Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

phát triển thị trường carbon ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.16 KB, 38 trang )

Đề tài: Phát triển thị trường Carbon rừng tại Việt Nam:
Cơ hội- thách thức.

MỤC LỤC……………………………………………………………1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 4
2. Mục tiêu ........................................................................................................ 5
3. Phạm vi ......................................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG CARBON .................... 7
1.1. Thị trường carbon ...................................................................................... 7
1.2. Nghị định thư Kyoto .................................................................................. 7
1.3. Các thị trường giao dịch............................................................................. 9
1.4. Cơ chế tham gia và các loại hàng hóa trên thị trường carbon ................... 9
1.4.1 Cơ chế tham gia ................................................................................... 9
1.4.2 Các loại hàng hóa trên thị trường carbon........................................... 15
1.5. Một số cơ chế mua bán phát thải Carbon trên thế giới ............................ 15
1.5.1 Hệ thống mua bán và hạn mức của Cộng đồng Châu Âu (EU–ETS)15
1.5.2 Chương trình mua bán phát thải thử nghiệm của Trung Quốc .......... 19
CHƯƠNG II . THỊ TRƯỜNG CARBON THẾ GIỚI ........................................ 21
2.1. Sự phát triển của thị trường carbon trên thế giới ..................................... 21
2.2. Thị trường chính thống ............................................................................ 22
2.3. Thị trường tự nguyện ............................................................................... 24
CHƯƠNG III. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CARBON Ở .............................. 28
VIỆT NAM ......................................................................................................... 28
3.1. Thực trạng ................................................................................................ 28
3.2. Triển vọng phát triển ................................................................................ 30
3.3. Cơ hội ....................................................................................................... 31
3.4. Thách thức................................................................................................ 34


CHƯƠNG IV. TỔNG KẾT, KIẾN NGHỊ ......................................................... 36


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDM

Cơ chế phát triển sạch

UNFCCC

Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu

LHQ

Liên hiệp quốc

WB

Ngân hàng Thế giới

GHG

Khí nhà kính

KP

Nghị định thư Kyoto

CERs


Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận

BOCM/JCM

Bù trừ tín chỉ song phương

COP

Hội nghị của các bên tham gia

REDD

Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng

EB

Ban Chấp hành quốc tế về CDM

PoA

Chương trình hoạt động

DNA

Cơ quan thẩm quyền trong nước về CDM

Emission Reduction Units

Các đơn vị giảm phát thải



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Cơ chế thực hiện BOCM
Bảng 1.2 Cơ chế hoạt động của các dự án BOCM
Bảng 2.1 Các hoạt động dự án đã được EB cho đăng ký, phân loại theo lĩnh vực
(tính đến ngày 31/10/2012)
Bảng 2.2 Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường carbon
Bảng 2.3 Thị phần giao dịch trên thị trường tự nguyện
Bảng 3.1 Danh sách các PoA của Việt Nam đã được EB công nhận
Bảng 3.2 Các hoạt động dự án CDM của Việt Nam đã được EB cho đăng ký
phân theo lĩnh vực (tính đến ngày 31/10/2012)
Bảng 3.3 Dự đoán tổng khí phát thải nhà kính tương đương CO2 đến năm 2030
(triệu tấn)
Biểu đồ 2.1 Tổng giá trị Carbon trên thế giới phân theo khu vực 2010-2015
Biểu đồ 2.2 Giá carbon bình quân thế giới từ 2008-2013
Biểu đồ 2.3 Thị trường tự nguyện theo các tiêu chuẩn từ 2005-2015
Biểu đồ 2.4 Giá carbon trên thị trường tự nguyện từ năm 2008-2013
Biểu đồ 2.5 Tổng giá trị thị trường Carbon


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi thế giới ngày càng quan tâm hơn đến việc giải quyết vấn đề biến đổi
khí hậu, ảnh hưởng và tác động của việc phá rừng và suy giảm rừng đến khí hậu
cũng ngày càng được chú trọng hơn. Điều này đã dẫn đến việc phải đưa ra một
cách tiếp cận mới trong phương thức ứng phó với biến đổi khí hậu, là sử dụng cơ
chế tài chính với mục tiêu “giảm” chứ không phải “ngừng” phát thải một cách
hiệu quả về chi phí. Nghị định thư Kyoto năm 1997 đã tạo điều kiện cho sự hình
thành và phát triển của một loại thị trường đặc biệt - thị trường buôn bán sự phát
thải. Khí CO2 là khí do các ngành công nghiệp thải ra và chiếm chủ yếu trong

các loại khí nhà kính, bởi vậy thị trường này còn hay được gọi là “thị trường
carbon (carbon market). Việc mua bán phát thải ra đời để các để các quốc gia
tham gia Nghị định thư Kyoto hoàn thành các giao ước để ký kết trong văn bản
đó; cụ thể là việc giảm lượng phát thải cacbon và ngăn chặn tình trạng biến đổi
khí hậu. Đối với một nước chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu như Việt Nam
tham gia thị trường carbon sẽ góp phần bảo vệ một trường toàn cầu và cả chính
Việt Nam. Tuy nhiên, Nghị định thư Kyoto với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải
nhà kính đã hết hiệu lực vào năm 2012. Tuy nhiên, tại Hội nghị COP17/CMP7
(Durban, Nam Phi tháng 12/2011), các nước tham gia đã đồng ý thiết lập và thông
qua thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto bắt đầu từ ngày
01/01/2013. Tại Việt Nam, nhiều dự án phát triển sạch vẫn âm thầm phát triển.
Do đó đề tài “Phát triển thị trường carbon rừng tài Việt Nam: Cơ hội – thách
thức” được thực hiện với một số lý do sau:
Một là : Thị trường carbon đến nay vẫn được xem là công cụ chính để giảm
phát thải khí nhà kính. Việt Nam là một nước chịu nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ từ
biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khí nhà
kính là một nguyên nhân quan trọng gây biến đổi khí hậu. Chính phủ Việt Nam
đã kí công ước khung biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 11/06/1994 và kí nghị
định thư Kyoto ngày 03/12/1998 và phê chuẩn ngày 25/12/2002. (Theo Bộ TN &
MT). Do đó việc tham gia vào thị trường carbon là một trong những cách để Việt
Nam góp phần vào công cuộc giảm thiểu khí nhà kính bảo vệ môi trường toàn
cầu và cho cả chính Việt Nam.
Hai là : Thị trường các-bon ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto hay còn
gọi là thị trường carbon tự nguyện có tốc độ phát triển nhanh trong những năm
gần đây, trong đó thị phần giao dịch tín chỉ các-bon từ rừng chiếm tỷ lệ cao. Báo
cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ecosystem Marketplace năm 2012 cho thấy,


khối lượng giao dịch của thị trường các-bon tự nguyện có xu hướng tăng mạnh
trong mấy năm gần đây (từ năm 2008 đến nay).

Ba là : Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, tổ
chức phi Chính phủ... ở Việt Nam đều có thể tham gia Cơ chế phát triển sạch
(CDM). Đây là một cơ hội lớn đối việc giảm nghèo nhất là đối với những người
dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những người làm công tác lâm nghiệp.
Thông qua các dự án CDM này góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, có cơ hội tiếp nhận
công nghệ mới thân thiện với môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính,
bảo vệ khí hậu, môi trường....
Bốn là : Đây là một phương thức khác để khuyến khích việc trồng, phát
triển và bảo vệ rừng. Việt Nam là một trong số ít các nước nhiệt đới thuộc điểm
cuối của đường cong diễn biến rừng, tức là độ che phủ rừng của Việt Nam trên
thực tế đang tăng lên. Tuy nhiên, mặc dù, tổng độ che phủ rừng đã tăng lên từ
năm 1997, thập niên trước vẫn chứng kiến dấu hiệu của sự suy kiệt rừng tự nhiên
trên diện rộng và xu thế này vẫn đang tiếp tục xảy ra kể từ những năm 1940. Nếu
các khu rừng tham gia dự án CDM, như vậy chủ rừng sẽ có ý thức bảo vệ phát
triển rừng hơn, do tạo được nguồn thu lớn và ổn định.
2. Mục tiêu
- Tổng hợp lý thuyết về thị trường Carbon, các loại hàng hóa và giao dịch carbon
trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng thị trường carbon tại Việt Nam, chỉ ra các cơ hội - thách
thức của Việt Nam trong thị trường Carbon.
- Một số kiến nghị trong quá trình triển khai các dự án, đặc biệt các dự án lâm
nghiệp tham gia vào thị trường Carbon.
3. Phạm vi
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian 1990- 2016
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề chính sau đây:






Nghiên cứu tổng quan về thị trường carbon.
Thị trường carbon quốc tế và Việt Nam
Cơ hội của Việt Nam khi tham gia thị trường carbon rừng
Thách thức mà Việt Nam phải đối mặt


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp bao
gồm các báo cáo của Chính Phủ, Bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê; các
dự án, bài báo, bài hội thảo, tài liệu giáo trình liên quan tới thị trường Carbon.
- Phân tích chính sách: nguồn gốc, dự kiến và ý nghĩa của các chính sách được
phân tích nhằm hiểu các định hướng và chiến lược đối với CDM và REDD cũng
như các cơ hội và cản trở ảnh hưởng đến sự vận hành CDM và REDD ở Việt
Nam.
- Phương pháp phân tích tổng hợp


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG CARBON
1.1. Thị trường carbon
Thị trường carbon được tạo ra từ việc những tổ chức hoặc cơ chế tài chính
trao đổi các khoản hạn ngạch carbon (CO2) để khuyến khích hoặc giúp các quốc
gia và các công ty hạn chế lượng khí thải của họ. Thị trường carbon được xem là
công cụ chính để giảm phát thải CO2, một trong 4 loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
Hoạt động của thị trường carbon được hỗ trợ bởi 4 cơ chế chính được nêu ra trong
Nghị định thư Kyoto.
Trao đổi hạn ngạch carbon là việc giao dịch quy ra tiền đối với các tín chỉ
carbon từ các cơ chế có xác thực hoặc có chứng chỉ.
Thị trường carbon vận hành theo mô hình một sở giao dịch hàng hóa và có

cơ chế khớp lệnh giao dịch, khớp mức giá tương tự như với mô hình của một sàn
giao dịch chứng khoán.
Thị trường này được xem như một công cụ hiệu quả nhằm khuyến khích
các nước nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol giảm thiểu khí gây
hiệu ứng nhà kính (phát triển bền vững), hơn nữa điều này là rất kinh tế vì lượng
đầu tư vào các quốc gia nhóm nước đang phát triển tham gia Nghị định Kyoto sẽ
tăng lên thông qua việc mua bán hạn ngạch carbon cho phép (với điều kiện các
nước này phải tham gia vào chương trình cắt giảm khí thải qua Chương trình cơ
cấu phát triển sạch - CDM).
1.2. Nghị định thư Kyoto
Năm 1992 tại Rio de Janero công ước liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
đã được thông qua, có 155 nước phê chuẩn công ước này. Mục tiêu của công ước
là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa
được trước những tác động của con người. Để đưa công ước đi vào hoạt động cụ
thể, một nghị định thư Kyoto ra đời vào năm 1997. Nghị định thư Kyoto là một
dạng khác của Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc.
Nội dung chính của nghị định thư Kyoto bao gồm:
1. KP định lượng các chỉ tiêu giảm phát thải GHG cho các bên theo
phục lục I (các nước phát triển);
2. Các nước không thuộc Phụ lục I (các nước đang phát triển) không
có các chỉ tiêu giảm phát thải GHG theo KP;
3. Không bắt buộc phê chuẩn KP;
4. Thời hạn cam kết 2008-2012.


Cụ thể là 39 nước phát triển (theo phục lục I) cam kết sẽ cắt giảm mức phát
thải khí nhà kính của họ xuống 5% trong giai đoạn 2008-2012 so với năm 1990
(cụ thể USA 7%, EU 8%, Nhật bản 6%), KP có hiệu lực từ 16/02/2005, đã có 166
nước phê chuẩn KP.
Cơ chế của Nghị định thư Kyoto là: Cách tốt nhất để giảm phát thải GHG

là các nước phát triển tự giảm lượng phát thải GHG tại đất nước mình.Tuy nhiên,
có dấu hiệu lo ngại rằng chi phí bỏ ra cho mục tiêu được kí kết trong Nghị định
thư là quá đắt đối với các nước trong phụ lục I, đặc biệt là các nước đã đầu tư rất
hiệu quả cho việc bảo vệ môi trường trên đất nước họ và đã đạt tiêu chuẩn môi
trường sạch. Vì lí do đó Nghị định thư Kyoto cho phép những nước này mua
lượng hạn ngạch carbon cho phép (Carbon Credit) từ các nước nhóm nước đang
phát triển tham gia Nghị định thư Kyoto trên thế giới thay vì tiến hành nâng cấp
tiêu chuẩn môi trường trong nước. Do đó tại COP3 ở Kyoto; Nhằm giảm phát
thải GHG có 3 cơ chế: (1) Cơ chế phát triển sạch (CDM), (2) Cùng thực thi (JI),
(3) Buôn bán giảm phát thải (IET), trong đó cơ chế CDM là một cơ chế duy nhất
trong 3 trên có liên quan tới các nước đang phát triển. Cơ chế CDM cho phép các
nước phát triển đạt được một phần mục tiêu giảm phát thải bắt buộc của họ thông
qua các dự án trồng rừng tại các nước đang phát triền, mà sẽ làm giảm lượng phát
thải hoặc hấp thụ khí CO2 từ khí quyển. Do đó, đây là cơ hội cho các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam.
Tại Hội nghị COP17/CMP7 (Durban, Nam Phi tháng 12/2011), các nước
tham gia đã đồng ý thiết lập và thông qua thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị
định thư Kyoto bắt đầu từ ngày 01/01/2013. Các Bên thuộc Phụ lục I phải cam
kết cắt giảm tổng lượng phát thải GHG ít nhất 25-40% dưới mức năm 1990 vào
năm 2020 và phải chuyển đổi cam kết cắt giảm phát thải GHG thành mục tiêu
hạn chế và cắt giảm phát thải GHG định lượng (QELROs) trong thời kỳ cam kết
lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto.
Hội nghị COP18/CMP8 (Doha, Qatar, tháng 12/2012) sẽ xem xét mục tiêu
cắt giảm phát thải GHG định lượng của các Bên thuộc Phụ lục I vào năm 2050
cũng như xác định khung thời gian cho năm đạt đỉnh toàn cầu về phát thải GHG.
Trên cơ sở Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu (hoàn thành vào năm 2013-2014), các Bên thuộc Phụ lục I phải tăng mức cắt
giảm phát thải GHG định lượng cho các thời kỳ sau năm 2012 nhằm đạt được
mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình trái đất không vượt quá 2 ͦCvào cuối thế kỷ này
so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Hiện nay, các dự án CDM vẫn tiếp tục được phát triển, đăng ký quốc tế và
thực hiện trong giai đoạn tới.


1.3. Các thị trường giao dịch
Cho đến nay, thị trường buôn bán carbon phân ra làm 2 loại: Thị trường
chính thống và thị trường tự nguyện.
Thị trường chính thống – thị trường Carbon trong khuôn khổ Nghị định
Kyoto- là thị trường mà ở đó việc buôn bán carbon dựa trên sự cam kết của các
quốc gia trong UNFCCC để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường
này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển
sạch - CDM hoặc đồng thực hiện JI. Thị trường này được tạo ra theo các cơ chế
thỏa thuận song phương giữa các bên trao đổi. Mua bán tín chỉ carbon giữa chính
phủ các nước để đạt được mục tiêu phát thải của nước mình. Yêu cầu chất lượng
của tín chỉ carbon này cao, thường phải đạt tiêu chuẩn vàng (Gold Standard) giá
thường giao động trong khoảng 15-20 USD/tấn CO2.
Thị trường carbon tự nguyện - thị trường carbon ngoài khuôn khổ Nghị
định thư - thị trường này trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song hoặc đa phương giữa
các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Thị trường tự nguyện được điều chỉnh theo
pháp luật nhằm đạt được chỉ tiêu giảm phát thải theo các hiệp ước đa phương.
Quy mô thị trường nhỏ hơn nhiều so với thị trường bắt buộc. Thị trường này phục
vụ cho những cá nhân, tổ chức chưa bị bắt buộc phải giảm phát thải nhưng họ tự
nguyện giảm để trở thành người đi đầu, nhận trách nhiệm góp phần ứng phó với
biến đổi khí hậu. Một số công ty nổi tiếng tham gia mua tín chỉ carbon từ thị
trường tự nguyện như : Google, TD Bank, HSBC, News Corp, the Vatican, Nike,
Vancity, the Montreal International Jazz Festival.
1.4. Cơ chế tham gia và các loại hàng hóa trên thị trường carbon
1.4.1 Cơ chế tham gia
1.4.1.1 Thị trường chính thống
* Cơ chế phát triển sạch- CDM:

CDM là một trong 3 cơ chế linh hoạt của Nghị định thư Kyoto, trong đó
nó cho phép các nước phát triển đạt được các chỉ tiêu về giảm phát thải khí nhà
kính bắt buộc thông qua đầu tư thương mại các dự án trồng rừng tại các nước
đang phát triển, sẽ nhằm hấp thụ khí CO2 từ khí quyển và làm giảm lượng phát
thải khí nhà kính.
Nội dung cơ bản của CDM là: CDM có tiềm năng tái định hướng các nguồn
đầu tư đáng kể vào các công nghệ mới và giảm hấp thụ carbon; CDM có thể bao
gồm cả việc chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển sang các nước
đang phát triển;


2 mục tiêu chính của các dự án CDM đó là: • Nhằm giúp đỡ các nước đang
phát triển, nơi sẽ thực hiện các dự án CDM đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
• Nhằm cung cấp cho các nước phát triển "cơ hội linh hoạt" để làm giảm chỉ tiêu
phát thải khí nhà kính, và cho phép họ thu được các chứng chỉ giảm phát thải từ
các dự án CDM đầu tư tại các nước đang phát triển.
Điều kiện để tham gia CDM: Các nước đang phát triển phải đáp ứng được
3 điều kiện sau: (1) Tự nguyện tham gia; (2) Thành lập cơ quan thẩm quyền quốc
gia về CDM; (3) Phê chuẩn KP và ngoài ra có thể bổ sung một số yêu cầu sau:
Đặt ra lượng chỉ định theo quy định tại điều 3 (KP); Cơ quan quốc gia tính toán
khí nhà kính; Đăng ký quốc gia; Kiểm kê hàng năm; Kiểm kê hàng năm; có hệ
thống kế toán mua và bán khí giảm phát thải.
Lợi ích khi tham gia CDM: (1) Đối với nước chủ nhà: Dự án CDM là nguồn
vốn đầu tư có nhiều tiềm năng; (2) Nước đầu tư: Dự án CDM là cách để các nước
phát triển thu được tín dụng giảm phát thải với mức chi phí thấp hơn; (3) Đối tác
đầu tư: Dự án CDM cho phép đối tác tư nhân thực hiện quy định giảm khí nhà
kính trong nước, giúp các nước phát triển thực hiện theo KP với chi phí thấp hơn.
Tiêu chí rừng của CDM là: Diện tích tối thiểu 0.05 ha; tàn che của cây trên
10%-30%; chiều cao cây thuần thục 2-5m.
Các nguyên tắc và điều kiện của CDM trong lâm nghiệp: (1) Trồng rừng

CDM ở những vùng đất không có rừng trước 31/12/1989; (2) Các dự án đảm bảo
giảm phát thải ổn định lâu dài, có thể đo đếm được và được tổ chức thứ 3 xác
nhận; (3) Khi tính toán lượng phát thải hoặc lượng hấp thụ CO2 cần phải tính đến
khả năng hấp thụ làm giảm phát thải của thảm thực vật hiện có khi chưa có dự án;
(4) Dự án phải đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên; (5) Dự án bắt đầu từ năm 2000 trở đi mới đủ tiêu chuẩn, giai
đoạn tín chỉ có thể kéo dài tối đa 20 năm và kéo dài không quá 2 lần; giai đoạn
tín chỉ cố định tối đa 30 năm, không gia hạn; (6) Lợi nhuận từ bán chứng chỉ
carbon được trích 2% để chi cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí
hậu nhằm chi phí khắc phục hậu quả và một phần chi cho bộ máy quản lý hành
chính CDM; (7) Rò rỉ là phát thải GHG và giảm bể chứa carbon xảy ra ngoài ranh
giới có thể đo đếm được và có liên hệ trực tiếp tới hoạt động của dự án CDM; (8)
Không sử dụng vốn ODA cho dự án CDM.
Những hoạt động của CDM trong lâm nghiệp: Dự án CDM chỉ chấp nhận
02 hoạt động trong lâm nghiệp đó là trồng rừng và tái trồng rừng: Trồng rừng là
hoạt động lâm nghiệp trên đất không có rừng trong vòng ít nhất là 50 năm qua;
tái trồng rừng là những hoạt động lâm nghiệp trồng lại rừng trên đất đã bị mất
rừng trước 31/12/1989.


*) Cơ chế đồng thực hiện – Joint Implementation
Cơ chế đồng thực hiện (JI) được định nghĩa trong điều 6 của Nghị định thư
Kyoto, cơ chế này cho phép các bên thuộc bên Phụ lục I (các nước đầu tư) muốn
có được các mức giảm phát thải được chứng nhận (credits) khi thực hiện các dự
án giảm phát thải hoặc thu hồi carbon ở các bên cũng thuộc Phụ lục I (các nước
chủ nhà).
Các dự án JI dễ thực hiện ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi
(Economies in transition ) là các nước có cơ hội giảm phát thải hoặc tăng cường
thu hồi các bon với chi phí thấp. Các mức giảm carbon được chứng nhận do cơ
chế đồng thực hiện (JI) tạo ra, được gọi là các đơn vị giảm phát thải (Emission

Reduction Units). Các nước đầu tư có thể sử dụng các đơn vị ERU để đạt được
các chỉ tiêu phát thải khí nhà kính của mình. Lượng giảm phát thải carbon được
tính bằng đơn vị ERU sẽ được khấu trừ từ lượng phát thải chỉ định của nước chủ
nhà do thực hiện thực hiện dự án JI (UNFCCC, 2005c)
1.4.1.2 Thị trường Carbon tự nguyện
* Cơ chế tín dụng bù trừ song phương BOCM
Bên cạnh cơ chế phát triển sạch (CDM) được hình thành dựa trên cơ sở
thỏa thuận của các nước tham gia ký Nghị định thư Kyoto ra đời năm 1997, các
sáng kiến khác nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính đã và đang được các
bên liên quan khuyến khích thực hiện. Một trong số đó là cơ chế Bù trừ tín chỉ
song phương (BOCM/JCM) hay còn gọi là Cơ chế tín chỉ kết hợp, sáng kiến được
đưa ra bởi Nhật Bản trong việc hợp tác song phương với các nước đang phát triển
như Việt Nam để duy trì các hành động giảm phát thải khí nhà kính.
Vào tháng 12/2009, Nhật Bản công bố “Sángkiến Hatoyama - hỗ trợ cho
các nước đang phát triển”. Sáng kiến Hatoyama thể hiện sự sẵn sàng xây dựng
các cơ chế mới, theo đó các đối tượng đóng góp thông qua việc cung cấp các công
nghệ sạch, các sản phẩm, cơ sở hạ tầng, và các cơ sở sản xuất tiên tiến cho các
nước đang phát triển. Trong tháng 2/2011, Nhật Bản gửi tới Ban Thư ký
UNFCCC đề xuất liên quan đến cơ chế thị trường mới, bao gồm: (i) tính hiệu quả
và sự thuận lợi; (ii) công nghệ trung lập; (iii) bảo đảm tính linh hoạt và minh bạch
để thích ứng với hoàn cảnh của mỗi nước; (iv) bảo đảm tính toàn vẹn môi trường;
(v) tính hỗ trợ các cơ chế dựa trên thị trường hiện có.
Mục đích của BOCM/JCM: (1) Tạo điều kiện nhân rộng các công nghệ,
sản phẩm, hệ thống, dịch vụ, và cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến có mức phát
thải carbon thấp, cũng như thực hiện các hoạt động giảm nhẹ và góp phần phát
triển bền vững ở các quốc gia đang phát triển; (2) Đánh giá hợp lý các đóng góp
vào giảm hoặc loại bỏ phát thải GHG từ các nước phát triển theo một cách thức


có thể định lượng được, thông qua các hoạt động giảm nhẹ được thực hiện tại các

quốc gia đang phát triển và sử dụng các kết quả đó để đạt được mục tiêu giảm
phát thải của các quốc gia phát triển; (3) Góp phần đạt được mục tiêu cao nhất
của UNFCCC bằng việc hỗ trợ các hoạt động toàn cầu vì mục tiêu giảm hoặc loại
bỏ phát thải khí nhà kính;
Quy trình thực hiện BOCM/JCM: Hai nước tham gia sẽ thành lập một Ủy
ban hỗn hợp để điều hành các dự án BOCM, Ủy ban hỗn hợp sẽ tiến hành xây
dựng các Quy tắc thực hiện và các quy tắc khác cũng như các hướng dẫn cần thiết
cho việc thực hiện BOCM/JCM; Ủy ban hỗn hợp có quyền quyết định phê duyệt
hoặc hủy bỏ các phương pháp đề xuất; Ủy ban hỗn hợp sẽ tiến hành chỉ định một
Bên thứ ba hoặc bác bỏ đề nghị làm Bên thứ ba theo các yêu cầu đối với việc chỉ
định các Bên thứ ba; Mỗi Chính phủ thành lập và duy trì một cơ quan đăng ký
theo các quy định chung được thống nhất giữa hai bên;
Ủy ban hỗn hợp sẽ ban hành các quy định bao gồm:
(1) Quy tắc về hoạt động của Ủy ban hỗn hơp;
(2) Các hướng dẫn xây dựng phương pháp thực hiện;
(3) Phương pháp luận;
(4) Quy định chỉ định các bên thứ ba;
(5) Hướng dẫn quá trình thẩm định;
(6) Hướng dẫn quá trình giám sát;
(7) Hướng dẫn thẩm tra giảm/loại bỏ phát thải GHG;
(8) Các quy định chung đối với cơ quan đăng ký;
(9) Mẫu PDD (Tài liệu thiết kế dự án), yêu cầu đăng ký dự án BOCM, báo cáo
giám sát, yêu cầu thẩm tra giảm/loại bỏ phát thải,...;


Bảng 1.1: Cơ chế thực hiện BOCM

Nguồn: Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và Nghị định thư Kyoto

Bảng 1.2: Cơ chế hoạt động của các dự án BOCM


Nguồn: Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và Nghị định thư Kyoto


* Chương trình giảm phát thải qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng –
REDD
REDD nguyên nghĩa là giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng.
REDD là một sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị các bên tham gia UNFCCC lần
thứ 13 (COP13) tại Ba Li, Indonesia. Trong năm 2010, dự án từ REDD chiếm tỷ
lệ cao nhất trên thị trường tự nguyện về khối lượng giao dịch với 29%.
Ý tưởng của REDD là: Các nước đang phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và
suy thoái rừng để được nhận thù lao về mặt tài chính từ quỹ toàn cầu do phía các
nước phát triển đóng góp. Mục tiêu của REDD không chỉ nhằm giảm phát thải
khí nhà kính mà còn cung cấp nhiều lợi ích khác như: Giảm nghèo, phát triển lâm
nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học...
Rừng giúp kiểm soát xói lở đất, cung cấp nước sạch và tạo ra hành lang
cho động - thực vật hoang dã di chuyển tới các vùng có khí hậu thuận lợi hơn.
Việc các dịch vụ này bị mất đi sẽ tác động tới cuộc sống và sinh kế của người dân
sống phụ thuộc vào rừng. Rừng cũng có thể làm gia tăng biến đổi khí hậu nếu
không được quản lý một cách bền vững. Khi gỗ bị khai thác, cây sẽ trở thành
nguồn khí nhà kính bởi vì toàn bộ carbon mà nó tàng trữ sẽ phát thải dưới dạng
CO2 và cây sẽ không còn là bể chứa carbon – nghĩa là nó không thể hút CO2 từ
sinh quyển được nữa.
Cộng đồng quốc tế thừa nhận ngày càng mạnh mẽ hơn về việc nếu như
rừng được lồng ghép vào một giải pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu thì các
nước đang phát triển cần phải được đền đáp cho những nỗ lực giảm thiểu mất
rừng (khi rừng bị chặt trắng để chuyển đổi sang các mục đích sử dụng đất khác)
và suy thoái rừng (khi tài nguyên rừng bị tổn hại). Xét cho cùng, đất có rừng rất
quý giá – cung cấp gỗ và tiềm năng chuyển đổi thành rừng trồng thương mại,
hoặc làm nông nghiệp để nuôi sống dân cư.

Những sự đền đáp về mặt tài chính là cần thiết để đảm bảo đất có cây rừng
luôn quý giá như chính rừng. REDD là một cơ chế được thiết kế để tạo ra những
sự đền đáp này. Theo hệ thống này, các nước sẽ đo đếm và giám sát lượng phát
thải CO2 từ mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi biên giới nước mình. Sau
một giai đoạn nhất định, các nước sẽ tính toán lượng giảm phát thải và nhận được
số lượng tín chỉ carbon rừng có thể trao đổi trên thị trường dựa trên sự giảm thiểu
này. Các tín chỉ sau đó có thể được đem bán trên thị trường carbon toàn cầu.
Tín chỉ REDD đền đáp cho những cải thiện bổ sung so với kịch bản tham
khảo về mặt giảm mất rừng và suy thoái rừng, có nghĩa là:
•Chỉ các hoạt động bổ sung thêm những hoạt động đang tiến hành hoặc đã
được lập kế hoạch thì mới được xem xét cấp tín chỉ carbon.


•Việc tiếp tục các hoạt động đã thực hiện tốt (VD. một chương trình bảo
vệ rừng phòng hộ) không được coi là bổ sung.
Khi yêu cầu cấp tín chỉ giảm phát thải, người yêu cầu phải chứng tỏ những
hoạt động liên quan sẽ không có được nếu như thiếu cơ chế thị trường carbon.
Tuy nhiên, nếu REDD tạo động lực cho việc mở rộng thành công các chiến lược,
thực hiện các kế hoạch mà trước đây không thể triển khai hoặc triển khai kém thì
những hoạt động đó cũng có thể được coi là tính bổ sung.
Như vậy, REDD là cung cấp những sự đền đáp về tài chính để tránh mất
rừng và suy thoái rừng, tạo ra sự kích thích quản lý rừng bền vững và bình đẳng
đối với người dân nghèo sinh sống trong hoặc gần các vùng có rừng.
1.4.2 Các loại hàng hóa trên thị trường carbon
Có hai loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường carbon là:
- các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (Certified Emission Reductions –
CERs) được phát hành bởi Ban Điều hành theo Cơ chế Phát triển sạch (Clean
Development Mechanism Executive Board – CDM EB) và được thẩm định và
chứng nhận bởi DOE theo quy định tại Nghị định thư Kyotol . Mỗi một CER
tương đương với một tấn CO2 giảm phát thải cho dự án đăng ký theo cơ chế phát

triển sạch.
- Hạn mức cho phép Châu âu (EU allowance s– EUAs) được cấp theo chương
trình thương mại khí phát thải của cộng đồng chung Châu âu (EU Emission
Trading Scheme- ETS) theo quy định tại Quyết định 2003/87/EC (directive
2003/87/EC).
1.5. Một số cơ chế mua bán phát thải Carbon trên thế giới
1.5.1 Hệ thống mua bán và hạn mức của Cộng đồng Châu Âu (EU–ETS)
Hệ thống hạn mức và mua bán phát thải GHG được vận hành trong 28 nước
thành viên Cộng đồng Châu Âu và ba nước tham gia vào Hiệp định khu vực kinh
tế Châu Âu (là Iceland, Liechtenstein and Na Uy). Hệ thống này bao gồm 45%
tổng phát thải GHG của Cộng đồng Châu Âu và hiện nay, mới chỉ giới hạn trong
11.000 doanh nghiệp sử dụng năng lượng trong ngành điện lực, công nghiệp chế
tạo/chế biến và các chuyến bay đi và đến Cộng đồng Châu Âu và ba nước nói
trên.
Hệ thống mua bán phát thải của Cộng đồng Châu Âu hoạt động dựa trên
cơ sở các nguyên tắc hạn mức và mua bán. Một hạn mức hoặc một mức hạn chế
được thiết lập đối với tổng mức phát thải GHG của một cơ sở/doanh nghiệp, nhà
máy sản xuất điện… Hạn mức này sẽ giảm theo thời gian và như vậy, tổng phát


thải GHG sẽ giảm. Mục tiêu là đến năm 2020 tổng lượng phát thải GHG của các
lĩnh vực được lựa chọn sẽ giảm 21% so với mức phát thải năm 2005.
Cơ quan có thẩm quyền nhà nước trung ương thiết lập một hạn mức hoặc
một mức giới hạn mức phát thải GHG được phép. Mức giới hạn này sẽ được phân
bổ hoặc bán cho các công ty dưới dạng các giấy phép phát thải thể hiện quyền
được phát thải hoặc xả ra một lượng khí GHG cụ thể. Mỗi một giấy phép hạn
mức cho phép người nắm quyền được phát thải 1 tấn CO2 qui đổi từ các khí nhà
kính chính, hoặc mức tương đương của hai loại khí NO2 và PFCs. Các công ty
cần phải nắm trong tay một số giấy phép hoặc chứng nhận carbon tương ứng với
mức phát thải của họ. Tổng số giấy phép không được vượt quá hạn mức, mức cho

phép tổng phát thải của họ. Các công ty muốn tăng khối lượng phát thải của mình
thì cần phải mua giấy phép từ các công ty khác cần ít giấy phép hơn.
Việc chuyển giao giấy phép hạn mức giữa các công ty được xem như là
hoạt động mua bán (thương mại). Thực tế, người mua trả phí đối với ô nhiễm do
họ gây ra, trong khi người bán được hưởng phần thưởng cho mức phát thải giảm
được. Về mặt lý thuyết, các công ty có thể giảm phát thải theo cách rẻ nhất và
như vậy, sẽ đạt được việc giảm phát thải tại mức giá rẻ nhất đối với toàn xã hội.
Trong hạn mức này, các công ty nhận được hoặc mua các giấy phép với các công
ty khác nếu cần. Họ cũng có thể mua một mức hạn chế số chứng chỉ phát thải từ
thị trường quốc tế như từ các dự án giảm phát thải trên thế giới. Việc hạn chế về
tổng số mức cho phép sẵn có để đảm bảo rằng chúng có giá trị. Sau mỗi năm,
công ty cần phải nộp đủ số giấy phép phát thải đối với mức GHG đã phát thải của
mình, nếu không, công ty sẽ bị áp một mức phạt rất nặng. Nếu một công ty giảm
mức phát thải của mình, công ty này có thể giữ mức cho phép dự phòng này cho
các năm tiếp theo hoặc có thể bán chúng cho côn ty khác. Tính linh hoạt của việc
mua bán này sẽ đảm bảo rằng tổng mức phát thải của Cộng đồng sẽ được cắt giảm.
Bằng cách tạo ra giá cho phát thải carbon và tạo ra giá trị tài chính cho mỗi
tấn CO2 qui đổi tương đương phát thải giảm được, Hệ thống hạn mức và mua
bán phát thải của Cộng đồng Châu Âu đã đưa biến đổi khí hậu vào chương trình
nghị sự của ban lãnh đạo và phòng tài chính của các công ty trong toàn bộ Cộng
đồng Châu Âu. Giá carbon đủ cao sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào các công nghệ phát
thải carbon thấp và công nghệ sạch. Bằng việc cho phép các công ty mua chứng
chỉ giảm phát thải quốc tế, Hệ thống hạn mức và mua bán phát thải của Cộng
đồng Châu Âu là một động lực chính thúc đẩy các công ty đầu tư vào công nghệ
sạch và các giải pháp sử dụng công nghệ có hàm lượng carbon thấp, đặc biệt ở
các nước đang phát triển.
Các giai đoạn phát triển và những thay đổi đáng kể:


Giai đoạn I: 2005-2007:

Giai đoạn I được thực hiện trong 3 năm – đây là giai đoạn “vừa học vừa
làm” để chuẩn bị cho Giai đoạn II, khi đó, Hệ thống mua bán phát thải của Cộng
đồng Châu Âu cần thực hiện hiệu quả để giúp Cộng đồng và các thành viên đáp
ứng mục tiêu giảm phát thải của Nghị định thư Kyoto.
Trong Giai đoạn I, Hệ thống mua bán phát thải của Cộng đồng Châu Âu
chỉ bao gồm khí CO2 từ sản xuất điện và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
năng lượng. Hầu hết các hạn mức chuyển cho các cơ sở kinh doanh miễn phí.
Mức phạt cho các cơ sở không tuân thủ là 40 euro/tấn CO2. Giai đoạn I đã thành
công trong việc thiết lập giá cho phát thải carbon và hình thành được thị trường
thương mại tự do về hạn mức cho phép trong toàn bộ Cộng đồng Châu Âu và cơ
sở hạ tầng để theo dõi/giám sát, báo cáo và xác nhận mức phát thải từ các cơ sở
kinh doanh.
Hạn mức của Giai đoạn I đã được thiết lập dựa trên các mô hình dự báo tốt
nhất vì thực tế thiếu dữ liệu phát thải đáng tin cậy. Trong thực tế, tổng hạn mức
của Hệ thống mua bán phát thải Cộng đồng Châu Âu đã vượt qua nhu cầu và
chính vì vậy mà giá hạn mức đã giảm về bằng 0 trong năm 2007.
Giai đoạn II: 2008-2012:
Các cơ sở kinh doanh được phép mua các chứng chỉ giảm phát thải theo JI
và CDM (loại trừ phát thải giảm được từ các cơ sở hạt nhân và các hoạt động phát
triển rừng và nông nghiệp) với tổng lượng phát thải là 1,4 tỷ tấn CO2 tương đương.
Khả năng này đã làm tăng các lựa chọn giảm phát thải hiệu quả chi phí cho các
cơ sở kinh doanh. EU-ETS đã trở thành nguồn nhu cầu lớn nhất cho các chứng
chỉ giảm phát thải của hai cơ chế này. Việc này đã là động lực chính tạo ra thị
trường carbon quốc tế và là nhà cung cấp đầu tư năng lượng sạch chính tại các
nước đang phát triển và chuyển đổi kinh tế.
Giai đoạn II đã xảy ra đồng thời với giai đoạn cam kết đầu tiên của Nghị
định thư Kyoto với yêu cầu Cộng đồng Châu Âu và các nước thành viên đáp ứng
mục tiêu về phát thải của họ. Dựa trên cơ sở phát thải đã được chứng nhận được
báo cáo trong giai đoạn I, Cộng đồng Châu Âu đã thắt chặt hạn mức bằng việc
cắt giảm 6,5% khối lượng các hạn mức cho phép so với khối lượng năm 2005.

Tuy nhiên, khủng khoảng kinh tế nổ ra năm 2008 đã làm tổng lượng phát thải
giảm và giảm nhu cầu về hạn mức, vì vậy, mức dư thừa về hạn mức thậm chí còn
lớn hơn. Điều này đã tác động rất lớn đến giá carbon trong giai đoạn II.


Giai đoạn III: 2013 -2020
Hiện nay EU-ETS đang ở vào giai đoạn III. Bản sửa đổi hệ thống đã được
phê duyệt năm 2009 để tăng cường sự vận hành suôn sẻ của hệ thống. Hệ thống
giai đoạn III sẽ có những khác biệt đáng kể so với giai đoạn I & II và hệ thống đã
được nâng cấp dựa trên nguyên tắc hài hòa hơn so với trước đây. Các thay đổi
chính là:
- Một hạn mức duy nhất được áp dụng cho các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu
thay cho hệ thống hạn mức quốc gia trước đây.
- Việc phân bổ giấy phép hạn mức được đấu thầu không phải là tự do và đây là
phương pháp để phân bổ giấy phép hạn mức. Trong năm 2013, hơn 40% hạn mức
cho phép sẽ được đấu thầu và tỷ lệ này sẽ tăng hàng năm.
- Đối với những hạn mức cho phép đã được phân bổ tự do, các quy định phân bổ
hài hòa được áp dụng dựa trên mức chuẩn về phát thải khí áp dụng rộng khắp ở
Cộng đồng Châu Âu.
- Thêm một số ngành và các loại khí được đưa vào hệ thống. Các loại khí nhà
kính và ngành được đưa vào hệ thống là:
Khí CO2 phát thải từ: Các nhà máy sản xuất điện và nhiệt; Các ngành công nghiệp
sử dụng nhiều năng lương như lọc dầu, sản xuất thép và gang, nhôm, kim loại, xi
măng, vôi, giấy và bột giấy, bìa cứng, axit và các hóa chất hữu cơ.
Khí N2O từ sản xuất axit nitơ, adipic, glyoxal và glyolic
Khí PFCs từ sản xuất nhôm
Hệ thống hạn mức và mua bán phát thải tập trung chủ yếu vào các loại khí
có thể đo lường, báo cáo và xác nhận ở mức chính xác cao. Hệ thống này bao
gồm các loại khí CO2 từ các nhà máy điện, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
năng lượng và các máy bay thương mại, và các khí oxit ni-tơ từ sản xuất các loại

axit và PFCs từ sản xuất đồng. Tham gia vào hệ thống hạn mức và mua bán phát
thải là bắt buộc đối với các công ty hoạt động trong những ngành này, nhưng đối
với một số ngành, các công ty lớn tới mức nhất định mới phải tham gia. Đối với
các chuyến bay thương mại, hệ thống này bao gồm cả phát thải CO2 từ các chuyến
bay giữa các nước tham gia Cộng đồng Châu Âu (trừ Croatia tới năm 2014). Các
chuyến bay quốc tế đến và đi từ các nước không thuộc hệ thống mua bán này
cũng được đưa vào hệ thống.
Việc đăng ký quốc gia được thay bằng Đăng ký Cộng đồng: Từ khi khởi
động EU-ETS vào năm 2005, các đăng ký quốc gia đã đảm bảo sự chính xác của
việc hạch toán tất cả các hạn mức được ban hành. Nhiệm vụ này đã được thực


hiện trong năm 2012 thông qua hệ thống đăng ký quốc gia do Cộng đồng Châu
Âu vận hành. Từ năm 2012, hệ thống đăng ký Cộng đồng sẽ bao gồm việc hạch
toán đối với các hãng hàng không. Trong Giai đoạn III, các đăng ký quốc gia và
cộng đồng sẽ ghi nhận:
- Kế hoạch phân bổ quốc gia;
- Hạch toán của các công ty và các cá nhân đang nắm giữ các hạn mức phát thải
đó;
- Các giao dịch chuyển giao hạn mức được thực hiện bởi các tổ chức nắm giữ;
- Mức phát thải CO2 được xác nhận hàng năm từ các công trình/quá trình lắp đặt
cố định;
- Đối chiếu hàng năm về các hạn mức và các mức phát thải được xác nhận nơi
mà mỗi công ty phải có đủ hạn mức cho phép để giải quyết mức phát thải được
xác nhận của mình.
Phát triển hệ thống đăng nhập giao dịch độc lập của cộng đồng (The
Community Independent Transaction Log –CITL) đến Hệ thống đăng nhập giao
dịch của Cộng đồng Châu Âu (the European Union Transaction Log -EUTL): Hệ
thống CITL đã tự động kiểm tra, ghi nhận và cho phép tất cả các giao dịch được
diễn ra giữa các đăng ký quốc gia. Khi việc đăng nhập của Cộng đồng Châu Âu

được khởi động hoàn toàn, hệ thống CITL đã được thay thế bằng hệ thống EUTL
để thực hiện cùng một chức năng.
1.5.2 Chương trình mua bán phát thải thử nghiệm của Trung Quốc
Trong năm 2013, Trung Quốc đã đưa ra 7 chương trình mua bán phát thải
thử nghiệm, trong đó Chương trình của Thượng Hải đã ra mắt vào 18/6/2013.
Theo chương trình thử nghiệm này, 635 công ty ở Thượng Hải trong 23 ngành
công nghiệp, đang thải ra 38% khí thải của thành phố, có nghĩa vụ giảm 6,68%
cường độ carbon (tấn CO2/đơn vị sản phẩm sản xuất) bình quân năm tới năm
2015.
Vào ngày đầu tiên vận hành, Sở giao dịch quyền phát thải Thượng Hải đã
thấy 8 giao dịch hạn mức phát thải với tổng khối lượng là 21.112 tấn CO2 và giá
mua là từ 28-32 tệ/tấn (bình quân là 4,89 USD/tấn).
Bên cạnh, việc được phép trao đổi giấy phép hạn mức từ trước tới nay,
các công ty còn có lựa chọn khác là mua bán phần mức bù đắp dưới dạng chứng
chỉ giảm phát thải của Trung Quốc (CCERs) do Ủy ban Cải cách và Phát triển
Quốc gia phát hành. Ủy ban này cho phép các dự án hiện có đã đăng ký theo
CDM của Liên hợp quốc như là dự án giảm phát thải được chứng nhận. Đây sẽ
là nguồn tiềm năng để cứu sống những tổ chức cung cấp chứng chỉ giảm phát thải


theo cơ chế CDM khỏi sự sụp giảm về giá của CER và lệnh cấm mua chứng chỉ
phát thải từ các nước không nằm trong danh sách các nước kém phát triển nhất
để sử dụng trong cơ chế mua bán phát thải của Cộng đồng Châu Âu.
Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ trước đây giữa các nhà cung cấp hạn mức
dư thừa từ năng lượng tái tạo và các tổ chức mua từ Cộng đồng Châu Âu. Chương
trình trên sẽ tạo ra cơ hội để các dự án của Trung Quốc có được giá cao hơn từ
các tổ chức mua trong nước. Thực tế hơn 70% chứng chỉ giảm phát thải (CERs)
được phát hành ở Trung Quốc tính đến cuối năm 2012. Một câu hỏi lớn đặt ra đối
với các nhà cung cấp CER của Trung Quốc là liệu nhu cầu nội địa có thể hấp thụ
các hạn mức dư thừa hiện có và các nguồn cung mới. Phản ứng đầu tiên của các

đối tác liên quan đối với các hoạt động thử nghiệm mới của Trung Quốc là tích
cực, nhưng các yếu tố của hệ thống vẫn còn không rõ ràng. Những tổ chức phát
thải chịu trách nhiệm đang mong đợi không chỉ việc giám sát, báo cáo và xác
nhận mức phát thải của họ, mà họ cũng muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá. Đối
với phần đông các công ty Trung Quốc, mua bán hạn mức hoặc giấy phép hạn
mức là một đấu trường không quen thuộc.
Trong tháng 3 năm 2013, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã ban
hành gói đầu tiên về 52 phương thức hợp lệ đối với mua bán phát thải tại thị
trường trong nước. Đây là những phương thức được cập nhập từ các phương thức
hiện có của cơ chế CDM.
Danh mục này đúng với các trọng tâm truyền thống của Trung Quốc là tập
trung vào năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và chuyển đổi nhiên liệu và
khí metan. Bên cạnh đó, danh sách này cũng bao gồm phương thức cho các khí
công nghiệp như HFC-23 và N2O – đây là các loại khí mà EU-ETS đã cấm từ
sau năm 2012. Tuy nhiên, theo Tổ chức nhịp cầu khí hậu (Climate Bridge), phần
đông các tổ chức phát triển dự án và người bán ở Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại
rằng việc đưa các dự án khí công nghiệp vào sẽ làm đông đúc thị trường trao đổi
hạn mức bù đắp trong nước và có khả năng các kế hoạch thử nghiệm này làm cho
giá carbon thấp hơn như kinh nghiệm đã trải qua của Hệ thống mua bán phát thải
Cộng đồng Châu Âu.
Một số mức bù đắp từ các dự án trước CDM là hợp lệ đối với cơ chế mua
bán phát thải tự nguyện nếu áp dụng phương thức được Ủy ban cải cách và phát
triển phê duyệt, phù hợp với các qui định tạm thời của Chính phủ. Phương thức
đã được Ủy ban cải cách và phát triển phê duyệt không bao gồm trồng rừng và sử
dụng đất.


CHƯƠNG II . THỊ TRƯỜNG CARBON THẾ GIỚI
2.1. Sự phát triển của thị trường carbon trên thế giới
Sau khi ra đời vào năm 2005, thị trường Carbon toàn cầu đạt đỉnh vào năm

2011 với tổng giá trị 96 tỷ euro, tuy nhiên 2 năm sau thị trường đã sụt giảm 60%
tổng giá trị chỉ còn 36 tỷ euro vào năm 2013. Lý do cho việc sụt giảm này được
nhận định do các nước ký Nghị định Kyoto có hiệu lực 16/02/2005 về việc cắt
giảm GHG đã hết hiệu lực vào năm 2012.

Nguồn: Point Carbon estimates.
Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị thị trường Carbon
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của nhóm nghiên cứu Thomson Reuters
Point Carbon đăng ngày 11/01/2016 trên Climatechangenews, thị trường carbon
đã có những dấu hiệu hồi sinh đáng kể. Thị trường Carbon toàn cầu năm 2015 có
khối lượng giao dịch giảm 19% nhưng có giá trị 48.4 tỷ euro ( 52,8 tỷ $) tăng 9%
so với năm 2014.
Theo các nhà phân tích đã viết trong báo cáo hàng năm, khối lượng giao
dịch toàn cầu giảm chủ yếu do sự giảm 29% ở châu Âu, các nhà đầu cơ EU-ETS


thoát khỏi thị trường làm giảm biến động mặc dù tăng nhẹ về khối lượng đấu giá.
Tổng giá trị của thị trường EU đã giảm 8%. EU-ETS vẫn là thị trường chủ đạo,
chiếm 80% doanh số toàn cầu và 77% tổng giá trị của tất cả các thị trường carbon,
mặc dù tăng trưởng nhanh chóng ở Bắc Mỹ.
Thị trường Bắc Mỹ tăng 121% về khối lượng và 220% về giá trị. Thương
mại carbon Bắc Mỹ đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm 2015, khi khối
lượng thị trường tăng từ 472 triệu tấn đến 1.042 triệu tấn (tăng 121%), và tổng
giá trị tăng thêm 220% lên đến 10,6 tỷ euro. Bắc Mỹ hiện chiếm 17% sản lượng
toàn cầu và 22% doanh thu toàn cầu.
Các nhà phân tích cũng kỳ vọng sự tăng nhẹ về khối lượng của 2 thị trường
lớn là Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn còn rất khiêm tốn trong năm 2016.

Nguồn:


Thomson

Reuters

Point

Carbon,

Climatechangenews.

Biểu đồ 2.2: Tổng giá trị Carbon trên thế giới phân theo khu vực 2010-2015
2.2. Thị trường chính thống
Tính đến ngày 31/10/2012, có 4.920 dự án CDM đã được Ban Chấp hành
quốc tế về CDM (EB) cho đăng ký, bao gồm các dự án về năng lượng chiếm
71,71%, các dự án xử lý chất thải chiếm 12,41%; các dự án về trồng rừng và tái


trồng rừng chiếm 0,71% và các loại dự án khác chiếm 15,17%. Tổng tiềm năng
giảm phát thải ước tính của các dự án này khoảng 2,17 tỷ tấn CO2 tương đương
tính đến hết năm 2012. Tổng số chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng
nhận (CERs) đã được EB cấp cho các nước đang phát triển là 1.036.301.578.
Bảng 2.1: các hoạt động dự án đã được EB cho đăng ký, phân loại theo lĩnh vực
(tính đến ngày 31/10/2012)
Lĩnh vực

Số lượng dự án

Tỉ lệ (%)

Sản xuất năng lượng (nguồn năng lượng tái tạo/ 4.440

nguồn năng lượng không tái tạo)
Chuyển tải năng lượng
0
Tiêu thụ năng lượng
51
Công nghiệp chế tạo
261
Công nghiệp hóa chất
86

71,71

Xây dựng
0
Giao thông
17
Khai mỏ hoặc khai khoáng
61
Sản xuất kim loại
9
Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí) 183
Phát thải sản xuất và tiêu thụ halocarbons và sulphur 29
hexafluoride
Sử dụng dung môi
0
Xử lý, loại bỏ rác thải
700
Trồng rừng và tái trồng rừng
40
Nông nghiệp

158

0
0,30
1,08
0,16
3,25
0,51

0
0,90
4,63
1,53

0
12,41
0,71
2,80

Nguồn: Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và KP
Hiện nay, các dự án CDM vẫn tiếp tục được phát triển, đăng ký quốc tế và
thực hiện trong giai đoạn tới.
Trong thời gian qua, do sự suy giảm của thị trường các-bon thế giới, Liên
minh châu Âu (EU) đã ra Chỉ thị số 2009/29/EC ngày 23/4/2009 nêu rõ sẽ chỉ
mua CERs của các dự án CDM thực hiện tại các nước đang phát triển như Việt
Nam được đăng ký thành công trước ngày 31/12/2012. Đối với các dự án CDM
thực hiện tại các nước kém phát triển hoặc các quốc gia đảo nhỏ được đăng ký
với EB sau năm 2012, EU vẫn cam kết mua CERs từ những dự án này.
Vào tháng 8 năm 2008, Giá CER trung bình trên thị trường thế giới giá 22
Euro, cao nhất vào 23 euro. Đến ngày 12/12/2012 giá CER giảm tới mức thấp kỷ

lục là 31 cent. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến giá CERs sụt giảm


là do khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 và cán cân cung cầu CERs trên
thế giới thay đổi trong thời gian gần đây. Hiện này giá CER đang có xu hướng
tăng lên, năm 2015 giá carbon bình quân tăng đến 7,70 euro so với giá 6 euro
trong năm 2014.

Nguồn: www.carbonfinance.org

Biểu đồ 2.3: Giá carbon bình quân thế giới từ 2008-2013
Các nước đang yêu cầu EB tiếp tục đơn giản hóa, hoàn thiện đường cơ sở
chuẩn, phương pháp luận giám sát, công cụ và tính bổ sung cho các dự án CDM
cũng như tiếp tục đơn giản hóa thể thức và thủ tục thẩm định, đăng ký và cấp
CERs cho các dự án CDM. Các nước được yêu cầu thông qua thủ tục cho phép
thực hiện các dự án thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS) theo CDM trong khuôn khổ
Nghị định thư Kyoto.
2.3. Thị trường tự nguyện
Theo báo cáo của World Bank thị trường tự nguyện đã diễn ra nhỏ lẻ với
số lượng ít từ trước khi có Nghị định Kyoto.


Thị trường carbon tự nguyện có tốc độ phát triển nhanh trong những năm
gần đây, trong đó thị phần giao dịch tín chỉ các-bon từ rừng chiếm tỷ lệ cao. Báo
cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ecosystem Marketplace năm 2012 cho thấy,
khối lượng giao dịch của thị trường carbon tự nguyện có xu hướng tăng mạnh
trong mấy năm gần đây (từ năm 2008 đến nay).

Bảng 2.2: Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường carbon
Thị trường

Thị trường tự
nguyện
Thị trường trong
khuôn khổ Nghị
định thư Kyoto
Tổng

Khối lượng (triệu tấn CO2tđ)

Giá trị (triệu đôla Mỹ)

2010
133

2011
95

2010
433

2011
576

8.702

10.094

158.777

175.451


8.835

10.189

159.210

176.027

Nguồn: Ecosystem Marketplace và World Bank
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, năm 2011, giá trị giao dịch của thị trường
này đạt 576 triệu đô la Mỹ, khối lượng giao dịch đạt 95 triệu tấn CO2, trong khi
vào năm 2010, giá trị giao dịch đạt 433 triệu đô la Mỹ và khối lượng giao dịch
đạt 133 triệu tấn CO2. Từ các thông số trên có thể thấy giá tín chỉ các-bon trên
thị trường tự nguyện đã tăng đáng kể nên tuy lượng giao dịch trong năm 2011 ít
hơn nhưng lại có giá trị cao hơn.
Trong năm 2010, dự án từ các hoạt động giảm phát thải từ nỗ lực hạn chế
mất rừng và suy thoái rừng (REDD) chiếm tỷ lệ cao nhất trên thị trường tự nguyện


×