Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài Dự Thi Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn Để Giải Quyết Các Tình Huống Thực Tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.49 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DUY TIÊN
--------------------------

BÀI DỰ THI

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

- Đơn vị: Trường THCS Đồng Văn
- Địa chỉ : TT Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam
- Điện thoại: 03513.835.468
- Email:
- Họ và tên: Phạm Thị Thu Phương
- Lớp 8A

1


I. TÌNH HUỐNG
Trong giờ giải lao, em cùng với Luyến đang nói chuyện rôm rả thì bỗng nhiên
chúng em nhìn thấy một túi ni lông bay giữa sân trường. Luyến hỏi:
- Ê! Bạn ơi, túi ni lông kia ai vứt ra sân trường í nhỉ?
- Mình cũng chẳng biết nữa. Chắc là của Hoa, sáng nay bạn ấy mới ăn xôi đấy,
bạn nhìn xem, vẫn còn mỡ dính đầy trên đó kìa. Em nói.
Luyến trầm tư trong giây lát rồi hỏi:
- Việc cho thực phẩm vào túi ni lông có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?
- Có! Nó rất độc hại nữa ấy chứ. Sử dụng túi ni lông không chỉ gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người mà còn làm ô nhiễm môi trường nữa đấy.- Em trả lời.
Luyến ngạc nhiên và nói:
- Vậy bạn có thể giải thích cho mình biết rõ được tác hại của nó được không?


Em đáp:
- Bạn hãy cho mình khất đến chủ nhật tuần này, mình sẽ giải thích cho bạn nhé!
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Hiểu được tác hại của bao ni lông trong đời sống con người.
- Hiểu được vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với sức khỏe.
-Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Mọi người chủ động có những hành
động việc làm bảo vệ môi trường một cách hữu ích và đặc biệt có ý thức hạn chế
việc sử dụng bao ni lông trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
III.TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG.
- Vận dụng tri thức các môn: hóa học, ngữ văn, vật lí, sinh học, công dân...
- Kết hợp với những hiểu biết thực tế về thực trạng và tác hại của việc sử
dụng bao ni lông.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Hóa học: Giới thiệu hiểu biết về các thành phần hóa học của bao ni lông.
- Ngữ Văn, vật lí, sinh học...: trình bày, thuyết minh về thực trạng và tác hại
của việc sử dụng bao ni lông.
- Công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của thế
giới.
2


V.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tìm hiểu kiến thức.
2. Sưu tầm hình ảnh.
3. Viết các ý chính.
4.Viết bài văn.
*Tư liệu sử dụng: Sách báo, tạp chí, tài liệu, thực tế ở ngay địa phương huyện Duy
Tiên.

*Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm trên mạng Internet.

BÀI VĂN
Luyến à, còn nhớ việc bạn nhờ chúng mình tuần trước không? Sau đây, mình sẽ
trả lời những thắc mắc của bạn.Mong những hiểu biết của mình phần nào sẽ giải
quyết được những thắc mắc của bạn về bao ni lông.
1) Cấu tạo và thành phần hóa học của bao ni lông:
Trước hết, mình sẽ nói bạn nghe những hiểu biết của mình về cấu tạo và thành
phần hóa học của bao ni lông. Túi ni - lông được sản xuất từ nhựa polyethylene có
nguồn gốc từ dầu mỏ. Các chất độc trong túi ni - lông bao gồm chất hóa dẻo, kim
loại nặng, phẩm màu,… là chất cực kỳ nguy hiểm. Các chuyên gia cũng nhận thấy
trong túi nilon còn có carbonat được trộn lẫn với hàm lượng trên 20%, trong khi đó
mẫu của nước ngoài là 0% khi soi chúng dưới kính hiển vi. Carbonat có nhiều
trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặng.
2) Thực trạng và tác hại của bao ni lông trong đời sống:
a) Thực trạng: Luyến có biết không? Ngày nay, túi ni lông đã trở nên quen
thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc,
tiện dụng và giá thành thấp,túi ni lông, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử
dụng phổ biến và hầu như nó có mặt ở khắp mọi nơi. Từ những khu thương mại
lớn, những siêu thị đến những cửa hàng, kể cả nơi bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em,
những gánh hàng rong, những gói hàng của họ đều được bọc trong túi ni lông.

3


Túi ni lông là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày
(ảnh-sưu tầm)

Siêu Thị Lan Chi Smart ở Đồng Văn-Duy Tiên-Hà Nam cũng sử dụng túi ni lông
(ảnh-sưu tầm)

Tiện ích của bao ni lông không chỉ dừng ở đó. Luyến biết không? Bao ni lông
còn có ưu điểm là làm cách khi nối hai đoạn dây với nhau nữa đấy. Để đỡ tốn kém
tiền mua dây điện mới, khi dây điện bị đứt, nhiều người đã nối chúng lại bằng cách
quấn bao ni lông quanh mạch hở để tái sử dụng.
Theo một số thống kê gần đay cho biết: mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 tỉ
đến 1000 tỉ túi ni lông. Mỗi phút trên thế giới có hơn một triệu túi ni lông được sử
dung.
4


Túi ni lông được sử dụng ở mọi nơi trên thế giới( ảnh-sưu tầm)
Trung bình mỗi gia đình ở Việt Nam dùng khoảng 10 túi ni lông/ ngày. Mỗi ngày
cả nước ta thải ra môi trường trên 800 tấn nhựa và túi ni lông, thật khủng khiếp
phải không? Nhưng chưa dừng lại ở đó đâu: con số này đã và đang không ngừng
tăng lên.
Hiện nay, hầu hết người tiêu dùng chủ yếu chỉ sử dụng túi ni lông một lần rồi
thải ra môi trường. Theo ước tính, số ni lông con người thải ra trong một năm sẽ
phủ kín bề mặt trái đất, tấm ni lông khổng lồ này dày tới 0,8mm. Chỉ tính riêng
nước ta, với con số ước lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên
bề mặt cả nước là 9,1 chiếc/ m² Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một năm
Việt Nam xả khoảng 2500 tấn rác nhựa ra môi trường. Song cùng theo thống kê của
sở tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc cho thấy: với 250000 hộ dân, mỗi ngày
người dân Vĩnh Phúc sẽ thải ra môi trường khoảng 2 triệu túi ni lông đã qua sử
dụng, tương đương 400 tấn/ tháng. Chưa kể lượng túi ni lông phát sinh trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong sồ này
được thu gom, tái chế còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi. Việc này không chỉ gây
lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho môi trường.

5



Các nhà máy không ngừng sản xuất bao bì ni lông ở khu công nghiệp Đồng Văn
(ảnh-sưu tầm)
b) Tác hại:
Luyến à! Cậu có biết không túi ni lông có hại ngay từ khâu sản xuất đó: Bởi
vì việc sản xuất túi ni lông phải sử dụng nguyên liệu là dầu mỏ, khí đốt, và các chất
phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là
những chất cực kì nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường sống của con người, do đó
trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy
biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiệu quả của hiệu ứng nhà kính mà con người phải chịu
đó là trái đất đang nóng dần lên. Do vậy nhiệt độ trung bình năm 2015 đã tăng lên
2°C – nóng nhất trong 60 năm trở lại đây. Nó đã và đang trở thành một vấn đề nhức
nhối cho tất cả các quốc gia mà hội nghị COP21 đã diễn ra ở Paris, Pháp từ ngày
1/6/2015 đến 11/6/2015.
Sau đó mình sẽ giúp bạn thấy được hậu quả của nó đối với sức khỏe con
người nhé!
Những túi ni lông nhuộm màu xanh, đỏ, vàng đang dùng đựng thực phẩm đã chế
biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do có chứa kim loại như là chì, cadami (những
chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lí túi
ni lông bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi ni lông chứa 2 chất PE và
PP, khi đốt sẽ tạo ra khí cacbonic, khí metan và đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây
ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả
năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh.

6


Túi ni lông có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ em (ảnh-sưu tầm)
Nhưng tác hại nguy hiểm nhất là túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì
những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc

cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa
trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP
có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống. Nếu sử dụng
túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực
phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây
độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan
một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư. Nghiêm trọng hơn, các
nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đốt túi ni lông còn gây độc hại với con người.

7


Đốt túi ni lông vô cùng độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe con người.(ảnh-sưu tầm)

Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng
dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải
có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độcvà các bệnh hiểm nghè. Đặc biệt trong
một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi
nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.

Cuối cùng là sự ảnh hưởng của nó đối với môi trường:
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni - lông có những tác hại xấu đến
môi trường là:
+ Thứ nhất nó gây xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình
sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn
đến hiện tượng xói mòn đất đai.

8



Túi ni lông làm xói mòn đất đai (ảnh-sưu tầm)
+ Thứ hai nó gây tàn phá hệ sinh thái, túi ni - lông nằm trong đất khiến cho
đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được
vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển
của hệ sinh thái.

Cây cối không thể phát triển được do túi ni lông(ảnh-sưu tầm)
+ Thứ ba là gây ngập úng lụt lội: Bao bì ni - lông bị vứt xuống cống, hồ, đập
thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt
của các đô thị vào mùa mưa.

Xả rác bừa bãi gây lũ lụt vào mùa mưa.(ảnh-sưu tầm)

9


+ Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni - lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết
các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp
nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.

Xác một chú cá voi được tìm thấy ở Omonville-la-Rogue, Tây Bắc nước Pháp. Chú
bị chết vì ăn phải rác có túi ni lông(ảnh-sưu tầm)

Một chú rùa được tìm thấy khi đang thoi thóp do bị cuốn vào túi nhựa tại bờ biển
nước Mĩ. (ảnh-sưu tầm)
10


+ Thứ năm là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với
sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi,

không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh,
gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.

Rác thải có bao ni lông vứt bừa bãi ở chân cầu con sông Châu Giang gây mất mĩ
quan và là tác nhân gây nhiều mầm bệnh(ảnh-sưu tầm)
3. Biện pháp:
Luyến à! Vậy là bạn đã biết tác hại của bao ni lông là gì rồi phải không? Theo
bạn chúng ta phải làm gì để hạn chế những tác hại của nó trong đời sống con
người? Theo mình thì trước hết phải nói đến:
* Về phía xã hội: thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu được tác hại của túi ni lông đối với
môi trường và sức khỏe con người cũng như sinh vật.

11


Hoạt động tuyên truyền của các anh chị sinh viên về túi ni lông ở Hà Nội(ảnh-sưu
tầm)
- Đưa vấn đề túi ni lông vào các buổi hội họp của mọi tầng lớp thuộc các ngành
nghề khác nhau trong các cuộc họp ở tổ đoàn kết, ở địa phương theo từng tổ chức
đoàn thể.

Vấn đề túi ni lông được nêu lên tại cuộc họp ở Phố Nguyễn Hữu Tiến thị trấn
Đồng Văn
- Vận động toàn dân sử dụng bao bì thay thế bằng các chất liệu dễ phân hủy hoặc
không độc hại như bao bì ni lông; vận động các nhà máy, siêu thị, cửa hàng đi đầu
hạn chế trong việc dùng túi ni lông cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sức
lan truyền lớn tới người tiêu dùng và khách hàng.
12



(Túi ni-lông sử dụng một lần - Ảnh: sưu tầm)

(Túi sinh thái vừa đẹp, vừa chắc - Ảnh: sưu tầm)

(Túi xách làm từ tre, nứa, lục bình –Thôn Ngọc Động-Duy Tiên- Hà Nam)
13


- Vận động và tạo điều kiện cho mọi người phân loại rác, tái sử dụng ni lông, đổi
bao ni lông( đã giặt sạch) lấy túi thân thiện với môi trường.

Phụ nữ thị trấn Đồng Văn đang tuyên truyền và tạo điều kiện cho mọi người
biết và sẽ phân loại rác thải.
- Nêu cao khẩu hiệu về nội dung giảm thiểu tác hại bao bì ni lông ở nhiều nơi công
cộng.Tổ chức lễ cam kết ‘không sử dụng túi ni lông’ ở những nơi có điều kiện thực
thi.
- Đặt thêm nhiều thùng rác ở những nơi công cộng, đường sá đến tận các vùng
nông thôn.
- Đánh thuế môi trường với túi ni lông. Tăng giá túi ni lông để giảm sử dụng.
- Xử phạt những người sử dụng bao ni lông kinh doanh thực phẩm mà gây ngộ độc
do thiếu ý thức và hiểu biết. Thưởng cho những người phát hiện hành vi vi phạm.
* Nhà trường:
- Đưa vấn đề này vào trong hoạt động tìm hiểu nhận thức thường xuyên để nâng
cao ý thức, hành động của mỗi học sinh.
- Tổ chức nhiều cuộc cổ động với khẩu hiệu: ‘‘MỘT NGÀY KHÔNG SỬ DỤNG
BAO NI LÔNG’’, ‘’HÃY CÙNG NHAU GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA BAO BÌ
NI LÔNG’’; cho học sinh lớp 8,9 làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi đến các trường
tiểu học, các em học sinh lớp 6, 7 để cho các bạn nhỏ đều hiểu biết tác hại của việc
sử dụng bao bì ni lông nhất là trong việc đựng thực phẩm.

* Gia đình:
- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết để giảm thiểu số túi ni lông
thải ra bên ngoài.
14


- Hạn chế sử dụng túi ni lông để tiết kiệm. Những túi sạch có thể giặt, phơi và sử
dụng lần nữa để tiết kiệm ngân quỹ của gia đình.
- Loại bỏ thói quen sử dụng túi ni lông, thay thế bằng những chất liệu khác như túi
sinh thái, túi giấy dễ phân hủy trong môi trường mà không gây ra chất độc hại,…
- Phân loại rác để thuận tiện cho việc xử lí.
VI.Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời giáo dục tinh thần đoàn
kết, chung tay xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
Như vậy, vận dụng kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chúng em
chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, đánh giá và giải quyết một vấn
đề được nêu ra một cách thấu đáo, tự tin và biết vận dụng các kiến thức liên môn để
giải quyết tình huống thực tiễn. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có
hiệu quả ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; do đó kích thích được việc học
tập tốt hơn. Rèn luyện các kĩ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

15



×