Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn xã sông trầu, huyện trảng bom, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để có đƣợc thành công nhƣ ngày hôm nay con xin ghi nhớ công ơn to
lớn của cha mẹ, ngƣời đã dày công sinh thành, nuôi dƣỡng, dạy dỗ con nên
ngƣời và có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu trƣờng Đại học lâm nghiệp
cơ sở II, Quý thầy cô ban Nông Lâm , Quý thầy cô giảng viên các bộ môn đã
tạo cho em có một môi trƣờng học tập tốt và tận tâm truyền đạt kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc em xin gởi đến: Thầy Phan Văn Tuấn,
là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tập thể các anh, chị làm việc tại Phòng Tài Nguyên Và Môi Trƣờng
huyện Trảng Bom đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và truyền đạt những
kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện tốt để em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp C02_ Quản lí đất đai đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ khi thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Tuy nhiên, dù đã cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn !
Tháng 7 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thƣơng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... i
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................vi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ.............................................................................................vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 7
Chƣơng 1 :TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 9
1.1. Những vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính ....................... 9
1.1.1. Một số khái niệm chung .......................................................................... 9
1.1.2. Quản lý hồ sơ địa chính ........................................................................ 10
1.1.3. Thành phần hồ sơ địa chính .................................................................. 11
1.1.4. Lƣu trữ hồ sơ địa chính ......................................................................... 12
1.1.5. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu: ..................................................... 12
1.1.6. Nội dung CSDL địa chính:.................................................................... 13
1.1.7. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .......................................... 15
1.2. Cơ Sở Pháp Lý ......................................................................................... 15
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
1.4. Hệ thống thông tin địa lí GIS ................................................................... 16
1.4.1. Định nghĩa GIS ..................................................................................... 16
1.4.2.Các phần mềm của GIS .......................................................................... 18
1.4.3. Chức năng của GIS ............................................................................... 20
1.4.4. Lựa chọn công nghệ Gis trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC..... 21
1.5 Cơ sở dữ liệu không gian (Geodatabase): ................................................. 22
1.5.1 Định nghĩa Geodatabase: ....................................................................... 22
1.5.2 Cấu trúc geodatabase trong ArcGIS (Geodatabase): ............................. 22
Chƣơng 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........25
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 25
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 25
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 25


2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 25

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, điều tra ............................................................. 25
2.3.2. Phƣơng pháp xây dựng cơ sở dữ liệu.................................................... 25
2.3.3. Phƣơng pháp ứng dụng công nghệ tin học............................................ 26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ...............................................................................27
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ....... 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 27
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng... 40
3.2. Đánh giá nguồn tƣ liệu và công tác quản lí sử dụng hồ sơ địa chính ...... 41
3.2.1. Nguồn tài liệu thu thập phục vụ khu vực nghiên cứu ........................... 41
3.2.2. Đánh giá tài liệu đã thu thập ................................................................. 42
3.2.3. Công tác quản lí sử dụng hồ sơ địa chính ............................................. 42
3.3. Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu HSDĐC xã Sông Trầu
– Trảng Bom – Đồng Nai ................................................................................ 43
3.3.1. Trình tự các bƣớc thực hiện .................................................................. 43
3.3.2. Thực hiện xây dựng CSDL trên phần mềm ARCGIS .......................... 44
3.3.3 Xây dựng bảng số liệu và liên kết với GCNQSDĐ ............................... 55
3.3.4 Hiển thị dữ liệu không gian địa chính ................................................... 59
3.4. Định hƣớng sử dụng và phát triển cơ sở dữ liệu hồ sơ địa ...................... 60
Chƣơng 4 : KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ..........................................................................63
4.1. Kết luận .................................................................................................... 63
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................64


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng


CSDL

: Cơ sở dữ liệu

CSDLĐC

: Cơ sở dữ liệu địa chính

DTXD

: Diện tích xây dựng

GCN

: Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HSĐC

: Hồ sơ địa chính



: Nghị định

QĐUB


: Quyết định ủy ban

QLĐĐ

: Quản lý đất đai

QLNN

: Quản lý nhà nƣớc

QSHNƠ

: Quyền sở hửu nhà ở

TNMT

: Tài nguyên môi trƣờng

TT

: Thông tƣ

DLKG

: Dữ liệu không gian

DLTT

: Dữ liệ thuộc tính


NĐ – CP

: Nghị định – Chính phủ

TT-BTNMT

: Thông tƣ bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

UBND

: Uỷ ban nhân dân

HSDC

: Hồ sơ địa chính

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trƣờng


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.4 : Nội dung cấu trúc các thành phần của GIS
Hình: 3.2 Hộp thoại Catalog Tree
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí xã Sông Trầu

Hình 3.3 Tạo cơ sở dữ liệu không gian Pesonal Geodatabase
Hình 3.4 Tạo Feature Dataset
Hình 3.5 Thiết lập hệ tọa độ VN2000
Hình 3.6 Thiết lập hệ tọa độ Vn2000
Hình 3.7 Cấu trúc dữ liệu đã đƣợc tạo
Hình 3.8 Tạo các lớp Feature Class
Hình 3.9: Hộp thoại chuyển đổi sangVilis.
Hình 3.10 Đƣa dữa liệu dgn sang ArcGis
Hình 3.11 Các lớp thuộc tính của đối tƣợng
Hình 3.12 Hiển thị xem các Features class
Hình 3.13: Xuất file shape sang Geodatabase
Hình 3.14 Chuyển đổi shapefile sang Geodatabase trong ArcGis
Hình 3.15 Công cụ tạo vùng Feature To Polygon
Hình 3.16 Dữ liệu thuộc tính trên ArcGis
Hình 3.17 Tạo các bảng dữ liệu
Hình 3.19 Bảng dữ liệu
Hình 3.20 Tạo mối quan hệ không gian
Hình 3.21 Tạo liên kết giữa bảng và thửa đất
Hình 3.22 Thông tin thửa đất liên kết dữ liệu
Hình 3.23 Cửa sổ Layer Properties
Hình 3.24 Liên kết GCNQSDĐ


Hình 3.25 Tạo hiển thị không gian
Hình 3.26 Hiển thị không gian
Hình 3.27 Truy vấn dữ liệu bản đồ
Hình 3.28 Hợp thửa
Hình 3.29 Thửa đã đƣợc hợp
DANH SÁCH BẢNG


Bảng 1.1 : Nội dung cơ sở dử liệu địa chính
Bảng 3.3 : quy trình xử lí dữ liệu
DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 : Nội dung cấu trúc của cơ sở dữ liệu địa chính
Sơ đồ 1.5: Cấu trúc của Geodata Base
Sơ đồ 3.3 : Nội dung cấu trúc cơ sở dữ liệu địa chính xã Sông Trầu


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, đất đai là nguồn lực tự nhiên quan trọng và có vai trò tất yếu trong
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trở nên ngày càng phức tạp do nhu
cầu sử dụng của xã hội càng nhiều. Một trong các công cụ để Nhà nƣớc và các cấp
chính quyền thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai là công tác quản lý hồ
sơ địa chính nhƣng hiện nay công cụ này đang gặp nhiều trở ngại, khó khăn.Từ đó,
vấn đề đƣợc đặt ra là làm cách nào để quản lý nguồn tài nguyên đó tốt và linh động
đặc biệt là quản lý hồ sơ địa chính trong quản lý đất đai.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ và đƣợc ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác quản lý và quy hoạch đất đai. Đặc
biệt hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system - GIS) là một công
nghệ rất thích hợp cho việc quản lý đất đai. GIS có khả năng lƣu trữ, xử lý, phân
tích dữ liệu không gian và thuộc tính,điều đó giúp GIS sẽ trở thành một công cụ hỗ
trợ đặc biệt trong việc quản lý đất đai và công tác quản lý hồ sơ địa chính nói
riêng.
Trong công tác quản lý đất đai thì hồ sơ địa chính là dữ liệu quan trọng và cần
thiết trong quy hoạch, thiết kế và quản lý đất đai. Do đó, nếu không có một công cụ
quản lý hiệu quả thì việc quản lý hồ sơ địa chính sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong
tƣơng lai.
Xã Sông Trầu là một xã có diện tích lớn nhất huyện, xã tiếp giáp trung tâm

huyện lỵ Trảng Bom và gần các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực, có QL 1A
chạy qua và khu công nghiệp Bàu Xéo đang hoạt động có hiệu quả. Điều kiện tự
nhiên khá thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thích hợp với nhiều loại cây
trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo ra một lợi thế nhất định để xã Sông Trầu
phát triển kinh tế trong mọi lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng,


thƣơng mại dịch vụ,.... Từ những điều kiện khách quan đó đã thu hút một lƣợng
lớn dân nhập cƣ dẫn tới nhu cầu về nhà ở, đất đai ngày càng tăng lên...Do vậy
trong công tác quản lý đất đai nói chung và quản lí hồ sơ địa chính nói riêng phải
đƣợc quản lí một cách phù hợp để việc sử dụng đất đúng mục đích, phù hợp quy
hoạch nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất đai, mang lại hiệu quả cao nhất, đồng
thời góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, em đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS
trong xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Sông Trầu,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” làm+
đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
1.1.1. Một số khái niệm chung
Hồ sơ địa chính: là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng thƣ,…
chứa đựng những thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của
đất đai, đƣợc thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai
ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục
vụ yêu cầu về quản lý đất đai.
Bản đồ địa chính: là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu nhƣ giấy,
diamat, hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố đƣợc quy định cụ

thể theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật.
Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp các thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa
chính (gồm dữ liệu thuộc tính địa chính, dữ liệu không gian địa chính và các dữ
liệu khác) đƣợc sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thƣờng
xuyên bằng phƣơng tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của
CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng các CSDL thành phần khác.
Hệ thống thông tin: là hệ thống tổng hợp các yếu tố (gồm hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin, phần mềm, con ngƣời, dữ liệu và quy trình, thủ tục) cho phép
thu thập, cập nhật, xử lý tổng hợp và cung cấp thông tin. Là sự kết hợp của công
nghệ thông tin và các hoạt động của con ngƣời liên quan vận hành, quản lý của hệ
thống để hổ trợ ra quyết định.
Hệ thống thông tin đất đai: là hệ thống thông tin đƣợc xây dựng để thu thập.
lƣu trữ, cập nhật, xử lý phân tích, tổng hợp và truy xuất các thông tin đất đai và
thông tin khác có liên quan đến đất đai.
Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất,


nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy
lợi; hệ thống đƣờng giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới,
địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đƣờng chỉ giới và mốc giới
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy
hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. Thông tin không gian
chủ yếu thu thập từ các loại bản đồ dạng giấy và dạng số hoặc ảnh vệ tinh và ảnh
máy bay sau khi đƣợc giải đoán.
Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về ngƣời quản lý đất, ngƣời sử dụng
đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu
thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng
sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và
nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu

giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nguồn thông tin thuộc
tính chủ yếu thu thập từ tài liệu trong hồ sơ địa chính nhƣ: GCNQSDĐ, sổ cấp
GCNQSDĐ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ đăng ký biến động,…
1.1.2. Quản lý hồ sơ địa chính
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
chịu trách nhiệm quản lý các tài liệu, dữ liệu bao gồm:
Cơ sở dữ liệu địa chính (trong máy chủ và trên các thiết bị nhớ) hoặc bản đồ
địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai. Sổ theo dõi biến động đất đai đối với
trƣờng hợp chƣa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
Bản lƣu Giấy chứng nhận, sổ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận, hồ sơ xin đăng ký biến động về sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo,
ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài (trừ trƣờng hợp mua nhà ở gắn với quyền sử
dụng đất ở), tổ chức nƣớc ngoài, cá nhân nƣớc ngoài;


Giấy chứng nhận của tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở
nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài, cá nhân nƣớc ngoài đã thu hồi trong các trƣờng
hợp thu hồi đất, tách thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận;
Hệ thống các bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính và các bản đồ, sơ đồ
khác, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đƣợc lập qua các thời kỳ trƣớc ngày Thông tƣ
này có hiệu lực thi hành.
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi
trƣờng chịu trách nhiệm quản lý các tài liệu, dữ liệu bao gồm: Cơ sở dữ liệu địa
chính (trên các thiết bị nhớ) hoặc bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai,
sổ theo dõi biến động đất đai đối với trƣờng hợp chƣa xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính; Bản lƣu Giấy chứng nhận, sổ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận, hồ sơ xin đăng ký biến động về sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc mua nhà ở gắn với quyền sử
dụng đất ở, cộng đồng dân cƣ;
Giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc

ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cƣ đã thu hồi trong
các trƣờng hợp thu hồi đất, tách thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi, cấp lại Giấy
chứng nhận; Hệ thống các bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính và các bản đồ,
sơ đồ khác, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đƣợc lập trƣớc ngày Thông tƣ này có
hiệu lực thi hành.
- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý: Bản đồ địa chính, sổ địa
chính, sổ mục kê đất đai, thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và
các giấy tờ khác kèm theo do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến để
cập nhật, chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính.
1.1.3. Thành phần hồ sơ địa chính
- Bản đồ địa chính;


- Sổ địa chính;
- Sổ mục kê đất đai;
- Sổ theo dõi biến động đất đai;
- Bản lƣu GCNQSDD
1.1.4. Lƣu trữ hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính đƣợc lập thành 3 bản: một bản gốc và hai bản sao.
Bản gốc lƣu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng;
Một bản sao đƣợc lƣu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng
Tài nguyên và Môi trƣờng;
Một bản sao đƣợc lƣu tại Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn.
Hồ sơ địa chính đƣợc lƣu giữ và quản lý dƣới dạng tài liệu trên giấy và từng
bƣớc chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính. Hồ sơ địa chính dạng số, trên
giấy phải bảo đảm tính thống nhất nội dung thông tin thửa đất với Giấy chứng
nhận và hiện trạng sử dụng đất.
1.1.5. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu:
+ Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính

phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy
định hiện hành về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Cơ sở dữ liệu địa chính phải đƣợc xây dựng theo đơn vị hành chính xã,
phƣờng, thị trấn (cấp xã) và đƣợc tổ chức, quản lý ở quận, huyện, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh (cấp huyện) và ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (cấp tỉnh).
Cơ sở dữ liệu địa chính ở Trung ƣơng đƣợc tổng hợp từ tất cả các đơn vị hành
chính cấp tỉnh trên phạm vi cả nƣớc. Mức độ tổng hợp do Tổng cục Quản lý đất
đai quy định cụ thể sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng giai đoạn.


1.1.6. Nội dung CSDL địa chính:
Nhóm dữ liệu về
biên giới, địa giới

Nhóm dữ liệu
về giao thông

Nhóm DL về
điểm khống chế
tọa độ và độ cao

Nhóm dữ liệu
về thủy hệ

Nhóm dữ liệu
về thửa đất

CSDL Địa
Chính


Nhóm dữ liệu
về ngƣời

Nhóm dữ liệu
về tài sản gắn
liền với đất

Nhóm dữ liệu
về quy hoạch

Nhóm dữ liệu
về địa danh và
ghi chú

Nhóm dữ liệu
về quyền

Sơ đồ 1.1: Nội dung cấu trúc cơ sở dữ liệu địa chính
Bảng 1.1: Nội dung cơ sở dữ liệu địa chính
Số

Nhóm đối

TT

tƣợng

1


2

3

Nhóm dữ liệu
về ngƣời
Nhóm dữ liệu
về thửa đất
Nhóm dữ liệu
về tài sản gắn

Mô tả
Dữ liệu ngƣời quản lý đất đai, ngƣời sử dụng đất, chủ
sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, ngƣời có liên
quan đến các giao dịch về đất đai,…
Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất

Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở


liền với đất

4

5

6

Nhóm dữ liệu
về quyền

Nhóm dữ liệu
về thủy hệ
Nhóm dữ liệu
về giao thông
Nhóm dữ liệu

7

Nhóm dữ liệu

hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, giao dịch
về đất đai,..
Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống
thủy văn và hệ thống thủy lợi.
Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống
đƣờng giao thông.
Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và

chính các cấp
Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên

về địa danh và của các đối tƣợng địa danh sơn văn, thủy văn, dân cƣ,
chi chú
Nhóm dữ liệu

9

Dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất,

về biên giới, đƣờng biên giới quốc gia, mốc và đƣờng địa giới hành

địa giới

8

và tài sản khác gắn liền với đất.

về điểm khống
chế tọa độ và
độ cao

biển đảo và các ghi chú khác.
Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm
khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ
lập bản đồ địa chính.
DLKG và DLTT về đƣờng chỉ giới và mốc quy

10

Nhóm dữ liệu hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao
về quy hoạch

thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an
toàn bảo vệ công trình.


1.1.7. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
+ Thu thập tài liệu
+ Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
+ Đánh giá chất lƣợng CSDL

+ Đóng gói, giao nộp
+ Tích hợp sản phẩm
1.2. Cơ Sở Pháp Lý
- Thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/08/2007 về việc “Hƣớng dẫn việc lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính”.
- Căn cứ Thông Tƣ 17/2010/TT_BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ tài
nguyên Môi Trƣờng về việc “Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính”
- Công văn 1159/TCQLDD-CDKTK, ngày 21/09/2011 về việc “Hƣớng dẫn xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính”.
- Thông tƣ 04/2013/TT-BTNMT, ngày 24/04/2013 về việc “Quy định về xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai”.
- Căn cứ Luật Đất Đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất Đai;
- Thông tƣ 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Với các chức năng chồng xếp dữ liệu, truy xuất dữ liệu của GIS trong quản lý
trong những năm gần đây đƣợc sử dụng phổ biến cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực
nhƣ trong trong lĩnh vực môi trƣờng, giao thông…
Vì vậy, ứng dụng GIS với bộ phần mềm Microstation, chỉnh lý biến động bản
đồ địa chính để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số và ứng dụng cơ sở dữ liệu địa


chính số vào quản lý đất đai bƣớc đầu đã đƣợc thực hiện có hiệu quả ở một số địa
phƣơng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa
bàn xã Sông Trầu- huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai, có ý nghĩa quan trọng cho
việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai và từng bƣớc hiện
đại hóa hệ thống quản lý đất đai.
- Việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã đƣợc

thực hiện căn cứ vào thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và bản
trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (ở nơi chƣa có bản đồ địa chính)
hoặc ở khu vực các thửa đất có biến động về ranh giới thửa do Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất các cấp gởi đến.
- Việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất đƣợc thực hiện dựa trên các căn cứ:
Bản lƣu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản sao Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (đối với trƣờng hợp không có bản lƣu Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất), hồ sơ đăng ký biến động về sử dụng đất đã đƣợc giải quyết;
Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính của thửa đất (ở nơi chƣa có
bản đồ địa chính) hoặc của khu vực các thửa đất có biến động về ranh giới thửa;
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từng cấp sau khi chỉnh lý hồ sơ địa
chính phải gởi thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính cho Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất cấp kia để cập nhật, chỉnh lý. Trƣờng hợp có biến động
về ranh giới thửa của một hoặc nhiều thửa thì gởi thông báo kèm theo trích lục bản
đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (ở nơi chƣa có bản đồ địa chính) để chỉnh lý
bản đồ địa chính.
1.4. Hệ thống thông tin địa lí GIS
1.4.1. Định nghĩa GIS


Hệ thống thông tin địa lý ( Geographical Information System) gọi tắt là GIS
đƣợc định nghĩa nhƣ là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các
thao tác phân tích cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian
(Geographic or geospatial), nhằm trợ giúp việc thu nhận, lƣu trữ, quản lý, xử lý,
phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn
đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con ngƣời đặt ra, chẳng hạn nhƣ : Để
hỗ trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên
thiên nhiên, môi trƣờng, giao thông, dễ dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị
và những việc lƣu trữ dữ liệu hành chính.GIS là CSDL số chuyên dụng trong đó hệ

trục tạo độ không gian là phƣơng tiện tham chiếu chính. GIS bao gồm các công cụ
để thực hiện các công việc sau đây:
- Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và các
nguồn khác.
- Lƣu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn CSDL.
- Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hóa, bao gồm các dữ liệu thống kê và dữ
liệu không gian.
- Lập báo cáo, bao gồm các bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế
hoạch.
- Hệ thống GIS bao gồm năm thành phần chính: con ngƣời, phƣơng pháp, công
cụ, phần mềm và dữ liệu.


Hình 1.4 : Nội dung cấu trúc các thành phần của GIS
1.4.2.Các phần mềm của GIS
Hiện nay có rất nhiều phần mềm đƣợc sử dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai ở Việt Nam có cả phần mềm trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Có thể kể
tên một số phần mêm nhƣ: MapInfo, Villis, ArcGis, …
MapInfo: là một giải pháp phần mềm GIS thân thiện với ngƣời sử dụng. Ngay từ
đầu, hãng đã chủ trƣơng xây dựng các phần mềm GIS có hiệu quả, với các chức năng
phân tích không gian hữu ích cho các hoạt động kinh doanh, quản lý nhƣng không cồng
kềnh và không phức tạp hóa bởi những chức năng không cần thiết, giao diện đơn giản
và dễ hiểu, đồng thời giá cả phù hợp với đại đa số ngƣời sử dụng. MapInfo có rất nhiều
ƣu điểm với khả năng hiển thị và lập bản đồ tốt và có những chức năng GIS cơ bản và
đƣợc nhiều ngƣời sử dụng ƣa chuộng trong các dự án GIS quy mô nhỏ, CSDL cỡ nhỏ.
Tuy nhiên, do nhƣợc điểm là quản lý topology không đƣợc chặt chẽ, cấu trúc dữ liệu
không đầy đủ nên khả năng phân tích cũng hạn chế - MapInfo thƣờng không đƣợc sử
dụng để xây dựng các CSDL lớn. Hơn nữa, MapInfo cũng còn hạn chế khi cần đƣa ra
một giải pháp mạng chuyên nghiệp và kết nối trao đổi số liệu với các hệ thống GIS
khác.



Villis: Phần mềm VILIS xây dựng đƣợc CSDL không gian bản đồ và dữ liệu
thuộc tính theo chuẩn, bảo mật toàn vẹn dữ liệu và có thể xuất ra theo mẫu quy định.
Đối với các phần mềm VILIS việc chỉnh lý dữ liệu thuộc tính thì khá đơn giản bởi
dữ liệu thuộc tính đƣợc xây dựng, cập nhật chỉnh lý ở dạng trƣờng dữ liệu, việc
thêm bớt các trƣờng khá đơn giản. Nhƣợc điểm chính của các phần mểm cho đến
thời điểm hiện tại chƣa đƣợc khắc phục là chức năng đồ họa yếu, dẫn đến việc chỉnh
lý biến động dữ liệu không gian địa chính còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các
nhà quản lý trong công tác chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, dẫn đến công tác
quản lý đất đai chƣa hiệu quả.
ArcGis: là một trong những phần mềm nổi tiếng do hãng ESRI của Mỹ
sản xuất và đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhất hiện nay. ArcGIS là hệ thống GIS
hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập / nhập số
liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ
khác nhau nhƣ CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt
công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp
mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức
năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau nhƣ: desktop (ArcGIS Desktop), máy
chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống
thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả năng tƣơng tích cao đối với nhiều loại sản
phẩm của nhiều hãng khác nhau.
Phần mềm ArcGIS Desktop với 06 phần mềm tích hợp nhƣ: ArcMap,
ArcCatalog, ArcToolbox, ArcSence, ArcGIS Extension. Trong đó, có 3 thành phần
chính là:
ArcMap là phần mềm ứng dụng chủ yếu trong ArcGis Desktop. Nó đƣợc ứng
dụng trong GIS cho tất cả các lạo dữ liệu bản đồ. Trong phấn mềm ứng dụng này bạn
có thể làm việc với rất nhiều loại bản đồ. Mỗi một bản đồ đều có một trang cửa sổ để



thể hiện dữ liệu địa lý, hoặc để xem một chuỗi các lớp thông tin, lời chú giải, thanh tỷ
lệ, mũi tên chỉ phƣơng Bắc và phƣơng Nam của đối tƣợng.
ArcCatalog là phần mềm trong bộ phần mềm ArcGis đƣợc dung để xác định vị trí
và quản lý dữ liệu không gian. Bạn có thể sử dụng ArcCatalog để tổ chức dữ liệu của
bạn nhƣ: Copy, dán, di chuyển hay xóa bỏ dữ liệu trong CSDL.
ArcToolbox là phần mềm ứng dụng đơn giản chứa đựng nhiều thanh công cụ
để sử dụng cho GIS trong việc chuyển đổi và gán giá trị độ cao cho từng đối tƣợng
địa lý. ArcGis chỉ hoàn hảo khi có sự tham gia của ArcToolbox, nó bao hàm một
bộ các thanh công cụ (trên 150 thanh) đƣợc sử dụng cho việc chuyển đổi dữ liệu,
xuất dữ liệu, quản lý tờ bản đồ, phân tích lớp phủ thực
vật, chuyển đổi phép chiếu bản đồ và nhiều mục đích khác.
1.4.3. Chức năng của GIS
- Thu thập dữ liệu: là tiến trình thu thập dữ liệu theo khuôn mẫu áp dụng
đƣợc cho GIS. Mức độ đơn giản nhất của thu thập số liệu là chuyển đổi khuôn
mẫu dữ liệu có sẵn từ các nguồn bên ngoài nhƣ: Tờ bản đồ, số liệu đo đạc ngoại
nghiệp,ảnh hàng không, ảnh vệ tinh và các thiết bị ghi thành một hình thức tƣơng
thích. Việc nhập dữ liệu phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Tất cả các thông tin đầu vào phải đảm bảo tính chính xác nhất mà không có
lỗi khi miêu tả thuộc tính.
+ Kiểm tra các lỗi về sai lệch vị trí, tỷ lệ, đo méo hình…tính không đầy đủ của
các thông tin dữ liệu không gian bằng cách vẽ ra với cùng tỷ lệ và so sánh với các
thông tin gốc.
- Lƣu trữ và quản lý dữ liệu: Việc lƣu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu đề cập đến
việc tổ chức dữ liệu và vị trí, các mối liên kết topo, các tính chất của các yếu tố địa
lý (điểm, đƣờng, mặt)


- Tìm kiếm và phân tích không gian: Việc tìm kiếm và phân tích không gian là
cốt lõi chung nhất của GIS phải đáp ứng đòi hỏi của mọi ứng dụng. Chúng bao
gồm các chức năng:

+ Tìm kiếm nội dung trong vùng không gian: là tìm kiếm các đối tƣợng bản đồ
hay một phần của chúng nằm trong một vùng cho trƣớc. Vùng đó có thể là cửa sổ
chữ nhật và đƣợc xác định bởi hai cặp tọa độ và nó đƣợc xem nhƣ là phép truy vấn
co sở dữ liệu đơn giản.
+ Tìm kiếm trong khoảng cận kế: là tìm ra các vùng nối trực tiếp với đối tƣợng
xác định trƣớc.
+ Tìm kiếm hiện tƣợng và thao tác phủ (overlay): việc tìm kiếm hiện tƣợng
đƣợc chia thành hai nhóm chức năng:
 Tìm một loại hiện tƣợng mà không quan tâm đến các hiện tƣợng còn lại: đây là
trƣờng hợp tìm kiếm không gian dựa trên thuộc tính đã xác định trƣớc.
 Tìm kiếm những vùng đƣợc xác định bởi các hiện tƣợng: đây là trƣờng
hợp tìm kiếm một vùng thỏa mãn các điều kiện cho trƣớc.
+ Phân tích đƣờng đi và dẫn đƣờng: là sử dụng mô hình dữ liệu mạng hay
sử dụng mô hình dữ liệu Raster để tìm đến con đƣờng dẫn đến các đối tƣợng
cần tìm một cách ngắn nhất, giá rẻ nhất.
+ Mô hình hóa tƣơng tác không gian: là sử dụng GIS để tìm ra những vùng tối
ƣu phục vụ cho các mục đích sử dụng.
- Hiển thị đồ họa: Việc hiển thị bản đồ và các dữ liệu GIS cộng với tƣơng
tác ngƣời sử dụng là yếu tố hoàn toàn thiết yếu cho sự thừa nhận bất cứ mọi thứ
thông tin nào. Thành phần này cũng nhƣ giao diện với ngƣời sử dụng ở một hệ
thống thông tin học bất kỳ đƣợc thiết kế phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
1.4.4. Lựa chọn công nghệ Gis trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC
Khả năng ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính vào công tác quản lí đất đai hiện nay
mang tính chất thiết thực và kịp thời. Sau đây một số ứng dụng tiêu biểu:


- Quản lý, lƣu trữ và cập nhật, chỉnh lý biến động.
- Đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận, giao đất cho thuê đất, đăng kí biến
động đất đai.
- Phục vụ cho công tác thông kê kiểm kê đất đai và đánh giá đất đai.

- Hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
- Giải quyết tranh chấp đất đai.
1.5 Cơ sở dữ liệu không gian (Geodatabase):
1.5.1 Định nghĩa Geodatabase:
Geodatabase là một loại CSDL với các tính năng mở rộng cho việc lƣu
trữ, truy vấn và thao tác với các thông tin địa lý và dữ liệu không gian. Cũng có
thể hiểu geodatabase là CSDL không gian.
Trong một CSDL không gian, dữ liệu không gian đƣợc đối xử nhƣ mọi
loại dữ liệu khác. Dữ liệu vector đƣợc lƣu trữ theo kiểu dữ liệu hình học nhƣ
điểm (point), đƣờng thẳng (line) hoặc đa giác (polygon), những dạng mà có
sự gắn kết với hệ tọa độ không gian. Một bản ghi của geodatabase có thể dùng kiểu
dữ liệu hình học để thể hiện vị tí của một đối tƣợng trong thế giới thực và sử dụng
các kiểu dữ liệu chuẩn để lƣu trữ các thuộc tính liên quan của đối
tƣợng đó. Một và geodatabase có hỗ trợ việc lƣu trữ dữ liệu ảnh số (raster).
Trong hệ thống thông tin địa lý, một CSDL không gian là thành phần dùng
để thao tác và lƣu trữ dữ liệu. Lợi ích quan trọng của những CSDL không gian là
chúng cho phép một hệ tống GIS xây dựng trên những khả năng sẵn có của hệ
thống quản trị CSDL quan hệ (RDBMS). Bao gồm việc hỗ trợ SQL và khả năng
tạo ra những truy vấn không gian phức tạp. Ngoài ra, một cấu trúc client/server của
CSDL đó hỗ trợ đa ngƣời dùng cùng một lúc và cho phép họ xem, sửa và truy vấn
dữ liệu mà không bị xung đột.
1.5.2 Cấu trúc geodatabase trong ArcGIS (Geodatabase):


Trong ArcMap có hai định dạng để lƣu trữ dữ liệu là Shape file và
Geodatabase. Trong đó, geodatabase là một CSDL đƣợc chứa trong một file có
đuôi là “*.mdb” ( dữ liệu chuẩn đƣợc quản lý trên Microsoft Acess). Khác với
Shape file, geodatabase cho phép lƣu giữ topology của các đối tƣợng.
Trong mô hình này, các đối tƣợng, hiện tƣợng và quá trình đƣợc mô tả thông
qua các đối tƣợng (feature). Các đối tƣợng này đƣợc tập họp thành các lớp đối

tƣợng (feature class) và đƣợc cơ cấu thành các tệp dữ liệu lớn (Feature Data Set).
Mô hình Geodatabase là tập hợp có tổ chức của geodata set. Cấu trúc của một
geodatabase nhƣ sau:
Geodatabase

Feature Dataset

Feature Class

Feature Class

Attribute Table

Attribute Table

Feature Class

Attribute Table

Sơ đồ 1.5: Cấu trúc của GeodataBase
Trong Geodatabase đƣợc ví nhƣ một thƣ mục mẹ có một hay nhiều Feature
Dataset. Feature là một nhóm các loại đối tƣợng có cùng chung hệ quy chiếu và hệ


tọa độ. Một Feature Dataset có thể chứa một hay nhiều Feature Class. Feature class
chính là đơn vị chứa các đối tƣợng không gian của bản đồ và tƣơng đƣơng với một
lớp (layer) trong ArcMap. Mỗi Feature Class chỉ chứa một dạng đối tƣợng (điểm,
đƣờng hoặc vùng). Mỗi Feature Class đƣợc gắn chặt với một bảng thuộc tính
(Attibute Table). Khi tạo một Feature Class thì bảng thuộc tính cũng tự động đƣợc
tạo theo.



Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xã Sông
Trầu- huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xuất dữ liệu qua dạng shapfile tạo đầu vào cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu
- Cơ bản xây dựng bản đồ định dạng phần mềm ArcGis về cơ sở dữ liệu đất đai
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên – Kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu về hệ thống, cách thức quản lý lƣu trữ hồ sơ điạ chính tại địa
phƣơng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính và không gian trong hồ sơ địa chính.
- Những đề xuất mới trong công tác xây dựng và quản lí hồ sơ địa chính trên
địa bàn xã Sông Trầu.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, điều tra nội nghiệp:
Nhằm thu thập các số liệu, thông tin cần thiết thông qua các phòng, ban trong
huyện, các phƣơng tiện nhƣ sách, báo, mạng Internet… Các số liệu thu thập đƣợc
bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, hiện trạng
sử dụng đất đai, tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện.
2.3.2. Phƣơng pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
Dữ liệu thuộc tính bao gồm các thông tin nhƣ chủ sử dụng, địa chỉ, số giấy
chứng nhận, năm sinh,.... đƣợc xây dựng trong sổ địa chính, sổ mục kê và sổ theo



×