Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ tài Bản chất của tư bản là gì? Bản chất đó có thay đổi trong điều kiện hiện nay hay không? Vì sao?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.59 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI
Bản chất của tư bản là gì? Bản chất đó có thay
đổi trong điều kiện hiện nay hay không? Vì sao?
BÀI LÀM
Bản chất của tư bản là gì?
Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao
động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu
sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất
trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó
trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột người
làm thuê. Khi chế độ tư bản bị xóa bỏ thì tư liệu sản xuất không
còn là tư bản nữa. Như vậy, tư bản không phải là một vật, mà là
một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người với người trong
quá trình sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong lịch sử.
Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định
nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng
cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Như
vậy, bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà
trong đó giai cấp tư sản đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân
sáng tạo ra. Hay bản chất của tư bản là bóc lột sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra để làm giàu cho bản thân tư bản.
Về bản chất bóc lột này, chúng ta cứ tự tin nói, vì đã có các số
liệu dẫn chứng, Mác và nhiều người ở nhiều thế hệ khác nhau đã
có các quá trình nghiên cứu, và đều đưa ra kết luận chung về bản
chất bóc lột của tư bản.
Vào thế kỷ XVI, mầm mống tư bản ra đời, nó tràn đầy ánh hào
quang và vô cùng mới lạ đối với công nhân, nhưng sau đó không
lâu tư bản đã lộ rõ bản chất bóc lột của mình. Người đã vạch trần
bản chất của tư bản thời bấy giờ là ông Thomas More( 14781535). Thomas More sinh năm 1478 trong một gia đình trí thức
ở Luân Đôn, Anh. Ông đã được hưởng một nền giáo dục tốt, Ông
tự rèn luyện trở thành một nhà trí thức xuất sắc. Ông làm tới chức


tể tướng. Ông hi vọng sẽ tác động vào những chính sách lớn của
nhà vua theo hướng nhân đạo. Nhưng ước muốn của ông do chế độ
phong kiến độc tài đã trở thành đối lập với nhà vua. Ông viết nhiều

1


công trình, bản luận để nói lên bản chất của tư bản, tiêu biểu có tác
phẩm UTOPIA- cuốn sách về tư bản nước Anh ở thế kỷ XVI.
Cuốn sách tố cáo sự bóc lột dã man của tư bản Anh đối với
người lao động và sự cực khổ, bất công đối với người dân lao động
Anh phải gánh chịu lúc bấy giờ. T. More chỉ ra hai tội lớn của tư
bản Anh:
1: tước đoạt ruộng đất, tư liệu sản xuất của người dân. Ở đâu
có tư liệu sản xuất tốt, đất đai màu mỡ, điều kiện sản xuất thuận
lợi,… thì tư bản Anh đều cấu kết với chính quyền địa phương để
cướp đoạt cho bằng được, để chúng xây dựng nên nhà máy, xí
nghiệp…khiến người dân Anh lâm vào tình cảnh khốn cùng, không
có đất sản xuất, canh tác và trở thành những kẻ thất nghiệp, đi lang
thang, vật vờ. Số lượng đó rất lớn, khiến người ta phải gọi đây là
thế kỷ của người đi lang thang. Trước tình cảnh đó, đáng lẽ chính
phủ Anh phải có những biện pháp kịp thời để cứu dân thoát khỏi
cảnh khốn cùng, thế nhưng họ lại làm ngược lại. Đã khiến người
dân trở thành những kẻ lang thang và giờ đây lại ban hành chính
sách cấm người đi lang thang. Họ đưa ra chính sách như vậy vì
không muốn có người đi lang thang làm ảnh hưởng, ô uế đến thanh
danh của một đất nước Anh hùng mạnh(“ Mặt trời không bao giờ
lặn trên đất nước Anh”). Và bên cạnh đó là động cơ về kinh tế,
chính phủ không cho người dân đi lang thang, buộc họ phải ở lại
nơi mà họ không có việc làm, đây là một nguồn nhân công dồi dào

và rẻ mạt đối với tư bản Anh. Những người dân này sẽ phải vào
làm trong những nhà máy, xí nghiệp của tư bản Anh và bị tư bản
đối xử bất công,…,qua đây chúng ta đã phần nào thấy được bản
chất của tư bản lúc bấy giờ.
2: bóc lột sức lao động của người lao động một cách quá
đáng. Người lao động phải làm việc từ 14h- 18h/ ngày, trong khi
đó điều kiện ăn uống hay chổ ở cực kì eo hẹp, tiền công mà họ
nhận được là rất rẻ mạt, không đủ nuôi sống bản thân, đáp ứng nhu
cầu thiết yếu, chứ đừng nói đến là trang trải cho gia đình, người
thân của họ. Người lao động gần như làm việc không công và dần
trở thành công cụ sản xuất biết nói của tư bản. Thế nên,người lao
động kiệt quệ sức lực, áp lực tinh thần, khiến họ trở thành những
kẻ lưu manh, trộm cướp, vật vờ…
Bản chất bóc lột vô cùng xấu xa, độc ác của tư bản trong buổi
đầu được Thomas More viết trong tác phẩm UTOPIA là: “ Cừu ăn
thịt người”. Ở đây T. More ví tư bản là “Cừu”.

2


Vào thế kỷ XVII- XVIII: tại một nước tư bản cổ điển ở Pháp
cũng diễn ra sự bóc lột sức lao động của người dân.
Thế kỷ XIX, tư bản nước Đức xuất hiện hai nhà tư tưởng đó là
C.Mác và Ăng- ghen đã vạch trần bộ mặt tư bản của nước Đức nói
riêng và thế giới nói chung. Đồng thời nhà tư tưởng Xanh XiMông ở Pháp cũng nói lên sự cực khổ, khốn cùng người dân lao
động đông đảo, và lên án sự chèn ép, bóc lột của tư bản.
Thế kỷ XX, ở nước Nga, LÊNIN không chỉ nói bản chất của tư
bản là sự bóc lột mà ông còn bổ sung một số ý kiến về học thuyết
thặng dư: để thỏa mãn về giá trị thặng dư, để thỏa mãn mục đích
làm giàu thì tư bản còn tiến hành chiến tranh xâm lược để bành

trướng thuộc địa, vơ vét của cải của nhân dân lao động…
Đến thế kỷ XXI, thì bản chất của tư bản cũng vẫn là bóc lột sức
lao động của công nhân làm thuê để làm giàu: tỉ suất giá trị thặng
dư thời Mác là 1/1, mà hiện nay tỉ suất giá trị thặng dư lại là 3/1
( tức là tư bản chiếm 3 phần và công nhân chỉ hưởng được 1 phần).
Và tỉ suất giá trị thặng dư không chỉ dừng lại ở mức 3/1 mà có nơi
lại lên đến hàng ngàn lần ( ví dụ tập đoàn Microsoft tỉ suất đó là 5
ngàn lần).
Bên cạnh sự bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê để làm
giàu thì cũng có xuất hiện một số nhà từ thiện như Bin- Ghết. Ông
dành 90% tài sản của mình để làm từ thiện. Thế nhưng hiện tượng
đó cũng chưa làm thay đổi được bản chất của tư bản. Bởi để tạo
thành bản chất thì phải có nhiều hiện tượng, nên để thay đổi bản
chất thì phải có sự thay đổi hiện tượng, mà những người đi làm từ
thiện như Bin- Ghết thì lại rất ít, số lượng có hạn. Chỉ khi nào các
nhà tư bản đồng thanh tuyên bố sẽ trả giá đúng giá trị sức lao động,
chỉ giữ lại hao phí máy móc và nguyên liệu, thì khi đó bản chất của
tư bản mới không phải là bóc lột sức lao động của công nhân làm
thuê để làm giàu cho bản thân tư bản.
Cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa
C. Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động
thặng dư, rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền
về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay
không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết
để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng
để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu
sản xuất". Quy luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột người lao

3



động không có tư liệu sản xuất, được thực hiện dưới những hình
thức và cơ chế khác nhau trong những hình thái xã hội khác nhau.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn
về thân thể vào giai cấp chủ nô, thì ngoài việc bị bóc lột lao động
thặng dư, nô lệ còn bị chiếm một phần lớn sản phẩm cần thiết của
giai cấp nô lệ. Trong chế độ phong kiến, giai cấp nông nô đã có
một phần tự do về thân thể đối với giai cấp địa chủ và chế độ bóc
lột lao động thặng dư biểu hiện dưới hình thức bóc lột địa tô, lao
động thặng dư và lao động cần thiết được phân chia rõ ràng. Bởi
vậy, theo C. Mác cơ chế bóc lột thời phong kiến có nhiều tiến bộ
hơn chiếm hữu nô lệ.
Giai cấp tư sản bước lên vũ đài lịch sử cũng là giai cấp độc chiếm
tư nhân những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Khác với cơ chế
bóc lột trong hai hình thái kinh tế – xã hội trước chủ yếu dựa trên
quan hệ hiện vật, cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa dựa trên quan hệ
giá trị; nói cách khác là quan hệ trao đổi những vật ngang giá (tức
là tuân theo quy luật giá trị). Quan hệ này che dấu sự bóc lột trong
một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và bình đẳng,
chính vì vậy mà các nhà kinh tế học trước C. Mác đã không thành
công trong việc lý giải bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa.
A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề
ngoài rằng, mua bán giữa tư bản và công nhân hình như là mua bán
lao động nên cả hai ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách
khoa học bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận. Chẳng hạn, nếu lao
động là hàng hóa thì nó phải được kết tinh vào vật, như vậy là công
nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động; lao động được xác
định là thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để đo lường
giá trị của bản thân nó. Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao
đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng thực

tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các cách giải
thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi
nhuận và ngược lại.
C. Mác đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và
tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán
một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này
có giá trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường.
Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt
tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và
bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc…. Giá trị sử

4


dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản
xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính
nó là sức lao động. Do đó dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động
cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần
giá trị dôi ra, biến thành lợi nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy
luật sản xuất ra lợi nhuận không phủ định lẫn nhau mà song song
tồn tại: trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân theo quy luật ngang
giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản vẫn thu được
phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C. Mác
gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu
hiện thành bóc lột giá trị thặng dư là quy luật bóc lột đặc thù của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của
phương thức sản xuất đó.
Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và
của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế bóc lột đã trở nên
phức tạp và tinh vi hơn (chủ nghĩa Taylo, chủ nghĩa Fayol, chủ

nghĩa Ford, chủ nghĩa Ford mới v.v., lần lượt xuất hiện để biện
minh cho tính công bằng, sòng phẳng trong quan hệ giữa tư bản
với lao động). Trên thực tế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, ngày
càng có nhiều thủ đoạn và hình thức bòn rút lợi nhuận tinh vi để
không ít người còn lầm tưởng đến một thứ chủ nghĩa tư bản mới
"nhân văn" hơn trước đây, như "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "xã
hội tham dự"…
Hệ quả tất yếu của quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa là đào sâu
sự phân cực xã hội. Sự phân hóa xã hội thành giai cấp không lao
động nhưng giàu có, đầy quyền lực, thống trị, áp bức đa số người
trong xã hội và giai cấp lao động sản xuất ra của cải xã hội nhưng
nghèo khổ, bị tước mọi quyền và bị áp bức là sản phẩm tất yếu của
mọi xã hội có chế độ người bóc lột người dựa trên chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất. Trong chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, sự phân
cực xã hội là vô cùng sâu sắc, sự phân hóa giàu nghèo được đẩy tới
cực độ. Ở đây của cải ngày càng tập trung vào một số nhỏ các cá
nhân là những triệu phú và tỉ phú; ở cực đối lập là những người
sống dưới mức nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển và đông đảo
những người cùng khổ, đói rét ở các nước tư bản đang phát triển.
Chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa đã sớm chớp lấy những thành tựu
mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để không ngừng nâng cao
năng suất lao động xã hội, do đó năng suất lao động thặng dư cũng
ngày càng tăng theo; cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa đã chuyển

5


hướng sang dựa chủ yếu trên sự tăng năng suất lao động. Cũng trên
cơ sở kỹ thuật đã phát triển mà cơ chế bóc lột dựa trên tăng cường
độ lao động thái quá và kéo dài ngày lao động một cách che dấu

cũng phát triển. Của cải xã hội ngày càng được tạo ra nhiều, nhưng
lại chỉ tập trung vào một cực.
Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa còn là tái sản xuất mở
rộng nhằm mở rộng bóc lột và ngày càng tích tụ tập trung tư bản để
cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt
thấp hơn giá trị xã hội với mục đích thu lợi nhuận cao hơn lợi
nhuận trung bình và thắng trong cạnh tranh. Do đó, tư bản tích lũy
ngày càng giành đầu tư nhiều hơn vào việc hiện đại hóa guồng máy
sản xuất, làm cho kết cấu hữu cơ (c/v) của tư bản thay đổi theo
hướng: tư bản bất biến (c) tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương
đối trong khi tư bản khả biến (v) tăng lên tuyệt đối, nhưng giảm
tương đối do kỹ thuật hiện đại vừa đắt tiền vừa làm giảm số lượng
công nhân vận hành máy móc. Quy luật kết cấu của tư bản thay đổi
theo hướng tăng lên như vậy dẫn đến giảm mức cầu về sức lao
động trong khi số lượng của giai cấp công nhân tăng lên cùng với
sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ đó dẫn đến nạn
nhân khẩu thừa tương đối hay nạn thất nghiệp và hình thành đội
quân công nghiệp trù bị.
Sự phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến
Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua
tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các
yếu tố của quá trình sản xuất, thành các hình thức tồn tại khác
nhau của tư bản sản xuất. Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại
được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn
dần, do đó chuyển dần từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như
máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…, có loại khi đưa vào sản xuất thì
chuyển toàn bộ giá trị của nó trong một chu kì sản xuất như
nguyên, nhiên liệu. Song giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất cũng
đều nhờ có lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di
chuyển vào sản phẩm, nên giá trị đó không thể lơn hơn giá trị tư

liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm. Cái bị tiêu
dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu
dùng đó là tạo ra một giá trị sử dụng mới. Giá trị tư liệu sản xuất
được bảo toàn dưới dạng giá trị sử dụng mới chứ không phải là
được sản xuất ra.

6


Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản được biến thành tư liệu sản
xuất mà giá trị vẫn bảo toàn và chuyển hóa vào sản phẩm, tức là
không thay đổi về lượng giá trị của nó. Kí hiệu là c.
Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động
mà một mặt giá trị của nó biến thành những tư liệu tiêu dùng của
người công nhân và biến đi trong tiêu dùng của của người công
nhân. Mặt khác trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng,
công nhân tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân sức lao động,
nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Như vậy bộ
phận tư bản dùng đẻ mua sức lao động đã không ngừng chuyển hóa
từ một đại lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là tăng
lên trong quá trình sản xuất. Tư bản khả biến kí hiệu là v.
Như vậy, tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu
được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò
quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn
lên.
C.Mác là người đầu tiên chia tư bản thành tư bản bất biến và tư
bản khả biến. Căn cứ cho sự phân chia đó là dựa vào vai trò khác
nhau của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư, do đó nó vạch ra ró bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư
bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị

thặng dư cho nhà tư bản.
Bản chất của tư bản có thay đổi trong điều kiện hiện nay hay
không?
- Theo em, bản chất của tư bản trong điều kiện hiện nay là vẫn
không có gì thay đổi. Tư bản vẫn đang bóc lột sức lao động của
công nhân làm thuê để làm giàu cho bản thân. Chỉ khi nào các nhà
tư bản đồng thanh tuyên bố sẽ trả giá đúng giá trị sức lao động, chỉ
giữ lại hao phí máy móc và nguyên liệu, thì khi đó bản chất của tư
bản mới thay đổi.
*Những người phản đối chủ nghĩa tư bản( là những người theo
đuổi chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và cả
một số người chủ nghĩa vô chính phủ) cho rằng:

Tính chất ích kỷ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi
và gây nên những bất ổn trên thế giới. Kể từ thời Karl Marx và
khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản, bản chất bóc lột của chủ nghĩa
tư bản không hề thay đổi. Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá,

7


chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu
nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội
bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế
(chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực
dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản
bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các chi phí đắt
đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các
nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ
bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và các

thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng
bố, phong trào chống toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn
này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung của
dư luận các nước chậm phát triển lên án sự bất bình đẳng kinh tế
giữa các dân tộc.

Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết
các mâu thuẫn đối kháng. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa không
thể làm tốt công tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ
giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã
hội ngày càng sâu sắc hơn. Sự giàu mạnh của một số nước tư bản
chỉ là kết quả của việc khuyến khích người ta đặt lợi nhuận lên
hàng đầu mà không cần quan tâm đến vấn đề đạo dức hay xã hội.
Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên
sức lao động và sự nghèo khổ của đa số mọi người.

Kinh tế tư bản đặt lợi nhuận làm nền tảng, do đó thường
gây ra các vấn nạn ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, bất
chấp hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng.
*Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản ( bao gồm những người
theo các học thuyết chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ
Thiên Chúa giáo, đôi khi cả dân chủ xã hội) cho rằng:

Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can
thiệp của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng
hợp vạn năng cho kinh tế thế giới và cùng với các kinh nghiệm
phòng tránh khủng hoảng mà kinh tế tư bản chủ nghĩa thu nhận
được nó sẽ mang một sức sống mới cho tương lai kinh tế nhân loại.
Đây là luận điểm của một số nhà kinh tế học hàng đầu của châu Âu
và Mỹ ngày nay đứng đầu là Alan Greenspan là đại điện cổ vũ cho

một nền kinh tế thị trường tự do toàn phần không bị nhà nước can
thiệp.

8



Trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của
các doanh nghiệp tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến
nhanh về phía trước hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả
mãn các quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của các doanh
nghiệp tư bản tư nhân. Đây là luận điểm mà đại diện là Adam
Smith ông tổ của kinh tế học tư bản chủ nghĩa và đã phần nào được
chứng thực bằng thực tế tranh đua của hai nền kinh tế cộng sản – tư
bản trong thế kỷ 20.

Chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát
triển tính năng động của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.
Chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ biến đổi
thành chủ nghĩa tư bản nhà nước với sở hữu dần tập trung vào tay
nhà nước hoặc chủ nghĩa tư bản toàn dân với hình thức các công ty
cổ phần. Đây là phái lý luận ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào
kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đại diện là John Maynard Keynes và
cũng là lý luận của chủ nghĩa cộng sản châu Âu.

Xã hội công dân của chủ nghĩa tư bản có khả năng điều
tiết các bất bình đẳng để hướng đến một xã hội ngày càng công
bằng hơn mà vẫn giữ được tính năng động tư bản chủ nghĩa (chủ
nghĩa cộng sản châu Âu,v.v).


Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở cạnh tranh để tồn tại và tối đa
hóa lợi nhuận, do đó chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, sáng
tạo, tôn trọng người tài năng, có trí thức. Chủ nghĩa tư bản trên cơ
sở tư hữu, do đó hạn chế tha hóa nhà nước.
Đây là một đề tài tương đối khó và rộng, trong khi kiến thức của
bản thân em còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn bài tiểu luận của
em sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong cô giúp em bổ sung và
hoàn thiện để em có thể hiểu rõ hơn,sâu hơn nội dung đề tài được
giao.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

9


10



×