Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn xã tân XUÂN HUYỆN hàm tân TỈNH BÌNH THUẬN, làm cơ sở để đề XUẤT một số LOẠI HÌNH sử DỤNG đất hợp lý, bền VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 65 trang )

CƠ SỞ 2-TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BAN NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ TÂN XUÂN - HUYỆN HÀM TÂN - TỈNH BÌNH THUẬN,
LÀM CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT HỢP LÝ, BỀN VỮNG.

NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 403

Giáo viên hướng dẫn: Phan Trọng Thế
Sinh viên thực hiện: Bạch Xuân Hoài
Khóa học: 2013 - 2016
Lớp: C02-QLĐĐ

Đồng Nai, tháng 6 năm 2016

1


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là cột mốc đánh giá quan trọng về độ sâu, độ dày
kiến thức, trình độ nhận thức, khả năng vận dụng bài vở học tập trên giảng
đƣờng vào thực tiễn. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học
Lâm Nghiệp đƣợc sự nhiệt tình giảng dạy của các Thầy, các Cô trong trƣờng
nói chung và Ban Nông - Lâm nói riêng em đã đƣợc trang bị những kiến thức
cơ bản về chuyên môn cũng nhƣ lối sống, tạo cho em hành trang vững chắc giúp
ích đến công tác sau này.


Xuất phát từ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn
GVHD và quí thầy cô đã tận tình truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho chúng
em. Giúp chúng em có thêm kiến thức để bƣớc vào tƣơng lai, tiếp tục cuộc hành
trình của mình khi rời khỏi ghế nhà trƣờng. Đó là những hành trang quý báu của
chúng em cho mai sau.
Đặc biệt, để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, em còn đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của GVHD đã trực
tiếp hƣớng dẫn em thực hiện đề tài này. Và em cũng xin trân trọng gửi lời cám
ơn tới toàn thể các anh, các chị tại Văn phòng ĐKĐĐ chi nhánh Hàm Tân đã
tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Vì em là sinh viên chính quy, chƣa có điều kiện tiếp xúc thực tế nhiều
nên chƣa có nhiều kinh nghiệm, bài làm còn nhiều sai sót, lý luận chƣa sâu sắc,
thời gian tiếp xúc còn hạn chế. Mong quí thầy cô thông cảm, vui lòng góp ý để
bài làm thêm hoàn thiện.
Em xin bày tỏ sự biết ơn với tấm lòng trân trọng !

Bạch Xuân Hoài

i


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 : TỒNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 3
1.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam ...................................... 3
1.1.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới ............................................................. 3
1.1.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam.............................................................. 4
1.2. Sử dụng đất và vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp .................... 4
1.2.1. Khái niệm sử dụng đất ............................................................................... 4
1.2.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp .......................................... 5

1.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững ............................................................... 5
1.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất ............................................... 5
1.4. Định hƣớng sử dụng đất hiệu quả , bền vững : ............................................. 7
CHƢƠNG 2 : MỤC TIÊU ,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 8
2.1.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 8
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 8
2.2. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 8
2.2.1. Phạm vi không gian : Địa bàn xã Tân Xuân ............................................... 8
2.2.2. Phạm vi thời gian : Từ năm 2013 - 2015 ................................................... 8
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 8
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp............................................................ 8
2.4.2. Phƣơng pháp nội nghiệp.............................................................................. 9
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 13
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế -xã hội ............................................................. 14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 14
3.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 14
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 15
3.1.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 15
i


3.1.1.4. Thuỷ văn ................................................................................................ 16
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 16
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tại địa bàn xã . ................................................... 17
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế .................................................................................... 17
3.1.2.2. Nguồn lực dân số và lao động ............................................................... 18
3.1.2.3. Giáo dục và đào tạo ................................................................................ 19
3.1.2.4. Y tế ........................................................................................................ 19

3.1.2.5. Văn hoá thông tin - văn nghệ - thể dục thể thao ................................... 19
3.1.2.6. Công tác quản lý tài nguyên ................................................................... 20
3.1.2.7. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 20
3.1.2.8. Quốc phòng , an ninh ............................................................................ 21
3.2. Công tác quản lý, sử dụng đất tại xã Tân Xuân .......................................... 21
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2015 ................................................. 21
3.2.2. Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính ...................................................... 24
3.2.3. Công tác giao đất , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biến động đất
đai ........................................................................................................................ 25
3.2.4. Biến động đất đai của địa bàn qua các năm 2013, 2014, 2015 ................ 26
3.2.5. Công tác giải quyết tranh chấp , khiếu nại , thu hồi , đền bù, giải phóng
mặt bằng .............................................................................................................. 29
3.2.5.1. Công tác giải quyết tranh chấp đơn thƣ khiếu nại ................................ 29
3.2.5.2. Công tác thu hồi, đền bù , giải phóng mặt bằng ................................... 30
3.3. Một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại địa phƣơng .............. 30
3.3.1. Mô hình trồng mì...................................................................................... 31
3.3.2. Mô hình trồng xoài ................................................................................... 32
3.3.3. Mô hình trồng keo .................................................................................... 34
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các mô hình sử dụng đất nông
nghiệp chủ yếu .................................................................................................... 35
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế......................................................................... 35
3.4.1.1. Cơ sở đánh giá ....................................................................................... 35
ii


3.4.1.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình .......................................................... 36
3.4.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình ............................................................. 42
3.4.2.1. Mức độ chấp nhận của ngƣời dân ......................................................... 42
3.4.2.2. Hiệu quả giải quyết việc làm................................................................. 42
3.4.2.3. Khả năng phát triển sản xuất ................................................................. 43

3.4.3. Hiệu quả môi trƣờng ................................................................................ 44
3.4.4. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình ......................................................... 45
3.4.5. Kiến nghị hoàn thiện các mô hình để đạt hiệu quả cao ........................... 47
3.5. Đề xuất phƣơng án sử dụng đất đạt hiệu quả bền vững .............................. 48
3.5.1. Nguyên tắc................................................................................................ 48
3.5.2. Tiêu chuẩn ................................................................................................. 48
3.5.3. Đề xuất các loại hình sử dụng đất ............................................................ 48
3.5.4. Thực trạng quản lý sử dụng đất tại địa phƣơng ....................................... 49
3.5.5. Tiềm năng đất đai của xã ......................................................................... 50
3.5.6. Phƣơng hƣớng quản lý ,sử dụng đất bền vững và đề xuất mô hình sử
dụng đất hiệu quả, bền vững ............................................................................... 51
3.5.6.1. Nhóm giải pháp chung .......................................................................... 51
3.5.6.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 52
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................... 54
4.1. Kết luận ....................................................................................................... 54
4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 55
PHỤ LỤC II ........................................................................................................ 57

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc


TKĐĐ

Thống kê đất đai

KKĐĐ

Kiểm kê đất đai

DQTV

Dân quân tự vệ

LUT

Loại hình sử dụng đất

SWOT

Đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội,
thách thức của mô hình

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Xuân ........................................... 21
Bảng 3.2 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2015 so với năm
2014 và 2013 . ..................................................................................................... 26
Bảng 3.3 Thực trạng phát triển ngành trồng trọt................................................ 30

Bảng 3.4 Chi phí và thu nhập của mô hình sản xuất mì .................................... 36
Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất mì ......................................... 37
Bảng 3.6 Chi phí và thu nhập của mô hình sản xuất xoài .................................. 38
Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài ....................................... 38
Bảng 3.8 Chi phí và thu nhập của mô hình sản xuất keo ................................... 39
Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất keo ........................................ 39
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất chủ yếu ................... 40
Bảng 3.11 Tổng hợp hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất.................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.12 Hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng đất chủ yếu .................... 44
Bảng 3.13. Hiệu quả tổng hợp các mô hình sử dụng đất chính tại xã Tân Xuân
............................................................................................................................. 46

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhƣ ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của
bánh xe thời gian thì con ngƣời xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai
và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của
con ngƣời, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng
là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và các sinh
vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người,
là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu
sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì
không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con ngƣời không thể tiến hành sản
xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay.
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con ngƣời chiếm hữu đất đai biến đất đai
từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật

Đất đai năm 1993 của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:“Đất
đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua
nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ
được vốn đất đai như ngày nay”
Việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng
đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nƣớc. Mà lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tƣ liệu sản xuất thì mỗi mục
đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa
chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều
kiện đất đai là đòi hỏi của ngƣời sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó
có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu
quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai
1


phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một
quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phƣơng nào đó là rất cần thiết.
Xã Tân Xuân – huyện Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận là một xã vùng đồng
bằng của tỉnh. Tân Xuân là xã miền núi của huyện Hàm Tân với tổng diện tích
tự nhiên 7.373,22 ha. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của
toàn huyện, bộ mặt kinh tế - xã hội của xã đã có những thay đổi đáng kể theo
chiều hƣớng ngày càng phát triển. Song song với quá trình đó thì nhu cầu bố trí
đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng lớn,
tạo sức ép mạnh mẽ đối với quỹ đất tự nhiên của xã. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là
phải nhanh chóng xác lập các căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học làm căn cứ phân
bổ hợp lý, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao cho các mục tiêu phát
triển trên địa bàn xã trong thời gian tới. Tân Xuân là một xã đang trên đà phát
triển của huyện. Tuy nhiên, nền kinh tế của xã chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất

nông nghiệp. Nên cần phải đánh giá tình hình sử dụng đất và đề xuất mô hình
đất hiệu quả. Vì vậy, tôi chọn đề tài khoá luận "Đánh giá tình hình sử dụng đất
trên địa bàn xã Tân Xuân, làm cơ sở đề xuất một số loại hình sử dụng đất hợp
lý, bền vững". Nhằm góp phần cho phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời
sống cho ngƣời dân địa phƣơng.

2


CHƢƠNG 1: TỒNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới
Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc
gia, trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông
nghiệp, chẳng hạn nhƣ rừng, núi, và các vùng nƣớc nội địa. Đất nông nghiệp
bao gồm 38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít
hơn một phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới).
Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trong
FAO, 1993) ƣớc lƣợng khoảng 92% của 1800 triệu ha đất đai của các quốc gia
đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng sử
dụng nƣớc trời, nhƣng hiện nay vẫn chƣa sử dụng hết và đúng mục đích, trong
đó vùng bán sa mạc Sahara ở Châu phi 44%; Châu mỹ la tinh và vùng Caribê
48%. Hai phần ba của 1800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gia
nhƣ: 27% Brasil, 9% ở Zaire, và 30% ở 12 nƣớc khác. Một phần của đất tốt này
vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45%, và do đó trong các
vùng này không thật sự đƣợc sử dụng cho nông nghiệp. Một phần khác thì lại
gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm nhƣ khoảng 72% vùng Châu phi bán
sa mạc và vùng Châu mỹ la tinh.
Trên 50% của 1800 triệu ha của đất để dành đƣợc phân loại ở cấp loại
"ẩm", thí dụ nhƣ quá ẩm cho hầu hết các loại cây trồng và không thích hợp lắm

cho sự định cƣ của con ngƣời, hay còn gọi là "vùng thích nghi kém cho cây
trồng". Do đó, khả năng để mở rộng diện tích đất đai cho canh tác cây trồng
thƣờng bị giới hạn. Kết quả là tất cả những cố gắng để gia tăng sản lƣợng theo
nhu cầu lƣơng thực và các cái khác thì thƣờng dựa chủ yếu vào sự thâm canh
hoá cho sản xuất với những giống cây trồng có năng suất cao trong các vùng có
tiềm năng cao. Đây là những vùng đất đai có đất tốt, địa hình thích hợp, điều
kiện mƣa và nhiệt độ thích hợp hay có khả năng cung cấp nƣớc cho tƣới, và dễ
dàng tiếp cận với phân bón vô cơ và hữu cơ.
3


FAO ƣớc lƣợng rằng (Yudelman, 1994; trong FAO, 1993), đất nông
nghiệp có thể mở rộng đƣợc khoảng 90 triệu ha vào năm 2010, diện tích thu
hoạch có tăng lên đến 124 triệu ha do việc thâm canh tăng vụ cây trồng. Các
vùng đất có khả năng tƣới trong các quốc gia đang phát triển đang đƣợc mở rộng
tăng thêm khoảng 23,5 triệu ha so với hiện tại là 186 triệu ha.
1.1.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam
Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nƣớc
trên thế giới.
Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc
>25 triệu ha >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là
đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu
ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 250 gần 12,4
triệu ha.
Bình quân đất tự nhiên theo đầu ngƣời là 0,4 ha. Theo mục đích sử dụng
năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chƣa
sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng nông
nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6
ha/ngƣời. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu ngƣời thấp và giảm rất nhanh
theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế

rất lớn cho phát triển. Đầu tƣ và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam
chƣa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt
1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt
mức trung bình thế giới.
1.2. Sử dụng đất và vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là hoạt động tác động vào đất nhằm phục vụ vào mục đích
theo yêu cầu, tuỳ vào mục đích sử dụng đất mà có tên gọi khác nhau.
Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là
những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao
4


gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong
nông nghiệp.
1.2.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
luôn gắn liền với đất đai. Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ là địa điểm để
tiến hành sản xuất kinh doanh nhƣ trong các ngành kinh tế khác, mà đất đai còn
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, hơn nữa còn là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt và không thể thiếu.
1.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Quan điểm của bền vững là nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Ngày
nay khái niệm bền vững phải nhằm hƣớng tới: bền vững về kinh tế bền vững về
chính trị, xã hội và bền vững về môi trƣờng.
Bền vững trong sử dụng đất chính là sự bảo tồn đất, nƣớc, không bị suy
thoái môi trƣờng, kỹ thuật thích hợp, mang lại lợi ích kinh tế và chấp nhận đƣợc
về mặt xã hội.
1.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất

Hiệu quả chính là kết quả nhƣ yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con
ngƣời mà ta xem xét kết quả tạo ra nhƣ thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả
đó là bao nhiêu ? Có đƣa lại kết quả hữu ích không ? Chính vì thế khi đánh giá
hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh
giá chất lƣợng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá
chất lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá
hiệu quả.
Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận
điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau:
Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian,
thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. C.Mac cho rằng quy luật tiết kiệm
5


thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phƣơng thức
sản xuất. Mọi hoạt động của con ngƣời đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định
động lực phát triển của lực lƣợng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã
hội và nâng cao đời sống con ngƣời qua mọi thời đại.
Thứ 2: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con
ngƣời với con ngƣời trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm
trong nó các quá trình sản xuất, các phƣơng tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã
hội, đáp ứng các yêu cầu xã hội, nhu cầu của con ngƣời là những yếu tố khách
quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con ngƣời đối với môi trƣờng bên
ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trƣờng.
Thứ 3: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhƣng không phải mục tiêu cuối cùng
mà là mục tiêu xuyên suốt hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý kinh
tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ƣu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích
lớn hơn thu đƣợc với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi

phí lớn hơn [6].
Nhƣ vậy, bản chất của hiệu quả đƣợc xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của
con ngƣời trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát
triển bền vững.
Những hạn chế trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất:
- Tình trạng sử dụng đất sai với quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt
chƣa đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời.
- Nhận thức của ngƣời dân về pháp luật đất đai còn hạn chế cũng nhƣ ý
thức trách nhiệm của một số công dân chƣa tốt đã gây khó khăn .
- Một số tổ chức, cá nhân chƣa thực sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất đã
dẫn đến sử dụng đất tuỳ tiện, sai mục đích, gây lãng phí đất, vi phạm quy
hoạch đƣợc phê duyệt. Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức, doanh
nghiệp còn coi nh việc bảo vệ cảnh quan môi trƣờng dẫn đến ô nhiễm đất, huỷ
hoại đất.
6


- Thiếu các giải pháp đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp nhƣ chƣa giải
quyết tốt giữa khai thác sử dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và
chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, ... đã
ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn.
1.4. Định hƣớng sử dụng đất hiệu quả, bền vững:
Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phƣơng hƣớng sử dụng
đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã
hội, thị trƣờng,…đặc biệt là mục tiêu, chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc nhẳm
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi
trƣờng. Nói cách khác, định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định
một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù
hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống
cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trƣờng để định hƣớng sử dụng

đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứ để định hƣớng sử dụng đất:
- Đặc điểm địa lí, thổ nhƣỡng.
- Tính chất đất hiện tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử
dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây
trồng vật nuôi đạt hiệu quả sử dụng đất cao ( Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối
ƣu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón
và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vủng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc
lâu dài.

7


CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Xuân, làm cơ sở đề
xuất một số loại hình sử dụng đất hợp lý, bền vững.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại địa bàn xã Tân Xuân
có ảnh hƣởng đến loại hình sử dụng đất.
- Đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Xuân
- Đề xuất một số mô hình sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn xã Tân Xuân.
2.2. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi không gian: Địa bàn xã Tân Xuân

2.2.2. Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 - 2015
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ địa chính xã nông hộ và các mô hình sử
dụng đất của nông hộ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra khoá luận tiến hành thực hiện
các nội dung chính sau :
- Điều tra điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của xã ;
- Công tác quản lý và sử dụng đất đai tại xã ;
- Tìm hiểu một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại xã ;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của các mô hình sử dụng đất đã chọn
- Đề xuất một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển bền vững.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
- Điều tra thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của
khu vực nghiên cứu qua các phòng ban chức năng của xã cũng nhƣ cán bộ và
8


nhân dân trong xã.
- Điều tra thu thập các số liệu về hiện trạng sử dụng đất của địa phƣơng
bằng phƣơng pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn.
- Điều tra các kiểu sử dụng đất điển hình của địa phƣơng thông qua điều
tra thực địa kết hợp với tài liệu sẵn có của địa phƣơng.
Mỗi mô hình tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ xã và nhân dân tại xã.
Mặt khác điều tra ngoài thực địa để xác định các mô hình canh tác có hiệu quả
trên địa bàn xã. Với mỗi mô hình điều tra cụ thể chi phí theo hạng mục công
việc, tình hình đầu tƣ, các kỹ thuật chăm sóc cùng với điều tra năng suất, giá
cả thị trƣờng, tình hình tiêu thụ và tình hình sử dụng lao động.
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp

Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu
Dựa trên những tài liệu, số liệu thu thập đƣợc tiến hành tổng hợp phân
tích các mặt kinh tế - xã hội.
Từ các biểu mẫu thống kê, số liệu sử dụng đất tiến hành phân loại các cây
trồng chủ yếu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất qua các chỉ tiêu cụ thể. Từ đó rút
ra những khó khăn thuận lợi và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững.
Phương pháp xử lý số liệu
Từ số liệu thu thập đƣợc tiến hành tính cách giá trị GO, IC ,VA , GO/IC ,
VA/IC, MI ,… để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các mô hình.
Để đánh giá đƣợc hiệu quả của một số mô hình sản xuất nông nghiệp chủ
yếu ta có thể sử dụng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá hay còn gọi là các chỉ
tiêu tĩnh sau :
Giá trị sản xuất: (GO)
Giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ của từng ngành , từng đơn vị đƣợc tạo ra trong 1 đơn vị thời gian
(thƣờng là 1 năm).
GO là số lƣợng (khối lƣợng) sản phẩm x giá bán

9


Có thể viết:
GO

i

x Pi

Trong đó: Qi là khối lƣợng hay số lƣợng sản phẩm thứ i (loại i)
Pi là đơn giá sản phẩm thứ i (loại i)

- Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị đất đai: là giá trị sản phẩm mà nhà đầu tƣ
sản xuất kinh doanh thu đƣợc trên 1 đơn vị đất đai.
- Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị tiền tệ: phản ánh giá trị tiền tệ thu đƣợc khi
bỏ ra chi phí là 1 đơn vị tiền tệ.
-Giá trị sản xuất trên 1 lao động: chỉ tiêu này phản ánh giá trị tiền thu
đƣợc đối với 1 công lao động trên 1 diện tích đất nhất định .
Giá trị gia tăng: (VA)
Giá trị gia tăng ( VA ) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các
ngành sản xuất sáng tạo ra trong 1 năm hay trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh
Giá trị gia tăng VA đƣợc tính theo công thức :
VA = GO - IC
Trong đó IC: là chi phí trung gian, bao gồm toàn bộ các khoản chi phí vật
chất thƣờng xuyên do các hoạt động sản xuất nhƣ : chi phí về nguyên nghiên vật
liệu phân bón, giống hay các chi phí dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất.
IC=

j

x Pj

Trong đó:
Cj: là số lƣợng đầu tƣ thứ j
Pj: là đơn giá loại j
Chỉ tiêu :
- Tính VA/ha: (Hiệu quả sử dụng trên 1 đơn vị đất đai): Chỉ tiêu này phản
ánh giá trị gia tăng đƣợc tạo ra trên 1 đơn vị diện tích đất đai, nó dùng để so
sánh hiệu quả sản phẩm của nhóm đất này so với nhóm đất khác, nơi này với nơi
khác, và cũng dùng để so sánh hiệu quả sử dụng giữa công thức luân canh cũng
nhƣ hiệu quả của từng cây trồng trên 1 đơn vị diện tích đất, so sánh giữa các
mục đích sử dụng đất khác nhau.

10


- Tính VA/IC: (Hiệu quả sử dụng trên 1 đơn vị tiền tệ): Chỉ tiêu này phản
ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn hay hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất. Nó cho
biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu lại đƣợc bao nhiêu lợi nhuận.
- Tính VA/lao động: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng 1 lao động
,tức là 1 lao động tạo ra đƣợc bao nhiêu giá trị gia tăng.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập còn lại sau khi lấy giá trị gia
tăng (VA) - (khấu hao tài sản cố định) - (trả lãi vay) - (thuế) - (chi phí thuê lao
động ngoài).
MI=VA - (KHTSCĐ + trả lãi vay) - T (thuế) - L (lao động)
Sử dụng đến chỉ tiêu này vì địa bàn nghiên cứu là ở nông thôn,tại đây
ngƣời dân lấy công làm lãi, họ tranh thủ sáng sớm hoặc chiều tối ra đồng làm cỏ,
bỏ phân, … nên không thể tính đƣợc chính xác công lao động mà họ bỏ ra, hay
nói cách khác 1 lao động thuê ngoài không thể tính đƣợc chi phí các lao động
khác, không thể bóc tách đƣợc 1 lao động phân bổ nhiều công việc khác nhau
trong một ngày.
- Tính MI/ha: (Thu nhập hỗn hợp trên 1 đơn vị đất đai) Chỉ tiêu này phản
ánh thu thập hỗn hợp đƣợc tạo ra trên 1 đơn vị diện tích đất đai, nó dùng để so
sánh hiệu quả sản phẩm của nhóm đất này với nhóm đất khác, nơi này với nơi
khác để so sánh hiệu quả sử dụng giữa công thức luân canh.
- Tính MI/IC: (Thu thập hỗn hợp trên 1 đơn vị tiền tệ): Chỉ tiêu này chỉ ra
lƣợng thu thập hỗn hợp thu đƣợc khi bỏ ra 1 đồng vốn.
- Tính MI/lao động: (Thu thập hỗn hợp trên 1 công lao động): là lƣợng
thu thập hỗn hợp trên 1 công lao động thuê ngoài.
Hệ thống chỉ tiêu này thƣờng đƣợc áp dụng khi tính toán trong các loại
hình sử dụng đất quy mô nhỏ hay trang trại nhỏ mà không tính đƣợc chi phí lao
động mà hộ tự làm cũng nhƣ chi phí lao động quản lý của chủ hộ, không tính
đƣợc thu nhập thuần tuý (lãi) mà chỉ tính đƣợc thu nhập hỗn hợp MI .

Đối với ngƣời sản xuất kinh doanh có tiềm lực, tiềm năng kinh tế lớn, có
đủ trình độ sản xuất, có trình độ cao trong kinh doanh, ngƣời ta thƣờng quan
11


tâm đến 3 chỉ tiêu: GO/đơn vị diện tích, MI/ đơn vị diện tích và VA/đơn vị diện
tích. Đối với ngƣời sản xuất ít vốn, lƣợng đầu tƣ thấp ngƣời ta sẽ quan tâm
nhiều đến 3 chỉ tiêu: GO/IC, VA/IC và MI/IC. Còn đối với những ngƣời trong
điều kiện thiếu việc làm, thừa lao động thì ngƣời ta lại quan tâm đến khả năng
sử dụng lao động nhiều hơn, nó thể hiện qua 3 chỉ tiêu là : GO/ lao động, VA/
lao động và MI/ lao động.
Do ngƣời lao động đều là nông dân, công lao động họ chỉ thuê khi nào cần
nên chủ yếu họ lấy công làm lãi, vì thế ở đây tôi không tính chỉ tiêu: lợi nhuận
(Pr ), tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (IPr).
Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí không gian (TOG): là tỷ số giữa giá
trị sản xuất và chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh số lần giá trị thu đƣợc so
với chi phí không gian :
TOG= GO/IC
Hiệu quả chi phí trung gian trong sản xuất (TVA): là tỷ số giữa giá trị gia
tăng với chi phí không gian:
TVA= VA/IC
Ngoài ra còn các đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu hiệu quả giải
quyết việc làm, khả năng sản xuất hàng hoá và mức độ chấp nhận của ngƣời dân.
- Hiệu quả giải quyết việc làm thể hiện ở số công lao động đầu tƣ và quá
trình sản xuất. Mô hình sử dụng đất mà có số công lao động lớn thì mô hình đó
tạo ra nhiều công việc cho ngƣời dân nên đƣợc đánh giá cao.
+ Số lƣợng sản phẩm: mô hình sử dụng đất nào cho ra số lƣợng sản
phẩm nhiều nhất thì mô hình đó có khả năng phát triển hàng hoá cao nhất và
đƣợc chấp nhận nhiều nhất.
+ Chất lƣợng sản phẩm tiêu thụ: mô hình sử dụng đất nào cho ra sản

phẩm có chất lƣợng cao nhất thì khả năng phát triển hàng hoá sẽ cao nhất.
- Mức độ chấp nhận của ngƣời dân: Trong mỗi mô hình, ngƣời dân luôn
muốn tối đa hoá lợi ích, nhƣng do vốn ít nên mô hình sử dụng đất nào cần chi
phí bỏ ra thấp nhất, kỹ thuật áp dụng đơn giản, dễ thực hiện, sản phẩm đa dạng
12


và hiệu quả kinh tế cao thì đƣợc ngƣời dân ủng hộ nhiệt tình hơn cả.
Hiệu quả tổng hợp ECT:
ECT = [(f1/fmax hoặc fmin/f1) + … + (fn/fmax hoặc fmin/fn)]:n
Trong đó :

Ect: chỉ số hiệu quả của mô hình canh tác
N: số các chỉ tiêu tham gia
fmax , fmin: trị số tốt nhất
f1 … fn: giá trị chỉ tiêu thứ 1,…, n cho mô hình canh tác

13


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế -xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Xuân nằm ở phía Đông Nam của huyện Hàm Tân, có vị trí địa lý đƣợc
giới hạn nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Hà;
- Phía Nam giáp xã Sơn Mỹ, thị xã La Gi;
- Phía Đông giáp xã Tân Bình, thị xã La Gi;
- Phía Tây giáp xã Tân Thắng;

Trên địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 55 chạy qua, nối liền huyện Hàm Tân
với thị xã La Gi. Đồng thời, xã có vị trí trung tâm giữa thị trấn Tân Nghĩa và thị
xã La Gi (cách trung tâm trị trấn Tân Nghĩa 10 km và cách thị xã La Gi 6 km) là
điều kiện và lợi thế hết sức thuận lợi cho Tân Xuân phát triển kinh tế - xã hội.
Hình 3.1. Hình bản đồ vị trí xã Tân Xuân

( Nguồn : Bản đồ trực tuyến của xã Tân Xuân )
14


3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Tân Xuân có địa hình đa dạng nằm trong thung lũng sông Dinh, đƣợc hình
thành với 3 dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình tƣơng đối bằng phẳng: Là dải đồng bằng phù sa nhỏ h p,
độ cao 20 - 35 m, chạy dọc theo quốc lộ 55. Hiện trạng đang sử dụng trồng màu,
lúa và cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Dạng địa hình đồi thoải lƣợn sóng: Là địa hình bậc thềm phù sa cổ, độ
cao trung bình 35 - 100 m, có dạng đồi thoải lƣợn sóng nh , độ dốc phổ biến <
80, thổ nhƣỡng chủ yếu là các loại đất xám. Hiện trạng là địa bàn sản xuất nông
nghiệp chủ yếu của xã, với các cây lâu năm (điều, cây ăn quả,...), rừng trồng
(keo,bạch đàn,...), màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Dạng địa hình đồi núi cao: Ngoài cùng là địa hình núi thấp, độ cao 250800m: phía Tây là dãy núi Bể (811 m). Độ dốc chung >200, đất đai chủ yếu là
đất đỏ vàng trên đá granit. Hiện trạng là rừng tự nhiên phòng hộ, cây gỗ nhỏ rải
rác, đất trống, cây lùm bụi xen nƣơng rẫy [8].
3.1.1.3. Khí hậu
Tân Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu khô hạn, chế
độ bức xạ cao, nắng nhiều mƣa ít.
- Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 26,8oC, thấp nhất vào tháng 1
(khoảng 18,5oC), cao nhất vào tháng 5 - 6 (khoảng 34,6oC).
- Lƣợng bức xạ lớn, tổng tích ôn dao động từ 9.400oC- 9.600oC .

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.674 mm, tập trung chủ yếu vào mùa
mƣa (chiếm 96% lƣợng mƣa cả năm).
- Lƣợng bốc hơi, độ ẩm: lƣợng bốc hơi bình quân hàng năm 971 mm/năm,
độ ẩm trung bình 81,9%.
Trong năm, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô cùng
với hai loại gió mùa Đông - Đông Bắc vào mùa khô và Tây - Tây Nam vào mùa
mƣa. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (tập trung chủ yếu vào các tháng 7,
8, 9) chiếm khoảng 96,0% lƣợng mƣa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
15


năm sau với đặc trƣng là nắng rất gắt, gió to, số giờ nắng trung bình trong mùa khô
lên đến 240 giờ/tháng kết hợp với gió mạnh gây ra không khí khô và nóng [8].
3.1.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của xã Tân Xuân phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mƣa và
hệ thống sông suối. Trên địa bàn xã có hệ thống sông Dinh bắt nguồn từ vùng
núi thấp (núi Kiết, núi Lốp) ở phía Nam và Đông Nam huyện Tánh Linh, chảy
qua xã theo hƣớng Bắc – Nam. Diện tích lƣu vực khoảng 904 km2, tổng chiều
dài 58 km, trong đó đoạn chảy qua Tân Xuân dài khoảng 6 km. Sông Dinh có
nguồn nƣớc dồi dào, tuy nhiên lƣu lƣợng phân bố dòng chảy không đều với 75%
vào mùa mƣa, 25% vào mùa khô. Cùng với một số sông suối nhỏ khác đã cung
cấp nguồn nƣớc quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của
ngƣời dân và cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ [8].
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của xã Tân Xuân đƣợc chia thành các nhóm đất chính, cụ
thể nhƣ sau:
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols): diện tích 29 ha, chiếm
0,43% diện tích tự nhiên toàn xã.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols): Có tầng canh tác mỏng, diện

tích không nhiều 10 ha; chiếm 0,15% diện tích tự nhiên toàn xã.
- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Epilithi - Areni Xanthic - Ferralsols) : Có
diện tích 2.521 ha; chiếm 37,49% diện tích đất toàn xã.
- Đất phù sa ngòi suối (Dystric Fluvisols): Có diện tích 338 ha; chiếm
5,02% diện tích toàn xã.
- Đất xám trên phù sa cổ (Veti - Haplic - Acrisols): Có diện tích 1.567
ha; chiếm 23,30% diện tích toàn xã.
- Đất xám trên đá Granite (Dystric - Haplic - Acrisols): Có diện tích
1.988 ha; chiếm 29,56% diện tích đất toàn xã [8].
16


b. Tài nguyên nƣớc
- Nguồn nước mặt: Ngoài lƣợng mƣa hàng năm, mạng lƣới sông suối
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất và đời sống
nhân dân, trong đó chủ yếu là sông Dinh với nguồn nƣớc tƣơng đối dồi dào. Tuy
nhiên, do hệ thống sông suối của xã có lòng sông h p, dòng chảy ngắn, dốc, lƣu
lƣợng dòng chảy chêch lệch rất lớn giữa mùa mƣa và mùa khô đã gây ra tình
trạng hạn hán, thiếu nƣớc nghiêm trọng vào những tháng cao điểm mùa khô.
- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát của Đoàn Địa chất 705 và cục
Địa chất thì nguồn nƣớc ngầm của xã phân bố rộng khắp trên địa bàn, phân bố
thành 3 vỉa.
+ Vĩa Holocen: Độ sâu xuất hiện từ 20 – 80 m, mùa khô lƣu lƣợng giảm.
Đây là nguồn nƣớc chủ yếu có thể khai thác phục vụ sinh hoạt.
+ Vĩa Pleistocen: Độ sâu xuất hiện từ 80 – 120 m, lƣu lƣợng khai thác
khá dồi dào, chất lƣợng nƣớc tốt do nằm trong tầng không thấm, không bị ảnh
hƣởng lớp nƣớc mặt, khai thác kinh tế nhất.
+ Vĩa Miocen: Độ sâu xuất hiện từ 200 – 400 m, trữ lƣợng khai thác dồi
dào, chất lƣợng nƣớc tốt, tuy nhiên việc khai thác đòi hỏi phải đầu tƣ cao.
Tuy nhiên nguồn nƣớc ngầm có chất lƣợng kém, không đủ tiêu chuẩn

dùng cho sinh hoạt (bị nhiễm phèn, sắt). Hiện tại đang khai thác phục vụ cho
sinh hoạt là nguồn nƣớc ngầm mạch nông ở độ sâu 4 - 10 m [8].
c. Tài nguyên rừng
Trong những năm qua diện tích rừng của xã giảm mạnh một phần do thống
kê vào đất quốc phòng diện tích đất rừng do Trƣờng bắn Quốc gia khu vực 3 quản
lý, phần khác là do tình trạng khai thác lấy gỗ khá nhiều, một số diện tích còn bị
đốt làm rẫy. Cùng với sự thu h p của rừng thì động vật hoang dã ngày càng hiếm,
nhiều loài có nguy cơ biến mất [8].
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tại địa bàn xã .
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Trong những năm vừa qua, đƣợc sự quan tâm của tỉnh và huyện, xã Tân
17


Xuân đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nhiều công trình, nhất là các công trình phục vụ
phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, phát triển nông thôn. Cùng với những chính
sách kinh tế hợp lý, khơi dậy và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa
phƣơng, kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, các hoạt động kinh tế
ngày càng trở nên sôi động, nhất là trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực thƣơng
mại - dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hƣớng tích cực, tăng dần tỷ
trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ và
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở địa phƣơng. Tuy nhiên sự chuyển dịch vẫn còn chậm, chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng và lợi thế của xã, nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò chủ
đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Trong những năm tới, cần phát huy
hơn nữa những lợi thế, tiềm năng của xã, tăng cƣờng đầu tƣ, đẩy mạnh phát triển
của các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ,
chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng tiến bộ, hiệu quả, gắn quá trình sản xuất
với đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
3.1.2.2. Nguồn lực dân số và lao động

a. Dân số
Hiện trên địa bàn xã có 4 thôn với tổng số nhân khẩu là 7.815 ngƣời và
1.831 hộ. Mật độ dân số 113 ngƣời/km2, với quy mô hộ bình quân 4,13
ngƣời/hộ. Dân số trên địa bàn xã phân bố không đồng đều, tập trung với mật độ
cao tại dải đồng bằng trung tâm chạy dọc theo Quốc lộ 55.
Những năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, kết hợp giữa
tuyên truyền với các biện pháp hành chính thực hiện tốt nên tỷ lệ sinh giảm, hạn
chế việc sinh dày, sinh sớm và sinh con thứ ba [8].
b. Lao động và việc làm
Nhìn chung, lực lƣợng lao động của xã tƣơng đối trẻ, cần cù, siêng năng,
chịu khó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đang ngày một tăng lên, có khả năng tiếp thu
các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp –
18


×