Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ ÔN KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 7 HỌC KÌ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.79 KB, 3 trang )

• ĐỀ A :
1.Điền vào chỗ trống những câu sau :
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sx đã (….) trong việc quan sát các hiện tượng thiên
nhiên và trong lao động sx : những câu tục ngữ ấy là (….).
2. Chép lại chính xác 4 câu tục ngữ về con ng và xã hội :
+ “Một mặt người băng mười mặt của.”
+ “Cái răng, cái tóc là góc con người.”
+ “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
+ “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”
+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
+ “Thương người như thể thương thân.”
3. Nêu giá trị ND và NT của vb “Tinh thần yêu nước của nhân ta”
ND: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn
trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng……..
NT: Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành
tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: … lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần (bằng đại từ thay thế nó), kết hợp với các động từ có
khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn
cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người.
Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ
trong từng câu, từng chữ.
4. Phân tích câu tục ngữ :”Đói cho sạch rách cho thơm”
_NT : - Có hai vế, đối nhau rất chỉnh; bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau “đói” và “rách” là
sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất; “sạch” và “thơm”.
_ND :Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo, khổ mà làm điều xâu
xa, tội lỗi.
_Giá trị kinh nghiệm : Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người ta lòng tự trọng,không nên làm
điều xấu .
5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ?
Bài làm 1 : Bác Hồ! Tiếng gọi thân thương biết mấy. Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu


của dân tộc VN. Ta thấy người không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, yêu nước sâu sắc mà người còn có
phẩm chất cao quý để cho chúng ta học tập và noi theo. Trong cuộc đời của mình, người là một
biểu tượng mẫu mực về sự giản dị. Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật nhất là trong
đời sống sinh hoạt của người.Đức tính ấy được bác luôn vận dụng trong mọi phương diện như
bữa cơm hằng ngày của Bác chỉ có vài ba mói đơn giản, nơi ở là nhà sàn đơn sơ mộc mạc chỉ có
vài ba phòng, trong lời nói bài viết của bác vô cùng giản dị “ Nước VN là một, dân tộc VN là một
, song có thể cạn núi có thể mòn, song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị thanh bạch trong
đời sống của người là một tấm gương sáng cho mọi thê hệ người VN ta học tập và noi theo. Là
hs, em sẽ cố gắng rèn luyện những phẩm chất quý báu của Ng, để sau này chở thanh người có ích
trong gd và xh.
Bài làm 2 : Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống
giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và
Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống,
trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất
đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và
thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm
màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy
vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi


cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn
được mọi người yêu quý.
• ĐỀ B :
1.Điền vào chỗ trống những câu sau :
Những câu tục ngữ về con ng và xã hội thường rất (….) .Những câu tục ngữ này luôn chú ý (….).
2. Chép lại chính xác 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sx :
+ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
+ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”
+ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”

+ “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.”
+ “Tấc đất, tấc vàng”.
+ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.’'
3. Nêu giá trị ND và NT của vb : Đức tính giản dị của Bác Hồ :
ND: Đó là giản dị về đời sống vật chất là bởi Bác Hồ sống phong phú đời sống tinh thần và cuộc
đấu tranh sôi nổi của quần chúng. Sự giản dị về vật chất càng làm bật sự phong phú về đời sống
tinh thần, trong tâm hồn, tình cảm. Đó thực sự một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương
sáng.
NT: Có sự kết hơp chứng minh với đánh giá, bình hiận,vừa bằng những chứng cứ cụ thể,xác
thực, vừa bằng tình cảm và nhận xét sâu sắc nôn giàu sức thuyết phục.
4. Phân tích câu tục ngữ :”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
_NT : sd phép ẩn dụ
_ND :Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công xây dựng nên, phải biết ơn
người đã giúp mình.
_Giá trị kinh nghiệm :Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì
vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với
những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục
ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng
ta,.nó trở thành đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ?
Bài làm 1 : Bác Hồ! Tiếng gọi thân thương biết mấy. Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính
yêu của dân tộc VN. Ta thấy người không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, yêu nước sâu sắc mà người còn
có phẩm chất cao quý để cho chúng ta học tập và noi theo. Trong cuộc đời của mình, người là một
biểu tượng mẫu mực về sự giản dị. Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật nhất là trong đời
sống sinh hoạt của người.Đức tính ấy được bác luôn vận dụng trong mọi phương diện như bữa
cơm hằng ngày của Bác chỉ có vài ba mói đơn giản, nơi ở là nhà sàn đơn sơ mộc mạc chỉ có vài
ba phòng, trong lời nói bài viết của bác vô cùng giản dị “ Nước VN là một, dân tộc VN là một ,
song có thể cạn núi có thể mòn, song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị thanh bạch trong
đời sống của người là một tấm gương sáng cho mọi thê hệ người VN ta học tập và noi theo. Là hs,
em sẽ cố gắng rèn luyện những phẩm chất quý báu của Ng, để sau này chở thanh người có ích

trong gd và xh.
Bài làm 2 : Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống
giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và
Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống,
trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất
đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và
thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm


màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy
vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi
cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn
được mọi người yêu quý.



×