Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ( KHÓA 3) KHOA KT-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 (2010-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.54 KB, 6 trang )

ĐỀ TÀI: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ( KHÓA 3) KHOA KTQTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ VỀ VIỆC THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 (2010-2011)
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong suốt bốn năm học ngồi trên ghế giảng đường, đa số
những sinh viên của khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh đã tìm tòi
và học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm do thầy cô chỉ
dạy từ các môn học của mình. Mỗi một môn học đều có sự sâu sắc
và ý nghĩa riêng biệt. Bên cạnh các môn học đại cương có tính chất
làm cơ sở, nền tảng lý luận để bước vào các môn chuyên ngành,
còn có sự kết hợp cùng các cách giảng dạy rất chuyên nghiệp và
hiện đại được áp dụng gần như sát với nhu cầu về tuyển dụng trên
thị trường hiện nay. Tất cả đều tạo nên một môi trường dạy và học
rất hiệu quả, chất lượng.
Nhằm trang bị cho sinh viên được đầy đủ các kiến thức, kỹ
năng về cách giải quyết các tình huống thực tế, kỹ năng thuyết
trình… chuẩn bị cho công việc thực tế sau này. Chương trình học
được các thầy cô thiết kế rất sinh động, hiệu quả bởi các bài thảo
luận nhóm, báo cáo nhóm, báo cáo cá nhân… trong đó người học
là chủ động và trung tâm. Trong mỗi bài thảo luận, báo cáo đó đòi
hỏi mỗi sinh viên đều phải thảo luận, nắm bắt được hết các nội
dung của vấn đề, các khúc mắc, nghi vấn để sau đó cùng phối hợp
tạo ra một buổi báo cáo có chất lượng đạt yêu cầu với những gì đã
học được.
Tuy nhiên, khi bước vào năm học thứ ba, những bài báo cáo
thường được chú trọng cách làm việc cá nhân hơn, nhằm mục đích
rèn luyện về cách giải quyết vấn đề độc lập, tích lũy kinh
nghiệm… Đặc biệt đối với hình thức làm báo cáo chuyên đề năm
ba, nó vừa gần gũi nhưng cũng một phần nào mới lạ đối với sinh
viên. Báo cáo chuyên đề năm ba sẽ được thực hiện chỉ bởi một
sinh viên, tự đăng ký chuyên đề của mình cùng với sự hướng dẫn


của Giảng viên hướng dẫn được phân công theo sự sắp xếp của


trường. Trong suốt quá trình làm việc sẽ trải qua các giai đoạn như:
viết đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, bản nháp, bản chính, báo
cáo… Đương nhiên trong tất cả các công việc đó sinh viên sẽ đồng
hành và được sự tư vấn bởi Giảng viên hướng dẫn của mình nhằm
hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Hình thức báo cáo cá
nhân không còn mới lạ gì đối với sinh viên các ngành kinh doanh
nhưng phải tiếp cận vấn đề ở khía cạnh của đề tài nghiên cứu khoa
học để giải quyết thì ít nhiều cũng đã đặt ra cho các bạn sinh viên
không ít khó khăn và trở ngại, đôi khi lại thiếu tự tin để thực hiện.
Bên cạnh vấn đề được đặt ra như trên, thái độ của các sinh viên
năm ba đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba này như thế nào?
Họ có luôn đủ tự tin, thích thú hay lúng túng, bối rối khi thực hiện
công việc này không? Nghiên cứu rõ về những thái độ, xu hướng
hành vi của sinh viên và hiểu được các yếu tố nào ảnh hưởng đến
việc thực hiện chuyên đề năm ba thì quá trình thực hiện chuyên đề
năm ba này mới có thể hoàn thành một cách tốt nhất, đem lại
những hiệu quả tích cực nhất.
Chính vì những lý do được nêu trên, tôi quyết định chọn
chuyên đề “Khảo sát thái độ của sinh viên khóa 3 khoa KTQTKD đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba” để làm đề tài
chuyên đề năm ba.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả thái độ của sinh viên đối với việc thực hiện chuyên
đề năm ba.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên
đề năm ba.
- Ý kiến đề xuất của sinh viên đối với việc thực hiện chuyên
đề năm ba

1.3 Phương pháp nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu được áp dụng các phương pháp như sau:


- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu sẽ được thu
thập từ khung chọn mẫu (danh sách, sỉ số sinh viên các lớp
của khoa KT-QTKD), các tài liệu có liên quan….
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: trong quá trình
nghiên cứu dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua
phỏng vấn trực diện, bản câu hỏi…
- Phương pháp xử lý số liệu: các dữ liệu sau khi thu thập về
sẽ được nhập vào phần mềm SPSS, cho chạy kết quả. Sau
đó sẽ lấy những số liệu cần thiết để thống kê, mô tả bằng
biểu đồ nhằm giải quyết những mục tiêu của đề tài đặt ra.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu dựa trên khảo sát về thái độ của sinh
viên năm ba khóa 3 khoa KT –QTKD đối với việc thực hiện
chuyên đề năm ba trong năm học 2010-2011.
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
 Đối với sinh viên: Đề tài nghiên cứu sẽ giúp sinh viên năm
ba khoa KT-QTKD nhìn rõ lại được nhận thức, tình cảm, xu
hướng hành vi, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện chuyên đề năm ba. Những yếu tố đó có thể xuất
phát từ những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, hoặc
những bất cập trong quá trình thực hiện giữa người hướng
dẫn và người thực hiện, từ đó tìm ra được những cách khắc
phục hiệu quả và thiết thực. Trên cơ sở nhìn nhận lại những
thái độ đã thực hiện của sinh viên khóa 3 khoa KT-QTKD sẽ
là tiền đề để rút kinh nghiệm cho bản thân về những lần thực
hiện chuyên đề hay khóa luận tốt nghiệp sắp đến.

 Đối với Giảng viên hướng dẫn chuyên đề năm ba: Kết quả
nghiên cứu của đề tài giúp các giảng viên đánh giá được cụ
thể thái độ, xu hướng hành vi của sinh viên năm ba trong việc
thực hiện chuyên đề năm ba. Qua những sự đánh giá này về
phía là người hướng dẫn cho sinh viên, đây sẽ là những


nguồn thông tin giúp cải thiện và khắc phục quá trình hợp tác
và học tập giữa sinh viên và Giảng viên ngày một tốt hơn.
1.6 Đối với trường Đại học Tây Đô, Khoa và bộ môn: hiểu
được thái độ và những khó khăn trong quá trình thực hiện
chuyên đề năm ba, cùng với những ý kiến đề xuất thiết thực
mà những sinh viên khóa 3 khoa KT-QTKD đã đề nghị dựa
trên quá trình làm ở hiện tại của chính bản thân họ.
Chương 1: Giới thiệu. Chương tổng quan về các vấn đề
nghiên cứu như: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu của báo
cáo nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong
chương này, các lý thuyết về 3 thành phần của thái độ (nhận thức,
cảm tình, xu hướng hành vi), định nghĩa về chuyên đề năm ba sẽ
được giải thích. Trên cơ sở các lý thuyết này, mô hình nghiên cứu
sẽ được thiết lập.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Các đặc điểm về tổng
thể, cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý dữ liệu sẽ
được viết rõ trong nội dung chương này.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Nội dung kết quả nghiên cứu
bao gồm: Đặc điểm mẫu mô tả theo ngành học; Mô tả thái độ của
sinh viên đối với việc thực hiện chuyên đề năm thứ ba; Các yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên đề năm ba; Các ý kiến đề

xuất của sinh viên đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nội dung chương này viết
về: các kết quả nghiên cứu chính của đề tài; kết luận và một số
kiến nghị.



-



×