Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn quận bình thạnh tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 82 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
- Vốn đối với một Doanh nghiệp (DN) là quyết định sự thành bại và phát triển
của DN đó. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất khó tiếp cận những nguồn
vốn vay, nhất là từ các tổ chức tín dụng (TCTD). DNNVV muốn phát triển sản xuất
kinh doanh (SXKD) thì không thể tự mình đáp ứng được tất cả nhu cầu về vốn kinh
doanh mà cần phải có nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài DN, do đó DNNVV rất cần hỗ
trợ nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.
- Theo hiệp hội DNNVV, cùng nghiên cứu của phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) thì “Chỉ có khoảng 30% DNNVV tiếp cận được vốn vay từ
ngân hàng”. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố gần đây cũng khẳng định:
“chỉ có khoảng một phần ba DNNVV có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, số
còn lại khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được. Không ít DN cho rằng, thủ tục các
ngân hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí ngay cả khi có chính sách ưu đãi của
Chính phủ cũng chỉ có rất ít số DNNVV vay được”.
- Để nền kinh tế đứng vững và phát triển trong giai đoạn đất nước đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa thì DNNVV là thành phần không thể thiếu trong quá trình xây
dựng và phát triển bền vững.
- Để tìm ra một mô hình và đề xuất một số giải pháp bổ sung nguồn vốn vay
dùng cho SXKD của DNNVV nên Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp
nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN
nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Bình Thạnh - Tp.Hồ Chí Minh, để thực hiện làm
đề tài luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu về nguồn vốn SXKD và nhu cầu vốn cho sự
phát triển SXKD của các DNNVV tại Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh. Từ đó
tìm ra những yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận được các nguồn vốn vay từ các
TCTD và gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn



2

vay để phát triển SXKD cho các DNNVV tại Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý thuyết về DNNVV, cơ sở lý thuyết và vai trò của nguồn
vốn vay đối với phát triển SXKD của các DNNVV.
- Đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của DN và khả năng tiếp cận nguồn
vốn vay từ các TCTD của các DNNVV.
- Xác định các yếu tố tác động của nguồn vốn vay và khả năng tiếp cận nguồn
vốn vay đến việc phát triển SXKD của DNNVV.
- Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng của vốn vay đối với việc phát
triển SXKD của DNNVV tác giả đề tài đưa ra một số gợi ý về giải pháp nâng cao
khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của DNNVV trên địa bàn
Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn vốn vay với phát triển SXKD của các
DNNVV.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Lý luận chung về DNNVV, vai trò của nguồn vốn vay đối với sự phát triển
SXKD của DNNVV.
- Đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của các DNNVV và khả năng tiếp cận
nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn quận Bình Thạnh, để
tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển
hoạt động SXKD của các DNNVV.
- Đưa ra một số gợi ý về giải pháp giúp cho DNNVV dễ dàng tiếp cận nguồn
vốn vay từ các TCTD và các TCTD cũng hiểu rõ hơn những khó khăn của DNNVV



3

trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay từ các TCTD để phát triển SXKD của các
DNNVV.
3.2.2. Phạm vi về không gian
- Địa bàn nghiên cứu là một số DNNVV kinh doanh các ngành nghề trên địa
bàn Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu một số DNNVV hoạt
động các lĩnh vực theo phương pháp xác suất ngẫu nhiên tại một số DNVVV trên
địa bàn Quận để thực hiện việc khảo sát nghiên cứu.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2011 trở về trước để làm cơ sở lý
luận và thực tiễn. Số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên các phương
tiện truyền thông, báo cáo tổng kết từ UBND Quận Bình Thạnh, từ Tổng cục Thống
kê, Từ Phòng Kinh tế, Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh, …
- Số liệu sơ cấp sử dụng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài được tiến hành
khảo sát thực tế tại các DN trên địa bàn quận Bình Thạnh. Khảo sát DNNVV về
việc khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trong năm 2011 và nhu cầu vay vốn để phát
triển SXKD của DNNVV trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
4. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về DNNVV, vai trò của nguồn vốn vay phát
triển SXKD của các DNNVV của những nước phát triển, cùng với các chủ trương
chính sách nhằm hỗ trợ vốn vay để phát triển SXKD của các DNNVV tại Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu nguồn vốn SXKD của các DNNVV trên địa bàn Quận Bình
Thạnh để từ đó đưa ra những gợi ý về giải pháp nhằm giúp cho DNNVV dễ dàng
tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng.
4.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của các DNNVV và khả năng tiếp cận

các nguồn vốn vay của các DNNVV từ các TCTD để phát triển SXKD trên địa bàn
quận Bình Thạnh.


4

- Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ
các TCTD ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển SXKD của DNNVV.
4.3 Giải pháp đề xuất
- Từ khảo sát về nhu cầu nguồn vốn vay sử dụng để phát triển SXKD của các
DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh và tình hình vay vốn từ các TCTD của các
DNNVV.
- Từ những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các
TCTD của các DNNVV. Đề tài đề xuất Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng
tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DNNVV trên địa bàn Quận
Bình Thạnh, Tp.HCM.


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV)
1.1.1. Khái niệm về DNNVV và Nguồn vốn vay với phát triển SXKD của
DNNVV.
1.1.1.1. Khái niệm về DNNVV
DNNVV là một khái niệm mà các quốc gia trên thế giới có những tiêu chí
đánh giá khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi nước. Tuỳ vào
giai đoạn phát triển kinh tế (PTKT) xã hội của từng thời kỳ, từng giai đoạn mà các
nước có những tiêu chí khác nhau về khái niệm DNNVV.

Ngân hàng thế giới ( WB) đánh giá những DN có quy mô nhỏ về nguồn vốn,
về lao động và về doanh thu đó là những DNNVV. Như vậy so sánh về quy mô thì
DNVVV được chia ra thành ba loại, đó là: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa. Về lao
động làm việc trong DN thì những DN có số lao động làm việc từ 10 lao động trở
xuống là DN siêu nhỏ, DN có số lao động từ trên 10 người đến 50 người là DN nhỏ,
DN có số lao động trên 50 đến 300 lao động là DN vừa.
Đầu của thế kỹ 21 Khối liên minh Châu Âu ( EU) đã xem những DN có trên
10 đến 250 lao động là DNNVV. Ngày nay Khối liên minh Châu Âu phân loại
DNVVV theo các tiêu chí sau đây:
Bảng 1.1: Phân loại các DDNVV của khối EU

DN vừa

Số lao động
( Người)
Từ 51 đến 250 lao động

DN nhỏ

Từ 1 đến 50 lao động

10

10

DN siêu nhỏ

Từ 1 đến 9 lao động

2


2

Loại DN

Doanh số
(Triệu EURO)
50

Tổng số tài sản
( Triệu EURO)
43

“Nguồn : European Recommendation 0f 06 may, 2003”
Theo như Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Cộng Hoà Pháp (MEF) thì
“Không tồn tại một định nghĩa thống nhất về DNNVV. Các tiêu chí được áp dụng


6

khác nhau tuỳ thuộc vào các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách hỗ trợ
DNNVV của các nước”.
Luật cơ bản về DNNVV của Nhật Bản ban hành ngày 03/12/1999 thì tiêu chí
để xác định DNNVV là:
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật bản
Lĩnh vực

Số lao động tối đa ( ngƣời)

Số vốn tối đa ( triệu Yên)


Sản xuất

300

300

Bán buôn

100

100

Bán lẻ

50

50

Dịch vụ

100

50

“ Nguồn: Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV Nhật bản, JICA,MIP,1999”
Trong Nghị định 90/2001 NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001 của Chính phủ
Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về trợ giúp phát triển DNNVV thì
“DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp
luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình

hàng năm không quá 300 người.” và các địa phương phải “Căn cứ vào tình hình kinh
tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp,
chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động
hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.”
Năm 2009 qua hơn 20 năm đất nước đổi mới, phát triển và Khái niệm về
DNNVV đã trở nên không phù hợp với hiện tại nên Chính phủ đã ra Nghị định số
56/2009/NĐ-CP vào ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển DNNVV thay
thế cho Nghị định 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001. Theo Nghị định
56/2009/NĐ-CP thì “DN nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô
tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong
bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là
tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:


7

Bảng 1.3: Phân loại các DDNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP
Quy mô

Khu vực

DN siêu
nhỏ
Số lao
động

DN nhỏ
Tổng
nguồn

vốn

Số lao
động

DN vừa
Tổng
nguồn
vốn

Số lao động

từ trên 10
I. Nông, lâm
20
tỷ
10
người
người
nghiệp và thủy
đồng trở
trở xuống
đến 200
sản
xuống
người

từ trên 20
từ trên 200
tỷ đồng

người đến
đến 100
300 người
tỷ đồng

từ trên 10
20
tỷ
II. Công nghiệp 10
người
người
đồng trở
và xây dựng
trở xuống
đến 200
xuống
người

từ trên 20
từ trên 200
tỷ đồng
người đến
đến 100
300 người
tỷ đồng

từ trên 10
10
tỷ
III. Thương mại 10

người
người
đồng trở
và dịch vụ
trở xuống
đến 50
xuống
người

từ trên 10
từ trên 50
tỷ đồng
người đến
đến 50 tỷ
100 người
đồng

“Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009”
1.1.1.2 Khái niệm về nguồn vốn vay với phát triển SXKD của DNNVV
DN SXKD đòi hỏi phải có một nguồn vốn lưu động để quay vòng trong hoạt
động SXKD của mình, nhưng hầu hết các DNNVV là những DN nhận được hỗ trợ
từ những nguồn vốn hỗ trợ kém nhất trong những DN đang hoạt động hiện nay. Tuy
nhiên những DN tạm thời có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ không thể, hoặc không biết
những DN nào thiếu tiền mà cho vay, ngược lại những DN đang thiếu vốn không
thể và cũng không thể vay từ những DN đang tạm thời có vốn nhàn rỗi nên phải
thông qua tổ chức trung gian đó là những tổ chức tín dụng, những quỹ đầu tư.
Trong đó ngành Ngân hàng là trung tâm của việc huy động vốn và cho vay vốn
nhằm đáp ứng được nhu cầu của hai đối tượng là bên dư vốn và bên thiếu vốn.
Như vậy Ngân hàng là tổ chức trung gian trong việc điều phối nguồn vốn cho
nền kinh tế từ nơi tạm thời đang thừa vốn và một bên trong thời gian tạm thời đang

thiếu vốn. Ngân hàng vừa là tổ chức phải vay vốn từ những người dân, tổ chức, DN
đang có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế ... nhưng lại là tổ chức cho vay vốn với


8

những người dân, tổ chức, DN đang thiếu vốn để SXKD, tiêu dùng. Hoạt động của
tổ chức Ngân hàng làm cho dòng vốn trong nến kinh tế phát huy hiệu quả nhất và
đảm bảo cho nền kinh tế luôn luôn vận hành trong điều kiện tốt nhất.
Vậy vốn vay từ các TCTD sẽ bổ sung vào nguồn vốn SXKD của DN đang
thiếu vốn, và DN phải trả một khoản lãi suất vay vốn gọi là chi phí sử dụng vốn
vay. Nhờ có nguồn vốn vay từ các TCTD nên DN không phải gặp khó khăn lớn
trong giai đoạn thiếu vốn để tránh việc phải dừng SXKD hoặc phá sản.
1.1.1.3 Khái niệm về t n d ng Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng
là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái
kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã
nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là
đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực
hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển
sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.
Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn
tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính
cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt
động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay
gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là
người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ
chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả, Thực chất, tín dụng là
biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng
nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời
sống, theo nguyên tắc hoàn trả.

1.1.1.4 Đặc điểm, vai trò của tín dụng

a. Đặc điểm của tín dụng: Phân phối của tín dụng mang tính hoàn trả, Hoạt
động của tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả.
b. Vai trò của tín dụng: Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất
mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Tín dụng góp phần thúc đẩy quá


9

trình tích tụ và tập trung vốn, Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội,
Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội.
c.

Các loại tín dụng:

- Tín dụng thƣơng mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới
hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi
mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán chuyển giao cho
người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến
thời hạn đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình
thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu.
- Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh
giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn
xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Huy
động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ, Ngân hàng đóng
vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay, Quá trình vận động
và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô
phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá
trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

- Tín dụng nhà nƣớc: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước
với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước
xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều
kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các
ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là
công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. Tín dụng nhà nước có
Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân, Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại
hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian.
- Tín dụng tiêu d ng: Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân cư với
doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính. tín dụng tiêu dùng ứng


10

nhu cầu tiêu dùng cho dân cư, hình thức là hàng hóa hoặc tiền tệ, Dân cư là người
vay; ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp là người cho vay.
- Tín dụng thuê mua: Tín dụng thuê mua là quan hệ phát sinh giữa các công
ty cho thuê tài chính với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức
cho thuê tài chính. Đối tượng là tài sản, Chủ thể là công ty cho thuê tài chính (người
cho thuê), và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân (người đi thuê).
- Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các nhà nước,
giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ chức
quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với
nhau.
1.1.2. Đặc điểm và Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân
1.1.2.1 Đặc điểm của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân
* Về các điểm mạnh
- DNNVV dễ khởi sự. Hầu hết các DNNVV có số vốn ít, số lao động không
nhiều, diện tích mặt bằng không lớn, các điều kiện làm việc giản đơn đã có thể bắt
đầu kinh doanh (KD) ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh.

- Tính linh hoạt cao. Vì hoạt động với quy mô nhỏ cho nên hầu hết các
DNNVV đều rất năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị
trường. Trong một số trường hợp các DNNVV còn năng động trong việc đón đầu
nhiều biến động đột ngột các thể chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội, hay các dao
động đột biến trên thị trường.
- Có lợi thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống.
- DNNVV có lợi thể về sử dụng lao động: Quan hệ lao động trong các
DNNVV thường có tính chất thân thiện, gần gủi hơn so với các DN lớn. Do đó
người lao động thường dễ dàng được quan tâm, động viên, khuyến khích hơn trong
công việc.
* Về các điểm yếu: Bên cạnh các điểm mạnh được thì các DNNVV còn có
các điểm yếu nhất định như: DNNVV thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng
kinh doanh lớn, hoặc các dự án đầu tư lớn, không có các lợi thế kinh tế theo quy mô


11

và bị yếu thế trong các mối quan hệ tín dụng với ngân hàng, với Chính phủ và báo
chí. Nhiều DNNVV bị phụ thuộc rất lớn vào các DN lớn trong quá trình phát triển
SXKD của DN mình.
1.1.2.2 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân
Việt Nam cũng như nhiều trên thể giới, các DNNVV đóng vai trò rất quan
trọng trong việc thúc đẩy sự PTKT và có vai trò quan trọng trong mạng lưới SXKD
trên toàn cầu.
*Về kh a cạnh kinh tế
- Đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, góp phân làm tăng GDP
- Thu hút vốn và khai thác các nguồn lực sẳn có trong dân cư
Vốn đầu tư là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Vốn là yếu tố cơ bản
đễ khai thác và phối hợp các yếu tố sản xuất khác như lao động, đất đai, công nghệ
và quản lý dễ tạo ra lợi nhuận cho các chủ DN. Vốn có vai trò to lớn trong việc đầu

tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho
công nhân cũng như trình độ quản lý của chủ DN. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện
nay là trong khi có nhiều DN đang thiếu vốn trầm trọng thì vốn nhàn rỗi trong dân
cư còn nhiều nhưng không huy động được. Khi chính sách tài chính tín dụng của
Chính phủ và các ngân hàng chưa thực sự gây được niềm tin đối với những người
có vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư thì nhiều DNNVV đã tiếp xúc trực tiếp
với người dân và huy động được vốn để KD, hoặc bản thân chính người có tiền
nhàn rỗi sẽ ra đầu tư kinh doanh, thành lập DN. Dưới khía cạnh đó, DNNVV có vai
trò to lớn trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế
- Nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả hơn
Trong quá trình kinh doanh, nhiều DNNVV có thể hỗ trợ cho các DN lớn KD
một cách hiệu quả hơn như làm đại lý và vệ tinh cho các DN lớn, cung cấp những
bán thành phẩm hay nguyên liệu đầu vào cho DN lớn hoặc thâm nhập vào mọi ngõ
ngách thị trường mà DN lớn khó có thể với tới để phân phối các SP của DN lớn.
Bên cạnh đó, khi số DNNVV tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng số lượng


12

các SP và dịch vụ mới trong nền kinh tế.. Chính sự phát triển của các DNNVV đã
làm tăng tính cạnh tranh, tính linh hoạt và giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc phát triển các DNNVV sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tất
cả các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Trước tiên, đó
là sự thay đổi cơ cấu kinh tế vùng, nhờ sự phát triển của các khu vực nông thôn
thông qua phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các
DN được phân bổ đều hơn về lãnh thỗ ở các vùng nông thôn, đô thị, miền núi, đồng
bằng. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh các DNNVV còn có tác dụng làm cho cơ cấu
thành phần kinh tế thay đổi nhờ sự tăng mạnh của các cơ sở kinh tế ngoài quốc
doanh và việc sắp xếp lại các DN nhà nước. Sự phát triển các DNNVV cũng kéo

theo sự thấy đổi của cơ cấu ngành kinh tế thông qua sự đa dạng hóa các ngành nghề
và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Việc phát triển các DNNVV còn có tác dụng
duy trì và thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề truyền thống và sản xuất ra các
SP mang bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác thế mạnh của đất nước.
- Góp phần tăng cường và phát triển các mối quan hệ kinh tế
Các DNNVV hình thành và phát triển trong những ngành nghề khác nhau luôn
có mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối liên kết với các DN lớn. Nhiều DN
nhỏ khi mới ra đời chỉ nhằm mục đích làm vệ tinh cung cấp các SP cho các DN
lớn. Mối quan hệ giữa DNNVV và các DN lớn cũng chính là nguyên nhân thành
công của nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều thập kỹ qua. Do đó, khi các DNNVV
Việt Nam phát triển sẽ góp phần tăng cường các môi quan hệ liên kết hỗ trợ lẫn
nhau giữa các DNNVV và giữa DNNVV với các DN lớn. Nhờ đó mà các rủi ro
kinh doanh sẽ được chia sẽ và góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
- Tạo cơ sở để hình thành các DN lớn.
Kinh nghiệm PTKT ở nhiều nước cho thấy hiện nay phần lớn các công ty và
các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đều trưởng thành từ các DNNVV. Với cách xem
xét đó DNNVV chính là nguồn tích lũy vốn ban đầu và là cái nôi cho các DN lớn.
Hầu hết các cơ sở dân doanh ở Việt Nam khi mới ra đời do thiếu kinh nghiệm và


13

chưa thiệt hiểu biết về thị trường nên họ thường là chọn quy mô kinh doanh vừa và
nhỏ để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Sau một thời gian tích lũy thêm vốn, kinh
nghiệm và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, họ mới tiến hành mở
rộng kinh doanh và phát triển với quy mô lớn hơn.
* Vê kh a cạnh xã hội
- Tạo việc làm cho người lao động, góp phân giảm tỷ lệ thất nghiệp
Đặc điểm chung của các DNNVV là ít vốn và hoạt động chủ yếu trong các
ngành sử dụng nhiều lao động. Do dó, DNNVV ở tất cả các nướccó thể tạo công ăn

việc làm cho một sô lượng lớn người lao động. Nhiều nước trên thể giới, kể cả các
nước phát triển, DNNVV là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất. Khi các DNNVV phát
triển sẽ tạo nhiều cơ hội tăng việc làm, thu hút lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp
trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích
cho cộng đồng dân cư và người thất nghiệp, phụ nữ và người tàn tật. Với tính chất
sản xuất nhỏ, chi phí để tạo ra một chỗ làm việc thấp, các DNNVV Việt Nam có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra và tăng thêm việc làm cho nền kinh tế, góp
phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội bằng cách thu hút nhiều lao động với
chi phí thấp và chủ yếu bằng vốn của người dân.
* Nâng cao thu nhập của dân cư góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công
bằng xã hội.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, năng suất của nền sản xuất xã hội cũng
như thu nhập của dân cư thấp. Việc phát triển các DNNVV ở thành thị cũng như ở
nông thôn là một trong các biện pháp cơ bản góp phân tăng nhanh thu nhập của các
tầng lớp dân cư. Thông qua việc phát triển các DNNVV, lao động ở nông thôn sẽ
được thu hút vào các DN nhỏ thu nhập của dân cư được đa dạng hóa và nâng cao.
Cuộc sống của người dân nông thôn sẽ ổn định hơn và mức sống của dân cư sẽ
được nâng cao góp phần xóa đói, giảm khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư và tăng mức độ công bằng trong nền kinh tế.
-

Tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh


14

Ngoài các vai trò như đã nói ở trên, các DNNVV Việt Nam còn có vai trò
trong việc phát triển các tài năng kinh doanh. Sự ra đời của các DNNVV làm xuất
hiện rất nhiều tài năng trong kinh doanh, đó là các doanh nhân thành đạt biết cách
làm giàu cho bản thân mình và xã hội.

1.1.2.3 Vai trò của các tổ chức t n d ng (TCTD) đến sự phát triển SXKD
(PTSXKD) của các DNNVV
Các TCTD đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. TCTD
là một định chế tài chính trung gian, trong quan hệ cung cấp tín dụng cho DN thì
TCTD là tổ chức đi vay và cho vay. Thông qua hệ thống tín dụng, mà ngành ngân
hàng là chủ đạo đã làm cho những nguồn vốn nhỏ lẽ từ trong dân chúng và trong
DN không có khả năng sinh lời vì chưa đem vào lưu thông, trở thành những nguồn
vốn lớn cung ứng cho các DN SXKD đang thiếu hụt nguồn vốn, từ đó tạo ra giá trị
gia tăng lớn hơn, mang lại lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế và cho xã hội. Các TCTD
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và phát triển đất nước.
- TCTD góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính, tạo nguồn lực tài
chính để góp phần hỗ trợ cho các DNNVV. TCTD là nơi giải quyết các quan hệ
cung cầu về nguồn vốn cho các DN nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho việc phát triển
SXKD của các DNNVV.
- TCTD góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, tài trợ cho DN
bổ sung tư liệu sản xuất, nâng cao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ mới
vào hoạt động SXKD của DNNVV, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, tăng
lượng SP, giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận của DN.
- TCTD góp phần khai thác tiềm lực lao động của DNNVV, với nhu cầu phát
triển SXKD của DNNVV, có ngân hàng giải ngân, đáp ứng được nhu cầu về vốn,
DN có cơ hội mở rộng hoạt động SXKD, sẽ tăng thêm mua sắm máy móc thiết bị,
tuyển thêm nhân công lao động, từ đó thu hút được một lượng lao động đang dư dôi
trong xã hội, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- TCTD góp phần phát triển ngành nghề truyền thống, tạo điều kiện để phát
triển những ngành nghề mới. Ngày nay xu hướng hộp nhập quốc tế sâu rộng, các


15

ngành nghề truyền thống luôn được khuyến khích bảo tồn và phát triển, và cũng mở

ra những ngành nghề mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu dùng ngày
càng tăng. Những DNNVV là những DN dễ dàng thích ứng với khả năng nhạy cảm
của thị trường và TCTD là bà đỡ cho DNNVV.
Những nghiên cứu của các nhà kinh tế và của các chính phủ đã chỉ ra được
rằng DNNVV chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và đổi mới DN. Ở Hoa
kỳ là quốc gia có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nhưng chính phủ Hoa kỳ vẫn rất
chú trọng quan tâm đặc biệt đến các DNNVV. DNNVV đã đóng góp vào việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng DNNVV cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tồn
tại và phát triển hoạt động SXKD, mở rộng thị trường và tăng trưởng. Với nguồn
vốn hạn hẹp, nhân lực ít nên DNNVV rất cần đến nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài
trong quá trình SXKD và mở rộng phát triển SXKD của DN. Trong bài nghiên cứu
“Further Evidence on the Link between Finance and Growth: An
International Analysis of Community Banking and Economic Performance”
của các tác giả Allen N. Berger, Iftekhar Hasan, Leora F. Klapper. Đã nghiên cứu
số liệu của 49 nước trên thế giới trong 8 năm từ 1993-2000 đã chứng minh được
mối liên hệ của việc nâng cao năng lực tài chính cho DNNVV thông qua các tổ
chức tín dụng, đã đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia, như vậy để
cho DNNVV tồn tại và phát triển bền vững thì tổ chức tín dụng đóng vai trò rất
quan trọng trong việc ổn định và phát triển của DNNVV, góp phần vào tăng trưởng,
phát triển kinh tế của đất nước. Nhờ nguồn vốn vay từ các TCTD, nên các DNVVV
sẽ nâng cao hiệu quả SXKD, mở rộng SX, đối mới công nghệ, nâng cao năng lực
cạnh tranh.
Nguồn: />1.1.2.4 Thực trạng vay vốn SXKD của các DNNVV trên địa bàn Quận Bình
Thạnh, Tp. Hồ Ch Minh trong năm 2011
Trong năm 2011 cũng như các loại hình DN khác, các DNNVV gặp rất nhiều
khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Với mức lãi
suất vay lên đến 25%, thậm chí có những lúc lên 28% đến 30%. Các DNNVV do


16


khả năng tích lũy thấp, nên các phương án đầu tư thường cũng chủ yếu dựa vào vay
tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức. Một khi
lãi suất ở mức cao, mọi DN đều phải tính toán lại phương án SXKD của mình.
Nhưng bản chất là DNNVV, tức là quy mô vốn nhỏ, tuy cộng đồng DN này có thể
tham gia thu hút nguồn lao động đa dạng và sản xuất ra các SP và dịch vụ đa dạng,
với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận của
các DN ngoài nhà nước trên vốn sản xuất và doanh thu đều thấp, chỉ đạt bình quân
2-3%, so với mức 4-6% chung của cả nước. Cũng theo điều tra thống kê hằng năm
với các DN mấy năm gần đây (2006-2008), có đến 30% (2006), 28% (2007) và
26% (2008) DN nói chung và DN ngoài nhà nước bị lỗ. Vậy trong điều kiện lãi suất
vay trên 20%, chỉ một số ít công ty mới có thể có hiệu quả kinh doanh cao có thể
vay được. Để hoàn thành công trình đầu tư và dự án dở dang, một số DN đành chấp
nhận lãi suất vay cao trong ngắn hạn, nhưng nhìn chung, nhiều DN khó trụ được lâu
dài với mức lãi suất cao này. Hơn nữa, các điều kiện cho vay của các ngân hàng
cũng rất khó khăn để tiếp cận nguồn vốn, dù lãi suất cao. Theo điều tra của Bộ Kế
hoạch đầu tư (KHĐT), có tới 1/3 DN vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn vay,
nên dầu tư và kinh doanh cầm chừng và 1/3 tuy có tiếp cận được nhưng gặp khó
khăn. Do đó, với các nguồn vốn vay lãi suất cao hiện trên 20%, các DN cần lựa
chọn phương án đầu tư và kinh doanh có hiệu quả cao nhất để có thể sử dụng các
nguồn vốn này, hoặc tạm thời chỉ sử dụng một số vốn vay lãi suất cao để mua các
trang thiết bị cần thiết nhất, tránh đầu tư tràn lan. Với đa số các DN đang gặp khó
khăn về huy động nguồn vốn cho SXKD đang sử dụng nhiều cách thức, biện pháp
được để tháo gỡ như kêu gọi liên doanh, liên kết giữa các thành viên trong hội để
đầu tư vào các dự án khả thi; giới thiệu để các thành viên của hội vay vốn ngân
hàng như lãi suất hiện nay nhưng được trả nợ theo cách thức khác nhau phù hợp với
điều kiện từng DN. Huy động thêm các nguồn vốn khác từ nội bộ cán bộ nhân viên
của DN và các hình thức liên kết khác để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn,
với những ưu đãi nhất định dành cho họ lâu dài sau này.



17

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT VẦN ĐẾ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Kinh nghiệm hỗ trợ nguồn vốn vay để SXKD để phát triển SXKD
các DNNVV
1.2.1.1 Kinh nghiệm từ Thái Lan
Trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 thì Chính phủ Thái lan
chưa có những chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển SXKD cho các
DNNVV. Tuy nhiên sau năm 1997 thì Thái lan đã có những chính sách cụ thể để hỗ
trợ Phát triển SXKD của DNNVV, đây là những DN chủ chốt trong quá trình phục
hồi kinh tế từ sau giai đoạn khủng khoảng của Thái lan. Những năm đầu của thập
kỹ 60 của thế kỹ 20, Thái lan đã có những chính sách trợ giúp cho DNNVV. Văn
phòng tài chính DN nhỏ đã được thành lập từ năm 1963 và được chuyển thành Tập
đoàn Tài chính DN nhỏ. Nội dung chủ yếu các chính sách DNNVV của chính phủ
Thái lan thể hiện những ý sau:
- Cũng cố mạng lưới thể chế chuyên trách về DNNVV. Thái lan thành lập Uỷ
ban khuyến khích DNNVV( SMEPO), có chức năng độc lập, trực thuộc Chính phủ.
Nhiệm vụ của Uỷ ban là xem xét định nghĩa về DNNVV, đề xuất các chính sách,
biện pháp khuyến khích DNNVV và quản lý Quỹ phát triển DNNVV. Uỷ ban này
có trách nhiệm chuẩn bị “ Sách trắng” hàng năm về DNNVV Thái lan đệ trình lên
Thủ tướng. Quỹ Phát triển DNNVV trực thuộc SMEPO cũng được thành lập. Quỹ
này được Chính phủ cấp vốn hàng năm, được trợ giúp bởi khu vực tư nhân, các
chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Thái lan cũng thành lập Viện Nghiên
cứu phát triển DNNVV, cũng cố các tổ chức như Tập đoàn bảo lãnh tín dụng KD
nhỏ, Tập đoàn tài chính KD nhỏ, Hiệp hội công nghệp.
- Hoạch định kế hoạch lớn phát triển DNNVV. Kế hoạch này bao gồm 7 chiến
lược cơ bản để trợ giúp DNNVV. Mỗi chiến lược cơ bản này lại bao gồm nhiều
biện pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược. Chiến lược Nâng cấp
năng lực kỹ thuật và quản lý của các DNNVV; Phát triển Doanh nhân và nguồn lực

con người của các DNNVV; Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các
DNNVV; Tăng cường hệ thống trợ giúp của các DNNVV; Cung cấp môi trường


18

KD thuận lợi hơn; Phát triển các DN siêu nhỏ và các DN cộng đồng; Phát triển các
mạng lưới và các cụm DNNVV.
- Xác định các nhóm ngành cần phải nhanh chóng phát triển mạng lưới
DNNVV. Chính phủ Thái lan đã chỉ ra 10 ngành cần phải nhanh chóng phát triển
mạng lưới DNNVV, thành 2 nhóm chính:
+ Nhóm 1 gồm 5 ngành mả sự phát triển của DNNVV là rất quan trọng và cấp
thiết, gồm lương thực và thức ăn gia súc; dệt may; SP nhựa; thiết bị điện và điện tử;
ô tô và bộ phận ô tô.
+ Nhóm 2 gồm 5 ngành mà sự phát triển của các DNNVV là quan trọng vừa
phải, bao gồm các ngành như da và giày dép; SP gỗ; cao su và SP cao su; gốm và
kính; đá quý và đồ trang sức.
Tất cả 10 ngành này là những ngành công nghiệp có định hướng xuất khẩu, có
kết cấu hạ tầng tương đối tốt và có giá trị gia tăng cao.
- Hoạch định chương trình hành động nhằm phát triển DNNVV. Chương trình
này đề ra 18 biện pháp cần phải thực hiện để phát triển DNNVV, gồm các biện
pháp: Trợ giúp Tài chính cho các DNNVV; Thành lập và phát triển thị trường vốn
cho DNNVV; Đào tạo Doanh nhân và người lao động; Hỗ trợ phát triển công nghệ
mới; Hỗ trợ nghiên cứu và tìm kiếm thị trường; Phát triển các liên kết giữa các
DNNVV với DN lớn; Phát triển các hiệp hội DNNVV; Phát triển DNNVV ở nông
thôn: sửa đổi các quy định pháp luật gây cản trở cho DNNVV.
1.2.1.2 Kinh nghiệm từ Đài Loan
Phát triển DNNVV ở Đài loan đã được chú trọng từ rất lâu, chính quyền Đài
loan đã ban hành và thực hiện một hế thống chính sách phát triển DNNVV toàn
diện và rất có hiệu quả. Ngày nay, điểm nhấn mạnh trong chính sách trợ giúp

DNNVV của Đài loan là hoàn thiện khung pháp lý và tạo dựng môi trường cạnh
tranh thuận lợi cho các DNNVV. Một số chính sách mà Chính quyền Đài loan thực
hiện như sau:
- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trợ giúp cho DNNVV phát triển.
Những năm gần đây Chính quyền Đài loan tiến hành sửa đổi một số luật nhằm tạo


19

điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của các DNNVV. Cụ thể là, vào năm 1997
đã bổ sung một điều khoản về DNNVV vào Hiến pháp Đài loan, sửa đổi Luật lao
động vào năm 1998 nhằm mở rộng việc thuê mướn lao động ngoài nước, sửa đổi
luật Quy chế phát triển DNNVV vào năm 1999, sửa đổi Luật đất đai cho phép
DNNVV tiếp cận dễ dàng hơn với đất đai, sửa đổi các văn bản pháp lý về bảo vệ
môi trường ...
Thời gian gần đây Chính phủ Đài loan đã thành lập “Nhóm đặc trách thúc đẩy
DNNVV”. Nhóm này có chức năng rà soát các điều luật và kiến nghị sửa đổi luật
để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hoạt động của DNNVV. Nhóm này cũng
được quyền tham gia, góp ý vàoquá trình soạn thảo mọi văn bản luật và quy định có
liên quan tới các DNNVV. Dựa trên việc tiến hành thu thập ý kiến của các chủ
DNNVV và thực hiện các báo cáo định kỳ về việc xây dựng và sửa đổi các điều luật
và các quy định của chính phủ, thuê chuyên gia đánh giá tác độngcủa các luật và
các quy định đã ban hành.
- Các biện pháp trợ giúp tài chính cho DNNVV. Những quỹ trợ giúp tài chính
cho các DNNVV gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; Quỹ bảo lãnh tương
hỗ; Quỹ Phát triển DNNVV và Tập đoàn Phát triển DNNVV.
+ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thành lập từ năm 1974 với sự trợ giúp
của Chính phủ và các ngân hàng lớn của Đài loan, đến năm 2002 đã có 107.049
DNNVV được nhận vốn bảo lãnh từ Quỹ này với tổng số vốn lên tới trên 60 tỷ
USD.

+ Quỹ Phát triển DNNVV được thành lập năm 1989 có số vốn khoảng 400
triệu USD nhằm cung cấp tín dụng trực tiếp cho các DNNVV, đặc biệt là cho các
DN đang đầu tư phát triển SP mới, khai thác thị trường mới, hoặc chuyển đổi công
nghệ mới.
+ Quỹ bảo lãnh tương hỗ thành lập từ tháng 6/1998 để thành lập các nhóm trợ
giúp tương hỗ và tin tưởng lẫn nhau để bảo lãnh cho các khoản vay của các DN
trong nhóm. Từ khi thành lập đến nay quỹ này hoạt động không có nhiều hiệu quả.


20

DNNVV tại Đài loan còn nhận được những khoản vay đặc biệt để giải quyết
các vấn đề như: giảm ô nhiễm, giảm chi phí hoạt động và trợ giúp...
- Những hệ thống tư vấn cho DNNVV. Chính quyền Đài loan đang tiến hành
thực hiện 10 hệ thống hướng dẫn cho DNNVV do Cục quản lý DNNVV chịu trách
nhiệm điều phối tổng thể để cung cấp thông tin, tư vấn cho DN. Trong năm 2010
các hệ thống này đã thực hiện tư vấn 100 lần cho trên 1000 DN được hưởng lợi từ
những kế hoạch này. 10 Hệ thống hướng dẫn gồm: (1) Tài chính và Tín dụng; (2)
Quản lý; (3) Công nghệ; (4) Nghiên cứu và phát triển; (5) Quản lý thông tin; (6) An
toàn công nghiệp; (7) Quản lý ô nhiễm; (8) Marketing; (9) Hợp tác và hỗ trợ lẫn
nhau; (10) Nâng cao chất lượng.
- Hệ thống DN trung tâm – vệ tinh(CSPS) là một trong những chính sách trợ
giúp DNNVV quan trọng của Đài loan, với mục tiêu là giảm chi phí và nâng cao
chất lượng SP bằng cách tạo kết nối chặt chẽ giữa các DN lớn và DNNVV.
1.2.1.3 Kinh nghiệm từ Nhật Bản
Nội dung chủ yếu như sau:
- Cải cách pháp lý: Việc cải cách pháp lý được Chính phủ Nhật bản đặc biệt
quan tâm và là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Luật cơ bản về DNNVV ban hành
năm 1999 để trợ giúp cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV
với những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội để giúp cho việc tái cơ cấu DN.

Luật tạo thuận lợi cho thành lập DN mới, Luật trợ giúp DNNVV đổi mới, Luật xúc
tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV và một hệ thống chính sách hỗ
trợ cũng được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của các DNNVV...
- Trợ giúp về nguồn vốn: Ba định chế tài chính thuộc Chính phủ là Công ty
Đầu tư KD nhỏ, Ngân hàng Hợp tác Trung ương về Thương mại và Công nghiệp,
Công ty đầu tư mạo hiểm quốc gia là những đầu mối để trợ giúp DNNVV về vốn.
DNNVV được vay vốn bằng các khoản vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc
là khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách.
+ Hệ thống trợ giúp tăng cường cơ sở quản lý các DNNVV ở từng khu vực,
các khoản vay được thực hiện tuỳ theo điều kiện của từng khu vực thông qua một


21

quỹ chung từ chính quyền trung ương và các địa phương, và được ký quỹ ở một thể
chế tài chính tư nhân.
+ Kế hoạch cho vay để cải tiến quản lý của các DN nhỏ, không đòi hỏi phải
có thế chấp hoặc bảo lãnh.
+ Hệ thống bảo lãnh tín dụng giúp bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các
thể chế tài chính tư nhân. Hiệp hội bảo lãnh có chức năng mở rộng các khoản tín
dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Hệ thống này được hoạt động từ
năm 1998 đến nay được xem là, có chức năng một mạng lưới an toàn để giảm nhẹ
những rối loạn vế tín dụng và giúp DNNVV tránh bị phá sản.
- Trợ giúp về công nghệ . DNNVV có thể được hưởng các chính sách trợ giúp
cho nghiên cứu và phát triển hoặc tiến hành các hoạt động KD dựa trên công nghệ
mới. Các khoản trợ cấp, bảo lãnh vay vốn, hay đầu tư trực tiếp cho DNNVV được
tiến hành theo các quy định của Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo của DNNVV.
- Trợ giúp về quản lý. Viện quản lý kinh doanh nhỏ và Công nghệ thực hiện
các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của DNNVV
và đội ngũ nhân sự của các địa phương. Việc giúp cho DNNVV tiếp cận thông tin là

một trong những ưu tiên của chính phủ. “Sách trắng” được xuất bản hàng năm chứa
đựng nhiều thông tin bổ ích cho DNNVV.
- Xúc tiến xuất khẩu: Chính phủ Nhật bản cung cấp dịch vụ hướng dẫn và
thông tin cho DNNVV nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động KD ở ngoài nước.
1.2.1.4 Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ
- Cải cách pháp lý. Chính phủ Hoa kỳ đã có một số cải cách hợp lý quan
trọng trong thời gian gần đây để trợ giúp DN nhỏ, như nới lỏng những quy định cho
phép tham gia thị trường KD nhỏ dễ dàng hơn, các ngành như Ngân hàng, điện lực,
viển thông và triệt để thi hành Luật chống độc quyền. Chính phủ Hoa kỳ đang tiến
hành những cải cách quan trọng về chính sách an sinh xã hội và thuế khoá để tạo
điều kiện cho các DN KD nhỏ.
- Trợ giúp tài chính. Theo SBA, năm 1997, Hoa kỳ có 125 chương trình trợ
giúp KD trị giá 75 tỉ USD, năm 1999 có khoảng 200 chương trình trợ cấp liên bang


22

tài trợ KD nhỏ đang hoạt động. Chương trình trợ giúp chính như: Tín dụng trực tiếp
và bảo lãnh tín dụng, thưởng KD, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các
chương trình đào tạo và nhiều loại bảo hiểm khác nhau.
- Trợ giúp đổi mới về công nghệ. Chương trình chuyển giao công nghệ KD
nhỏ; Quỹ hợp tác mở rộng chế tạo; Chương trình nghiên cứu đổi mới KD nhỏ cung
cấp vốn trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu và triển khai KD nhỏ; Thành lập các
vườn ươm công nghệ và vườm ươm KD tại 50 tiểu bang.
- Xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Hoa kỳ ban hành nhiều chương trình và biện
pháp trợ giúp hoạt động xuất khẩu của các DN KD nhỏ. Uỷ ban điều phối xuất khẩu
có trách nhiệm điều phối những biện pháp đa dạng của các thể chế khác nhau nhằm
trợ giúp xuất khẩu của các DNNVV. Trung tâm trợ giúp xuất khẩu cung cấp các
dịch vụ tư vấn và thông tin vế thị trường ngoài nước, hợp đồng quốc tế thông qua
trên 100 văn phòng trải khắp tất cả các tiểu bang.

1.2.1.5 Những chủ trương ch nh sách của nhà nước về Phát triển DNNVV
tại Việt Nam
Hệ thống thể chế hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của
Thủ tướng được thành lập theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001. Hội
đồng Khuyến khích phát triển DNNVV làm cố vấn cho Thủ tướng trong công tác
phát triển DNNVV do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ tịch. Cục Phát
triển DNNVV là cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNVV ở cấp trung
ương đồng thời đóng vai trò là thư ký thường trực cho Hội đồng khuyến khích phát
triển DNNVV. Sở Kế hoạch và Đầu tư dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh/
thành phố là cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNNVV ở cấp địa phương
đồng thời các Sở ban ngành khác cũng thực hiện các biện pháp hỗ trợ DNNVV. Các
cơ quan ban ngành của Chính phủ ở Trung ương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
đại diện cho khu vực tư nhân và các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cũng như nhà
nước hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nguyên tắc cơ bản Hướng dẫn phát triển khu vực DNNVV ở Việt Nam được
tóm tắt theo (Quyết định Phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 2006-2010):


23

(1) Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế: “thực hiện nhất quán chính sách
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo
pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.
(Nghị quyết 14-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(Khoá IX) ngày 18 tháng 03 năm 2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân).
(2) Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi
cho DN nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh
lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên

ngoài cho đầu tư phát triển.
(3) Phát triển DN nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng
cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều
việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển DN nhỏ và
vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp
với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp
nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển DN nhỏ và vừa ở các vùng
sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ
trợ các DN nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật … làm chủ DN;
ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.
(4) Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ
trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các DN nhỏ và vừa.
(5) Gắn hoạt động SXKD với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội.
(6) Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò
của DN nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội. "
Để Đánh giá thực trạng của DNNVV của Việt Nam hiện nay; mặt được và hạn
chế trong các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển; quỹ phát triển; kinh nghiệm
quốc tế về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển; kế hoạch phát triển giai đoạn 2011-


24

2015; đề xuất, khuyến nghị về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển thời gian tới là
những nội dung chủ yếu được tập trung thảo luận trong Hội thảo với chủ đề: “Chính
sách tài chính hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa” do Viện Chiến lược và Chính sách
tài Chính – Bộ Tài chính phối hợp với Trung tâm hỗ trợ DN nhỏ và vừa – Phòng
TM và CN Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 23/12/2011. Tại buổi Hội
thảo, các nhà nghiên cứu, các DN, các nhà quản lý cùng nhau thảo luận, phân tích,
đánh giá một cách khách quan, khoa học trên tinh thần xây dựng và nhìn thẳng vào

sự thật để tìm ra nguyên nhân và những giải pháp thiết thực và hiệu quả khắc phục
những tồn tại yếu kém trong chính sách tài chính hỗ trợ các DNNVV ở Việt Nam.
Theo TS Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho
rằng, qua cuộc khủng hoảng cho thấy trong trung và dài hạn, sự phục hồi kinh tế và
khả năng cạnh tranh bền vững của DN cần cân đối dựa vào tăng trưởng xuất khẩu
và mở rộng thị trường trong nước. Trong khi đó, do các DNNVV là những đối
tượng dễ bị tổn thương nên nhiều chính sách trong thời gian qua đã tập trung hỗ trợ
tài chính DN, hỗ trợ các DN phát triển sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa.
Còn theo Tổng thư ký, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS
Phạm Thị Thu Hằng cho rằng, mặc dù Chính phủ có một số chính sách, chương
trình ưu đãi, hỗ trợ phát triển DN, nhưng các DNNVV còn chưa tiếp cận được hiệu
quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia và các chương trình hỗ trợ của Chính phủ như:
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Quỹ đổi mới Khoa học Công nghệ
v.v... còn rất khiêm tốn (dưới 10%). Do vậy, để hỗ trợ phát triển DNNVV Việt Nam
trong thời gian tới cần sửa đổi, xây dựng các văn bản luật, nghị định của Luật
Chứng khoán nhằm tạo điều kiện các DN sử dụng các kênh thu hút vốn khác như
phát hành trái phiếu nhằm giảm sự lệ thuộc vào thị trường tín dụng. Hoàn thiện mô
hình Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV cho phù hợp với tình hình mới nhằm trợ
giúp DNNVV tiếp cận nguồn cung tài chính phù hợp với điều kiện của DNNVV.
Theo

ng Tô Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam, chính

phủ sớm thành lập Quỹ phát triển DNNVV để hỗ trợ tài chính phát triển DNNVV,
hình thành một nguồn kinh phí dành riêng hỗ trợ DNNVV mở rộng hoạt động


25

SXKD và nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là dành kinh phí hỗ trợ DNNVV trên

một số lĩnh vực cần ưu tiên phát triển, khắc phục sự phân tán, chồng chéo, kém hiệu
quả khi sử dụng nguồn lực Nhà nước cho các chương trình hỗ trợ DNNVV. Kết
thúc buổi Hội thảo, TS Vũ Nhữ Thăng tổng kết những vấn đề quan trọng được đưa
ra để bàn luận tại Hội thảo trong đó tập trung vào những nội dung liệu chúng ta có
cơ chế nào để đánh giá một cách khách quan nhất, chính xác nhất tình hình khó
khăn của DN. Liên quan đến vấn đề ưu đãi thì nên giành ưu đãi vào đâu, trực tiếp
DNNVV hay vào các trung gian tài chính. Trong việc hoạch định chính sách cần có
sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, giữa công cụ chính sách này với công cụ chính
sách khác để tạo ra được sự đồng bộ kích thích sự phát triển của DNNVV.
Hiện nay, các cơ quan đang gấp rút hoàn thiện để đưa ra một chương trình
hành động cho việc hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn từ 2011 – 2015 và tầm nhìn
2020.
1.2.2. Nghiên cứu Các yếu tố môi trƣờng vi mô
1.2.2.1 Các yếu tố về khả năng quản trị DN
DN được hình thành và phát triển được hay không là phụ thuộc rất lớn vào
khả năng quản trị DN của các nhà điều hành DN. Để DN phát triển và bắt kịp quá
trình toàn cầu hoá, ứng dụng các công nghệ mới, các ý tưởng mới vào hoạt động
SXKD của DN, thì đòi hỏi nhà quản trị DN phải có khả năng phân tích nhạy bén,
linh hoạt, sáng tạo và có tính quyết đón với tầm nhìn chiến lược trong ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Để có sự thích ứng linh hoạt cho từng giai đoạn phát triển
SXKD của DN thì người quản trị DN tài năng sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển
bền vững của DN.
1.2.2.2 Các yếu tố về nhân lực sản xuất
Bên cạnh nguồn vốn bằng tiền, thì nguồn nhân lực cũng là yếu tố đầu vào
của SP . Nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động SXKD của DN,
vì vậy một DN có một đội ngũ nhân lực lành nghề, có trình độ tay nghề và kỹ năng
cao thì DN đó sẽ phát triển bền vững. Để DN ổn định và phát triển thì đòi hỏi phải
có một đội ngũ quản lý, lao động phải có tay nghề tương đối đồng đều và gắn bó lâu



×