Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở của Đảng bộ tỉnh Hưng yên từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 199 trang )

Header Page 1 of 123.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ XUÂN

C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III
Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015

Footer Page 1 of 123.


Header Page 2 of 123.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ XUÂN

C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III
Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN MẠNH HÀ
2. TS NGUYỄN BÌNH

HÀ NỘI - 2015

Footer Page 2 of 123.


Header Page 3 of 123.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Xuân

Footer Page 3 of 123.


Header Page 4 of 123.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

6

Chương 1: XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC,
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(2/1948 - 5/1952)

18

1.1. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trước tháng 2-1948
và chủ trương của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng
1.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng 2-1948
đến tháng 5-1952

18
36

Chương 2: XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH, ĐẢM BẢO LÃNH
ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (5/1952 - 7/1954)

2.1. Chủ trương mới của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng
2.2. Đảng bộ Liên khu III tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng, tổ chức (5/1952 - 7/1954)

69
69
74


Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét
3.2. Một số kinh nghiệm

103
103
128

KẾT LUẬN

141

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

145

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

146

PHỤ LỤC

165

Footer Page 4 of 123.


Header Page 5 of 123.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tàì
Công tác xây dựng Đảng có vai trò quan trọng, quyết định năng lực và
sức chiến đấu của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn
coi trọng và thường xuyên tiến hành công tác xây dựng Đảng. Do đó, Đảng
không ngừng trường thành và lãnh đạo cách mạng thành công.
Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi mới, hội
nhập, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi
mới tiến lên, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức trở
thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Nghiên cứu, đúc rút và vận dụng kinh
nghiệm về công tác xây dựng Đảng trong lịch sử góp phần đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ cấp bách đó.
Công tác xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực
dân Pháp để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, cả thành công và
những hạn chế. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá công tác xây dựng
Đảng thời kỳ này là một yêu cầu khách quan nhằm làm sáng rõ lịch sử của
Đảng, có ý nghĩa thiết thực phục vụ công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng
hiện nay.
Thực tiễn phong phú của quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng nói
chung và xây dựng Đảng nói riêng đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay, còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục luận
giải và làm sáng tỏ thêm. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu
III từ năm 1948 đến năm 1954 là một trong những vấn đề đó.
Là địa bàn chiến lược quan trọng, Liên khu III không chỉ trực tiếp
chiến đấu, xây dựng, bảo vệ quê hương mà còn có nhiệm vụ chi viện sức
người, sức của cho chiến trường cả nước. Do đó, công tác xây dựng Đảng


Footer Page 5 of 123.


Header Page 6 of 123.

2

của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Ở đó,
Đảng bộ Liên khu đã có những sáng tạo, những quyết định đúng đắn trong
việc đề chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực tiễn phong phú về quá trình Đảng bộ
Liên khu tiến hành công tác xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến, đến
nay, chưa được quan tâm nghiên cứu toàn diện, hệ thống và thấu đáo.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Công tác
xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954"
làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm tái hiện quá trình hình thành, phát triển của
Đảng bộ Liên khu III trong cuộc kháng chiến; khẳng định tính đúng đắn,
sáng tạo; những đóng góp của Đảng bộ, của quân và dân Liên khu III trong
công tác xây dựng Đảng; đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng trong
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận
án còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử công tác xây dựng
Đảng của Đảng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, phục dựng, làm sáng tỏ quá trình xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954; tổng kết, đúc rút những
kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhằm
phục vụ công tác xây dựng Đảng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về công tác xây dựng Đảng của Đảng

bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
- Phân tích làm rõ chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và đối với công tác xây dựng Đảng
ở Liên khu III nói riêng từ năm 1948 đến năm 1954.

Footer Page 6 of 123.


Header Page 7 of 123.

3

- Tái hiện quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công
tác xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ năm 1948
đến năm 1954.
- Nêu bật những kết quả đạt được; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm
và nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; đúc kết những kinh
nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn qua thực tiễn công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III: chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu đối với nhiệm vụ xây
dựng Đảng và những kết quả đạt được.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương xây dựng Đảng của
Trung ương Đảng và quá trình Đảng bộ Liên khu III triển khai thực hiện
công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ tháng 2-1948
đến 7-1954 trên địa bàn Liên khu III.
- Về không gian:

+ Từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952, gồm địa bàn 11 tỉnh, thành
phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà
Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội. (Tháng 12-1948, tỉnh Hải
Kiến tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An. Ngày 11-5-1949,
Hà Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do Trung ương Đảng trực
tiếp chỉ đạo).
+ Từ tháng 5-1952 đến tháng 7-1954, gồm địa bàn 6 tỉnh, thành phố:
Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình và Hòa Bình
- Về thời gian: Từ khi thành lập Liên khu III (tháng 2-1948) đến khi
Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) được ký kết tháng 7-1954.

Footer Page 7 of 123.


Header Page 8 of 123.

4

4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm của Đảng về xây dựng Đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
4.2. Nguồn tài liệu
Luận án sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc; các nghị quyết, chỉ thị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Trung ương (sau
Đại hội II là Bộ Chính trị), Ban Bí thư, Liên khu uỷ III, các tỉnh uỷ, thành
uỷ trên địa bàn Liên khu III về công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến
năm 1954 đã được công bố trong Văn kiện Đảng toàn tập hoặc hiện lưu tại

Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch sử
Đảng và các cơ quan lưu trữ khác.
- Báo cáo tổng kết của Trung ương, Liên khu uỷ III, các tỉnh ủy,
thành uỷ, các cơ quan chính quyền các địa phương trên địa bàn về quá trình
lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ cách mạng nói chung và công tác xây dựng
Đảng nói riêng
- Sách lịch sử Đảng bộ các địa phương thuộc địa bàn Liên khu III đã
xuất bản; hồi ký của các nhân chứng lịch sử có liên quan đến đề tài luận án.
- Các bài nói, bài viết của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính
phủ, lãnh đạo Liên khu III về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Luận án cũng kế thừa những kết quả khoa học từ các công trình, đề
tài đã công bố về xây dựng Đảng, lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và một số sách, báo, tạp chí có liên
quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong những
năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Footer Page 8 of 123.


Header Page 9 of 123.

5

4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc là chủ yếu,
trong đó, chương 1 và chương 2 sử dụng phương pháp lịch sử, chương 3 sử
dung phương pháp logic; đồng thời, sử dụng các phương pháp phân tích,
thống kê, so sánh, chú trọng phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp
nghiên cứu đặc thù của khoa học lịch sử Đảng là lấy tài liệu gốc của Đảng

làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để tái hiện
lại quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây
dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954.
Luận án cũng được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế tại một số
địa phương thuộc địa bàn Liên khu III trước đây.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về tư liệu
Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là tư liệu gốc
về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm
1954, trong đó có nhiều sử liệu mới
5.2. Về nội dung
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho người đọc thấy rõ quá trình
Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm
1948 đến năm 1954; vai trò của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp
lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng bộ Liên khu; góp phần làm
phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp thêm những luận cứ khoa học phục vụ
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công
bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 3 chương, 6 tiết.

Footer Page 9 of 123.


Header Page 10 of 123.

6


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Cho đến nay, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ
năm 1948 đến năm 1954 được đề cập ở những mức độ, phạm vi, góc độ
khác nhau trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử dân
tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử
Đảng bộ; các ban, ngành, đoàn thể địa phương.
1.1. Những công trình nghiên cứu chung về Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920-1954) [147],
là công trình lịch sử chính thức của Đảng về thời kỳ Đảng thành lập, lãnh đạo
nhân dân đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. Công trình đã tái hiện một cách sinh động cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trình bày một số
nét cơ bản về công tác xây dựng Đảng nói chung về các mặt chính trị, tư
tưởng, tổ chức. Khi trình bày những vấn đề lịch sử chung của Đảng, cuốn
sách đã đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu III.
Cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh
đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954) [129], viết theo thể loại biên
niên, phản ánh phong phú hoạt động của Đảng trong kháng chiến chống
thực dân Pháp, trong đó có công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng. Trong
các hoạt động chung, công trình cung cấp một vài sự kiện, số liệu, chủ
trương có liên qua đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu.
Ba cuốn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1945-1954, tập I [187]; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Footer Page 10 of 123.



Header Page 11 of 123.

7

xâm lược 1945-1954, tập II [186]; 50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
[188], ở mức độ nhất định, đề cập một số hoạt động liên quan đến công tác
xây dựng Đảng nói chung trong cuộc kháng chiến; trong đó phản ánh một
vài khía cạnh về giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong
quân đội.
Lịch sử công tác đảng công tác chính trị chiến dịch trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975 [189], phản ánh công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ trong quân đội
trong các chiến dịch.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài
học [105] của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã
tổng kết những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân qua các giai
đoạn của cuộc kháng chiến, rút ra một số bài học, kinh nghiệm về xây dựng
Đảng có liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III.
Cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam 1930-2000 [106], Lịch sử biên niên công tác tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1925-1954) [107] phản ánh công tác lãnh đạo tư tưởng của
Đảng từ năm 1925 đến năm 2000, trong đó đề cập đến một số sự kiện liên
quan trực tiếp tới công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng bộ Liên khu III, của
một số tỉnh uỷ, thành uỷ thuộc Liên khu trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp.
Công trình Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1930-2000) [184] nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng về công tác
tổ chức và quá trình hình thành, phát triển hệ thống tổ chức của Đảng từ

năm 1930 đến năm 2000. Khi đề cập đến công tác tổ chức của Đảng bộ
Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công trình đã đưa ra

Footer Page 11 of 123.


Header Page 12 of 123.

8

một vài số liệu về phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện
của một vài tỉnh trên địa bàn Liên khu.
Công trình Đảng Cộng sản Việt Nam, những vấn đề cơ bản về xây
dựng Đảng của GS, TS Mạch Quang Thắng [178] trình bày một cách hệ
thống, sâu sắc các vấn đề xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, gợi mở định hướng nghiên cứu chung cho đề tài luận án.
Cuốn Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) của PGS,TS
Nguyễn Trọng Phúc [174], trình bày quá trình xây dựng Đảng của Đảng
Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến năm 2011. Công trình phản ánh rõ
quan điểm, chủ trương, nội dung xây dựng Đảng của Đảng và chủ tịch Hồ
Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Công trình Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam
(1930-1995) [167], do PGS, TS Trịnh Nhu chủ biên, phản ánh phong trào
nông dân trong cả nước nói chung, ở các tỉnh Liên khu III nói riêng, trong
đó đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của
một số địa phương trên địa bàn Liên khu.
Trên Tạp chí Lịch sử Đảng đăng tải một số bài nghiên cứu đề cập
đến vấn đề xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng của một số Đảng
bộ Liên khu nói riêng. Điển hình là bài viết của GS Đậu Thế Biểu “Những
kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam qua 70 năm hoạt động

của Đảng” [109]; bài viết của TS Nguyễn Quý “Bài học về xây dựng Đảng
trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám (1945) soi sáng công tác xây dựng
Đảng trong thời kỳ đổi mới” [112]; bài viết của Nguyễn Danh Lợi “Công
tác xây dựng Đảng và củng cố tổ chức Đảng ở Liên khu IV thời kỳ 19451950” [157]; bài viết của Nguyễn Thị Kim Thanh “Về công tác phát triển
đảng vùng có đồng bào Công giáo (thời kỳ 1945-1975)” [177]; bài viết của
Nguyễn Quang Hòa “Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng của Đảng

Footer Page 12 of 123.


Header Page 13 of 123.

9

bộ Liên khu V (1949-1951)” [127]; bài viết của Nguyễn Ngọc Mão “Một số
kinh nghiệm từ công tác xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp” [160] v.v..
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập
I (1930-1954) [170] do GS, TS Trịnh Nhu làm Chủ nhiệm. Trong khi phản
ánh sự ra đời của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đề tài đề
cập đến công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng, trong đó đề cập một vài
khía cạnh, số liệu về phát triển đảng viên của Đảng bộ Liên khu III trong
kháng chiến. Những nhận định, đánh giá về công tác lãnh đạo của Đảng,
công tác xây dựng Đảng thể hiện trong đề tài phần nào có ý nghĩa cho việc
đối chiếu, tổng kết, rút ra những nét riêng trong công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu.
Đề tài khoa học cấp bộ Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức
Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) [110] do
TS Nguyễn Bình làm Chủ nhiệm nghiên cứu về công tác xây dựng hệ thống

tổ chức của Đảng trong cuộc kháng chiến. Đề tài tập trung trình bày quá
trình Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa
phương; trong đó điểm một vài nét về công tác xây dựng tổ chức của một số
Liên khu, tỉnh, thành phố điển hình. Công tác xây dựng tổ chức của Đảng bộ
Liên khu III, ở một vài thời điểm, đề tài đưa ra một vài số liệu về số lượng
chi bộ, đảng viên của Liên khu. Căn cứ vào những số liệu về tổ chức Đảng
mà đề tài đưa ra, tác giả luận án có điều kiện lựa chọn những những số liệu
đáng tin cậy; và cũng là một cơ sở góp phần giúp tác giả so sánh, rút ra một
vài điểm giống, khác nhau về công tác xây dựng tổ chức giữa Liên khu III
với các Liên khu khác.

Footer Page 13 of 123.


Header Page 14 of 123.

10

Các bài nghiên cứu trên đều phản ánh những khía cạnh công tác xây
dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức nói chung; công tác xây dựng
Đảng của các Liên khu nói riêng; nêu lên một số kinh nghiệm trong công
tác xây dựng Đảng của toàn Đảng cũng như kinh nghiệm xây dựng Đảng
của một số đảng bộ địa phương. Điều đó giúp tác giả luận án nghiên cứu
trên nhiều khía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án.
1.2. Những công trình nghiên cứu chung về Liên khu III
Trong một số sách viết về Liên khu III, ở những mức độ khác nhau,
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong kháng chiến chống
thực dân Pháp đã được đề cập đến. Phải kể đến các công trình như:
Cuốn Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp
[112]; cuốn Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả ngạn sông Hồng

1945-1955 [130]; cuốn Mấy vấn đề lớn ở Khu Tả ngạn sông Hồng trong
kháng chiến chống Pháp 1945-1955 [131]; cuốn Lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955) [111].
Bốn công trình lịch sử quan trọng đó đã dựng lại một cách chân thực, khá
toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ, của quân
và dân Liên khu III; trong đó trình bày tương đối phong phú về tình hình
Liên khu qua các giai đoạn lịch sử; chủ trương kháng chiến, kiến quốc của
Liên khu ủy III, của cấp ủy các tỉnh, thành; phong trào đấu tranh trên các
mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và những kết quả đạt được;
chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo kháng chiến,
kiến quốc; đưa ra một vài số liệu về công tác phát triển đảng viên, đào tạo
cán bộ của Đảng bộ Liên khu. Đây là một trong những cơ sở quan trọng
để tác giả luận án tham khảo, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn
chế và những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu thời kỳ này.

Footer Page 14 of 123.


Header Page 15 of 123.

11

Cuốn Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ
(1946-1954) [125] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên. Cuốn sách nghiên
cứu sâu về chủ trương, quá trình tổ chức thực hiện, những kết quả đạt được
của quân và dân đồng bằng Bắc Bộ trên mặt trận chiến tranh du kích trong
cuộc kháng chiến. Trong những năm tháng nóng bỏng trên chiến trường
Liên khu III, công tác lãnh đạo và phong trào chiến tranh du kích vùng sau
lưng địch được phản ánh đậm nét. Những thành công, chưa thành công

trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào chiến tranh du kích của các
Đảng bộ trên địa bàn sẽ là một cơ sở để tác giả luận án đánh giá phần nào
những thành công, hạn chế trong xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ
Liên khu. Phần nhận xét, đánh giá của công trình đề cập một vài khái cạnh
liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, có thể tham
khảo phục vụ việc tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu. Những kết quả của phong trào chiến tranh du kích mà công trình
thể hiện còn giúp cho tác giả luận án nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng
của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp kháng chiến trên địa bàn;
hiểu rõ sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp bộ Đảng ở Bắc
Bộ, trong đó có Đảng bộ Liên khu III.
Đề tài khoa học cấp bộ Vai trò của Liên khu uỷ III trong kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược và trong những năm đầu xây dựng, củng cố
miền Bắc [175] do TS Nguyễn Quý làm Chủ nhiệm đã trình bày sự lãnh
đạo của Liên khu ủy III đối với công cuộc kháng chiến, kiến quốc của quân
và dân Liên khu từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954. Đề tài khái quát một số
nét cơ bản về sự ra đời của Liên khu ủy III; dựng lại quá trình Liên khu ủy
III lãnh đạo quân và dân trên địa bàn kháng chiến chống địch đánh chiếm
đồng bằng; xây dựng lực lượng; phát triển phong trào chiến tranh du kích,
phối hợp với các chiến trường; các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của

Footer Page 15 of 123.


Header Page 16 of 123.

12

Liên khu v.v. Ở đó, những chủ trương, chính sách của Liên khu ủy về đẩy
mạnh kháng chiến, xây dựng lực lượng, phối hợp đấu tranh, củng cố hậu

phương kháng chiến…; những trận chiến đấu giằng co, cam go của quân và
dân địa phương chống địch càn quét được phản ánh sinh động với nhiều
số liệu rõ ràng. Tuy nhiên, vì là đề tài nghiên cứu về vai trò của Liên khu
uỷ đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trên địa bàn nên vấn đề xây
dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu chỉ được đề cập ở mức độ nhất định với
việc đưa ra một vài khía cạnh, một vài số liệu nhằm minh họa cho công
tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này. Những kết quả đạt
được trên các mặt công tác, cùng với những khía cạnh, số liệu về công tác
xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, tuy còn khái lược nhưng là cơ sở
quan trọng để tác giả luận án tham khảo phục vụ việc nhận xét, đánh giá
vai trò của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong những
năm 1948-1954; thấy được phần nào mặt thành công, chưa thành công
hay những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Liên khu, của cán bộ đảng viên các
địa phương trên địa bàn.
1.3. Các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử các ban, ngành,
đoàn thể của các tỉnh, thành thuộc Liên khu III
Các công trình lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố trên địa bàn Liên
khu, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đề cập đến một số nét về công tác xây
dựng Đảng của địa phương mình. Các công trình đó bao gồm:
Cuốn Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập I (1925-1955) [75]; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930-1975 [79]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây, tập
II 1945-1954 [182]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, tập I, 1929-1954
[183]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập I, 1930-1954 [122]; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình [123]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, tập

Footer Page 16 of 123.


Header Page 17 of 123.


13

1(1927-1954) [78]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927-1954) [76]; Lịch
sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, (1930-2000) [121] và Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Hà Nam, tập I (1927-1975) [77].
Các công trình lịch sử Đảng bộ nêu trên trình bày sự ra đời, phát
triển và quá trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo nhân dân thực hiện
nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc từ năm 1945 đến năm 1954. Ở đó, các
chủ trương kháng chiến, kiến quốc của các cấp ủy Đảng; các phong trào
chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa... và kết quả đạt
được trên các mặt công tác được phản ánh sinh động. Hòa trong phong trào
kháng chiến, các công trình cũng thể hiện những hoạt động xây dựng Đảng
của các cấp bộ Đảng địa phương, tuy chỉ mới dừng ở mức khái lược, chủ
yếu đưa ra một vài số liệu minh họa về xây dựng tổ chức như: số lượng
đảng viên, một số chi bộ, các lớp bồi dưỡng, chỉnh huấn. Công tác lãnh đạo
tư tưởng có được phản ánh nhưng còn mờ nhạt. Trong một vài thời đoạn
của cuộc kháng chiến, ở nhiều địa phương, công tác xây dựng Đảng không
được đề cập đến. Hầu hết các công trình chưa có nhận xét, đánh giá về
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ mình. Mặc dù vậy, các công trình
lịch sử Đảng bộ địa phương không chỉ đơn thuần cung cấp một số sự kiện,
số liệu về công tác xây dựng Đảng, mà thực tiễn kháng chiến sôi động của
Đảng bộ, của quân và dân các tỉnh, thành là nguồn tài liệu không thể thiếu
để nghiên cứu sinh tham khảo phục vụ việc xây dựng nội dung nghiên cứu;
phân tích, đánh giá, nhận xét một cách thấu đáo những thành tựu, hạn chế,
cũng như rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn về công
tác xây dựng Đảng của các địa phương trên địa bàn Liên khu.
Các ban, ngành, đoàn thể một số tỉnh, thành trên địa bàn cũng đã
nghiên cứu, biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy không đề cập trực tiếp đến công tác


Footer Page 17 of 123.


Header Page 18 of 123.

14

xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng những kết quả đạt được cũng
như những khuyết điểm, hạn chế trong công tác của từng ban, ngành, đoàn
thể, ở chừng mực nhất định, có ý nghĩa cho việc nhìn nhận, đánh giá sự
lãnh đạo, chỉ đạo và công tác giáo dục tư tưởng, đào tạo cán bộ của Đảng
bộ Liên khu cũng như ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên của Liên
khu trong cuộc kháng chiến.
Mỗi công trình có một giá trị riêng, song, tựu chung, đó là nguồn tài
liệu tham khảo phong phú, góp phần giúp nghiên cứu sinh hoàn thành tốt
luận án của mình.
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Qua các công trình đã công bố, vấn đề xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 đã được quan tâm nghiên cứu,
được đề cập ở nhiều mức độ và khía cạnh khác nhau.
- Hầu hết các công trình đã phác họa bối cảnh lịch sử, những thuận
lợi, khó khăn của Liên khu III cũng như phong trào kháng chiến của quân
và dân trên địa bàn từ năm 1945-1954; trình bày những nét cơ bản về vị trí
địa lý, những thay đổi địa giới hành chính, tổ chức, nhân sự của cơ quan
lãnh đạo Đảng ở Liên khu III và một số tỉnh, thành phố trên địa bàn; đề cập
khái quát quan điểm và chỉ đạo của Liên khu uỷ III và của một số tỉnh uỷ,
thành uỷ thuộc Liên khu, chủ yếu là chủ trương về kháng chiến, chiến tranh
du kích, xây dựng kinh tế kháng chiến; nêu lên một số chi bộ điển hình về

lãnh đạo, tổ chức nhân dân phát triển sản xuất, tiến hành chiến tranh du
kích và ủng hộ kháng chiến v.v…
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
hệ thống công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948
đến năm 1954. Trong hầu hết các công trình đã công bố, nội dung liên

Footer Page 18 of 123.


Header Page 19 of 123.

15

quan đến đề tài của luận án chỉ được phản ánh một cách đơn lẻ, tản mạn,
mang tính minh họa trong diễn biến chung của cuộc kháng chiến. Các
công trình đó chú trọng trình bày về các hoạt động quân sự, diễn biến, kết
quả, ý nghĩa các chiến dịch, các trận chống càn, các hoạt động chiến tranh
du kích, tổng kết các vấn đề về kháng chiến, về chiến tranh du kích trên
địa bàn.
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III được thực hiện
trên cơ sở sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, quan điểm, sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III hầu như chưa được đề cập đến.
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến
năm 1954 được tiến hành trên nhiều mặt, trong đó tập trung vào 3 mặt
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các công trình trên chủ yếu phản ánh về lịch
sử kháng chiến, tập trung vào lĩnh vực quân sự, chiến tranh du kích, chiến
tranh nhân dân trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu. Chỉ có
một số ít công trình điểm qua một vài nội dung trong công tác xây dựng

Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng còn hết sức chung chung và mờ nhạt.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III cũng còn nhiều khuyết điểm, hạn chế. Một số công
trình đã đưa ra một vài khuyết điểm, hạn chế trong công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu như: phát triển Đảng “ẩu”; củng cố không
theo kịp đà phát triển; thiếu cán bộ, bộ máy Đảng còn thiếu tính ổn định.
- Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng
2-1948 đến tháng 7-1954 để lại nhiều kinh nghiệm quý. Các công trình
đã xuất bản chưa đề cập đến những kinh nghiệm trong công tác xây

Footer Page 19 of 123.


Header Page 20 of 123.

16

dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu có ý nghĩa cho công tác xây dựng
Đảng nói chung.
Xuất phát từ ý nghĩa của đề tài và tình hình nghiên cứu, có thể nói,
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm
1954 vẫn có thể xem là có khoảng trống, rất cần được nghiên cứu thấu đáo,
hệ thống, toàn diện và khoa học, góp phần bổ sung vào lịch sử Đảng, lịch
sử Đảng bộ Liên khu cũng như lịch sử đảng bộ các tỉnh, thành trên địa bàn
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT

Qua nghiên cứu các công trình đã công bố cho thấy mảng đề tài
xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói
chung và của Đảng bộ Liên khu III nói riêng đã được nhiều nhà khoa học

quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm là những cuốn
lịch sử chung; lịch sử các ban, ngành, đoàn thể và lịch sử đảng bộ các
địa phương nên công tác xây dựng Đảng được phản ánh ở đó còn mờ
nhạt. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống, khoa học, toàn diện về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III từ năm 1948 đến năm 1954. Vì vậy, để nghiên cứu sâu sắc, hệ
thống toàn diện mảng đề tài này, luận án cần tập trung nghiên cứu, giải
quyết các vấn đề sau:
- Phân tích các yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III từ năm1948 đến năm 1954.
- Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trương
và sự chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948
đến năm 1954.

Footer Page 20 of 123.


Header Page 21 of 123.

17

- Tái hiện quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu III trên ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ
năm 1948 năm 1954.
- Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế cũng như
nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong công tác xây dựng của
Đảng bộ Liên khu III.
- Đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn từ lịch
sử công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến

năm 1954.

Footer Page 21 of 123.


Header Page 22 of 123.

18

Chương 1
XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG,
TỔ CHỨC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN
TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2/1948 - 5/1952)
1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN ĐỊA BÀN LIÊN KHU III
TRƯỚC THÁNG 2-1948 VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG

1.1.1. Sự ra đời của Đảng bộ Liên khu III
Đầu năm 1948, thực dân Pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách bình
định, các địa bàn kháng chiến của ta bị chia cắt. Để điều hành hiệu quả
cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương tổ chức lại
các Khu trong cả nước. Thực hiện nghị quyết thống nhất Khu Bắc Bộ của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 20-1-1948 và Sắc lệnh số 120-SL
ngày 25-1-1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu tháng 2-1948, Liên khu III
được thành lập, trên cơ sở sáp nhập Khu II, Khu III và Khu XI. Địa bàn
Liên khu III gồm 11 tỉnh, thành phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình
và Hà Nội. (Trước đó, từ tháng 10-1945 đến trước tháng 1-1948, các tỉnh
Liên khu III thuộc Chiến khu II, Chiến khu III và Chiến khu XI. Từ tháng
11-1946, theo chủ trương của Trung ương, các Chiến khu đổi thành các

Khu). Liên khu III là một tổ chức hành chính - quân sự, hoạt động tương
đối độc lập.
Ngay sau khi Liên khu III được thành lập, để kịp thời lãnh đạo, điều
hành quân và dân Liên khu kháng chiến, Trung ương Đảng chỉ định Ban
Thường vụ Liên khu ủy gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Trân làm Bí thư
Liên khu ủy, kiêm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu;

Footer Page 22 of 123.


Header Page 23 of 123.

19

đồng chí Lê Thanh Nghị làm Phó Bí thư; Lê Quang Hòa, Nguyễn Văn Lộc
là Ủy viên Thường vụ [111, tr.563; 130, tr.142]
Sau đó, trong năm 1948, 1949, Trung ương bổ sung thêm các Ủy viên
Thường vụ: Lê Quang Đạo: Trần Quang Bình, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười, Vũ
Oanh, Đặng Tính, Nguyễn Khai... [111, tr.563; 130, tr.142].
Quân khu ủy III gồm đồng chí Hoàng Sâm (Khu trưởng), Hoàng Minh
Thảo (Khu phó), Lê Quang Hòa (Bí thư, Chính trị ủy viên) và đồng chí Loan
(tức Hải, Chính trị ủy viên) [83]. Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên
khu được thành lập vào ngày 10-2-1948, gồm 5 ủy viên [130, tr.142].
Liên khu ủy III đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng,
có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương trên địa bàn thực hiện nhiệm
vụ kháng chiến, kiến quốc theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Tháng 12-1948, tỉnh Hải Kiến tách thành thành phố Hải Phòng và
tỉnh Kiến An.
Ngày 11-5-1949, Hà Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do

Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo.
Trước tình hình các tỉnh Tả ngạn bị chiếm đóng, cô lập, để lãnh đạo,
điều hành kháng chiến thành công, ngày 24-5-1952, Trung ương Đảng ra
Nghị quyết số 08/NQ-TU tách 5 tỉnh phía Bắc sông Hồng của Liên khu III
gồm Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên thành lập Khu
Tả ngạn sông Hồng. Liên khu III từ thời điểm đó đến khi kết thúc cuộc
kháng chiến gồm 6 tỉnh, thành phố còn lại ở Hữu ngạn sông Hồng là Hà
Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây và Hòa Bình, do Liên khu
ủy III lãnh đạo.

Footer Page 23 of 123.


Header Page 24 of 123.

20

Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Hội nghị Liên khu ủy lần thứ
3 họp từ ngày 20-5 đến 2-6-1952, ra nghị quyết về tổ chức, phân công
nhiệm vụ cho các đồng chí tham gia Ban Chấp hành Liên khu uỷ. Ban
Chấp hành Liên khu lúc này gồm 15 người, trong đó có các đồng chí: Lê
Thanh Nghị, Lê Thành, Lê Quốc Thân, Hà Kế Tấn, Vũ Thơ, Nguyễn Văn
Lộc…; Lê Thanh Nghị làm Bí thư kiêm Chính ủy; Hà Kế Tấn làm Phó Bí
thư (sau đó đồng chí Đặng Tính thay) [111, tr.565; 175, tr.30]. Liên khu ủy
chỉ định các đồng chí phụ trách các Ban Dân vận, Nông vận, Tuyên huấn…
và phụ trách các tỉnh trong Liên khu.
1.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng ở Liên
khu III
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Liên khu III - trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đất đai rộng

lớn với điện tích 16.000 km2. Đây là vùng đất có vị trí địa lý quan trọng:
phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp Chiến khu Việt Bắc, phía Tây giáp
Chiến khu Tây Bắc, phía Nam giáp vùng tự do rộng lớn Khu IV. Vì vậy,
Liên khu có điều kiện thuận lợi trong việc liên lạc, nhận sự hỗ trợ cũng như
phối hợp các hoạt động với các vùng căn cứ địa, chiến khu và vùng tự do
Khu IV.
Nằm ở trung tâm vùng châu thổ sông Hồng, với mạng lưới sông
ngòi khá dày đặc, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, Liên khu không chỉ có điều
kiện phát triển kinh tế nông nghiệp phục vụ kháng chiến mà còn rất thuận
lợi trong giao thông, liên lạc, chuyên chở hàng hóa, vũ khí, đạn dược và cơ
động quân trong chiến đấu. Theo đường sông, từ Hải Phòng, Thái Bình có
thể dễ dàng tiến sâu vào vùng đồng bằng, lên Hà Nội, qua Phả Lại, Việt Trì
và lên Việt Bắc qua sông Lô.

Footer Page 24 of 123.


Header Page 25 of 123.

21

Bên cạnh những thuận lợi, địa bàn Liên khu cũng là nơi thường xảy
ra bão lụt, hạn hán. Sự khắc nghiệt đó đòi hỏi cư dân nơi đây phải cố kết,
đồng cam, cộng khổ, nhanh nhạy để khai thác những ưu đãi mà thiên nhiên
ban tặng; cũng như để đấu tranh chống lại sự đe dọa của tự nhiên. Điều này
đã tác động đến việc sớm hình thành và phát triển ý thức cộng đồng, ý chí,
nghị lực của mỗi người dân.
Do những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, cư dân trên địa bàn
Liên khu rất đông đúc. Đầu năm 1931, đồng bằng Bắc Bộ có 6.500.000
người, mật độ dân cư từ 406 đến 430 người/ km 2 , là nơi có mật độ dân số cao

nhất so với đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, duyên hải Nam Trung Bộ và
đồng bằng Nam Bộ [125, tr.16). Địa bàn Liên khu có đặc điểm khác nhau:
vùng nông thôn đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, bao gồm các tỉnh
Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên và một phần các tỉnh Hà
Đông, Sơn Tây (nay là Hà Nội mở rộng), Ninh Bình, Nam Định với trên
900.000 ha [111, tr.16] đất nông nghiệp; các trung tâm đô thị lớn như:
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, các thị xã. Hà Nội là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của cả nước. Hải Phòng là trung tâm công nghiệp,
thương mại, có cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, là đầu mối giao thông
quan trọng, nơi giao lưu giữa Việt Nam với quốc tế. Sau thành phố Hà
Nội và Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương là những đô thị quan trọng, có
công thương nghiệp tương đối phát triển, nằm trên tuyến đường huyết
mạch nối hai thành phố lớn nhất miền Bắc là Hải Phòng, Hà Nội. Nam
Định nằm giữa các tỉnh Hữu ngạn sông Hồng, là trung tâm công nghiệp
dệt lớn nhất Bắc Bộ và Đông Dương.
Vùng ven biển, hải đảo trải dài theo bờ biển các tỉnh Hải Phòng,
Kiến An, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Ngoài khơi có nhiều đảo và
quần đảo như Bạch Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải… Đặc điểm này

Footer Page 25 of 123.


×