kiến về khung mục mình được phụ trách tổng hợp.


19

+ Thành viên nhóm tổng hợp chung sau khi nhận được bản tổng hợp tổ thì
đọc lần lượt các bản tổng hợp tổ đó, lựa chọn các ý trong phần khung mục mà
mình được phân công đối chiếu với những nội dung mà đã tổng hợp (từ các biên
bản chi tiết ở mỗi tổ) trước đó. Mỗi thành viên tổ tổng hợp chung phải hoàn

thành công việc trong vòng 4 tiếng kể từ khi Hội nghị kết thúc.
+ Sau đó từng thành viên sẽ gửi cho người trưởng nhóm tổng hợp phần việc
của mình. Người trưởng nhóm sẽ gộp các phần đó lại và tiến hành chỉnh sửa để
thành bản tổng hợp chung. Thời gian hoàn thành công việc khoảng 6 tiếng sau
khi Hội nghị kết thúc.
+ Sau đó bản tổng hợp chung được gửi lên lãnh đạo Văn phòng để cho ý
kiến và phê duyệt phát hành.
Trong một số trường hợp, nếu xét thấy các nội dung tổng hợp còn có những
vấn đề chưa hợp lý hoặc chưa thật sự rõ ràng, Lãnh đạo Văn phòng Trung ương
Đảng, trưởng nhóm tổng hợp chung có thể xem xét lại biên bản ghi chi tiết tại
các tổ.
2.2. Phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu quy trình tổng hợp ý kiến tại các Hội nghị
Trung ương Đảng trên giấy, Văn phòng Trung ương Đảng đã xây dựng và áp
dụng phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến với các tiến trình sau:


20

Trưởng nhóm tổng hợp chung tạo chủ đề, phân
công cho các thành viên tổng hợp theo các khung
mục (*)
Các phần được
phân
công
tổng hợp

Chủ đề đã
tạo
các

khung mục

Tổ trưởng Thư ký tổ nhập nội
dung tổng hợp của tổ mình vào
các mục. Người tổ trưởng có
thể in hoặc xuất ra Word nội
dung tổng hợp của tổ (**)

Nội
dung góp ý
của tổ

Thành viên nhóm tổng hợp
chung tổng hợp các phần được
phân công (người trưởng nhóm
có thể tổng hợp một nội dung
trong chủ đề)
Nội dung các
phần tổng hợp

Người Trưởng nhóm tổng hợp
chung có nhiệm vụ tổng hợp
các phần của thành viên nhóm
tổng hợp. Bản cuối cùng có thể
in ra hoặc xuất ra Word để lưu

(*) Trong một buổi tổng hợp có thể có hơn một chủ đề được tổng hợp
(**) Trong trường hợp người Tổ trưởng Tổ thư ký tổng hợp ngay tại Hội
trưởng (không có kết nội mạng), phần mềm cho phép tổng hợp tại máy tính
riêng lẻ sau đó nhập vào phần mềm chung.



21

Hình 1.2. Mô hình nghiệp vụ phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến
Về cơ bản, quy trình tổng hợp ý kiến khi sử dụng phần mềm Hỗ trợ tổng
hợp ý kiến là giống với quy trình tổng hợp trên giấy. Tuy nhiên, biên bản tổng
hợp tổ được nhập vào máy và chuyển tới các thành viên của nhóm tổng hợp
chung (thay vì sao chụp biên bản của từng tổ đến từng đồng chí) để tổng hợp các
nội dung, vấn đề được phân công.
Để chuẩn bị cho việc tổng hợp bằng phần mềm, cán bộ kỹ thuật phải phối
hợp chặt chẽ với các đồng chí phụ trách tổng hợp chung, tiếp nhận đề cương và
danh sách phân công tổng hợp từ đó tạo các khung, mục, phân quyền cho các
thành viên trong nhóm tổng hợp chung việc tổng hợp ý kiến bằng phần mềm.


22

Trong quá trình tổng hợp tổ, tổ trưởng thư ký ở các tổ tổng hợp ý kiến theo
các khung, mục đã được tạo sẵn. Sau đó, phần mềm cũng tự động phân mục
tổng hợp cho nhóm tổng hợp chung theo đúng yêu cầu của đồng chí phụ trách
tổng hợp chung. Các đồng chí trong nhóm tổng hợp chung sẽ sử dụng kết quả đó
của phần mềm để tổng hợp các vấn đề, nội dung do mình phụ trách.

Hình 1.3. Kết quả bản tổng hợp các ý kiến góp ý của các Tổ

* Đánh giá chung
Việc ứng dụng phần mềm vào trong quy trình tổng hợp ý kiến tại Hội nghị
của Trung ương đã tạo có những tác dụng nhất định trong nâng cao hiệu quả
công tác của cơ qua, đơn vị, cụ thể là:

- Giúp cho việc tổng hợp các ý kiến có chất lượng hơn, tránh được tình
trạng tổng hợp thiếu ý kiến của đại biểu, vì sản phẩm chính của phần mềm là tạo
ra một bản tổng hợp trong đó gộp các ý kiến góp ý của các tổ theo từng mục nội
dung đã được tạo dựng sẵn.
- Giúp cho các chuyên viên tổng hợp chung không phải mất thời gian,
thuận lợi hơn trong việc đọc, biên tập các nội dung được phân công tổng hợp


23

trong số tất cả biên bản tổng hợp ở các tổ; hạn chế tối đa việc “bỏ sót” ý kiến
thảo luận ở tổ
- Góp phần chuẩn hóa biên bản tổng hợp tổ, tạo điều kiện thuận lợi cho
lãnh đạo và các đồng chí phụ trách theo dõi, đánh giá chất lượng của kết quả
tổng hợp ở tổ.
- Việc ứng dụng phần mềm cũng đã có tác dụng làm hạn chế tối đa việc in
ấn, sao chụp, tiết kiệm thời gian, văn phòng phẩm; đồng thời tạo môi trường làm
việc khoa học, chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, vận hành ứng dụng còn một số hạn chế,
thiếu linh hoạt và sử dụng còn khó,… Cụ thể, mỗi khi có chủ đề và nội dụng
thảo luận, việc thiết lập chủ đề và các nội dung thảo luận phải do cán bộ kỹ thuật
thực hiện. Việc sử dụng phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến chủ yếu là do cán bộ
Trung tâm Công nghệ thông tin vận hành và kết xuất thông tin cho các đồng chí
thư ký tổ và nhóm tổng hợp chung, do vậy tính chủ động sử dụng, cập nhật, khai
thác, kết xuất thông tin của thư ký tổ và nhóm tổng hợp chung chưa cao. Quá
trình tổng hợp ý kiến thảo luận tổ không kết thúc cùng một thời điểm, do vậy để
kết quả tổng hợp được đầy đủ phải chờ ý kiến tổng hợp của tổ thực hiện cuối
cùng do phần mềm chưa có tính năng update ý kiến thảo luận sau vào bản tổng
hợp ban đầu.
Đặc biệt phần mềm chỉ mang tính tập hợp các ý kiến các tổ theo các khung

mục cho trước mà chưa hỗ trợ đánh dấu, phát hiện ý giống nhau trong các bản
tổng hợp tại tổ và bản tổng hợp chung do vậy hiệu quả hỗ trợ chưa được cao.
3. Xác định bài toán cần giải quyết
Để hỗ trợ tốt hơn việc tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ tại các Hội nghị Trung
ương, rất cần thiết phải giải quyết bài toán phát hiện, đánh dấu các nội dung
giống nhau trong các ý kiến góp ý vào trong cùng một vấn đề. Qua đó, giúp các
chuyên viên nhanh chóng nhận biết, lược bỏ các ý kiến giống nhau đã được tổng
hợp trước. Yêu cầu cần đáp ứng khi giải quyết bài toán là không đòi hỏi phát


24

hiện chính xác nội dung giống nhau (chỉ cần gần giống hoặc tương tự) và giải
pháp kỹ thuật không quá phức tạp. Người sử dụng sẽ quyết định sự trùng lặp về
nội dung và quyết định có lược bỏ hay không. Vì vậy, yêu cầu về độ chính xác
của giải pháp như trên là đảm bảo nhu cầu sử dụng.


25

CHƢƠNG 2
CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH ĐỘ TƢƠNG ĐỒNG CÂU

1. Khái niệm độ tƣơng đồng câu
Sự tương đồng là một đại lượng (con số) phản ánh cường độ của mối quan
hệ giữa hai đối tượng hoặc hai đặc trưng. Đại lượng này thường ở trong phạm
vi từ 0 đến 1.
Ví dụ, trong mô hình không gian vector, ta sử dụng độ đo cosine để tính
độ tương đồng giữa hai văn bản, mỗi văn bản được biểu diễn bởi một vector.
Phát biểu bài toán độ tính tương đồng câu của luận văn này như sau: Xét

một tài liệu d gồm có n câu: d = s1, s2, …, sn. Mục tiêu của bài toán là tìm ra một
giá trị của hàm S(si, sj) với S϶ (0,1), và i, j = 1, ..., n. Hàm S(si, sj) được gọi là
độ đo tương đồng giữa hai câu si và sj. Giá trị càng cao thì sự giống nhau về
nghĩa của hai câu càng nhiều.
Độ tương đồng ngữ nghĩa là một giá trị tin cậy phản ánh mối quan hệ ngữ
nghĩa giữa hai câu. Trên thực tế, khó có thể lấy một giá trị có chính xác cao bởi
vì ngữ nghĩa chỉ được hiểu đầy đủ trong một ngữ cảnh cụ thể.[4]
2. Các phƣơng pháp tính độ tƣơng đồng câu
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về bài toán
tính độ tương đồng câu, có nhiều phương pháp đã được đưa ra và ngày càng cải
thiện tính chính xác. Luận văn xin giới thiệu một số phương pháp điển hình. Qua
đó, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với điều kiện thực tế khi áp dụng vào
bài toán phát hiện ý trùng trong phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến.
2.1. Phương pháp tính độ tương đồng câu dựa vào WordNet
Ý tưởng chính của phương pháp này là thông qua tập ngữ nghĩa (WordNet)
để tính toán độ tương đồng giữa các từ trong các câu, qua đó tính độ tương đồng


×