Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Vấn đề bảo tồn văn hóa ở giới trẻ người hoa thành phố hồ chí minh hiện nay thông qua giáo dục gia đình (nghiên cứu trường hợp sinh viên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.86 KB, 52 trang )

1
TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Diệu Sương (CN)
Cao Thanh Tâm
Nguyễn Thị Hải Thanh
Phạm Xuân Quỳnh
Nguyễn Thị Sen

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Công trình gồm có phần chính như sau:
1. Phần mở đầu là phần định hướng cho quá trình nghiên cứu bao gồm:
Lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, cơ sở lý
luận, một số khái niệm cơ bản, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài..
2. Phần nội dung
Chương ụ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: Giới thiệu về lịch
sử hình thành cộng đồng, một số nét chung về văn hóa và đặc điểm gia đình người Hoa ở Thành phố Hồ
Chí Minh.
Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU: Các yếu tố giới tính, ngành học, thời gian
gia đình sang Việt Nam, thông tin chung về gia đình, tôn giáo, nhóm ngôn ngữ, khu vực sinh sống. Đây
là những thông tin làm cơ sở cho sự so sánh, đối chiếu cũng như phân tích các khía cạnh của vấn đề.
Chương 3: BẢO TỒN VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ NGUỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUỜNG HỢP SINH VIÊN.
Xem xét trên một số khía cạnh quan trọng như ngôn ngữ, phong tục tập quán, sự tham gia các lễ hội của
cộng đồng, quan niệm hôn nhân và quan điểm trọng nam khinh nữ, tín ngưỡng, tham gia bang hội, các
hình thức giải trí văn hóa, quan điểm chung về văn hóa cộng đồng. Chương này chủ yếu cung cấp thông
tin về nhận thức, thái độ cũng như quan điểm của các bạn sinh viên người Hoa về văn hóa của cộng đồng,
dân tộc Hoa. Và kết quả của chương này cũng chính là hệ quả của việc giáo dục của gia đình cũng như
tác động của cộng đồng sẽ được đề cập rõ hơn ở chương 4, chương 5.
Chương 4: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI GIỚI TRE
NGUỜI HOA gồm 2 phần chính: Các biện pháp giáo dục của gia đình và vai trò của giáo dục gia đình
trong việc bảo tồn văn hóa.



2

Chương 5: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VỆC BẢO TỒN VĂN HÓA CỦA
GIỚI TRE NGƯỜI HOA bao gồm sự tác động của môi trường xã hội đến gia đình và cá nhân, một cách
trực tiếp và gián tiếp thông qua gia đình.
3. Kết luận và khuyến nghị

ĐÀU
1.

Lý do chọn đề tài

“ Người ta không thể đi rất xa trên con đường tính nhiều vẻ mà không gặp nhu cầu về bản sắc,
đó là nền tảng của tất cả sự tồn tại của con n g ư ờ i . . . H a y nói cách khác, mỗi một dân tộc, một cộng
đồng để có thể tồn tại và phát triển cần phải có một nền văn hóa của riêng mình trong dòng văn hóa chủ
đạo. Bản sắc văn hóa, đó vừa là nội dung và là mục tiêu không thể thiếu gắn liền với các chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội khác.
Cộng đồng người Hoa ở nước ta là một trong 54 dân tộc của cả nước nhưng họ có nguồn gốc khá
khác biệt với các dân tộc còn lại. Đó là kết quả của dòng di dân từ Trung Quốc sang nước ta trong một
khoảng thời gian khá dài, họ sang đây mang theo mình những bản sắc văn hóa riêng cùng với dấu ấn của
một thời kỳ lịch sử. Nam Bộ nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là nơi mà cộng đồng người
Hoa sống với số lượng khá đông đảo và có sự tập trung, bởi vậy những nét văn hóa của cộng đồng người
Hoa ở đây thể hiện khá rõ nét. Có thể nói rằng văn hóa người Hoa là một phần không thể thiếu của văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh giao lưu tiếp biến mạnh mẽ của văn hóa, cộng đồng này vẫn
lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc ứng với sự phát triển khá mạnh của kinh tế. Đây
là một điều đáng lưu tâm trong bối cảnh sa sút dần các chuẩn mực và giá trị trong một số xã hội và cộng
đồng hiện nay. Vậy làm thế nào mà người Hoa có thể chuyển tải được những giá trị văn hóa trong khi họ
bị đứt đoạn sự tiếp xúc với nền văn hóa gốc? Thực tế hiện nay thế hệ trẻ, điển hình là những sinh viên
người Hoa đã làm được gì để gìn giữ những giá trị văn hóa của cha ông họ trong thời đại đa văn hóa khi
khoảng cách thế hệ cũng là một vấn đề bức thiết? gia đình có vai trò như thế nào ở phương diện này? Đó

là lý do và cũng là nội dung mà nhổm đề tài sẽ làm rõ trong phần nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


3

Nghiên cứu về cộng đồng người Hoa dưới góc độ gia đình trường hợp ở giới trẻ là một hướng đi
khá mới mẻ trong rất nhiều tài liệu chúng tôi đã thu thập và phân tích. Đa số các đề tài đề cập đến văn
hóa người Hoa chủ yếu trên các phương diện văn hóa, lịch sử cũng như quá trình tộc người... ở các ngành
nhân học, lịch sử, văn hóa học...
Một trong những đề tài nói trên là đề tài ‘Tín ngưỡng của người Hoa ở quận 5, thảnh phố Hồ Chí
Minh” , Trần Đăng Kim Trang - Bộ môn Văn hóa học. Đe tài đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề đời
sống tín ngưỡng của người Hoa quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.
Khi đề cập đến lịch sử nghiên cứu tác giả đã có một cách nhìn nhận và đánh giá khá tổng quát và
toàn diện. Minh chứng cho thấy tác giả đã tìm hiểu nhiều những công trình nghiên cứu từ rất lâu, trước
những năm 1975 và cả những năm sau 1975, tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở bước thống kê mà chưa có
sự đánh giá hay nhận xét điểm mạnh, điểm yếu của những đề tài mà mình đã đề cập đến để có thể bổ
sung và làm rõ trong công trình nghiên cứu của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là “ nhằm thấy được vai trò và tín ngưỡng đã và đang có sức ảnh
hưởng đến các lĩnh vực khác như : hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội...của người Hoa ở đây. Nghiên cứu
sự về sự hình thành, quá trình phát triển cũng như biến đổi của các loại hình tín ngưỡng ở khu vực này”.
Một trong những đóng góp về mặt thực tiễn đó là : “ Tín ngưỡng của người Hoa ngày càng có vai trò
quan trọng trong đời sống của họ ở thời kì mở rộng kinh tế thị trường hiện nay và góp phần vào việc giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc của người Hoa”.
Nhìn chung, đề tài đã tiến hành tuần tự các bước của quá trình nghiên cứu và có sử dụng các
phương pháp nghiên cứu mô hình hóa, hệ thống hóa bằng những biểu đồ, chụp ảnh ...có giá trị tham khảo
khá cao, chủ yếu dưới góc độ tín ngưỡng.
Một đề tài khác cũng chú trọng đến văn hóa người Hoa nhưng ở khía cạnh lễ hội- tôn giáo
là đề tài: “Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai”, luận án tiến sĩ chuyên ngành văn hóa
học của Nguyễn Thị Nguyệt.

Tác giả đã nêu khá rõ lí do chọn đề tài cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Tác giả
cũng chỉ ra tình hình nghiên cứu ở Đồng Nai liên quan đến đề tài của mình kể cả những công trình trước
1975 và sau 1975. Một điểm mà đề tài này làm được khác với đề tài trên là tác giả đã nêu lên được cơ sở
lí luận và sử dụng lí thuyết đưa vào đề tài nghiên cứu khá hợp lí. Ba lí thuyết chính mà tác giả sử dụng
cho đề tài của mình là: Trường phái lí thuyết cấu trúc chức năng về tâm lí của B.Malinnowski, Trường
phái lí thuyết cấu trúc, Lí thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa. về phương pháp nghiên cứu tác giả sử
dụng rất nhiều phương pháp và


4

giải thích khá rõ. Trong đó có: Phương pháp quan sát, tham dự, điền dã, phương pháp nghiên cứu lịch
đại và đồng đại, phương pháp so sánh, phỏng vấn sâu cá nhân, về phần nội dung có một phần rất quan
trọng liên quan đến đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu là : “Bảo tồn và phát huy yếu tố văn hóa của
người Hoa qua lễ hội” và một trong những kết luận mà tác giả đã rút ra: “Lễ hội cầu an, cầu siêu của
người Hoa ở Đồng Nai là một trong những hoạt động văn hóa của người Đồng Nai. Lễ hội ấy thường gây
tốn kém, dễ bị lợi dụng, biến tướng dẫn đến những phát sinh xa rời mục đích ban đầu”. Tuy nhiên, địa
bàn chúng tôi chọn là thành phố Hồ Chí Minh nên ít nhiều sẽ có những khác biệt nhất định.
Nghiên cứu về cộng đồng người Hoa về văn hóa nói chung còn có công trình “ Người Hoa ở Nam
Bộ”, tác giả Ngô Văn Lệ - Nguyễn Duy Bính, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
Cuốn sách này gồm 4 phần, trong đó mỗi phần là 1 công trình nghiên cứu độc lập, phần thứ 2 và phần
thứ 3 có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài của nhóm chúng tôi nên chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ
hai phần này.
Trong Phần 2: “ Hôn nhân của người Hoa ở Nam Bộ”, tác giả TS. Nguyễn Duy Bính, vấn đề
nghiên cứu của tác giả là các quan niệm trong hôn nhân, các quy tắc và nghi lễ trong hôn nhân. Các vấn
đề mà tác giả nêu ra đã được giải quyết khá hiệu quả, với những hướng chung là tìm ra đặc điểm các vấn
đề hôn nhân của người Hoa thời xưa và sau đó là phân tích những biến đổi trong ngày nay ( về quan
niệm, quy tắc và nghi lễ). Công trình nghiên cứu này giải quyết chu đáo các vấn đề chung, với tầm nghiên
cứu rộng, có thể làm tư liệu cho những nghiên cứu mang tính cụ thể sau này.
Ở phần 3: “Gia đình người Hoa ở Nam Bộ”, TS.Nguyễn Duy Bính thì vấn đề nghiên cứu của tác

giả bao gồm 4 vấn đề: Những tiêu chí để phân loại gia đình; Hình thức và cấu trúc gia đình người Hoa ở
Nam Bộ; Một số chức năng của gia đình; Những nghi lễ gia đình. Từ đó nhằm thấy được sự phát triển và
biến đổi của gia đình người Hoa trong quá khứ trước đây cũng như khi sang định cư, sinh sống ở vùng
đất mới.
Các vấn đề đã được tác giả giải quyết hiệu quả theo hướng rộng, bao quát, cung cấp một góc nhìn
khá đầy đủ về gia đình. Việc sử dụng số liệu là khá phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tác giả đưa ra
nhiều bảng số liệu và sơ đồ nhằm làm dẫn chứng để phân tích và làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. Công
trình này có liên quan đến đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi ở mặt giáo dục gia đình, nói lên được
vai trò của gia đình để bảo tồn văn hóa truyền thống thông qua giáo dục lớp trẻ.


5

Như vậy, qua 3 đề tài mà chúng tôi đã tổng quan mỗi đề tài có một cách nhìn nhận, đánh giá và
giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Cùng là một vấn đề nghiên cứu về người Hoa nhưng trong
đề tài của mình chúng tôi sẽ có cách tiếp cận khác, giới hạn đến một địa điểm cụ thể, điển hình đó là giới
trẻ - sinh viên người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tiếp cận đề tài theo phương
pháp và lý thuyết của xã hội học, khác với hướng tiếp cận của những đề tài trên và trong toàn bộ đề tài
sẽ thể hiện điều đó.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu vấn đề bảo tồn văn hóa của giới trẻ người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay dưới sự giáo dục của gia đình.
3.2 Mục tiêu cụ thể
> Có những kết quả nghiên cứu ban đầu về nhận thức, thái độ và thực trạng bảo tồn văn hóa
của giới trẻ người Hoa.
> lìm hiểu sự tác động của gia đình đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa đối với giới trẻ người
Hoa, vai trò của giáo dục gia đình đặt trong bối cảnh tác động không ngừng của môi trường

xã hội.

4.

>

Một số ảnh hưởng của xã hội đến gia đình và bản thân giới trẻ.

>

Một số liên hệ chung đối với vấn đề giáo dục truyền thống cho giới trẻ hiện nay.

Nội dung nghiên cứu:
> Giới thiệu chung : Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa thành phố Hồ Chí Minh; Tim
hiểu chung về văn hóa người Hoa; Đặc điểm gia đình người Hoa.
>

Vai trò của giáo dục gia đình: Gia đình đã có những biện pháp giáo dục con cái trong

việc giữ gìn văn hóa người Hoa như thế nào, bắt đầu từ giai đoạn nào... Qua đó có những kết
luận về vai trò của gia đình.
Vấn đề bảo tồn văn hóa của giới trẻ người Hoa: Nhận thức thái độ của giới trẻ người

>

Hoa với văn hóa của cha ông họ trên tất cả các mặt: Ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội cộng
đồng..., sự tác động cũng như ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng và xã hội đến định hướng văn
hóa của họ.
> Các yếu tố tác động từ bên ngoài: Cộng đồng, bang hội, bạn bè, áp lực cuộc sống
>


Liên hệ với việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thời kỳ hội nhập: đâu là yếu tố cốt

lõi dẫn tới việc lơ là các giá trị truyền thống của giới trẻ? Tìm ra một mô hình


6

thích hợp trong việc giáo dục bản sắc văn hóa cho giới trẻ. Rút ra một số kinh nghiệm cho Việt
Nam trong quá trình giao lưu và hội nhập với văn hóa thế giới.
> Một số khuyến nghị
5.

Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng chủ yếu nhất là phương pháp phỏng vấn

sâu, mục đích:
> Tìm hiểu nhu cầu, thái độ của giới trẻ người Hoa về vấn đề bảo tồn văn hóa cũng như nhìn
nhận chung của họ về văn hóa cộng đồng.
> Tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục và lưu giữ những nét giá trị văn hóa truyền
thống.
> Những mối quan tâm chính của giới trẻ người Hoa hiện nay, một số biểu hiện về sự đứt đoạn
quá trình xã hội hóa với nền văn hóa của cha ông họ.
6. Cơ sở lý luận:
Với đề tài này chúng tôi sử dụng chủ yếu lý thuyết xã hội hóa và dựa vào lý thuyết này để xây
dựng khung phân tích cho toàn bộ đề tài, tuy nhiên trong khả năng của mình chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu
hai trong ba môi trường xã hội hóa cơ bản là gia đình và xã hội, còn nhả trường chúng tôi sẽ đề cập lồng
ở bên trong yếu tố xã hội, xem đó như một trong những yếu tố cơ bản thuộc về môi trường bên ngoài tác
động đến quá trình giáo dục truyền thống của gia đình cũng như việc bảo tồn văn hóa của thế hệ trẻ.
Nội dung cơ bản của lý thuyết xã hội hóa: Xã hội hóa là quá trình quá độ mà ở đó chúng ta có thể
tiếp nhận nền văn hóa xã hội nơi chúng ta được sinh ra - một quá trình chúng ta đạt được những đặc trưng

xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với xã hội. Quá trình xã hội hóa trải qua
3 giai đoạn: Gia đình, nhà trường và xã hội.
Với đề tài này chúng tôi muốn đề cập đến khía cạnh gia đình cũng như ảnh hưởng của gia đình
tới cá nhân dưới sự tác động của môi trường xã hội. Quá trình xã hội hóa của một người từ những năm
tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và hành vi khi đã lớn. Vì vậy, những
thành viên trong gia đình với tư cách là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân trong xã hội phải phụ thuộc
vào. Từ khi sinh ra và lớn lên bố mẹ và những người trong gia đình đã truyền đạt cho con cháu mình
những điều căn bản nhất cho tới những giá trị truyền thống từ đời này qua đời khác cùng những quy tắc,
cách xử sự. Từ đây, cá nhân tiếp thu và bảo tồn những giá trị đó. Là những người ly hương vì vậy gia
đình là nền tảng quan trọng


7

đặc biệt của tổ chức xã hội người Hoa ở đây nhằm gìn giữ và lưu truyền những giá trị tốt đẹp của quê
hương họ.
Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng thêm lý thuyết tiếp biến văn hóa để làm sáng tỏ thêm những phân tích
của mình( sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 5 và phần kết luận- khuyến nghị
7.

Khung phân tích:

8.

Đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu - Phạm vỉ nghiên cứu
> Đối tượng nghiên cứu: vấn đề bảo tồn văn hóa của giới trẻ người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay thông qua giáo dục trong gia đình


8


> Khách thể nghiên cứu: Giới trẻ người Hoa ( sinh viên người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh); Phương pháp giáo dục của gia đình người Hoa và vai trò của gia đình
> Phạm vi nghiên cứu :
+ 14 mẫu phỏng ran sâu ở Thành phố Hồ Chí Minh
+ Thời gian tiến hành: từ thángl 1/2008 tới tháng 4/2009
> Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu theo chỉ tiêu kết hợp mẫu tăng nhanh
9. Các khái niệm có liên quan
Khái niệm Văn hóa: Có rất nhiều hướng tiếp cận vãn hóa và mỗi một hướng tiếp cận đều có nhiều
khái niệm và nhiều cách định nghĩa văn hóa khác nhau. Song nhìn chung, tất cả những quan điểm này
đều có nhìn nhận chung đó là văn hóa là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo trong quá trình
sống và nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống. Trong khuôn khổ của đề tài này, nhóm đề tài chúng tôi
sử dụng định nghĩa văn hóa theo hướng tiếp cận của xã hội học xem văn hóa như là một tiểu hệ thống
của toàn bộ hệ thống - tiểu hệ thống văn hóa tinh thần, đó là định nghĩa của Abrơham Môlơ : "Văn hoả
là phương diện tinh thần của thế giới nhân tạo, là toàn bộ yếu tổ tỉnh thần ổn định cổ ở mỗi con người,
hoặc nhóm người, gẳn liền với cải gọi là "ký ức thế giới" hay "kỷ ức xã hội". Chủng được vật thể hoá
thành hiện vật vãn hoả và thành ngôn ngữ". Quan điểm này nhấn mạnh vào chiều cạnh thuộc phương
diện văn hóa tinh thần, bao gồm các lĩnh vực như: văn hoá - nghệ thuật, vui chơi giải trí, tôn giáo, tín
ngưỡng, lối sống, phong tục, tập quán v.v... và những phương diện thuộc về ứng xử của con người.
Khái niệm Phong tục: Toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong
quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục không
mang tính cố định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng không tuỳ tiện, nhất thời như
hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững. Phong tục là một bộ
phận của văn hoá, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, địa phương,
nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng. (1)
Khái niệm Tập quán: Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc
và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói
quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. Trong những



9

tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá. Tập quán hoặc xuất
hiện và định hình một cách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của
quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt.(2)
Khái niệm Lễ hội: Lễ hội bao gồm lễ và hội. Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu
hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người
trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt vãn hoá, tôn giáo, nghệ
thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình
yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở
của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ " nhân
khang, vật thịnh". Lễ hội là hoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. (3)
Khái niệm về Gia đình: Đứng dưới góc độ xã hội học, gia đình nằm trong phạm trù cộng đồng
xã hội với tư cách là một nhóm nhỏ xã hội đặc thù đồng thời như là một thiết chế xã hội. Nó đóng vai trò
quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người vì gia đình trở thảnh nơi hội tụ văn hóa, chọn lọc văn
hóa và sáng tạo văn hóa. Gia đình nằm trong cấu trúc xã hội và gắn bó chặt chẽ với toàn xã hội. Các chức
năng của gia đình: Chức năng sinh sản và tái sản xuất ra con người và xã hội; Sự xã hội hóa, chăm sóc
và giáo dục con cái; Chức năng kinh tế; Chức năng bảo đảm sự cân bằng tâm lý, thỏa mãn nhu cầu tình
cảm của các thành viên gia đình; Chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em (vai
trò của người phụ nữ). Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi nghiên cứu chủ yếu chức năng giáo dục - xã hội
hóa của gia đình.
10. Ý nghĩa của đề tài
10.1.

Ý nghĩa thực tiễn:
Cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về nhận thức, thái độ bảo tồn văn hóa Hoa của giới trẻ
người Hoa qua đó làm cơ sở cho các chính sách dân tộc, văn hóa đảm bảo sự thống nhất
trong đa dạng của rân hóa Việt Nam.
Liên hệ với thực tiễn công tác giáo dục truyền thống văn hóa đối với giới trẻ nói chung.


10.2.

Ý nghĩa lý luận:

- Góp phần làm phong phú cho hệ thống lý luận, cũng như các lý thuyết về vấn đề này.


10

- Là nguồn tài liệu mang tính tham khảo cho những người quan tâm về văn hóa, đặc biệt là văn
hóa người Hoa và những người sẽ tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực này

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGƯỜI HOA Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và văn hóa
Dân tộc Hoa là một trong 54 dân tộc của nước ta, nhưng quá trình hình thành cộng đồng người
Hoa có nhiều điểm khác biệt với các dân tộc còn lại, đây là kết quả của quá trình di dân khá lâu dài trong
lịch sử, trong quá trình di dân đó thì người Hoa sống rải đều trong các tỉnh thảnh của nước ta, nhưng tập
trung nhất là tại khu vực Đông Nam Bộ, và đông nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo cuộc tổng điều
tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999 thì số người Hoa sinh sống tại khu vực Đông Nam Bộ là 581.905
người, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là 428.768 (5)Quá trình di dân của người Hoa sang Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác có nhiều
nguyên nhân nhưng có nguyên nhân chính là do các cuộc chiến tranh trong lịch sử của Trung Quốc, như
khi cuộc đấu tranh của các lực lượng “ phản Thanh phục Minh” thất bại thì quân thất trận đã kéo quân
của mình sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, đó là vào năm 1679 chúa
Nguyễn đã cho phép Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch dẫn 3000 người phản Thanh phục Minh
vào sinh sống ở Đồng Nai Gia Định (6), hay gần đây hơn là trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật và cuộc
nội chiến thì cũng có một số nhỏm người Hoa đã di cư sang Việt Nam.

Sau khi di dân sang Việt Nam thì người Hoa chủ yếu sống tập trung lại tại các vùng, như ở thành
phố Hồ Chí Minh thì trước đây chủ yếu là xung quanh khu vực Chợ Lớn (7). Họ sống với tinh thần đoàn
kết, tương trợ, và sống khá hòa hợp với người Việt bản địa do có sự tương đồng rất lớn về văn hóa, người
Hoa ở Việt Nam phần lớn đến từ hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc, họ đến đây và
mang theo trong mình những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, như về lễ hội thì có tết Nguyên
tiêu, trang phục thì có áo sườn xám, cúng kiếng thì có cúng ông địa, về các nét văn hóa nghệ thuật thì có
hát Bội, Kinh Kịch .v.v. các nét


11

văn hóa này được người Việt bản địa tiếp nhận, dần dần những nét văn hóa này trở thành một bộ phận
của văn hóa địa phương, đồng thời người Hoa cũng đón nhận những nét văn hóa của cư dân bản địa để
tạo cho mình những nét văn hóa mới, phù hợp hơn với cuộc sống hiện tại.
1.2 Đặc điểm gia đình người Hoa
( Tài liệu tham khảo: Ngô Văn Lệ, Nguyễn Duy Bính, Người Hoa ở Nam Bộ, Nxb Đại học Quốc Gia
thành phố Hồ Chí Minh, 2005)
Gia đình người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm chủ yếu là gia đình nhỏ ( gồm hai thế hệ)
chiếm 75,9%, bên cạnh đó thì gia đình lớn ba thế hệ vẫn còn tồn tại, chiếm 24,2% , gia đình bốn thế hệ
còn nhưng rất hiếm (số liệu từ cuộc điều tra điền dã dân tộc học từ năm 1990 đến năm 1999 tại các tỉnh
Nam Bộ của Nguyễn Duy Bính).
Gia đình lớn: Gia đình lớn của người Hoa chủ yếu là gia đình 3 thế hệ, chỉ còn tồn tại một số ít
gia đình 4 thế hệ. Cơ cấu gia đình được xác định trên cơ sở phụ hệ, dòng họ được tính theo phía người
đàn ông. Vai trò của người đàn ông trong gia đình người Hoa là hết sức quan trọng. Trước đây, khi quan
niệm trọng nam khinh nữ còn bị coi nặng thì tài sản trong gia đình chỉ để lại cho con trai, người con trai
trưởng có vai trò quan trọng nhất vì phải chăm sóc cho cha mẹ, thờ tự tổ tiên... người con gái thì được
cho rằng sau khi lấy chồng thì là thành viên của gia đình nhà chồng nên không được hưởng thừa kế. Ngày
nay, quan niệm trọng nam khinh nữ đã dần được xóa bỏ, vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình
cũng được nâng cao hơn. Với điều kiện nhà ở, đất đai ngày nay, các gia đình lớn không có điều kiện để
tách riêng, do đó có nhiều gia đình lớn có số thành viên rất đông, tuy nhiên, cũng vì những khó khăn đó

nên không thể tồn tại những gia đình lớn kiểu truyền thống như trước kia với số thành viên lên tới hàng
trăm.
Gia đình nhỏ: gia đình nhỏ là kiểu gia đình tồn tại phổ biến của người Hoa hiện nay, trong gia
đình thông thường chỉ bao gồm cha mẹ và con cái. Việc gia đình nhỏ phát triển mạnh là xu hướng tất
yếu, nó giúp các gia đình tự lập về kinh tế, giúp người phụ nữ có được sự bình đẳng so với nam giới.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: trong gia đình người Hoa, tôn ti trật tự là vấn đề hết
sức quan trọng, người vai dưới luôn phải nghe lời người trên, người già có tiếng nói quyết định với mọi
công việc. Trước đây tiếng nói của người phụ nữ rất bị coi nhẹ, ngày nay, những quan niệm áp đặt cho
phụ nữ như tam tòng đã giảm đi nhiều, song vẫn còn tồn tại. Quan


12

hệ anh em trong gia đình cũng cũng được xây dựng thành những chuẩn mực, anh em phải đoàn kết, tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau, trong các ngày lễ gia đình như tết, giỗ chạp thì những thành viên trong gia đình
thường quây quần, tụ họp, tăng tình đoàn kết anh em.
Quan hệ gia đình với dòng họ: Dòng họ là đơn vị xã hội có vai trò hết sức quan trọng với người
Hoa. Người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh thường thành lập nên các bang hội, trong đó các bang hội
về khu vực sống là lớn nhất, sau đó là đến bang hội của các họ. Các họ của người Hoa ở thành phố Hồ
Chí Minh được hình thành do quá trình di cư, do đó hầu như các họ ở đây là từ một nhỏm nhỏ của các
họ lớn tại Trung Quốc, bởi vậy quy mô của họ không được lớn như tại Trung Quốc, trưởng họ thường
do con trai trưởng của dòng trưởng đảm nhiệm, tuy nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khi trưởng họ
lại do con trai dòng thứ làm, đó cũng do sự di dân tạo nên. Người Hoa ở đây cũng có ghi gia phả, tuy
nhiên chỉ là số ít, nguyên nhân là do cuộc sống trước đây không cố định, nay đây mai đó.

CHƯƠNG 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN cứu
Cuộc nghiên cứu tiến hành với khối lượng mẫu là 14 trường hợp người Hoa sinh ra và lớn lên tại
thành phố Hồ Chí Minh và cả 14 trường hợp đều là sinh viên. Phân tích thông tin từ 14 cuộc phỏng vấn
sâu, chúng tôi có những thông tin chung về đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau:

>

về giới tính bao gồm 7 nam và 7 nữ.

> Thông tin về ngành học bao gồm: 6 trường hợp bên ngành tự nhiên và 8 trường hợp bên xã hội.
Do đặc thù của phương pháp chọn mẫu tăng nhanh nên những sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi trải đều ở các trường: Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, đại học tự nhiên, y Phạm Ngọc
Thạch, Huílit trên địa bàn Thảnh phố Hồ Chí Minh.
>

về số thế hệ trong gia đình thì đa số là gia đình có 2 thế hệ( 11/14 trường hợp), còn lại là 3 thế

hệ. Trong đó có 9 gia đình thuần Hoa, 5 gia đình còn lại chỉ có bên nội là người Hoa, còn mẹ là người
Kinh
> Xét trong 14 mẫu nghiên cứu thì có 9 trường hợp thuộc nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, 5 trường
hợp thuộc nhỏm ngôn ngữ Tiều ( Triều Châu), về tôn giáo thì chỉ có 4 trường hợp là có theo đao Phât.


13

> Trong mẫu nghiên cứu có 9 trường hợp gia đình thuần Hoa thì có tới 7 trường hợp sống trong khu
người Hoa là chủ yếu, nghĩa là trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi thì tất cả các trường hợp sống gần
người Hoa đều là gia đình thuần Hoa, còn những gia đình có yếu tố lai Kinh thì sống hoàn toàn trong khu
phố của người Kinh.
> về thời gian gia đình sang Việt Nam thì có tới 11/14 trường hợp qua từ đời ông bà, tức là 3 đời; 2
trường hợp qua từ đời cha mẹ, đặc biệt có một trường hợp gia đình- dòng họ chuyển qua Việt Nam từ
thời nhà Thanh của Trung Quốc, tương ứng với thời Chúa Nguyễn của ta. Nguyên nhân gia đình chuyển
sang đây chủ yếu từ đời ông bà thì phần lớn cho rằng vì chiến tranh loạn lạc, các trường hợp nghiên cứu
chủ yếu chỉ nghe lại quá trình ông bà qua Việt Nam thông qua các câu chuyện do ông bà hay bố mẹ kể
lại.

Từ những thông tin ban đầu này đã đặt ra vấn đề đáng lưu ý là phải chăng những gia đình thuần
Hoa thì việc bảo lưu những giá trị văn hóa sẽ đầy đủ hơn những gia đình có mẹ là người Việt? Và phải
chăng các trường hợp học bên ngành xã hội sẽ bảo tồn tốt hơn? Thứ nữa, phải chăng yếu tố gia đình là
yếu tố quan trọng nhất?
CHƯƠNG 3
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH - TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN
3.1 về nguồn gốc dân tộc và gia đình
Nguồn gốc gia đình, dân tộc là một yếu tố hết sức quan trọng bởi một người muốn yêu phong
tục, ngôn ngữ của mình thì trước hết phải biết mình là ai và mình sinh ra từ đâu. Có thể nói việc nhận
thức rõ ràng nguồn gốc của mỗi người là cánh cửa tốt nhất để họ có thể giữ gìn và tiếp nối truyền thống
của cha ông.
Khi nói đến nguồn gốc của mình thì đa số người được phỏng vấn cho rằng họ có quan tâm nhưng
mức độ quan tâm hoàn toàn khác nhau. Thí dụ như ở trường hợp phỏng vấn sâu số 4 có trả lời: “ Nổi
chung là cỏ quan tâm nhưng không có nghĩa là muốn biết cặn kẽ quá, chỉ muốn biết sơ thôi”, Trường
hợp số 1: “Đôi khỉ cũng có nhưng công việc bận quá nên không cổ thời gian”, Trường hợp số 2:‘Tạỉ vỉ
những cái cội nguồn của mình là mình phải biết rõ thì mình mới có thể phát triển được”.
Ngược lại cũng có những trường hợp không muốn tìm hiểu hoặc tìm hiểu quá sâu nguồn gốc của
mình như trường hợp phỏng vấn sâu số 14: “ Ví dụ như một đời cần phải cổ gắng nhiều hơn một chút,
còn ở đây cũng khả nhiều đời rồi, với lại môi trường sống ở xung quanh


14

tôi cũng là người Việt... ”. Hay như trường hợp phỏng vấn sâu số 11 “ Không, tại vì cải đó xa quá rồi.
Quan trọng là nhớ được mình đến từ đâu mình là dân tộc gì, rồi bổ mẹ mình sao là được rồi chứ những
đời trước xa quá mình cũng không cần quan tâm, với lại cũng không còn liên lạc nữa nên mình nghĩ
không nhất thiết phải tìm hiểu quá sâu ” . Tức là bản thân đối tượng cảm thấy việc tìm hiểu về nguồn
gốc không còn cần thiết nữa, cũng trong bài phỏng vấn, đối tượng nhận định mình đã hiểu biết về nguồn
gốc gia đình “đủ rồi”, cũng không có nhu cầu tìm hiểu thêm.

Cũng trong câu hỏi về nguồn gốc gia đình - dân tộc thì có 10/14 người biết về nguồn gốc của gia
đình, chủ yếu là thời gian và nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc gia đình ly hương. Một điểm chung giữa
họ là không biết cặn kẽ quá trình di cư cũng như nguyên nhân rõ ràng gia đình sang Việt Nam, hầu hết
đều do nghe kể lại hoặc nghe nói một cách chung chung.
Tóm lại vấn đề nguồn gốc dân tộc - gia đình là vấn đề gây ra khá nhiều kiểu suy nghĩ khác nhau,
và suy cho cùng nó phụ thuộc khá nhiều vào khoảng cách thời gian và thế hệ. Vì các đối tượng trong
mẫu phỏng vấn sâu đa số sống trong gia đình 2 thế hệ( 11 trường hợp) trong khi nguồn gốc gia đình dân tộc là một vấn đề được cho là khá xa xôi đòi hỏi phải có sự lý giải từ thế hệ ông bà - những người
trực tiếp chứng kiến sự đổi thay của lịch sử. Bên cạnh đó, trường hợp sống trong gia đình 3 thế hệ lại rơi
vào trường hợp gia đình sống với bên ngoại là người Kinh, do đó cũng có một sự đứt đoạn trong việc
biết và nhớ những thông tin về nguồn gốc gia đình, vấn đề này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến ý thức giữ
gìn văn hóa của họ.
3.2 về phong tục tập quán
Chúng tôi đã phân loại kết quả thu thập về khả năng biết các phong tục tập quán của người Hoa
thành 3 mức: Không biết gì, biết tên và mô tả được một vài phong tục, biết rõ ràng nhiều phong tục
và ý nghĩa., thể hiện ở bảng sau:

Sống
Mức độ biết

tổng Giới tính

Ngành học

Gia đình thuần người Hoa hay
người Kinh

Hoa

Không biết gì
Biêt tên và mô tả được


gần

Tự



nhiên

hội



Không

Hoa

Kinh

14

Nam

nữ

1

1

0


1

0

0

1

0

1

9

5

4

4

5

5

4

4

5



15

một vài phong tục
Biết rõ ràng nhiều phong tục và
ý nghĩa

4

1

3

1

3

4

0

3

1

Bảng 7: Mức độ hiểu biết về phong tục tập quán của các bạn sinh viên người Hoa Có thể đưa ra
một nhận xét đại bộ phận giới trẻ người Hoa trong mẫu phỏng vấn của chúng tôi vẫn biết đến phong tục
tập quán của mình, dù ít dù nhiều. Trong số 14 người được phỏng vấn chỉ có 1 trường hợp không biết gì
( phỏng vấn sâu số 14), ta có thể giải thích điều này như sau: Đây là trường hợp người Hoa nhưng sinh

ra và lớn lên gần người Kinh, thế hệ bố mẹ đã bị lai giữa 2 dòng máu, 2 dân tộc cho nên việc biết về văn
hóa của mình có phần hạn chế hơn. Hơn nữa, môi trường tiếp xúc đã ảnh hưởng và tác động đến trường
hợp này buộc họ phải thích nghi với cộng đồng mà mình sinh sống.
Xét về khối ngành: giữa 2 khối ngành tự nhiên và xã hội cũng có sự khác biệt. Ở 2 mức độ biết
1 vài phong tục và biết rõ ràng nghiêng hẳn về phía xã hội (8/13). Do tính chất ngành học và môi trường
cũng ảnh hưởng đến việc biết và quan tâm đến phong tục tập quán của mình. Những trường hợp theo
khối ngành xã hội có xu hướng quan tâm đến văn hóa của mình nhiều hơn. Ví dụ trường hợp phỏng vấn
sâu số 5, số 11, 12.. đây là những trường hợp biết khá rõ các phong tục cũng như ý nghĩa của các phong
tục cộng đồng.
Những trường hợp sinh ra trong gia đình thuần Hoa so với gia đình không thuần Hoa cũng khác
biệt rất rõ ràng. Mức độ biết và quan tâm về phong tục tập quán nghiêng về phía trường hợp có gia đình
toàn là người Hoa, 9/14. Rõ ràng, họ có những thuận lợi, có điều kiện và không bị chi phối so với những
gia đình có mẹ là người Kinh. Ngoài ra theo lời kể của họ thì ngoài quan sát ở gia đình, cộng đồng thì
một điểm thuận lợi của các bạn theo học tiếng Hoa là trong chương trình học tiếng Hoa cũng có những
bài học về phong tục, lịch sử người Hoa, qua đó họ hiểu hơn về phong tục của cộng đồng mình.
Đánh giá về phong tục của cộng đồng, một số ý kiến của các bạn trẻ cho rằng phong tục ngày
nay đã có sự đơn giản dần, như trường hợp phỏng vấn sâu số 11 “Thay vì cách đây một đời, bổ mẹ mình
làm đám cưới, bên đàng trai sẽ sang bên đàng gái rồi sau khi mà chú rể gõ cửa xong không cho vô, mấy
bạn có dâu sẽ đứng ở trong đòi tiền lì xì mới cho vào, đưa tiền lì xì vô xong họ sẽ mở ra coi nếu ít quá
không chịu, phải đưa thêm mới cho cô dâu ra, cứ như vậy kì kéo, kéo qua kéo lại một lát mới được vô,
giờ mình thấy phong tục đổ không còn nữa, ít


16

lắm”. Tuy nhiên cũng có những gia đình vẫn bảo lưu các phong tục truyền thống trong đám cưới, thôi
nôi, đám ma..như các trường hợp phỏng vấn sâu số 3, số 13..
Ngoài ra có bạn còn không phân biệt được đâu là phong tục Hoa, đâu là phong tục Việt như
trường hợp phỏng vấn sâu số 14 " nhưng cũng không phân biệt được đâu là của người Việt đâu là của
người Hoa ”, “Trung thu lúc trước chỉ có người Hoa, giờ người Việt cũng cổ, chi có một sổ đặc trưng

của người Hoa người Việt chưa có như một sổ món ăn người Hoa, hai là cái loại bánh của người Tiều,
người Việt không ăn, như bánh long phụng của người Quảng người Việt cũng cỏ rồi đỏ”( phỏng vấn sâu
số 11), đa số các bạn cho rằng cộng đồng người Hoa sang Việt Nam cũng khá lâu, do đó có sự ảnh hưởng
nhất định giữa hai cộng đồng Hoa- Kinh, cũng không ít trường hợp có sự ảnh hưởng của phong tục Hoa
tới người Kinh ‘THỈ CÓ 1 người bạn đi du học rồi, là người Việt nhưng phong tục của nhà đổ giống hệt
như người Hoa luôn . Những ngày cúng kiếng hay sinh nhật ông bà gì đỏ thì giống hệt người Hoa . Mẹ
nỏ cũng dùng tiếng Hoa nói chuyện cùng với tiếng Việt luôn ” ( phỏng vấn sâu số 12)
Tóm lại việc các bạn trẻ có biết hay không về phong tục tập quán phụ thuộc rất nhiều vào bản
thân gia đình và môi trường sống xung quanh, trong đó yếu tố gia đình là yếu tố quan trọng nhất. Thực
tế gia đình là nơi diễn ra các phong tục, đồng thời cũng là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống, từ đây các
cá nhân sẽ quan sát và thực hiện theo. Vì tính chất “không tuỳ tiện, nhất thời như hoạt động sống thường
ngày”, “tương đối bền vững” mà phong tục tập quán nếu hiện hữu trong các gia đình như một chuẩn mực
phải tuân theo sẽ giúp cho mỗi cá nhân thấm nhuần, qua đó giữ gìn các giá trị truyền thống một cách tốt
hơn.
3.3 về các lễ hội của cộng đồng và nghỉ lễ gia đình Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng
đồng giúp gắn kết con người với nhau, mang đậm yếu tố truyền thống. Đó còn là sự kết nối giữa hiện tại
và quá khứ. Đối với cộng đồng sống xa quê hương như người Hoa thì lễ hội càng có ý nghĩa quan trọng,
nó giúp tái hiện lại những hình ảnh thuộc về ngày xưa, về cái nôi văn hóa của cha ông họ. Có thể nói
cùng với gia đình, lễ hội cộng đồng là môi trường nuôi dưỡng ý thức văn hóa cho mỗi cá nhân.
Có 9 trường hợp phỏng vấn sâu cho rằng họ có quan tâm đến lễ hội. Nhưng khi được hỏi về mức
độ tham gia thì lại chỉ có 2 trường hợp ở mức độ thường xuyên và còn lại là thỉnh thoảng. Vậy là có
những trường hợp có tham gia nhưng không quan tâm, tham gia lễ hội vì nhiều mục đích khác nhau. Do
bạn bè rủ hay muốn giải trí, hay coi đó như một công việc phải làm.Ví dụ như trường hợp phỏng vấn sâu
số 1: “Tại vì từ nhỏ tới lớn lúc nào cũng đi rồi nên


17

cũng chẳng thấy cỏ gì đặc biệt hết á. Cứ như là một việc phải làm trong dịp đó thôi” . Và trường hợp số
3: “7ef nguyên tiêu thì không, bữa đó nhằm bữa đi học thì đâu đi được. Tối thì tham gia thôi Bên cạnh

đó cũng có trường hợp quan tâm nhưng ít có điều kiện tham gia ứng với 8 trường hợp chỉ tham gia thỉnh
thoảng. Giải thích cho vấn đề này, một số bạn cho rằng họ không có thời gian vì bận rộn học tập, làm
việc, số khác cho rằng họ chỉ tham gia khi thực sự rảnh.
Nhận xét về lễ hội, nhiều bạn cho rằng lễ hội bây giờ đang có những thay đổi về nhiều mặt, như
trường hợp của PVS số 11 cho rằng: “Có một sổ lễ hội của riêng dân tộc, bên đây không được tổ chức,
mà mình coi Tivi, khi người Hoa có lễ gì họ tổ chức rất rầm rộ, chung tay nhau tổ chức nhưng bên đây
mình thấy có nhung không mạnh mẽ như bên kia, mờ nhạt lắm, mình có cảm giác không có sự tồn tại của
lễ hội đó Hay như trường hợp phỏng vấn sâu số 13: “ số lượng trò chơi không phổ biến” và “ sống cộng
cư người Việt (...) bị ảnh hưởng người Việt cũng nhiều”. Đây cũng là một trong những lý do khiến sự
tham gia của các bạn trẻ ngừơi Hoa đến lễ hội không nhiều vì chưa tạo được sự hứng thú và khác biệt
cho họ.
Nội dung mà các bạn thích tham gia trong lễ hội thường là ca nhạc, múa lân., trong đó múa lân
với những nét đặc sắc riêng và tính phổ biến trong cả cộng đồng người Việt nên có sức hấp dẫn cao với
các bạn. Còn những trò chơi dân gian của cộng đồng thường ít được các bạn biết đến hơn, như nhận xét
của bạn nam ở trường hợp phỏng vấn sâu số 13 ở trên.
Có thể thấy thêm một điều là, sự quan tâm của những bạn sinh ra trong gia đình thuần Hoa và
sống trong cộng đồng người Hoa vẫn chiếm ưu thế. Vỉ họ có điều kiện hòa nhập với cộng đồng của mình
trong những ngày tổ chức lễ hội, và sự tham gia mang tính liên tục, thuận lợi hơn so với những người
sống tách biệt ra khỏi cộng đồng.
về sự quan tâm thì khối ngành xã hội vẫn lớn hơn các bạn bên tự nhiên rất nhiều khi các bạn bên
xã hội chiếm 7/9 trường hợp, một lần nữa lại được lý giải do tính chất ngành học của họ.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng mang tính rộng rãi, là một kênh cung cấp thông tin sinh
động và khá hiệu quả, tuy nhiên giữa bối cảnh xã hội hiện nay khi các áp lực về công việc, học tập nặng
nề cũng như sự phủ sóng rộng khắp của các phương tiện truyền thông đại chúng đã làm cho một bộ phận
giới trẻ giảm đi sự quan tâm đến lễ hội, vô hình chung sợi dây ràng buộc với cộng đồng cũng giảm đáng
kể. Đây chính là một trong những khó khăn của công tác bảo tồn văn hóa.


18


3.4 Quan niệm về hôn nhân
Có thể xét ở khía cạnh định hướng sinh con, việc so đôi tuổi trong hôn nhân, nghi thức đám cưới
và xu hướng kết hôn với người Hoa hay người Việt.
Trọng nam khinh nữ là một trong những nhân tố tồn tại khá vững chắc ở các nước phương Đông,
trong đó Trung Quốc là cái nôi của Nho giáo nên vấn đề này là không thể tránh khỏi.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi: " Sau này lập gia đình thì bạn có thích sinh con trai không
?” và đã nhận được 3 ý kiến trả lời là có: “không phải vì trọng nam khinh nữ nhưng thích sinh con trai
vì “làm con trai thì đỡ khổ hơn ”, và “con trai thì có thể gánh vác công việc và làm trụ cột”. Bên cạnh
đó cũng có cách giải thích bắt nguồn từ quan niệm “ nối dõi tông đường” như trường hợp PVS số 5: “Em
thấy nó cũng quan trọng đó chị tại vì người Hoa có quan niệm sinh con trai để nổi dõi tông đường đó chị
nên nhà nào cũng bắt phải, cũng không phải là bắt, nhưng mà có thì tốt ”. Cả 3 trường hợp trên đều
không được sự định hướng từ gia đình trong khi 4 trường hợp được gia đình định hướng lại không thích
sinh con trai. Điều này chứng tỏ rằng với đa số các bạn trẻ trong mẫu phỏng vấn sâu thì vấn đề sinh con
trai hay con gái không còn đặt nặng nữa. Hơn nữa, ngay cả đối với những người thích sinh con trai thì
cũng không phải bắt nguồn từ quan niệm trọng nam khinh nữ ở chính họ mà đơn thuần là vì họ cảm nhận
được địa vị của nam giới từ phía chuẩn mực chung của cộng đồng vốn dĩ còn tồn tại vấn đề trọng nam
khinh nữ. Tóm lại là quan điểm vẫn mang tính kế thừa từ cộng đồng.
Với câu hỏi “Sau này kết hôn thì bạn có so đôi tuổi không? ” : có 7 trường hợp trả lời là có, các
bạn trẻ cho rằng họ thường nhìn thấy những người trong gia đình họ và cộng đồng làm như vậy, phải đi
coi tuổi trước hôn nhân để tránh rủi ro, có một trường hợp còn cho rằng “nếu không hợp tuổi thì còn lâu
mới lấy”( trường hợp phỏng vấn sâu số 1), họ thấy việc đi coi tuổi của gia đình và cộng đồng mình cũng
có lý: “Thường thường người ta nói đủng như là số này thì không hạp với con này, tuổi này làm ăn không
có hạp, mà làm ăn một cải là không tốt. Rồi người Hoa cỏ cái rất kỵ là lẩy người cùng tuổi, giống như là
tuổi con rồng tốt nhất là không nên lẩy tuổi con rồng, nhiều người không tin nhưng cái đó là mình tin”
(trường hợp phỏng vấn sâu số 11). Những trường hợp còn lại không trả lời là có nhưng cũng không khẳng
định là không mà chỉ nói rằng “không quan trọng lắm, coi cũng được, không coi cũng được”, so với


19


định hứơng của gia đình trong việc so đôi tuổi là 9 truờng hợp, ta thấy được sự ảnh hưởng từ gia đình
đến quan điểm của các bạn trẻ là không ít. Trong số 7 trường hợp thì bên khối ngành xã hội là 5 lựa chọn,
bên nữ là 5 lựa chọn và thuần Hoa là 5 lựa chọn, và cũng là 5 lựa chọn đối với những trường hợp ở khu
phố người Hoa, rõ ràng có một ưu thế nhất định trong việc quyết định so đôi tuổi của các bạn trẻ ngừoi
Hoa ở các gia đình thuần Hoa, các bạn thuộc khối ngành xã hội và những bạn sống trong khu phố người
Hoa. Như vậy ta thấy rằng những gia đình thuần Hoa và những gia đình ở khu phố của người Hoa thì vấn
đề so đôi tuổi vẫn còn khá phổ biến và đặt nặng hơn so với những gia đình không thuần Hoa và những
gia đình ở bên khu phố người Việt, như dẫn chứng sau của trường hợp PVS số 12: “ Vỉ'người Hoa quan
niệm đưa 1 người về nhà ảnh hưởng như thế nào đến chuyện làm ăn của gia đình , chuyện hòa thuận của
gia đình". Rõ ràng, vấn đề cưới xin của người Hoa được nhìn nhận là một sự kiện rất quan trọng, mà so
đôi tuổi là thao tác đầu tiên không thể thiếu, quan niệm này có một sự ảnh hưởng nhất định tới thế hệ trẻ
và nhiều người đã tin vào thủ tục này như một điều tối cần thiết cho việc bắt đầu một cuộc sống mới.
Với câu hỏi “Bạn muốn cưới một người Hoa hay người Việt? ” : có 6 trường hợp muốn cưới
người Hoa, đa số các bạn lý giải nguyên nhân là “do cùng nguồn gốc với nhau, dễ nói chuyện hom, hiểu
về nhau hơn, có trường hợp lấy người Hoa để không bị mất gốc’’ như câu trả lời phỏng vấn của 1 bạn nữ
như sau: “khỉ mình nói chuyện với một người Hoa mình cỏ cảm giác là thân thuộc lắm, làm như là cùng
nguồn gốc với mình hay sao đó mà rất thân thuộc, mình nói ra người ta hiểu liền”, (trường hợp phỏng
vấn sâu số 12) hay “Theo ỷ riêng của mình là mình vẫn muốn chọn một người Hoa vì người Hoa dễ nói
chuyên hơn. về nhà mình nói chuyên tiếng Quảng, giống như chị mà quen anh mình đó, về nhà mình chơi
mọi người nói tiếng Quảng, chị đỏ không hiểu gì đâu ”. (trường hợp phỏng vấn sâu số 9). Trong đó định
hướng của gia đình lấy người Hoa là 6 trường hợp, như vậy ta thấy rằng ảnh hưởng của gia đình cũng
không phải nhỏ, như lời của 1 bạn nữ như sau: “Mẹ mình thì rất là thoải mái, người nào cũng được, nói
chung bổ mẹ mình từ trước tới giờ không có áp đặt cải gì quả cho con mình. Con thích lấy người nước
nào cũng được, nhưng vẫn thích mình làm sao giữ được cái gốc của mình." ( trường hợp phỏng vấn sâu
số 11). Bên cạnh đó, có trường hợp bạn trẻ nhận thấy họ đang “dần dần bị mất cái gốc Hoa”, nên họ mong
muốn cưới một người vợ Hoa, bởi vì “ Lối sống của mình từ xưa đến giờ bị ảnh hưởng văn hóa Việt
nhiều nên bây giờ muốn sống theo văn hóa người Hoa cũng khó, đó cũng là lý do em muốn cứơi vợ người
Hoa, vì như vậy



20

thì lối sống của em sẽ thay đổi một chủt”( Trường hợp phỏng vấn sâu số 13). Có những trường hợp các
bạn không được sự định hướng của gia đình trong việc lựa chọn người bạn đời cho mình, nhưng chủ quan
các bạn vẫn mong muốn cưới người Hoa, và ngược lại, cũng có bạn quan niệm tùy duyên số trong khi
với gia đình họ, kết hôn với người Hoa là bắt buộc . Rõ ràng ở đây yếu tố mong muốn và nhận thức của
chính các bạn trẻ mới là yếu tố quyết định..
Với câu hỏi " Bạn chọn đám cưới theo nghỉ thức nào? Có 4 bạn chọn theo nghi thức hiện đại, 2
bạn muốn chọn theo nghi thức truyền thống ( của người Hoa) và 3 bạn muốn vừa truyền thống vừa hiện
đại. Các bạn chọn nghi thức hiện đại vì các bạn cho rằng thời đại ngày nay đã tiến bộ hơn nhiều cho nên
muốn làm sao cho thật đơn giản, không quá cầu kì, rắc rối, như câu trả lời của 1 bạn nam như sau: “ bản
thân tui muốn càng tiết kiệm càng tốt theo kiều phương tây á, chào dòng họ xong, 2 người đi hưởng tuần
trăng mật. Nhưng mà ba mẹ không cho, ba mẹ nói là phải phong tục của người Hoa nhất thiết phải giữ
lại, nói đúng hơn là thể diện của dòng họ luôn , bắt buộc phải có” (trường hợp phỏng vấn sâu số 12). Có
1 trường hợp nữ thì bạn nghĩ rằng bạn muốn làm theo nghi thức hiện đại vì làm theo các bước của phong
tục truyền thống rất cầu kỳ, như thủ tục” chặn cửa có thể bỏ qua giờ tốt” nhưng vẫn phải theo gia đình:
“biểt là rất khó bời vì bố mẹ cũng là người thế hệ trước họ không dễ chấp nhận điều đó. Tại vì chữ hiếu
làm đầu mà, đâu có thể làm theo ý kiến của mình được” ( phỏng vấn sâu số 11). Lưu ý rằng cả hai trường
hợp đã dẫn đều rơi vào các đối tượng thuần Hoa được định hướng và bắt buộc rất kỹ vấn đề hôn nhân
theo truyền thống nhưng bản thân họ vẫn có những đánh giá và mong muốn của mình, đó là đơn giản và
nhẹ nhàng. Tuy nhiên sự quyết định của gia đình trong trường hợp này vẫn là trên hết.
Đối với 2 trường hợp chọn theo nghi thức truyền thống, các bạn giải thích là vì gia đình trước
đến giờ luôn làm như vậy, nên các bạn cũng phải làm theo nghi thức của gia đình : “đám cưới thì làm
đủng theo phong tục của người Hoa, bên nội lúc nào cũng vậy ” (trường hợp phỏng vấn sâu số 1), 3
trường hợp chọn đám cưới theo nghi thức vừa hiện đại vừa truyền thống “ sảng tới chiều chắc chắn phải
là truyền thống rồi, vì tới phải kéo cửa, rồi xin vô, rồi mời trà, rồi tối lên nhà hàng, đó là hiện đại rồi”
(trường hợp phỏng vấn sâu số 9) và cuối cùng ý kiến của các trường hợp nói chung vẫn là: “sẽ cỏ một
chút truyền thong ở trong đó. Cái gì cẩn truyền thong thì sẽ truyến thống, cái gì cần hiện đại phải hiện
đại ” (Trường hợp phỏng vấn sâu số 11)..”.



21

Tóm lại, đối với những sự kiện mang tính chất trọng đại như cưới xin thì các bạn trẻ người Hoa
thường có xu hướng nghe theo sự xếp đặt của gia đình dù bản thân họ có những mong muốn riêng. Điều
này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của các gia đình xem trọng truyền thống và sự trật tự. Bên cạnh đó,
với những đối tượng càng hiểu rõ về phong tục cưới xin theo đúng phong cách truyền thống Hoa thì càng
có xu hướng mong muốn tổ chức đám cưới đơn giản không rườm rà, bởi một phần họ cũng nhận thức
được tính “nhiều lễ” (PVS số 1) trong phong tục người Hoa, nhất là đám cưới.
3.5 về bang hội và các tỗ chức xã hội khác của ngưòi Hoa Ở phương diện này nhóm đề tài
chủ yếu xem xét sự nhận biết, sự tham gia bang hội và các tổ chức xã hội cũng như kênh thông tin tiếp
cận chính của họ.
Biết về Bang hội và các tổ chức xã hội khác của người Hoa: trong 14 trường hợp được hỏi thì có
10 trường hợp cho rằng mình có biết hoặc có nghe qua về các bang, hội cũng như tổ chức của người Hoa,
đa số các bạn cho rằng các tổ chức đó do người Hoa thành lập để giúp đỡ những người trong cộng đồng
của mình và tổ chức những buổi gặp mặt - sinh hoạt, trong đó thì có cả những hội của dòng họ như họ
Trần, họ Quan: như câu trả lời của 1 bạn nữ về mục đích tham gia hội như sau: “thứ nhất là gặp đồng
hương, thứ 2 là tham gia cải công tác từ thiện với lại một sổ chương trình đi du lịch cũng có ”(trường
hợp phỏng vấn sâu số 1). Khi được hỏi là các bạn biết thông tin từ đâu thì chủ yếu là biết từ cộng đồng,
bạn bè và gia đình, ngoài ra là tự tìm hiểu. Như vậy ta thấy được cộng đồng xã hội có một vai trò nhất
định đối với việc cung cấp thông tin và bên cạnh đó, gia đình cũng có vai trò như một nhân tố định hướng,
như trường hợp phỏng vấn sâu số 12, bản thân đối tượng vào hội quán Sùng Chính là do gia đình có ông
nội tham gia, và riêng chủ thể cũng ý thức tự tìm hiểu để hiểu sâu sắc hơn về cộng đồng của mình.
Khi chúng tôi hỏi “ Bạn có tham gia bang hội và các tổ chức khác của người Hoa không?”
thì có tổng cộng 5 trường hợp trả lời có. Một điều có thể thấy rằng đa số các bạn nam chiếm ưu thế trong
việc tham gia bang hội và các tổ chức xã hội của người Hoa như hội quán Sùng Chính, Ban công tác
người Hoa quận 5... Một điểm khá thú vị là khi nói đến vấn đề này thì những trường hợp học khối xã hội,
những trường hợp thuần Hoa và những bạn sống chủ yếu gần người Hoa không còn chiếm ưu thế mà cái
quyết định trong trường hợp này là sự tham gia hoặc định hướng của gia đình ở vấn đề bang hội. Khi hỏi
lý do vì sao các bạn không tham gia bang hội thì đa số các bạn trả lời rằng vì không có thời gian, các bạn

còn đi học, và đa


22

số những người tham gia vào bang hội là những người làm ăn buôn bán lớn và đa số người lớn tham gia.
Cũng có một số trường hợp các bạn muốn tham gia vào các tổ chức của người Hoa như hội họ nhưng
không thể tìm ra ở đâu có hội họ của mình như trường hợp phỏng vấn sâu số 13, 11.
Tóm lại, bang hội và một số tổ chức của người Hoa là những đơn vị không mang tính tổ chức đại
trà mà hoạt động theo các tôn chỉ và nguyên tắc riêng. Do đó đôi lúc ít người biết đến và có thể tham gia
được. Có một điều rút ra từ mẫu phỏng vấn sâu của đề tài này là, những người tham gia bang hội và các
tổ chức xã hội khác của người Hoa thì có xu hướng biết và giữ gìn vãn hóa tốt hơn vì suy cho cùng ngoài
mục đích hoạt động kinh tế- xã hội thì bang hội và các tổ chức xã hội khác của người Hoa còn là phương
tiện để bảo tồn văn hóa tốt hơn. Ngoài ra, khâu định hướng từ gia đình cũng hết sức quan trọng.
3.6 về ngôn ngữ
Ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là phương tiện để
con người giao tiếp với nhau, để trao đổi, hiểu và gần nhau hơn. Ngôn ngữ được xem là thành phần tinh
túy, linh hồn của nền văn hóa.
Ở đây chúng tôi dựa trên mẫu nghiên cứu phân tích những vấn đề của ngôn ngữ như: Biết loại
tiếng Hoa nào( tiếng Hoa phổ thông hay tiếng Hoa địa phương), mức độ nói và viết tiếng Hoa, mục đích
học tiếng Hoa.

3.6.1 Biết loại tiếng Hoa nào
Sống gần người

Tiêu

Nội dung

Biết


Chỉ biết tiếng Hoa địa

loại

phương

tiếng

Chỉ biêt tiêng Hoa phổ

Hoa

thông
Biết cả hai loại trên

nào

thuần Hoa

Tổng

chí

Hoa hay người

Gia đình

Ngành học


Kinh

Tự



nhiên

hội



Không

Hoa

Kinh

14

6

8

9

5

7


7

2

2

0

1

1

0

2

0

0

0

0

0

0

0


10

3

7

8

2

6

4


23

Không biêt

2

1

1

0

2

1


1

Bảng 8: Loại ngôn ngữ tiếng Hoa biết ( địa phương hay phổ thông)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng trong 14 trường hợp phỏng vấn sâu thì có 12 trường hợp biết
tiếng Hoa, trong đó có 10 người biết cả tiếng Hoa phổ thông và tiếng Hoa địa phương. Điều này cũng có
nghĩa là hầu hết các trường hợp biết tiếng Hoa đều biết tiếng phổ thông và tất cả những trường hợp biết
tiếng phổ thông đều biết tiếng Hoa địa phương.
Bảng 8 còn cho thấy có 9/9 trường hợp thuộc gia đình thuần Hoa biết tiếng Hoa và hầu hết đều
biết cả hai loại là tiếng Hoa phổ thông và tiếng Hoa địa phương trong khi 2 trường hợp không biết tiếng
Hoa lại rơi vào gia đình có mẹ là người Kinh.
Một điều có thể thấy thêm nữa là trong tổng số 10 trường hợp biết cả hai loại tiếng Hoa phổ thông
và địa phương thì tới 7 trường hợp thuộc khối ngành xã hội, điều này cũng đồng nghĩa với việc tất cả
những người biết tiếng Hoa ở khối xã hội trong mẫu phỏng vấn đều biết tiếng Hoa phổ thông. Cũng như
cách lý giải thông thường thì những người thuộc khối ngành xã hội có điều kiện sử dụng tiếng Hoa nhiều
hơn, qua đó nâng cao được vốn tiếng Hoa của mình. Hơn nữa nếu xét theo mục đích học tiếng Hoa của
đối tượng thì 6 trường hợp lựa chọn vì mục đích đi làm có đến 5 trường hợp thuộc khối ngành xã hội. Điều
đó một phần giải thích cho lý do vì sao tỷ lệ biết cả 2 loại tiếng Hoa mà nhấn mạnh ở đây là việc biết tiếng
Hoa phổ thông của khối ngành xã hội cao hơn tỷ lệ của khối ngành tự nhiên.
Một điều khá thú vị ở bảng trên có thể nhận thấy là hai trường hợp chỉ biết tiếng Hoa

địa phương lại sống xung quanh chủ yếu là người Kinh. Nghĩa là môi trường sống xung quanh không ảnh
hưởng lớn đến cá nhân trong việc giao tiếp. Điều này nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố gia đình, chủ yếu
là sự định hướng về ngôn ngữ cho con cái của gia đình và một phần của ý thức bản thân.

3.6.2 Mức độ nói tiếng Hoa:
Chúng tôi đã chia khả năng giao tiếp bằng tiếng Hoa ra 3 mức: giao tiếp được( có thể giao tiếp
như tiếng Việt), nói được vài câu đơn giản như chào hỏi, yêu cầu., và không thể giao tiếp được (chỉ nói
được vài từ đơn giản nhưng không ráp lại được thành câu). Ket quả cho thấy có 12 trường hợp đáp ứng
được ở mức độ giao tiếp được và 2 trường hợp chia đều cho 2 loại mức độ còn lại. Một vấn đề có thể nhìn

thấy được là khả năng giao tiếp với gia đình, cộng đồng phụ thuộc chủ yếu vào việc đối tượng có biết sử
dụng tiếng Hoa địa phương chứ không phụ thuộc vào việc biết tiếng Hoa phổ thông.


24

Có 7/8 trường hợp thuộc khối ngành xã hội và 9/9 trường hợp thuần Hoa giao tiếp được một lần
nữa cho thấy sự ưu trội của yếu tố thuần Hoa và khối ngành xã hội.
❖ Viết chữ Hán:
Trong số 10 trường hợp biết tiếng phổ thông ở trên thì có 7 trường hợp viết được lưu loát và diễn
đạt được cảm xúc, 1 trường hợp không viết gì. Chữ Hán hầu như đều được các bạn đánh giá là khó vì có
rất nhiều bộ, nhiều nét phải học thuộc. Đối với các bạn học chữ Hán là một quá trình rèn luyện và phải
thường xuyên tiếp xúc. Ngoài ra, do không sử dụng thường xuyên và thông dụng như tiếng Việt nên việc
ít người viết được lưu loát là điều dễ hiểu.
Trong số 7 trường hợp viết được lưu loát thì hết 6 trường hợp học khối ngành xã hội và 7 trường
hợp thuộc gia đình thuần Hoa. Yếu tố giới tính và việc sống chủ yếu gần người Hoa hay người Kinh là
không ảnh hưởng.
3.6.3 Mục đích học tiếng Hoa :
Dựa vào bảng dưới đây ta có thể thấy nổi bật nhất là mục đích giao tiếp với cộng đồng khi có đến
9 / 1 4 trường hợp lựa chọn, trong đó có 7/8 trường hợp thuộc khối ngành xã hội, 2/6 trường hợp là thuộc
khối ngành tự nhiên. Như vậy là mục đích giao tiếp chiếm ưu thế tuy nhiên lại có một điều đáng lưu ý là
chỉ có 3 trường hợp sống gần người Hoa và lại có đến 6 trường hợp với mục đích học là để giao tiếp với
cộng đồng là sống gần người Kinh. Điều này có thể cho thấy là tuy ở gần người Kinh nhưng như cầu giao
tiếp với cộng đồng người Hoa của các bạn trẻ này là rất cao trong khi đó các bạn ở gần người Hoa thì
việc giao tiếp với cộng đồng là chuyện hằng ngày, bình thường nên không được đề cập đến, hơn nữa việc
giao tiếp trong cộng đồng người Hoa chủ yếu là sử dụng tiếng Hoa địa phương.
Mục đích được đề cập nhiều sau mục đích giao tiếp là mục đích đi làm, có 6/14 trường hợp đã
trả lời trong đó có đến 5 trường hợp là thuộc khối ngành xã hội, chỉ có 1 trường hợp là thuộc khối ngành
tự nhiên. Vì tính chất ngành nghề, khối ngành xã hội có liên quan đến việc sử dụng tiếng Hoa trong công
việc nhiều hơn so với khối ngành tự nhiên. Và tất cả 6 trường hợp đó đều thuộc gia đình thuần Hoa. Hầu

hết những bạn sinh ra trong gia đình thuần Hoa đều có xu hướng chọn công việc có liên quan đến tiếng
Hoa, sử dụng tiếng Hoa như một lợi thế, một phương tiện phục vụ cho công việc sau này. Bản thân họ
nhận thấy lợi thế của chính mình vì từ nhỏ đã biết tiếng Hoa. Ở một phương diện nào đó thì khả năng
giao tiếp được với người Hoa cũng chính là phương tiện để đi làm. Hay nói cách khác mục đích giao tiếp
đã bao hàm mục đích đi làm.


25

Học tiếng Hoa vì để giữ gìn văn hóa cũng được các bạn đề cập đến, 5/14 trường hợp trả lời. Tuy nhiên,
ta có thể nhận thấy rằng mục đích đi học tiếng Hoa để giữ gìn văn hóa không
phải là mục đích chính được nhắc tới đầu tiên của các đối tượng trên. Cũng như vì là người Hoa nên phải
đi học tiếng Hoa hầu như chỉ có 1/14 trường hợp đề cập đến.
Sống
Giới tính

Ngành học

Gia đình thuần người Hoa hay
người Việt

Hoa
Tiêu chí

Nội dung

gần

Tổng
Tự




nhiên

hội



Không

Hoa

Việt

Nam

Nữ

7

7

6

8

9

5


7

7

5

3

2

3

2

3

2

2

3

6

3

3

1


5

6

0

2

4

ông bà cha mẹ 4

2

2

3

1

3

1

3

1

4


2

2

0

4

3

1

1

3

9

4

5

2

7

6

3


3

6

2

2

2

2

2

2

Giữ gìn văn hóa
Đi làm
Làm hài lòng

Biết nhiều ngôn
Mục đích học
tiếng Hoa
(mỗi người có
nhiều phương

ngữ, biết thêm
kiến thức


Giao tiếp với
cộng đồng

án)
2

Là phương tiện
để đi du học

Vì là người Hoa

Theo
trào

phong

4

2

1

1

0

1

0


0

1

1

0

1

0

1

0

1

0

1

1

0


×