Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Ngoại ngữ trong thời kì hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 31 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm thực hiện đề tài xin gửi đến quý Thầy Cô
Khoa Giáo Dục Pháp Luật – Kỹ Năng Sống – Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ
Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành đã dạy
bảo bằng tất cả tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, em được
tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên chuyên ngành
Điện - Điện Tử cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành Khoa Học Kĩ
Thuật khác đó là môn học “Kĩ năng mềm”.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Thanh Phong đã tận tâm hướng dẫn
chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi trò chuyện, thảo luận.
Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì bài tiểu luận này của em
rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Bài tiểu luận được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu đi vào
thực tế, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh
khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong
lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong
Khoa Giáo Dục Pháp Luật – Kỹ Năng Sống và Thầy Nguyễn Thanh Phong thật dồi
dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền
đạt kiến thức cho thế hệ mai sau


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Chữ ký GVHD
(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khi mà xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con
người cũng như sự hợp tác trong công việc không chỉ bó hẹp trong đất nước Việt
Nam mà còn mở rộng ra môi trường quốc tế. Có thể thấy, số lượng bạn bè quốc tế
của thế hệ trẻ Việt Nam trên các trang mạng xã hội tăng lên, một phần là do ngày
càng có nhiều học sinh Việt đi du học. Nhờ có sự đầu tư từ các tập đoàn và công ty

lớn của nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển hơn. Vậy, nếu
không có trình độ ngoại ngữ thì bạn sẽ giao tiếp với bạn bè quốc tế như thế nào, du
học sinh Việt Nam sẽ sống và học tập ra sao tại một nước không sử dụng tiếng
Việt? Các công ty Việt Nam sẽ truyền đạt ý tưởng, quan điểm của mình với các đối
tác nước ngoài bằng cách nào? Và còn nhiều dẫn chứng khác nữa để nói lên vai trò
to lớn của ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Ngoại ngữ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày từ việc giao
tiếp đến những cơ hội trong học tập, làm việc, mở rộng các mối quan hệ để hợp tác
kinh doanh… Con người cần có vốn ngoại ngữ để giao tiếp được nhiều hơn với
những người bạn đến từ các quốc gia khác. Du học sinh cần phải biết ngoại ngữ để
có thể hòa nhập và học tập tốt khi đi du học. Các công ty Việt Nam cần mở rộng sự
hợp tác, đầu tư. Và việc học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng là
một trong những công cụ hữu hiệu giúp chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế
cũng như phát triển đất nước.
2. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài vào
Việt Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, đặc biệt là
sinh viên các ngành kỹ thuật. Vì thế, nhu cầu giao tiếp tiếng Anh tại nơi làm việc
tăng lên một cách đáng kể. Một phương pháp học ngoại ngữ phù hợp nhằm giúp

4


cho sinh viên giao tiếp hiệu quả phục vụ cho công việc tương lai của họ là vấn đề
cấp bách mà mỗi sinh viên đều quan tâm.
3. Mục đích
Nghiên cứu và trình bày về tình hình học ngoại ngữ của sinh viên và những khó
khăn, thách thức của thời kỳ hội nhập quốc tế từ đó đưa ra những giải pháp khắc
phục tình trạng trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính trong bài tiểu luận bao gồm những vấn đề như tầm
quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập và thực trạng ngoại ngữ của sinh
viên hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu được giới hạn ở trong nước. Tuy nhiên, đề tài
cũng cần có những giới thiệu sơ lược về những vấn đề mang tính toàn cầu để làm
phong phú thêm như những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới và các tổ
chức kinh tế thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng những phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh, nghiên cứu và xử lý
thông tin, phân tích hệ thống, phân tích xu thế hiện trạng và quan sát kết hợp với
một sô hình ảnh minh họa.

5


CHƯƠNG 1
NGOẠI NGỮ VÀ THỜI KỲ HỘI NHẬP
1.1 Khái niệm ngoại ngữ
1.1.1 Ngoại ngữ là gì
Ngoại ngữ được hiểu là tiếng nước ngoài, sử dụng trong một số trường hợp như
học tập và giảng dạy, giao tiếp với người ngoại quốc và trong một hoàn cảnh đặc
biệt cụ thể. Ở Việt Nam, không có khái niệm ngôn ngữ thứ hai, như ở những nước
phương Tây. Một số ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nga.

Những người giỏi về ngoại ngữ hiện nay chủ yếu gồm phần lớn là sinh viên,
giảng viên, những người đã tốt nghiệp Cao đẳng - Đại học, tu nghiệp sinh nước
ngoài về nước. Phần còn lại chiếm tỷ lệ không cao, đặc biệt là tầm tuổi 50 trở lên.
Nhìn chung, tỷ lệ người Việt có thể giao tiếp được với người nước ngoài còn thấp,


6


do những yếu tố khách quan như phần lớn dân số ở nông thôn, làm nông nghiệp, và
ít được học các ngoại ngữ, giao tiếp với người nước ngoài.
1.2 Những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới
1.2.1 Tiếng Anh
Ngày nay có khoảng một tỷ người nói tiếng Anh trên khắp thế giới và con số
này ngày càng tăng lên. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng lại
không thay thế các ngôn ngữ khác. Trong hơn 80 quốc gia trên thế giới (kể cả Việt
Nam), tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến trong việc học.

Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các
lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. Tiếng Anh còn
được dùng như một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như
Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Phong trào Chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Nhóm G8, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO), Tổ chức Bưu chính Quốc tế, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), v.v…

7


1.2.2 Tiếng Trung
Tiếng Trung là ngôn ngữ của quốc gia đông dân nhất thế giới – Trung Quốc, với
hơn 1 tỷ dân, gấp đôi số người nói tiếng Anh. Tuy nhiên, nhiều người nói tiếng
Trung thì không có nghĩa là ngôn ngữ này phổ biến và dễ học. Về cơ bản tiếng
Trung có 4 thanh, nên mỗi từ cũng có 4 cách phát âm, điều này thực sự khó khăn
cho người mới học khi phải phân biệt từ này và từ kia.

1.2.3 Tiếng Hindi

Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính của quốc gia đông dân Ấn Độ, ngoài ra còn có
rất nhiều phương ngữ xuất phát từ tiếng Hindi.Tuy nhiên, theo nhiều người dự
đoán, tốc độ tăng trưởng dân số ở Ấn Độ quá nhanh và sẽ sớm vượt qua Trung
Quốc nên rất có thể tiếng Hindi còn phát triển hơn nữa.

8


Tiếng Hindi được 41% dân số Ấn Độ sử dụng. Hiến pháp Ấn Độ quy định tiếng
Hindi trong bản Devanagari là ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ (tiếng Anh là ngôn
ngữ chính thức phụ). Đây là một trong 21 ngôn ngữ thường lệ của quốc gia này
được quy định trong Hiến pháp. Tiếng Hindi chính thức thường được mô tả là tiếng
Hindi tiêu chuẩn, cùng với tiếng Anh, được sử dụng cho việc quản lý hành chính
của chính quyền trung ương Ấn Độ.
1.2.4 Tiếng Tây ban nha

Tây ban nha là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng
352 triệu người, và được dùng bởi 417 triệu người khi tính thêm các người dùng nó
như tiếng phụ.

9


Có người khẳng định rằng có thể nghĩ đến tiếng Tây Ban Nha là tiếng quan
trọng thứ hai trên thế giới, sau tiếng Anh, có thể quan trọng hơn cả tiếng Pháp, do
càng ngày nó càng được sử dụng nhiều hơn ở Hoa Kỳ và sự mở mang của các nền
kinh tế nói tiếng Tây Ban Nha. Tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha cũng một
phần giúp nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Tây Ban Nha được
sử dụng phần lớn ở Tây Ban Nha, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Cuba.
1.2.5 Tiếng Nga

Đây là một trong sáu ngôn ngữ của Liên Hiệp Quốc, tiếng Nga không chỉ được
sử dụng ở Nga, mà còn là ngôn ngữ chính thức của Belarus, Kazakhstan và một vài
nơi ở Hoa Kỳ.

Tiếng Nga có 300 triệu người nói trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người sống ở
Nga sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ thứ nhất, và nhiều người khác ở Trung Á,
vùng Kavkaz, và Đông Âu biết tiếng Nga như một ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Nga giữ
địa vị chính thức tại Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan, cũng như
các quốc gia không được công nhận như Abkhazia, Nam Ossetia, và Transnistria.

10


1.2.6 Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ lâu đời nhất thế giới, được sử dụng ở rất nhiều quốc
gia Trung Đông như Saudi Arabia, Kuwait, Iraq, Syria, Jordan, Lebanon và Ai Cập.
Hơn nữa, vì tiếng Ả Rập là ngôn ngữ của kinh Koran, nên hàng triệu người Hồi
giáo ở các nước khác đều có thể nói tiếng Ả Rập rất tốt. Trên thực tế, năm 1974,
với lượng người nói tiếng Ả Rập đông, nó đã được công nhận là ngôn ngữ chính
thức thứ 6 của Liên Hợp Quốc.
1.2.7 TiếngBengal
Tiếng Bengal là một ngôn ngữ Ấn-Âu, song cũng được ảnh hưởng bởi nhiều
nhóm ngôn ngữ khác tại Nam Á, như các ngôn ngữ Dravida, Nam Á, và TạngMiến, tất cả đều đóng góp vào khối từ vựng và một số nét ngữ pháp tiếng Bengal.
Ngày nay, tiếng Bengal là ngôn ngữ chính tại Bangladesh và ngôn ngữ phổ biến thứ
nhì tại Ấn Độ.Với hơn 210 triệu người nói, tiếng Bengal là ngôn ngữ có số người
bản ngữ đông thứ bảy trên thế giới

11



Bangladesh, quốc gia có dân số hơn 120 triệu người và ngôn ngữ duy nhất được
sử dụng là tiếng Bengal. Hơn thế nữa, Bangladesh bị bao quanh bởi Ấn Độ, nơi có
dân số tăng trưởng quá nhanh, vậy nên số người nói tiếng Bengal ngày càng tăng
cao, hơn hẳn các ngôn ngữ khác.
1.2.8 Tiếng Bồ Đào Nha
Vào thế kỉ 12, khi Bồ Đầu Nha giành độc lập từ Tây Ban Nha và bắt đầu công
cuộc mở rộng ảnh hưởng của mình ra thế giới thông qua các nhà thám hiểm như
Vasco da Gama và hoàng tử Henry, tiếng Bồ Đào Nha dễ dàng có được vị trí ở
nhiều quốc gia, song song với ngôn ngữ riêng của các quốc gia đó. Có thể kể đến
như là Brazil, Macau, Angola, Venezuela, và Mozambique.

Quốc kì Bồ Đào Nha

12


1.2.9 Tiếng Mã Lai (Malaisia)

Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia của Indonesia, Malaysia, và Brunei, và là
một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore. Tiếng Mã Lai là tiếng mẹ đẻ
của 40 triệu người hai bên eo biển Malacca, bao gồm các vùng ven biển của bán
đảo Mã Lai của Malaysia và vùng ven biển phía đông đảo Sumatra của Indonesia,
và cũng trở thành ngôn ngữ bản địa tại một phần vùng bờ biển phía tây của
Sarawak và Tây Kalimantan trên đảo Borneo. Tổng số người nói tiếng Mã Lai là
trên 215 triệu người.
1.2.10 Tiếng Pháp
Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức tại 29 quốc gia, đa phần là thành viên của
“la francophonie”, một cộng đồng quốc gia Pháp ngữ. Nó là ngôn ngữ thứ nhất tại
Pháp, tỉnh Québec của Canada, miền tây Thụy Sĩ, vùng Wallonia tại Bỉ, Monaco,

một số phần nhất định khác của Canada và Hoa Kỳ, và bởi những cộng đồng Pháp
ngữ nhiều nơi. Tới năm 2015, số người nói tiếng Pháp chiếm 40% dân số ở châu

13


Âu, 35% ở châu Phi hạ Sahara, 15% ở Bắc Phi và Trung Đông, 8% ở châu Mỹ, 1%
ở châu Á và châu Đại Dương

Thường được coi là ngôn ngữ lãng mạn nhất thế giới, tiếng Pháp được sử dụng
ở rất nhiều quốc gia như Bỉ, Canada, Rwanda, Cameroon và Haiti.
Tiếng Việt là ngôn ngữ duy nhất của Đông Nam Á sử dụng ký tự La Mã và có
nhiều từ có nguồn gốc tiếng Pháp (hơn 1000 từ) điển hình trong các lĩnh vực xây
dựng, máy móc, quần áo, thực phẩm và khoa học. Đây là một lợi thế của Việt Nam
so với các nước châu Á khác trong việc tiếp cận tiếng Pháp và giao lưu với Cộng
đồng các nước nói tiếng Pháp (80 quốc gia trên thế giới đại diện cho 900 triệu
người).

1.2 Khái niệm hội nhập
1.2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế
Về ngữ nghĩa, “hội nhập” với nghĩa chung nhất là hành động hoặc quá trình gắn
kết các phần tử riêng rẽ với nhau, hợp chung các bộ phận vào một chỉnh thể và kết
14


hợp các thành tố khác nhau lại.Cụ thể, hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình mà chủ
thể là các quốc gia, các doanh nghiệp tham gia vào một môi trường kinh doanh
mang tính chất toàn cầu, khu vực với các quy luật chung và có yếu tố cạnh tranh.
Có thể thấy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình hội nhập quốc tế đã
phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, trên nhiều cấp độ: song phương, tiểu

vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu; thu hút hầu hết các nước trên thế giới.
Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc và toàn diện hơn.
Ở cấp độ toàn cầu, Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp
quốc đã ra đời với số lượng thành viên bao quát hầu hết các nước trên thế giới. Kể
từ năm 1995 tiến trình hội nhập về kinh tế, thương mại cũng dần dần được thúc đẩy
với việc ra đời của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT), sau đó
được nối tiếp bằng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tổ chức thương mại thế giới WTO
Ở cấp độ khu vực, quá trình hội nhập bắt đầu từ những thập niên 50 thế kỷ XX
và đặc biệt bùng nổ từ thập niên 90 đến nay. Hàng loạt tổ chức khu vực đã ra đời
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, tiến trình hội nhập toàn
diện trong Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành
một thực thể siêu quốc gia. Các nước trong Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) cũng đang tiến hành mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực
một cách toàn diện hơn thông qua xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ
cột: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã
hội.
15


Quốc kì của Liên minh châu Âu

Quốc kì Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

1.2.2 Hội nhập kinh tế ở Việt Nam
Hội nhập quốc tế của nước ta đã chính thức bắt đầu với việc gia nhập ASEAN
(năm 1995), ký Hiệp định hợp tác khung Việt Nam - Ủy ban châu Âu dựa theo các
chuẩn mực quốc tế (năm 1995), gia nhập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm
1996, và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998.

Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới WTO (năm 1995), và chính thức trở thành thành viên vào ngày 11 tháng 01
năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã tiến khá xa trên con đường hội
nhập quốc tế nhưng mức độ gắn kết mọi mặt giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế
vẫn còn rất thấp. Nếu lấy tiêu chí của Hàn Quốc hay là Singapore để so sánh ở tất
cả các lĩnh vực thì khoảng cách của Việt Nam so với các nước này vẫn còn rất xa.
Trong phần lớn các lĩnh vực, nhất là về an ninh, quốc phòng, hội nhập của nước ta
mới ở giai đoạn ban đầu.

16


CHƯƠNG 2
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGOẠI NGỮ
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
2.1 Tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập
Hiện nay sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ngày càng phổ biến, nếu chúng ta
chỉ biết tiếng mẹ đẻ thì cơ hội cũng như khả năng cạnh tranh, tìm việc và hiệu quả
tạo ra trong công việc sẽ không cao.Thực tế đã chứng minh rằng những sinh viên
biết ngoại ngữ sẽ có cơ hội tìm việc làm cao hơn so với những sinh viên không biết
hoặc hạn chế về ngoại ngữ.

Xu thế toàn cầu hóa mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hội nhập kinh tế giữa các
quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ
quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Đó không chỉ là hợp tác về kinh tế mà còn
là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia nên việc hiểu biết ngoại ngữ dần trở thành
hướng vận động chung của dân cư thế giới.
Trong khu vực, năm 2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời, cho phép tự do di
chuyển lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động có tay nghề

của các nước ASEAN tham gia vào hoạt động thương mại và đầu tư xuyên biên
giới để đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực cho các nước trong khối, cải thiện thu nhập
17


và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, trong đó có Việt Nam. Như vậy, khi đó ngoại
ngữ sẽ là tấm vé “thông quan” của lao động trong khu vực, việc thông thạo ngoại
ngữ là xu thế tất yếu và bắt buộc nếu muốn làm việc với đối tác nước ngoài ở trong
nước cũng như ở nước ngoài.
Mặc dù có vai trò rất quan trọng, nhưng nhìn chung khả năng ngoại ngữ của
người Việt còn hạn chế, theo tổ chức Giáo dục Quốc tế Education First đã công bố
chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu EF EPI năm 2015 thì chỉ số của Việt Nam đứng
ở mức trung bình là 29/70 quốc gia với chỉ số là 53,81%. Kỹ năng ngoại ngữ là
chìa khóa để phát triển của một quốc gia, bản thân việc học ngoại ngữ thể hiện rất
rõ xu thế hội nhập của mỗi người, mỗi quốc gia, dân tộc.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ cho thanh thiếu niên nói chung và
sinh viên nói riêng trước tiên là phải hình thành ý thức được tầm quan trọng của
việc này, sau đó mới là xây dựng các mô hình, loại hình học tập, sử dụng ngoại ngữ
phù hợp với các đối tượng sinh viên, phân loại từng nhóm đối tượng để có phương
pháp dạy phù hợp và quan trọng hơn cả là tạo môi trường thuận lợi cho việc học
tập ngoại ngữ. Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ là chìa khóa để tiếp nhận khoa
học công nghệ để làm giàu cho đất nước và là kim chỉ nam cho sự thành công của
mỗi người.
2.2 Vai trò của ngoại ngữ trong thời đại ngày nay
2.2.1 Vai trò của ngoại ngữ đối với hội nhập
Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa được hiểu là quá trình mà các nước trên thế
giới siết chặt nhiều mối quan hệ với nhau dựa trên các tiêu chí nhất định nhằm thúc
đẩy hỗ trợ nhau phát triển. Tuy nhiên quá trình này diễn ra gặp phải những rào cản
rất lớn đó chính là ngôn ngữ. Sự yếu kém hay không có sự thông thạo về ngoại ngữ
cũng sẽ dẫn đến những thiệt thòi trong quan hệ và các cơ hội hợp tác. Nhận thức

được tầm quan trọng này đất nước ta đang có rất nhiều chính sách thúc đẩy và nâng
cao chất lượng ngoại ngữ trong nước bằng việc chúng trở thành môn học bắt buộc
trong các cấp hệ thống giáo dục.
18


Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa cần đến một lượng nguồn nhân lực đông đảo
và dồi dào nhất. Chính vì vậy đối với các bạn trẻ hiện nay cần phải nâng cao hơn
nữa các kỹ năng về ngoại ngữ để có thể tiếp cận được những cơ hội việc làm.
2.2.2 Vai trò của ngoại ngữ đối với giáo dục
Hoạt động giáo dục và đào tạo được coi là một nhiệm vụ trọng tâm và them chốt
của cả đất nước. Giáo dục phát triển sẽ là nền tảng để nền kinh tế vững mạnh đi lên,
giáo dục còn nâng cao trình độ dân trí, ý thức xã hội,...Ngoại ngữ là một nội dung
cần thiết trong nền giáo dục chung của đất nước. Đây là một môn học giúp chúng ta
có những công cụ giao tiếp chuẩn quốc tế để tạo điều kiện giao thương và làm
ngoại giao đối với các quốc gia khác trên thế giới.

Ngoại ngữ cũng chính là công cụ giúp nền giáo dục nước nhà có cơ hội tiếp xúc,
học hỏi và thừa hưởng những thành tựu giáo dục trên thế giới. Qua đó để bổ sung
và cải tiến chất lượng đào tạo trong nước

19


2.3 Lợi ích của việc học ngoại ngữ
2.3.1 Mở ra cơ hội việc làm
Kinh tế trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng chính là lúc mà những người
biết ngoại ngữ trở thành những người được trọng dụng. Các công ty quốc tế khi đến
Việt Nam họ luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự người Việt nhưng không chỉ giỏi
chuyên môn mà phải biết sử dụng ngoại ngữ của họ.


Người Nhật luôn muốn nhân viên có thể giao tiếp được những từ tiếng Nhật căn
bản nên sẽ không có gì bất ngờ khi thấy tại các nhà máy của nhật, họ dán những
hướng dẫn học tiếng Nhật ở khắp mọi nơi. Trung Quốc, Hàn Quốc cũng là những
quốc gia có nhiều công ty lớn đầu tư tại Việt Nam, chính sách về nhân sự, tiền
lương và cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở đối với những ứng viên biết sử dụng
ngôn ngữ của họ.
2.3.2 Giúp người học dễ dàng tiếp cận kho tri thức của nhân loại
Ngày nay mạng internet rất phổ biến. Các phần mềm cơ bản đều được cài đặt
chủ yếu bằng tiếng Anh. Nếu biết ngoại ngữ thì chúng ta có thể dễ dàng truy cập
internet để tìm hiểu nguồn thông tin hữu ích, chuẩn xác cho cuộc sống cũng như
công việc của mình. Thông thạo ngoại ngữ cũng giúp chúng ta đọc sách báo của
nước ngoài một cách trôi chảy và mở rộng được tầm hiểu biết của cá nhân về các
lĩnh vực như giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa....

20


2.3.3 Giúp tự tin trong cuộc sống
Cuộc sống là kết nối, chúng ta sẽ luôn luôn phải giao tiếp với tất cả mọi người
và gần như sẽ có không dưới một vài lần được tiếp cận với những người nước
ngoài. Thử lấy một ví dụ đơn giản, nếu chúng ta biết ngoại ngữ bản thân sẽ không
ngại khi nói chuyện với người nước ngoài, thậm chí có thể phiên dịch, giúp đỡ
được nhiều người không biết giao tiếp bằng ngoại ngữ. Những lúc đó bạn sẽ tự tin
hơn rất nhiều.

Cũng trường hợp đó nhưng không biết ngoại ngữ chúng ta sẽ làm gì ? Ngại
ngùng quay đi hay nhờ bạn bè phải phiên dịch cho mới có thể nói chuyện được với
họ, nếu đó là những người đến từ những quốc gia có ngôn ngữ riêng biệt thì đó là
vấn đề bình thường nhưng nếu như họ có thể sử dụng ngôn ngữ phổ biến như tiếng

Anh để giao tiếp mà chúng ta thì không, lúc đó ta sẽ nhận ra rằng ngoại ngữ quan
trọng như thế nào trong cuộc sống.

21


2.3.4 Tạo dựng các mối quan hệ
Thông thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau giúp bạn gặp gỡ, tạo dựng mối quan hệ
lâu dài đối với mọi người từ khắp nơi trên thế giới, từ đó có cơ hội hiểu thêm về
các nền văn hóa cũng như được tham gia vào những cuộc trò chuyện vô cùng thú
vị, hấp dẫn.

Hơn nữa, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về nền văn hóa của chính mình rồi
quảng bá đến bạn bè khắp năm châu. Khi rào cản ngôn ngữ không còn tồn tại, con
người sẽ gần nhau hơn.
2.3.5 Thuận tiện cho việc du lịch
Đi du lịch đến đến những vùng đất mới mẻ giúp chúng ta nâng cao kỹ năng, tích
lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Không gì tuyệt vời hơn nếu chúng ta có thể tự tin giao
tiếp với người bản xứ ở địa phương.
Cần lưu ý rằng, một ngôn ngữ có thể được sử dụng ở nhiều quốc gia, lấy ví dụ
như tiếng Tây Ban Nha còn phổ biến tại Mexico, Colombia, Peru, Chile, Cuba… và
nhiều nơi khác.
22


2.3.6 Phong cách sống đa dạng
Khi thành thạo ngoại ngữ, ta có thể dễ dàng đưa ra nhận xét, đánh giá cá nhân
về những tác phẩm nghệ thuật của các quốc gia; không còn phải phụ thuộc vào phụ
đề, thuyết minh, bản dịch thuật… từ phim, tác phẩm sách, chương trình truyền
hình…

Dù phải tiếp cận với manga Nhật Bản, phim Bollywood từ Ấn Độ hay nhạc cổ
điển châu Âu… thì cũng chẳng vấn đề gì. Ta hoàn toàn có thể thưởng thức và cảm
nhận chúng theo cách của riêng mình.
2.3.7. Thúc đẩy sự nghiệp, cơ hội thăng tiến cao
Ai cũng biết trong thời đại toàn cầu hóa, hầu hết những công ty danh tiếng,
những tập đoàn lớn đều yêu cầu ứng viên của họ thành thạo các kỹ năng giao tiếp
tiếng Anh trong cuộc sống và công việc.
Việc thành thạo ngoại ngữ không chỉ giúp bạn vững bước vào cánh cổng những
tập đoàn lớn, những công ty quốc tế hàng đầu mà còn cho bạn cơ hội thăng tiến
trong môi trường công việc đòi hỏi cạnh tranh và yêu cầu học hỏi cao.

23


CHƯƠNG 3
NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
3.1 Thực trạng ngoại ngữ của sinh viên
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào nước ta ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu tuyển dụng cao. Hầu hết các vị trí
của nhân viên kỹ thuật đều yêu cầu phải có khả năng ngoại ngữ. Thế nhưng, thực tế
cho thấy trình độ ngoại ngữ của sinh viên nhìn chung thấp hơn so với các nước
trong khu vực, sinh viên chưa đủ năng lực để sử dụng tiếng Anh làm phương tiện
học tập, nghiên cứu, tham khảo tài liệu và giao tiếp hằng ngày.
Thực tiễn giáo dục ở Việt Nam cho thấy, phần lớn sinh viên được học ngoại ngữ
(Tiếng Anh) ngay ở trường từ cơ sở cho đến phổ thông. Lên đến các bậc học cao
hơn thì tiếp tục được đào tạo về Anh ngữ, kể cả Anh văn chuyên ngành. Như vậy,
trung bình một sinh viên từ khi học trung học cơ sở cho đến khi tốt nghiệp Đại học,
đã có hơn mười năm được học về Anh ngữ, nhiều hơn hẳn các môn học khác.

Tuy vậy, bên cạnh những sinh viên có thành tích tốt trong các kì thi IELTS,

TOEFL và có khả năng giao tiếp thành thạo với người nước ngoài thì còn đa số
24


sinh viên chưa nắm được kiến thức cơ bản lẫn chuyên ngành hoặc nắm khá vững
kiến thức nhưng lại không giao tiếp được. Tình trạng này đã và đang diễn ra ở hầu
hết các trường Đại học, Cao đẳng từ khối ngành kĩ thuật đến khối ngành nhân văn,
an ninh quân sự và cả những ngành nhiều hay ít khi tiếp xúc với tiếng Anh. Đối với
khối ngành kĩ thuật, dường như sinh viên ít phải tiếp xúc hay làm việc nhiều với
tiếng Anh thì việc học cũng chỉ dừng lại hầu như ở mức nắm những kiến thức cơ
bản. Và thế thực tế không ít những trường thuộc khối ngành này, sinh viên chỉ phải
học tiếng Anh trong một năm, vì vậy ít “mặn mà” với bộ môn này dẫn đến kết quả
không cao và tỉ lệ thi lại, học lại nhiều.
3.2 Nguyên nhân
Như vậy việc học tiếng Anh của sinh viên nhìn chung đang còn nhiều hạn chế
và việc học nhiều khi chỉ mang tính chất đối phó với các kì thi. Đứng trước thực tế
như vậy không khó gì để tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên. Có thể điểm qua
những nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, thời lượng đào tạo tiếng Anh không đủ để đào tạo cho hết tất cả sinh
viên ra trường có đủ khả năng giao tiếp lưu loát đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển
dụng. Thực tế cho thấy cả giảng viên và sinh viên ở một số trường đều không có đủ
thời gian để đào tạo và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn.
Theo số liệu khảo sát tại 18 trường Đaị Học ở Việt Nam cho thấy điểm bình
quân sinh viên năm nhất dao động ở mức 220-245/990 điểm TOEIC, và với mức
điểm này sinh viên cần khoảng 360 giờ đào tạo (480 tiết) để đạt được 450-500
điểm TOEIC – mức điểm mà rất nhiều doanh nghiệp đang coi là mức tối thiểu để
họ chấp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát của Vụ Giáo dục Đại Học,
thường các trường chỉ có khoảng 225 tiết học tiếng Anh cho sinh viên. Với lượng
thời gian ngắn như vậy để giáo viên, sinh viên giảng dạy và tiếp thu đầy đủ cả 4 kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết hơn nữa số lượng sinh viên trong một lớp lại đông.

Thứ hai, trình độ của sinh viên không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về
năng lực tiếng Anh giữa họ. Thường trong một lớp học sẽ bao gồm các trình độ từ
25


×