Ngành Quản lý Đất đai
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do thực hiện
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt do Nhà nước quản lý, là địa bàn phân bố khu dân cư và là nguồn vốn
ban đầu để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với dân số ngày
càng tăng làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên đáng kể. Trong đó, phải kể đến
nhu cầu đất ở tăng lên không ngừng, việc chuyển mục đích sử dụng đất ngày
càng tăng. Bên cạnh đó, tình trạng tranh chấp đất đai, việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất bất hợp pháp vẫn còn xảy ra,
làm cho tình hình biến động về đất đai càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy, việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) giữ một vai trò hết sức quan
trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với đất đai nói chung và người sử
dụng đất nói riêng. Nó giúp Nhà nước trong việc quản lý tài sản đất đai thuộc sở
hữu của mình, kiểm soát tình hình sử dụng đất đai một cách chặt chẽ, có hiệu
quả, đồng thời giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh
doanh… trên diện tích đất của mình. Bởi lẽ đó, Nhà nước và các cấp chính
quyền địa phương luôn chú trọng đến hoạt động cấp Giấy chứng nhận.
Phú Xuân là một xã của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, hiện nay quá trình
đô thị hóa diễn ra mạnh, tốc độ phát triển kinh tế cao... trong khi đất đai có vị trí
cố định, giới hạn về diện tích và dễ bị biến động. Do đó ngoài công tác quản lý
đất đai nói chung thì công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã trở thành một
nhiệm vụ bắt buộc và hết sức cần thiết làm cơ sở tổ chức thi hành Luật đất đai,
để cho việc sử dụng đất đai có hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của
địa phương cũng như giúp cho Nhà nước thực sự nắm chắc tình hình sử dụng
đất đai trong phạm vi lãnh thổ hành chính và thực hiện quản lý chặt chẽ mọi
biến động đất đai theo đúng pháp luật.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã lựa chọn nội dung thực tập “Thực trạng
công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai”.
1.2. Mục tiêu của đợt thực tập
- Vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn nhằm rèn luyện kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ để có cơ hội góp phần nhỏ trong công tác quản lý đất đai
tại địa phương sau này.
- Nắm được quy trình đăng ký cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn xã.
- Nắm được thực trạng đăng ký cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn xã.
1
Ngành Quản lý Đất đai
- Đánh giá thực trạng đăng ký cấp Giấy chứng nhận để tìm ra những mặt
thuận lợi và khó khăn và đề xuất ra những hướng giải quyết phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.
1.3. Đối tượng và phạm vi thực tập
Thực trạng công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn xã Phú
Xuân huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở
và đất nông nghiệp.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất.
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Luật Đất đai năm 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2009.
- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất
đai ngày 18 tháng 6 năm 2009.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Nghị quyết số 23/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện ngày 10/01/2013.
2
Ngành Quản lý Đất đai
- Công văn số 791/UBND-NC ngày 11/6/2013 của UBND huyện Tân Phú
về việc rà soát tình hình cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Kế hoạch số 36/KH- UBND của UBND huyện Tân Phú về việc đẩy nhanh công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Công văn số 1130-CV/HU ngày 26/8/2013 của Huyện ủy Tân Phú về việc
báo cáo tình hình đăng ký cấp, phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
nhân dân.
- Thông báo kết luận số 148/TB-UBND ngày 03/9/2013 của UBND huyện
Tân Phú về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định số 07/QĐ-B.HĐND ngày 05/11/2013 của Ban HĐND xã Phú
Xuân về giám sát công tác cấp, phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
UBND xã.
- Công văn 535/UBND- KT ngày 23/02/2014 của huyện Tân Phú về việc ghi nợ
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2. Cơ sở thực tiễn
- Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trong
việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận để đẩy mạnh việc giao đất trên địa bàn
huyện và tăng cường hiệu quả trong công tác cấp Giấy chứng nhận.
- Có rất nhiều dự án quy hoạch đang triển khai trên địa bàn nên cần phải
hoàn thành nhanh công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận để làm căn cứ đền bù,
giải tỏa cho các hộ dân có đất bị thu hồi như:
+ Dự án quy hoạch mở rộng Quốc lộ 20 giai đoạn từ 2010 - 2020
+ Dự án quy hoạch xây dựng khu văn hóa xã giai đoạn từ 2010 - 2020.
+ Dự án quy hoạch 8 ấp ở xã Phú Xuân giai đoạn từ 2010 - 2020.
- Thực trạng công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận từ năm 2012 đến quí
I/2014 trên địa bàn xã: tổng số thửa đất trên địa bàn xã là: 7618 thửa với diện
tích là 2159.67 ha, trong đó:
+ Tổng số thửa đủ điều kiện đăng ký là: 6197 thửa, diện tích là 1779.12 ha.
+ Tổng số thửa chưa đủ điều kiện đăng ký là: 1421 thửa với diện tích là
380.56 ha.
Nguyên nhân: Đối với hồ sơ không đủ điều kiện UBND xã đang từng bước
rà soát yêu cầu chủ sử dụng cũ đăng ký cấp đổi rồi mới làm các thủ tục tiếp theo
như: cho tặng, chuyển nhượng, thừa kế theo quy định của pháp luật (các hồ sơ
trên là dạng chuyển nhượng và thực hiện các quyền sau ngày 01/7/2004).
- Tổng số thửa đã đăng ký cấp giấy là: 6168 thửa, diện tích là 1771.51 ha.
Trong đó có 39 thửa là các trường hợp khác, đo bao, đang xác minh.
3
Ngành Quản lý Đất đai
+ Hồ sơ đo bao 1419 đã lập danh sách gửi Văn phòng đăng ký huyện để lập
hồ sơ đo tách thửa.
+ 506 thửa chưa đến lập thủ tục đăng ký cấp đổi.
+ 147 thửa của cơ quan tổ chức đất rừng 327 chưa xét cấp giấy.
+ 1251 thửa đang xác minh bổ sung các giấy tờ liên quan, do tăng giảm
diện tích.
Còn lại 2483 thửa đã được cấp Giấy chứng nhận.
- Tổng số thửa chưa đăng ký là 29 thửa, diện tích là 7,6 ha chưa đăng ký
lần đầu đang lập thủ tục đăng ký.
- Tổng số Giấy chứng nhận đã nhận về xã là: 2483 giấy, bao gồm 2483
thửa, diện tích là 453.12 ha.
- Người dân tự rút hồ sơ làm thủ tục cấp giấy được 362 thửa.
+ Tổng số giấy đã phát tới tay người dân là 1265 giấy, bao gồm 1265 thửa.
+ Tổng số giấy còn tồn tại xã là 1218 giấy, bao gồm 1218 thửa. Trong đó:
tồn cấp mới: 539 giấy, cấp đổi: 679 giấy.
+ Cụ thể từng ấp:
STT
Tổng
số
Ấp
Giấy tồn
Trong xã
Xâm canh
01
Ngọc Lâm 1
199
183
16
02
Ngọc Lâm 2
208
179
29
03
Ngọc Lâm 3
150
147
3
04
Thọ Lâm 1
42
29
13
05
Thọ Lâm 2
139
133
6
06
Thọ Lâm 3
166
154
12
07
Thanh Thọ
24
22
2
08
Bàu Chim
290
57
233
TỔNG
1218
904
314
- Nguyên nhân các trường hợp Giấy chứng nhận còn tồn đọng:
+ Nghĩa vụ tài chính cao: 40 thửa.
+ Do đang thế chấp tại ngân hàng: 36 thửa.
+ Đã phát thông báo nhưng người dân chưa đến nhận giấy: 482 thửa.
4
Ngành Quản lý Đất đai
+ Số giấy đã chuyển về huyện để tính nghĩa vụ tài chính: 127 hồ sơ, bao
gồm 660 thửa (huyện chưa chuyển thông báo về cho UBND xã).
Xuất phát từ thực tế trên, nên trong thời gian thực tập Em tìm hiểu quy
trình và thực trạng công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn xã, từ
đó đưa ra những đánh giá xác thực về công tác này tại địa phương.
3. Nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện
3.1. Giới thiệu chung về địa bàn thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Phú Xuân thuộc huyện Tân Phú, nằm cách trung tâm hành chính huyện
1.5 km về phía Tây Nam, Bắc giáp xã Núi Tượng và xã Phú An, Đông giáp xã
Phú Lâm và xã Thanh Sơn, Nam giáp Quốc Lộ 20 và xã Phú Thanh, Tây giáp thị
trấn Tân Phú, xã Phú Lộc và xã Phú Thịnh.
Xã có diện tích tự nhiên là 2159.67 ha, trong đó có diện tích đất nông
nghiệp là 1458.44 ha.
b. Địa hình
Xã Phú Xuân nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và cao nguyên,
với dạng địa hình bán sơn địa. Độ cao trung bình khoảng 200m, vùng núi phía
Bắc có độ cao 295,4m, nơi thấp nhất khoảng 113m. Địa hình có xu hướng thấp
dần từ Đông Bắc sang Tây Nam, độ dốc phổ biến từ 3 0 - 80. Địa hình của xã
được phân chia thành 2 dạng là địa hình đồi núi, địa hình dốc thoải lượn sóng.
c. Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm 250 C, tổng lượng mưa cả năm 2096 mm,
cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1 năm sau.
d. Tài nguyên đất
Trên cơ sở bản đồ đất của huyện Tân Phú tỷ lệ 1/25.000 và qua kết quả
chỉnh lý, bổ sung tiến hành xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/5.000. Xã Phú Xuân có
các nhóm đất chính sau:
Nhóm đất xám: diện tích 50.35 ha (chiếm 23.3%), nhóm đất đen: diện tích
1557.13 ha (chiếm 67.7% DTTN), nhóm đất gley: diện tích 47.46 ha (chiếm
2.2% DTTN), nhóm đất đá bọt: diện tích 50.23 ha (chiếm 4.2% DTTN).
Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã khá phong phú và đa dạng, có thể sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
5
Ngành Quản lý Đất đai
Hình 3.1: Bản đồ vị trí xã Phú Xuân huyện Tân Phú tỉnh Đồng nai
đ. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt: nguồn nước mặt trên địa bàn xã bị hạn chế, không có
sông lớn chảy qua mà chỉ có các con suối nhỏ nhưng đa số điều bị cạn kiệt vào
mùa khô.
Tài nguyên nước ngầm: nước ngầm trên địa bàn xã có chất lượng khá tốt,
không bị ô nhiễm, độ sâu mạch nước ngầm khoảng 9 - 40m.
e. Tài nguyên rừng
Toàn xã có khoảng 404.5 ha rừng (chiếm 18.73% DTTN), phân bố tập
trung ở khu vực phía Bắc, chủ yếu là rừng phòng hộ thuộc khu vực đầu nguồn
6
Ngành Quản lý Đất đai
hồ Đa Tôn. Trữ lượng thấp do đa số là rừng nghèo và rừng mới trồng chưa có
khả năng khai thác. Tuy nhiên, có tác dụng rất lớn trong việc phòng hộ đầu
nguồn, chống xói mòn, bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái trong khu vực.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
a. Tình hình phát triển kinh tế
Kinh tế trong địa bàn có thể phân chia thành 3 khu vực: khu vực kinh tế
nông nghiệp, khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khu vực
kinh tế - thương mại dịch vụ.
- Khu vực kinh tế nông nghiệp: chiếm tỷ trọng 48.7%, chủ yếu là đất trồng
cây lâu năm (1003.41 ha), đất trồng cây hàng năm (986.0 ha), đất nuôi trồng
thủy sản nước ngọt (133.12 ha) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là những
cơ sở sản xuất hàng hóa phổ thông phục vụ thiết thực cho nhu cầu sử dụng của
nhân dân trong vùng, chiếm tỷ trọng 28.5%, bao gồm: làm chổi đót, bốc tách vỏ
lụa hạt điều, đan lát thủ công, đang duy trì hoạt động có hiệu quả, tương lai sẽ
mở rộng và đổi mới qui mô công nghệ.
- Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Kinh tế thương mại - dịch vụ của xã chiếm tỷ trọng 22.8%, toàn xã có 579
hộ tham gia sản xuất kinh doanh, trong đó: thương mại dịch vụ có 405 hộ; công
nghiệp xây dựng có 105; 67 hộ vận tải và 02 hộ doanh nghiệp tư nhân; có 6 cơ
sở chế biến gồm: 3 cơ sở chế biến gỗ, 1 cơ sở xay sát cố định và 2 máy xay sát
lưu động; có 10 hộ chế biến bún, bánh phở, bánh in, bánh mì, nấu rượu.
b. Dân số, lao động và việc làm
Xã có tổng số 2728 hộ với 13280 nhân khẩu, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của xã ở mức trung bình (1.1%), tỷ lệ tăng cơ học hầu như không đáng kể, dân
cư sống tập trung dọc Quốc lộ 20 và các trục đường chính của xã.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 53.2% dân số, trong đó số người có
khả năng lao động là 6570 người. Lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh
vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 60.2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27.7%,
chủ yếu qua trung tâm dạy nghề phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng xã,
mở các lớp học nghề ngắn hạn tại địa phương. Thu nhập bình quân đầu người là
12 triệu đồng/năm. Qua đó cho thấy nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong
địa bàn rất lớn đã tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.
3.2. Phương pháp sử dụng để thực hiện công việc trong quá trình thực tập
7
Ngành Quản lý Đất đai
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin: thu thập số liệu, tài liệu có liên
quan đến nội dung đăng ký cấp Giấy chứng nhận và thông tin về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của xã.
- Phương pháp thống kê: thống kê số lượng hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng
nhận, diện tích đất đai, loại đối tượng đăng ký, loại đất đăng ký, số lượng hồ sơ
không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: hệ thống hóa những số liệu đã thu thập
được, từ đó tổng hợp, phân tích đánh giá để tìm ra những mặt thuận lợi và khó
khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác đăng ký
cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn nói riêng.
- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu để đánh giá tình hình sử dụng
đất và tình hình biến động đất đai ở địa phương.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa những số liệu, tài liệu sẵn có ở địa phương.
3.3. Nội dung thực hiện
3.3.1. Quy trình, trình tự thủ tục thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận
Quy trình thực hiện được thể hiện ở sơ đồ 3.1: Quy trình đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận của địa phương và trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
1. Bộ phận một cửa cấp xã: 01 ngày làm việc
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn người dân viết đơn (theo mẫu
01/ĐK- GCN).
+ Lập phiếu biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả (mẫu 01a/PBN).
+ Vào sổ theo dõi hồ sơ, chuyển hồ sơ đến cán bộ xử lý chuyên môn (mẫu
06/STD).
2. UBND cấp xã: 17 ngày làm việc (không kể 15 ngày công khai)
+ Nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa.
+ Kiểm tra xác minh thực địa, kiểm tra hồ sơ địa chính, lập danh sách công
khai kết quả, kiểm tra và ký xác nhận, chuyển hồ sơ đến bộ phận một cửa.
+ Bộ phận một cửa lập phiếu giao nhận; danh sách giao nhận hồ sơ, chuyển
hồ sơ đến bộ phận một cửa cấp huyện (mẫu 02/PGN, mẫu 03/DGN).
3. Bộ phận một cửa cấp huyện: 01 ngày làm việc
+ Tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa cấp xã.
+ Kiểm tra hồ sơ, ký phiếu giao nhận, vào sổ theo dõi.
+ Lập phiếu giao nhận, danh sách giao nhận hồ sơ (mẫu 04/PGN, mẫu
05/DGN, mẫu 06/STD).
+ Chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
8
Ngành Quản lý Đất đai
Trách nhiệm thực hiện
Nội dung công việc
Bộ
Bộ phận
phận một
một cửa
cửa cấp
cấp xã;
huyện
UBND cấp xã
- Kiểm tra,Tiếp
hướng
dẫn,luân
tiếpchuyển
nhận hồhồsơ.
nhận,
sơ đến
- Thẩm tra, ký xác VPĐQSDĐ
nhận chuyển lên bộ phận một
cửa
cấpnhận,
huyện.
- Tiếp
kiểm tra hồ sơ;
Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất
- Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn;
- Gửi số liệu địa chính đến chi cục thuế;
- Nhận thông báo thuế và gửi cho người dân thực
hiện nghĩa vụ tài chính.
Tiếp nhận, thực hiện và chuyển thông báo thuế
đến VPĐKQSDĐ
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ;
Trình ký hồ sơ về văn phòng HĐND và UBND
Chi cục thuế
Phòng TN - MT
Văn phòng HĐND và
UBND cấp huyện
Kiểm tra thể thức văn bản, trình lãnh đạo ký
quyết định, ký GCN
Chủ tịch UBND cấp huyện;
VP HĐND và UBND
- Chủ tịch ký quyết định cấp GCN, ký vào GCN;
- Chuyên viên VP chuyển đến văn thư đóng dấu.
- Chuyển kết quả đến VPĐKQSDĐ
Văn phòng ĐKQSDĐ
Vào sổ cấp giấy, lưu hồ sơ, chuyển kết quả đến
bộ phận một của cấp huyện
Bộ phận một của cấp huyện
Tiếp nhận và chuyển kết quả cho bộ phận một
cửa cấp xã
Bộ phận một cửa cấp xã
Trả kết quả cho người dân, thu phí, lệ phí
(nếu có)
Sơ đồ 3.1: Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận của địa phương
4. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 13 ngày làm việc (không kể thời
gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính)
+ Nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa.
+ Kiểm tra, ghi ý kiến, ký xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
9
Ngành Quản lý Đất đai
+ Trích sao hồ sơ địa chính, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để
xác định nghĩa vụ tài chính.
+ Nhận thông báo thuế từ cơ quan thuế, chuyển thông báo thuế cho người
dân, kiểm tra giấy nộp tiền vào kho bạc.
+ Dự thảo tờ trình, quyết định, viết Giấy chứng nhận.
+ Chuyển hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường.
5. Chi cục thuế: 03 ngày làm việc
Lập thông báo thuế, chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày làm việc
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
+ Kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình, chuyển đến Văn phòng UBND cấp huyện.
7. Văn phòng UBND cấp huyện: 05 ngày làm việc
+ Nhận hồ sơ.
+ Trình lãnh đạo UBND ký quyết định và Giấy chứng nhận.
+ Chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
8. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 03 ngày làm việc
+ Nhận hồ sơ từ UBND cấp huyện.
+ Vào sổ cấp Giấy chứng nhận, lưu hồ sơ.
+ Thông báo về việc cập nhập, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
+ Chuyển Giấy chứng nhận đến bộ phận một cửa cấp huyện.
9. Bộ phận một cửa cấp huyện: 01 ngày làm việc
+ Nhận Giấy chứng nhận từ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
+ Chuyển Giấy chứng nhận đến bộ phận một cửa cấp xã.
10. Bộ phận một cửa cấp xã: 01 ngày làm việc
+ Nhận Giấy chứng nhận từ bộ phận một cửa cấp huyện.
+ Trao Giấy chứng nhận cho người dân, thu phí, lệ phí (nếu có)
Tổng thời gian làm việc là 50 ngày làm việc (không kể thời gian công khai
danh sách và thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính).
3.3.2. Nội dung thực tập
Trong thời gian thực tập 12 tuần (từ ngày 17/3/2014 đến 6/6/2014) em
được các cán bộ địa chính xã Phú Xuân hướng dẫn cho công tác nội nghiệp tại
địa bàn xã. Công việc chủ yếu là tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận,
10
Ngành Quản lý Đất đai
phân loại hồ sơ đủ điều kiện và hồ sơ không đủ điều kiện… Sau đây em xin giới
thiệu về công tác đăng ký đất đai, cấp mới, đổi giấy chứng nhận và xây dựng dữ
liệu thuộc tính địa chính theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007
của Bộ TNMT tại UBND xã Phú Xuân như sau:
Sau khi được hướng dẫn cơ sở pháp lý về tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận thì em được phân công như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của các hộ dân đến đăng ký
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ được đăng ký, phân loại hồ sơ ra các trường hợp:
+ Cấp mới (trường hợp đăng ký lần đầu)
+ Cấp đổi
+ Chuyển nhượng
+ Tặng cho
+ Tách thửa
+ Gia hạn thời hạn sử dụng đất
+ Chuyển mục đích sử dụng đất
- Bước 3: Kiểm tra xem các hồ sơ có đủ các giấy tờ hợp lệ hay không.
1. Đối với các hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận (trường hợp đăng ký lần
đầu) thì cần phải có các loại giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
- Bản sao: sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân.
- Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có).
- Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại
bản Quy định này (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).
- Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (nếu có).
- Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có).
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất
đai theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Đối với các hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận thì cần phải có các loại giấy
tờ như sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận (Mẫu số 02/ĐK-GCN);
- Giấy chứng nhận đã cấp (bản sao);
- Hộ khẩu thường trú;
- Chứng minh nhân dân.
11
Ngành Quản lý Đất đai
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất
đai theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Đối với các hồ sơ chuyển nhượng thì cần phải có các loại giấy tờ như:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng
thực của UBND xã.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 5 điều 50 Luật đất đai (nếu có).
- Chứng minh nhân dân.
- Hộ khẩu thường trú.
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy độc thân (nếu có).
- Sơ đồ thửa đất (trích lục bản đồ thửa đất hoặc trích đo trên thực địa)
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu) đối với
trường hợp cấp mới.
4. Đối với các hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất thì cần phải có các loại
giấy tờ như:
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng chứng thực.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính thửa đất (đối với trường hợp
tặng cho một phần thửa đất): 01 bản chính và 01 bản sao có chứng thực.
- Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất (nếu có): 02 tờ.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nếu có): 02 tờ.
- Chứng minh nhân dân.
- Hộ khẩu thường trú.
- Các giấy tờ có liên quan.
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy độc thân (nếu có).
5. Đối với các hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất thì cần phải có các loại
giấy tờ như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).
- Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản gắn liền với đất (mẫu số 03/ĐK-GCN).
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất; phiếu lấy ý kiến khu dân cư.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu).
- Trích lục hoặc trích đo.
12
Ngành Quản lý Đất đai
- Di chúc (theo mẫu 27/DC hoặc 57/DC (tự lập - nếu có)).
- Văn bản phân chia tài sản thừa kế (theo mẫu 28/VBPC hoặc 58/VBPC)
hoặc văn bản cam kết tặng cho quyền sử dụng đất (có công chứng hoặc chứng
thực).
- Hộ khẩu thường trú.
- Chứng minh nhân dân.
6. Đối với các hồ sơ xin gia hạn thời hạn sử dụng đất thì cần phải có các
loại giấy tờ như:
- Đơn xin gia hạn sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân xin gia hạn sử dụng
đất không quá mười hai (12) tháng: 01 bản;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính đã hết
hạn);
- Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất: 02 tờ;
- Tờ khai tiền sử dụng đất: 02 tờ;
- Những giấy tờ liên quan đến việc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính
(nếu có): 02 bản (bản sao đã có chứng nhận hoặc chứng thực).
7. Đối với các hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất thì cần phải có các loại
giấy tờ như:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất: 01 bản
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 01 bản (bản chính).
- Bước 4: khi đã kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ hợp lệ ghi các hồ sơ trên vào
sổ lưu.
- Bước 5: sau đó em được phân công phụ giúp cán bộ địa chính xã thẩm tra
xem các hồ sơ trên đã đủ điều kiện hay không đủ điều kiện để cán bộ địa chính
xã đi xác minh.
Hồ sơ đủ điều kiện là hồ sơ được khai đúng theo quy định của luật đất đai.
Hồ sơ không đủ điều kiện là hồ sơ nằm trong các trường hợp sau:
+ Hồ sơ được khai không đúng theo quy định của luật đất đai;
+ Đất có tranh chấp;
+ Không rõ nguồn gốc, nguồn gốc cần lập phiếu xác minh;
+ Bị sai thửa, hình thể, tăng, giảm diện tích...
13
Ngành Quản lý Đất đai
+ Đất có nguồn gốc chuyển nhượng sau ngày 01/7/2004.
- Bước 6: sau khi cán bộ địa chính xã thẩm tra hồ sơ xong, em được phân
công phụ giúp cán bộ địa chính xã chuyển hồ sơ đã đủ điều kiện lên huyện để
huyện xét duyệt.
Những hồ sơ không đủ điều kiện được giữ lại xã để chờ xác minh và bổ
sung thêm giấy tờ còn thiếu.
4. Kết quả đạt được
4.1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong 12 tuần được thực tập tại UBND xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai em đã đạt được những kết quả như sau:
Xã đã tiếp nhận được tổng số hồ sơ đăng ký là: 353 hồ sơ, bao gồm 450
thửa với diện tích là 701.23 ha.
Biểu 4.1: Khối lượng kê khai đăng ký chi tiết
Kết quả
Hồ sơ
Tổng số
thửa
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
353
450
100
701.23
100
Đủ điều kiện
252
273
60.67
610.86
87.11
1 Cấp mới lần đầu
132
143
52.38
201.23
32.94
2 Cấp đổi
46
46
16.84
112.11
18.35
3 Chuyển nhượng
25
27
9.90
90.33
14.79
4 Tặng cho
14
19
6.95
93.15
15.25
STT
I
II
5
Chuyển mục đích sử
dụng đất
15
15
5.50
77.23
12.65
6
Gia hạn thời gian sử
dụng đất
2
3
1.10
0.93
0.15
7 Thừa kế
5
5
1.83
1.22
0.20
8 Tách thửa
15
15
5.50
34.66
5.67
101
177
39.33
90.37
12.89
Không đủ điều kiện
Trong đó:
- Số hồ sơ đủ điều kiện là 252 hồ sơ, bao gồm 273 thửa đạt 60.67% tổng số
thửa đã đăng ký, với diện tích là 610.86 ha, chiếm 87,11% diện tích đăng ký.
14
Ngành Quản lý Đất đai
- Số hồ sơ không đủ điều kiện là 101 hồ sơ, bao gồm 177 thửa, đạt 39,33%
thửa đăng ký, với diện tích là 90.37 ha, chiếm 12.89% diện tích đăng ký.
* Nhận xét:
Trong việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, việc xét duyệt đơn thực hiện
còn chậm do nhiều nguyên nhân mà trong đó nguyên nhân chính là chưa tổng
kết để rút ra những kinh nghiệm và quy trình cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp
với d. iều kiện thực tế tại địa phương
Bên cạnh đó, cũng đã thấy được sự cố gắng trong công tác này, xã Phú
Xuân đã không ngừng tiếp thu văn bản của cấp trên để đẩy nhanh tiến độ cấp và
phát Giấy chứng nhận.
Hiệu quả của công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
- Kết quả cấp Giấy chứng nhận đã mang lại hiệu quả thiết thực và có tác
dụng to lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quyền lợi và nghĩa
vụ hợp pháp của người sử dụng đất.
- Công tác cấp Giấy chứng nhận đã giúp cho Nhà nước và UBND các cấp
nắm chắc được quỹ đất, cơ cấu từng loại đất, tình hình sử dụng đất.
- Kết quả cấp Giấy chứng nhận làm cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư,
sản xuất trên mảnh đất của mình một cách lâu dài. Đồng thời giúp cho họ hiểu
rõ về mục đích sử dụng đất cũng như việc cải tạo và bảo vệ đất đai có hiệu quả.
- Công tác cấp Giấy chứng nhận giúp cho nhà nước thiết lập một bộ hồ sơ
hoàn chỉnh. Đây cũng là số liệu để địa phương quản lý, sử dụng đất trong quá
trình xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất.
- Giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai chặt chẽ hơn, rút
ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, hạn chế việc đi lại của người dân.
- Thông qua công tác cấp Giấy chứng nhận cũng góp phần quan trọng trong
việc nâng cao ý thức và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở.
Nhìn chung, công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn xã Phú
Xuân đã tiến hành đúng theo quy trình thủ tục Trung ương đề ra. Biểu hiện rõ
nét nhất là UBND xã đã chuẩn bị chu đáo cộng với sự nỗ lực không ngừng của
cán bộ địa chính xã và cán bộ các cấp, góp phần quan trọng trong việc kê khai
đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
4.2. Các loại bản đồ sử dụng trong quá trình thực tập
Bản đồ địa chính chính quy lập năm 2002 theo hệ tọa độ VN - 2000 gồm
có: 35 tờ, bao gồm 7618 thửa đất với tổng diện tích là 2159.67 ha.
Trong đó:
- Tỷ lệ 1/1000 có 10 tờ, bao gồm 2043 thửa đất với diện tích là 163.4 ha.
15
Ngành Quản lý Đất đai
- Tỷ lệ 1/2000 có 24 tờ, bao gồm 5473 thửa đất với diện tích là 1484.8 ha.
- Tỷ lệ 1/5000 có 01 tờ, bao gồm 102 thửa đất với diện tích là 511.47 ha.
Các bản đồ địa chính trên đều có chất lượng tốt, có độ chính xác cao, được
sử dụng từ khi tiếp nhận cho đến nay.
Hiện nay đa số các bản đồ điều được lưu trữ trên máy vi tính nên luôn được
cập nhật, chỉnh lý kịp thời khi có biến động đất đai hợp pháp.
4.3. Các loại hồ sơ, bảng biểu, số liệu thống kê
- Biên bản xác định ranh giới hành chính.
- Biên bản và kết quả chi tiết kiểm tra đo đạc ngoài thực địa, trong phòng.
- Phiếu thửa.
- Đơn đăng ký quyền sử dụng đất.
- Biên bản kê khai ruộng đất cho cá nhân, tổ chức.
- Biểu tổng hợp diện tích đất ở.
- Biểu tổng hợp diện tích đất khoanh bao trên bản đồ.
- Biểu tổng hợp diện tích ruộng đất.
- Mẫu Giấy chứng nhận.
- Bản đồ địa chính.
- Thông báo công khai hồ sơ đăng ký đất.
- Biên bản kết thúc công khai hồ sơ.
4.4. Các loại sổ
- Sổ Mục kê đất đai.
- Sổ Địa chính.
- Sổ Theo dõi biến động đất đai.
5. Nhật ký thực tập
Quá trình thực tập được thực hiện trong thời gian 03 tháng, từ ngày 15
tháng 3 năm 2014 đến ngày 06 tháng 6 năm 2014.
Nhật ký thực tập đạt được như sau:
STT
Thời gian
thực hiện
Nội dung thực hiện
16
Mô tả phương pháp
thực hiện
Ngành Quản lý Đất đai
Tuần 1, 2:
1
từ 18/3/2014
- 29/3/2014
Tuần 3:
2
từ 31/3/2014
- 04/4/2014
- Trình bày kế hoạch thực
tập của bản thân tại cơ
Đến UBND xã Phú Xuân gặp quan trong thời gian từ
CT.UBND xã gửi thông báo ngày 15/3/2014 đến ngày
về việc đề nghị tiếp nhận 06/ 6/2014.
sinh viên thực tập.
- Kiến nghị CT. UBND
xã cử cán bộ địa chính xã
hướng dẫn thực tập.
Tìm hiểu quy trình, phương
Ghi chép thông tin vào sổ
pháp làm việc tại xã Phú
thực tập.
Xuân và tổng hợp kết quả.
Tuần 4, 5, 6:
3
Tham gia thực hiện công tác Phát hồ sơ và hướng dẫn
từ 07/4/2014 đăng ký, cấp Giấy chứng người đi đăng ký viết hồ
nhận.
sơ.
- 25/4/2014
Tuần 7, 8, 9:
4
Tham gia thực hiện công tác Tiếp nhận hồ sơ, ghi biên
từ 28/5/2014 đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, kiểm tra và phân
nhận.
loại hồ sơ.
- 17/5/2014
5
Tuần 10: từ Tham gia thực hiện công tác
Tổng hợp kết quả đăng
ngày
19/5- đăng ký, cấp Giấy chứng
ký, cấp Giấy chứng nhận.
24/5/2014
nhận.
Tuần 11:
6
Tổng hợp kết quả thực tập,
Viết Báo cáo thực tập tốt
từ 26/5/2014 nghiên cứu viết Báo cáo thực nghiệp.
- 31/6/ 2014 tập
7
- Trình bày Báo cáo cho cán
bộ hướng dẫn, CT UBND xã
xem xét đánh giá quá trình
Tuần 12:
thực tập và kết quả thực hiện. Hoàn chỉnh Báo cáo thực
từ 02/6/2014
- Nhận lại Báo cáo, cám ơn tập tốt nghiệp.
- 06/6/2014
lãnh đạo và cán bộ công chức
xã đã tạo điều kiện giúp đỡ
trong quá trình thực tập.
6. Kết luận - kiến nghị
Kết luận
17
Ngành Quản lý Đất đai
Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của xã Phú Xuân trong những năm qua khá cao, đời sống nhân
dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao về mọi mặt.
Tình hình sử dụng đất trên địa bàn còn nhiều phức tạp, đặc biệt đất nông
nghiệp khai thác sử dụng không đúng mục đích, nhu cầu đất ở và đất xây dựng
của người dân tăng cao. Do đó, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông
nghiệp sang đất ở và đất xây dựng ngày càng phổ biến.
Nhờ sự cố gắng của cán bộ địa chính xã và sự hỗ trợ của nhân viên Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, xã đã thực hiện tốt công tác cấp Giấy chứng
nhận theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền đã đạt được kết
quả nhất định.
Nhìn chung, vẫn còn tồn tại những khó khăn như người dân chưa hiểu rõ
tầm quan trọng của việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận. Một số nơi trong địa
phương cần giải quyết triệt để các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy, chưa
đăng ký cấp giấy để hoàn tất công tác cấp giấy chứng nhận ở địa phương một
cách nhanh nhất.
Kiến nghị
Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói
chung và nhiệm vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận nói riêng của xã Phú Xuân
tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại
cần có hướng giải quyết kịp thời để nâng cao công tác quản lý nhà nước địa
phương nhất là công tác kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp Luật đất đai để nâng cao
nhận thức cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình.
Phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng có liên quan trong công tác xét
duyệt cấp Giấy chứng nhận để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận.
Xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm pháp Luật Đất đai.
Cần có biện pháp quản lý phù hợp để giúp cho đồng bào dân tộc sử dụng đất
đúng mục đích, có hiệu quả, không tự tiện chuyển nhượng qua nhiều chủ sử
dụng dẫn đến tình trạng trắng tay không có ruộng đất để sản xuất và tiếp tục lấn
chiếm đất rừng, phá rẫy làm nương hủy hoại môi trường, hủy hoại chất lượng
đất đai ảnh hưởng đến các dự án định canh định cư của Nhà nước.
Đối với cấp cơ sở, cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ
để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai ở địa phương.
18