Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Du lịch bến tre hướng đi mới trong khai thác loại hình du lịch sinh thái giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.28 KB, 65 trang )

1

TÁC GIẢ: Nguyễn Cơng Danh

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu
Quê hương Bến Tre là cái nôi của phong trào Đồng Khởi, vùng đất gần như tách biệt với các
tỉnh xung quanh bởi 2 dòng sông đỏ nặng phù sa và một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nhắc đến Bến
Tre, người ta sẽ liên tưởng ngay đến những khu vườn dừa bạt ngàn xanh mát, những cánh đồng lúa
vàng trĩu hạt, những cô gái xinh đẹp và mộc mạc miền Tây, những món ăn dân dã và hai nhịp cầu Rạch
Miểu nối liền hai bờ sông Hậu.
Bến Tre cũng như các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long khác, có nhiều tiềm năng phát triển du
lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái.
Trong những năm gần đây hoạt động du lịch trong khu vực hết sức nhộn nhịp và Bến Tre cũng
là một trong những tỉnh có sức thu hút mạnh mẽ du khách. Hoạt động du lịch ở Bến Tre đã đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng song song đó nhiều khó khăn và hạn chế vẫn còn tồn tại ảnh
hưởng đến sự phát triển ổn định du lịch trong tương lai.
Thông qua việc thu thập nhiều số liệu đáng tin cậy trong những năm gần đây, tác giả phác thảo
một bức tranh chi tiết về hoạt động du lịch Ben Tre, dựa vào đó chúng ta sẽ nhìn nhận một cách khách
quan về những thành công và hạn chế mà du lịch Ben Tre đã và đang gặp phải. Từ đó, chúng ta có thể
nhìn ra nguyên nhân và đưa ra những hướng giải quyết có hiệu quả.
Ngoài phần Mở đầu và Ket luận, nội dung chính của công trình gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở nghiên cứu và không gian về điều kiện phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Bến
Tre.
Chương gồm có 2 phần:
Cơ sở nghiên cứu: Tác giả đưa ra một trục định hướng cho công ưình, nêu lên những cơ sở
hình thành nên ý tưởng và nền tảng để hoàn thiện công trình; Ngoài ra, tác giả còn nêu ra
những khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái nhằm làm rỏ những vấn đề liên quan trong các
chương sau.
- Phần 2: Là phần giới thiệu sơ nét về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tỉnh Bến Tre,
các điều kiện tự nhiên - kinh tế - dân cư đã hình thành nên những truyền thống và những công
trình lịch sử làm nền tảng cho phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng như:


Các tiềm năng về thiên nhiên, các tiềm năng du lịch nhân vãn. Những nền móng để hình thành
và phát triển hoạt động du lịch bền vững.
Chương 2: Ngành du lịch Ben Tre và hướng đi mới trong khai thác các loại hình du lịch sinh
thái.
Là chương đi sâu vào nhìn nhận, tổng kết và phân tích, nhằm phác thảo nên một bức tranh cụ
thể về hiện trang du lịch Ben Tre nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng làm mũi nhọn cho
sự hoạt động ổn định và bền vững. Từ đó giúp chúng ra có một cái nhìn khách quan hơn về những
thành công cũng như tìm ra những hạn chế cần khắc phục của du lịch Ben Tre hiện nay. Đó là vấn đề
thị trường du lịch, các công tác quảng bá hình ảnh, cũng như các khó khăn về đôi ngũ nhân lực, tổng
kết về đóng góp mà hoạt động


2
du lịch đã mang lại cho tỉnh nhà. Cũng trong chương này, chúng ta sẽ thấy được hiện trạng thực sự của
du lịch Ben Tre. Hiện trạng về sự lạc hậu của hệ thống cơ sở vật chất, giao thông, dịch vụ du lịch cũng
như những vấn đề khác đã khiến cho sự phát triển của ngành du lịch trở nên không ổn định.
Và từ đó, ta sẽ thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng của du lịch sinh thái đến toàn bộ hoạt
động chung của du lịch Ben Tre, vì những điều kiện ưu đãi về mọi mặt.
Chương 3:Những giải pháp khắc phục khó khăn và hướng đến sự phát triển du lịch sinh thái ổn
định trong giai đoạn 2010 - 2015
Nội dung chính của chương là những pháp cải tiến để góp phần giải quyết những hạn chế và
khó khăn đang tồn tại từ đó, phác thảo nên một lộ trình mới nhằm phát triển ổn đinh hoạt động du
lịch.Và hướng chính đó là đi sâu vào khai thác du lịch sinh thái. Chúng ta sẽ được khái quát về bối
cảnh chung của du lịch Việt Nam và Ben Tre nói riêng, từ đó xem xét và nhận định về những thuận
lợi cũng như khó khăn mà hoạt động du lịch sẽ gặp phải.
Trọng tâm của chương đó là những phương hướng mới, những biện pháp khắc phục khó khăn
và hạn chế đang tồn tại. Dựa vào những kinh nghiệm thực tế trong quá trình khảo sát cũng như kiến
thức rút ra từ những nguồn khác nhau, chúng tôi nêu ra một số hướng đi mới hy vọng sẽ có thể góp
một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện hoạt động du lịch bằng cách phát triển sâu và khai thác triệt để
lợi thế từ du lịch sinh thái.

Chúng tôi đưa ra những biện pháp trên nhiều khía canh khác nhau và có liên quan mật thiết
đến du lịch như: cơ sở hạ tầng , giao thông, công tác quản lý đào tạo nhân lực, văn hóa và vệ sinh môi
trường .v.v.
Công trình là tâm huyết của tác giả vì đây là lần đầu tiên tác giả thực hiện một công trình
nghiên cứu, tác giả biết kinh nghiệm và kiến thức mình còn hạn chế nên chắc chắn công trình sẽ còn
tồn tại nhiều vướng mắc, tác giả mong nhận được sự phản hồi và đóng góp tù Ban giám khảo để tác
giả ngày càng hoàn thiện kiến thức của bản thân. Nếu thành công, tác giả hy vọng đề tài của mình sẽ
không chỉ tồn tại trên lý thuyết mà còn có thể ứng dụng vào thực tiễn để góp phần phát triển quê hương,
đất nước của mình.


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích nghiên cứu:
Có thể khẳng định lý do đầu tiên và cũng chính là lý do quan trọng nhất đã hướng sinh viên
đến quyết định lựa chọn đề tài này, đó là tình yêu quê hương và khát khao muốn cống hiến bằng những
khả năng hiện có của chính mình.
Điều thứ hai, sinh viên mong muốn thông qua đề tài sinh viên có thể kiểm chứng khả năng
học tập của mình cũng như những kiến thức đã đựơc tiếp thu từ giảng đường trong suốt thời gian vừa
qua, từ đó sinh viên sẽ có thể học hỏi những kiến thức mới, những kinh nghiệm hữu ích và nâng cao
trình độ hiểu biết của bản thân.
Du lịch sinh thái hiện nay là thế mạnh của các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
nói chung và Ben Tre nói riêng. Sự hình thành và phát triển của loại hình du lịch này dựa trên những
đặc trưng cơ bản về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa của nhân dân bản địa. Có thể
khẳng định rằng, khả năng tạo ra lợi nhuận kinh tế từ du lịch sinh thái rất lớn, nhưng tình hình hiện
nay cho thấy, những tiềm năng ấy vẫn chưa được khai thác triệt để và tương xứng với điều kiện hiện
có. Tại Ben Tre, trong thời gian vừa qua, du lịch sinh thái đã và đang được đầu tư phát triển nhưng
hiện trạng của du lịch sinh thái Ben Tre vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Những hạn chế ấy
cản trở rất lớn khả năng phát triển cũng như tiềm năng khai thác du lịch.

Nghiên cứu đề tài này không chỉ là nhu cầu của giới nghiên cứu mà nó còn đáp ứng nhu cầu
thực tiễn trong tình hình hiện nay của tỉnh Ben Tre. Thông qua đề tài, sinh viên mong muốn phản ánh
một cách chân thực nhất về thực trạng du lịch sinh thái tại Bén Tre, nhìn nhận những hạn chế để chỉ ra
nguyên nhân từ đó rút ra đựơc những bài học, tìm ra những phương pháp sáng tạo, thực tiễn để giải
quyết những hạn chế ấy.
Sinh viên mong muốn, công trình nghiên cứu sẽ trở thành một nguồn tư liệu tổng hợp có hệ
thống và cặn kẽ về tình hình du lịch sinh thái tại Ben Tre. Góp một phần công sức nhỏ bé của mình
vào sự nghiệp đổi mới của tỉnh nhà và trong tương lai có thể phát triển đề tài của mình vào thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong suốt quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau để xây dựng đề tài,
cho đến hiện nay, trong giới hạn hiểu biết của bản thân, sinh viên vẫn chưa tìm thấy một đề tài nào
tương tự từng nghiên cứu về vấn đề này, ngoài những bài viết từ các báo và các website du lịch hiện
nay của các nhà báo: Lê Quang Nhung - ‘Du lịch Ben Tre: Tiềm năng đang lãng phí” (Website
www.nhandan.com.vn), An Châu, Trần Quốc, Hữu Hịêp, Vãn Tông... Các bài viết chủ yếu nêu lên
tình hình chung về thực trạng du lịch Ben Tre, thông kê các số liệu tổng quát qua đó đánh giá cơ bản
về tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái của tỉnh. Tuy nhiên, các bài viết vẫn chưa đi sâu và
phân tích một cách chi tiết, có hệ thống, vẫn chưa thể đưa ra đựơc một cái nhìn lâu dài để khắc phục
các hạn chế hịên có để đưa ra những giải pháp lâu dài và có hiệu quả.
Cũng từ nguyên nhân ấy, sinh viên rất trăn trở về việc theo đuổi phát triển đề tài, nhưng rất
may mắn sinh viên đã nhận đựơc sự hổ trợ từ Cô chủ nhiệm, các cô chú lãnh đạo tại Sở du lịch Ben
Tre, các công ty du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh nhà cùng nhà


4
báo Lê Quang Nhung để xây dựng đề tài, phát triển ý tuởng ngày càng hoàn chỉnh và thực tiễn hơn
trong tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu từ các
nguồn khác nhau, đáng tin cậy và đã được thẩm định. Sau đó, dựa trên các cơ sở tài liệu đã có, sinh
viên chọn lọc, tổng hợp và phân tích để chứng minh vấn đề và rút ra đánh giá chung cũng như các

phương hướng mới.
Sinh viên đã thực hiện nhiều chuyến thực địa tại tất cả các địa điểm du lịch sinh thái của Ben
Tre hiện nay cũng như các vùng, các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đang được Tỉnh
lên kế hoạch kêu gọi đầu tư trong giai đoạn sắp tới. Sinh viên đã thực tế cùng thầy hướng dẫn đến xã
Hưng Phong, nơi được Tỉnh Ben Tre quy hoạch với số vốn hơn 60 tỉ đồng nhằm phát triển làng nghề
đan cói nơi đây thành một khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng quy mô, sau đó, sinh viên còn tự mình
tham gia khảo sát các tuyến du lịch sinh thái của Ben Tre hiện có, đến tận nơi và thấy tận mặt từ đó
sinh viên đã có được những kiến thức thực tế hữu ích cho đề tài. Sinh viên còn tham khảo các nguồn
tài liệu và sự góp ý quý giá từ các chuyên gia nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm về phát triển du lịch
nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.
Phương pháp tư duy lôgic đựơc vận dụng để làm rõ các vấn đề theo một trật tự hợp
lýSinh viên tiếp cận những tư liệu, số liệu từ sách báo, các công trình nghiên cứu đã được thẩm
định và có giá trị của các nhà nghiên cứu trước đó.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở nghiên cứu và không gian về điều kiện phát triển du lịch sinh thái của tỉnh
Ben Tre.
Chương 2: Ngành Du lịch Ben Tre và hướng đi mới trong khai thác các loại hình du lịch sinh
thái.
Chương 3: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển du lịch sinh thải Ben Tre giai
đoạn 2010 - 2015.


5

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ NGHIÊN cứu VÀ KHÔNG GIAN VÈ ĐIỀU KỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH BẾN TRE
1. Cơ SỞ NGHIÊN CỨU:
1.1. Ctf sở lý luận:
Là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có rất nhiều tiềm năng và điều
kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Từ những cánh đồng lúa trĩu hạt bao

la, đến những con sông vàng đỏ nặng phù sa, cuộc sống tự nhiên và bản sắc văn hóa đa dạng, tất cả
những yếu tố đó đã tạo nên một vùng đất thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài
nước.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu và canh tranh kinh tế khốc liệt, ngành du lịch Việt Nam cũng
như du lịch Bến Tre nói riêng, cần có những thay đổi phù hợp để phát triển những ưu thế sẵn có. Du
lịch sinh thái là loại hình du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam
Bộ, nhưng nhìn chung tuy rằng có sự phát triển tốt từ những lợi thế về không gian tự nhiên cũng như
môi trường văn hóa đặc thù, du lịch khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung cũng như riêng
tỉnh Ben Tre vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn và hạn chế cần khắc phục để có thể phát triển du lịch
một cách bền vững hơn trong tương lai.
Công trình nghiên cứu là sự tổng hợp những cách nhìn khác nhau về vấn đề phát triển du lịch
sinh thái riêng tỉnh Ben Tre, bằng cách đánh giá các hoạt động du lịch trong thời gian qua, từ đó rút ra
những thực tế chung và những khó khăn đang tồn tại.
Phạm vi nghiên cứu của công trình là các khu vực đã và đang hoạt động du lịch sinh thái tại
Ben Tre hiện nay, các khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch sinh thái đang được tỉnh
khuyến khích kêu gọi đầu tư.
1.2. Các khái niệm về du lịch sinh thái:
Việc định nghĩa ‘Du lịch sinh thái” đã trở thành một yêu cầu khó khăn đối với tất cả những
người cố gắng làm điều này. Con người thường có xu hướng định nghĩa sự vật theo chiều hướng mang
lại lợi ích cho mình, do đó nảy sinh rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có một vài định nghĩa
khả thi được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là chuyến du hành có trách nhiệm,
đến những khu vực tự nhiên, gìn giữ bảo vệ môi trường và góp phần cải thiện phúc lợi xã hội cho
người dân địa phương". Còn ủy ban chiến lược du lịch sinh thái quốc gia Australia cho rằng: “Du lịch
sinh thái là chuyến du lịch tự nhiên bao gồm việc giảo dục, giải thích về môi trường tự nhiên và quản
lý bền vững về phương diện sinh thái".
Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch thì du lịch sinh thái đích thực hoạt động tuân thủ các
nguyên tắc của nó sẽ mang lại những lợi ích to lớn, mà cuối cùng và cao nhất là đảm bảo mục tiêu bảo
tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn. Bằng các hình thức khác nhau (hướng dẫn viên, tờ rơi, sách hướng
dẫn, chỉ dẫn, các phương tiện truyền thông...), các hệ sinh thái điển hình, sự đa dạng sinh học của hệ

sinh thái được giới thiệu sẽ giúp du khách và người dân địa phương nâng cao nhận thức, thay đổi thái
độ và có hành vi bảo vệ các giá trị đặc biệt của các hệ sinh thái. Việc đảm bảo các phương tiện hỗ trợ
giáo dục


6
trên các tuyến điểm tham quan như thông tin, chỉ dẫn, biển báo có thuyết minh môi trường, các phương
tiện cho nhu cầu vệ sinh, rác thải có vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động đến mồi trường. Mặt
khác, du lịch sinh thái đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định, quản lý du lịch sẽ tăng
cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng; sử dụng lao
động là người địa phương vào việc tham gia quản lý, vận hành các hoạt động du lịch sinh thái như các
dịch vụ vui chơi, giải trí của khách, các cơ sở lưu trú, bán hàng gia công, lưu niệm sử dụng sản phẩm
địa phương. Du lịch sinh thái, thông qua hoạt động diễn giải môi trường giúp cho du khách và cộng
đồng địa phương hiểu rõ hơn về những giá trị tự nhiên và nhân văn của nơi mình cư trú. Việc bảo vệ
và phát huy bản sắc văn hoá là nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân thủ, bởi
các giá trị về văn hoá là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên.
Theo khái niệm du lịch sinh thái của Nêpan: “Du lịch sinh thải là đề cao sự quan tâm của
nhân văn vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch tăng cường phát triển cộng đồng liên
kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực
mà ngành du lịch phụ thuộc vào
Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: ở Việt Nam ngày 09-09-1999 trong Hội thảo xây
dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội bởi tổng
cục Du Lịch Việt Nam phối hợp với bảo tồn thiên nhiên quốc tế (TUCN) và ủy ban kinh tế xã hội
Châu A-TBD (ESCAP) đã đưa ra định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Lả loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hỏa bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho các nổ lực bảo tồn
và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
Hiện nay có rất nhiều tên gọi khác nhau về du lịch sinh thái hoặc có những hoạt động tương
ứng với du lịch sinh thái, tuy nhiên, hiện nay phổ biến với 11 tên gọi khác nhau:
Du lịch thiên nhiên
- Du lịch dựa vào thiên nhiên

Du lịch môi trường
- Du lịch xanh
Du lịch thám hiểm Du
lịch có trách nhiệm
- Du lịch nhạy cảm
- Du lịch bền vững
Du lịch nhà tranh
Du lịch đặc thù
Du lịch bản xứ
2. KHÔNG GIAN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BẾN TRE
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Ben Tre:
Theo các tài liệu lịch sử thì cho đến thế kỷ xm, xrv vùng đất phương Nam của Tổ quốc,
trong đó có Bén Tre, vẫn còn là một vùng hoang vu. Trong quyển Chân Lạp phong thổ ký, Châu Quan
Đạt, một sứ thần của nhà Nguyên (Trung Quốc), trong chuyến đi sứ sang kinh đô Angko của nước
Chân Lạp vào năm 1296 bằng đường thủy qua ngõ sông Cửu Long, đã miêu tả quang cảnh vùng đất
này thời ấy như sau: “...Những cửa rộng của dòng sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um
tùm của những gốc cổ thụ và


7
cây mây dài tạo thành những chỗ trú sum suê... Vào nửa đường trong sông, thấy những cánh đồng
hoang không có một gốc cây...
Tình trạng hoang dã của vùng này kéo dài cho đến thế kỷ XVII, lúc này Chúa Nguyễn Hữu
Kính vào thiết lập bộ máy hành chính của vùng Đông Phố (tên cũ của Biên Hoà - Gia Định), số dân
lên đến 4 vạn hộ lúc bấy giờ (1698), chủ yếu định cư tại các vùng Đồng Nai, Vàm cỏ, tính từ phía Bắc
sông Tiền trở lại.
Năm 1732, khi Chúa Nguyễn Phúc Chu ra lệnh lập thêm châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ,
tục gọi là Dinh Cái Bè, nằm bên bờ sông Tiền, thì phần địa lý hành chính Bến Tre chưa xuất hiện trên
bản đồ.
Năm 1757, vùng đất Ben Tre ngày nay mới được sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định.

Năm 1779, khi Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, tiến hành tổ chức cai quản hành chính, vùng đất
Ben Tre ( chỉ kể 2 cù lao Minh và Bảo, cù lao An Hoá lúc này thuộc Phiên Trấn).
Tháng 11 - 1779, Nguyễn Ánh chia phủ Gia Định thành 4 Dinh : Trấn Biên dinh, Phiên Trấn
dinh, Long Hồ dinh, Trường Đồn dinh.
Năm 1780, Long Hồ dinh (tứ Hoàng Trấn dinh) đổi tên thành Vĩnh Trấn dinh.
Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh
Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vũih Thanh. Tỉnh Ben Tre chính là vùng đất thuộc huyện Tân
An (được nâng cấp từ tổng Tân An lên năm 1808), thuộc phủ Định Viễn nằm trong trấn Vĩnh Thanh.
Năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện Tân An và Bảo An, đặt dưới phủ Hoang An
(Ben Tre ngày nay).
Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, trấn Vũih Thanh chia thành hai tỉnh An Giang và
Vĩnh Long. T ỉnh Vữih Long lúc bấy giờ gồm 3 phủ Hoang An (Ben Tre ngày nay), Định Viễn (Vmh
Long ngày nay) và Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay).
Năm 1837, đặt thêm phủ Hoằng Trị, rồi đến năm 1851, bỏ phủ Hoằng An, các huyện trực thuộc
nhập cả vào phủ Hoang Trị.
Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại
chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện thì Ben Tre là hạt tham biện thuộc khu vực hành chính
Vĩnh Long.
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các
hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre.
Từ đó, bỏ cấp huyện mà chia thành quận. Tỉnh có 4 quận: Ba Tri, sốc Sãi, Mỏ Cày, Thạnh Phú,
với 21 tổng và 144 xã.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Ben Tre đổi tên thành tỉnh Kiến
Hòa và gồm 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Hàm Long,
Hương Mỹ, Trúc Giang.Từ năm 1975 tinh Bến Tre lấy lại tên cũ và chia thành các huyện.


8
Trong thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là quê hương "Đồng Khởi", mở đầu cho
cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm,

khốc hệt nhất là trong năm 1960.
2.2 Điều kiện tự nhiên - kỉnh tế - xã hội:
2.2.1 Điều kiện tự nhiên :
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ
biển dài 60km. Phía Bắc giáp Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Trà
Vinh. Thị xã Ben Tre cách Tp.Hồ Chí Minh 85km. Địa hình ở đây bằng phang, rải rác có những cồn
cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao
thông vận tải và thủy lợi.
Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là
mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26°c - 27°c. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500mm.
Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa do 4 con sông
lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, cổ Chiên chia cắt. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Ben Tre có điều
kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ
được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Bến Tre gồm 1 thị xã và 7 huyện, với 160 xã, phường và thị trấn. Dân số năm 2006 là 1,4 triệu
người, trong đó nữ chiếm 51,5%. số người trong độ tuổi lao động chiếm 64,6%. số lao động qua đào
tạo là 30%. Hàng năm khoảng 30.000 người được đào tạo và giải quyết việc làm.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn năm 2001-2005 đạt 9,22%, riêng năm 2006 đạt 9,61%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 500 USD. Ben Tre nổi bật với kinh tế thủy sản và kinh tế vườn, đây
được xem là hai ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 triệu USD, đặc
biệt là thủy sản và các sản phẩm từ dừa. Ben Tre nổi tiếng với loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái
miệt vườn. Năm 2006, tỉnh đã tiếp đón 345.300 lượt du khách, trong đó có trên 138.800 lượt khách
quốc tế đến tham quan Bến Tre.
Bến Tre là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL không có mạng lưới đường bộ nối liền các tỉnh, vì vậy để
đến được với Ben Tre du khách phải dùng phương tiện thuỷ.
Từ TPHCM, theo quốc lộ 1A khoảng 70km, du khách sẽ đến với TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Từ Mỹ Tho, du khách theo đường Lê Thị Hồng Gấm đến bến phà Rạch Miễu, sang phà khoảng 20
phút là đến tỉnh Ben Tre.
Từ TP Cần Thơ, cũng theo quốc lộ 1A đến ngã ba Trung Lương, qua phà Rạch Miễu khoảng

20km. Hoặc có thể theo ngã ba phà Đình Khao (TX Vữih Long, tỉnh Vữih Long) qua khỏi thị trấn Chợ
Lách, rẽ trái qua phà Tân Phú đi Tiên Thủy, hoặc đi ngã ba Ba Vát qua phà Hàm Luông. Hai tuyến
này giúp du khách rút ngắn cuộc hành trình khoảng 50km.
Bến Tre có hệ thống giao thông rất thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa, cả bằng đường
thủy và đường bộ và nằm kề bên Khu kinh tế động lực phía Nam, rất gần


9
TP.HCM và các cảng lớn. cầu Rạch Miễu của tinh Bến Tre đã hoàn thành, đây là điều kiện thuận lợi
để thu hẹp khoảng cách giữa tỉnh và các vùng, miền khác trong hên kết kinh tế - văn hóa - xã hội.
2.3. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre:
2.3.1. Tiềm năng tự nhiên:
Tài nguyên địa hình: Là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long tiếp giáp biển Đông,
Ben Tre có 65 km đường bờ biển và được 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, cổ Chiên
như các nan quạt xoè ra phía biển chia lãnh thổ tỉnh ra thành 3 cù lao lớn là:
+ Cù lao An Hoá (gồm 2 huyện Châu Thành, Bình Đại).
+ Cù lao Bảo (gồm Thị xã Ben Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri).
+ Cù lao Minh (gồm 3 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú).
Ngoài các con sông lớn còn có nhiều kênh rạch chằng chịt thuận tiện cho việc phát triển giao
thông đường thuỷ giữa các vùng, các khu vực trong ngoài tỉnh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.357
km2 với địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn cây trái, không có các
rừng cây lớn mà chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ven biển và vùng cửa sông.
Khí hậu: Khí hậu mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ ổn
định trung bình hàng năm là 27,30C và chia ra hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với
hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
với hướng gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1.250 đến 1.500
mm. Nhìn chung toàn tỉnh Ben Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ lớn hàng năm.
Tài nguyên sinh vật: Theo đặc điểm địa hình tự nhiên, tại Bén Tre thấy rõ lãnh thổ được phân
chia thành ba vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ, nước mặn; do vậy các loài động, thực vật có mặt tại
đây khá phong phú. Tài nguyên thực vật rừng có 25 loài thuộc 19 họ, trong đó chủ yếu là cây nấm

trắng, bần đắng, đước dưng, dừa nước có giá trị kinh tế và cải thiện môi trường. Tài nguyên về cây
trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa, các cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây trái công nghiệp địa
phương như dừa trái có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước, đồng thời phát triển vườn cây đặc sản
ăn trái ở những vùng đất thích hợp như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài, nhãn, boòng boong,
dừa xiêm, me là môi trường phát triển vườn du lịch và phục vụ công nghệ chế biến xuất khẩu hoặc cây
làm hoa kiểng được tiêu thụ manh ở trong nước và đã có mặt trên thị trường thế giới.
Tài nguyên động vật khá phong phú gồm 11 loài lưỡng thê, 32 loại bò sát, 19 loại thú, 25 loài
chim. Ben Tre có vườn chim Vàm Hồ với nhiều chủng, loài và đã được khảo sát, xếp vào danh sách
các vườn chim lớn của Việt Nam. Những vật nuôi trong các hộ gia đình cũng khá phát triển cho sản
lượng lớn như heo, gà, vịt, dê, ong lấy mật...
Tài nguyên thuỷ hải sản là một thế mạnh của tỉnh, về cá có 88 loại, tôm có 18 loài. Hiện nay
tỉnh đã và đang được đầu tư khai thác tích cực nguồn lợi này, bao gồm cả việc nuôi trồng và đánh bắt.
Ngoài ra còn có các loài cua, nghêu, sò... hàng năm cho sản lượng lớn. Đây là nguồn xuất khẩu quan
trọng để thu ngoại tệ và là nguồn thực phẩm đặc sản của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch.
Các điểm du lịch tự nhiên có giá trị:


10
* cồn Phụng: cồn Phụng nằm giữa sông Tiền, án ngữ ngay cửa ngõ đi vào Ben Tre, thuộc
xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, cách trung tâm thị xã 12 km. cồn Phụng được hình thành bởi phù
sa, có diện tích 52 ha được tạo nên từ những vườn cây trái trĩu cành, khí hậu mát mẻ, môi trường sinh
thái trong lành. Ngoài ra việc tận hưởng khí trời, tham quan quần thể kiến trúc Đạo Dừa vẫn còn giữ
nguyên hiện trạng, du khách còn có dịp biết thêm về làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa. Đây
cũng chính là điểm đột phá của du lịch Ben Tre, hiện 50% khách du lịch của Ben Tre có ghé thăm cồn
Phụng.
* Cồn Qui: cồn Qui nằm giữ sông Tiền thuộc xã Tân Thạch và xã Quới Sơn huyện Châu
Thành, thuộc nhóm cồn tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng), cùng cồn Phụng án ngữ cửa vào Ben Tre.
cồn Qui có diện tích 40 ha, với những vườn cây trĩu cành, còn mang nét hoang sơ của miệt vườn sông
nước, môi trường sinh thái trong lành. Hiện nay, nhiều điểm du lịch sinh thái được xây dựng trên cồn
đón tiếp phục vụ du khách. Du khách rất quan tâm đến tham quan, nghỉ dưỡng tại cồn Qui, đặc biệt là

khách du lịch quốc tế.
*
Cồn Ốc: Thuộc xã Hưng Phong thuộc huyện Giồng Trôm, có chiều dài 8,3 km, rộng
1,2-1,5 km. Diện tích 1.284 ha nằm trên sông Hàm Luông, cách thị xã Ben Tre khoảng 10 km về hướng
Đông, cồn Ốc đặc biệt với những vườn dừa với nhiều chủng loại dừa như dừa xiêm, dừa dứa... đan
xen với vườn cây ăn trái. Người dân sống hiền hòa, thân thiện, đến đây du khách dường như tách khỏi
thế giới ồn ào náo nhiệt, hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ của vùng sông nước. Cồn Õc
hiện vẫn chưa có nhiều khách tham quan do điều kiện tiếp cận chưa tốt, tuy nhiên với sự đầu tư vào
bến phà, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ thì đây sẽ là điểm du lịch xanh
quan trọng của địa phương.
* Cồn Tiên: Thuộc xã Tiên Long huyện Châu Thành với diện tích 7 ha. Cồn Tiên có bãi cát
dài và đẹp, hàng năm vào mồng 5 tháng 5 âm lịch có hàng vạn người đến tắm, vui chơi, thưởng thức
trái cây.
* Khu du lịch sinh thái Vàm Hồ: Thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, cách Thị xã Bến Tre
khoảng 25 km, nằm trong khu bảo tồn vườn chim Vàm Hồ có diện tích 67 ha, là hệ sinh thái đặc sắc
của vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho rừng ngập mặn. Với điều kiện tự nhiên môi trường thích
hợp, có hàng vạn cá thể chim, cò tụ tập sinh sống tự nhiên, nhiều loại thú hoang dã, thủy sinh vật có
giá trị. Khu du lịch sinh thái Vàm Hồ đã đầu tư xây dựng nhà hàng, nhà nghỉ, bãi cắm trại, sân sinh
hoạt dã ngoại... phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu và nghỉ ngơi cho du khách.
* Vùng du lịch 8 xã ven sông huyện Châu Thành: Mặc dù không phải là nơi hội
tụ những danh thắng, nhưng Bến Tre hấp dẫn du khách bởi sự đậm đà, mộc mạc của một làng quê Việt
Nam với bạt ngàn vườn cây trái. Ngoài những di tích lịch sử văn hóa, khi đến với Ben Tre du khách
có thể tham quan những điểm du lịch miệt vườn, ăn trái cây, nghe ca nhạc tài tử, ngắm đom đóm về
đêm, đi xe ngựa, xuồng chèo, tham quan mô hình ruộng lúa nước, sản xuất kẹo dừa, nấu rượu, nuôi
ong, sản xuất hàng thêu bằng tay, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ nguyên liệu của cây dừa...
đặc biệt được hòa mình vào cuộc sống của những người dân ở đây và luôn được đón tiếp bằng lòng
nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách.
* Khu du lịch Cồn Hố: Là tiềm năng du lịch biển quan trọng của Ba Tri và Ben Tre. Khi
được cải thiện điều kiện hạ tầng, đặc biệt là về giao thông nhằm thu hút đầu tư,



11
đây sẽ là sự bổ sung vô cùng quan trọng cho sản phẩm du lịch Ba Tri, hướng tới mục tiêu đưa Ba Tri
thành trọng điểm du lịch của địa phương.
* Làng hoa kỉểng Chợ Lách: Ngoài những loài cây trái ngon nổi tiếng, Ben Tre còn được
biết đến qua nghề sản xuất cây giống, trồng hoa kiểng, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thành, Vĩnh
Hòa, Phú Sơn, Long Thới (Chợ Lách). Tại đây cung cấp phần lớn các loài cây giống, hoa kiểng cho
toàn quốc. Là một trong những điểm tham quan quan trọng của Ben Tre.
* Làng nghề bánh tráng, bánh phồng: Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc ở huyện
Giồng Trôm, không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn có thể nói cả vùng Nam Bộ. Hai loại bánh này có
bề dày truyền thống trên 50 năm, người dân nơi đây đã giữ gìn và phát huy những bí quyết của mình
để cho ra đời loại bánh phổ biến, mang đậm sắc thái Nam Bộ mà không đâu có được.
* Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: vốn là tỉnh có lợi thế
về cây dừa, người dân Ben Tre đã tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như: thân, cọng, vỏ, gáo
dừa... làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, rất được du khách ưa chuộng, đồng thời trở
thành một nghề thủ công đặc trưng của Ben Tre, tập trung nhiều ở cồn Phụng (huyện Châu Thành),
Hưng Phong (huyện Giồng Trôm).
2.3.2. Tiềm năng nhân văn:
Dân cư - dân tộc: Cho đến cuối thế kỷ xvn, cũng như toàn vùng Đồng Nai - Gia Định (tức
Nam Bộ nói chung), vùng đất ngày nay là Ben Tre về cơ bản vẫn còn là vùng đất hoang vu chưa được
khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Vùng đất Ben Tre được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam vào
thế kỷ xvni, nhưng từ lâu người Việt đã đến đây ở từ trước đó khá lâu. Những người Việt đến vùng
Ben Tre trong những năm cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIil hầu hết là những người ở các tỉnh Miền
Trung. Những người đến bằng đường biển, theo các cửa sông: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm
Luông vào định cư trước
Dân số của tỉnh hiện có 1,351 triệu người, đa số là dân tộc Kinh. Lực lượng lao động dồi dào,
lao động trong độ tuổi chiếm 64,64% tổng số dân. về tôn giáo, do ảnh hưởng truyền thống lâu đời,
phần lớn người dân ở Ben Tre theo đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên và các tôn giáo như: đạo Phật, đạo
Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài.
Các di tích lịch sử - văn hóa: Ben Tre có nhiều di tích văn hoá lịch sử có giá trị độc đáo được

cả nước trân trọng như Bảo tàng Bến Tre, bia mộ, đài tưởng niệm các anh hùng, các nhân sĩ trí thức
yêu nước như Nguyễn Thị Định, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh
Giản...; các địa danh nổi tiếng như làng du kích xã Định Thủy, các địa danh đã đi vào lịch sử của phong
trào Đồng Khởi đầu tiên vào những năm 1960 với đội quân tóc dài "Anh hùng, bất khuất, trung hậu,
đảm đang" lừng danh, khu di tích Vàm Khâu Băng là nơi tiếp nhận vũ khí được chi viện từ Miền Bắc
vào Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển ...
Các di tích cách mạng tiêu biểu của Bén Tre có thể kể đến các di tích lịch sử đã được công
nhận là di tích lịch sử quốc gia, bao gồm:
* Di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu:
Di tích tại ấp 3 xã An Đức, huyện Ba Tri, cách thị xã Ben Tre 38 km, cách thị trấn Ba Tri 2
km. Hiện có thể tiếp cận thuận lợi tới khu tưởng niệm bằng xe hơi. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu không
sinh ra trên đất Ben Tre, nhưng ông đã chọn nơi đây để sinh


12
sống, mở trường dạy học, bốc thuốc trị bệnh cho dân, sống với văn thơ cho đến cuối đời. Khu di tích
gồm: đền thờ, nhà lưu niệm và khu mộ. Khu mộ gồm có mộ của ông, vợ là bà Lã Thị Điền, và con gái
là bà Sương Nguyệt Anh (nữ chủ bút báo “Nữ giới chung”). Quyết định công nhận di tích số 84VH/QĐ ngày 27 tháng 4 năm 1990. Đây có thể coi là một trong những điểm tài nguyên nhân vãn quan
trọng nhất của tỉnh, góp phần mang lại vị trí quan trọng cho du lịch Ba Tri trong tổng thể du lịch Ben
Tre. Tuy nhiên khả năng đón tiếp và thu hút của điểm sẽ được tăng cường hơn nữa với sự đầu tư mở
rộng và các khu chức năng minh họa hình ảnh Cụ Đồ, kết hợp với các khu dịch vụ.
* Di tích lịch sử Đồng Khởi:
Di tích tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Ben Tre, nơi nổ ra phát súng đầu tiên của phong
trào Đồng Khởi năm 1960 nổi dậy trong toàn tỉnh, sau đó lan ra toàn miền Nam. Chính từ phong trào
Đồng Khởi năm đó, quê hương Ben Tre được vinh dự mang tên quê hương Đồng Khởi. Nơi đây trưng
bày nhiều hiện vật và hình ảnh minh chứng cho hào khí của phong trào Đồng Khởi năm xưa. Quyết
định công nhận di tích: số 43 -VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1990. Kết hợp với việc đầu tư xây dựng,
tôn tạo, tái tạo làng du kích Định Thủy, đây sẽ là một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của
Ben Tre tại huyên Mỏ Cày. Các chương trình du lịch như "Một ngày làm du kích" sẽ có sức hấp dẫn
cao với du khách cả trong và ngoài nước.

* Di tích lịch sử Chùa Tuyên Lỉnh:
Di tích tại xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, được xây dựng từ năm 1861. Chùa không phải là chùa
cổ nhưng nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian sống tại đây, dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho
nhân dân trong vùng. Nơi đây từng là cơ sở che chở, đùm bọc cán bộ cách mạng trong những năm
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Quyết định công nhận di tích: số 921-QĐ/BT ngày 23 tháng 12
năm 1995.
* Di tích lịch sử Căn cứ cách mạng Y4:
Di tích tại 2 xã Tân Phú Tây và xã Thành An của huyện Mỏ Cày. Nơi đây là căn cứ địa cách
mạng của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 10 năm 1970 và từ đây chỉ đạo
những trận đánh lớn vào cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định. Thời gian đóng căn cứ ở đây
không dài nhưng cơ quan Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã được sự hỗ trợ, cưu mang đầy tình nghĩa của
quân và dân Bén Tre, chở che các đồng chí lãnh đạo được an toàn để từ đó tiếp tục lãnh đạo cuộc
kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Quyết định công nhận di tích: số 3777-VH/QĐ ngày 23 tháng 12
năm 1995. Tuy nhiên, xét từ góc độ du lịch, khả năng thu hút khách của điểm này sẽ trở nên hiện thực
hơn với việc lồng ghép với các chương trình du lịch khác lân cận như du lịch sinh thái cồn Thanh Tân,
chùa Tuyên Linh và ẩm thực tại các khu nuôi trồng thủy sản trên sông.
* Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Yăn Cung và ngã ba Cây da đôi:
Di tích tại xã Tân Xuân huyện Ba Tri, đây là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở
Ben Tre. Vào cuối tháng 4 năm 1930, chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập
tại nhà ông Nguyễn Vãn Cung. Chi bộ gồm 10 đảng viên, nguyên là hội viên của chi bộ Việt Nam
thanh niên cách mạng đồng chí hội trước đó do đồng chí Nguyễn Văn An làm Bí thư. Sau khi thành
lập, chi bộ đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc té Lao động 1 tháng 5 tại
cây da đôi, sau đó biến thành


13
cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự. Quyết định công nhận di tích: số 985-QĐ/VH
ngày 07 tháng 01 năm 1993.
* Di tích lịch sử Đen thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng:
Di tích hiện tại xã Mỹ Thanh, huyện Giồng Trôm. Ông giữ chức Lãnh binh trong quân đội

dưới triều Thiệu trị năm 1848. Năm 1859, quân Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem binh ứng cứu,
nhưng chưa kịp đến nơi thì thành đã bị hạ. Sau thời gian cầm cự tại đồn Cây Mai, do lực lượng quá
chênh lệch ông rút quân về Gò Công cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định. Ngày 27
tháng 6 năm 1866 ông bị trúng đạn, tử thương trong một trận giao chiến kịch liệt với Pháp. Thi hài
ông được đưa về chôn tại quê nhà. Sau khi ông chết, Vua Tự Đức có phong sắc, áo mão và một thanh
gươm. Từ năm 1984 nhân dân địa phương đã đem bài vị của ông vào thờ ở đình Mỹ Thạnh như một
vị thần đã có công trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Ngày giỗ ông hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm
lịch. Quyết định công nhận di tích: số 985-QĐ/VH ngày 07 tháng 5 năm 1997.
* Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Trác:
Đây là nơi ở, làm việc của đồng chí Lê Duẩn từ tháng 11 năm 1955 đến tháng 3 năm 1956 tại
xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Quyết định công nhận
di tích: số 985-QĐ/VH ngày 07 tháng 5 năm 1997.
* Di tích cuộc thảm sát ở cầu Hoà:
Di tích tại xã Phong Nam, huyện Giồng Trôm. Ngày 10 tháng 01 năm 1947, 2 trung đội lính
lê dương do tên thiếu úy Tây lai Leon Leroy chỉ huy càn quét vỉ nghi ngờ có Việt Minh trú đóng tại
ấp cầu Hòa. Sau khi không tìm thấy Việt Minh chúng quay ra nổ súng vào những người dân vô tội,
giết chết 286 người, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, đốt cháy hơn 100 nhà. Đây là
cuộc tàn sát có quy mô lớn nhất và dã man nhất ở Ben Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Quyết định công nhận di tích: số 04/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 01 năm 2001.
* Di tích lịch sử Mộ Cụ Võ Trường Toản:
Di tích tại xã Bảo Thanh huyện Ba Tri. Cụ Võ Trường Toản người Bình Dương, tỉnh Gia Định,
là người học rộng tài cao, thông đạt kim cổ. Thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi
quê nhà, mở trường dạy học, không tham gia vào chính trị. Ông mất ngày 27 tháng 7 năm 1792. Sau
khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người
thầy học kính yêu của mình gửi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm nên đã tổ chức di dời hài cốt của ông
về làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Quyết định công nhận di tích: số 1998-QĐ/VH ngày 24 tháng 01
năm 1998.
Các công trình vãn hóa nghệ thuật: Tại Bến Tre có các đình chùa lâu đời được nhân dân tổ
chức lễ hội, kỷ niệm hàng năm hoặc tổ chức đến tham quan như Chùa số 1 Tiên Thuỷ, Chùa Tuyên
Linh, Đình Bình Hoà, Đình Phú Lễ, Nhà thờ Cái Mơn, Khu Đạo Dừa - Cồn Phụng... Các điểm tham

quan có giá trị có thể kể đến như sau:
* Đình Phú Lê:
Đình tại ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Đình cách thị xã Ben Tre 40 km, cách thị
trấn Ba Tri 4 km. Đình Phú Lễ được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Đình Phú Lễ có qui
mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Ben Tre. Nét đẹp của Đình do cảnh quan thiên nhiên
bên ngoài và bài trí bên trong tạo nên. Bên trong đình là những tác phẩm điêu khắc hết sức tinh xảo,
độc đáo, đạt những giá trị nghệ thuật cao và tất cả đều được sơn son thếp vàng. Lễ cúng hàng năm diễn
ra vào rằm tháng 3 (âm lịch). Quyết định công nhận di tích: số 43-VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993.


14
* Đình Bình Hòa:
Di tích tại thị trấn Giồng Trôm. Đây là ngôi đình cổ có tuổi gần 200 năm. Trang trí bên trong
và ngoài đình là sự kết hợp yếu tố nghệ thuật cung đình với nghệ thuật tôn giáo được dân gian hóa.
Hiện còn hơn 100 hiện vật điêu khắc gỗ tinh vi, sắc sảo, gồm những bức hoành phi, liễn đối, bao lam,
phù điêu... được lưu giữ. Lễ cúng đình hàng năm diễn ra hai lần vào rằm tháng riêng và rằm tháng
chạp (âm lịch). Quyết định công nhận di tích: số 43-VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993.
* Đình Tân Thạch:
Đình tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành. Đình Tân Thạch có tên nôm là Thạch Hồ Đình,
thuộc Thạch Hồ thôn. Theo truyền tụng, đình Thạch Hồ được xây dựng vào những năm 1843-1844 do
ông Nguyễn Quý Bằng đứng ra vận động và hiến đất xây dựng. Đình có cấu trúc hình chữ tam, gồm
ba gian nối liền nhau: gian vô ca, gian vô quy và gian chính đường. Cột bằng gỗ lim, nền lát gạch tàu,
xung quanh có tường bao bọc. Hiện nay Đình còn lưu giữ nhiều hiện vật có gía trị về mỹ thuật và lịch
sử rất cao: 6 sắc phong (4 của vua Thiệu Trị và 2 của vua Tự Đức); 4 bộ lư mắt tre bằng đồng thau; 7
lư trầm bằng đồng thau; bộ chân đèn; đèn thủy tinh; quả cẩn... Ngoài ra, trang trí bên trong đình còn
có các hoành phi, long trụ thờ, bao lam... được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Quyết
định công nhận di tích: số 53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001.
* Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định:
Khu lưu niệm tại xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, nơi đã sinh ra người con ưu tú, người nữ
tướng đầu tiên, người lãnh đạo xuất sắc đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất

nước. Đồn thờ lưu giữ những kỷ vật và ghi lại những chiến tích oai hùng cho thế hệ sau đến tưởng
niệm.
* Bảo tàng Bến Tre:
Bảo tàng tại 146 Hùng Vương, phường 3, thị xã Ben Tre hiện nay, Bảo tàng được xây dựng
vào đầu thế kỷ XX theo kiến trúc của Pháp, đã từng là Dinh Tham Biện (thời Pháp) và Dinh Tỉnh
Trưởng (thời Ngụy), với khuôn viên rộng 02 ha. Tại đây trưng bày hiện vật, tư liệu lịch sử truyền thống
Cách mạng Ben Tre. Bảo tàng tỉnh là tiền đề quan trọng để tăng cường thu thập, trưng bày các hiện
vật lịch sử và trở thành điểm tham quan quan trọng của du lịch Bến Tre. Ngoài ra, bản thân tòa nhà
còn gắn với một nhân vật lịch sử, nhà tình báo chiến lược, anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Ngọc
Thảo từng làm tỉnh trưởng ở dinh này.
* Tượng đài Đồng Khởi:
Tượng đài tại phường 4, thị xã Ben Tre. Đây là một công trình vãn hóa đẹp được xây dựng và
khánh thành vào ngày 17 tháng 01 năm 1995 nhân kỷ niệm 35 năm ngày Ben Tre Đồng Khởi. Tượng
chính là một bà mẹ tay vươn cao ngọn đuốc lá dừa ở tư thế tiến công; nhóm tượng phụ thể hiện cuộc
chiến tranh nhân dân; phù điêu mô tả tiến công và nổi dậy giành chính quyền làm chủ ở nông thôn
trong những ngày Đồng khởi.
* Nhà cổ Đại Điền:
Ngôi nhà cổ thuộc xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, được xây dựng vào năm 1884. Ngôi nhà
được xây dựng theo kiểu hình chữ nhất, gồm ba căn, hai chái ba và hai liễn đôi. Ngôi nhà được trang
trí bằng những hoa văn chạm trổ khéo léo từ những bàn tay điêu khắc gỗ điêu luyện. Tuy tuổi đời trên
100 năm nhưng nhà cổ Đại Điền vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn, có đến với nhà cổ Đại Điền mới thấy
hết giá trị nghệ thuật, giá trị văn hoá


15
của ông bà ta để lại cho các thế hệ sau; và thấy được tinh thần, ý thức trách nhiệm của các thế hệ sau
đối với việc giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa của cha ông.
* Hội Tôn Cổ Tự tại xã Quới Sơn, huyện Châu Thành là chùa xưa nhất của Tỉnh, được xây
cất từ đời Cảnh Hưng (1740) do hòa thượng Long Thiền trụ trì, chỉ sau ngôi chùa xây dựng sớm nhất
ở Nam Bộ 30 năm. Chùa Viên Giác, chùa Viên Minh là 2 ngôi chùa Phật giáo lớn của Tỉnh.

* Đạo Thiên chúa có mặt ở Ben Tre vào giữa thế kỷ xvin, các cơ sở của đạo Thiên chúa có
Nhà thờ Cái Bông là nhà thờ xưa nhất ở Bến Tre, nhưng đẹp và lớn là 2 nhà thờ tại Thị xã và Cái Mơn
(Chợ Lách).
* Đạo Cao đài ở Bến Tre gồm có 4 chi phái: Ban chỉnh, Tây Ninh, Tiên thiên, và Minh Chơn
Lý. Ben Tre có nhiều thánh thất, thờ tự của đạo Cao đài nhưng lớn và đẹp nhất là Tòa thánh Cao đài
ban chỉnh tại phường VI, thị xã Ben Tre và Tòa thánh Cao đài Tiên thiên tại xã Tiên Thủy, huyện Châu
Thành. Điều đáng lưu ý là 2 tòa thánh này tuy không bề thế bằng tòa thánh cao đài Tây Ninh, nhưng
đây là Trung ương đạo, cho nên trong những ngày lễ lớn của đạo, nơi đây thu hút tín đồ ở khắp nơi đổ
về.
Các tài nguyền nhân văn khác: Các loại hình nghệ thuật dân tộc của Ben Tre như ca múa
nhạc dân tộc, nhạc tài tử cải lương, hát bội, các điệu hò, hát lý, hát ru... rất phong phú có khả năng hấp
dẫn khách du lịch trong ngoài nước. Ngoài ra trong nhóm các tài nguyên du lịch nhân văn còn phải kể
đến có các làng nghề truyền thống làm ra các sản phẩm mỹ nghệ từ cây dừa rất được khách hàng quốc
tế và trong nước ưa chuộng, trên thị trường thương mại du lịch và các sản phẩm đặc sắc khác như hủ
tiếu, bánh phồng Mỹ Lồng, kẹo dừa Mỏ Cày...
* Các lễ hội dân gian:
- Lễ hội dân gian đặc trưng và lâu đời nhất ở Ben Tre là cúng đình hàng năm. Ở Ben Tre hiện
có 207 đình, trong đó có 3 đình được Bộ Vãn hóa Thông tin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia
(Bỉnh Hòa, Phú Lễ, Tân Thạch). Thông thường mỗi đình đều có một kỳ cúng lớn, còn gọi là cúng Kỳ
Yên, mục đích cúng Kỳ Yên là cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Cúng đình là đặc trưng
của người dân sản xuất nông nghiệp, cũng là ngày hội văn hóa của nhân dân địa phương.
- Lễ hội cứng Ông là đặc trưng của ngư dân vùng biển ở Ben Tre. Ben Tre có tất cả 12 Lăng
thờ cá ông, lễ cúng ông lớn nhất là ở xã Bình Thắng (Bình Đại) hàng năm được tổ chức vào ngày 15,16
tháng 6 âm lịch. Trong những ngày này bà con ngư dân quy tụ về làm lễ (có cả những người đi lập
nghiệp ở vùng khác) và thu hút hàng ngàn người đến xem lễ hội. Nội dung của lễ hội có nhiều phàn,
nhưng sôi nổi và hào hứng nhất là lễ nghinh Ông.
- Lễ hội truyền thống văn hóa tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn
Đình Chiểu vào mồng 1 tháng 7 hàng năm, tại xã An Đức và thị trấn Ba Tri với nhiều loại hình văn
hóa phong phú, đa dạng.
- Lễ hội truyền thống cách mạng tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Ben Tre đồng Khởi 17 tháng

01 hàng năm tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày.
- Ngày hội cây trái ngon an toàn hàng năm được tổ chức vào dịp Tốt Đoan Ngọ (mồng 5 tháng
5 âm lịch) tại huyện Chợ Lách. Đây là dịp du khách được thưởng thức và chiêm ngưỡng những loại
trái cây ngon và độc đáo của miệt vườn Ben Tre. Trong tương


16
lai, khi Ngày hội trái cây được tổ chức quy mô hơn thành Lễ hội thì khả năng thu hút du lịch sẽ cao
hơn.
Tuy nhiên so với các thế mạnh về du lịch sinh thái miệt vườn và tiềm năng du lịch lịch sử cách mạng, khả năng thu hút khách của lễ hội Ben Tre là không cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Bến Tre là một tỉnh có các điều kiện tự nhiên và văn hóa đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, có
nhiều tiềm năng và ưu thế phát triển du lịch sinh thái.
Ben Tre có một hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho giao thông đường thủy, nuôi trồng
thủy hải sản cũng như là một yếu tố hết sức đặc sắc để phát triển du lịch sinh thái. Gắn với quá trình
lịch sử hình thành lâu dài và sự định cư của cộng đồng, Bến Tre vẫn còn lưu giữ nhiều công trình mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Con người Ben Tre hiền hòa và mến khách. Những vườn dừa xanh mát
và gắn liền với cuộc sống người dân, mọc lên từ miền đất đai trù phú phù sa sông Cửu Long. Tất cả
những điều ấy đã tạo nên một bản sắc hết sức đặc trưng mà không nhiều tỉnh khác trong khu vực có
được. Từ đó, ta có thể nhìn nhận những ưu thế thực tế sẵn có mà du lịch sinh thái có thể tận dụng và
phát triển.
Đây là một tiền đề cơ bản và nền móng vững chắc để đầu tư phát triển du lịch sinh thái một
cách vừa hiệu quả vừa giữ gìn và tôn tạo các ưu thế sắn có ấy.


17

CHƯƠNG 2: NGÀNH DU LỊCH BẾN TRE VÀ HƯỚNG ĐI MỚI TRONG
KHAI THÁC CÁC* LOẠI HÌNH Dư LỊCH SINH THÁI.

1. THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TIỀM NĂNG:
Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, sự phát triển ổn định với tốc độ cao
của kinh tế, vãn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là sự ổn định về chính trị, an ninh quốc
phòng đã góp phần nâng cao mức sống của nguời dân. Thu nhập gia tăng, đời sống được nâng cao,
điều kiện về giao thông ngày càng được cải thiện và thuận lợi và đặc biệt là quyết định của Chính phủ
về việc giảm thời gian lao động xuống còn 40 giờ/tuần và thời gian nghỉ tăng lên 2 ngày... chính là
nhân tố quan trọng hàng đầu làm cho nhu cầu du lịch tăng lên.
Tiềm năng du lịch của Ben Tre khá phong phú, từ du lịch sinh thái (vườn cây, du lịch sông
nước, cồn bãi, biển và ven biển), đến du lịch tham quan các khu di tích vãn hóa lịch sử, du lịch vãn
hóa - lễ hội... Đen đây, du khách có cơ hội được tham quan, thưởng ngoạn những điểm du lịch độc
đáo, đắm chìm vào khung cảnh thơ mộng của những vườn cây trái... Tất cả những lợi thế trên đã góp
phần quan trọng thu hút khách du lịch đến Ben Tre ngày một nhiều. Kết quả phân tích hoạt động du
lịch Ben Tre thời kỳ 1995 - 2006 cho thấy tốc độ tăng trưởng về khách du lịch khá nhanh.
Bảng 1: Hiện trạng khách du lịch đến Ben Tre thời kỳ 1995-2006

Đơn vị: Nghìn lượt khách
Hạng mục

1995

1996

1997

1998

1999

2000


15,35
16,85
75,74
83,15
91,09

12,23
10,40
105,41
89,60
117,65

19,62
13,77
122,86
86,23
142,48

26,90
18,94
115,16
81,06
142,06

41,92
28,86
103,31
71,14
145,23


58,06
37,43
97,06
62,57
155,12

2001

2002

2003

2004

2005

2006

103,16
41,25

109,66
41,80

85,64
33,91

110,53
39,33


126,05
40,27

146,90

152,67

166,90

170,50

186,96

% so cả tống

58,75

58,20

66,09

60,67

59,73

Tổng số khách

250,06

262,33


252,54

281,03

313,01

139,14
40,30
206,10
4
59,70
345,24
4

Khách quốc tế
% so cả tổng
Khách nội địa
% so cả tổng
Tổng số khách
Hạng mục
Khách quốc tế
% so cả tống
Khách nội địa

Tăng trưởng
96-00
30,48%
5,09%
11,23%

Tăng trưởng
01-06
15,68%
-

13,37%
-

14,26%

Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch Ben Tre.


18
Giai đoạn 1995 - 2000, đây là thời kỳ phát triển “manh” của du lịch Ben Tre nói riêng và cả
nước nói chung. Ngành du lịch Ben Tre còn non trẻ và với điểm xuất phát thấp, lại là một điểm đến
mới trên bản đồ du lịch của cả nước và khu vực, khách du lịch đến Ben Tre tăng đều qua từng năm.
Năm 2000 lượng khách du lịch đến Ben Tre đạt 155.122 lượt khách du lịch, tăng gấp 1,7 lần so với
năm 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 11,23%/năm.
Giai đoạn 2001 - 2006, ngành du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng
hoảng kinh tế kéo dài, tình hình chính trị bất ổn tại một số khu vực, thiên tai, dịch bệnh cùng với việc
liên tiếp xảy ra các cuộc khủng bố. Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà Việt Nam được các Hiệp hội du lịch,
Tổ chức du lịch thế giới đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện, chính vĩ vậy mặc dù có sự tăng
trưởng chậm nhưng du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ben Tre nói riêng vẫn đạt mức tăng trưởng
năm sau cao hơn năm trước. Thời kỳ này hoạt động du lịch Bến Tre đã có bước phát triển khá hơn; hệ
thống các tuyến, điểm du lịch đã hình thành và dần hoàn thiện đã thu hút được đông đảo khách du lịch
trong và ngoài nước. Năm 2006 khách du lịch đến Ben Tre đạt 345.244 lượt khách tăng 2,28 lần so
với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,26%/năm. Trong đó khách du lịch quốc tế đạt
126,05 ngàn lượt khách, tăng trưởng bình quân 15,68%, đây là một đấu hiệu lạc quan của du lịch Ben
Tre.

Tính chung cho cả giai đoạn 1996 - 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch đén
Ben Tre vẫn đạt mức 13,14%/năm.
1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế:
Thị trường khách du lịch quốc tế đến Ben Tre trong thời gian qua kể từ năm 1995 đã thay đổi
với tốc độ vượt bậc. Lượng khách du lịch quốc tế năm 1995 đã tăng 2,29 lần so với năm 1991; năm
2000 Ben Tre đón được 58,06 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai
đoạn 1995 - 2000 đạt 30,48%
Từ năm 2000 nhận được được sự quan tâm đầu tư của UBND Tỉnh, cùng với những chuyển
dịch trên thị trường du lịch Việt Nam trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long là điểm đến được
ưa thích nhất, khách du lịch quốc té đến Bén Tre ngày một tăng. Năm 2001 lượng khách đến đây đã
vượt qua ngưỡng 100 ngàn lượt, và đến năm 2005 con số thống kê về khách quốc tế đã vượt ngưỡng
126 ngàn lượt - tăng hơn 8,211ần so với năm 1995; năm 2006 khách du lịch quốc tế đến Ben Tre đạt
139,10 ngàn lượt khách.
Tính chung cho cả giai đoạn 1995 - 2005, tốc độ tăng trưởng trung bình của dòng khách này
vẫn đạt mức 24,66%/năm. Đây là một dấu hiệu lạc quan của du lịch Ben Tre, là tiền đề quan trọng để
Tỉnh quan tâm đầu tư hơn nữa cho du lịch như một hướng phát triển chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của
địa phương.
Bảng 2: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bến Tre thòi kỳ 1995 - 2006

Đơn vị: Nghìn lượt khách
Hạng mục 1995 1996 1997 1998 1999

2000 2001 2002

2003 2004 2005

2006

Tổng số khách 15,35 12,23 19,62 26,90 41,92 58,06 103,1 109,6 85,64 110,5 126,1 139,2
Ngày hm trú


1,06

1,07 1,07 1,05

1,02

1,02

1,03 1,03

1,05

1,07 1,09


19
TB
l.Bắc Mỹ

42,50 1,00 2,00 4,30

2. Châu Âu

55,00 41,70 39,50 43,10 43,30 46,40

49,47 50,31 37,20 36,50 34,9

3.Châu Á
4. Châu úc


2,00
2,00

34,76 49,93 53,45 54,80 56,6
5,11 0,23
2,00 2,20
1,8

5,00 7,00

55,30 56,20 48,40 48,80 43,40
2,00 2,30 4,20
3,00 3,20

10,66 4,53

6,35

6,50

6,7

Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Ben Tre.
* Thị trường khách quốc tế phân theo khu vực địa lý:
Thị trường khách du lịch quốc tế đến Ben Tre rất đa dạng, đến từ nhiều nguồn khác nhau kể
tù các thị trường gần đến các thị trường xa. Các thị trường khách quốc tế truyền thống của Ben Tre
bao gồm Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ. Cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và
Ben Tre nói riêng có nhiều biến động trong thập kỷ vừa qua, trong đó đáng chú ý là sự tăng trưởng trở
lại của thị trường khách Đông Âu {trong đó đáng kể là khách du lịch đến từ Nga và các nước thuộc

Liên bang Xô Viết cũ).
Từ năm 1995 trở lại đây cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Ben Tre đã tương đối rõ nét: hai
thị trường chính là Tây Âu và Đông Bắc Á chiếm tỷ lệ lớn nhất - trên 40% và tăng mạnh, từ năm 2000
trở lại đây khách từ hai thị trường này luôn chiếm tỷ lệ trên 80% tổng lượng khách đến Ben Tre. Thị
trường Đông Nam Á đang có xu hướng tăng trưởng manh.
* Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế:
Phần đông khách quốc tế đến tham quan Ben Tre đều theo các tour du lịch do các công ty ở
TP.HCM tổ chức, thường có nhu cầu tham quan phong cảnh sông nước và các khu vườn cây ăn trái ở
Tân Thạch, Cái Mơn, Châu Thành, Chợ Lách... Tuy nhiên, thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế
tại Bến Tre tương đối ngắn, thường chỉ hơn 1 ngày.
1.2. Thị trường khách du lịch nội địa:
Cùng với nhịp độ phát triển của khách quốc tế, thị trường khách nội địa cũng đạt được những
kết quả khả quan. Giai đoạn 1995 - 2000, lượng khách tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước, nhịp
độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn này ổn định ở mức 5,09% (thấp hơn so với mục tiêu tăng
trưởng 15% đề ra trong quy hoạch 1996). Từ năm 2001 trở lại đây, ngành du lịch Bến Tre đã tập trung
mọi nguồn lực cho phát triển hoạt động lữ hành, nghiên cứu các thế mạnh đặc thù, khai thác các địa
danh, di tích văn hóa - lịch sử, mạnh dạn mở thêm các tour tham quan mới, liên doanh, liên kết với các
đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm tạo nguồn khách, trong đó đáng chú ý là việc kết
hợp với các doanh nghiệp du lịch ở TP Hồ Chí Minh nhằm san sẻ nguồn khách, là nguyên nhân đưa
lại sự tăng trưởng manh của thị trường khách du lịch nội địa. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn
2000 - 2005 đạt 14,01%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là:
- Nen kinh tế ổn định và tăng trưởng tạo điều kiện tăng thu nhập của người dân
- Thời gian nghỉ rỗi trong năm kéo dài hơn do tù năm 1999 đã áp dụng chế độ làm việc 40
giờ/tuần và nghỉ bù nếu như ngày lễ ngày Tet rơi vào cuối tuần.
- Các điều kiện giao thông đi lại ngày một dễ dàng hơn do đường xá đã được cải tạo, sự hoạt
động tích cực của các hãng lữ hành và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các công ty vận chuyển
khách.


20

* Thị trường gửi khách du lịch nội địa của Ben Tre:
Khách du lịch nội địa đến Bến Tre chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm gửi khách
và trung chuyển khách lớn nhất của cả nước. Ước tính 90% khách du lịch tới Bén Tre là khách đi qua
thành phố Hồ Chí Minh.
Bên canh đó, một xu hướng mới trong hoạt động lữ hành ở Ben Tre là việc các doanh nghiệp
du lịch trong tỉnh xây dựng các chương trình tham quan đưa khách từ Ben Tre đi Vũng Tàu, Đà Lạt,
Nha Trang, Phan Thiết, Hà Nội,... tuy nhiên hiện nay hoạt động này còn mới, lượng khách tham gia
chưa nhiều.
* So sánh với các tỉnh lân cận:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng khích lệ, cũng
chung với xu hướng đó du lịch Ben Tre cũng đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận
thì tốc độ tăng trưởng về khách du lịch (giai đoạn 1995- 2005) đến Ben Tre chỉ cao hơn cần Thơ. Tuy
nhiên, du lịch cần Thơ đã phát triển manh hơn, nguồn khách ổn định hơn và đã trở thành một điểm
đến quen thuộc của các chương trình du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các địa
phương trong vùng đều kinh doanh những sản phẩm na ná nhau. Sản phẩm du lịch chủ đạo của vùng
đồng bằng sông Cửu Long nói chung và từng địa phương trong vùng vẫn chỉ là du lịch sinh thái miệt
vườn gắn với các cù lao, sông nước, trang trại... Tuy nhiên, đi đến hầu hết các địa phương trong vùng
đều thấy sự giống nhau về diện mạo của các khu du lịch sinh thái (có lẽ do điều kiện cảnh quan có sẵn
của khu vực), các sản phẩm du lịch của các địa phương vẫn chỉ là sự tự sao chép lẫn nhau, mà chưa có
định hướng phát triển các lợi thế riêng, tạo ra các sắc thái riêng, da dạng hoá sản phẩm du lịch của
mình. Các sản phẩm du lịch gắn kết với loại hình du lịch sinh thái như đi thuyền trên sông, thăm vườn
cây ăn trái, ăn cơm, nghe ca nhạc tài tử...
Bảng 3: So sánh lượng khách du lịch đến Bến Tre vói các tỉnh lân cận
Đơn vị: Ngàn lượt khách

Tỉnh, Loại
thành khách du 1995
phố lịch
15,35

Quôc tê
Bến
75,74
Nội địa
Tre Tống số
91,09
69,74
Quôc tê
Tiền
10,69
Nội địa
Giang Tông sô
80,43
Quốc tê
0,80
Trà
Nội địa
17,20
Vinh Tống sổ
18,00
Quốc
tể
33,30
Cần
141,31
Nội địa
Thơ
Tống số
174,61
815,9

TPHỒ Quốc tế
Chí Nội địa
820
Minh Tông sô
1.636

Năm
1996

1999

2000

2003

2004

2005

2006

12,23
105,41
117,65
88,86
53,96
142,83
1,23
20,08
21,31

37,79
131,92
169,71
925,0
1.128
2.053

41,92
103,3
1
145,2
3
120,16

58,06
97,06
155,12
143,66
179,40
323,05
0,95
27,50
28,45
60,58
164,59
225,17
1.100,0
2.000
3.100


85,64
166,90
252,54
203,48
173,90
377,39
1,90
43,50
45,40
80,07
287,90
367,97
1.302,0
1.917,3
3.219,3

110,53
170,50
281,03
231,19
192,35
423,54
2,15
56,50
58,65
87,53
327,47
415,00
1.580,0
2.500

4.080

126,05
186,96
313,01
318,52
199,65
518,18
2,48
61,22
63,70
104,84
357,30
462,14
2.000,0
3.000
5.000

139,14
206,10
345,24
388,95
221,44
610,39
7.12
17088
178,00
121,22
422,43
543,65

2.350,0

68,12
188,28
1,42
32,42
33,85
54,60
150,39
204,99
975,0
1.600
2.575

-

-

%
Tăng
trưởng
22,19
9,53
12,88
16,91
31,72
20,23
21,99
23,21
23,16

12,46
10,47
10,88
10,09
13,85
11,82


21
Nguồn: Viện NCPTDu lịch

Du lịch Bến Tre hiện nay đứng ở tốp đầu đồng bằng sông Cửu Long về loại hình du lịch sinh
thái vườn; du khách đến Ben Tre cũng đi thăm các điểm du lịch sinh thái bằng xuồng, cũng ghé vào
các điểm phục vụ ăn uống nghỉ ngơi, nghe đàn ca tài tử, câu cá... nhưng với một cảm giác hoàn toàn
khác lạ về những đặc sản truyền thống của địa phương mà không phải ngành du lịch tỉnh nào cũng tận
dụng tốt lợi thế của mình. Khách sẽ được thưởng thức, ngắm nhìn những món đồ gắn với đặc sản xứ
dừa như: đồ thủ công mỹ nghệ với hàng trăm mặt hàng đẹp mắt được các thợ khéo tay làm thành từ
cây dừa; được uống mật ong nguyên chất; xem người dân làm kẹo dừa, nhà trưng bày sản phẩm gắn
với cây dừa Ben Tre.... Bất cứ du khách nào khi tham quan tuyến du lịch đi xuồng chèo giữa hai hàng
dừa nước trong con Rạch xếp, ngồi xe ngựa chạy giữa đường làng đều hài lòng khi bỏ tiền tham quan.
Đây cũng chính là lợi thế so sánh của Bến Tre.
2. THU NHẬP VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NGÀNH DU LỊCH
2.1. Thu nhập du lịch:
+ Thu nhập du lịch thuần túy bao gồm tất cả các khoản do Ngành Du lịch trực tiếp thu như thu
nhập từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; từ các dịch vụ khác.
+ Thu nhập xã hội từ du lịch: Trên thực tế, tất cả các khoản thu từ khách du lịch không phải
chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu.
Ngoài ra còn có một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ người dân địa phương, mà còn
phục vụ cho cả khách du lịch (ví dụ: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu chính viễn thông, phim ảnh, giao
thông công cộng, bảo hiểm v.v...). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các

ngành khác trực tiếp thu. Ở các nước có hệ thống thống kê hoàn chỉnh thì tất cả các khoản thu từ khách
du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được thống kê cho
ngành du lịch và khoản thu nhập này được gọi là thu nhập du lịch hay thu nhập xã hội từ du lịch.
Bảng 4: Hiện trạng thu nhập du lịch Bến Tre, giai đoạn 1995 - 2006

Đơn vị: Tỷ đồng
Loại
doanh thu

1. DT toàn ngành
du lịch

1995

1996

1997

1998

1999

2000

39,2

2002

67,9


2005

2006

14,6

15,9

22,5

8,5

10,04

11,67

13,15

14,86

- Ăn uống
- Lưu trú
- Vận chuyển

5,86

6,96

7,51


8,49

8,45

9,05

9,67 12,47

1,32

1,75

2,10

2,17

1,82

1,72

2,49

2,81

4,07

6,00

8,57 13,42


0,14

0,18

0,62

0,27

0,85

0,62

1,11

1,73

4,20

2,36

6,48

9,70

- Mua sắm
- Khác

0,43

0,30


0,53

0,49

1,36

2,78

3,22

3,57

3,87

5,40

6,48

9,05

0,75

0,85

0,91

1,73

2,38


2,09

4,53

4,69

5,87

5,81

0,92

1,93

25,27

56,7

2004

11,7

16,26 21,02

45,5

2003

10,9


2. Doanh thu du
lịch thuần túy
Trong đó

32,0

2001

34,8 37,32

16,79

17,75

83,2 104,4

46,67

64,62

24,22

33,02


22
Loại
doanh thu


1995

1996

3. Thu nhập XH 19,70 21,06
từ du lịch

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

26,34 28,65

40,65


57,65

70,69

81,92

102,1

122,2

131,56 187,4

Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch Ben Tre
Tuy nhiên, công tác thống kê của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ben Tre nói riêng còn
chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch bị phân tán, chưa tập trung về
một mối. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế nói chung
còn thấp.
Giai đoạn 1995 - 2000 là giai đoạn phát triển khởi đầu của du lịch Việt Nam nói chung và du
lịch các địa phương trong cả nước nói riêng. Là điểm du lịch mới trên bản đồ du lịch thế giới, cùng
với chính sách mở cửa, Việt Nam nói chung và Ben Tre nói riêng bắt đầu được du khách chú ý, lượng
khách đến tham quan tăng nhanh khiến doanh thu du lịch Ben Tre tăng theo. Neu như năm 1995 doanh
thu toàn ngành mới chỉ đạt 10,9 tỷ đồng, ở các năm tiếp theo cùng với sự gia tăng về khách du lịch
doanh thu du lịch cũng tăng theo, năm 2000 doanh thu đã đạt con số 32,0 tỷ (tăng 2,93 lần), tốc độ
tăng trưởng trung bình đạt 23,95%/năm. Trong đó, doanh thu thuần du lịch cũng chiếm tỷ trọng đáng
kể trong tổng doanh thu toàn ngành (chiếm trung bình 73,88% trong giai đoạn 1995 - 2000, với mức
tăng trưởng đạt trên 13%/năm). Với xuất phát điểm thấp, những kết quả kinh doanh trên của du lịch
Ben Tre là một dấu hiệu lạc quan, mở ra một triển vọng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.
Bước sang năm 2000, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với những
năm trước, đây là thời kỳ đã dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực kể từ năm 1997; khắc

phục tốt hậu quả của thiên tai, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất đã bắt đầu được củng
cố và cải thiện. Bên cạnh đó, nền kinh tế của một số nước trong khu vực và thế giới cũng bắt đầu phục
hồi nhanh chóng sau cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ, điều này là một yếu tố thuận lợi cho du lịch
Việt Nam nói chung và du lịch Bén Tre nói riêng khi phát triển các sản phẩm du lịch mới, tìm kiếm
thị trường mới nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ. Năm 2001, doanh thu của toàn ngành du lịch đạt 39,2 tỷ
đồng (tăng 22,5% so với năm 2000). Sang đến năm 2002, doanh thu du lịch Ben Tre vượt qua ngưỡng
45 tỷ đồng. Các năm 2003, 2004 mặc dù du lịch Việt Nam và du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm
trọng của dịch bệnh viêm đường hô hấp SARS, dịch cúm gia cầm, thiên tai, các cuộc khủng bố..., đã
gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Ben Tre, lượng khách đến có giảm sút nhưng doanh
thu vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng ổn định và đến năm 2005 doanh thu toàn ngành du lịch đã đạt
83,2 tỷ đồng (tăng 22,53% so với năm 2004). Tốc độ tăng trưởng bình quân 2000 - 2005 đạt 21,76% .
Doanh thu thuần du lịch của du lịch Bén Tre trong giai đoạn 2001 - 2005 cũng tăng trưởng
khá với mức tăng trưởng đạt 25,86%/năm. Với sự tăng trưởng ổn định về doanh thu trong những năm
qua của du lịch Ben Tre đã góp phần tạo nên một nguồn thu ổn định cho xã hội. Mức thu nhập xã hội
từ hoạt động du lịch của Ben Tre năm 2005 đã đạt 131,56 tỷ đồng, tăng gấp 2,28 làn so với năm 2000
và 6,68 làn so với năm 1995.
Đánh giá về sự gia tăng về thu nhập du lịch Ben Tre trong suốt gần một thập kỷ qua cho thấy
sự gia tăng không ngừng cả về giá trị tuyệt đối, và nhịp độ tăng trưởng. Xu hướng tăng trưởng là hướng
đi lên liên tục. Qua đó có thể nhận định sự phát triển của du


23
lịch Ben Tre là tương đối ổn định. Với xu thế như hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách
cũng như mức chi tiêu, đặc biệt của khách du lịch quốc tế, chắc chắn trong những năm tới doanh thu
sẽ tiếp tục gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế.
2.2. Giá trị gia tăng ngành du lịch:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Bến Tre đã tăng tù 3.018 tỷ năm 1995 lên 4.051 tỷ năm
2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1995 - 2000 đạt 6,1%. Nhìn vào cơ cấu kinh tế tỉnh
Ben Tre giai đoạn này, khu vực nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao (trung bỉnh 67,7%), tuy
nhiên khu vực kinh tế dịch vụ cũng đang có những bước chuyển mình đáng kể, tỉ trọng từ 18,4% năm

1995 lên 20,2% năm 2000.
Giai đoạn 2001 - 2005, khu vực kinh tế nông lâm thủy sản vẫn chiếm vị trí dẫn đầu, tuy nhiên
tỷ trọng trong nền kinh tế đã giảm so với các giai đoạn trước (đến năm 2005 tỷ trọng khu vực kinh tế
nông - lâm - thủy sản chỉ còn chiếm 56,5% trong cơ cấu kinh tế của cả Tỉnh). Thay vào đó, khu vực
kinh tế dịch vụ - thương mại đang vươn lên, mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn chưa tăng mạnh nhưng tỷ
trọng trong nền kinh tế đã đạt 25,89% vào năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP tăng
9,22%/năm
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng chung của dòng khách du lịch trên thị
trường du lịch Việt Nam, hoạt động du lịch tại các vùng, các địa phương cũng phát triển với tốc độ
cao và đóng góp quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh té quốc dân. Đối với
Ben Tre, sau kinh tế thủy sản, kinh té trang trại - nhà vườn thì du lịch được xếp hàng thứ 3.
Bảng 5: Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của Bến Tre (1995-2005)

Đơn vị: Tỷ đồng
Ngành kinh tế
Công nghiệp - xây dựng

1995

1999

359,79

502,04

548,96

13,09

13,55


% so với tống
Tăng trưởng bình quân
Nông - Lâm - Thủy sản

11,92

2.070,87 2.555,27
68,62

- % so với tông
Tăng trưởng bình quân
Tông sô

615,62
14,18

2002

808,33

15,03

15,72

2.672,42 2.828,16 2.992,26
65,97

66,61


65,16

2005

934,67 1.108,60
16,51

17,61

3.164,22 3.358,88 3.557,99

63,75

61,53

59,34

56,50

5,89%

778,68

829,53

896,27

995,53

19,46


20,30

20,48

20,65

21,21

7,15%
33,53

2004

15,09%

587,35

16,25

2003

705,60

5,23%

% so với tông
Tăng trưởng bình quân
- Du lịch:
- trong khối TM- DV


2001

8,82%

% so với tống
Tăng trưởng bình quân
Thương mại - dịch vụ

2000

1.169,94 1.366,95 1.630,23
22,75

24,15

25,89

14,47%
47,55

51,36

56,15

60,84

66,97

79,62


2,77

4,31

5,73

5,73

5,64

5,20

4,90

4,88

0,54

0,87

1,17

1,18

1,20

1,18

1,18


1,26

23,96%
3.018,01

3.835,98 4.050,92

10,86%
4.340,05 4.693,39 5.142,49

5.660,49 6.296,82


24
Tăng trưởng bình quân

6,06%

9,22%
Nguồn: Niên giám thống kê Ben Tre.

Nhìn chung, thời gian qua cơ cấu kinh tế Ben Tre đã có những chuyển dịch hợp lý, đúng hướng
tuy nhiên vẫn còn chậm. Khu vực kinh kế nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh, vẫn giữ vai trò đầu tàu trong chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh. Khu vực kinh
tế dịch vụ trong đó có du lịch đang có bước chuyển mình, từng bước khẳng định được vị trí “chiến
lược” trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn đang có những nguy cơ tụt hậu nếu không có sự quan tâm đầu
tư đúng mức cho khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ trong đó có du lịch.
3. CÔNG TÁC QUẢNG BÁ xúc TIẾN SẢN PHẨM DU LỊCH
3.1 Công tác nghiên cứu thị trường:


Sở Thương mại - Du lịch đã phối hợp cùng với các doanh nghiệp du lịch như Công ty Cổ phần
Du lịch Ben Tre, Công ty TNHH Du lịch Công Đoàn tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch và nghiên
cứu thị trường. Đen nay, đã xây dựng được một số chương trình du lịch đưa vào khai thác có hiệu quả:
-11 chương trình tham quan du lịch tại các địa danh: Vĩnh Thành, Chợ Lách, Tân Thạch, Quới
Sơn, Phú Túc, An Khánh, Mỹ Thạnh An, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại... Các sản phẩm du lịch chủ
yếu là tham quan du lịch sinh thái nhà vườn, tham quan các di tích văn hóa lịch sử, du lịch làng nghề.
- 12 chương trình du lịch nối tour du lịch với các địa phương trong nước nhằm tăng cường
khả năng liên kết khai thác du lịch. Đến nay, đã phối hợp gửi khách đến các thị trường trong khu vực
vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình
Thuận, Tây Nguyên, Nha Trang...
- 6 chương trình du lịch quốc tế đến Campuchia, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan,
Singapore, Malaysia.
Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu các thế
mạnh đặc thù, khai thác các địa danh, các di tích văn hóa lịch sử để đưa vào khai thác nhiều tour, tuyến
du lịch mới. Tăng cường liên doanh, liên kết, với các doanh nghiệp, các hộ gia đình nhằm tạo nguồn
khách, tạo sản phẩm mới...
3.2. Công tác tuyên truyền, quảng bá.
Hiện nay, với các chủ trương phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, ngành du lịch đã tiến
hành thực hiện tổ chức các hoạt động xúc tiến thị trường rộng rãi, đồng loạt và liên tục dưới nhiều hình
thức. Tuy nhiên, so với các địa phương phát triển về du lịch thì ngân sách dành cho công tác này vẫn
còn hạn hẹp, năng lực thực hiện còn yếu, công tác kế hoạch và chiến lược ve marketing và xúc tiến
quảng bá còn chưa tập trung. Do đó, cùng với việc hình thành một đơn vị chuyên trách về xúc tiến du
lịch, trong thời gian gần, các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch sẽ được nâng lên nhanh chóng.
Ban chỉ đạo phát triển du lịch Tỉnh được thành lập vào 7/2000, tháng 12/2004 Ban Chỉ đạo đã
được củng cố, bổ sung thêm một số thành viên của các ngành, địa phương, đã có những chỉ đạo tích
cực đối với công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Trong năm, Sở Thương mại - Du lịch đã hỗ trợ cho
các doanh nghiệp du lịch giới thiệu thông tin, quảng bá sản phẩm, khai thác thông tin miễn phí trên
trang web ‘Danh bạ các nhà xuất khẩu



25
ASEAN”, phối hợp với trung tâm xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch ASEAN Nhật Bản thực hiện
chương trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm tại các thị trường này.
Từ năm 2000 đến nay, Sở Thương mại và Du lịch đã phối hợp tổ chức và tham dự các hội chợ
thương mại - du lịch thường niên tại các địa phương trong vùng, tham dự các Festival du lịch cần Thơ,
Huế, Đà Lạt...
Năm 2005, xây dựng trang thông tin điện tử của ngành thương mại, du lịch, đĩa VCD giới
thiệu chương trình du lịch Ben Tre, xây dựng và phát hành ấn phẩm “Chào đón quý khách đến Ben
Tre”, tham gia quảng bá bằng các bài viết, hình ảnh ở các báo, tạp chí trong nước. Xây dựng chương
trình du lịch làng nghề, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái miệt vườn. Tổ chức Hội chợ Thương
mại - Du lịch Ben Tre 2005 giới thiệu tiềm năng, thành tựu và sản phẩm du lịch Ben Tre.
3.3. Các hoạt động xúc tiến du lịch chính trong thời gian qua:
- Xây dựng biển quảng bá du lịch “Việt Nam - Điểm đến thiên niên kỷ mới” và biển quảng
bá “Chào mừng quý khách đến Việt Nam”.
- Phối hợp với Công ty Vietbooks soạn thảo, phát hành ấn phẩm “Welcome to Ben Tre”, bản
đồ du lịch tỉnh Ben Tre.
- Phát hành đĩa VCD giới thiệu thương mại - du lịch Ben Tre.
- Tổ chức kỷ niệm Ngày du lịch thế giới hàng năm.
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động 8 đội đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch ở các điểm
du lịch .
- Phối hợp các báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương, tỉnh bạn và địa phương viết bài
giới thiệu về đất nước con người Ben Tre với du khách trong và ngoài nước.
- Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các lễ hội du lịch: Đất Phương nam, Hương sắc
Miền Nam TP.HỒ Chí Minh tổ chức; Festival hoa Đà Lạt lần 1,2; Festival du lịch ĐBSCL Cần Thơ;
Festival du lịch ĐBSCL An Giang.
- Tổ chức hội thảo ‘Phát triển du lịch bền vững” và ‘Xây dựng và phát triển tour du lịch gắn
với lễ hội”.
- Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch với các doanh nghiệp lữ hành của
các tỉnh Vĩnh Long, Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng, Cà Mau...

4. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG DU LỊCH SINH THÁI
4.1. Đầu tư nổi chung:
Đầu tư là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong sự phát triển của các khu du lịch nói riêng và các
ngành kinh tế nói chung. Đặc biệt, Bến Tre là tỉnh xếp thứ 4/42 địa phương có năng lực đầu tư cao,
không phải vì cơ sở hạ tâng hấp dẫn mà vì sự năng động trong các chính sách của lãnh đạo, tính minh
bạch và trách nhiệm, chi phí gia nhập thị trương thấp...
Từ giai đoạn 2001 - 2006, tổng mức đầu tư là 163,862 tỷ đồng, tăng 9,3 lần so với 5 năm
trước. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 5,657 tỷ; nguồn vốn từ doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế là 158,205 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng mới 27 cơ sở lưu trú du lịch; 18 nhà hàng; 20
điểm tham quan du lịch sinh thái, nâng cấp sữa chữa lớn 4 nhà hàng; 2 khách sạn.
Trong thời gian hai năm 2007 - 2008, Ben Tre đã thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
nước vào các dự án xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái hơn 60 tỷ đồng đưa tổng số


×