Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã lộ 25, huyện thống nhất, tỉnh đồng nai làm cơ sở đề xuất một số loại hình sử dụng đất hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 47 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền sản xuất xã hội, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của con
người ngày càng tăng lên dựa trên cơ sở của nền tảng phát triển sản xuất và
tiến bộ xã hội. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của xã hội ngày càng tăng
cao. Tuy nhiên, nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu đó thì không phải là vô
hạn. Do đó, phải tìm mọi cách phân chia và sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực của xã hội và tài nguyên thiên nhiên.
Trong nông nghiệp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng “Bản thân
đất đai phát sinh như một tư liệu sản xuất”. Do đó, tầm quan trọng của đất
đai trong đời sống cũng như sản xuất là rất lớn và chúng ta không thể phủ
nhận được điều đó. Xã Lộ 25 nằm ở phía Nam của huyện Thống Nhất, với
tổng diện tích tự nhiên là 1958,22 ha, cách thị trấn Trảng Bom khoảng 15 km,
dân số là 12.267 nhân khẩu, tổng số hộ là 2.408 hộ. Chủ yếu dân cư ở đây làm
nông nghiệp nên đất là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất của
họ, trình độ dân trí ở xã thì còn thấp nên việc sử dụng đất sao cho tiết kiệm,
hợp lí, hiệu quả và bền vững thì chưa đạt được kết quả tốt, việc áp dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất cũng đang còn kém.
Các mô hình sử dụng đất hiện nay chủ yếu là do phong tục tập quán canh tác,
điều kiện về vốn, lao động quyết định.Vì vậy, làm thế nào để cải thiện tình
hình sử dụng đất trên địa bàn cũng như đưa ra một số loại hình sử dụng đất
hiệu quả thì đang còn là một thách thức lớn. Để làm rõ các vấn đề trên thì tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa
bàn xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai làm cơ sở đề xuất một số
loại hình sử dụng đất hợp lý”

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới


- Dự đoán mức độ tăng dân số của thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10
tỉ người vào năm 2050 (UNFPA, 1992; trong FAO, 1993). Do đó, hầu hết các
nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới đồng ý với nhau rằng cần thiết phải
áp dụng những công nghệ nông nghiệp tiên tiến cho việc sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai để cung cấp lương thực đầy đủ, chất sợi, thức ăn gia súc, dầu
sinh học và gỗ lên gấp đôi. Trong thực tế, có những sự thiếu hụt đất đai trầm
trọng trong nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
- Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trong
FAO, 1993) ước lượng khoảng 92% của 1800 triệu ha đất đai của các quốc
gia đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây
trồng sử dụng nước trời, nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục
đích, trong đó vùng bán sa mạc Sahara ở Châu phi 44%; Châu mỹ la tinh và
vùng Caribê 48%. Hai phần ba của 1800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số
nhỏ quốc gia như: 27% Brasil, 9% ở Zaire, và 30% ở 12 nước khác. Một phần
của đất tốt này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45%, và do
đó trong các vùng này không thật sự được sử dụng cho nông nghiệp. Một
phần khác thì lại gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 72%
vùng Châu phi bán sa mạc và vùng Châu mỹ la tinh.
- Trên 50% của 1800 triệu ha của đất để dành được phân loại ở cấp loại
"ẩm", thí dụ như quá ẩm cho hầu hết các loại cây trồng và không thích hợp
lắm cho sự định cư của con người, hay còn gọi là "vùng thích nghi kém cho
cây trồng". Do đó, khả năng để mỡ rộng diện tích đất đai cho canh tác cây
trồng thường bị giới hạn.
- Kết quả là tất cả những cố gắng để gia tăng sản lượng theo nhu cầu
lương thực và các cái khác thì thường dựa chủ yếu vào sự thâm canh hóa cho
sản xuất với những giống cây trồng có năng suất cao trong các vùng có tiềm
2


năng cao. Đây là những vùng đất đai có đất tốt, địa hình thích hợp, điều kiện

mưa và nhiệt độ thích hợp hay có khả năng cung cấp nước cho tưới, và dễ
dàng tiếp cận với phân bón vô cơ và hữu cơ.
- FAO ước lượng rằng (Yudelman, 1994; trong FAO, 1993), đất nông
nghiệp có thể mỡ rộng được khoảng 90 triệu ha vào năm 2010, diện tích thu
hoạch có tăng lên đến 124 triệu ha do việc thâm canh tăng vụ cây trồng. Các
vùng đất có khả năng tưới trong các quốc gia đang phát triển đang được mở
rộng tăng thêm khoảng 23,5 triệu ha so với hiện tại là 186 triệu ha.
- Những nghiên cứu chi tiết hơn đang được thực hiện về tiềm năng tưới ở
các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Châu phi. Những nghiên cứu này
chủ yếu tập trung trên các diện tích đất thích nghi kết hợp với các điều kiện
địa hình và nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm để thực hiện với chi phí
thấp và không làm hủy hoại giá trị môi trường.
- Kết quả của thâm canh hóa có thể xảy ra được trong các vùng đất thiên
nhiên ưu đãi hay trên các vùng đất mà con người phải can thiệp vào bằng đầu
tư kinh tế như phát triển hệ thống tưới tiêu. Như vậy cho thấy rằng trong một
tương lai gần đây sẽ giảm đi một cách có ý nghĩa diện tích đất/nông hộ nông
thôn. Khả năng diện tích đất nông nghiệp trên nông hộ trong các quốc gia
đang phát triển được dự phóng bởi FAO cho năm 2010 chỉ còn gần phân nữa
là 0,4 ha so với cuối thập niên 80 là 0,65 ha, hình ảnh này cũng cho thấy diện
tích này sẽ nhỏ hơn vào những năm 2050.
- Ngược lại với các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển sẽ
có sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người do mức tăng dân số bị
đứng chặn lại. Điều này sẽ dẫn đến một số đất nông nghiệp sẽ được chuyển
sang thành các vùng đất bảo vệ thiên nhiên, hay vùng đất bảo vệ sinh cảnh
văn hóa hoặc phục vụ cho các mục đích nghĩ ngơi của con người (Van de
Klundert, et al., 1994; trong FAO, 1993). Tình trạng của các quốc gia nằm
trong giai đoạn chuyển tiếp thì rất khó mà dự phóng bởi vì những tiến trình

3



hiện tại là đang chuyển đổi từ đất đai nông nghiệp thuộc nhà nước sang quyền
sử dụng đất đai tư nhân.
- Sự ước đoán của FAO thì bị giới hạn theo tỉ lệ thời gian đến năm 2010,
khi mà sự thay đổi khí hậu toàn cầu được mong ước là ảnh hưởng không đáng
kể trong suốt thời gian này. Điều này có thể sẽ khác vào những năm 2050
hoặc sau đó. Hậu quả của các mô hình về sự thay đổi của khí hậu thì ở các
quốc gia đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng xấu hơn là thuận lợi về mặc an toàn
lương thực (Norse và Sombroek, 1995; trong FAO, 1993).
1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015
Diện tích (nghìn ha)

Tỷ

NQ
TT

Chỉ tiêu

Năm

Quốc hội Năm

2010

duyệt đến 2015
năm 2015

I

1

NHÓM ĐẤT NÔNG 26.226,4

thực
hiện
(%)

26.550,00

26.791,58

100,91

4.120,18

3.951,00

4.030,75

98,02

trồng lúa nước (2 vụ trở 3.297,49

3.258,00

3.275,38

99,47


NGHIỆP

0

Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên

-

lệ

lên)
2

Đất rừng phòng hộ1

5.795,47

5.826,00

5.648,99

3

Đất rừng đặc dụng

2.139,20

2.220,00


2.210,25

99,56

4

Đất rừng sản xuất

7.431,80

7.917,00

7.840,91

99,04

5

Đất làm muối

17,86

14,78

16,70

88,50

6


Đất nuôi trồng thủy sản

689,83

749,99

749,11

99,88

II

NHÓM

4.448,13

4.049,11

91,03

ĐẤT

PHI 3.705,07

4


Diện tích (nghìn ha)

Tỷ


NQ
TT

Chỉ tiêu

Năm

Quốc hội Năm

2010

duyệt đến 2015
năm 2015

lệ

thực
hiện
(%)

NÔNG NGHIỆP
1

Đất khu công nghiệp

71,99

130,00


103,32

79,48

2

Đất phát triển hạ tầng

1.181,42

1.430,13

1.338,32

93,58

Trong đó:
-

Đất cơ sở văn hóa

15,36

17,39

19,62

112,82

-


Đất cơ sở y tế

5,78

7,51

8,20

109,19

41,22

65,10

50,34

77,33

16,28

27,44

21,45

78,17

17,32

24,00


26,53

110,54

7,87

16,00

12,26

76,63

133,75

179,00

173,80

97,09

3.163,88

2.097,23

2.288,00

91,66

1.066,65


875,88

82,11

-

-

3

Đất cơ sở giáo dục - đào
tạo
Đất cơ sở thể dục thể
thao
Đất có di tích, danh
thắng
Đất bãi thải, xử lý chất

4

thải (trong đó có đất để
xử lý, chôn lấp chất thải
nguy hại)

5
III

1


2

Đất ở tại đô thị
NHÓM ĐẤT CHƢA
SỬ DỤNG
Đất chưa sử dụng còn
lại
Diện tích đưa vào sử
dụng

5


 Nhóm đất nông nghiệp
Năm 2015, nhóm đất nông nghiệp là 26.791,58 nghìn ha, tăng 565,19
nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 113,04 nghìn ha/năm),
vượt 0,91% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (26.550,00 nghìn ha). Trong đó:
* Phân theo mục đích sử dụng:
- Đất sản xuất nông nghiệp 10.305,44 nghìn ha;

9.000

1.000 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản và các loại đất nông nghiệp khác 785,99 nghìn ha.

8.000
7.264

7.732


7.585

7.425

7.000
6.000
4.849

4.826

5.000
4.000

3.404

3.380

3.000
2.000

1.902

1.865

1.405

1.381

1.000

Năm 2010

Năm 2015

Vùng Trung du miền núi phía Bắc

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Vùng Tây Nguyên

Vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Biểu đồ 1.2: Xu hƣớng biến động nhóm đất nông nghiệp theo vùng
thời kỳ 2011 - 2015
6


* Phân theo các vùng:
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 7.585,08 nghìn ha,chiếm
79,62% diện tích tự nhiên của vùng và 28,31% diện tích nhóm đất nông
nghiệp của cả nước, tăng 320,94 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng
64,19 nghìn ha/năm).
- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.380,57 nghìn ha, chiếm 65,31% diện
tích tự nhiên của vùng và 5,15% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước,
giảm 24,81 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân giảm 4,96 nghìn ha/năm).
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: có 7.731,84 nghìn ha,

chiếm 80,48% diện tích tự nhiên của vùng và 28,86% diện tích nhóm đất
nông nghiệp của cả nước, tăng 307,28 nghìn ha so với năm 2010.
- Vùng Tây Nguyên có 4.848,96 nghìn ha,chiếm 88,74% diện tích tự
nhiên của vùng và 18,10% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng
23,07 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 4,61 nghìn ha/năm),
đạt 99,91% chỉ tiêu Quốc hội;
- Vùng Đông Nam Bộ có 1.865,04 nghìn ha,chiếm 79,06% diện tích tự
nhiên của vùng và 6,96% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, giảm
36,98 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân giảm 7,40 nghìn ha/năm), đạt
95,48% chỉ tiêu Quốc hội;
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3.380,09 nghìn ha, chiếm 83,32%
diện tích tự nhiên của vùng và 12,62% diện
 Nhóm đất phi nông nghiệp
Có 4.049,11 nghìn ha (tăng 344,04 nghìn ha so với năm 2010), chiếm
12,12% diện tích tự nhiên, đạt 91,03% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (4.448,13 nghìn
ha).
Nhóm đất phi nông nghiệp phân bố ở các vùng như sau:

7


1.400
1.164

1.200

1.066

1.000 ha


1.000
800

673 653

622

614 599

664

600

491

453
400

404

351

200
0
Năm 2010

Năm 2015

Vùng Trung du miền núi phía Bắc


Vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Vùng Tây Nguyên

Vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Biểu đồ 1.3 : Xu hƣớng biến động nhóm đất phi nông nghiệp theo vùng
thời kỳ 2011 - 2015
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 672,72 nghìn ha, chiếm
16,61% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 58,83 nghìn ha
so với năm 2010, đạt 92,74% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 653,36 nghìn ha, chiếm 16,14% diện
tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 54,42 nghìn ha so với năm
2010, đạt 90,35% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: có 1.163,64 nghìn ha,
8


chiếm 28,74% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 97,88
nghìn ha so với năm 2010.
- Vùng Tây Nguyên có 404,11 nghìn ha, chiếm 9,98% diện tích đất
nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 53,34 nghìn ha so với năm 2010,
đạt 91,58% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Vùng Đông Nam Bộ có 491,17 nghìn ha, chiếm 12,13% diện tích nhóm
đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 37,70 nghìn ha so với năm 2010, đạt
85,32% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 664,11 nghìn ha, chiếm 16,40%
diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 41,87 nghìn ha so với
năm 2010, đạt 91,16% chỉ tiêu Quốc hội duyệt
 Nhóm đất chƣa sử dụng
Hiện tại, cả nước còn 2.288,00 nghìn ha, chiếm 6,91% diện tích tự nhiên,
giảm 876,26 nghìn ha so với năm 2010, đạt 91,66% so với chỉ tiêu Quốc hội
duyệt (2.097,23 nghìn ha), trong đó:
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 1.268,82 nghìn ha, chiếm 55,46%
diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 379,58 nghìn ha so với năm 2010;
- Vùng Đồng bằng sông Hồng 79,61 nghìn ha, chiếm 3,48% diện tích
nhóm đất chưa sử dụng, giảm 22,88 nghìn ha so với năm 2010;
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 711,65 nghìn ha,
chiếm 31,10% diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 381,82 nghìn ha so với
năm 2010.
- Vùng Tây Nguyên 211,04 nghìn ha, chiếm 9,22% diện tích nhóm đất
chưa sử dụng, giảm 76,40 nghìn ha so với năm 2010;
- Vùng Đông Nam Bộ 2,87 nghìn ha, chiếm 0,13% diện tích nhóm đất
chưa sử dụng, giảm 1,43 nghìn ha so với năm 2010;
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 14,01 nghìn ha, chiếm 0,61% diện
tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 14,15 nghìn ha3,48% diện tích nhóm đất
chưa sử dụng, giảm 22,88 nghìn ha so với năm 2010;
9


- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 711,65 nghìn ha,
chiếm 31,10% diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 381,82 nghìn ha so với
năm 2010.
Đất chưa sử dụng có xu hướng giảm mạnh trong những năm qua (bình
quân mỗi năm 175,25 nghìn ha), chủ yếu đưa vào mục đích lâm nghiệp cho
khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng. Mặc dù, diện tích đất chưa sử dụng

giảm mạnh, nhưng hiện cả nước vẫn còn 2.288,00 nghìn ha, trong đó: đất
bằng chưa sử dụng còn 171,03 nghìn ha, phân bố rải rác ở các xã, nhất là khu
vực ven sông, ven biển,...; đất đồi núi chưa sử dụng còn 1.872,45 nghìn ha,
phần lớn là đất dốc đã qua sử dụng để canh tác nương rẫy, chất lượng đất bị
suy giảm.
1.2 Sử dụng đất và vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm sử dụng đất
- Sử dụng đất: là tác động vào đất đai nhằm đạt được hiệu quả mong
muốn. Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại
hình (Land Use Type) trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai – LMU. Cụ thể:
+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp: cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng,...
+ Sử dụng cho mục đích bảo vệ: chống suy thoái đất,bảo tồn đa dạng hóa
loài sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn, nhiễm mặn,...
+ Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt: du lịch sinh thái, công viên,
xây dựng,…
1.2.2 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
- Đối với nông nghiệp đất không chỉ là cơ sở về mặt không gian - không
chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của sản xuất – mà còn là yếu
tố tích cực tham gia vào quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất nông nghiệp có
liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc nhiều vào độ phì nhiêu của đất, phụ
thuộc vào quá trình sinh học tự nhiên của đất.
- Trong nông nghiệp ngoài vai trò cơ sở không gian đất còn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng là:
10


+ Đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của con người trong quá trình
sản xuất(các biện pháp thâm canh nông nghiệp).
+ Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng
nước, không khí, các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển. Như vậy, đất

gần như trở thành một công cụ sản xuất. Trong số các loại tư liệu sản xuất
dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này.
Như vậy trong sản xuất nông nghiệp, đất vừa là đối tượng lao động vừa
là công cụ sản xuất. Chính vì như vậy mà đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và
đặc biệt trong nông nghiệp.
1.2.3 Quan điểm sử dụng đất bền vững
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triền kinh tế xả hội của
địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất.
“Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đấtđai
vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều
kiện đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất”(bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1999).
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và
tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tếnông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH- HĐH.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,
tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng
hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm
bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.

11


- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ, nông trại
phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản
địa và nội lực của địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc
phòng.
1.3 Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
1.3.1 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
- Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất
mâu thuẫn giữa các nguồn tài nguyên hữu hạn và nhu cầu ngày càng cao của
con người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào? chi phí bỏ ra để tạo
ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì
thế khi đánh giá hoạt động sản xuấtkhông chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả
mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản
phẩm đó.Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một
nội dung đánh giá hiệu quả.
1.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất
và được đánh giá thông qua một số tiêu chí sau:
Tổng diện tích đất đai – Diện tích đất chưa SD
+ Tỷ lệ SD đất đai(%) =
Tổng diện tích đất
Diện tích của các loại đất (đất NN, LN,…)
+ Tỷ lệ SD loại đất (%) =
Tổng diện tích đất đai
1.3.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế , bao gồm các tiêu chí sau :
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra tong một thời gian nhất định (thường là một năm).

12


- Giá trị trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng
tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng

trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí
trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản
xuất đó: VA= GO- IC.
- Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC):GO/IC; VA/IC.
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ )quy đổi :GO/LĐ;
VA/LĐ.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị ) bằng tiền theo
thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp.
Các chỉ tiêu đạt mức càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
1.3.2.2. Chỉ tiêu hệu quả về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu:
- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người
- Thu hút lao động, giài quyết công ăn việc làm
- Thu nhập trên đầu người ở vùng nông thôn
- Đảm bào an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông thôn
- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội
1.3.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả về mội trƣờng, bao gồm các chỉ tiêu:
Diện tích trồng cây lâu năm + diện tích đất LN có rừng
- Độ che phủ =
Diện tích đất tự nhiên
Tổng diện tích gieo trồng hằng năm
- Hệ số sử dụng đất =
Tổng diện tích trồng cây hằng năm
- Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng.
- Sự thích hợp với mội trường khi thay đổi loại hìnhsử dụng đất.
- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên.
13


1.4 Định hƣớng sử dụng đất hiệu quả, bền vững

- Định hướng sử dụng đất hiệu quả, bền vững là xác định phương hướng
sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện
vật chất xã hội, thị trườmg… Đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của
nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường.
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất
- Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng
- Tính chất đất hiện tại
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng,vật nuôi và các loại hình sử
dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của
cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (lựa chọn các loại hình sử
dụng đất tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân
bón và các tiến bộ khoa học kĩ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo
hoặc lâu dài.

14


CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất tại địa phương để tìm ra mô
hình sử dụng đất hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, ổn định xã hội và bảo vệ
môi trường một cách bền vững tại địa phương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được tình hình quản lí và sử dụng đất trên địa bàn xã Lộ 25;

Đánh giá được hiệu quả một số mô hình sử dụng đất điển hình trên địa
bàn xã Lộ 25;
Đề xuất được một số loại hình sử dụng đất hiệu quả và bền vững trên địa
bàn xã.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là :
+ Thực trạng về quản lí và sử dụng đất trên địa bàn xã Lộ 25
+ Các loại hình sử dụng đất điển hình
- Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Lộ 25
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra khóa luận tiến hành
thực hiện các nội dung chính sau:
- Điều tra điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội của xã;
- Công tác quản lý và sử dụng đất đai tại xã;
- Tìm hiểu một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu của xã;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của các mô hình sử dụng đất đã chọn;
- Đề xuất một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển bền vững.

15


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu là thu thập số liệu, tài liệu liên quan
đến hiện trạng sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Lộ
25 huyện Thống Nhất tỉnh đồng Nai.
- Phương pháp điều tra: điều tra thu thập các thông tin, các số liệu, tài
liệu có liên quan đến hiện trạng sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất
trên địa bàn xã Lộ 25 huyện Thống Nhất tỉnh đồng Nai.
- Phương pháp phỏng vấn: lập phiếu điều tra và phỏng vấn các nông

hộ có các loại hình sử dụng đất ở địa phương cụ thể: tiến hành điều tra 45
hộ trong các ấp phân đều cho toàn xã , mỗi ấp điều tra khoảng từ 5-8 hộ
dân và mỗi ấp thì lựa chọn các loại hình sử dụng đất điển hình để điều tra.
- Phương pháp thống kê: phân loại số liệu, tiến hành xử lý tính toán,
phân tích các số liệu các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra và số liệu
thu thập được từ UBND xã Lộ 25.
- Phương pháp tính toán : sử dụng các công thức để xử lí số liệu:
TNHH = GTSX- CPTG; GTNG = TNHH /CLĐ; HQĐV = GTSX/CPTG.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến thầy cô, ý kiến của lãnh
đạo, các thành viên ở cơ quan và những người có kinh nghiệm am hiểu về nội
dung nghiên cứu.

16


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội tại xã Lộ 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên
3.1.1.1. vị trí địa lí
- Xã Lộ 25 nằm ở phía Nam của huyện Thống Nhất, với tổng diện tích tự
nhiên là 1958,22 ha, cách thị trấn Trảng Bom khoảng 15 km, toàn xã được
chia thành 6 ấp ( từ ấp 1 đến ấp 6). Dân số là 12.267 nhân khẩu, tổng số hộ là
2.408 hộ, dân cư sống tập trung theo các tuyến đường giao thông như: trục lộ
769 và các tuyến đường liên xã.
Ranh giới hành chính xã được xác định như sau:
- Phái Bắc: giáp xã Hưng Lộc và huyện Trảng Bom
- Phía Nam: giáp xã Sông Nhạn huyện Cẩm Mỹ
- Phía Đông: giáp huyện Cẩm Mỹ
- Phía Tây: giáp xã Bình An – huyện Long Thành
- Trục lộ 769 chạy xuyên suốt xã Lộ 25 từ ấp 1 đến ấp 6 không những là

tuyến đường giao thông chính trong toàn xã mà còn là tuyến đường giao
thông huyết mạch nối liền đầu mối giao lưu giữa thành phố Nhơn Trạch – thị
trấn Long Thành – khu đô thị Dầu Giây.
3.1.1.2. Địa hình – địa mạo
- Một cách tổng quát có thể thấy xã Lộ 25 có địa hình tương đối bằng
phẳng, chủ yếu là địa hình lượn vòng chia cắt nhẹ, độ dốc dao động từ 0- 80,
nhưng phổ biến là độ dốc 0- 30 nên có khả năng tiêu thoát nước hạn chế, dễ
dẫn đến ngập úng cục bộ khi mưa lớn, đặc biệt là một số khu vực ven suối.
Địa hình trong xã có chiều hướng thấp dần từ Tây sang Đông.
3.1.1.3. Khí hậu
- Khí hậu huyện Thống Nhất nói chung và xã Lộ 25 nói riêng là khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Nam
Bộ. Có hai mùa rõ rệt và nhiệt độ cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao

17


cho cây trồng phát triển quanh năm. Lượng mưa lớn 1900-2000mm/năm,
phân bố theo mùa:
- Mùa khô: mùa khô kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa thấp chỉ chiếm 10- 15% lượng mưa năm. Mùa khô có gió mùa
đông bắc mang đặc tính chủ yếu của không khí nhiệt đới ẩm và nóng làm cho
địa bàn xã trở nên khô hạn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Mùa mưa: cũng kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm,
mùa mưa có gió mùa tây nam mang nhiều hơi ẩm từ ấn độ dương thuộc
không khí xích đạo ẩm gió mùa. Lượng mưa chiếm 90% lượng mưa năm,
lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp dần xuống.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm đạt 25- 260, nhiệt độ tối đa cao từ 34350 C vòa tháng 4, nhiệt độ tp6í thấp từ 20- 210 vào tháng 12 và tháng 1. Tổng
tích ôn 9000- 97000(khá cao) và phân bố đều trong năm.
- Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình năm đạt 80- 85%.

- Số giờ nắng: trung bình năm 2000- 2600 giờ/ năm, trong đó mùa khô
chiếm 55- 60% tổng số giờ nắng cả năm.
- Tốc độ gió: trung bình năm khoảng 1,8- 2,5 m/s. với những đặc trưng
về điều kiện khí hậu trên, rất thuận lợi cho các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là
các cây công nghiệp song cũng gây một số khó khăn trong việc phòng trừ sâu
bệnh bảo vệ mùa màng.
3.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông ngòi của xã rất ít, toàn xã chỉ có 3 con suối chảy qua với
lượng nước thấp. Trong đó:
- Suối Sông Nhạn: bắt nguồn từ xã Bàu Hàm II và kết thúc ở xã Bình An
chảy xuyên qua xã với chiều rộng của suối là 8 – 10m. Đây là nguồn nước
tưới chính cho cây trồng trong các mùa vụ.
- Suối Bí: nước nhiều vào mùa mưa nhưng mùa khô thì cạn.
- Suối Sâu: lưu lượng nhỏ không đáng kể.

18


3.1.1.5. Tài nguyên đất
Một trong những nội dung quan trọng của công tác điều tra lập bảng đồ
đất cho một lãnh thổ là đánh giá quỹ đất cả về số lượng và chất lượng. Nhằm
làm căn cứ khoa học cho việc xác định chiến lược sử dụng quỹ đất trong
tương lai trên quan điểm sử dụng đất bền vững. Trong phần này quỹ đất được
đánh giá với các nội dung: đánh giá quỹ đất về số lượng, đánh giá quỹ đất về
chất lượng.
Theo tài liệu bản đồ đất tỉnh Đồng Nai và báo cáo quy hoạch sử dụng đất
huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xã Lộ 25
được phân làm 3 nhóm đất chính là nhóm đất xám, đất đen gley và nhóm đất
đỏ.
Các loaị đất được thống kê theo nguồn gốc phát sinh được trình bày ở

bảng 3.1:
Bảng 3.1 Thống kê đất theo nguồn gốc phát sinh
Tên đất việt nam



hiệu Fao/unesco tƣơng ứng

việt nam

Diện tích
(ha)

I. Nhóm đất xám

Acrisols

Đất xám cơ giới nhẹ, ACr.cr

Chromi

vàng nhạt

Acrisols

II. Nhóm đất đen

Luvisols

1.312,12


1. Đất đen kết von LVf.fh1

Epihyperferric Luvisols

1.086,55

184,70


Arenic 184,70

nhiều, nông
2. Đất đen gley, nứt nẻ, LVg.vr.fe1

Epiferri – Verti – Gleyic 106,22

kết von ít, nông

Luvisols

3. Đất đen gley, nứt nẻ, LVg.vr.fh1

Epihyperferric – Verti - 119,35

kết von nhiều, nông

Gleyic Luvisols

III. Nhóm đất đỏ


Ferrasols

405,45

1. Đất đỏ thẫm tích tụ FRr.ac

Acri – Rhodic Ferasols

56,76

sét
19


2. Đất đỏ vàng tích tụ FRx.ac

Acri – Xanthic Ferralsols 67,90

sét
3. Đất đỏ vàng, kết von FRx.fh1

EpiHyperferri – Xanthic 280,79

nhiều, nông

Ferralsols

Tổng diện tích điều


1.902,27

tra
Sông, suối
Tổng

diện

55,95
tích tự

1.958,22

nhiên
- Nhóm đất xám: Đất xám cơ giới nhẹ, vàng nhạt có diện tích 184,70 ha,
chiếm 9,40% diện tích tự nhiên của xã, thích hợp cho loại cây công nghiệp
ngắn ngày, rau màu…
- Nhóm đất đen: Đất đen có diện tích 1.312,12 ha, chiếm 67,00% diện
tích tự nhiên của xã. Tập trung ở địa hình thấp, phân bố rộng khắp trên địa
bàn xã. Đất được hình thành trên mẫu chất đá Bazalt, có hàm lượng hữu cơ và
đạm tổng số tương đối cao và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Loại đất
này thích hợp cho việc trồng lúa và màu ở những vùng thấp và có thể lên líp
trồng cây ăn quả, vùng cao hơn thích hợp với đa dạng các loại cây trồng nông
nghiệp như cà phê, cao su, điều, cây ăn quả và một số cây trồng khác.
3.1.1.6. Tài nguyên nƣớc
- Nguồn nước mặt: biến đổi theo mùa, tuy nhiên phải kể đến nguồn nước
mặt chủ yếu là suối Sông Nhạn, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp
nước phục vụ nông nghiệp và tạo thế cân bằng sinh thái của vùng.
- Nguồn nước ngầm: Xã Lộ 25 có tài nguyên nước ngầm khá phong phú
và đang được khai thác. Kết quả nghiên cứu về nước ngầm cho thấy ở xã Lộ

25 dòng chảy ngầm có độ sâu dao động từ 15- 30 mét.
3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu Quy hoạch điều chỉnh quy hoạch khai thác và sử dụng tài
nguyên khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm
20


2020 trên địa bàn xã nguyên vật liệu xây dựng và tiềm năng sản xuất VLXD
là một trong những thế mạnh của xã và của huyện.
3.1.1.8. Tài nguyên nhân văn
Cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn xã Lộ 25 hầu hết là dân tộc
kinh. Tập quán sản xuất là trồng trọt các loại cây ngắn ngày, cây lâu năm và
chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ của hộ gia đình là chủ yếu.
3.1.2. Thực trạng môi trƣờng và xu thế biến đổi khí hậu
3.1.2.1. Thực trạng môi trƣờng
Đặc thù kinh tế của xã Lộ 25 là nông nghiệp do đó vấn đề môi trường
hiện nay của xã chưa được quan tâm chú ý nhiều, môi trường đang có dấu
hiệu bị ô nhiễm do việc sử dụng phân bón, nông dược trong nông nghiệp
không hợp lý. Hệ thống thoát nước kém (đặc biệt là trong khu dân cư) nên
thường xảy ra dịch bệnh vào mùa mưa hàng năm. Tuy nhiên hiện nay trạm y
tế xã phối hợp với các ban ngành của xã thường xuyên tuyên truyền vận động
tại địa bàn dân cư tổ chức vệ sinh môi trường, xử lý rác thải trong kế hoạch
xây dựng bãi rác dự kiến cho toàn xã.
Về việc xử lý phân gia súc: hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 575 hộ
chăn nuôi gồm 273 hộ chăn nuôi nhỏ và 302 hộ chăn nuôi lớn, trong đó có 12
trại. Hiện tại đa số các hộ chăn nuôi đều đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm
môi trường. Thực hiện kế hoạch hầm Biogas hiện đại do Nhà Nước triển khai
kết hợp với các hộ tự xây dựng hầm Biogas theo cách cổ điển, tổng cộng toàn
xã hiện có 15 hộ xây dựng hầm Biogas.
3.1.2.2. Xu thế biến đổi khi hậu

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang được xem là một trong
những hiểm họa nghiêm trọng nhất đối với môi trường tự nhiên, sức khỏe con
người và sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Quá trình thay đổi việc sử dụng đất phục vụ phát triển công nghiệp ở khu
vực nông thôn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ cây xanh và mặt nước, việc quy
hoạch sử dụng đất phải được gắn kết với sự thay đổi này, đảm bảo sự thích
21


nghi cũng như tránh được những ảnh hưởng đến việc gia tăng nhiệt độ, biến
đổi khí hậu thường đi liền với các hiện tượng thời tiết bất thường trong đó có
mưa lớn kéo dài, do đó việc quy hoạch phải đảm bảo tính an toàn cũng như
tính đến xu thế biến đổi khí hậu trong hạn dài.
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
3.1.3.1. Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã đi vào hướng phát triển
mạnh, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên so với tốc độ
phát triển của toàn huyện thì vẫn còn thấp. Trên cơ sở thành tựu phát triển
kinh tế xã hội năm 2006 – 2010, thực tế tình hình và tiềm năng thế mạnh của
xã, dự báo trong những năm tới xã Lộ 25 tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng “Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại dịch vụ”.
3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Theo số liệu kiểm kê năm 2010 xác định diện tích đất nông nghiệp trên
địa bàn xã với 1.706,64 ha, chiếm 87,15% diện tích tự nhiên của xã. Trong
những năm qua công tác khuyến nông bảo vệ thực vật được chú trọngvới
những mục tiêu trên xã Lộ 25 đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đạt
được những kết quả như sau:
- Trồng trọt: Nhờ từng bước áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào công tác
chọn giống, cải tạo đất mà năng suất các loại cây trồng ngày càng cao. Diện

tích cây lâu năm như điều, chôm chôm, tiêu, ổn định năng suất, sản lượng các
loại cây đều tăng, đạt và vượt so với nghị quyết đề ra.
- Chăn nuôi: Hiện nay, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tương đối
ổn định. Trên địa bàn xã đã hình thành một số trang trại chăn nuôi quy mô
công nghiệp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, 90% đàn heo và 95%
đàn gà sử dụng giống mới. Công tác kiểm soát và khống chế dịch bệnh được
thực hiện tốt. Chăn nuôi kết hợp còn giúp ổn định thu nhập, đa dạng hóa sản
phẩm nông nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
22


b. Khu vực kinh tế công nghiệp – dịch vụ
Đối với lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang có bước chuyển
biến, một số cơ sở đã tích cực đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ, giá trị sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tăng trưởng bình quân
hàng năm đạt 12%/năm.
Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển bình quân 14%/năm, trên địa
bàn xã có 125 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, tập trung buôn bán dưới
hình thức chợ nhỏ. Nhìn chung, tốc độ phát triển của lĩnh vực kinh tế còn
chậm so với nhu cầu phát triển chung của xã hội.
3.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
3.1.4.1.

Dân số

Năm 2010 xã Lộ 25 có 12.267 nhân khẩu với 2.408 hộ. Dân cư sống trên
địa bàn xã thuộc nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó dân tộc
kinh chiếm đa số.
3.1.4.2. Lao động, việc làm, thu nhập
Tổng số lao động trong độ tuổi là 6.825 người, trong đó: lao động làm

nông nghiệp 4.920 người, lao động làm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
1.300 người (chủ yếu công nhân có trình độ thấp làm tại các xí nghiệp), lao
động thương mại dịch vụ 605 người. Nhìn chung, lao động của xã tương đối
dồi dào về mặt số lượng, nhưng chất lượng thì chưa cao, lao động có tay nghề
chiếm tỷ lệ còn thấp.
Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu
người còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực (năm 2004 từ 5,7 triệu
đồng/năm đến năm 2010 đạt 9,6 triệu đồng/năm).
3.1.4.3. Thực trạng phát triển các khu dân cƣ nông thôn
- Hiện tại khu vực xã Lộ 25 đã hình thành các khu dân cư:
- Dân cư trung tâm xã Lộ 25 với diện tích 15,11ha
- Làng đô thị hóa xã Lộ 25 với diện tích 250ha

23


Các khu vực khác đang hình thành các điểm dân cư tập trung theo quy
hoạch. Dân cư chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến đường chính của xã như
tỉnh lộ 769 và các tuyến đường liên xã khác nhẳm thuận tiện cho giao thông,
tiện sử dụng nguồn nước, tiện buôn bán và sản xuất.
3.1.4.1. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Trên địa bàn xã có 1 tuyến liên tỉnh (đường 769, điểm đầu
Dầu Giây điểm cuối Long Thành), 2 tuyến liên xã và nhiều tuyến giao thông
nội đồng, đường mòn liên ấp, chất lượng đường trong những năm gần đây
được nâng lên do thực hiện công tác xã hội hóa giao thông nông thôn.
- Năng lượng, bưu chính viễn thông: Hệ thống điện trong khu vực xã Lộ
25 chủ yếu cấp điện sinh hoạt cho các hộ dân, phục vụ tưới tiêu, và một phần
nhỏ là chiếu sáng công cộng, tổng số hộ sử dụng điện 97%. Có 1 bưu điện
văn hóa xã cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân trong khu vực.
- Văn hóa, thể dục – thể thao: Lĩnh vực văn hóa, thể dục - thể thao có

nhiều đóng góp tích cực trong việc giáo dục, động viên toàn dân tham gia vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình phúc lợi công cộng và cơ
sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa ở xã được tiếp tục đầu tư xây
dựng, tạo các điểm sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho thiếu nhi.
- Y tế: xã có 1 trạm y tế, trong những năm qua được đầu tư nâng cấp, xây
dựng thêm 06 phòng và trang bị các thiết bị y tế phục vụ nhu cầu khám chữa
bệnh cho nhân dân. Nhiều người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia
đình đến nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1.07%.
- Giáo dục – đào tạo: Trên địa bàn xã có 05 trường: 02 trường mầm non;
02 trường tiểu học; một trường trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các
cấp học đạt từ 97%- 98%, ngoài ra công tác đổi mới giáo dục luôn được các
nhà trường chú trọng bằng nhiều phương pháp ứng dụng khoa học công nghệ
thông tin.
3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và môi trƣờng
3.1.5.1. Thuận lợi
24


Địa hình chủ yếu không có dốc nên dễ dàng canh tác, có nguồn nước
ngầm dồi dào.
Môi trường sinh thái ở nông thôn từng bước được bảo vệ, phục hồi và
phát triển tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Xã có nhiều loại đất khác nhau nên thành phần cây trồng đa dạng.
Trên địa bàn xã có 1 tuyến liên tỉnh và 2 tuyến liên xã nên thuận lợi cho
quá trình vận chuyển và tiêu thụ nông sản.
Lao động nông nghiệp dồi dào có khả năng học hỏi và cần cù chịu khó
của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả của sản
xuất nông nghiệp.
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp Đảng Ủy vả Nhà nước các
cấp hỗ trợ địa phương đã tạo điều kiện cho xã phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã như y tế, giáo dục, văn
hóa…đã cơ bản hoàn thiện nhằm khai thác các tiềm năng kinh tế của xã, tạo
điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế góp phần nâng cao chất lượng đời
sống xã hội của người dân.
Trong những năm qua kinh tế phát triển đúng hướng, nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu phát triển kinh tế cả xã và từng bước phát triển
mạnh, bền vững, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, ngày càng
đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, đời sống vật chất tinh thần ngày
càng được cải thiện.
Bên cạnh đó xã Lộ 25 luôn được sự chỉ đạo xuyên suốt của Huyện ủy;
UBND Huyện; ban chấp hành Đảng bộ xã; UBND xã, sự phối hợp nhịp
nhàng, đồng bộ của UBMTTQ và các đoàn thể đã tạo nên sức mạnh tổng hợp
trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
Xã Lộ 25 có đội ngũ cán bộ quản lý của xã trẻ, có năng lực, đã qua đào
tạo và có kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế.
25


×