Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thái độ của sinh viên đh tđt với việc thực hiện nếp sống văn minh giảng đường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 112 trang )

TÓM TẤT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập thành công vào
nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập giao lưu với bên ngoài làm phong phú,
đa dạng nền văn hoá nước ta nhưng mặt khác tạo nên sự phức tạp, đa dạng trong lối sống của
người dân Việt Nam nói chung và cư dân ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Ngày 26 tháng 1 năm 2008, TP.HCM đã tổ chức ra quân đồng loạt thực hiện nếp sống
văn minh đô thị. Vì trong bối cảnh kinh tế- văn hoá - xã hội như thế thì chủ đề văn minh luôn
là vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm. Rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đã
tìm hiểu và nghiên cứu về việc thực hiện nếp sống văn minh trong người dân. Nhưng tất cả các
cuộc nghiên cứu đó chỉ tập trung vào sự nhìn nhận tổng quan, vẫn chưa có ai đi sâu vào việc
tìm hiểu từng đối tượng cụ thể như: công chức, người lao động phổ thông, công nhân... có thái
độ như thế nào. Trong đó có sinh viên- đại diện cho tầng lớp tri thức đóng góp cho sự phát triển
của đất nước, qua quá trình tiếp nhận những tiến bộ xã hội về lối sống, văn hoá, văn minh hiện
đại thì sinh viên đã có những ứng xử hành vi ra sao?
Thực tế cho thấy khi bước chân vào giảng đường đại học, chúng ta thường bắt gặp hình
ảnh chưa “đẹp” về sinh viên như: Rác thải còn nhiều trong phòng học, sinh viên đi học không
đứng giờ, ăn mặc tuỳ tiện, mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, ý thức tự giác chưa cao....
Đó không phải là hình ảnh tổng thể của sinh viên mà chỉ là một bộ phận nhỏ trong tổng thể
nhưng đã làm ảnh hưởng đến môi trường vốn mang tính nhân văn cao.
Cùng thời gian này, Ban giám hiệu trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ra quyết định thực
hiện tốt nội quy giảng đường phòng học thông qua nội dung thực hiện “ 4 nhiệm vụ và 8 không
” đối với giảng viên và sinh viên trong trường, quy định này chính thức thực hiện vào ngày 01
tháng 12 năm 2008.
Từ những lý do trên, nhóm tác giả đã nghiên cứu đề tài: “ Thái độ của sinh viên Đại học
Tôn Đức Thắng với việc thực hiện nếp sống văn minh giảng đường hiện nay”, thông qua nghiên
cứu việc thực hiện nội quy giảng đường, phòng học của sinh viên đang theo học tại trường Đại
học Tôn Đức Thắng.
Với phương pháp điều tra xã hội học nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu thái độ thực hiện
nếp sống văn minh giảng đường của sinh viên thông qua nội quy về giảng đường phòng học tại
trường Đại học Tôn Đức Thắng. Từ đó tìm ra những yếu tố tác động đến việc thực hiện trên với
hy vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan nhằm hạn chế tiêu cực và phát huy những mặt tích


cực góp phần vào việc định hướng phát triển lối sống lành mạnh vừa mang tính chất văn minh,
vừa giữ được giá trị truyền thống trong giới trẻ nói chung và giới sinh viên tại TP.HCM nói
riêng.


Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo cho trường Đại học Tôn Đức Thắng
nói riêng và cá nhân, các cơ quan, đơn vị trường học nói chung đang tham gia nghiên cứu, học
tập từng bước thực hiện tốt các quy định vì thành phố văn minh.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
3 .Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................... 2
5. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu ....................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN cứu
CHƯƠNG I. Cơ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 5
1 .Lịch sử nghiên cứu của đề tài ............................................................................................ 5
2. Một số khái niệm liên quan đén đề tài ............................................................................ 8
3. Cơ sở lý thuyết của đề tài .................................................................................................. 10
3.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng ............................................................................. 10
3.2 Lý thuyết tương tác xã hội ................................................................................ 10
3.3 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý ..................................................................... 11
4. Câu hỏi nghiên cứu và mô hình phân tích ........................................................................ 11
5. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài..................................................................................... 12
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu................................................................................................. 13
2. Thái độ của sinh viên đối với việc thực hiện nếp sống
văn minhgiảng đường.... 15

2.1. Thái độ của sinh viên đối với việc thực hiệnnội quy giảng
đường .......... 15
2.2. Thái độ của sinh viên với việc tham gia các chương trình thực hiện nép
sống văn minh của trường .......................................................................................... 30
2.3. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện nếp sống văn minh của
sinh viên ..................................................................................................................... 35
2.3.1. Gia đình ............................................................................................ 35
2.3.2 Nhà trường ............................................................................................ 38
2.3.3. Bạn bè ............................................................................................... 40
2.3.4. Thông tin đại chúng .......................................................................... 41
2.4. Ý kiến của bản thân về vấn đề thực hiện nép sống văn minh ..................... 43
3. Ý kiến đóng góp ................................................................................................................ 45
KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 47
1 .Két luận ............................................................................................................................... 47
2. Khuyển nghị ........................................................................................................................ 48

Tài liệu tham khảo

50


PHỤ LỤC

52


Đê tài nghiên cứu khoa học

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước, chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ, hội nhập thành công vào nền kinh
tế khu vực và thế giới. Sự hội nhập giao lưu với bên ngoài ấy đã làm phong phú, đa dạng nền
vãn hoá nước ta. Nhưng mặt khác tạo nên sự phức tạp trong lối sống của người dân Việt Nam.
TP.HCM là một trung tâm văn hoá lớn của cả nước, nơi có quá trình công nghiệp hoá diễn ra
với quy mô và tốc độ nhanh nhất, kéo theo đó là dân cư TP.HCM cũng đông hơn so với các tỉnh
thành khác. Trong những năm gần đây, với việc mọc lên nhiều nhà máy, xí nghiệp, trường
học,... đã thu hút một lượng người khá lớn từ các vùng miền khác nhau về đây học tập và làm
việc, nên làm cho cuộc sống ở đây ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này đã tác động
nhất định đến tầng lớp thanh niên, nhất là giới sinh viên. Do đó, nhận thức và lối sống của sinh
viên đang học tập tại TP.HCM hiện nay cũng bị ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế- vãn hoá - xã
hội này.
Ngày 26 tháng 1 năm 2008, TP.HCM đã tổ chức ra quân đồng loạt thực hiện nếp sống
vãn minh đô thị. Vĩ chính trong bối cảnh kinh tế- văn hoá - xã hội như thế thì vấn đề văn minh
luôn là vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm. Rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng
đã tìm hiểu và nghiên cứu về việc thực hiện nếp sống văn minh trong người dân. Nhưng tất cả
các cuộc nghiên cứu đó chỉ tập trung vào sự nhìn nhận tổng quan, vẫn chưa có ai đi sâu vào
việc tìm hiểu từng đối tượng cụ thể như: công chức, người lao động phổ thông, công nhân... có
thái độ như thế nào. Trong đó có sinh viên- đại diện cho tầng lớp tri thức đóng góp cho sự phát
triển của đất nước, qua quá trình tiếp nhận những tiến bộ xã hội về lối sống, vãn hoá, văn minh
hiện đại thì sinh viên đã có những ứng xử hành vi ra sao?
Thực tế nhìn nhận cho thấy ngày nay khi bước chân vào giảng đường, chúng ta thường
nhìn thấy những hình ảnh không tốt về sinh viên như: trong lớp học sau giờ tan tồn tại rất nhiều
rác do các bạn không ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, lớp học thì ồn ào, đi học không tuân thủ
nội quy của trường dẫn đến hiện tượng phải có đội sao đỏ đứng ở mỗi lối đi của cầu thang vào
những giờ lên lớp của các bạn....nhất là gần đây tại trường Tôn Đức Thắng đã có quy định là
sinh viên khi đến trường phải mang giầy có quai hậu, thế nhưng vẫn còn rất nhiều sinh viên
không tuân thủ quy định đó...tất nhiên đó cũng chỉ là một bộ phận trong tổng thể nhưng cũng
làm ảnh hưởng đến môi trường vốn mang tính nhân văn cao.
Chính vì những lý do nêu trên, nhóm chứng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu với hy

vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan nhằm hạn chế tiêu cực và phát huy những mặt tích
cực góp phần vào việc định hướng phát triển lối sống lành mạnh vừa mang tính chất văn minh,
vừa giữ được giá trị truyền thống trong giới trẻ nói chung và giới sinh viên tại TP.HCM nói
riêng. Thế nhưng vĩ một số lý do khách quan chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu rộng ở
tất cả các trường Đại học, Cao đẳng tại TP.HCM nên chứng tôi đã chọn nghiên cứu tại trường
Đại học Tôn Đức Thắng - nơi mà nhóm chứng tôi đang học tập.

1


Đê tài nghiên cứu khoa học

2. Đối tương, khách thể và phạm vỉ nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Thái độ của sinh viên Tôn Đức Thắng đối với vấn đề thực hiện nếp sống văn minh
giảng đường hiện nay.
Khách thể nghiên cứu

2.2.

Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng.
Phạm vi nghiên cứu
Tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhưng do một số yếu tố khách quan, nhóm chúng
tôi không thể nghiên cứu ở tất cả các khoa, mà chỉ đi vào ba khoa cụ thể như sau: Khoa
Khoa Học Xã Hội Và Nhân Vãn, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Kỹ Thuật Công Trình.
2.3.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm hiểu xem sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng

thực hiện nếp sống văn minh giảng đường như thế nào.
3.1.

Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu thái độ của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng đối với việc thực hiện nếp
sống vãn minh trên giảng đường.
3.2.

• Tìm hiểu các yếu tố tác động đến thái độ thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên.


Đưa ra được những Khuyến nghị cũng như những giải pháp cụ thể

4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
- Đề tài vận dụng một số lý thuyết khác nhau để làm cơ sở lý luận và qua những lý
thuyết này chúng ta có thể làm phong phú hơn hệ thống lý thuyết trong nghiên cứu về thái
độ của sinh viên đối với vấn đề thực hiện nếp sống vãn minh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
cũng giúp tác giả nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học.
4.1.

Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc nghiên cứu thái độ của sinh viên trong việc thực hiện nếp sống vãn
minh giảng đường, sẽ tìm ra được những yếu tố tác động, giúp cho nhà trường qua đó có
được những giải pháp hữu hiệu, cụ thể nhằm làm thay đổi những hành vi sai lệch.
4.2.

5. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng

để nghiên cứu các tư liệu, tài liệu sẵn có. Bên cạnh đó đề tài còn sử

2


Đê tài nghiên cứu khoa học
dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, mô tả, giải thích phương pháp so sánh, phương
pháp nghiên cứu định lượng và định tính cùng với một số phương pháp liên ngành khác.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các lý thuyết của xã hội như: lý thuyết cấu trúc- chức năng, lý
thuyết tương tác xã hội, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý.
5.2. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có: Thông qua phương pháp này, tác giả
xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra các thông tin cần thiết, nhằm đáp
ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thông qua các kênh thu thập tài liệu khác nhau để
có nguồn tư liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến
việc thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: Là phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân.
Đối tượng phỏng vấn là sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng cụ thể như sau: phỏng vấn 6
cuộc, trong đó sinh viên năm nhất là 3 cuộc, sinh viên năm ba là 3 cuộc chia đều cho 3
khoa: khoa khoa học xã hội và nhân vãn, khoa kỹ thuật công trình, khoa quản trị kinh doanh.
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi: Lựa chọn và điều tra
180 bảng hỏi đối với sinh viên của 2 khối ngành học :
- Ngành tự nhiên- kỹ thuật công trình: 60 bảng hỏi
- Ngành kinh tế - xã hội và nhân văn: 120 bảng hỏi
5.2.4. Phương pháp quan sát: Quan sát với tư cách là một trong những phương pháp
cụ thể cho việc thu thập các thông tin cá biệt được hiểu là một phương pháp bộ phận thu
thập thông tin về đối tượng trong nghiên cứu xã hội học. Quan sát là quá trình tri giác và
việc ghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu
nghiên cứu. Ở đây quan sát tham dự tại các lớp trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng để xem
xét việc thực hiện nếp sống văn minh giảng đường trong sinh viên.

5.3. Phương pháp chọn mẫu: Mầu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo
những cách thức nhất định với một dung lượng hợp lý.
5.3.1. Mẩu cho thông tin định lượng: Trường Đại học Tôn Đức Thắng có 10 khoa.
1. Khoa Công Nghệ Thông Tin Và Toán ứng Dụng
2. Khoa Điện- Điện Tử
3. Khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp
4. Khoa Môi Trường Và Bảo Hộ Lao Động
5. Khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
6. Khoa Quản Trị Và Kinh Doanh
7. Khoa Ke Toán- Tầi Chính
8. Khoa khoa học ứng dụng

3


Đê tài nghiên cứu khoa học
9. Khoa kỹ thuật công trình
10. Khoa ngoại ngữ

Trong 10 khoa trên thì chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình và sẽ chọn 2
khối ngành học, trong đó có ba khoa đại diện cho các khoa còn lại để nghiên cứu.
Đi vào từng khối ngành cụ thể, theo phương pháp chọn mẫu phân tầng một lần nữa
dung lượng mẫu được lựa chọn như sau:
- Dung lượng mẫu mong muốn: 180
Phân theo 2 tầng:

• Khối ngành học
• Năm học

Cụ thể như sau:

Khối ngành

Dung lượng mẫu mong muốn

Khối ngành tự nhiên-Kỹ thuật
(Khoa đại diện là : kỹ thuật 60
công trình)
Tầng Thứ Nhất

Tầng Thứ 2

Khối ngành kinh tế- khoa học Khoa quản trị kinh doanh: 60 Khoa
xã hội và nhân văn( Trong đó khoa học xã hội và nhân văn: 60
2 khoa đại diện là: Quản trị
kinh doanh và khoa khoa học
xã hội và nhân văn)
Năm học

Dung lượng mẫu mong muốn

Năm 1

90

Năm 3

90

4



Đê tài nghiên cứu khoa học

PHÀN NỘI DUNG NGHIÊN cứu CHƯƠNG
1. Cơ SỞ LÝ LUẬN
1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Nhìn chung trong các tài liệu mà nhóm đi tìm hiểu chủ yếu sử dụng phương pháp định
tính kết hợp với định lượng để nghiên cứu. Trong đó, một số bài báo chỉ sử dụng phương
pháp thống kê, quan sát để đưa ra các kết quả cũng như nhìn nhận khách quan. Trong các
công trình nghiên cứu đó, đáng chú ý nhất là các công trình sau:
Đe tài “ Những biện pháp chủ yếu phát triển tỉnh tích cực của Thanh Niên- Học SinhSinh Viền trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước” của Nguyễn Thị Phương Hồng (1996).
Theo tác giả Thanh Niên-Học Sinh-Sinh Viên lúc bấy giờ có hai xu hướng: một là một số
xa rời lý tưởng và niềm tin cách mạng, có tư tưởng chạy theo lối sống thực dụng hưởng thụ
cá nhân, hai là đa số quan tâm hơn đến các vấn đề quốc gia, dân tộc truyền thống,cội nguồn
với nhiều hành động tự giác bổ ích. Tác giả còn nhận định rằng thực trạng, tư tưởng và ý
thức trách nhiệm của Thanh Niên- Học Sinh-Sinh Viên đang có sự chuyển đổi, vận động
và phát triển theo hướng tích cực. Sự chuyển đổi này gắn liền từng bước với quá trình đổi
mới, xây dựng đất nước trong mọi lĩnh vực. Đồng thời tác giả còn cho rằng: Thanh NiênHọc Sinh-Sinh Viên lúc bấy giờ có những đặc điểm mới về xu hướng như thích sống tự lập
và có những nhu cầu, nguyện vọng đa dạng hơn, vai trò của nhóm bạn có xu hướng phát
triển hơn so với trước đây.
Đồ tài “'Ảnh hưởng của môi trường đô thị đến nhận thức, lối sổng của Sinh Viên tại
TP.HCM hiện nay” của một nhóm Sinh Viên lớp 05XH1N. Bài viết đã nêu lên có một bộ
phận sinh viên có nhận thức đúng đắn vị trí xã hội của mình nên họ có cố gắng, tự giác chủ
động trong học tập và rèn luyện nên họ tham gia các hoạt động xã hội tích cực hơn. Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận sinh viên có biểu hiện chưa đúng đắn do bị tác
động bởi những điều kiện khách quan và cũng như các yểu tố chủ quan. Tác giả cho rằng
môi trường gia đỉnh cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức lối sống của sinh viên. Như
vậy, theo tác giả có rất nhiều nhân tố khác nhau đã tác động đến nhận thức và lối sống của
Sinh Viên, trong đó cơ chế mở cửa gắn liền với sự phát triển của cơ chế kinh tế thị trường
là có tầm ảnh hưởng bao quát nhất. Cuối cùng bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm

phát huy tính tích cực và hạn ché những tiêu cực trong nhận thức, lối sống của sinh viên
lúc đó.
Trong luận văn cử nhân và khoa học với đề tài “Một số yếu tổ tác động đến nhận thức
và thải độ của Sinh Viên đổi với giá trị truyền thong dân tộc”, đã nêu lên được các yếu tố
như môi trường gia đình, nhà trường, các đoàn thể địa phương, các chính sách của Đảng và
nhà nước cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng đã tác động đến nhận thức và
thái độ tích cực hay tiêu cực của sinh viên. Và đưa ra một số khuyến nghị như: tích cực
khai thác các giá trị, các yếu tố truyền thống trong hoàn cảnh mới phù hợp với những yêu
cầu mới của thời đại. Bên canh đó, gia đình, nhà trường và đoàn thể địa phương cần phải

5


Đê tài nghiên cứu khoa học
phối hợp nhiều hơn nữa trong việc quan tâm đến mọi mặt trong đời sống của sinh viên để
huơng Thanh Niên-Học Sinh-Sinh Viên đến nhận thức tốt hơn trong giữ gìn và phát huy
các giá trị truyền thống dân tộc.
Đe tài: " Ỷ thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay” của La Quốc Hùng(7-2007), với phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi,
kết hợp với phỏng vấn sâu, tác giả đã đưa ra được nguyên nhân vì sao mà sinh viên tại thành
phố lại có ý thức chấp hành luật giao thông yếu. Theo tác giả đó là do:
Các bậc phụ huynh không có thời gian chăm sóc, giáo dục con cái, nuông chiều cho
con đi xe trong khi chưa tới tuổi cấp giấy phép lái xe
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không được
quan tâm, cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị người thầy cũng không
còn cái uy đối với học sinh
Ở phạm vi toàn xã hội việc người lớn không chấp hành trở thành tấm gương xấu, kích
động cổ vũ cho hành vi sai trái của lớp trẻ
-


Lực lượng cảnh sát giao thông thiếu hụt so với lượng phương tiện và số người tham gia
lưu thông trên đường. Bên cạnh đó cách làm việc của cảnh sát giao thông còn nhiều bất
cập dẫn đến hành vi lệch chuẩn.

-

Ngoài ra còn có một số yếu tố như: cơ sở hạ tầng, hoạt động tuyên truyền...còn thấp
kém chưa đạt hiệu quả.

-

Cuối cùng tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho những vấn đề trên: giảm thiểu những
mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực.

Trong luận văn cử nhân xã hội học của tác giả Đặng Thị Kim Ánh năm 2007 về: “ Hành
vi vi phạm luật giao thông đường bộ của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" có nét
mới so với những đề tài khác là đi nghiên cứu sinh viên hai khối ngành: Xã hội học và khoa học
tự nhiên của 2 trường đại học Tôn Đức Thắng và Giao Thông Vận Tải. Đồ tài nêu lên được tình
hình vi phạm luật giao thông đường bộ của sinh viên hiện nay vẫn còn phổ biến. Chỉ ra được 1
số nguyên nhân như: cơ sở hạ tầng yếu kém, kết quả làm việc của cảnh sát giao thông không
được phát huy, quá trình xã hội hoá cá nhân có ảnh hưởng đặc biệt tới hành vi của sinh viên. Và
theo tác giả trong tất cả những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của sinh viên thì ý
thức của sinh viên là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng nhiều nhất.
Từ những nhận xét đó tác giả đưa ra được một số giải pháp: cần nâng cao ý thức của
sinh viên trong việc chấp hành luật giao thông, khắc phục, sửa chữa hệ thống giao thông đường
bộ, tăng cường hệ thống điều hành giao thông...
Trong công trình dự thi giải thưởng “Khoa học sinh viên- Eureka” lần 9 năm 2007 của
nhóm tác giả Nguyễn Hữu Bắc với đề tài “ loi sắng tích cực trong sinh viên thành phổ Hồ Chí
Minh và những vấn đề đặt ra trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” đã nêu lên được thực
trạng và những nguyên nhân của lối sống tiêu cực trong sinh viên TP.HCM.


6


Đê tài nghiên cứu khoa học
Tác giả đã nêu lên được một số nguyên nhân sau:
• Do nhận thức của sinh viên còn hạn chế và sai lệch trong các lĩnh vực: học tập và
nghề nghiệp, lệch lạc trong đời sống vãn hoá và giải trí, lệch lạc trong tình yêu, hôn nhân và gia
đình.
• Do ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình và phương pháp giáo dục của gia đình không phù
hợp. Theo tác giả những gia đình bố mẹ hay nói tục, chửi thề, thường xuyên cãi vã, gây sự với
hàng xóm làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm lý của con cái. Phần khác do cha mẹ chỉ lao vào
kiếm tiền mà không quan tâm đến suy nghĩ của con cái, cho con đầy đủ vật chất rồi để con muốn
làm gì thì làm cũng là nguyên nhân gây nên lối sống tiêu cực.
• Do ảnh hưởng tiêu cực từ nhà trường, và bên canh đó là do nội dung, phương pháp
giảng dạy của nhà trường còn nhiều hạn chế và lạc hậu. Ngoài ra theo tác giả phần lớn sinh viên
tại Tp.Hcm đến từ các tỉnh lẻ, khi lên thành phố sống xa gia đình dễ tiếp xúc với nhiều cám dỗ,
khiến họ lao vào ăn chơi, hút chích, bỏ bê việc học và thậm chí là phạm tội.
• Do ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, sự
phát triển ồ ạt của những hình thức giải trí, văn hoá nghệ thuật mang tính thị trường rẻ tiền đã
đầu đọc giới trẻ.
Cuối cùng tác giả đưa ra một số dự báo và Khuyến nghị trước vấn đề lối sống của sinh
viên.
Theo tác giả để hạn ché tiêu cực trong hành động của sinh viên cần thực hiện một số
biện pháp sau:
• Cần tăng cường giáo dục về chính trị, tư tưởng cho sinh viên
• Cần có sự quản lý chặt chẽ và chỉ báo kịp thời, nâng cao hiệu quả quản lý bằng pháp
luật.
• Toàn xã hội cần phải quan tâm đến sinh viên và vấn đề lối sống của sinh
viên

• Xây dựng lối sống có văn hoá, nép sống văn minh, tiến bộ trong mỗi gia đình cũng
như toàn xã hội
• Cuối cùng theo tác giả cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường- xã
hội
Tóm lại đề tài đã nêu lên được thực trạng về lối sống tiêu cực trong sinh viên hiện nay,
bên cạnh đó là đưa ra được nguyên nhân, cũng như một số giải pháp thiết thực. Tuy vậy đề tài
cũng còn một số hạn chế như còn đơn giản, chưa phản ánh được hết thực trạng lối sống tiêu cực
trong sinh viên, cũng như chưa chỉ ra được đầy đủ nguyên nhân gây nên thực trạng trên.
Trong tư liệu từ Việt nam. net, có một số bài báo nghiên cứu về thái độ của người dân thành
phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Các bài báo đã nêu ra được
thực trạng bất cập đang tồn tại: người dân thành phố vẫn chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh
trong xã hội hiện nay, người dân vẫn còn vô tư xả rác thảy ra đường, vẫn buôn bán lấn chiếm
lòng lề đường gây nên hiện tượng

7


Đê tài nghiên cứu khoa học
nhếch nhác, vẫn còn hiện tượng vô tư đi vệ sinh ở các vỉa hè, trong khi đó nhà vệ sinh chỉ cách
đó không xa...và còn nhiều những vấn đề khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh xã hội. Nhưng chủ
yếu của những bài báo dạng này là đưa ra hiện trạng, ít có bài đưa ra được giải pháp cụ thể.
Nhìn chung, trong những năm qua, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về đối tượng là sinh viên,
nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề như: Tình yêu, học tập, thái độ đối với giá trị truyền
thống, thái độ chấp hành luật giao thông... ít có đề tài nghiên cứu về việc thực hiện nếp sống
vãn minh trong sinh viên. Còn những nghiên cứu khác thì chỉ nhìn nhận thái độ thực hiện văn
minh nói chung, không đi vào một đối tượng cụ thể. Vĩ vậy, với đề tài “Thái độ thực hiện nếp
sổng văn minh giảng đường của sinh viên đại học tôn đức thắng”, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên
cứu để tìm hiểu hiện trạng việc thực hiện nếp sống văn minh trong sinh viên tại trường Đại học
Tôn Đức Thắng như thế nào. Đâu là những yếu tố tác động đến việc thực hiện ấy, để có thể có
cái nhìn tổng quan cũng như đưa ra được các giải pháp cụ thể.

2.

Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1 Văn minh
Được hiểu là trình độ phát triển văn hoá, văn minh là cái ra đời sau văn hoá. Vãn minh
phản ánh trình độ chinh phục thiên nhiên của con người, nó chứa đựng những yếu tố của
sự phát triển khoa học- kỹ thuật. Khi các nền văn hoá tiếp xúc với nhau thì nền vãn hoá nào
có trình độ văn minh cao hơn sẽ lấn át nền vãn hoá có trình độ văn minh thấp hơn. Trong
quan hệ của các cá nhân, các cộng đồng xã hội, những hành động được thực hiện theo văn
minh thường kèm theo nó là định chế. Vậy, vãn minh là sự phát triển của trình độ vãn hoá
gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.{ Theo từ điển xã hội học/nxb Thế Giới}

Đối với đề tài Thải độ của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng đối với việc thực hiện nếp
sống văn minh giảng đường chúng tôi nghiên cứu văn minh trong sinh viên ở giảng đường dưới
góc độ là : Thực hiện tốt nội quy trường lớp, cụ thể ở đây là thực hiện tốt “4 nhiệm vụ, 8 không”,
tham gia đầy đủ các phong trào đoàn hội, có cách ứng xử lịch sự với mọi người. Xem mức độ
thực hiện của các bạn diễn ra như thế nào ? và theo nhóm nghiên cứu, thực hiện tốt những điều
trên là nép sống văn minh trên giảng đường.
2.2. Sinh viên
Thuật ngữ sinh viên bắt nguồn từ tiếng La Tinh với ý nghĩa để chỉ những người học
tập, tìm kiếm, khai thác tri thức. Như vậy, có thể hiểu Sinh Viên là những người đang học tập,
nghiên cứu tại các trường Đại học và Cao đẳng gắn với những vị trí và vai trò xã hội nhất định.
Giới Sinh Viên là tầng lớp Sinh Viên, bao gồm những Sinh Viên đang học trong các
trường Đại học, Cao đẳng. Đây là nhóm dân số có vị trí xã hội, vai trò xã hội cụ thể, nhóm này
có giai đoạn trong quá trình xã hội hoá đặc thù.{ Theo tù điển tiếng việtVnxb từ điển Bách
Khoa}
2.3. Thái độ
Theo cuốn đại từ điển Tiếng việt thì "Thái độ" là hai mặt biểu hiện bề ngoài

8



Đê tài nghiên cứu khoa học
của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì, thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động.
{Trl241,}
Theo từ điển xã hội học thì thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong
những nhân tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng. Và
cũng theo từ điển xã hội học thì khái niệm thái độ không được định nghĩa thống nhất trong các
ngành khoa học xã hội. Ví dụ theo Allport nhấn mạnh phương diện điều khiển ứng xử tiếp theo
khi ông định nghĩa thái độ là “Trạng thái suy nghĩ hay thần kinh của sự sẵn sàng phản ứng có
ảnh hưởng điều khiển hoặc tạo động cơ thúc đẩy ứng xử và được cấu trúc qua kinh nghiệm”.
Hoặc theo Thurstone đưa vào thành phần đánh giá khi ông nói rằng thái độ “Là cách đánh giá
tích cực hay tiêu cực một đối tượng của thái độ”.
Những nghiên cứu về thái độ xã hội, tức là thái độ đối với đối tượng xã hội trước hết
nghiên cứu các điều kiện thay đổi thái độ và mối liên quan giữa một mặt là thái độ và mặt kia
là ứng xử bị nó ảnh hưởng. Khi đó các nhà nghiên cứu dùng các phương pháp khác nhau của
phép đo thái độ, chẳng hạn như các thang đo thái độ khác nhau.
2.4. Nội quy giảng đường, phòng học :
Là một trong những nội quy của nhà trường chính thức được ban hành vào ngày 01 tháng 12
năm 2008, gồm những nội dung sau :
• Thực hiện “4 nhiệm vụ” của nhà trường đối với giảng viên và học sinh,
sinh viên:
• Quản lý, sử dụng đúng mục đích, quy định đối với các trang thiết bị trong giảng
đường, phòng học.
• Giữ gìn vệ sinh học đường, rác thải bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.
• Cư xử với tất cả mọi người văn minh, lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục.
• Ra khỏi giảng đường, phòng học tự giác tắt đèn, quạt, các trang thiết bị có sử dụng
nguồn điện: đóng tất cả cửa giảng đường, phòng học.
* Thực hiện “ 8 không”:
• Không tự ý dịch chuyển các trang thiết bị, tài sản trong giảng đường, phòng học sang

vị trí khác không có sự cho phép của phòng Quản trị Thiết bị,
• Không mang vào giảng đường, phòng học hàng hoá quốc cấm, chất gây nghiện, chất
nổ, chất dễ cháy.
• Không hút thuốc lá trong toàn bộ khuôn viên trường.
• Không ăn uống trong phòng học.
• Không viết, vẽ, khắc chữ lên tường, cửa, bàn ghế, bảng... trong giảng đường, phòng
học và toàn thể khuôn viên trường.
• Không sử dụng điện thoại trong phòng học.
• Không la to, la lớn trong khuôn viên trường.
• Không tụ tập trước giảng đường, phòng học đang có người học.
2.5. Giảng đường :
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam : là phòng học lớn làm nơi giảng bài ở trường đại học, có cấu
trúc sàn dốc thoả mãn yêu cầu nghe và nhìn.

9


Đê tài nghiên cứu khoa học
2.6. Nếp sống văn hoá
Là sự biểu hiện văn hoá cụ thể của lối sống, là văn hoá ứng xử của con người đối với thiên
nhiên, xã hội, cộng đồng
Khi nói đến nếp sống vãn hoá tức là nhấn mạnh đến vãn hoá của nếp sống ở chuẩn mực khuôn
mẫu ứng xử của xã hội mà mỗi cá nhân ý thức được, ở các hành động ổn định, thường xuyên
thành nếp trong đời sống hàng ngày.
Xây dựng nếp sống văn hoá phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, vào truyền thống, bào sự
phổ biến, vào giáo dục vãn hoá, đặc biệt phụ thuộc vào định hướng lý tưởng của mỗi nền văn
hoá và mức sống thực tế của người dân.
3. Cơ sở lý thuyết của đề tài
3.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết này có nguồn gốc trong tư tưởng của H.Spencer-nhà xã hội học người Anh

cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, người ảnh hưởng lớn nhất đối với sự ra đời của lý thuyết này là
E.Durkheim- người đã thực hiện phân tích lại những đề xuất của H.Spencer. Trong thế kỷ XX,
lý thuyết này được phát triển bởi T.Pakson và trở nên phổ biến trong việc sử dụng làm cơ sở
nghiên cứu xã hội học. Ngoài ra, lý thuyết này còn được sự đóng góp của M.Nowski, K.David.
Theo lý thuyết này thì: “Xã hội được coi là một hệ thong bao gồm nhiều bộ phận khác
nhau mà mỗi bộ phận giữ một vai trò nào đỏ và thoả mãn một nhu cầu nào đó của xã hội. Neu
một bộ phận nào đó vì lỷ do gì mà tan ra thì sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thong’’
Do đó khi nghiên cứu nhận thức, lối sống của sinh viên trong giai đoạn hiện nay, chúng
ta cần nhìn vấn đề dưới lăng kính cấu trúc- chức năng, qua đó chúng ta nhận thức rõ vai trò,
những chuẩn mực giá trị văn hoá có chức năng như thế nào trong việc tạo nên thay đổi trong
hành vi của sinh viên, cũng như các giá trị chuẩn mực khác có chức năng gì để giúp họ hình
thành lối sống phù hợp và trở thành một bộ phận đích thực của xã hội văn minh như hiện nay.
3.2 Lý thuyết tương tác xã hội
Lý thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học: Simmel, K.mark...Các nhà
lý thuyết này cho rằng xã hội được coi như là những tương tác đang móc nối với nhau dựa trên
những nhận thức của chủ thể và những mong đợi lẫn nhau. Xã hội luôn tồn tại những mối quan
hệ nào đó nên xã hội là két quả của tác động qua lại của các cá thể, các nhóm và các thành phần
xã hội khác.
Cũng theo lý thuyết này thì mỗi hành động có mục đích của con người chỉ trở thành
hành động xã hội khi nó nằm trong mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể hành động và thông qua
mối quan hệ giữa các chủ thể hành động. Vĩ thế, mối quan hệ xã hội gắn với các hoạt động nhất
định.
Do đó, muốn giải thích các mối quan hệ xã hội, các hoạt động xã hội, các quá trình xã
hội thì phải đặt chúng trong mối tương tác với nhau.
Vì thể muốn tìm hiểu ý thức của sinh viên trong việc thực hiện văn minh giảng đường
thì phải đặt họ trong sự tương tác giữa các yếu tố trong quá trình xã hội hoá cá nhân, sự thích
nghi với môi trường sinh hoạt hàng ngày.

10



Đê tài nghiên cứu khoa học
3.3 Lý thuyết lựa chọn hành vi họp lý
Lý thuyết này phát sinh từ kinh tế học cổ điển. Nó được phát triển lên thành lý thuyết
xã hội học nhờ công lao của Jane S.Coleman.
Theo Coleman các chủ thể hành động khi hành động đều hướng tới một mục tiêu được
định hình bởi các giá trị, hoặc các sở thích. Chủ thể hành động sẽ tối đa hoá các lợi ích hay sự
thoả mãn các nhu cầu, mong muốn của mình, theo mỗi chủ thể hành động có nhiều tiềm năng
và cách thức sử dụng tiềm năng khác nhau. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt được mục
đích, hoạt động của họ. Ngoài các tiềm năng, chủ thể còn chịu ảnh hưởng của các thiết chế xã
hội. Tất cả những nhân tố đó đều quy định hành vi của các cá nhân, quy định sự lựa chọn hành
vi của họ.
Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, mặc dù lý thuyết này cũng có nhiều hạn chế như:
gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề, ví dụ như sự giảm sút những mong đợi của cá nhân liên
quan đến hành vi của các chủ thể khác. Hay lý thuyết lựa chọn hợp lý có sự liên hệ với nhận
thức luận của chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa thực dụng, nhưng lý thuyết này vẫn được các
nhà nghiên cứu sử dụng khá nhiều. Nó được phát triển manh khi các lý thuyết vĩ mô có những
quan điểm không thống nhất được với nhau khi lý giải các vấn đề thuộc tầm vĩ mô của xã hội
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu nhận thức, thái độ của sinh viên với việc thực
hiện văn minh giảng đường, nhận thấy sinh viên có thể được coi là chủ thể hành động. Trong
quá trình sinh hoạt của mình họ luôn hành động hướng đến sự thoả mãn những nhu cầu của bản
thân trong quá trình tổ chức hoạt động sống của mình, họ luôn hành động dựa trên hoặc hướng
tới những giá trị nhất định, đó có thể là giá trị phù hợp hoặc không phù hợp với sự phát triển
chung. Trong điều kiện rất nhiều giá trị cùng tồn tại trong xã hội, sinh viên phải đứng trước sự
lựa chọn những giá trị mà họ thấy phù hợp để định hướng hành vi của bản thân mình. Chính vì
vậy với lý thuyết này sẽ phân tích được những giá trị nào sẽ là giá trị mà sinh viên đã lựa chọn
cho hành động của mình.
4. Câu hỏi nghiên cứu và mô hình phân tích
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
• Việc thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng diễn ra như

thế nào?
• Các yếu tố nào tác động đến việc thực hiện nếp sống vãn minh giảng đường của sinh
viên?
• Quan điểm của sinh viên như thế nào trước vấn đề thực hiện nếp sống vãn minh giảng
đường?

11


Đê tài nghiên cứu khoa học
4.2. Mô hình phân tích

5. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
• Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng trong việc thực hiện nếp sống văn
minh giảng đường chưa cao, mức độ tham gia thực hiện còn nhiều hạn chế.
• Môi trường xã hội hoá và các yếu tố cá nhân ( giới tính, ngành học, nơi cư trú,
hoàn cảnh gia đình...) đã tác động đến nhận thức, đánh giá và hành vi của Sinh Viên trong
việc thực hiện nếp sống văn minh giảng đường.
• Những sinh viên hoạt động trong công tác đoàn hội thường có ý thức thực hiện
cao hơn.

CHƯƠNG H: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

12


Đê tài nghiên cứu khoa học

1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
1.1 Giới tính

Giới tính nam và nữ chiếm tỷ lệ ngang nhau: 50% nam và 50% nữ. Như vậy, trong quá
trình khảo sát sẽ khách quan hơn trong việc nhận định xem ý thức thực hiện văn minh giảng
đường giữa nam và nữ thì giới nào sẽ có ý thức cao han. (Bảng 1 - Phụ lục 4)
1.2. Độ tuổi

Bảng 2: Độ tuổi
Tuối
19
20
21
22
23
24
25
Tổng

Tần sổ
40
31
67
26
10
4
2
180

Phẩn trăm
22.2
17.2
37.2

14.4
5.6
2.2
1.1
100.0

Nghiên cứu cho thấy, độ tuổi của sinh viên trong mẫu nghiên cứu từ 19 đến 25 tuổi. Trong
đó nhóm tuổi từ 19 đến 21 chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,6%, thấp nhất là nhóm tuổi từ 23 đén 25
tuổi chiếm 8,8%, độ tuổi 22 là 26 sinh viên chiếm 14,4%. Như vậy, nhìn chung độ tuổi trong
mẫu nghiên cứu của đề tài tương đối trẻ.
1.3. Năm học
Năm học được chia đều cho 2 năm với tỷ lệ: 50% sinh viên năm nhất và 50% sinh viên
năm ba.
Bảng 3: Năm học cửa sinh viên
Sinh viên năm

Tần số

Phần Trăm

Năm 1

90

50.0

Năm 3

90


50.0

Tổng

180

100.0

1.4. Noi cư trú
Bảng 4: Nơi cư trú
Nơi cư trú
Thành phố
Thị Xã/Thị Trấn
Nông thôn

Tần số
76
69
35

Phần Trăm
42.2
38.3
19.4

Tổng
180
100.0
Trong tổng số 180 mẫu nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên sống ở thành phố chiếm đa số:
42,2%, kế đén đó là thị xã/ thị trấn chiếm 38,3%, vùng nông thôn chiếm tỷ lệ thấp nhất 19,4%.

Như vậy, nhìn chung nơi sinh sống của sinh viên tập trung nhiều ở khu đô thị, điều đó đồng
nghĩa với việc những sinh viên đó sẽ có điều kiện tiếp thu kiến thức
13


Đê tài nghiên cứu khoa học
của nền văn minh cao hơn những sinh viên ở vùng nông thôn, thế nhưng điều nhóm nghiên cứu
muốn tìm hiểu ở đây là việc tiếp thu nền văn minh đó và việc thực hiện có tương đồng với nhau
hay không? Giữa sinh viên xuất thân từ nông thôn và sinh viên xuất thân từ đô thị ai có ý thức
thực hiện nếp sống vãn minh cao hơn.
1.5. Nghề nghiệp của cha
Bảng 5: Nghề nghiệp của cha
Ngành nghề Của Cha

Tần số

Phần trăm có giá
trị

Công chức

32

18.4

Nhân viên văn phòng

4

2.3


Giáo viên

9

5.2

Buôn bán nhỏ

25

14.4

Nhân viên kinh doanh

4

2.3

Chủ doanh nghiệp
Lao động giản đơn

11
45

6.3
25.9

Hưu trí


32

18.4

Công nhân

11

6.3

Nghề chuyên môn
Tổng số trả lòi

1
174

0.6

Giá trị khuyết

100.0

6

Tổng

180

6. Nghề Nghiệp Của Mẹ Bảng 6:
Nghề nghiệp của mẹ

Nghề Nghiệp Của Mẹ

Tần số

Phần trăm có giá
trị
14.5

Công chức

24

Nhân viên văn phòng

3

1.8

Giáo viên
Buôn bán nhỏ

21
55

12.7
33.3

Nhân viên kinh doanh

3


1.8

Chủ doanh nghiệp
Lao động giản đơn

12
4

7.3
2.4

Hưuừí

5

3.0

Công nhân

24

14.5

Nghề chuyên môn

14

8.5


Tổng số trả lòi
Giá trị khuyết

165
15

100.0

Tổng

180

14


Đê tài nghiên cứu khoa học
Dựa vào kết quả nghiên cứu nhìn chung ngành nghề của cha, mẹ không tập trung trong
những ngành nhất định. Đối với cha, ngành nghề tập trung cao nhất là lao động giản đorn 25,9%,
thấp nhất là nghề chuyên môn 0,6%. Đối với mẹ, ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất là buôn bán
nhỏ 33,3%, thấp nhất là nhân viên vãn phòng và nhân viên kinh doanh 1,8%
1.7. Kinh Tế Gia Đình

Bảng 7: Kinh tế gia đình
Kinh tế gia đình

Tần sổ

Phần trăm

3


1.7

Khá giả
Trung bình

22
129

12.2
71.7

Nghèo

26

14.4

180

100.0

Giàu

Tổng

Thông qua kết quả nghiên cứu nhận thấy: Kinh tế gia đình chủ yếu tập trung ở mức trung
bình, trong 180 mẫu nghiên cứu có 129 mẫu là kinh tế trung bình, chiếm 71,7%. Trong khi đó
nền kinh tế giàu chỉ có 1,7%, như vậy mức độ chênh lệch giữa mức giàu và trung bình là khá
cao.

2. Thái độ của sinh viên đối vói việc thực hiện nếp sống văn minh giảng đường
2.1.
Thái độ của sinh viên đối vói việc thực hiện nội quy giảng đường
2.1.1 Chuyên cần
2.1.1.1. Đi học muộn
Bảng 8: Mức độ đi hị ÌC muộn của sinh viên
Phần trăm có
Đi học muộn
Tần số
Phần trăm
giá trị
Rất thường Xuyên
3.3
3.4
6
Thường Xuyên
Thinh Thoảng
Hiếm Khi
Không Bao Giờ
Tổng số trả lời
Giá trị khuyết
Tổng

28
84
34
23
175
5
180


15.6
46.7
18.9
12.8
97.2

16.0
48.0
19.4
13.1
100.0

2.8
100.0

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên đi học muộn chiếm khá cao, chỉ có 13,1%
sinh viên trả lời rằng không bao giờ đi học muộn. Tỷ lệ sinh viên rất thường xuyên đi học muộn
chiếm 3,4%, thường xuyên là 16%, cao nhất là ở mức độ thỉnh thoảng chiếm 48 %. Tìm hiểu
về nguyên nhân đi học muộn, nghiên cứu cho thấy có đến 54,3% sinh viên cho rằng là do giảng
viên dạy không cuốn hút nên không muốn đến lớp đúng giờ. (Bảng 9 - Phụ lục 4) Trong khi
đó chỉ có 16,2% sinh viên trả lời rằng do thói quen, 14,3% đi làm thêm, do môn học không thiết
thực là 9,5%. Như vậy, yếu tố tác động cao nhất đến việc đi học muộn là do sự lôi cuốn của
môn học, cũng như sự giảng dạy của giảng viên khiến cho sinh viên cảm thấy nhàm chán.

15


Đê tài nghiên cứu khoa học
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc đến lớp của sinh viên chịu tác động bởi rất nhiều

yếu tố khác nhau, trong đó phương pháp giảng dạy của giảng viên có một vai trò đặc biệt quan
trọng. Thông thường nếu như đó không phải là một môn học chuyên ngành, hoặc là một môn
khó hiểu nếu không đi học sẽ không làm bài được, thì nếu có phương pháp giảng dạy cuốn hút
giảng viên sẽ lôi cuốn được tỷ lệ sinh viên đi học cao hơn.
Ket quả quan sát cũng cho thấy: Đối với những lớp mà giảng viên giảng dạy sinh động,
tạo không khí thi đua trong sinh viên lớp đó học rất hào hứng, sinh viên ít làm việc riêng hơn.
Ngoài lý do có tính chất khách quan như thế, thì việc chuyên cần cũng chịu tác động bởi
các yếu tố chủ quan như bận việc làm thêm, nhà xa, ngủ dậy trễ...
Theo ý kiến của bạn N.V.A khoa kỹ thuật công trình, sinh viên năm 3:
“Mình cũng hay đi học muộn trong những giờ của ca 1, vì nhà xa, mình lại không có xe máy,
phải đi bằng xe buýt mà giờ học lại quá sớm, nên mình thường đi học muộn cũng không cổ gì
là lạ cả, có nhiều khi mình không kịp ăn sáng phải nhịn đói chờ cho hết ca, nên cảm thấy cũng
áp lực lam".
[Nam Sinh viên năm 4 Phụ lục 5]
Có thể nói, việc đi học muộn của sinh viên là do cả yếu tố khách quan và chủ quan. Xét
về giới, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa việc đi học muộn với giới tính. Tỷ lệ
thường xuyên đi học muộn thì nữ chiếm nhiều hơn nam (nữ: 12,5%; nam: 3,4%).(Bảng 10- phụ
lục 4) Ket quả nghiên cứu trên cho thấy trái với cách suy nghĩ từ xưa đến nay của mọi người
thường thì nữ giới với đức tính chuyên cần nên sẽ đi học đứng giờ hơn.
Xét theo ngành học: Qua khảo sát nhận thấy, sinh viên khoa quản trị kinh doanh có tỷ lệ
thường xuyên đi học muộn nhiều nhất 7,42%; khoa kỹ thuật công trình là khoa có tỷ lệ sinh
viên thường xuyên đi học muộn ít nhất 1,71%
(Bảng 11 - phụ lục 4) .
Neu xét mối liên quan từ giới tính nhận thấy lý do ở đây là vĩ khoa kỹ thuật công trình có
tỷ lệ nữ ít hơn hai khoa còn lại, nên tỷ lệ sinh viên đi học muộn cũng ít hơn.
Xét theo chức vụ trong lớp: Kết quả nghiên cứu cho thấy những sinh viên có chức vụ
trong lớp ít đi học muộn hơn so với những sinh viên khác
(Bảng 12 - Phụ lục 4).
Lý giải cho điều đó, rì đối với những bạn có chức vụ thì thông thường trách nhiệm của
các bạn cao hơn, luôn phải là tấm gương cho các thành viên khác trong lớp, cho nên việc rì

phạm của các bạn rất hạn chế. Một lý do khác đối với những ban chấp hành lớp- đoàn - hội thì
thường nhiệt huyết trong mỗi bạn đều cao, chính rì vậy nên nhận thức của các bạn đó về nếp
sống văn minh có phần khá hơn những sinh viên khác.
Xét theo nơi xuất thân, tỷ lệ thường xuyên đi học muộn rơi vào những sinh viên xuất thân
từ thành phố, thị xã/thị trấn, những sinh viên xuất thân từ nông thôn ít đi học muộn hơn. ( Bảng
13 - Phụ lạc 4)
Chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa năm học, nghề nghiệp của cha mẹ đến việc đi
học muộn của sinh viên. Như vậy việc đi học muộn của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của nhiều
yếu tố, trong quá trình quan sát nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng tỷ lệ sinh viên đi học ca
một thường đi học muộn nhiều hơn, có lẽ do

16


Đê tài nghiên cứu khoa học
thời gian quá sớm, các bạn ngủ dậy trễ, hoặc cũng có thể là do kẹt xe vì đó cũng là giờ cao điểm
của giao thông...nhưng tổng kết những điều đó thì vấn đề ý thức vẫn là quan trọng, vì nếu có ý
thức học tập tốt các bạn vẫn có thể vượt qua được những trở ngại của ngoại cảnh. Chính vì vậy
mới có vấn đề sinh viên nông thôn thì ít vi phạm hơn, hoặc cán bộ lớp- đoàn có ý thức thực hiện
cao hơn.
2.I.I.2. Nghỉ học không phép hoặc quá phép Bảng
14: Mức độ nghỉ học không phép hoặc quá phép của sinh viên
Mức độ nghỉ học không
phép hoặc quá phép
Rât thường xuyên
Thường xuyên
Thinh thoảng
Hiêmkhi
Không bao giờ
Tổng số trả lòi

Giá ừị khuyêt
Tông

Tần số

Phần trăm

1
18
53
71
31
174
6
180

0.6
10.0
29.4
39.4
17.2
96.7
3.3
100.0

Phần trăm có
giá trị
0.6
10.3
30.5

40.8
17.8
100.0

Tỷ lệ sinh viên nghỉ học dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy: có 10,3% sinh viên thường
xuyên nghỉ học, thỉnh thoảng là 30,5% sinh viên, trong khi đó tỷ lệ sinh viên trả lời rằng không
bao giờ nghỉ học là 17,8% sinh viên trong tổng số 174 mẫu đại diện. Như vậy xét mặt bằng
chung thì tỷ lệ sinh viên nghỉ học khá cao. Cũng giống như là việc đi học muộn, khi được hỏi
nguyên nhân nghỉ học đa phần sinh viên đều cho rằng là do không có hứng thú trong việc học,
là do môn học nhàm chán hoặc giảng viên giảng dạy không cuốn hút. Trả lời cho câu hỏi vì sao
nghỉ học một bạn sinh viên khoa kỹ thuật công trình đã nói như sau:
“Những lần nghỉ học là do thầy cô, một phần giọng nói gây cho sinh viên có cảm giác
buồn ngủ, không tạo hứng thủ cho sinh viên học, cho nên sinh viên không muốn đến lớp'''’
[NamSinh viên năm 4_ Phụ lục 5]
Bên cạnh đó bạn còn cho rằng:
“ do môn học đại cương quả nhiều, riêng bản thân mình cảm thấy là không phục vụ nhiều
cho chuyên ngành, cho nên không chú trọng lam, vì thế nên mình cũng làm biếng đến lớp. ’’
[Nam_Sỉnh viên năm 4_ Phụ lục 5]
Hay:
“ tình trạng xảy ra khi giáo viên dạy môn đó rất nhàm chán, không thu hút được sinh viên
nghe giảng, và những kiểu thuyết trình thì người nói cứ nổi, ở dưới không chịu lẳng nghe mà
làm việc riêng.... ”
[Nam_Sỉnh viên năm 4_ Phụ lục 5]
Xét về giới kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa giới tính đến vấn đề nghỉ học
của sinh viên. Tỷ lệ nữ thường xuyên nghỉ học nhiều hơn nam( nữ: 8%, nam: 2,3% trong tổng
số 174 mẫu đại diện), trả lời rằng không bao giờ nghỉ học ở nữ chỉ có 5,7%, trong khi đó nam
là 12,ỉ%.(Bãng 15 -phụ lục 4) Cũng giống như vấn đề đi học muộn, kết quả nghiên cứu trái
ngược với dự đoán ban đầu của nhóm

17



Đê tài nghiên cứu khoa học
đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu định tính, khi đuợc hỏi nguyên nhân vĩ sao nữ lại ít chuyên
cần hơn nam trong vấn đề đi học, thì kết quả nhận được là:
“ Vì nữ mức độ kiên nhẫn ít hơn nam, với lại con gái thành phố thường tiểu thư lam, ngủ
dậy sớm chịu không nổi, nang một chút cũng than, ngồi lâu cũng không chịu, tóm lại con gái
thành phổ khác với con gái nông thôn nhiều lam. ”
[NamSinh viên năm 1 Phụ lục 5] Như
vậy, nguyên nhân ở đây thiên về ý thức của bản thân hơn là sự tác động từ các yếu tố khác.
Xét về nơi xuất thân kết quả cho thấy mức độ nghỉ học thường xuyên của sinh viên ở
thành phố chiếm nhiều hơn sinh viên ở nông thôn( Thành phố: 9,19%, Nông thôn: 0,57% trong
tổng số 174 mẫu đại diện). Ở mức đo không bao giờ nghỉ học sinh viên ở nông thôn chiếm tỷ
lệ 4%, sinh viên ở thành phố là 10,9%, trong khi đó sinh viên ở thị xã thị trấn là 2,8%.(Bảng 16
-phụ lục 14) Xét theo kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng, mối liên hệ giữa việc nghỉ học và nơi
xuất thân là khá cao, những sinh viên xuất thân từ thành phố ý mức độ chuyên cần trong học
tập của các bạn thấp hơn những sinh viên xuất thân từ nông thôn. Tìm hiểu nguyên nhân về vấn
đề này, nghiên cứu định tính cho biết, những sinh viên ở nông thôn khi các bạn đến thành phố
vẫn còn xa lạ mọi thứ, ít có những mối quan hệ bạn bè nên vấn đề nghỉ học để đi chơi của các
bạn ít hơn. Bên cạnh đó, các bạn ở nông thôn phần lớn gia đình khó khăn, chỉ đủ tiền trang trải
sinh hoạt hàng ngày, không có điều kiện đi chơi. Vì hoàn cảnh khó khăn nên các bạn thấy
thương cha mẹ, lo lắng cho kết quả học tập nên sự cố gắng của các bạn cao hơn. Bạn sinh viên
N.V.A, sinh viên ngành xây dựng cầu đường trả lời câu hỏi này, đã nói như sau:
“ Mình nghĩ là thành phố, vì thứ nhất là người sài gòn nên có phần các bạn không quan
tâm lam đến việc học, chỉ cốt yếu là đi học cho ba mẹ vui lòngịhi, ở lớp mình cỏ vài đứa nói
như vậy đó), khác với mẩy bạn ở tỉnh đi học để kiếm công việc trong tương lai, với lại mấy bạn
ở tỉnh mới lên dây mọi thứ còn lạ lẫm nên các bạn không biết làm gì nên siêng đi học lam ”
[NamSinh viên năm 4 Phụ lục 5]
Đối với ngành học thì kết quả nghiên cứu như sau: Khoa quản trị kinh doanh có Tần số
sinh viên trả lời rằng không bao giờ nghỉ học là 4% trong tổng số 174 mẫu đại diện, khoa kỹ

thuật công trình là 10,9%, khoa xã hội và nhân văn là 2,8%, trong đó tỷ lệ sinh viên thường
xuyên nghỉ học của khoa quản trị kinh doanh là 4%, khoa kỹ thuật công trình 1,72%, xã hội và
nhân văn chiếm tỷ lệ 4,59%. Nhìn vào kết quả nghiên cứu nhận thấy, khoa xã hội và nhân văn
có tỷ lệ sinh viên nghỉ học nhiều nhất trong ba khoa. ( Bảng 17 -phụ lục 4). Kết quả phù hợp
với nghiên cứu bên trên, do tỷ lệ nữ khoa xã hội và nhân văn chiếm nhiều hơn hai khoa còn lại
Chức vụ trong lớp cũng có sự liên hệ, cũng giống như ở đi học trễ, những sinh viên có
chức vụ trong lớp ít nghỉ học hơn so với những sinh viên là thành viên bình thường khác (Bảng
45 - Phụ lục 4)
Nhóm nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa kinh tế gia đình, nghề nghiệp của cha,
mẹ, năm học với mức độ nghỉ học của sinh viên. Như vậy đối với vấn đề nghỉ học của sinh viên,
chỉ có các yếu tố giới, ngành học, năm học, nơi xuất thân là có sự ảnh hưởng.

18


Đê tài nghiên cứu khoa học
2.1.2. Hút thuốc lá trong trường và say xỉn khi đến lóp
Bảng 19: Tỷ lệ hút thuốc lá trong trường
Hút thuốc lá trong trường
Rất thường xuyên

Phần ưăm

2
2
2
4

1.1
1.1

1.1
2.2
94.4

100.0

Tổng sổ trảlờỉ

168

1.1
1.1
1.1
2.2
93.3

178

98.9

Giá ừị khuyết

2

1.1

Tổng

180


100.0

Thường xuyên
Thinh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ

Phần trăm có
giá trị

Tần số

Bảng 20: Tỷ lệ say xỉn khi đến lớp
Say xỉn khi đến lớp

Phần trăm cỏ
giá trị

Tần số

Phần trăm

2
2
10
163

1.1
1.1
5.6

90.6

1.1
1.1
5.6
92.1

Tổng số trả lòi

177

98.3

Giá trị khuyết

100.0

3

1.7

Tổng

180

100.0

Rất thường xuyên
Thinh thoảng
Hiếm khi

Không bao giờ

So với những nội quy trên, kết quả nghiên cứu cho thấy việc vi phạm trong hai trường hợp
này diễn ra trong sinh viên ít hơn, tỷ lệ sinh viên vi phạm nội quy trên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, có đến
94,4% sinh viên trả lời rằng không bao giờ hút thuốc lá trong trường. Tỷ lệ sinh viên không bao
giờ say xỉn khi đến lớp là 92,1%. Tỷ lệ vi phạm cao nhất chỉ ở mức đo thỉnh thoảng, hiếm khi.
Đối với những sinh viên vi phạm nội quy trên khi được hỏi nguyên nhân đều cho rằng: Do thấy
mọi người làm nên làm theo ( Bảng 21 - Phụ lục 4). Như vậy yếu tố những người bên cạnh(
người thân, bạn bè...) cũng tác động rất nhiều đến hành vi của sinh viên.
Xét theo giới tính trong tổng số sinh viên vi phạm hai nội quy trên thì tỷ lệ 100% là nam
giới. ( Bảng 22,23 — Phụ lục 4) Nguyên nhân ở đây vì theo truyền thống của người á đông, phụ
nữ không được hút thuốc, uống rượu. Neu như người nào vi phạm thì sẽ bị cộng đồng đánh giá
là phẩm hạnh kém, mặc dù ngày nay giá trị đó không còn khắt khe như xưa nữa, nhưng vẫn có
sức ảnh hưởng rất cao. Chính vì vậy nên tỷ lệ nữ vi phạm hai nội quy trên là không có.
Xét theo khoa: kết quả nghiên cứu cho thấy 100% sinh viên vi phạm hai nội quy trên thuộc
khoa kỹ thuật công trình.( Bảng 24, 25 - Phụ lục 4 ) Điều đó phù hợp với thực tế vỉ khoa kỹ thuật
công trình đa số là nam. Hai khoa còn lại, nhất là khoa xã hội và nhân văn thì nữ chiếm đa số.
về kinh tế gia đình thì qua khảo sát tỷ lệ sinh viên có nền kinh tế gia đình ở mức giàu và
khá giả vi phạm hai nội quy trên chiếm nhiều hơn sinh viên thuộc nền

19


Đê tài nghiên cứu khoa học
kinh tế trung bình/ Bảng 26, 27 - Phụ lục 4). Lý giải cho điều đó kết quả nghiên cứu định tính
cho thấy rằng: Vì sinh viên có nền kinh tế không khá giả thì không có điều kiện tiếp xúc với
những vấn đề trên, kinh phí để chi trả cho cuộc sống hàng ngày và cho học tập đã tốn kém rất
nhiều cho gia đình, cho nên các bạn rất biết cách kiềm chế những cuộc ăn chơi tốn kém, cũng
như tiêu tiền vào những thứ không có lợi. Nói đến vấn đề này một bạn sinh viên khoa xã hội và
nhân văn cho biết như sau:

“Mình nghĩ là thành phố, vì con trai ở nông thôn thì làm gì cổ tiền mà đi ăn nhậu, các
bạn ở tỉnh lên thông thường rất chịu khỏ, với lại dù là nam hay nữ đổi với những sinh viên tinh
lẻ như tụi mình thì cần kiệm lẳm(cười), cot yếu của tụi mình là làm sao học cho thật giỏi, để
không phụ lòng của cha mẹ mà thôi”
ỊNữ Sinh viên năm 3 Phụ lục 5] Qua
kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ giữa việc hút thuốc lá, say xỉn khi đến lớp
với năm học, nơi cư trú, cũng như là nghề nghiệp của cha mẹ.
2.1.3. Ăn uống trong lớp học
Bảng 28: Mức độ ăn uổng trong lớp học của sinh viên
Mức độ ăn uống trong lớp học
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Tổng số trả lời
Giá ừị khuyết
Tổng

Tần số

Phần trăm

1
17
63
65
33
179


0.6
9.4
35.0
36.1
18.3
99.4

1
180

0.6
100.0

Phần trăm
có giá trị
0.6
9.5
35.2
36.3
18.4
100.0

Két quả nghiên cứu cho thấy: Trong tổng số 179 mẫu nghiên cứu chỉ có 0,6% sinh viên
trả lời rằng rất thường xuyên ăn uống trong lớp, ở mức độ thường xuyên là 9,4%, tỷ lệ sinh viên
trả lời ở mức độ thỉnh thoảng là 35,2%, và không bao giờ vi phạm nội quy trên là 18,4%. Với
câu hỏi này có đến 89,2% trong tổng số 120 đơn vị mẫu đại diện trả lời rằng do đi học sớm
không kịp ăn ở nhà.
(Bảng 29 - phụ lục 4)
Vì thời gian đi học của trường đối với ca 1 là tương đối sớm, những sinh viên nhà ở
gần trường thì có nhiều thời gian để ăn sáng, những sinh viên ở xa thì do thời gian đi lại của các

bạn chiếm khá nhiều, nên đa phần các bạn phải ăn sáng ở trong lớp.
Điều này thông qua quan sát nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy tỷ lệ sinh viên học ca
một ăn uống trong lớp học cao hơn so với những sinh viên học ở ca khác ị Phụ lục 6), đối với
vấn đề này yếu tố do thói quen chỉ chiếm 0,8%.
Khi hỏi về vấn đề này một sinh viên cho biết:
“Mình không bao giờ ăn uống trong lớp vì nhà mình ở gần trường nên cổ thời gian ăn
sáng ở nhà trước khi đi học, nhưng các bạn ở lớp mình thì có vì phải đi học sớm nên các bạn
không có thời gian ăn ở nhà ”
[Nam_Sỉnh viên năm 3_Phụ lục 5]

20


Đê tài nghiên cứu khoa học
Hoặc:
“Do học buổi chiều và cơ sở ở đây rất nóng nên các bạn thường mua nước vào uổng
trong lớp, mình thay việc này là bình thường nó không ảnh hưởng gì đến lớp học cả... ”
[Nữ sinh viên năm l_Phụ lục 5]
Như vậy qua nghiên cứu có thể nhận thấy việc ăn uống trong lớp của sinh viên bị tác
động bởi nhiều nguyên nhân. Dựa vào công cụ kiểm định chi-square kết quả nhóm chúng tôi
nhận được như sau:
Có sự liên hệ giữa việc ăn uống trong lớp học với các yếu tố sau:
Giới Tính: có 16,7% nam trong tổng số 179 mẫu nghiên cứu trả lời rằng không bao giờ ăn uống
trong lớp học, tỷ lệ đó đối với nữ là ì ,6%.(Bảng 30 - phụ lục 4) Như vậy nữ có tỷ lệ vi phạm
nội quy này nhiều hơn nam. Khi được hỏi về vấn đề này một bạn sinh viên nam cho biết:
“Con trai mà bạn, chưa bao giờ và thậm chỉ là không bao giờ. ”
/Nam Sinh viên năm 4_Phụ lục 5]
Hoặc như ý kiến của một bạn nữ sinh viên ngành quản lý đô thị:
“ Cũng có chứ, lớp mình con gái nhiều nên đa sổ giờ ra chơi hay mang quà vặt vào ăn,lý do
ah!Là con gái mà”

[Nữ Sinh viên năm 3_Phụ lục 5]
Như vậy, quan niệm về giới thì nữ thường ăn quà vặt nhiều hơn nam, đó cũng là lý giải cho
nguyên nhân vỉ sau nữ vi phạm nội quy này nhiều hơn nam.
về ngành học thì khoa quản trị kinh doanh và khoa xã hội nhân văn có tỷ lệ vi phạm
nhiều hơn khoa kỹ thuật công trình. Khoa quản trị kinh doanh: 30,2% sinh viên trả lời là có vi
phạm nội quy trên, nhưng mức độ thường xuyên chiếm rất ít chỉ có 8,6%, tỷ lệ vi phạm nhiều
nhất chỉ ở mức độ thỉnh thoảng 14,8%. Tương tự như khoa quản trị, khoa xã hội và nhân văn
có tỷ lệ sinh viên thường xuyên vi phạm là 6,7% trong tổng số 31,4% sinh viên vi phạm. (Bảng
31- phụ lục 4) Lý giải cho sự khác biệt đó vỉ tỷ lệ nữ ở hai khoa quản trị và xã hội nhiều hơn
khoa kỹ thuật công trình, mà theo phân tích ở giới tính thỉ tỷ lệ nữ vi phạm nhiều hơn nam.
Chức vụ trong lớp cũng có mối liên hệ khá cao, đối với những sinh viên có chức vụ
trong lớp thường ít vi phạm hơn so với những sinh viên khác.
(Bảng 32- phụ lục 4).
Lý do có thể là vì các bạn có chức vụ thì trách nhiệm đi đầu luôn cao hơn so với các bạn
khác.
Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa các yếu tố: Năm học, kinh tế gia
đình, nơi ở của gia đình đến thói quen ăn uống trong lớp học của sinh viên.
2.1.4. Vứt rác không đúng noi quy định của sinh viên Rác chính là một vấn
đề nổi trội trong xã hội ngày nay, vấn nạn ô nhiễm môi trường từ sự thiếu ý thức của người dân
trong việc xã rác đã gây tác hại rất lớn, không chỉ là sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến văn minh
trong đô thị. Chính vỉ vậy, một trong những nội quy của trường Đại học Tôn Đức Thắng được
đặt lên hàng đầu là không xã rác bừa bãi, vậy việc thực hiện đó diễn ra như thể nào sẽ được biết
thông qua kết quả nghiên cứu sau:

21


Đê tài nghiên cứu khoa học
Bảng 33: Mức Độ Xã Rác Không Đúng Nơi Quy Định
Mức Độ Xã Rác Không Đúng Nơi

Quy Định
Rât thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiêmkhi
Không bao giờ
Tổng sổ trả lòi
Giá trị khuyết
Tổng

Tần sổ

Phần trăm

4
3
20
50
101
178
2
180

2.2
1.7
11.1
27 8
56.1
98.9
1.1

100.0

Phần trâm
có giá trị
2.2
1.7
11.2
28 1
56.7
100.0

Nhìn chung, tỷ lệ vi phạm nội quy xã rác không đúng nơi quy định ít hơn so với những
nội quy thuộc về chuyên cần, có đến 56,7% sinh viên trong tổng số 178 sinh viên trả lời không
bao giờ vứt rác bừa bãi, những trường hợp còn lại chủ yếu ở mức thỉnh thoảng. Khi được hỏi
vấn đề này một sinh viên khoa kỹ thuật công trình trả lời rằng:
“ Hiếm khi thôi, mỏi lần ăn uống xong mình thường gom lại vứt vào sọt rác, chi hồi nào
sơ ỷ thì để quên trong học bàn, nhưng ít khi thôi”
[Nữ_Sinh viên năm 3_Phụ lục 5]
Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến ngược lại:
“ở Việt Nam mình có nghịch lý ở chỗ nơi nào cấm thì nơi đỏ đỗ rác rất nhiều, còn sinh
viên thì không kém phần yếu ỷ thức, bạn biết đó phòng học và ngăn bàn là nơi để học tập, để
cặp sách hoặc một sổ đồ dùng cá nhân, nhưng chức năng đó nay đã bị hoãn đổi, nay nó đã trở
thành nơi chứa rác cho các bạn sinh viên sau mỏi ca học, mặc dù ở mỗi phòng học nhà trường
có bố trí một giỏ đựng rác”
[Nam Sinh viên năm 3_Phụ lục 5]
Trong quá trình quan sát của nhóm nghiên cứu nhận thấy điều bạn sinh viên đó cho ý kiến là
hoàn toàn chính xác, cứ sau mỗi ca học thì trong học bàn lại xuất hiện rác đủ loại: Giấy, ly
uống nước, chai nhựa, bao ni lon ...có thể đó là do sơ ý, nhưng cũng có thể nhận thấy ý thức
của một số bạn vẫn chưa cao.
Qua kết quả khảo sát từ 178 sinh viên cho thấy không có mối liên hệ giữa việc vứt rác

không đúng nơi quy định với giới tính, kinh tế gia đình, nơi ở, nghề nghiệp của cha mẹ, năm
học, ngành học. Mà chỉ có mối liên hệ với chức vụ trong lớp: Đối với việc vứt rác không đúng
nơi quy định thì sinh viên có chức vụ ít vi phạm nội quy hơn. (Bảng 34- phụ lục 4) Như vậy có
thể nhận thấy, đối với vấn đề trên thì việc vi phạm không bị các yếu tố bên ngoài tác động mà
chủ yếu là do nhận thức của bản thân mỗi sinh viên.
2.1.5. Làm việc riêng, mất trật tự trong lóp học Vấn đề làm việc riêng,
gây mất trật tự trong lớp học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập cũng như sự đo
lường thái độ thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên, qua khảo sát nghiên cứu kết
quả nhóm chúng tôi nhận được như sau:

22


×