Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái tái sinh tự nhiên của quần thể trai (fagraea fragrans roxb) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu vực bình châu phước bửu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 84 trang )

1

MỞ ĐẦU
Rừng tự nhiên ở nước ta đã và đang bị cạn kiệt mà một trong những nguyên
nhân là do sử dụng các phương thức khai thác - tái sinh không phù hợp với những
nguyên lý lâm sinh.
Hiện nay một nhiệm vụ cấp thiết đang được đặt ra đối với ngành Lâm nghiệp
là khôi phục lại vốn rừng, nâng cao năng suất và chất lượng rừng so với tiềm năng
vốn có của chúng. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, đòi hỏi phải có những hiểu
biết đầy đủ về bản chất các quy luật sống của rừng, trước hết là các quá trình tái
sinh, sự hình thành và động thái biến đổi của rừng tương ứng với những điều kiện
môi trường tự nhiên khác nhau. Vì lý do đó, việc đi sâu nghiên cứu và làm rõ quy
luật phát sinh, sinh trưởng và phát triển của cây con; phân tích những ảnh hưởng
của các điều kiện môi trường và cấu trúc quần thụ đến động thái tái sinh dưới tán
rừng của cây Trai là một việc làm cần thiết và cấp bách.
Trước đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về đặc tính sinh
thái của một số loài cây trong đó có họ Sao - Dầu ở Đông Nam Bộ (Bộ Lâm nghiệp,
1991; V Văn Chi, 1987; Nguy n Lương Duyên, 1985; V Tiến Hinh và ctv, 1992;
Phan Liêu và ctv, 1988; Lâm Xuân Sanh, 1986; Thái Văn Trừng, 1985; 1998)([4];
[5]; [8]; [11]; [13]; [17]; [27]; [26]), đối với cây Trai trước đây và hiện nay các công
trình nghiên cứu về đặc tính tái sinh còn ít, do đó phạm vi và đối tượng nghiên cứu
còn hạn chế, việc kế thừa những tài liệu đã có và tiếp tục đi sâu nghiên cứu đặc tính
sinh thái tái sinh tự nhiên thông qua những ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến
cây Trai là việc làm cần thiết. Vì lý do đó, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh thái tái sinh tự nhiên của quần thể Trai (Fagraea fragrans Roxb) trong kiểu
rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu vực Bình Châu Phước Bửu” đã được đặt ra.


2

Chƣơng 1


TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu tái sinh, ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái của
một số loài cây trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu tái sinh
Các nghiên cứu đã cho thấy những khu rừng đưa vào khai thác chính luôn có
đủ lượng cây con với chất lượng tốt, để tạo ra quần thụ mới thay thế quần thụ đưa
vào khai thác (Phạm Hoàng Ban, 2000; V Văn Chi, 1987; V Xuân Đề, 1989; Lâm
Xuân Sanh, 1986; Thái Văn Trừng, 1985; Hoàng Văn Thân, 1998)[1 ; [5 ; [7 ; [17 ;
[27]; [19]. Do đó, nghiên cứu các biện pháp giữ lại lớp cây con dưới tán rừng để tạo
rừng sau khai thác là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn. Bởi vậy, vấn đề tái sinh
rừng tự nhiên trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của lâm sinh học hiện
đại.
Khi nghiên cứu hiệu quả tái sinh rừng (Mibbreuad, 1930; Aubreville, 1938;
Richards, 1933; 1939; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955; 1956;
Schultz, 1960; Baur, 1976; 1979; Rollet, 1969) đã cho rằng hiệu quả tái sinh rừng
được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố (dẫn theo Nguy n Văn Thêm, 1992)[20 . Tuy nhiên, trong nghiên cứu
họ chỉ tập trung nghiên cứu các loài cây có ý nghĩa về mặt thực ti n ở trong tổ thành
cây tái sinh. Đối với rừng mưa nhiệt đới, do quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt
đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Cho nên phần lớn đến nay, những
tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường mới chỉ tập trung vào
một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi.
Về đặc điểm tái sinh Van steenis (1956)[39 cho rằng hai đặc điểm tái sinh
phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu
bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. C ng ở chủ đề này, hiệu quả các cách
thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng
được trao đổi nhiều hơn. Kết quả đó đã được đưa vào ứng dụng trong phương thức


3


lâm sinh để tác động vào rừng tự nhiên. Điển hình như công trình của Bernard
(1954 và 1959) (dẫn theo Nguy n Duy Chuyên, 1996)[6 ; cụ thể đối với phương
thức rừng đều tuổi ở Mã Lai, Băc Borneo được đề cập bởi Nicholson (1958); Donis
và Maudoux (1951; 1954); công thức đồng nhất hoá tầng trên ở Zaia theo Taylor
(1954), Jones (1960) (dẫn theo Grieg, 1964)[35 ; phương thức chặt dần tái sinh
dưới tán ở Nijêria và Gana c ng được Barnarji (1959) nghiên cứu (dẫn theo Nguy n
Duy Chuyên,1996)[6 với phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann.
Đánh giá ứng dụng trên thông qua các bước và hiệu quả của từng phương thức đối
với tái sinh đã được đề cập bởi Baur (1964)[2 tổng kết trong tác phẩm: “Cơ sở sinh
thái học của kinh doanh rừng mưa”.
Richards (1965)[16 , Kimmins (1998)[36 đã tổng kết các kết quả nghiên
cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đi đến nhận xét: trong các ô có kích thước
nhỏ (1 x 1m, 1 x 1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân
bố Poisson. Ở Châu Phi Tayloer (1954); Barnard (1955) trên cơ sở các số liệu thu
thập đã xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải
bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Song ở Châu Á, tác giả Budowski (1956); Bava
(1954); Atinot (1965) nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới lại nhận định:
dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên
đề xuất các biện pháp lâm sinh cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn
dưới tán rừng (dẫn theo Nguy n Duy Chuyên, 1996)[6 .
Ở Châu Phi Obrevin (1938), nhận thấy cây con của các loài cây ưu thế trong
rừng mưa là rất hiếm. Lý luận “bức khảm tái sinh” được Obrevin đúc kết sau khi đã
khái quát hoá các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới, song phần lý giải các hiện
tượng đó còn hạn chế. Do lý luận đó ít sức thuyết phục, chưa giúp ích cho thực ti n
sản xuất. Ở rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, Davit và Richards (1933); Bơt (1946);
Sun (1960); Rollet (1969) nhận định khác hẳn với nhận định của Obrevin (dẫn theo
Hoàng Kim Ng và Phùng Ngọc Lan, 1997)[14 . Đó là hiện tượng tái sinh tại chỗ
và liên tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi
trong một thời gian dài. Có được kết quả đó, khi nghiên cứu về tái sinh tự nhiên,



4

nhiều tác giả áp dụng phương pháp điều tra bằng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ
thống của Longman and Jơnik (1974)[38 có diện tích ô đo đếm thông thường từ 1
đến 4 m2. Với diện tích ô nhỏ, nên thuận lợi trong điều tra, song đòi hỏi số lượng ô
phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng. Sau này Bernard
(1950), đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô
đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái
rừng khác nhau nhằm mục đích giảm bớt sai số (dẫn theo Nguy n Duy Chuyên,
1996)[6 . Theo lý thuyết tái sinh tuần hoàn thành bức khảm khá hấp dẫn của
Aubréville A. thì thành phần ưu hợp trong rừng mưa hỗn hợp nhiều loài đều không
cố định trong không gian và thời gian, không có loài nào đạt được ưu thế cân bằng
sinh thái với hoàn cảnh một cách vĩnh vi n và ổn định. Nhưng Aubréville vẫn
không giải thích được do tác nhân nào, cơ chế nào mà dẫn đến sự phát sinh xã hợp
này hay xã hợp khác, do đó c ng như Chevalier đã phủ định sự tồn tại của những
quần hợp hay những ưu hợp trong rừng mưa nhiệt đới và trước đây chính tác giả
của công trình này c ng nhất trí với quan điểm đó. Van Steenis (1956)[39 , đã nhận
xét là trong rừng mưa nhiệt đới, còn có một cách tái sinh nữa c ng rất phổ biến đó
là cách tái sinh từng vệt. Tác giả gọi những loài cây tiên phong tái sinh theo vệt là
loài tạm thời hay tạm cư, còn những loài cây mọc sau là loài định cư hay định vị.
Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy.
Ramakrishnan (1981, 1992), đã nghiên cứu từ 1 - 20 năm ở vùng Tây Bắc Ấn Độ
thấy rằng chỉ số đa dạng loài rất thấp. Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu
của quá trình di n thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá. Long Chun và ctv (1993),
đã nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishuangbanna tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc nhận xét: tại Baka khi nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có
17 họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134 chi, 167 loài (Phạm
Hồng Ban, 2000)[1 . Sau khi bỏ hoá số lượng loài thực vật tăng dần từ ban đầu đến

rừng thành thục. Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộc vào tỷ lệ các
loài nguyên thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá trình tái sinh, thời
gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh tác của khu vực đó


5

được kết luận bởi tác giả Saldarriaga (1991), khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên tại
rừng nhiệt đới sau nương rẫy ở Colombia và Venezuela (dẫn theo Phạm Hồng Ban,
2000)[1].
Vấn đề di n thế sau nương rẫy Lambertetal (1989); Warner (1991); Rouw
(1991) đã nhận xét: đầu tiên đám nương rẫy được các loài cỏ xâm chiếm, nhưng sau
một năm loài cây gỗ tiên phong được gieo giống từ vùng lân cận hỗ trợ cho việc
hình thành quần thụ các loài cây gỗ, tạo ra tiểu hoàn cảnh thích hợp cho việc sinh
trưởng của cây con. Những loài cây gỗ tiên phong chết đi sau 5 - 10 năm và được
thay thế dần bằng các loài cây rừng mọc chậm, ước tính cần phải mất hàng trăm
năm thì nương rẫy c mới chuyển thành loại hình rừng gần với dạng nguyên sinh
ban đầu (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1998)[26 .
Sự phát triển của nền công nghiệp ở thế kỷ XIX, trong ngành lâm nghiệp của
thế giới đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo năng
suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Beard (1947) đã gọi là "bệnh sởi
trồng rừng" sau những thất bại về tái sinh nhân tạo ở Đức và một số nước nhiệt đới
mà nguyên nhân là do thiếu sinh tố sinh thái học, nhiều nhà khoa học đã nghĩ tới
việc quay trở lại với tái sinh tự nhiên (dẫn theo Trần Cẩm Tú, 1999)[25 .
Richards (1952)[15 đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng bản
và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong khi thống kê tái
sinh tự nhiên phương pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có
thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên,
nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ,

cây bụi, thảm tươi, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát
triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hưởng
này thường không r ràng theo Baur (1979)[3 . Ngoài ra, các tác giả nhận định,
thảm cỏ và cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Mặc
dù ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có
ảnh hưởng đến cây tái sinh. Số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật độ


6

tái sinh thường khá lớn đối với rừng nhiệt đới. Nhưng số lượng loài cây có giá trị
kinh tế thường không nhiều và được chú ý, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp
lại ít được quan tâm mặc dù chúng có vai trò sinh thái quan trọng. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đề cập một cách đầy đủ tất cả các loài cây xuất
hiện trong lớp cây tái sinh để từ đó có những đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm cây Trai
Cây

Trai

(Trai

Nam

bộ)

(Tembusu)

Fagraea


fragrans

Roxb.

(F.cochinchinensis (Lour.) A. Chev.); thuộc họ Mã Tiền (Loganiaceae).
Cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao trung bình 20m,
thân thẳng, gốc có bạnh nhỏ, tán thưa, đều. Cành nhánh
mảnh màu nâu vàng, có nhiều mấu.
Vỏ màu xám vàng hay nâu, nứt dọc, thịt vỏ dày
có xơ, lá đơn, nguyên, hình bầu dục, đỉnh có m i ngắn,
gốc thót lại, mép răn reo, gấp lại, phiến lá dày, dai, dài 4
– 15cm, rộng 1,5 – 5cm nhẵn, gân bên 10 – 16 đôi.
Cuống lá dài 1 – 25cm.
Cụm hoa hình ngù, phân nhánh, mỗi nhánh có 20
– 30 hoa ở nách lá hay đầu cành.

Hình 1.1. Cây Trai

Hoa nhỏ màu trắng, thơm. Cánh đài 5, đính lại thành ống, trên chia 5 thùy,
cánh tràng 5, hợp ở gốc, nhị 5, mảnh. Bầu nhẵn có vòi dài.
Quả hạch, gần hình cầu, màu đỏ nhạt, đường kính khoảng 1cm. đỉnh có m i
nhọn. Hạt có góc
cạnh.
Cây Trai
mọc trong rừng kín
ẩm thường xanh
hay rừng nửa rụng
Hình 1.2. Hình thái lá


Hình 1.3. Vật hậu


7

lá, ưa đất cát, thoáng, nhưng chịu được ngập nước nên thường phân bố dọc theo bờ
nước vùng núi.
Cây ưa sáng, sinh trưởng trung bình.
Gỗ có phẩm chất tốt, màu vàng, rất cứng, nặng, tỷ trọng d = 0,85, thớ gỗ
mịn, bền ngay cả trong nước, dùng để đóng các đồ mộc cao cấp, đóng tàu thuyền…
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái như: nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng),
độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi của rừng nhiệt đới là những
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng. Cho đến nay đã có nhiều
công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này (V Tiến Hinh, 1991; Hoàng Kim
Ng và Phùng Ngọc Lan, 1997; Thái Văn Trừng, 1998; Lamprecht H., 1989)[10 ;
[14 ; [26 ; [37 . Căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây trong suốt quá trình
sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu
bóng và nhóm cây chịu bóng. Lamprecht (1989)[37 đã nhận xét rằng: kết cấu của
quần thụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng.
Yurkevich (1960) và Timofeev (1964), đã chứng minh độ dày tối ưu cho sự
phát triển bình thường của đa số các loài cây gỗ là 0,6  0,7 (Dẫn theo Nguy n Văn
Thêm, 1992)[20 . Quan điểm cho rằng độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực
tiếp đến mật độ và sức sống của cây con được đề cập bởi Orlov, 1951; Alekseev,
1954 và Makximov, 1971 (dẫn theo Nguy n Văn Thêm, 1992)[20 . Sự thiếu hụt
ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát
triển của cây mầm, ảnh hưởng này thường không r ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh. ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây
bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Mật độ và sức
sống của cây con chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi độ khép tán của quần thụ (Baur,

1964)[2].
Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần thụ,
Karpov, 1969 đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng
khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ qua lại


8

giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của
quần thể thực vật (dẫn theo Nguy n Văn Thêm, 2002)[20 .
Xannikov, 1967; Vipper, 1973 cho rằng: tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh
sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng
xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Ảnh hưởng không đáng kể đến các cây
gỗ tái sinh trong các quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó
thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng kém. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua
khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là
nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (dẫn theo Nguy n Văn Thêm,
2002)[20].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng và dinh dưỡng đến khả năng tái sinh,
theo Richards, 1965 nhận định: sau thời kỳ thứ nhất, chắc chắn vào năm đầu hay
năm sau, cây mạ từ hạt giống mọc lên thường bị chết hàng loạt do thiếu chất dinh
dưỡng và do thiếu ánh sáng, những cây con và cây nhỡ được sống sót lại phải trải
qua một thời kỳ ức chế kéo dài đến mấy năm, thậm chí hàng chục năm do sự cạnh
tranh dành lấy ánh sáng và sau đó, khi có điều kiện thuận lợi mới vươn lên, với một
tốc độ sinh trưởng rất nhanh, để chiếm lấy vị trí trong tầng mà chúng sẽ là thành
viên chính thức (Richards, 1965)[16 .
1.2. Lịch sử nghiên cứu tái sinh, ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái
đến một số loài cây ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, trước đây đã có một số công trình khảo sát về hệ thực vật rừng
ở miền Đông Nam Bộ (Maurand, 1952; Rollet, 1952; Vidal, 1958; Schmid, 1962)

(dẫn theo Phạm Ngọc Toàn, 1988)[24 . Sau này, một số tác giả đã tiếp tục đi sâu
nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là các công trình của V Văn Chi, 1987; Nguy n
Lương Duyên, 1985; Nguy n Văn Thêm, 1992; Thái Văn Trừng, 1998 ([5 ; [8 ;
[20 ; [26 ). Nghiên cứu quy luật phát sinh, tái sinh tự nhiên và di n thế thứ sinh,
Thái Văn Trừng (1998)[26 , đã nhận định: trong thiên nhiên nhiệt đới không có
quần hợp và chỉ có những loài ưu thế. Sau này đã có nhận định lại và lấy những
kiểu thảm thực vật làm đơn vị cơ bản của thảm thực vật. Tác giả c ng cho rằng tồn


9

tại những dạng quần hợp thực vật; những ưu hợp thực vật; những phức hợp. Song
nhận định này chưa làm r các nguyên nhân khống chế sự hình thành những quần
hợp, ưu hợp, phức hợp tự nhiên nữa hay không? Giải quyết khúc mắc đó, Lê Viết
Lộc đã dùng một số chỉ tiêu khác, ngoài số lượng cá thể cây để tính sinh khối trên
diện tích điều tra như chiều cao, tiết diện ngang vv... để tính độ ưu thế của các loài
và đã giải quyết được vấn đề trên khi tác giả thực hiện công trình nghiên cứu “Bước
đầu điều tra thảm thực vật trong khu rừng nguyên sinh Cúc Phương” (dẫn theo
Nguy n Duy Chuyên, 1996)[6 .
Công trình nghiên cứu về tái sinh. Khi tìm hiểu về cây dầu con rái Ashton,
cho rằng Dipterocarpus alatus mọc cụm ở ven sông, chỉ tái sinh sau những trận lụt
lớn (dẫn theo Phạm Ngọc Toàn, 1988)[24 . Trong khi nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, kiểu cách tái sinh phổ biến của cây gỗ rừng mưa là tái sinh theo vệt hay theo
lỗ trống (Richard, 1965; Phạm Ngọc Toàn, 1988)[16 ; [24 . Tái sinh rừng trong
quan hệ với cấu trúc rừng c ng đã được làm sáng tỏ trong những nghiên cứu của
Nguy n Văn Trương (1984)[28 . Theo V Tiến Hinh (1991), để xác định tính chất
tái sinh liên tục hay định kỳ của các loài cây gỗ có thể dùng phương pháp đếm tuổi
các thế hệ cây gỗ [10 .
Ở nước ta, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ
thống về tái sinh rừng, đặc biệt là tái sinh tự nhiên. Một số kết quả nghiên cứu về tái

sinh thường chỉ được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật hoặc
trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí.
Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng, Phùng Ngọc Lan
(1986)[12 đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường Hữu
L ng, Lạng Sơn. Nhân tố gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm ngay từ giai
đoạn nảy mầm là bọ xít.
Từ năm 1962 đến năm 1969, Viện Điều tra - Quy hoạch rừng đã điều tra tình
hình tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ưu thế" rừng thứ sinh ở Yên Bái
năm 1965, Hà Tĩnh năm 1966, Quảng Bình năm 1969 và Lạng Sơn năm 1969.
Đáng chú ý nhất là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu từ 1962 đến


10

1964 bằng phương pháp đo đếm điển hình. V Đình Huề (1975)[9 đã căn cứ vào
kết quả điều tra tái sinh, mật độ cây tái sinh, phân chia khả năng tái sinh rừng thành
5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật độ tái sinh tương ứng là trên
12.000 c/ha, 8.000 - 12.000 c/ha, 4.000 - 8.000 c/ha; 2.000 - 4.000 c/ha và dưới
2.000 c/ha. Kết quả nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập
đến chất lượng cây tái sinh. V Đình Huề (1975)[9 đã tổng kết và rút ra nhận xét
dựa trên các kết quả nghiên cứu trên như sau: tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt
Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh,
tổ thành loài cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ; dưới tán rừng thứ sinh tồn tại
nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện r
nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng.
Thái Văn Trừng (1998)[26 , khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam
đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển của
cây tái sinh. Theo tác giả, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá
trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh.
Nguy n Văn Trương (1984)[28 đã đề cập mối quan hệ giữa cấu trúc quần xã

thực vật rừng với tái sinh tự nhiên trong rừng hỗn loài. Điều này sẽ được đề tài vận
dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên,
thông qua yếu tố độ tàn che của tán rừng.
Khi nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng, trữ lượng và tái sinh tự nhiên rừng
thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (Sông Hiếu, Yên Bái và Lạng Sơn),
Nguy n Duy Chuyên (1996)[6 đã khái quát được đặc điểm phân bố của nhiều loài
cây có giá trị kinh doanh và biểu di n bằng các hàm lý thuyết. Từ đó làm cơ sở định
hướng các giải pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất nguyên liệu. Khi tiến hành
nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Trần Cẩm
Tú (1999)[25 đã rút ra kết luận, áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh tự nhiên có
thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục tiêu sử dụng tài nguyên rừng bền
vững. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật tác động phải có tác dụng thúc đẩy cây tái
sinh mục đích sinh trưởng và phát triển tốt, khai thác rừng phải đồng nghĩa với tái


11

sinh rừng, phải chú trọng điều tiết tầng tán của rừng; đảm bảo cây tái sinh phân bố
đều trên toàn bộ diện tích rừng; trước khi khai thác, cần thực hiện các biện pháp mở
tán rừng, chặt cây gieo giống, phát dọn dây leo cây bụi và sau khai thác phải tiến
hành dọn vệ sinh rừng.
Khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam.
Trần Ng Phương (2000) đã nhấn mạnh quá trình di n thế thứ sinh của rừng tự
nhiên như sau: "Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn
lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng thì
trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó
tiêu vong, hoặc c ng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng
về sau, dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh
lại rừng c trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ
rừng c sẽ được phục hồi". Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu quy

luật phát triển của các loại hình rừng tự nhiên, từ đó tác giả và các cộng tác viên xây
dựng bảng cân đối giữa một bên là mặt thoái hoá và một bên là mặt phục hồi tự
nhiên, đã kết luận: "mặt phục hồi tự nhiên không bao giờ cân đối được với mặt thoái
hoá về số lượng c ng như chất lượng, nên muốn đảm bảo cho đất một độ che phủ
thích hợp, chúng ta không thể trông cậy vào quy luật tái sinh tự nhiên mà chỉ có thể
đi theo con đường tái sinh nhân tạo, và phương thức chặt tỉa thưa kết hợp với tái
sinh tự nhiên hiện nay phải bị lên án" (dẫn theo Nguy n Văn Thêm, 2002)[21 .
Từ thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải
trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trên
quy mô hạn chế. Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng đối
tượng rừng cụ thể là hết sức cần thiết và làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp
kỹ thuật chính xác.
1.3. Thảo luận
Ngoài những nội dung nghiên cứu trên đây, một số tác giả khác c ng mới chỉ
hướng vào đánh giá thực trạng tài nguyên rừng, nghiên cứu khu hệ thực vật rừng và
tài nguyên đất với mục đích quy hoạch và phục vụ định hướng phát triển kinh tế.


12

Nhìn chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn.
Những số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và ít được chú ý hơn,
còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối với
tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi. Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề
cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ việc đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới.
Qua những kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng chỉ
ra cho chúng ta thấy được các phương pháp nghiên cứu của một số tác giả c ng như
những quy luật tái sinh ở một số nơi. Song các phương pháp được các tác giả sử
dụng hầu hết là căn cứ vào sinh trưởng, kết cấu rừng,…để khái quát hoá lên quy
luật phát sinh, phát triển của cây tái sinh. Trong khi việc áp dụng các phương pháp

hoàn toàn định lượng dựa vào xác suất để xác định đặc tính sinh thái của loài cây
Trai chưa có nghiên cứu cụ thể nào, đặc biệt tại địa điểm Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu – Phước Bửu, Tỉnh Bà Rịa V ng Tàu.
Xét về nội dung, việc chỉ r ra các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới độ phong
phú của cây tái sinh Trai đều là những thông tin trực tiếp liên quan tới khả năng
xuất hiện và tồn tại c ng như đặc tính của chúng trong điều kiện tự nhiên là việc
làm rất có ý nghĩa, song chưa có nhiều các tác giả nghiên cứu. Một số nghiên cứu
c ng đã làm r ảnh hưởng của độ tàn che và thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh
trưởng của một số loài cây trong giai đoạn gieo ươm hoặc nghiên cứu về vùng phân
bố tự nhiên và điều kiện sinh thái phát sinh quần thể như (khí hậu, địa hình - đất),
về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng hay độ tàn che đến tái sinh của một số loài
cây. Tuy nhiên, cho đến nay việc hiểu r ảnh hưởng độ tàn che, độ ẩm và pH của
tầng đất mặt và trạng thái rừng đến độ phong phú của loài cây Trai, đặc biệt là tại
Khu bảo tồn thiên Bình Châu – Phước Bửu còn rất hạn hế. Vì vậy, khi nghiên cứu
đề tài này, tác giả tập trung vào làm r xác suất bắt gặp (độ bắt gặp) loài cây Trai
tùy thuộc vào độ tàn che tán rừng, độ ẩm và pH của đất và trạng thái rừng. Kết quả
của đề tài là căn cứ khoa học để làm sáng tỏ đặc tính sinh thái, kỹ thuật tái sinh và
nuôi dưỡng loài cây Trai trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt
đới ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, Tỉnh Bà Rịa V ng Tàu.


13

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu, phạm vi và ý nghĩa nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu
2.1.1.1. Mục tiêu chung
Xác định phản ứng của Trai trong giai đoạn tái sinh tự nhiên đối với sự thay

đổi môi trường sống dưới tán rừng.
2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài xác định hai mục tiêu cụ thể sau đây:
(a) Xác định độ phong phú của Trai trong giai đoạn tái sinh tự nhiên tùy
thuộc vào độ tàn che tán rừng, độ ẩm và độ pH của tầng đất mặt.
(b) So sánh độ phong phú của cây tái sinh Trai trong hai kiểu trạng thái rừng
bán ngập và rừng phục hồi.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quần thể Trai trong giai đoạn tái sinh tự
nhiên dưới tán hai trạng thái rừng bán ngập (R1) và rừng phục hồi (R2) thuộc kiểu
rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới. Địa điểm nghiên cứu là Khu bảo
tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu – tỉnh BRVT. Nội dung nghiên cứu chỉ bao
gồm ảnh hưởng của trạng thái rừng, độ tàn che tán rừng, độ ẩm và độ pH của tầng
đất mặt đến độ bắt gặp cây tái sinh tự nhiên của loài Trai. Từ kết quả nghiên cứu, đề
xuất sơ bộ một số biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên Trai dưới tán rừng.
2.1.3. Ý nghĩa của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu
để làm r đặc tính sinh thái của cây Trai trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa
rụng lá ẩm nhiệt đới ở BRVT.


14

(2) Về thực ti n, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho
việc áp dụng những biện pháp tái sinh (tự nhiên và nhân tạo) và nuôi dưỡng cây
Trai.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quần thể cây tái sinh tự nhiên của loài Trai. Chúng
sống và phát triển dưới tán hai trạng thái rừng bán ngập và rừng phục hồi thuộc kiểu

rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới.
Địa điểm nghiên cứu được chọn là Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước
Bửu - Tỉnh Bà Rịa V ng Tàu. Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2011 đến tháng
10/2011.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
(1) Đặc điểm chung của hai trạng thái rừng bán ngập và rừng phục hồi.
(2) Ảnh hưởng của môi trường đến độ phong phú của quần thể Trai
a. Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng
b. Ảnh hưởng của độ ẩm tầng đất mặt
c. Ảnh hưởng của độ pH tầng đất mặt
d. Ảnh hưởng tổng hợp của độ tàn che tán rừng, độ ẩm và pH tầng đất mặt.
(3) Ảnh hưởng của trạng thái rừng đến độ phong phú của quần thể Trai.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở khoa học của phương pháp luận là dựa trên những quan niệm sau đây:
(1) Rừng là một hệ sinh thái; trong đó quần thụ = f (khí hậu, địa hình - đất,
sinh vật, con người). Vì thế, sự hình thành và phát triển của những thành phần quần
thụ phải được xem xét trên quan điểm hệ sinh thái.
(2) Sự phát sinh và phát triển của những loài cây tái sinh dưới tán rừng luôn
bị kiểm soát bởi tập hợp nhiều yếu tố; trong đó một số yếu tố giữ vai trò chủ đạo,
còn những yếu tố khác chỉ có vai trò thứ yếu. Trong số những yếu tố môi trường có
ảnh hưởng lớn đến tái sinh rừng mà con người có thể d dàng đo đếm được, thì độ
tàn che tán rừng và đặc tính lý - hóa của đất (độ ẩm và pH của tầng đất mặt) là


15

những yếu tố có ý nghĩa nhiều mặt cả về khoa học, cả về năng lực tài chính, thời
gian,…cho nên nó được lựa chọn và coi là yếu tố chính. Vì thế, độ phong phú của

những lớp cây tái sinh tự nhiên dưới tán rừng cần được xem xét trong quan hệ với
độ tàn che tán rừng, độ ẩm và pH của tầng đất mặt. Đó c ng là lý do, đề tài lựa chọn
3 yếu tố độ ẩm đất, độ pH đất và độ tàn che tán rừng để nghiên cứu.
(3) Độ phong phú của những loài cây gỗ c ng thay đổi tùy theo trạng thái
của quần xã hay trạng thái rừng. Ở những quần xã bị rối, độ phong phú của các loài
cây gỗ có thể bị thay đổi mạnh. Nguyên nhân là do những rối loạn trong quần xã đã
làm thay đổi điều kiện sống và số lượng cá thể của các loài. Ngoài ra, do trạng thái
rừng khác nhau, nên mối quan hệ của các loài cây gỗ với các yếu tố môi trường
c ng thay đổi. Vì thế, khi xem xét mối quan hệ giữa độ phong phú của loài với các
yếu tố môi trường thay đổi, tác giả c ng hướng vào xem xét độ bắt gặp những loài
cây Trai tùy thuộc vào trạng thái của quần xã hay trạng thái rừng. Như vậy, bằng
cách xem xét mối quan hệ giữa độ phong phú của loài trong những quần xã khác
nhau với các yếu tố môi trường thay đổi, có thể xác định được ảnh hưởng của từng
nhân tố sinh thái trong các trạng thái rừng đến độ bắt gặp cây Trai.
(4) Quan hệ giữa độ phong phú của những loài cây gỗ với các yếu tố môi
trường còn thay đổi tùy theo tuổi. Vì thế, xác định tối ưu sinh thái và tính chống
chịu của các loài đối với các yếu tố môi trường ở những giai đoạn tuổi khác nhau là
cần thiết.
(5) Khi xem xét mối quan hệ giữa độ phong phú của loài với các yếu tố môi
trường, thì “Độ phong phú” của loài được sử dụng theo nghĩa hẹp, nghĩa là nó chỉ
biểu thị độ bắt gặp loài cây (bắt gặp = 1, không bắt gặp = 0) trên những ô mẫu có
kích thước nhất định. Theo cách thu thập số liệu về độ phong phú của loài như thế,
nên cách xử lý số liệu thích hợp nhất để phân tích mối quan hệ của loài với môi
trường là hồi quy logit. Kết quả tính toán hồi quy logit chỉ ra xác suất bắt gặp loài
tùy theo mức độ biến đổi của biến môi trường. Theo đó, khi môi trường sống thích
hợp thì xác suất bắt gặp loài sẽ có trị số cao. Ngược lại, khi môi trường sống không
thích hợp thì xác suất bắt gặp loài sẽ có trị số thấp.


16


2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Thu thập dữ liệu về đặc trưng của các trạng thái rừng
(a) Trước hết, thông qua điều tra và bản đồ hiện trạng rừng của khu bảo tồn
Bình Châu - Phước Bửu (Bản đồ 01), xác định hai trạng thái rừng bán ngập và rừng
phục hồi theo chỉ dẫn của Loschau, 1961. Việc phân chia những trạng thái rừng là
tạo thuận lợi cho việc xác định chính xác đối tượng nghiên cứu.
(b) Kế đến, xác định những đặc trưng lâm học của hai trạng thái rừng. Đặc
trưng lâm học của hai trạng thái rừng được thống kê điển hình trên những ô tiêu
chuẩn 2.000 m2. Số lượng mẫu phân bố vào mỗi trạng thái rừng là 3 ô tiêu chuẩn;
tổng số 6 ô tiêu chuẩn. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thực hiện đo đếm những chỉ tiêu sau
đây:
- Thành phần loài cây gỗ lớn có D1.3 > 8 cm và sắp xếp theo chi và họ.
- Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (D1,3, cm). Chỉ tiêu này được đo hai
chiều vuông góc và lấy giá trị trung bình, độ chính xác là 0,5 cm.
- Chiều cao thân cây, bao gồm chiều cao toàn thân - kí hiệu HVN (m) và chiều
cao dưới cành lớn nhất còn sống (HDC, m). Tất cả được đo bằng thước đo cao
Blumme-Leise với độ chính xác 0,5 m.
- Mô tả tình trạng tái sinh rừng thông qua 5 ô dạng bản đặt ở 4 góc và trung
tâm ô tiêu chuẩn 2.000m2. Ô dạng bản có kích thước 2*2 m (4 m2). Cây tái sinh
được thống kê theo loài và cấp chiều cao, bắt đầu từ H =10 cm đến H ≤ 4 m.
2.4.2.2. Thu thập độ bắt gặp loài trong quan hệ với các yếu tố môi trường
Trình tự đo đạc như sau:
(a) Trước hết, bố trí 05 tuyến cắt ngang qua hai trạng thái rừng bán ngập và
rừng phục hồi. Mỗi tuyến có bề rộng 20 m, chiều dài tùy thuộc vào trạng thái rừng.
(b) Kế đến, trên mỗi tuyến của một trạng thái rừng, cứ sau 100 m lại bố trí 1
ô mẫu với kích thước 20*20 m hay 400 m2. Dự kiến mỗi trạng thái rừng cần đo đạc
30 - 50 ô mẫu 400 m2. Trong mỗi ô mẫu, những dấu hiệu đo đạc chỉ bao gồm độ bắt
gặp cây tái sinh của loài Trai, độ tàn che tán rừng, độ ẩm và pH(H O) của tầng đất
2

mặt. Độ bắt gặp Trai được ghi nhận bằng hai biến định danh – đó là bắt gặp (mã hóa


17

= 1) và không bắt gặp (mã hóa = 0). Để thấy r phản ứng của Trai ở những tuổi
khác nhau đối với sự thay đổi độ tàn che tán rừng, độ ẩm và pH(H O) của tầng đất
2
mặt, những cây tái sinh của loài Trai được phân chia thành ba nhóm tuổi. Nhóm 1 là
những cây tái sinh có H ≤ 50cm (Tr3). Nhóm 2 là những cây tái sinh có H = 50 100cm (Tr2). Nhóm 3 là những cây tái sinh có H > 100 cm cho đến những cây có
D1.3 < 8cm (Tr1). Độ ẩm (%) và pH(H O) của tầng đất mặt được xác định ở trung tâm
2
ô mẫu 400m2 bằng máy đo nhanh (máy Soil pH & Moisture Tester, Model DM 15), còn độ tàn che tán rừng được xác định bằng mục trắc. Với đặc điểm các yếu tố
độ pH đất và độ ẩm đất có thể thay đổi theo thời gian, trong khi số dung lượng điểm
lấy mẫu lớn (100 điểm), vậy để đảm bảo cho giá trị của độ ẩm đất và độ pH thống
nhất, ít bị biến động theo thời gian, nên khi tiến hành thu thập số liệu, tác giả thực
hiện đồng bộ về thời gian và cách thức đo đếm. Cụ thể tiến hành như sau: Trước
tiên, xác định và đánh dấu các điểm đo từ 1 đến 120 trên bản đồ và thực địa, việc
xác định được thống nhất cho tất cả đoàn điều tra. Kế đến, tập huấn về sử dụng máy
và cách đo đếm hai trị số. Tiếp theo, chia đoàn điều tra thành 3 nhóm, tiếp cận 120
điểm lấy mẫu để đo đếm hai yếu tố độ ẩm đất và độ pH đất trong quỹ thời gian 3
giờ (từ 8 giờ đến 11 giờ) cùng một ngày. Hai yếu tố độ ẩm đất và độ tàn che đã
được xác định từ 8 giờ đến 11 giờ, ngày 09 tháng 10 năm 2011.
2.4.2.3. Thu thập những số liệu khác
Những số liệu khác cần thu thập bao gồm số liệu về khí hậu - thủy văn, đất
và những hoạt động lâm sinh. Cách thức thu thập được thực hiện theo những chỉ
dẫn chung trong lâm học. Tất cả số liệu thu thập trên ô tiêu chuẩn được ghi vào
bảng ngoại nghiệp.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Trình tự xử lý số liệu như sau:

2.4.3.1. Tính toán những đặc trưng lâm học của các trạng thái rừng
+ Đối với thành phần cây lớn
Trước hết, tập hợp những số liệu điều tra trên những ô tiêu chuẩn 2000m2
theo hai trạng thái rừng bán ngập và rừng phục hồi.


18

Kế đến, tính những đặc trưng thống kê mô tả (trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất,
sai tiêu chuẩn, phạm vi biến động, hệ số biến động…) cho những nhân tố điều tra
như mật độ, tiết diện ngang thân cây, trữ lượng gỗ, tổ thành hay độ ưu thế của
loài… Độ ưu thế (%) của loài được tính trung bình từ ba tham số - đó là mật độ, tiết
diện ngang và trữ lượng thân cây. Tiết diện ngang và trữ lượng gỗ thân cây được
xác định bằng biểu thể tích lập sẵn trong sổ tay điều tra rừng. Sau đó quy đổi ra đơn
vị 1ha rừng.
+ Đối với thành phần cây tái sinh
Trước hết, tập hợp những ô dạng bản theo từng trạng thái rừng. Kế đến,
trong mỗi trạng thái rừng tính những chỉ tiêu sau đây:
+ Mật độ cây tái sinh. Chỉ tiêu này được tính bằng cách nhân số cây tái sinh
trên 1 ô dạng bản (mỗi ô 4 m2) với hệ số 250 (= 10.000 m2/4 m2).
+ Phân chia cây tái sinh theo nhóm loài. Cây tái sinh được phân loại theo hai
nhóm loài – đó là nhóm cây mục đích và những loài khác. Nhóm loài cây mục đích
được quy ước là những loài cho gỗ lớn như cây họ Dầu (Sao đen, Vên vên, Dầu
rái...), Bằng lăng, Bình linh, Trường, Gụ bông lau...Mục đích là xem xét khả năng
tái sinh của các loài cây dưới tán rừng; đánh giá vai trò của Trai trong kết cấu rừng
hiện tại và tương lai.
Sau đó, từ số liệu tính toán thuyết minh và phân tích những vấn đề sau đây:
+ Thành phần loài cây gỗ lớn và vai trò của các loài trong sự hình thành quần
xã, đặc biệt là Trai. Phân tích loài cây phân bố theo họ; những loài cây gỗ lớn, gỗ
quý; những loài cây khác...Vai trò của loài được đánh giá thông qua độ ưu thế trung

bình của nó.
+ Kết cấu tiết diện ngang và trữ lượng gỗ của các trạng thái.
+ Số loài cây tái sinh dưới tán rừng.
+ Mật độ tái sinh, chất lượng và phân bố cây theo cấp chiều cao.
+ Đánh giá chung về kết quả tái sinh rừng…
2.4.3.2. Tính toán độ bắt gặp loài trong quan hệ với trạng thái rừng


19

Trạng thái rừng được chia thành 2 kiểu rừng bán ngập và rừng phục hồi. Vấn
đề đặt ra ở đây là tần số xuất hiện cây tái sinh của loài Trai có phụ thuộc căn bản
vào trạng thái rừng hay không? Để làm r vấn đề này, cách giải quyết là lập bảng
chéo R*C; ở đây R = hàng, C = cột (Mẫu bảng 1). Khi biến phản hồi (độ bắt gặp
loài) được mã hóa là 1 (bắt gặp loài) và 0 (không bắt gặp loài), thì phản hồi kỳ vọng
Ey là tần số kỳ vọng hay là xác suất xuất hiện loài cây trong 2 trạng thái rừng. Tần
số kỳ vọng nhận được bằng cách chia tần số ô mẫu bắt gặp loài Trai cho tổng số ô
mẫu của trạng thái rừng đó. Như vậy, tần số tương đối chính là một ước lượng xác
suất bắt gặp loài Trai.
Mẫu bảng 1. Số lượng ô mẫu bắt gặp và không bắt gặp loài Trai
tùy thuộc vào trạng thái rừng
Loài cây
Bắt gặp
Không bắt gặp
Tổng
Tần số (Ey)

Rừng bán ngập

Rừng phục hồi


Tổng

Nếu xác suất xuất hiện loài Trai giống nhau ở cả 2 trạng thái rừng, thì sự
xuất hiện của Trai không phụ thuộc vào trạng thái rừng. Giả thuyết không này (H0)
được kiểm định bằng thống kê 2. Quy tắc quyết định: Nếu 2 > 2() hoặc P < 
(0,05 hoặc 0,01), thì phân bố của loài cây có liên hệ với trạng thái rừng. Ngược lại,
nếu 2 < 2() hoặc P >  (0,05 hoặc 0,01), thì phân bố của loài cây không có liên
hệ với trạng thái rừng. Những cách thức tính toán như trên được thực hiện theo 3
nhóm tuổi khác nhau – đó là nhóm cây: Tr1; Tr2 và Tr3.
2.4.3.3. Tính toán độ bắt gặp loài trong quan hệ với các biến môi trường
a) Tính độ bắt gặp loài Trai trong quan hệ với từng biến môi trường:
Phần dưới đây tính toán xác suất bắt gặp loài Trai theo ba nhóm tuổi khác
nhau đó là: Tr1; Tr2 và Tr3.
Trình tự tính toán như sau:
- Trước hết, tập hợp độ bắt gặp Trai và các biến môi trường (X1 = độ ẩm; X2
= pH đất; X3 = độ tàn che tán rừng) ở cả 2 trạng thái rừng.


20

- Tiếp đến, tính quan hệ giữa độ bắt gặp loài Trai với mỗi biến môi trường. Ở
đây xác suất bắt gặp loài (PX) tương ứng với một biến môi trường nhất định (Xi)
được thăm dò bằng hai dạng mô hình hồi quy logit sau đây:
+ Mô hình sigmoid
Ey = P =

exp(b0 + b1Xi)
1 + exp (b0 + b1Xi)


(2.1)

+ Mô hình logit Gauss
exp(b0 + b1Xi + b2Xi2 )
Ey = P =
1 + exp (b0 + b1Xi + b2Xi2)

(2.2)

Các tham số của mô hình 1 và 2 được ước lượng theo nguyên lý hợp lý tối
đa. Để biết đường cong logit Gauss có phù hợp hơn đường cong sigmoid hay
không, thực hiện kiểm định giả thuyết (H0: b2 = 0) bằng thống kê t. Khi mô hình
logit Gauss tồn tại và b2 < 0 một cách có ý nghĩa, thì từ mô hình 2 tính những ước
lượng sau đây:
- Tối ưu sinh thái: U =

b1
2b2

- Tính chống chịu sinh thái: T =

(2.3)
1
-2b2

(2.4)

- Biên độ sinh thái: U ± 4T

(2.5)


exp(b0 + b1U + b2U2 )
- Xác suất lớn nhất bắt gặp loài: Pmax =
1 + exp (b0 + b1U + b2U2)

(2.6)

- Sau đó từ mô hình phù hợp nhất lập bảng và đồ thị mô tả xác suất bắt gặp
loài tương ứng với một biến môi trường nhất định.
b) Xác định ảnh hưởng tổng hợp của các biến môi trường đến xác suất bắt
gặp loài Trai trong mỗi trạng thái rừng
Ở đây xác suất bắt gặp loài Trai (PX) tùy theo tập hợp biến môi trường X1; X2
và X3 được thăm dò theo những dạng mô hình hồi quy logit sau đây:
+ Dạng mặt phẳng với hai biến dự đoán
loge[P/(1-P)] = b0 + b1X2 + b2X2
hay P =

exp(b0 + b1X1 + b2X2 )
1 + exp (b0 + b1X1 + b2X2)

(2.7)


21

+ Dạng mặt phẳng với ba biến dự đoán
loge[P/(1-P)] = b0 + b1X2 + b2X2 + b3X3
hay P =

(2.8)


exp(b0 + b1X2 + b2X2 + b3X3)
1 + exp (b0 + b1X2 + b2X2 + b3X3)

+ Dạng mặt logit Gauss 2 biến số:
loge[P/(1-P)] = b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22
hay P =

(2.9)

exp(b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22)
[1 + exp (b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22)]

+ Dạng mặt logit Gauss 3 biến số:
loge[P/(1-P)] = b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22 + b5X3 + b6X32
hay P =

(2.10)

exp(b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22 + b5X3 + b6X32)
[1 + exp (b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22 + b5X3 + b6X32)]

Ở các mô hình (7 - 10), biến độ ẩm; pH đất; độ tàn che. Các tham số của mô
hình được ước lượng theo nguyên lý hợp lý tối đa.
Để thấy mặt phản hồi ở mô hình 9 và 10 có giảm đều theo hướng x1 hay
không, thực hiện kiểm định giả thuyết về sự tồn tại của b2 bằng thống kê t (H0: b2 
0; H0-: b2 < 0). Tương tự, sử dụng thống kê t để kiểm định sự tồn tại của b4 (H0: b4 
0; H0: b4 < 0) và b6 (H0: b6  0; H0: b6 < 0) nhằm xác định mặt phản hồi có giảm đều
theo hướng x2 và x3 hay không.
Khi các mô hình 9 và 10 tồn tại, thì những thông tin về tối ưu (U) và tính

chống chịu sinh thái (T) của loài đối với biến X1, X2 và X3 được tính toán bằng việc
thêm tương ứng các tham số b1 và b2, b3 và b4 của mô hình 9 và b5 và b6 của mô
hình 10 vào các phương trình từ 3 đến 6. Kết quả tính toán những thông tin về tối
ưu (U) và tính chống chịu sinh thái (T) ở đây có thể so sánh với kết quả tính toán từ
mô hình 2.
c) Xác định sự tương tác giữa các biến giải thích
Hai biến giải thích cho thấy ảnh hưởng tương tác với nhau nếu ảnh hưởng
của biến này phụ thuộc vào giá trị của biến khác. Việc kiểm định ảnh hưởng tương
tác của hai biến X1 và X2 có thể thực hiện bằng cách mở rộng phương trình (9) với


22

biến thứ ba là tích số X1*X2. Mô hình Gauss của hàm 9 với một tích số có dạng
logit như sau:
loge[P/(1-P)] = b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22 + b5X1x2

(2.11)

exp(b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22 + b5X1X2)
hay P =
[1 + exp (b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2 + b4X22 + b5X1X2)]
Nếu b2 + b4 < 0 và 4b2b4 – b52 > 0, thì phương trình 11 là một mặt phẳng với
đường viền ellipsoid. Khi bề mặt là phẳng, thì tối ưu (U1, U2) c ng có thể được tính
từ các hệ số của hàm 11 như sau:
U1 = (b5b3 – 2b1b4)/d

(2.12)

U2 = (b5b1 – 2b3b2)/d


(2.13)

d = 4b2b4 – b52

(2.14)

Tối ưu đối với x1 tương ứng với x2 nhất định là -(b1 + b5X2)/(2b2). Nếu b5  0
thì tối ưu đối với X1 phụ thuộc vào X2, và hai biến tương tác với nhau. Để thấy r
sự tương tác giữa X1 với X2, thực hiện kiểm định giả thuyết (H0: b5 = 0) bằng thống
kê t.
2.4.3.4. So sánh xác suất bắt gặp loài ở 2 trạng thái rừng trong quan hệ với
các biến môi trường
Việc so sánh ảnh hưởng của từng biến môi trường ở hai trạng thái rừng (R1
và R1) đến độ phong phú của loài Trai được thực hiện bằng cách phát triển mô hình
hồi quy logit có dạng:
loge(P/(1-P)) = b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2

(2.15)

exp(b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2)
hay P =
[1 + exp (b0 + b1X1 + b2X12 + b3X2)]
Trong đó X1 là độ ẩm đất hoặc pH đất hoặc độ tàn che tán rừng, còn X2 là
biến giả biểu thị ảnh hưởng của trạng thái rừng. Các quan sát ở trạng thái rừng R1
được mã hóa tương ứng X1 = 0. Các quan sát ở trạng thái rừng R2 được mã hóa
tương ứng X2 = 1. Cách mã hóa như thế cho phép so sánh từng cặp biến phản hồi ở
trạng thái rừng R1 với biến phản hồi ở trạng thái rừng và R2.



23

Khi biến đổi mô hình (15), có thể thu được hai mô hình mô tả xác suất bắt
gặp loài Trai tùy thuộc vào mỗi biến môi trường trong 2 trạng thái rừng. Hai mô
hình có dạng:
+ Đối với trạng thái rừng R1
loge(P/(1-P)) = b0 + b1X1 + b2X12
hay P =

(2.16)

exp(b0 + b1X1 + b2X12)
[1 + exp (b0 + b1X1 + b2X12)]

+ Đối với trạng thái rừng R2
loge(P/(1-P)) = (b0 + b3) + b1X1 + b2X12

(2.17)

Hai đường cong này sẽ có hai xác suất cực đại khác nhau, nhưng tối ưu sinh
thái và tính chống chịu là giống nhau. Hệ số b3 chỉ sự khác biệt giữa logit lớn nhất
của đường cong đối với trang thái rừng R1 so với trạng thái rừng R2. Sự khác biệt
giữa các cực đại của hai đường cong này được kiểm định bằng cách so sánh các sai
tiêu chuẩn của sai lệch giữa hàm 16 với hàm 17. Nếu trạng thái rừng không có ảnh
hưởng đến độ bắt gặp loài Trai, thì sự khác biệt là 2 với 1 độ tự do. Từ các hàm 16
và 17, c ng có thể tính được tối ưu sinh thái và tính chống chịu sinh thái của loài
Trai với từng biến môi trường. Kết quả tính toán những thông tin về tối ưu (U) và
tính chống chịu sinh thái (T) ở đây c ng có thể so sánh với kết quả tính toán từ các
mô hình 2.
Từ những kết quả tính toán, thực hiện tổng hợp thành bảng và đồ thị để

thuyết minh và phân tích kết quả.
3.4.3.5. Những công cụ xử lý số liệu
Tất cả những cách thức tính toán ở mục 3.3.3 được thực hiện theo chỉ dẫn
của V Tiến Hinh (1991; 1992)[10, 11 ; Thái Văn Trừng (1998)[26 ; Nguy n Hải
Tuất (1982; 1990; 2005)[29; 30; 31]; Nguy n Văn Thêm (2004; 2008)[22; 23 và
các tài liệu tham khảo của Nguy n Duy Chuyên (1996)[6 ; Trương Quang Tâm và
ctv (2003)[18 ; Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng (1983; 1998)[33; 34 ;… Công cụ
tính toán là phần mềm thống kê Excel, SPSS 10.0 và Statgraphics Centurion.


24

Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nghiên
3.1.1. Vị trí địa lý
3.1.1.1.Vị trí địa lý, ranh giới, địa hình
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nằm trong địa phận hành
chính các xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu,
thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - V ng Tàu (Bản đồ 01).
Tọa độ địa lý:
* Từ 10o27'57" đến 10o37'46" vĩ độ Bắc.
* Từ 107o24'31" đến 107o36'07" kinh độ Đông.
- Phía Bắc khu bảo tồn giáp Lâm trường Xuyên Mộc.
- Phía Nam là Biển Đông từ ấp Hồ Tràm đến Bến Lội xã Bình Châu.
- Phía Đông giáp huyện Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp sông Hoả và Lộ 328.
Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 11.392,0 ha. Khu bảo tồn được
chia làm hai phần r rệt do đường quốc lộ 55, bao gồm 11 tiểu khu rừng.

Nhìn chung toàn bộ Khu bảo tồn có dạng địa hình đồi thấp trên nền phù sa cổ
và trầm tích biển là dạng chiếm diện tích chủ yếu, mang những nét đặc trưng của
địa hình miền Đông Nam Bộ là đồi thấp bề mặt lượn sóng, địa hình tương đối bằng
phẳng, thoai thoải từ 4 phía đổ vào trung tâm, tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau
như sau:
- Vùng bằng phẳng: Chiếm diện tích 9.902,0 ha, trải rộng từ phía bắc đến
phía nam, độ cao từ 20 – 50 m so với mặt biển, độ dốc bình quân từ 3 – 5o.
- Vùng đồi: Bao gồm một số ngọn đồi có độ cao tuyệt đối từ 60 đến 160m
như: Hồng Nhung (118m) nằm ở phía bắc thuộc phân trường I. Lâm trường Xuyên
Mộc, cụm Hồ Linh (cao từ 100 - 162m) nằm ở ven biển thuộc tiểu khu 51. Khu vực


25

Mộ Ông, Gái Ma... ở phía tây nam thuộc tiểu khu 49. Tổng diện tích của vùng có
địa hình đồi là 350 ha.
- Vùng hồ lòng chảo: Có diện tích khoảng 200 ha gồm các hồ tr ng ven sông
suối thường ngập nước mùa mưa và các hồ có nước quanh năm như: Hồ Linh, Hồ
Tràm, Hồ Cốc, Hồ Nhám, Hồ Tròn và Hồ Núi Le.
- Vùng cồn cát ven biển: Diện tích 940 ha, chạy dọc trên 12 km bờ biển, ở
khu bảo tồn thiên nhiên từ ấp Thuận Biên xã Phước Thuận đến bến lội xã Bình
Châu. Dạng địa hình này bao gồm các cồn cát di động đã ổn định có thảm thực vật
che phủ và cồn cát di động chưa có thảm thực vật che phủ có độ cao từ 30 - 60 m so
mặt nước biển (KBTTN Bình Châu, 2001)[32 .
3.1.1.2. Địa chất và thổ nhưỡng
Đất đai ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được hình thành
trên 3 loại đá mẹ chính là (KBTTN Bình Châu, 2001)[32 :
* Đá mắc ma chứa Granit - Diosit hạt lớn và đá Granit - Dioxit (trung tính).
Đây là sản phẩm của sự hoạt động xâm nhập mắc ma;
* Đá Bazan trẻ sản phẩm của hoạt động núi lửa;

* Trầm tích và phù sa cổ.
Các loại đá mẹ dưới ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sinh vật và các hoạt
động của biển tạo nên các loại đất chính sau:
* Đất Feralit vàng nhạt: Phát triển trên đá Mắc ma - Granit và trầm tích thuộc
nhóm đất hình thành tại chỗ chiếm diện tích rất lớn, có màu xám trắng đến vàng
nhạt, thành phần cơ giới nhẹ (Cát chiếm từ 40 – 60%) tầng đất sâu, tầng mùn mỏng,
hàm lượng NPK thấp do bị rửa trôi mạnh;
* Đất Feralit màu đỏ: Phát triển trên đá Bazan có màu nâu vàng đến nâu đỏ,
tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ (Sét tới 60%) hàm lượng NPK cao;
* Đất màu xám và vàng nâu phát triển trên phù sa cổ;
* Đất phèn: Đất phèn tiềm tàng nông chiếm diện tích khá lớn được hình
thành trên bưng ngập nước vào mùa mưa. Đất có màu xám trắng đến xám đen, độ
pH từ 4 – 4,5. Thành phần cơ giới nhẹ (Cát từ 50 – 60%);


×