Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực tiểu khu 111 và tiểu khu 121 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 97 trang )

I
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Phạm Ngọc Hiệp xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


II
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp và quý
thầy cô của trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cần
thiết trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài.
- Thầy PGS. TS Nguyễn Trọng Bình đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
- Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công chức ở cơ quan nơi công tác đã tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng nhƣ thời gian nghiên cứu thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
- Gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập.
Đồng Nai, tháng 10 năm 2016

Phạm Ngọc Hiệp


III

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng
kín thƣờng xanh ẩm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai”. Thời
gian nghiên cứu từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016. Mục tiêu của đề tài là


xác định những đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc kiểu Rkxđể
làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng những phƣơng thức quản lý rừng. Để giải
quyết mục tiêu nghiên cứu, số liệu thu thập là 6 ô mẫu điển hình với kích thƣớc 2.500
m2 và 100 ô dạng bản với kích thƣớc 16 m2.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín
thƣờng xanh ẩm nhiệt đới ở KBTTNVH Đồng Nai bắt gặp tƣơng ứng 60 và 48 loài
cây gỗ. Số loài cây gỗ ƣu thế và đồng ƣu thế ở cả hai trạng thái rừng IIA và IIB dao
động từ 7 – 8. Số loài cây gỗ bắt gặp nhiều nhất ở lớp H < 10 m đối với trạng thái
rừng IIA và lớp H = 10 – 20 m đối với trạng thái rừng IIB. Phân bố N/D của hai trạng
thái rừng IIA và IIB đều có dạng 1 đỉnh bất đối xứng. Đỉnh đƣờng cong phân bố N/D
ở trạng thái rừng IIA rơi vào cấp D = 10 cm, còn trạng thái rừng IIB ở cấp D = 12 cm.
Tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ thân cây của trạng thái rừng IIA tập trung nhiều nhất
ở nhóm D = 10 – 20 cm. Trái lại, tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ thân cây của trạng
thái rừng IIB tập trung nhiều nhất ở nhóm D = 20 – 30 cm. Tái sinh tự nhiên của trạng
thái rừng IIA và IIB diễn ra liên tục dƣới tán rừng. Mật độ cây tái sinh của cả hai trạng
thái này khá cao, nhƣng tập trung phần lớn ở cấp H < 100 cm. Phần lớn cây tái sinh có
nguồn gốc hạt, chất lƣợng tốt và đủ thay thế lớp cây mẹ. Tái sinh tự nhiên của trạng
thái rừng IIA tốt hơn so với trạng thái rừng IIB. Những thành phần đa dạng loài cây
gỗ (N, S, d, J’, H’ và Simpson) ở trạng thái rừng IIA cao hơn so với trạng thái rừng
IIB. Chỉ số đa dạng Beta của trạng thái rừng IIB lớn hơn so với trạng thái rừng IIA.


IV

SUMMARY
The thesis “Study on sylvicultural charecteristics of IIA and IIB forest states in
tropical evergreen moist close forest type in the cultural and natural conservational
region of Dong Nai”. Study period from May 2016 to November 2016. The objective
of this study was to determine sylvicultural characters of IIA and IIB forest states in
tropical evergreen moist close forest type to base for forest management. To address

the objectives, author used 6 sample plots with size 2.500 m2 and 100 sample plots
with size 16 m2.
Research results have shown that, IIA and IIB forest states in evergreen
tropical moist forest in the cultural and natural conservational region of Dong Nai
caught respectively 60 and 48 species of tree. The number of dominant and
codominant in both forest IIA and IIB states varies from 7-8. Number of tree species
caught in the class H < 10 m with respect to the states of the forest IIA and H = 10-20
m with respect to the states of the forest IIB. Diametter distribution os two forest
states IIA and IIB are asymmetric 1 top form. The distribution curves N/D in the IIA
forest state fall into level D = 10 cm, while the IIB forest state in level D = 12 cm.
Basal area and stem wood reserves of IIA forest state is most concentrated in the
group D = 20 - 40 cm. In contrast, basal area and stem wood reserves of IIB forest
statemost concentrated in group D = 10-20 cm. Natural regeneration of IIA and IIB
forest states are continuous. Tree regeneration densities of both this states is quite
high, but focus most at level H < 100 cm. In both forest staes, mostly seed native
regeneration and good quality. The tree species diversity componentes (N, S, d, J ', H'
and Simpson) in IIA forest states higher than IIB forest states. Beta diversity index of
IIA forest states larger than IIB forest states.


V

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ I
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU .....................................................................IX
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 2
1.1. Trên thế giới .......................................................................................... 2

1.1.1.
1.1.2.

1.2.

Ở Việt Nam ........................................................................................... 8

1.2.1.
1.2.2.

1.3.

Nghiên cứu về cấu trúc rừng................................................................... 2
Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................... 6
Nghiên cứu về cấu trúc rừng................................................................... 8
Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................. 12

Những nghiên cứu về cấu trúc rừng .................................................... 15

1.3.1. Phân tích tổ thành quần xã thực vật............................................................ 16
1.3.2. Phân tích đa dạng loài cây gỗ ..................................................................... 17

1.4. Phƣơng pháp thu mẫu trong nghiên cứu lâm học ............................... 17
1.5. Một số nghiên cứu về rừng ở miền Đông Nam Bộ ............................. 18
1.6. Thảo luận ............................................................................................. 19
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 20


2.2.
2.3.
2.4.

Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 20
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 20
Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 20

2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.

2.5.

Tổ thành loài cây gỗ của trạng thái rừng IIA và IIB. ........................... 20
Cấu trúc của trạng thái rừng IIA và IIB. ............................................... 20
Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIA và IIB. .................. 20
Đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng IIA và IIB. ............................ 20

Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 20

2.5.1.
2.5.2.
2.5.3.
2.5.4.

Phƣơng pháp luận ................................................................................. 20
Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................ 21

Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................... 22
Công cụ tính toán .................................................................................. 25

Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................. 26
3.1. Quá trình hình thành xã Mã Đà ........................................................... 26


VI
3.2.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................... 26

3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.

Vị trí địa lý ............................................................................................ 26
Địa hình................................................................................................. 26
Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 26
Kinh tế - xã hội ..................................................................................... 28
Đặc điểm tài nguyên rừng ..................................................................... 29

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 30
4.1. Tổ thành loài cây gỗ của trạng thái rừng IIA và IIB ........................... 30
4.1.1.
4.1.2.

4.2.


Tổ thành loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA .................................. 30
Tổ thành loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB .................................. 35

Cấu trúc của trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB ..................... 40

4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.

Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ theo nhóm D ............ 40
Phân bố số cây theo cấp đƣờng kính .................................................... 42
Phân bố số cây theo cấp chiều cao ........................................................ 47
Phân bố số loài cây gỗ theo lớp chiều cao ............................................ 51

4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIA và IIB ................. 53
4.3.1. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIA ......................... 53
4.3.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIB.......................... 58
4.3.3. So sánh tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIA và IIB ................. 61
4.4. Đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng IIA và IIB............................ 63
4.4.1. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA .............................. 63
4.4.2. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB .............................. 65
4.4.3. So sánh đa dạng loài cây gỗ giữa trạng thái rừng IIA và IIB .......... 68
Chƣơng 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 69
5.1. Kết luận ............................................................................................... 69
5.2. Tồn tại.................................................................................................. 69
5.3. Kiến nghị ............................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 73



VII
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên gọi đầy đủ
D (cm)

Đƣờng kính thân cây ngang ngực

D (cm)

Đƣờng kính trung bình

Dmax - Dmin

Biên độ biến động đƣờng kính thân cây

H (m)

Chiều cao thân cây vút ngọn

Hmax - Hmin

Biên độ biến động chiều cao thân cây

M0

Mốt


Me

Trung vị

Ni

Số cây theo các cấp đƣờng kính

N

Tổng số cây trên ô mẫu hoặc trên 1 Ha

Nlt

Tần số cây lý thuyết theo các cấp đƣờng kính

Ntl

Số cây tích lũy theo các cấp đƣờng kính

G (m2/ha)

Tiết diện ngang lâm phần

V (m3/ha)

Thể tích thân cây

M (m3/ha)


Trữ lƣợng gỗ

S

Sai lệch chuẩn

S2

Phƣơng sai

Se

Sai số chuẩn của số trung bình

V%

Hệ số biến động

Sk

Độ lệch

Ku

Độ nhọn

S

Số loài cây gỗ trong ô mẫu


d

Chỉ số phong phú về loài của Margaleft

J’

Chỉ số đồng đều của Pielou

H’

Chỉ số đa dạng của Shnnon - Weiner

1–λ

Chỉ số đa dạng Gini-Simpson

Beta - Whittaker

Chỉ số đa dạng Beta của Whittaker


VIII
TT

4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tổ thành loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA thuộc Rkx ở
KBTTNVH Đồng Nai
Đơn vị tính: 1 ha
Tổ thành của trạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 1
Đơn vị tính: 1 ha
Tổ thành của trạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 2
Đơn vị tính: 1 ha
Tổ thành củatrạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 3
Đơn vị tính: 1 ha
Tổ thành loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc Rkx ở
KBTTNVH Đồng Nai

Đơn vị tính: 1 ha
Tổ thành củatrạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 1
Đơn vị tính: 1 ha
Tổ thành của trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 2
Đơn vị tính: 1 ha
Tổ thành của trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 3
Đơn vị tính: 1 ha
Mật độ, tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ đối với trạng thái rừng IIA
theo nhóm đƣờng kính thân cây
Mật độ, tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ đối với trạng thái rừng IIB
theo nhóm đƣờng kính thân cây
Đặc trƣng phân bố N/D của trạng thái rừng IIA
Đơn vị tính: 0,25 ha
Đặc trƣng phân bố N/D của trạng thái rừng IIB Đơn vị tính: 0,25 ha
Mô hình phân bố N/D của trạng thái rừng IIA Đơn vị tính: 1 ha
Mô hình phân bố N/D của trạng thái rừng IIB Đơn vị tính: 1 ha
Ƣớc lƣợng số cây theo cấp D đối với trạng thái rừng IIA
Đơn vị tính: 1ha
Ƣớc lƣợng phân bố N/D của trạng thái rừng IIB Đơn vị tính: 1 ha
Đặc trƣng thống kê phân bố N/H của trạng thái rừng IIA
Đơn vị tính: 0,25 ha
Đặc trƣng thống kê phân bố N/H của trạng thái rừng IIB
Đơn vị tính: 0,25 ha
Mô hình phân bố N/H của trạng thái rừng IIA Đơn vị tính: 0,25 ha
Mô hình phân bố N/H của trạng thái rừng IIB Đơn vị tính: 0,25 ha
Ƣớc lƣợng phân bố N/H của trạng thái rừng IIA
Đơn vị tính: 1 ha
Ƣớc lƣợng phân bố N/H của trạng thái rừng IIB
Đơn vị tính: 1 ha
Phân bố số loài cây gỗ theo các lớp H ở trạng thái rừng IIA

Đơn vị tính: 0,25 ha

Trang
30
32
32
33
36
37
38
38
40
40
42
42
43
44
45
45
47
47
48
48
50
50
51


IX
Phân bố số loài cây gỗ theo các lớp H ở trạng thái rừng IIB


4.24 Đơn vị tính: 0,25 ha
4.25 Tổ thành cây tái sinh của trạng thái rừng IIA Đơn vị tính: 1,0 ha
4.26
4.27
4.28
4.29
4.30
4.31
4.32
4.33
4.34
4.35
4.36
4.37
4.38
4.39
4.40
4.41
4.42

TT
4.1
4.1
4.2
4.2
4.3
4.3
4.4
4.4

4.5
4.5

4.6

4.6

4.7

4.7

4.8

4.8

Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao đối với trạng thái rừng IIA
Đơn vị tính: 1,0 ha
Nguồn gốc cây tái sinh của trạng thái rừng IIA Đơn vị tính: 1,0 ha
Chất lƣợng cây tái sinh của trạng thái rừng IIA Đơn vị tính: 1,0 ha
Tổ thành cây tái sinh của trạng thái rừng IIB Đơn vị tính: 1,0 ha
Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao đối với trạng thái rừng IIB
Đơn vị tính: 1,0 ha
Nguồn gốc cây tái sinh của trạng thái rừng IIB Đơn vị tính: 1,0 ha
Chất lƣợng cây tái sinh của trạng thái rừng IIB Đơn vị tính: 1,0 ha
Phân bố cây tái sinh theo cấp H của trạng thái rừng IIA và IIB
Đơn vị tính: 1 ha
Nguồn gốc cây tái sinh của trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng
IIB
Đơn vị tính: 1 ha
Chất lƣợng cây tái sinh của trạng thái rừng IIA và IIB

Đơn vị tính: 1 ha
Đặc trƣng thống kê đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA
Diện tích ô mẫu 2500 m2
Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA theo nhóm D
Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA theo lớp H
Đặc trƣng thống kê đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB
Diện tích ô mẫu 2500 m2
Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB theo nhóm D
Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB theo lớp H
So sánh đa dạng loài cây gỗ giữa hai trạng thái rừng IIA và IIB Diện
tích ô mẫu 2500 m2

52
54
55
56
57
58
58
59
60
61
62
62
63
64
64
66
66
66

67

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU

Trang

Biểu đồ biểu thị tổ thành loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA
Biểu đồ biểu thị tổ thành loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB
Phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA
Phân bố N/D đối với trạng thái rừng tại các OTC 1, 2, 3IIB
Phân bố N/H của trạng thái rừng IIA (a) và IIB (b)
Phân bố số loài cây gỗ theo các lớp H ở trạng thái rừng IIA (a) và
trạng thái rừng IIB (b)
Đồ thị biểu diễn phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao đối
với trạng thái rừng IIA
Đồ thị biểu diễn phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao đối
với trạng thái rừng IIB

42
47
54
55
60
64
66
70


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng kín thƣờng xanh ẩm nhiệt đới (Rkx) ở Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa
(KBTTNVH) Đồng Nai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa to lớn về kinh tế,
quốc phòng, bảo tồn thiên nhiên và văn hóa. Hiện nay kiểu Rkx tại khu vực này có
diện tích 27.497 ha, che phủ khoảng 83,4 % diện tích đất tự nhiên [13]. Kiểu Rkx này
có khoảng 900 loài cây gỗ phân bố trong 77 họ [4, 17, 18, 19].
Kiểu Rkx ở KBTTNVH Đồng Nai bao gồm nhiều trạng thái rừng khác nhau;
trong đó hai trạng thái rừng IIA và IIB theo phân chia trạng thái rừng của Loeschau
(1966)[15] là đối tƣợng cần đƣợc nuôi dƣỡng. Để nuôi dƣỡng tốt những trạng thái
rừng này, khoa học và thực tiễn cần phải có những kiến thức tốt về tổ thành rừng, cấu
trúc và tình trạng tái sinh rừng. Mặt khác, để bảo tồn rừng, khoa học và thực tiễn cũng
cần phải hiểu rõ về đa dạng loài cây gỗ của hai trạng thái rừng này. Thế nhƣng, cho
đến nay khoa học và thực tiễn vẫn chƣa có những hiểu biết đầy đủ về tổ thành loài cây
gỗ, cấu trúc rừng, tình trạng tái sinh và đa dạng loài cây gỗ đối với hai kiểu trạng thái
rừng này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài này đƣợc đặt ra nhằm làm rõ tổ thành
loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, tình trạng tái sinh tự nhiên và đa dạng loài cây gỗ của
trạng thái rừng IIA và IIB thuộc kiểu Rkx ở KBTTNVH Đồng Nai.
2. Ý nghĩa của đề tài
(1) Về lý luận, đề tài cung cấp những thông tin để làm rõ đặc điểm lâm học của
kiểu rừng kín thƣờng xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai.
(2) Về thực tiễn, đề tài cung cấp những thông tin để làm cơ sở cho việc xây
dựng những biện pháp quản lý rừng


2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Trên thế giới


1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.1.1 Quan niệm về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài mối quan hệ qua lại bên
trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trƣờng sống. Nghiên
cứu cấu trúc rừng để tìm hiểu những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần
xã, từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp, là rất cần
thiết. [3]
Quần xã thực vật rừng (QXTVR) là một tập hợp gồm các quần thể thực vật
rừng cùng sống trong một vùng lãnh thổ (hay sinh cảnh) nhất định, đƣợc hình thành
trong quá trình lịch sử lâu dài, chúng có liên hệ với nhau bởi những đặc trƣng chung
về mặt sinh thái học. Các đặc trƣng đó là của chung quần xã, không đại diện cho
từng loài, ở các loài riêng biệt không có. [3]
Nghiên cứu cấu trúc quần xã thực vật rừng hợp lý là cơ sở quan trọng nhất
để phát huy tối ƣu hiệu ích của rừng. Cấu trúc quần xã thực vật rừng bao gồm
cấu trúc tổ thành, cấu trúc nằm ngang, cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc tuổi. Tổ
thành loài và tuổi cây quyết định phân bố thẳng đứng, cấu trúc tổ thành và tuổi
lại do tỷ lệ số loài cây của quần xã thực vật, nguồn gốc cây và thời gian nuôi
dƣỡng quyết định. Cấu trúc rừng tự nhiên lại dựa vào nhân tố tự nhiên, nhƣng
cũng thông qua một loạt các biện pháp tác động của con ngƣời để thực hiện một
số sự khống chế hiệu quả hơn.
1.1.1.2 Các hướng nghiên cứu về cấu trúc rừng
Hiện nay, trên thế giới có 3 khía cạnh chính đƣợc đề cập khi nghiên cứu
về cấu trúc rừng gồm:
- Nghiên cứu cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Trong một thời gian dài, vấn đề duy trì và điều tiết cấu trúc rừng đã đƣợc
bàn luận và có nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là việc đề xuất các tác động


3

xử lý đối với rừng tự nhiên nhiệt đới. Nhiều phƣơng thức lâm sinh ra đời và
đƣợc thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới nhƣ phƣơng thức chặt cải thiện tái
sinh (RIF, 1927), phƣơng thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945), T.S.S
của Nigeria (1944, 1961). [21] (Chƣa thấy có phần Tài liệu tham khảo)
Baur G.N. (1962) [21] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mƣa nói riêng, trong đó
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh
áp dụng cho rừng mƣa tự nhiên. Theo tác giả, các phƣơng thức xử lý đều có hai
mục tiêu rõ rệt: “Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn
thƣờng hỗn loài và không đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành
thục và vô dụng để tạo không gian thích hợp cho các cây còn lại sinh trƣởng.
Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh
nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở trạng thái rừng ngủ để
thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm sóc
nuôi dƣỡng rừng sau đó”. Từ đó, tác giả này đã đƣa ra những tổng kết hết sức
phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản
là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phƣơng thức xử lý cải thiện rừng mƣa.
Catinot (1965) [28] nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc
biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua
việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến…
Odum E.P (1971) [54] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ
sinh thái đƣợc làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan
điểm sinh thái học.
Khi nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục, Evans, J.
(1984) [52] xác định cơ tới 70 – 100 loài cây gỗ trên 1 ha, nhƣng hiếm có loài
nào chiếm hơn 10% tổ thành loài.
- Nghiên cứu mô tả hình thái và định lƣợng cấu trúc rừng



4
Kraft (1884) [10] đã tiến hành phân chia những cây rừng trong một lâm phần
thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trƣởng, kích thƣớc và chất lƣợng của cây
rừng.
Phân cấp của Kraft phản ánh đƣợc tình hình phân hoá cây rừng, tiêu
chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhƣng chỉ phù hợp với rừng
thuần loài đều tuổi.
Richards P. W (1952) [55] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mƣa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của rừng mƣa nhiệt
đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mƣa thƣờng có nhiều
tầng (thƣờng có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng
mƣa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây
leo đủ hình dáng và kích thƣớc, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc
cành cây. “Rừng mƣa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt
cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây”.
Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả có ý
kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng, kiểu
rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards (1952) [55] phân rừng ở
Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 – 12m, 12 – 18m, 18 - 24m,
24 - 30m, 30 - 36m và 36 - 42m, nhƣng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao.
Odum E.P. (1971) [54] nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dƣới
600m ở Puecto - Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng
riêng biệt nào cả.
Nhƣ vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thƣờng đƣa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chƣa phản ánh đƣợc sự phân phức tạp của rừng tự nhiên
nhiệt đới.


5

Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lƣợng cấu
trúc rừng, nhiều tác giả đã sữ dụng các công thức và hàm toán học để mô hình
hoá cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của rừng.
Raunkiaer (1934) [33] đã đƣa ra công thức xác định phổ dạng sống chuẩn
cho hàng nghìn loài cây khác nhau. Theo đó, công thức phổ dạng sống chuẩn
đƣợc xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lƣợng cá thể của từng dạng sống so
với tổng số cá thể trong một khu vực. Để biểu thị tính đa dạng về loài, một số
tác giả đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài nhƣ Simpson
(1949), Margalef (1958), Menhinik (1964),…và để đánh giá mức độ phân tán
hay tập trung của các loài, đặc biệt là lớp thảm tƣơi, Drude đã đƣa ra khái niệm
độ nhiều và cách xác định. Đây là những nghiên cứu mang tính định lƣợng
nhƣng xuất phát từ những cơ sở sinh thái nên đƣợc đề tài lựa chọn và vận dụng.
Các nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các
hàm toán học đƣợc đƣa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu lâm phần.
Rollet B.L. (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đƣờng kính bằng
các hàm hồi quy, phân bố đƣờng kính ngang ngực, đƣờng kính tán bằng các
dạng phân bố xác suất, Belly (1973) sự dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu
trúc đƣờng kính thân cây loài Thông,… Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán
học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với
nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phƣơng pháp nghiên
cứu cấu trúc rừng theo hƣớng này không đƣợc vận dụng trong đề tài.
- Nghiên cứu phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân
loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu hƣớng này là
đặc điểm phân bố, dạng sống ƣu thế, cấu trúc tầng thứ và một đặc điểm hình thái
khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo
hƣớng này có Humbold (1809), Shimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO
(1973)… Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hƣớng này, khi nghiên cứu



6
ngoại mạo của quần xã thực vật đã không tách khỏi hoàn cảnh sinh thái của nó,
từ đó hình thành xu hƣớng phân loại rừng theo ngoại mạo sinh thái.
1.1.1.3 Tồn tại nghiên cứu cấu trúc rừng
Trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói
chung, rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều công trình
nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng. Tuy
nhiên, chƣa thấy công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm cấu trúc rừng tự
nhiên làm nổi bật những đặc điểm khác biệt về cấu trúc của loại rừng này so với
các loại rừng khác. Do đó, sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh vẫn còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc làm sáng tỏ.
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
1.1.2.1. Quan niệm về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng. Biểu hiện đặc trƣng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con
của những loài cây gỗ ở các nơi có hoàn cảnh rừng. Vì vậy, tái sinh rừng, hiểu
theo nghĩa hẹp, là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là
tầng cây gỗ. Sự xuất hiện lớp cây con là nhân tố mới làm phong phú thêm số
lƣợng và thành phần loài trong quần lạc sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật),
đóng góp vào việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng và làm thay đổi cả quá trình
trao đổi vật chất và năng lƣợng diễn ra trong hệ sinh thái. Do đó, tái sinh rừng có
thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng
thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại
liên tục và do đó bảo đảm cho việc sử dụng rừng thƣờng xuyên.
1.1.2.2. Các hướng nghiên cứu về tái sinh rừng
Do sự phát triển công nghiệp thế kỷ XIX, trong ngành lâm nghiệp của thế
giới đã hình thành xu hƣớng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo năng
suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Nhƣng sau thất bại về tái sinh
nhân tạo ở Đức và một số nƣớc nhiệt đới mà Beard (1947) [21] đã gọi là “bệnh



7
sởi trồng rừng” do thiếu sinh tố sinh thái học, nhiều nhà khoa học đã nghĩ tới
việc quay trở lại với tái sinh tự nhiên.
Khi đề cập vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách
lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với ô đo đếm tra tái sinh
có diện tích từ 1 đến 4m2 diện tích ô điều tra nhỏ nên việc đo đếm gặp nhiều
thuận lợi nhƣng số lƣợng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu rừng mới
phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Trong phƣơng thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945) [21], nhiệm
vụ đầu tiên đƣợc ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000 mẫu
Anh (4 m2) để biết xem tái sinh có đủ hay không và sau đó mới tiến hành các tác
động tiếp theo.
Richards P.W (1952) [55] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô
dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong khi
thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) [52] đã đề nghị một phƣơng pháp
“điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thƣớc ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo
giai đoạn phát triển của cây tái sinh.
Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á nhƣ
Bara (1954), Budowski (1956), có nhận định, dƣới tán rừng nhiệt đới nhìn
chung có đủ lƣợng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp
lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh này là cần thiết. Nhờ những nghiên cứu này
nhiều biện pháp tác động vào lớp cây tái sinh đã đƣợc xây dựng và đem lại hiệu
quả đáng kể.
Van Steenis (1956) [57] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống).
Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy cả ở rừng thứ
sinh - một đối tƣợng rừng khá phổ biến ở nhiều nƣớc nhiệt đới.
Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên,
nhân tố ánh sáng (thông độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây



8
bụi, thảm tƣơi đƣợc đề cập thƣờng xuyên. Baur G.N, (1962) [21] cho rằng, trong
rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng đến phát triển của cây con còn đối
với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hƣởng này thƣờng không rõ ràng.
Ngoài ra, các tác giả nhận định, thảm cỏ và cây bụi có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng
và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi
kém phát triển nhƣng chúng vẫn có ảnh hƣởng đến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt
đới, số lƣợng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thƣờng khá lớn.
Nhƣng số lƣợng loài cây có giá trị kinh tế thƣờng không nhiều và đƣợc chú ý hơn,
còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp lại ít đƣợc quan tâm mặc dù chúng có vai trò
sinh thái quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đề cập một
cách đầy đủ tất cả các loài cây xuất hiện trong lớp cây tái sinh để có những đánh
giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Nhƣ trên đã đề cập, mục tiêu thứ hai của các tác động xử lý ở rừng mƣa
nhiệt đới là tạo lập tái sinh bằng mọi cách nhằm thực hiện tái sinh thành công.
Việc áp dụng hàng loạt các biện pháp kỹ thuật nhằm gây dựng và duy trì lớp cây
tái sinh trong tình trạng lành mạnh, đựa lớp cây tái sinh này tới tuổi thành thục
đƣợc coi là nền tảng của một phƣơng thức lâm sinh.
1.1.2.3. Tồn tại nghiên cứu về tái sinh rừng
Tóm lại, các công trình nghiên cứu đƣợc đề cập trên đây phần nào làm
sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nói chung và rừng nhiệt
đới nói riêng. Đó là những cơ sở để lựa chọn cho việc nghiên cứu cấu trúc và tái
sinh rừng trong đề tài này. Việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự
nhiên là việc làm hết sức quan trọng nên đối với từng đối tƣợng cụ thể, cần có
những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp.
1.2.

Ở Việt Nam


1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trong nhiều năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội
dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Tuy nhiên cấu


9
trúc rừng là một vấn đề có nội dung phong phú và đa dạng, nên ở đây, chỉ những
cấu trúc liên quan đến đề tài mới đƣợc đề cập.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) [25], đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của
những thảm thực vật trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng.
Nhân tố cấu trúc đầu tiên đƣợc nghiên cứu là tổ thành thông qua đó một số quy
luật đƣợc phát triển của các hệ sinh thái rừng đƣợc phát hiện và ứng dụng vào
thực tiễn sản xuất.
Những công trình nghiên cứu định lƣợng về cấu trúc rừng, nổi bật là công
trình của tác giả sau: Đồng Sĩ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và hệ thống đƣờng
cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đƣờng kính cho rừng
tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu đồ thân cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải
Tuất (1975) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn
cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc
quần thể rừng....
Thái Văn Trừng (1978) [33], đã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt
đới thành 5 tầng: tầng vƣợt tán (A1), tầng ƣu thế sinh thái (A2), tầng dƣới tán
(A3), tầng cây bụi (B), và tầng cỏ quyết (C). Việc áp dụng phƣơng pháp vẽ
"Biểu đồ phẫu diện" sau khi đã đo chính xác vị trí, chiều cao và đƣờng kính thân
cây, bề rộng và bề dày tán lá của toàn bộ những cây gỗ (tầng A) trên một dải hẹp
điển hình của khu tiêu chuẩn theo Richards và Davis (1934) đã thể hiện khá rõ
sự phân chia theo tầng của thực vật trong hệ sinh thái rừng. Bên cạnh đó, tác giả
còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó
những dạng sống ƣu thế của thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của nền

đất đá của tầng ƣu thế, hinh thái sinh lá và trạng mùa của tán lá. Nhƣ vậy, các
vấn đề cấu trúc rừng đƣợc vận dụng trong phân loại rừng theo quan điểm sinh
thái phát quần thể.
Nguyễn Văn Trƣơng (1983) [34], khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài
đã xem xét sự phân tầng theo hƣớng định lƣợng, phân tầng theo cấp chiều cao


10
một cách cơ giới. Với những kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trƣớc, Vũ
Đình Phƣơng (1987) [27], đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng
thƣờng xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhƣng chỉ trong trƣờng hợp rừng
phân tầng và rõ rệt ( khi đã phát triển ổn định) mới sử dụng phƣơng pháp định
lƣợng để xác định giới hạn của các tầng cây. Đào Công Khanh (1996) [16], đã
tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm của cấu trúc rừng lá rộng thƣờng xanh ở
Hƣơng Sơn, Hà tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp lâm sinh phục vụ khai
thác và nuôi dƣỡng rừng. Nguyễn Anh Dũng (2000) [8], đã tiến hành nghiên cứu
một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái rừng IIA và IIIA1 ở lâm
trƣờng Sông Đà - Hoà Bình. Nguyễn Tiến Duy (2011) “Nghiên cứu đặc điểm
cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại Khu Bảo tồn
Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai”. Đã khái quát đƣợc đặc điểm quần xã thực vật
rừng, đặc điểm cấu trúc tầng cây cao, đặc điểm tái sinh rừng, và xác định các
nhân tố ảnh hƣởng đến tái sinh tự nhiên tại rừng mƣa nhiệt đới thuộc Khu bảo
tồn sinh quyển Đồng Nai (Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai cũ) ở các
trạng thái IIA, IIB, IIIA1. Các nghiên cứu này sẽ đƣợc đề tài nghiên cứu xem xét
và lựa chọn để vận dụng vào các nội dung nghiên cứu.
Nhƣ vậy, quá trình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam đã có những
bƣớc phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp nhằm nâng cao hiểu biết về
rừng, nâng cao hiệu quả nghiên cứu cũng nhƣ trong sản xuất kinh doanh rừng.
Tuy nhiên các nghiên cứu cấu trúc rừng gần đây thƣờng thiên về việc mô hình
hoá các quy luật liên kết cấu thành lâm phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ

thuật tác động vào rừng thƣờng thiếu các yếu tố sinh thái chƣa thực sự đáp ứng
mục tiêu kinh doanh rừng ổn định và lâu dài. Bởi lẽ bản chất của các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh là giải quyết những mâu thuẫn sinh thái phát sinh trong quá
trình sống giữa các cây rừng và giữa chúng với môi trƣờng. Muốn đề xuất đƣợc
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng


11
một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học
và sản lƣợng.
- Nghiên cứu xác định cấu trúc chuẩn/ ổn định cho rừng
Cho đến nay đã có nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng để chỉ mô hình cấu trúc
rừng mong muốn. Có thể liệt kê một số thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ sau:
+ Lâm phần chuẩn (Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1993, 1997).
+ Sản lƣợng ổn định (Bảo Huy, 2002).
+ Cấu trúc rừng lý tƣởng (Nguyễn Hồng Quân, 2004).
+ Cấu trúc chuẩn, cấu trúc hợp lý, cấu trúc rừng ổn định (Phạm Văn
Điển, 2005, 2006, 2007).
+ Cấu trúc rừng ổn định (Bảo Huy, 2005, 2006, 2007; Nguyễn Hồng
Quân, 2006).
+ Rừng ổn định, rừng mong muốn (Cục Lâm nghiệp, 2007).
Cách hiểu về thuật ngữ cấu trúc rừng mong muốn luôn phụ thuộc vào mục
đích, yêu cầu kinh doanh và tình hình thực tiễn.
Bảng 1.1 Cách hiểu về mô hình cấu trúc mong muốn theo mục đích kinh doanh
rừng
(dẫn theo Phạm văn Điển, 2006, 2007)
Mục đích quản lý
Thuật ngữ
Cách hiểu
Rừng đặc dụng - bảo tồn Rừng chuẩn, rừng mẫu, Là rừng tốt nhất trong tự nhiên, có

nguyên vẹn hệ sinh thái rừng lý tƣởng
thể đạt cao đỉnh khí hậu, đã đƣợc
rừng
khắc phục nhƣợc điểm
(1)- Là mô hình rừng có tăng trƣởng
trữ lƣợng cao nhất. Nói cách khác, có
năng suất cao nhất.
(2)- Là mô hình chỉ rõ cấu trúc của
Rừng định hƣớng, rừng
rừng cần đạt đến ở một thời điểm nào
Rừng sản xuất (gỗ)
ổn định, rừng mong
đó trong quá trình phát triển/diễn thế đi
muốn
lên rừng mà việc tác động vào rừng cần
phải căn cứ vào cấu trúc này để dẫn dắt
rừng phát triển liên tục, không bị suy
giảm về số lƣợng và chất lƣợng rừng
Rừng phòng hộ

Rừng định hƣớng, rừng Là mô hình chỉ rõ cấu trúc rừng cần đạt
ổn định, rừng mong đến để đáp ứng đƣợc các yêu cầu phòng
muốn
hộ - hoặc phòng hộ - kinh tế


12
Điểm chung là việc thiết lập các mô hình cấu trúc rừng mong muốn đều
nhằm hƣớng tới quản lý rừng bền vững. Việc xác định rõ các tiêu chuẩn của
rừng cần đạt đƣợc hay mong muốn hƣớng tới là vấn đề đƣợc các nhà khoa học

trên thế giới sớm quan tâm với học thuyết rừng tiêu chuẩn đã đƣợc đƣa ra từ
trƣớc thế kỷ XIX. Theo lý luận rừng tiêu chuẩn, khi cấu trúc vốn rừng bảo đảm
sản xuất liên tục trong những điều kiện kinh tế có lợi nhất thì vốn sản xuất đƣợc
gọi là vốn chuẩn. Những đặc trƣng về cấu trúc, độ lớn...của vốn chuẩn này là
những đặc trƣng chuẩn. Dựa vào đó, các mô hình rừng chuẩn, rừng mẫu đã
đƣợc các nhà khoa học trên thế giới thiết lập để đáp ứng mục tiêu quản lý bền
vững tài nguyên rừng. Đến nay đã có trên 30 kiểu mô hình rừng bền vững đang
phát triển tại 15 quốc gia, chiếm diện tích hơn 25,6 triệu ha. Tiếp cận mô hình
rừng bền vững đã không chỉ chứng tỏ sự thành công rộng lớn cả về mặt địa lý và
văn hóa mà còn cho thấy tầm ảnh hƣởng và hiệu quả mang tính toàn cầu.
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Khi bàn về vấn đề tái sinh rừng trong khai thác rừng, Phùng Ngọc Lan
(1964) [18], đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim Xanh dƣới tán rừng ở lâm trƣờng
Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố gây ảnh
hƣởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm.
Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1968, Viện điều tra - Quy hoạch
rừng đã điều tra tình hình tái sinh rừng tự nhiên theo các "loại hình thực vật ƣu
thế" rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và
Lạng Sơn (1969). Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh rừng ở vùng sông Hiếu
(1962-1964) bằng phƣơng pháp đo đếm điển hình. Từ kết quả điều tra tái sinh
rừng, dựa vào mật độ tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [14], đã phân chia khả năng
rừng thành 5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu, và rất xấu với mật độ taí sinh
tƣơng ứng trên 12.000 c/ha, 8.000 - 12.000 c/ha, 4.000 - 8.000 c/ha, 2.000 4.000 c/ha và dƣới 2000 c/ha. Nhìn chung nghiên cứu này chỉ mới chú trọng đến
số lƣợng mà chƣa đề cập đến chất lƣợng cây tái sinh. Cũng từ kết quả điều tra


13
trên, Vũ Đình Huề (1975) [15], đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh rừng tự
nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh rừng của rừng
nhiệt đới. Dƣới tán rừng nguyên sinh, tổ thành tầng cây tái sinh tƣơng tự nhƣ

tầng cây gỗ, dƣới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loại cây gỗ mềm kém giá trị và
hiện tƣợng tái sinh theo đám đƣợc thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây
không đồng đều trên mặt đất rừng. Những nhận xét sẽ đƣợc đề tài vận dụng
trong việc đánh giá mật độ tái sinh rừng và so sánh tổ thành tầng cây tái sinh với
tổ thành cây cao tại các QXTV nghiên cứu có thể nhận biết chiều hƣớng phát
triển của rừng trong tƣơng lai.
Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978)
[33], đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát
triển của cây tái sinh. Theo tác giả, ánh sáng là nhân tố khống chế và điều khiển
quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh và thứ sinh.
Hiện tƣợng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh đã đƣợc
Phạm Đình Tam (1987) [30] làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lƣợng cây tái sinh
xuất hiện khá nhiều ở các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống ngày càng lớn, cây tái
sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất phƣơng
thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tƣợng rừng khu vực này. Đây là
một trong những đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới. Trong một số
công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trƣởng trữ lƣợng và tái sinh tự nhiên
rừng thƣờng xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (Sông Hiếu, Yên Bái và
Lạng Sơn), Nguyễn Duy Chuyên (1988) [5], đã khái quát đặc điểm phân bố của
nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý thuyết. Từ đó
làm cơ sở định hƣớng cho các giải pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất nguyên
liệu. Trần Cẩm Tú (1988) [29], đã tiến hành nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên
sau khai thác chọn ở Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh và rút ra kết luận: áp dụng phƣơng
thức xúc tiến tái sinh tự nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục
tiêu sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật tác


14
động phải có tác dụng thúc đẩy cây tái sinh mục đích sinh trƣởng và phát triển
tốt, khai thác rừng phải đồng nghĩa với tái sinh rừng, phải chủ động điều tiết

tầng tán của cây rừng, đảm bảo cây tái sinh phân bố đều trên toàn bộ diện tích,
trƣớc khi khai thác, cần thực hiện các biện pháp mở tán rừng, chặt cây gieo
giống, phát dọn cây leo cây bụi và sau khi khai thác phải tiến hành dọn vệ sinh
rừng.
Trần Ngũ Phƣơng (2000) [26], khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng
tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng
tự nhiên nhƣ sau: "Trƣờng hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng, khi tầng trên già
cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trƣờng hợp nếu có một tầng
thì trong khi nó già cỗi thì một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó
sau khi tiêu vong, hoặc cũng có thể là một thảm thực vật trung gian xuất hiện
thay thế, nhƣng về sau, dƣới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một
lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tƣơng lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung
gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ đƣợc phục hồi". Tuy nhiên sau một thời gian
nghiên cứu tìm hiểu quy luật phát triển của các loại hình tự nhiên, xây dựng
bảng cân đối giữa một bên là mặt thoái hoá và một bên là mặt phục hồi tự nhiên,
tác giả này và các cộng tác viên đã kết luận: "Mặt phục hồi tự nhiên không bao
giờ phân bố được với mặt thoái hoá về số lượng cũng như chất lượng, nên muốn
đảm bảo cho đất nước một độ che phủ thích hợp, chúng ta không thể trông cậy
vào quy luật tái sinh tự nhiên mà chỉ có thể đi theo con đường tái sinh nhân tạo,
và phương thức chặt tỉa kết hợp với tái sinh tự nhiên hiện nay phải bị lên án".
Hoàng Kim Ngũ (1990 - 1998) đã nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và
khả năng gây trồng các loài cây nhƣ Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc
rạc... trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn [24], Tác giả này đã xác
định đƣợc một số đặc điểm sinh thái về đề xuất kỹ thuật gây trồng các loại cây
này ở địa phƣơng trên. Từ năm 1999 tác giả đã tiến hành gây trồng các loại cây
này trên đất đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và các


15
tỉnh vùng phía Tây Bắc.Tuy nhiên do còn đang trong thời gian thử nghiệm nên

đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành công trên các mô hình
phục hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc.
Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật
rừng trên núi đá vôi tại một số địa phƣơng thuộc tỉnh Hòa Bình, Bùi Thế Đồi
(2002) [42] đã chỉ ra đƣợc một số đặc điểm về cấu trúc và tái sinh quần xã thực
vật rừng tại các trạng thái rừng khác nhau và đƣa ra phƣơng pháp kỹ thuật lâm
sinh nhằm phục hồi và phát triển rừng tại những địa phƣơng đƣợc nghiên cứu.
Tuy nhiên, nghiên cứu còn có nhiều hạn chế do chƣa thực sự điều tra tỷ mỷ về
những trạng thái rừng nơi này, đề tài mới chỉ nghiên cứu ảnh hƣởng của các
nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên nên chƣa phản ánh hết đƣợc sự phụ thuộc
của lớp cây tái sinh vào điều kiện bên ngoài, chƣa nghiên cứu tổng hợp của các
nhân tố sinh thái tới tái sinh tự nhiên.
Tóm lại, trong thời gian qua, nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh
rừng đã trở thành những vấn đề trọng tâm của các nghiên cứu về rừng. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên
và đề xuất các biện pháp kỹ thuật hợp lý cho những đối tƣợng rừng tự nhiên còn
ít đƣợc nghiên cứu đầy đủ và toàn diện.
1.3.

Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng biểu thị sự tổ chức và sắp xếp của các thành phần thực vật theo

không gian và thời gian (Nguyễn Văn Thêm, 2002 [23]). Cấu trúc rừng nhiệt đới có
thể đƣợc mô tả bằng những trắc đồ dọc và ngang (Richards, 1965[18]; Baur
(1979)[1]). Sau này nhiều nhà lâm học Việt Nam cũng đã ứng dụng phƣơng pháp này
để mô tả cấu trúc rừng nhiệt đới ở Việt Nam (Lâm Xuân Sanh, 1985 [21]; Thái Văn
Trừng, 1999 [26]; Nguyễn Ngọc Lung, 1989 [16]; Nguyễn Văn Thêm, 2002 [22]).
Phƣơng pháp trắc đồ rừng có nhƣợc điểm là không định lƣợng đƣợc những đặc trƣng
cấu trúc rừng. Để khắc phục nhƣợc điểm này, nhiều nhà lâm học đã ứng dụng toán học
để mô tả cấu trúc rừng. Meyer đã mô tả phân bố đƣờng kính thân cây (N/D) của rừng

tự nhiên bằng hàm số mũ có dạng y = k*exp(-αx); trong đó y là tần số, x là đƣờng


16
kính, k và α là tham số, e là cơ số neper (Nguyễn Hải Tuất, 1982 [27]; Nguyễn Văn
Trƣơng, 1983 [28]). Rollet (1971) đã mô tả phân bố N/D bằng hàm Weibull (dẫn theo
Nguyễn Văn Trƣơng, 1983 [28]). Đổng Sĩ Hiền (1974) (Dẫn theo Nguyễn Hải Tuất,
1982 [27]) đã sử dụng hàm phân bố Meyer và hệ đƣờng cong Poisson và Pearson để
nắn phân bố N/D đối với rừng tự nhiên. Nguyễn Văn Trƣơng (1983)[28] đã mô tả cấu
trúc rừng hỗn loài nhiệt đởi ở Việt Nam bằng những hàm phân bố xác suất khác nhau.
Nguyễn Hải Tuất (1982)[27] đã sử dụng phân bố khoảng cách để mô tả cấu trúc N/D
của rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác.

1.3.1. Phân tích tổ thành quần xã thực vật
Theo Thái Văn Trừng (1999)[26], để hiểu biết về rừng, trƣớc hết nhà lâm học
cần phải rõ tổ thành cây gỗ. Curtis và McIntosh (1951) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm,
2010 [24]) đã xác định tổ thành loài cây gỗ theo giá trị trung bình của ba tham số: độ
thƣờng gặp tƣơng đối (F%), mật độ tƣơng đối (N%) và tiết diện ngang thân cây tƣơng
đối (G%). Phƣơng pháp của Curtis và McIntosh có một số nhƣợc điểm: (a) chỉ số
IVI% thay đổi tùy theo kích thƣớc và số lƣợng ô mẫu; (b) F% chỉ có ý nghĩa khi phân
bố của loài cây gỗ tuân theo luật ngẫu nhiên. Ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1999)[26]
đã xác định tổ thành rừng theo giá trị trung bình của ba tham số N%, G% và thể tích
thân cây tƣơng đối (V%). Dựa theo ba tham số này, ông đã đƣợc phân chia những
quần xã thực vật (QXTV) thành những quần hợp, ƣu hợp và phức hợp. Quần hợp thực
vật là QXTV có tỷ lệ cá thể (hoặc thể tích) của 1-2 loài cây gỗ ƣu thế chiếm trên 90%
số lƣợng cá thể (hoặc thể tích) của các loài cây trong thảm thực vật. Ƣu hợp thực vật là
QXTV có tỷ lệ cá thể của dƣới 10 loài cây ƣu thế chiếm 40 - 50% tổng số lƣợng cá thể
của các loài. Phức hợp thực vật là QXTV có độ ƣu thế của các loài cây phân hóa
không rõ.
Tổ thành cây bụi đƣợc xác định dựa theo thành phần loài và độ phong phú của

loài. Độ phong phú của loài đƣợc đánh giá dựa theo chiều cao và độ che phủ của tán lá
trên mặt đất. Độ phong phú của thảm cỏ đƣợc đánh giá theo phần trăm độ che phủ của
thảm cỏ trên mặt đất. Theo Druze (Nguyễn văn Thêm, 2002, 2010 [23, 24]), độ che
phủ của thảm cỏ đƣợc phân chia thành 7 cấp (Un = 0,2%, Sol < 1%, Sp 1 – 4%, Cop1
= 5 – 20%, Cop2 = 21 – 50%, Cop3 = 51 – 75% và Soc = 76 – 100%).


×