Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở QGIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã sông trầu huyện trảng bom – tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đợt thực tập vừa qua là khoảng thời gian tuy ngắn nhƣng lại có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với em. Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên
chúng em có thời gian trải nghiệm những gì đã tiếp thu đƣợc trên giảng đƣờng
từ thầy cô, bạn bè vào thực tế. Hơn thế nữa đây còn là quãng thời gian cho em
tích lũy kiến thức quý báu ở thực tế, là hành trang vững chắc cho sinh viên
chúng em sau khi ra trƣờng có thể làm tốt các công việc đƣợc giao.
Với tất cả lòng kính trọng và yêu thƣơng, lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến Cha Mẹ, là những ngƣời đã sinh thành, nuôi dƣỡng, dạy dỗ
và yêu thƣơng em khôn lớn và đi đến thành công ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn thầy Phan Văn Tuấn đã tận tình hƣớng dẫn em
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm cảm ơn đến Ban Giám Đốc, Ban Nông Lâm trƣờng
Đại học Lâm Nghiệp Cơ Sở 2 đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại Văn Phòng Đăng Ký Đất
Đai Tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực phấn đấu nhƣng không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong những lời góp ý quý báu từ thầy cô và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Sang
i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Những vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................ 3
1.1.1. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................... 3
1.1.2. Tỷ lệ bản đồ ................................................................................................. 4
1.1.3. Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........................................ 4
1.1.4. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................................... 5
1.2. Cơ sở pháp lý vấn đề nghiên cứu ................................................................... 6
1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 6
1.4. Khái quát về mã nguồn mở và phần mềm QGIS ........................................... 7
1.4.1. Mã nguồn mở .............................................................................................. 7
1.4.2. Giới thiệu phần mềm mã nguồn mở QGIS (Quatum GIS) ......................... 8
1.4.3. Một số phần mềm mã nguồn mở khác ........................................................ 9
1.3.2. QuickMapServices ...................................................................................... 9
1.5. Các nguồn ảnh vệ tinh phục vụ viễn thám ................................................... 10
1.5.1. Khái niệm .................................................................................................. 10
1.5.2. Phân loại các dạng ảnh vệ tinh .................................................................. 11
1.6. Giới thiệu phần mềm Google Earth ............................................................. 11
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 13
2.1. Mục tiêu........................................................................................................ 13
2.1.1. Mục tiêu Chung ......................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 13
2.1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 13
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 14
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ................................................................... 14
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát .................................................................. 14

2.3.3. Phƣơng pháp phân tích, thống kê và xử lý................................................ 14
ii


2.4.3. Phƣơng pháp bản đồ .................................................................................. 14
2.4.4. Phƣơng pháp công nghệ tin học ................................................................ 14
2.5. Quy trình thực hiện ...................................................................................... 15
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 17
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ............. 17
3.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ........................................................... 17
3.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................................ 18
3.1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế ................................................................................ 18
3.1.1.2.Thực trạng phát các ngành kinh tế .......................................................... 18
3.1.1.3. Khu vực kinh tế công nghiệp ................................................................. 20
3.1.1.4. Khu vực kinh tế thƣơng mại dịch vụ...................................................... 20
3.1.1.5. Dân số, lao động việc làm và thu nhập .................................................. 20
3.1.1.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng........................................................ 21
3.1.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 21
3.2 Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở và ảnh vệ tinh số hóa và biên tập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất ......................................................................................... 23
3.2.1 Quy trình thực hiện .................................................................................... 23
3.2.2. Thiết lập hệ tọa độ VN-2000..................................................................... 23
3.2.2. Cài đặt ứng dụng Plugins .......................................................................... 26
3.2.3. Xây dựng các lớp dữ liệu .......................................................................... 30
3.2.4. Số hóa và biên tập các lớp dữ liệu ............................................................ 38
3.2.4.1. Mở lớp dữ liệu ảnh vệ tinh ..................................................................... 38
3.2.4.2. Số hóa các lớp dữ liệu ........................................................................... 39
3.2.4.3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính.................................................................. 42
3.2.4.4.Truy vấn dữ liệu ...................................................................................... 44
3.2.4.5. Biên tập và trình bày bản đồ .................................................................. 46

3.3. Kiểm tra, đánh giá khả năng ứng của phần mềm mã nguồn mở QGIS sử
dụng nguồn ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.................. 52
3.3.1. Kiểm tra đánh giá độ chính xác................................................................. 52
Sử dụng thƣớc dây kiểm tra cạnh thửa đất trên ảnh và ngoài thực địaError! Bookmark not
3.3.2. So sánh với phần mềm Mapinfo ............................................................... 55
3.3.3. Nhận xét đánh giá hiệu quả phần mềm và khả năng ứng ......................... 56
Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 58
4.1. Kết luận ........................................................................................................ 58
4.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

:Thông tƣ



:Quyết định

QP

:Quy phạm

BĐHT SDĐ


:Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

QGIS

:Quatum GIS

CRS

:Coordinate Reference

HTĐ

:Hệ tọa độ

HC

: Hiệu chỉnh

ĐN

: Đồng nai

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Bảng số liệu kiểm tra thửa đất ............ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2 So sánh khả năng ứng dụng với phân mềm Mapinfo ......................... 55

iv


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí xã Sông Trầu .................................................................... 17
Hình 3.2 Thêm hệ tọa độ VN-2000 Đồng Nai vào hệ thống ............................. 24
Hình 3.3 Thêm hệ tọa độ VN2000-ĐN kinh tuyến trục 107.75 hiệu chỉnh ...... 26
Hình 3.4 Mở hộp thoại quản lý và cài đặt Plusgins .......................................... 27
Hình 3.5 Cài đặt plugins QuickMap Services .................................................... 27
Hình 3.6 Ứng dụng QuickMap Services và OpenLayers .................................. 27
Hình 3.7 Cập nhật nhánh dịch vụ ảnh cho ứng dụng QuickMap Services ........ 28
Hình 3.8 19 nhánh dịch vụ ảnh của ứng dụng QuickMap Services ................... 29
Hình 3.9 Nhánh dịch vụ ảnh của ứng dụng OpenLayers ................................... 29
Hình 3.10 Tạo dự án mới ................................................................................... 30
Hình 3.11 Chọn hệ tọa độ cho dự án .................................................................. 31
Hình 3.12 Lƣu dự án .......................................................................................... 32
Hình 3.13 Hộp thoại New Shapfile Layer .......................................................... 33
Hình 3.14 Lựa chọn hệ tọa độ cho lớp Shapfile mới ......................................... 34
Hình 3.15 Thêm trƣờng thuộc tính cho lớp dữ liệu ........................................... 34
Hình 3.16 Lƣu lớp dữ liệu Shapfile mới ............................................................ 35
Hình 3.17 Tạo lớp dữ liệu dạng đƣờng .............................................................. 36
Hình 3.18 Tạo các lớp dữ liệu dạng polygon (vùng) ......................................... 37
Hình 3.19 Xây dựng các lớp dữ liệu .................................................................. 38
Hình 3.20 Mở lớp dữ liệu Google Hybrid.......................................................... 38
Hình 3.21 Lớp dữ liệu ảnh vệ tinh Google Hybrid ............................................ 39
Hình 3.22 Thiết lập chế độ bắt điểm .................................................................. 39
Hình 3.23 Các công cụ số hoa chính của QGIS ................................................. 40
Hình 3.24 Số hóa lớp dữ liệu dạng đƣờng ......................................................... 41
Hình 3.25 Số hóa lớp dữ liệu dạng vùng............................................................ 41
Hình 3.26 Nhập thông tin thuộc tính cho đối tƣợng .......................................... 42
Hình 3.27 Tính diện tích cho lớp dữ liệu ........................................................... 43
Hình 3.28 trƣờng diện tích sau khi tính toán...................................................... 43
v



Hình 3.29 Truy vấn dữ liệu thuộc tính ............................................................... 45
Hình 3.30 Bảng nhập câu lệnh điều kiện để tìm kiếm, truy vấn ........................ 46
Hình 3.31 Hiển thị nhãn cho lớp dữ liệu ............................................................ 47
Hình 3.32 Nhãn của lớp dữ liệu theo trƣờng thuộc tính loại đất ....................... 47
Hình 3.33 Hộp thoại Dissoleve .......................................................................... 48
Hình 3.34 Kết quả sau khi thực hiện lệnh Dissoleve ......................................... 49
Hình 3 35 Chọn các đối tƣợng phân loại theo trƣờng loại đất ........................... 50
Hình 3.37 Chọn màu cho các đối tƣợng............................................................. 51
Hình 3.38 Tô màu cho các đối tƣợng ................................................................. 52
Hình 3.39 chồng ghép với bản đồ hiện trạng sử dụng đất ................................. 53
Hình 40 :Chồng ghép với bản đồ địa chính tờ số 27 ......................................... 54
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phƣơng pháp
sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ giải cao đã đƣợc
nắn chỉnh. ........................................................................................................... 15
Sơ đồ 2.2: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hàm Thắng
theo phƣơng pháp sử dụng dịch vụ ảnh vệ tinh trực tuyến. ............................... 16
Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện ............................................................................ 23

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế đƣợc. Đất đai còn là địa bàn phân bố dân cƣ, xây
dựng các ngành kinh tế, xã hội. Để quản lý, hoạch định và sử dụng tốt nguồn tài
nguyên này, chúng ta phải làm tốt công tác điều tra lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở để thành lập bản đồ kế hoạch, quy

hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân cƣ, thống kê kiểm kê đất
đai, đánh giá tình tình sử dụng đất và hoạch định cho sự phát triển kinh tế, xã
hội cho giai đoạn hiện tại và tƣơng lai của một vùng và cao hơn là một quốc gia.
Vì vậy, công tác điều tra, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là việc làm
hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Trên địa bàn xã Sông Trầu có sự biến động về đất đai trong năm năm trở
lại đây nên đến thời kỳ kiểm kê xã phải tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất mới thay thế cho bản đồ cũ đƣợc thành lập trƣớc đó, nhằm nâng cao độ
chính xác của việc cập nhật các yếu tố liên quan đến đất đai. Cứ mỗi năm thì
bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ đƣợc chỉnh lý sao cho phù hợp với hiện trạng
thực tế thông qua việc kiểm kê đất đai hàng năm. Chính vì vậy việc thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 trên địa bàn xã là nhiệm vụ cấp thiết
phục vụ cho công tác quản lý đất đai.
Ngoài ra những phần mềm biên tập bản đồ ngày nay đòi hỏi mua bản
quyền với giá thành cao. Phần mềm mã nguồn mở mới đƣợc phát triển mạnh
trong những năm gần đây chúng đang dần dần trở thành một xu thế và có thể
thay thế những phần mềm mã nguồn đóng trƣớc đây.Ƣu điểm của chúng là sử
dụng hoàn toàn miễn phí nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng
trong lĩnh vực thành lập bản đồ, phân tích không gian địa lý, môi trƣờng…Một
số phần mềm mã nguồn mở đang đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay QGIS, MAP
Window GIS…
1


Xuất phát từ những thực tế trên địa bàn xã Sông Trầu và đƣợc sự hƣớng
dẫn của thầy Phan Văn Tuấn tôi xin thực hiện đề tài : “Ứng dụng phần mềm
mã nguồn mở QGIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Sông Trầu Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai” làm khóa luận tốt nghiệp.

2



Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đƣợc thành
lập trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng
chiều dài ko = 0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tƣ này;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lƣới
chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến
dạng chiều dài: ko = 0,9996;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nƣớc sử dụng lƣới chiếu hình nón
đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến
Trung ƣơng là 1080 cho toàn lãnh thỗ Việt Nam;
- Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc trình bày nhƣ sau:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000
chỉ biểu thị lƣới kilômét, với kích thƣớc ô vuông lƣới kilômét là 10cm x 10cm;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lƣới kilômét, với
kích thƣớc ô vuông lƣới kilômét là 8cm x 8cm;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và
1:1000000 chỉ biểu thị lƣới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thƣớc ô lƣới kinh tuyến,
vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thƣớc ô
lƣới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’
x 10’. Kích thƣớc ô lƣới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
tỷ lệ 1:250000 là 20’ x 20'. Kích thƣớc ô lƣới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10;
- Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhƣ sau:
+ Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
3



+ Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master
Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân
giải (Resolution) là 1000.
1.1.2. Tỷ lệ bản đồ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp đƣợc lập theo quy định nhƣ sau:
Đơn vị hành chính

Cấp xã

Diện tích tự nhiên (ha)

Tỷ lệ bản đồ

Dƣới 120

1: 1000

Từ 120 đến 500

1: 2000

Trên 500 đến 3.000

1: 5000

Trên 3.000

1: 10000


Dƣới 3.000

1: 5000

Từ 3.000 đến 12.000

1: 10000

Trên 12.000

1: 25000

Dƣới 100.000

1: 25000

Từ 100.000 đến 350.000

1: 50000

Trên 350.000

1: 100000

Cấp huyện

Cấp tỉnh
Cấp vùng


1: 250000

Cả nƣớc

1: 1000000

Trƣờng hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có
hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì đƣợc phép lựa chọn
tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.
1.1.3. Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Độ chính xác số hoá, chuyển vẽ, khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản
đồ kết quả điều tra kiểm kê thực hiện nhƣ sau:
4


- Bản đồ số hoá phải bảo đảm sai số kích thƣớc các cạnh khung trong của
bản đồ sau khi nắn so với kích thƣớc lý thuyết không vƣợt quá 0,2 mm và
đƣờng chéo không vƣợt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ;
- Sai số tƣơng hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vƣợt quá  0,5 mm
tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng;
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không
đƣợc vƣợt quá  0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng;
1.1.4. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
+ Điểm khống chế toạ độ, độ cao Nhà nƣớc các hạng, điểm địa chính,
điểm độ cao kỹ thuật; điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ
có chôn mốc ổn định;
+ Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính các cấp; đƣờng
mép nƣớc thuỷ triều trung bình thấp nhất (đƣờng mép nƣớc triều kiệt) trong
nhiều năm (đối với các đơn vị hành chính giáp biển);
+ Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các

yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhƣng không tạo thành thửa đất, các tài sản
gắn liền với đất;
+ Dân cƣ: yếu tố dân cƣ trên BĐĐC thực chất là đất ở đô thị và đất ở
nông thôn.
+ Thuỷ văn: bao gồm đƣờng bờ (là đƣờng giới hạn mức nƣớc cao nhất
tràn qua chảy vào đất canh tác) và đƣờng mép nƣớc.
+ Yếu tố giao thông: bao gồm tất cả các đƣờng giao thông và cuối cùng là
đƣờng ranh thửa.
+ Các địa vật độc lập định hƣớng: trên bản đồ địa chính, các địa vật độc
lập định hƣớng chủ yếu thuộc về các yếu tố kinh tế - xã hội, cần thể hiện trên
bản đồ địa chính bằng ký hiệu đặc trƣng của chúng.
+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện);
+ Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có).
5


1.2. Cơ sở pháp lý vấn đề nghiên cứu
- Luật đất đai 2013 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng ban hành ngày
29/11/2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành
Luật đất đai 2013.
- Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 và 1:5000 ban
hành theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của
Tổng cục trƣởng Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng).
- Thông tƣ số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng “V/v Hƣớng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình,
sản phẩm đo đạc bản đồ”.
- Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 05 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành Định mức Kinh tế - kỹ thuật công
tác đo đạc và bản đồ.

- Thông tƣ 03/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 02 năm 2007 hƣớng dẫn
quản lý, lƣu trữ,cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tƣ liệu đo đạc và BĐ.
- Nghị định 45/2015/NĐ-CP ban hành ngày 06/05/2015 của Chính phủ về
hoạt động đo đạc và bản đồ.
- Thông tƣ 25/2014 /TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trƣờng về bản đồ địa chính.
- Thông tƣ 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trƣờng quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Về mặt quản lý Nhà nƣớc: Thành lập hiện trạng sử dụng đất nhằm quản
lý hiện trạng sử dụng đất của từng vùng, khu vực; nắm chắc đƣợc tình hình biến
động về đất đai đến địa bàn cấp phƣờng, xã.
Về mặt quản lý xã hội: Việc hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất
giúp cho các cấp quản lý chặt chẽ quỹ đất của địa phƣơng, hoạch định việc sử
6


dụng đất tại thời điểm điều tra và tƣơng lai.
Về mặt quản lý kỹ thuật: Sản phẩm đƣợc lập theo toạ độ Nhà nƣớc VN2000, kinh tuyến trục 10745’, múi chiếu 3 nhằm làm cơ sở để thành lập bản
đồ quy hoạch, bàn đồ phân bố dân cƣ và các bản đồ chuyên đề khác và là cơ sở
của việc điều tra, tổng hợp số liệu thống, kiểm kê đất đai.
1.4. Khái quát về mã nguồn mở và phần mềm QGIS
1.4.1. Mã nguồn mở
Mã nguồn mở (Open source software) hiểu theo nghĩa rộng là một khái
niệm chung để chỉ các phần mềm mà mã nguồn của nó đƣợc phổ biến công khai
và cho phép mọi ngƣời tiếp tục sử dụng và phát triển phần mềm đó. Điều này
không có nghĩa là có thể đƣợc sao chép, sửa chữa thoải mái hay sử dụng và bất
kỳ mục đích nào. Phần mềm mã nguồn mở đƣợc thực hiện bởi nhiều ngƣời và
phân phối theo giấy phép thực hiện theo định nghĩa mã nguồn mở.

Khi truy cập vào mã nguồn, các quy định của phần mềm mã nguồn mở
phải tuân theo các tiêu chuẩn sau đây:
Tự do tái phối: bản quyền không giới hạn việc cho phép phối sử dụng mã
nguồn mở để tạo phần mềm mở mới có chứa đoạn mã chƣơng trình từ các
nguồn khác nhau. Không phải trả bản quyền cho việc trao đổi hoặc sử dụng
nguyên dạng mã ban đầu.
Mã nguồn: chƣơng trình phải đi kèm theo mã nguồn và phải phân phối
phần ứng dụng đã biên dịch thì phải cho phép tải miễn phí mã nguồn qua
Internet nhằm phổ biến rộng rãi cho nhiều ứng dụng phát triển tiếp theo.
Chƣơng trình phát sinh: bản quyền cho phép sửa đổi và lập các chƣơng
trình phát sinh từ mã nguồn mở hiện có, cho phép phân phối cùng các điều
khoản tƣơng tự để ngƣời sử dụng tiếp tục xây dựng các chƣơng trình phát sinh.
Tính toàn vẹn của mã nguồn mở đƣợc cung cấp bởi tác giả: bản quyền
cho phép phân phối phần mềm đƣợc tạo ra từ mã nguồn mở đã đƣợc thay đổi
một các minh bạch. Bản quyền có thể đòi hỏi các sản phẩn phần mềm phát sinh
phải mang một tên hay một số hiệu thể hiện là phiên bản khác so với phiên bản
7


phần mềm gốc.
1.4.2. Giới thiệu phần mềm mã nguồn mở QGIS (Quatum GIS)
Dự án QGIS đƣợc khởi đầu vào tháng 5, 2002. Ý tƣởng đƣợc hình thành
vào tháng 2 năm đó khi Gary Sherman tìm kiếm một phần mềm xem file GIS
chạy trên Linux, phải đủ nhanh và hỗ trợ nhiều định dạng. Cùng với mối quan
tâm viết một ứng dụng GIS, phần mềm đã đƣợc xây dựng. Tháng 6 năm 2002,
dự án đƣợc đăng kí tại SourceForge.
QGIS là một ứng dụng GIS mã nguồn mở có giao diện rất thân thiện với
ngƣời dùng chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau nhƣ Linux, Unix, Mac
OSX, và Windows hỗ trợ định dạng dữ liệu vector, raster, và định dạng CSDL.
QGIS có thể đọc trực tiếp và trình bày các định dạng dữ liệu GIS phổ biến ở

nƣớc ta nhƣ: .Tab của MapInfo, DGN của MicroStation, DXF/DWG của
AutoCAD, shp của Arcview, Google Earth,…các bảng thông tin tạo bởi
PostgreSQL (thông qua PostGIS).
- Số hóa bản đồ và các công cụ kết nối với GPS.
- Các tính năng biên tập bản đồ, tạo lƣới kinh vĩ độ, chèn thang tỉ lệ, mũi
tên chỉ hƣớng bắc…
- Phân tích không gian nhờ PostGIS hoặc kết nối với GRASS.
- Thay đổi các tính năng thông qua cơ chế plug-in.
- Mặc dù QGIS là phần mềm nguồn mở nhƣng ngƣời dùng vẫn có thể
đăng kí dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật.
Ƣu điểm lớn của QGIS:
- Miễn phí
- Dễ cài đặt
- Hỗ trợ giao diện đa ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt
- Bộ công cụ thống kê thuộc tính; xử lý, phân tích không gian mạnh mẽ
- Việc sử dụng QGIS khá đơn giản, ngay cả đối với những ngƣời mới làm
quen với GIS.
8


1.4.3. Một số phần mềm mã nguồn mở khác
1. Open Layers
OpenLayers là một thƣ viện xem bản đồ nguồn mở, viết bằng JavaScript
thuần. Các thƣ viện OpenLayers cung cấp một API JavaScript mà làm cho nó
dễ dàng để kết hợp bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau vào trang web hoặc ứng
dụng của bạn. OpenLayers hiện đã hỗ trợ cho các lớp OGC WMS, chuyển
hƣớng, biểu tƣợng, đánh dấu, và lựa chọn lớp. Rất nhiều tính năng khác đƣợc
dự kiến sẽ đƣợc bổ sung sớm.
OpenLayers plugins hiện tại có phiên bản là 1.3.6 hỗ trợ các dịch vụ bản
đồ gồm OpenStreetMaps, Google maps, Bing maps, MapQuest, OSM/Stame

(một nhánh của OpenStreetMaps).
Ƣu điểm của OpenLayers: Tải các lớp ảnh vệ tinh rất nhanh chỉ cần một
cú nhấp chuột, các dịch vụ này không cần khai báo đăng nhập.
Công cụ này đƣợc sử dụng để nhanh chóng thêm các bản đồ Basemaps
(Bản đồ nền hay bản đồ cơ sở: Lớp bản đồ dịch vụ web nhúng trên nền GIS
Desktops) trong dự án của QGIS.
OpenLayers mặc dù không sử dụng trong đề tài nhƣng vì chúng là nền
tảng ứng dụng đầu tiên sử dụng dịch vụ Web trực tiếp trong QGIS. Chúng cho
phép ngƣời dùng sử dụng các ảnh ở độ phân giải cao nhƣng nhƣợc điểm của
chúng là từ sau phiên bản 2.2 là không có khả năng phóng đại ảnh (zoom) cực
đại gây cản trở cho việc quan sát bắt đối tƣợng trên ảnh ở tỷ lệ lớn.
1.3.2. QuickMapServices
QuickMapServices do công ty NextGIS phát triển. Nó là công ty tiên
phong cung cấp phần mềm không gian GIS nguồn mở ở Nga. Phiên bản hiện tại
là 0.17.3
QuickMapServices ngoài những ƣu điểm của OpenLayers thì dịch vụ này
có nhiều ƣu điểm vƣợt trội khác nhƣ khả năng thêm nhiều dịch vụ bản đồ web
khác bằng các chèn thêm đoạn mã địa chỉ, thay đổi thuộc tính ảnh (màu sắc, độ
giải,…), Zoom các đối tƣợng vector của OGR mà không bị răng cƣa khi phóng
9


đại tối đa, cũng nhƣ in ấn.
QuickMapServices gồm 19 nhánh dịch vụ ảnh khác nhau nhƣ Google
maps của hãng Google, Bing maps của Microsoft, ArcGIS Online của ESRI,
Landsat, OSM, NASA,…
Ảnh vệ tinh Google Maps trên ứng dụng QuickMapServices gồm có 6 lớp
dữ liệu khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng của ngƣời dùng: Hybrid (dạng lai:
gồm ảnh vệ tinh và thông tin); labels (chỉ có nhãn và tuyến đƣờng chính); Road
(bản đồ số hoá thể hiện các tuyến đƣờng chi tiết và có thông tin); Satelite (chỉ

thể hiện ảnh vệ tinh không có thông tin); terrain (bản đồ địa hình), Traffic (bản
đồ số hoá thể hiện các tuyến đƣờng chi tiết).
1.5. Các nguồn ảnh vệ tinh phục vụ viễn thám
1.5.1. Khái niệm
Theo Schowengerdt, Robert A. (2007), Viễn thám đƣợc định nghĩa nhƣ là
phép đo lƣờng các thuộc tính của đối tƣợng trên bề mặt trái đất sử dụng thu
đƣợc từ máy bay và vệ tinh.
Theo Lê Văn Trung (2010), Viễn thám đƣợc định nghĩa nhƣ là một khoa
học nghiên cứu các phƣơng pháp thu nhận, đo lƣờng và phân tích thông tin của
đối tƣợng (vật thể) mà không có những tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Ảnh vệ tinh hay còn gọi là ảnh viễn thám thƣờng đƣợc lƣu dƣới dạng ảnh
số (ảnh hàng không dạng analog không đặt ra ở đây), trong đó năng lƣợng sóng
phản xạ (theo vùng phổ đã đƣợc xác định trƣớc) từ các vị trí tƣơng ứng trên mặt
đất, đƣợc bộ cảm biến thu nhận và chuyển thành tín hiệu số xác định giá trị độ
sang mỗi pixel. Ứng với các giá trị này mỗi pixel sẽ có độ sang khác nhau thay
đổi từ đen đến trắng để cung cấp các thông tin về vật thể. Tuỳ thuộc vào số
kênh đƣợc sử dụng, ảnh vệ tinh đƣợc ghi lại theo những giải phổ khác nhau (từ
cực tím đến đến sóng radio) nên ngƣời ta gọi là dữ liệu đa phổ, đa kênh, đa băng
tần hoặc nhiều lớp.

10


1.5.2. Phân loại các dạng ảnh vệ tinh
1. Phân loại viễn thám theo nguồn năng lƣợng và bƣớc sóng
- Ảnh quang học là loại ảnh tạo ra bởi thu nhận các bƣớc sóng ánh sáng
nhìn thấy đƣợc (bƣớc sóng 0.4 – 0.76 micromet). Nguồn năng lƣợng chính là
bức xạ mặt trời.
- Ảnh hồng ngoại (ảnh nhiệt) là loại ảnh đƣợc tạo ra bởi việc thu nhận các
bƣớc sóng hồng ngoại phát ra từ vật thể (bƣớc sóng 8 –14 micromet). Nguồn

năng lƣợng chính là bức xạ nhiệt của các vật thể.
- Ảnh radar là loại ảnh đƣợc tạo ra bởi việc thu nhận các bƣớc sóng dài
trong dải sóng cao tần (bƣớc sóng 1mm – 1m). Nguồn năng lƣợng chính là sóng
radar phản xạ từ các vật thể do vệ tinh tự phát xuống theo những bƣớc sóng đã
xác định.
2. Phân loại ảnh viễn thám theo độ phân giải
Theo công ty liên doanh ảnh vệ tinh của Mỹ (Satellite Imaging Corporation)
thì ảnh vệ tinh độ phân giải cao có thể đƣợc chia làm 2 mức độ sau:
+ Độ phân giải mặt đất dƣới 1m đối với ảnh đen trắng gồm các loại ảnh:
Geoeye-1(0.41m), IKONOS (0.82m), Pleiades-1A (0.5m), Pleiades-1B (0.5m),
WorldView-1 (0.46m), QuickBird (0.61m), Geoeye-2 (0.34m), WorldView3(0.31m), Orb View-3 (1m).
+ Độ phân giải mặt đất nhỏ hơn 5m đối với ảnh đen trắng gồm các loại
ảnh:

ALOS(2.5m),

CARTOSAT-1(2.5m), FOROSAT-2

(2m), SPOT-5

(2.5/5m), SPOT 6,7- (1.5m), RapidEye (5m).
1.6. Giới thiệu phần mềm Google Earth
Năm 2004 Google đã mua lại phần mềm địa cầu ảo nổi tiếng là Keyhole
để kết hợp nó với những tính năng của Google Maps. Đến năm 2005, sản phẩm
này đƣợc đổi tên thành Google Earth và chạy đƣợc trên các hệ điều hành Linux,
MAC OS và MS Windows.
Google Earth là một phần mềm mô phỏng quả địa cầu, nó vẽ bản đồ trái
đất là một quả cầu ảo 3D, trên đó là những hình ảnh địa lý đƣợc lấy từ ảnh vệ
11



tinh, các ảnh chụp trên không và từ hệ thống thông tin địa lý GIS. Cho chúng ta
một cái nhìn tổng quan hơn về bề mặt của trái đất. Ảnh vệ tinh trên Google cho
chúng ta quan sát đƣợc các công trình xây dựng trên mặt đất, thực vật, sông
ngòi, các dãy núi…
Hệ toạ độ của Google Earth là hệ toạ độ quốc tế Lat/Long WGS84( phiên
bản mới đã có thêm UTM).
Google Earth cho phép chuyển các định dạng bản đồ .Tab của Mapinfo,
.dgn của Microstation… thành đuôi KML hay KMZ để ngƣời dùng có thể đối
soát nội dung bản đồ với hình ảnh thực tế trên Google Earth.
Ngƣời dùng Google Earth có thể download ảnh vệ tinh trên phần mềm phục
vụ cho các công việc nhƣ thành lập bản đồ hay dùng để khảo sát thực địa….
Dễ dàng dò tìm đƣợc các vị trí trên thực tế có địa hình phức tạp nhƣ: núi
cao, sông ngòi… từ đó xác định đƣợc kinh độ và vĩ độ.

12


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu Chung
Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng trên địa bàn xã Sông Trầu bằng phần
mềm QGIS. Trên cơ sở đó đánh giá khả năng sử dụng phần mềm mã nguồn mở
và ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1:5000.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cách thức sử dụng phần mềm trong xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
Tạo cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, biên tập hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử
dụng đất theo các lớp đối tƣợng và theo một hệ thống trong cơ sở dữ liệu bằng

phần mềm QGIS.
Đánh giá khả năng sử dụng của phần mềm và ảnh vệ tinh vào việc thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các thông tƣ nghị định quy định về việc thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
Các thông tin không gian và phi không gian của thửa đất nhƣ các ranh
giới thửa đất, địa vật, loại đất, chủ sử dụng…
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khoá luận đƣợc thực hiện thuộc xã Sông Trầu –
huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 20/03/2016 đến ngày 12/06/2016.
- Phạm vi nội dung: Do giới hạn thời gian thực hiện cũng nhƣ kinh phí
không cho phép nên tác giả chỉ thực hiện xây dựng bản đồ hiện trạng trên 1 tờ
bản đồ tỷ lệ 1:5000 thuộc khu vực đất nông lâm nghiệp.
13


2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Ứng dụng phần mềm QGIS xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đánh giá khả năng sử dụng của phần mềm và ảnh vệ tinh vào việc thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
Thu thập các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
khu vực nghiên cứu.
Thu thập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, số liệu biến
động đất đai và các thông tin liên quan đến việc thành lập bản đồ hiện trạng trên

địa bàn xã.
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Khảo sát điều vẽ ảnh vệ tinh ngoại nghiệp khi các đối tƣợng trên ảnh bị
mờ, các rừng cây che khuất không xác định đƣợc ranh.
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích, thống kê và xử lý
Tổng hợp, thống kê những số liệu biến động về đất đai trên địa bàn xã
trong năm 2016.
Xử lý các sô liệu thu đƣợc bằng phần mềm Word, Excel…
2.4.3. Phƣơng pháp bản đồ
Sử dụng phƣơng pháp để số hoá, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng theo
đúng quy phạm và các quy định về bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Các yếu tố
nội dung của bản đồ hiện trạng đƣợc thể hiện theo đúng cơ sở toán học của bản
đồ, đúng theo các quy định về hệ quy chiếu, khuôn dạng dữ liệu về tổ chức và
phân lớp thông tin các đối tƣợng.
2.4.4. Phƣơng pháp công nghệ tin học
Sử dụng phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel để tổng hợp thống
kê các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm QGIS để biên tập và thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
14


2.5. Quy trình thực hiện
Thực hiện theo Quy trình thành lập hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo
phƣơng pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ giải
cao đã đƣợc nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao đƣợc thực hiện theo các
bƣớc: (Số: 22/2007/QĐ-BTNMT, ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng) nhƣ sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phƣơng
pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ giải cao

đã đƣợc nắn chỉnh.
Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công
trình
Công tác chuẩn bị
Điều vẽ ảnh nội
nghiệp
Công tác ngoại
nghiệp
Biên tập tổng
hợp
Hoàn thiện và in bản
đồ
Kiểm tra, nghiệm
thu

15


Sơ đồ 2.2: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hàm
Thắng theo phƣơng pháp sử dụng dịch vụ ảnh vệ tinh trực tuyến.

Thu thập tài liệu
Xây dựng các lớp dữ liệu
Điều vẽ ảnh vệ tinh ngoại
nghiệp

Số hóa và biên tập bản đồ
Trình bày bản đồ
Kiểm tra, đánh giá chất
lƣợng bản đồ


16


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
Vị trí địa lý
Sông Trầu là một xã nằm phía Bắc của huyện Trảng Bom, cách thành phố
Biên Hoà khoảng 15 km, đƣợc chia thành 8 ấp ( ấp 1,2,3…8), ranh giới hành
chính tiếp giáp:
Phía Bắc giáp xã Cây Gáo và huyện Vĩnh Cửu
Phía Nam giáp thị trấn Trảng Bom
Phía Tây giáp xã Bình Minh và huyện Vĩnh Cửu
Phía Đông giáp xã Tây Hoà, Sông Thao

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí xã Sông Trầu
Địa hình, địa mạo
17


Độ dốc phổ biến từ 3- 8, điều này ít ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng
cây trồng trong xã vì hầu hết là cây lâu năm. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng
không gây ảnh hƣởng nhiều đến quá trình quan sát các đối tƣợng trên ảnh thuận
tiện cho việc biên tập các đối tƣợng.
Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang đặc trƣng
của khí hậu vùng Đông Nam Bộ đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt : mùa mƣa và
mùa khô.

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.200-2.600 giờ. Mùa khô
chiếm 65-70 % tổng số giờ nắng trong năm.
Độ ẩm trung bình đạt 80-85 %, cao nhất là 90-95 %, thấp nhất là 20-28%.
Lƣợng nƣớc bốc hơi cả năm khoảng 1.100-1.400 mm.
3.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế
Sông Trầu là xã có nền kinh tế phát triển đa dạng gồm: Nông nghiệp,
công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Là xã có vị trí kinh
tế khá thuận lợi, có Quốc lộ 1A, đƣờng Trảng Bom - Cây Gáo chạy qua nối liền
các vùng kinh tế Trung, Tây nguyên và Đông Nam Bộ. Nông nghiệp là ngành
kinh tế chủ đạo và chiếm ƣu thế trong cơ cấu kinh tế của xã, đồng thời là nguồn
sống cơ bản của phần lớn ngƣời dân ở địa phƣơng.
3.1.1.2.Thực trạng phát các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp:
+ Ngành trồng trọt:
Ngành trồng trọt đã có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu cây trồng chuyển
dần theo hƣớng sản xuất hàng hoá, các loại giống cũ năng suất thấp, phẩm chất
kém đã đƣợc thay thế bằng những giống mới phù hợp hơn. Mặt khác, các biện
pháp thâm canh, tăng vụ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đƣợc ngƣời dân áp dụng
với trình độ ngày càng cao đã góp phần thúc đẩy tăng năng suất, sản lƣợng cây
trồng.
18


Diện tích cây trồng lâu năm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhóm
đất nông nghiệp, thế mạnh của xã là các loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cà
phê, tiêu, cây ăn quả. Trong những năm qua nhờ áp dụng các biện pháp KHKT
vào sản xuất và sự đầu tƣ về cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng giao thông,... diện
tích, năng suất và sản lƣợng có tăng đều qua các năm. Tuy nhiên hiệu quả mang
lại chƣa cao, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả đầu ra không ổn định, trong khi

đó giá vật tƣ phân bón phục vụ sản xuất tăng mạnh, từ đó ngƣời dân cũng không
mạnh dạn đầu tƣ để chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng chuyên canh mà
đang có xu huống đa dạng hoá cây trồng để hạn chế rủi ro khi giá một loại nông
sản nào đó bị xuống thấp..
+ Ngành chăn nuôi:
Song song với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh,
mô hình sản xuất chủ yếu là hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ, có một số hộ
gia đình chuyển từ chăn nuôi chăn thả sang chuồng trại. Đến nay toàn xã có 36
trang trại nâng tổng số đàn heo lên 19.119 con; đàn gà vịt 105.997 con; đàn bò
983, các trang trại đang hoạt động theo hƣớng chăn nuôi công nghiệp, khép kín,
kiểm soát đƣợc dịch bệnh, bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho
ngƣời sản xuất.
Nhìn chung ngành chăn nuôi đang có xu hƣớng phát triển mạnh, vừa góp
phần giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp khi hết mùa vụ, vừa tăng thu
nhập cho ngƣời dân, bên cạnh đó lại tận dụng đƣợc nguồn thức ăn tại chỗ của
ngành trồng trọt và cung cấp một số lƣợng lớn phân hữu cơ cho ngành trồng
trọt.
+ Ngành lâm nghiệp:
Hiện xã không có rừng tự nhiên, nhƣng với 539 ha rừng trồng sản xuất,
tập trung ở phía Tây của xã với cây trồng chủ yếu là bạch đàn, tràm bông vàng.
Ngoài việc mang lại hiệu quả cho ngƣời sản xuất, còn góp phần đáng kể nâng
cao độ che phủ chống xói mòn, cải tạo đất, bảo vệ môi trƣờng.
19


×