Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phân tích thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp nhằm phát triển thi trường điện ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.11 KB, 11 trang )

MỤC LỤC


I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năng lượng là vấn đề mang tính quyết định đến sự tồn tại của mỗi quốc gia
đồng thời, giải quyết các vấn đề liên quan đến năng lượng luôn là bài toán khó của
các nhà chức trách, những người đứng đầu nhà nước. Trong những năm gần đây,
thị trường năng lượng điện ở nước ta có nhiều biến động gây nhức nhối cho dư
luận xã hội mà nguyên nhân xâu xa chính là giá điện và mối quan hệ giữa cung –
cầu của thị trường này, giữa một bên là các doanh nghiệp kinh doanh điện và một
bên là người tiêu dung điện. Dựa trên những cơ sở kiến thức đã học về cung – cầu,
chúng em xin được phân tích thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp nhằm
phát triển thi trường điện ở Việt Nam.

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
a. Cầu
Cầu biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng sẵn
sang mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất dịnh với các
yếu tố khác không đổi.
Trong cầu còn khái niệm lượng cầu. Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ
mà người mua có khả năng hoặc sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một
khoảng thời gian nhất định. Lượng cầu thường gắn với một mức giá nhất định. Sự
biến động của giá có tác động trực tiếp đến cầu. VD: Khi giá cả tăng thì cầu có xu
hướng giảm hay khi giá cả giảm thì cầu có xu hướng tăng.
Cầu luôn luôn thay đổi không chỉ phụ thuộc vào giá cả mà nó còn bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố khác. Đó là sở thích của người tiêu dùng, thu nhập của người tiêu
dùng, giá cả của các loại hàng hóa liên quan( hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ trợ),
dân số và sự mong đợi của người tiêu dùng( kỳ vọng).
b. Cung
Ngược với cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng bán và sẵn sàng


bán hàng hóa hay dịch vụ của người bán. Cụ thể, cung biểu thị những lượng hàng
hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sang bán ở mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian nhất định( với các yếu tố khác không đổi).
2


Cung khác với lượng cung, lượng cung gắn với một mức giá cụ thể trong
khoảng thời gian nhất định. Lượng cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người
bán có khả năng và sẵn sang bán tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời
gian nhất định.
Cung cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi giá cả theo hướng tỉ lệ thuận. Giá tăng, cung
tăng hay giá giảm thì cung cũng giảm.
Ngoài giá, cung cũng chịu ảnh hưởng bởi một số tác nhân khác như: công nghệ,
giá của các yếu tố sản xuất đầu vào, sự điều tiết của Chính phủ hay kỳ vọng của
nhà sản xuất.
c. Cân bằng cung cầu
Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó là trạng thái mà ở
đó lượng hàng hóa mà người mua muốn mua bằng với lượng hàng hóa mà người
bán muốn bán. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, trạng thái cân bằng không
tuyệt đối, thường xuyên có sự biến động. Thị trường có thể rơi vào trạng thái dư
thừa hay thiếu hụt cung hay cầu.
*, Trạng thái dư cầu hay thiếu hụt hàng hóa hay dịch vụ của thị trường là trạng
thái mà ở một mức giá nào đó, lượng cầu lớn hơn lượng cung, có hiện tượng khan
hiếm hàng …giá hàng hóa được đẩy tăng lên.
*, Trạng thái dư cung hay dư thừa hàng hóa hay dịch vụ của thị trường là trạng
thái mà ở một mức giá nào đó, lượng cung lớn hơn lượng cầu, có hiện tượng dư
thừa hàng hóa…giá hành hóa bị giảm xuống.
Khi thị trường rơi vào những trạng thái trên cần có những biện pháp tác động
tích cực của người sản xuất, sự điều tiết của Chính phủ…để đưa thị trường vào sự
ổn định cung cầu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của thị trường điện
Điện là một loại hàng hóa rất quan trọng, không chỉ đối với đời sống sinh hoạt
hằng ngày của người dân mà nó còn có tầm ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển kinh
tế cũng như phản ánh được sự văn minh của quốc gia.
Đời sống hằng ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt nhu cầu được tăng
cường, một trong số đó là “điện”, lượng cầu sử dụng điện la rất lớn. Thị trường
3


điện gần đây đang nóng dần lên với những biến động bất ngờ. Để tìm hiểu nhu cầu
của thị trường điện ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng thì chúng ta cần phải xét
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện trong đó có các yếu tố cơ bản
sau đây:
- Trước hết là nhu cầu của người tiêu dùng :
Đối với loại hàng hóa này, nếu nói nhu cầu của người tiêu dùng là yếu tố
ảnh hưởng đến cầu của điện thì không hoàn toàn chính xác. Điện là một loại sản
phẩm tiêu dùng cơ bản, thiết yếu nhất trong cuộc sống, nó đã đi vào mọi hoạt động
của mỗi con người: nếp sinh hoạt, học tập, giáo dục, lao động sản xuất, khám chữa
bệnh…tất cả các hoạt động đó phải sử dụng đến các thiết bị chạy bằng điện. Không
ở đâu là không phải dùng đến điện, từ mỗi hộ gia đình đến các trường học, nhà
máy, bệnh viện… Đời sống người dân ngày càng phát triển thì các nhu cầu về sự
tiện nghi, sang trọng như: tủ lạnh, điều hòa, lò sưởi,…ngày càng lớn và cần một
lượng điện không nhỏ.Chính những điều đó đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử
dụng điện của tất cả mọi người nên lượng cầu về điện là rất lớn.
Với một nước đang phát triển như nước ta, trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, điện lúc này có tầm quyết định tới sự vận hành của các nhà máy;
hàng loạt các khu công nghiệp, vùng công nghiệp được mọc lên nhanh chóng, kéo
theo đó là nhu cầu về điện tăng cao để đáp ứng cho quá trình sản xuất. Các nhà
máy hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm do vậy cần một lượng điện không nhỏ. Đó
là ta chưa tính đến các hoạt động khác ngoài sản xuất. Chỉ cần nhẩm tính ta cũng

thấy nó nhiều tới mức độ nào. Để đáp ứng nhu cầu đó các nhà máy nhiệt điện, thủy
điện,.. phải hoạt động hết công suất.
- Thứ hai đó là thu nhập của người tiêu dùng:
Thu nhập của người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu
của một loại hàng hóa. Cũng như các mặt hàng hóa khác, yếu tố này cũng làm ảnh
hưởng rất lớn tới lượng cầu sử dụng. Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến
khả năng chi trả cho việc sử dụng điện của người tiêu dùng điện. Một người tiêu
dùng thu nhập cao có khả năng chi trả nhiều hơn cho việc sử dụng điện nên sẽ
thoải mái hơn, nhiều hơn, người có thu nhập thấp phải tiết kiệm hơn. Thông
4


thường khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ có khả năng mua nhiều
điện hơn và ngược lại.
- Điều kiện thời tiết:
Ngoài hai yếu tố trên thì lượng cầu sử dụng điện còn bị ảnh hưởng bởi lý do
thời tiết. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu tương đối ôn
hòa nhưng với tình trạng trái đất nóng lên như hiện nay thì tình hình thời tiết của
nước ta đã có những thay đổi rất mạnh nên nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát
như điều hòa, quạt điện vào mùa hè, lò sưởi, bình nước nóng vào mùa đông từ đó
dẫn đến lượng cầu về điện tăng cao. Thời tiết khắc nghiệt cũng là một nguyên nhân
dẫn tới nhu cầu điện tăng cao; thời tiết biến đổi một cách thất thường, đặc biệt là
hiện tượng trái đất nóng lên, nắng nóng kéo dài kéo theo các biện pháp giảm nhiệt
càng nhiều hơn mà các thiết bị đó đều sử dụng lượng điện năng la chính.
Từ đó cho ta thấy nhu cầu về điện có mặt trong mọi ngóc ngách của đời
sống chứ không riêng một lĩnh vực nào. Thấy điện xuất hiện ở đâu thì nơi đó
dường như được khai hóa, được phát triển. Nhưng tình hình thực tế lại không mấy
khả quan cho nghành điện của nước ta, lượng điện thì đang có nguy cơ thiếu trầm
trọng, giá điện đã tăng nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực do đó mà
nhà nước phải bù một lượng không nhỏ. Việc mua điện của nước khác là một vấn

đề đối phó trước mắt để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Trước “ cầu” của
người dân tăng cao, trong khi đó lượng điện cung cấp thiếu, điều đó đặt ra bài toán
cho ngành điện và cơ quan có lien quan cần có giải pháp để điều chỉnh một cách
hợp lý nhất.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung của thị trường điện
- Nhân tố khoa học công nghệ
Nhân tố khoa học công nghệ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc
cung ứng điện. Ngành điện nếu biết áp dụng những tiến bộ của khoa học công
nghệ thì sẽ cắt giảm được chi phí sản xuất. Để làm rõ sự ảnh hưởng của yếu tố này
ta có thể so sánh một hệ thống điện gồm những thiết bị có chất lượng cao, công
nghệ hiện đại với một hệ thống điện gồm những thiết bị chất lượng thấp tiêu hao
năng lượng, công nghệ lỗi thời thì nguồn điện đầu ra( nguồn cung) của hệ thống
5


thứ nhất sẽ có chất lượng cao hơn và công suất lớn hơn. Ảnh hưởng của khoa học
công nghệ còn thể hiện ở chỗ khi có sự cố kĩ thuật xảy ra thì việc khắc phục sự cố
của hệ thống được bảo vệ bởi công nghệ hiện đại sẽ nhanh chóng và dễ dàng thay
vì ngưng trệ( gián đoạn nguồn cung).
- Giá của các yếu tố sản xuất ( yếu tố đầu vào) cũng ảnh hưởng không nhỏ
tới việc cung ứng điện. Ngành điện là một ngành thu lợi nhuận rất cao ( ở nhiều
nước trên thế giới) nhưng việc đầu tư các yếu tố sản xuất của ngành này có đặc
trưng riêng so với các ngành khác là chi phí sản xuất đầu vào rất cao. Chi phí ở đây
bao gồm việc đền bù giải tỏa diện tích mà công trình điện chiếm, việc xây dựng
các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, điện gió..việc đầu tư vào hệ
thống truyền tải khổng lồ, việc chi trả cho các nguyên liệu sản xuất( than, dầu, khí,
…). Các yếu tố đầu vào thay đổi thì việc cung ứng điện cũng bị ảnh hưởng. Do cơ
cấu ngành nhiệt điện chiếm tới trên 70% nên khi giá than tăng sẽ làm cho chi phí
sản xuất tăng cao dẫn đến sản xuất nhiệt điện bị trì trệ và ảnh hưởng lớn tới ngành
điện của nước ta.

- Yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới cung của thị trường điện đó là điều kiện tài
nguyên thiên nhiên. Xuất phát từ đặc thù của ngành điện nước ta với cơ cấu ngành:
Thủy điện chiếm dưới 30%, nhiệt điện chiếm trên 70%, ddieeezeen và các nguồn
khác chiếm 4%. Với đặc thù này, nguồn cung sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
lưu lượng dòng chảy, các hồ thủy điện, nguồn nhiên liệu hạn hẹp, dần cạn kiệt.
Hay có thể tổng kết lại, nguồn cung phụ thuộc vào thiên nhiên với những diễn biến
bất thường không xác định.
4. Thực trạng của thị trường điện ở Việt Nam
- Giá điện tăng cao: Trong năm 2010, gia điện tăng tổng công hai lần, tăng
khoảng 6,8%.
- Năm 2010, tình hình khô hạn kéo dài, các nhà máy thủy điện phải hoạt
động cầm chừng, dưới công suất rất nhiều trong khi thủy điện chiếm khoản ½ sản
lượng điện cả nước. Hiện nay, thủy điện chỉ cung cấp cho hệ thống khoảng 50 triệu
KWh/ ngày, trong khi toàn bộ hệ thống cần tới 280 triệu KWh/ ngày. Vì thế, chỉ

6


trong ba tháng mùa khô( từ tháng 4 đến tháng 6) tổng mức thiếu hụt điện năng là
khoảng 600 triêu KWH.
- Năm 2010, mỗi ngày chúng ta đang phải mua tới 14 triệu KWh điện của
Trung Quốc nhưng điện miền Bắc vẫn thiếu, mỗi ngày phải truyền tải 34 triệu
KWh điện từ Nam ra Bắc.
- Có nhiều nhà máy điện chậm tiến độ. Ví dụ: Tổ máy của Sê San 4, Bản
Vẽ…
- Nhiều năm nay, ngành than vẫn phải bán cho xi măng thấp hơn giá thành
và cách xa giá xuất khẩu. Theo ông Trần Xuân Hòa – Tổng giám đốc tập đoàn than
bày tỏ bức xúc: “ Một tấn than luyện ra 300000 – 400000 tấn kim loại. Họ mang đi
xuất khẩu cho Hàn Quốc hết. Dùng điện giá rẻ để thép mang đi Hàn Quốc thì khác
gì chúng ta trở giá cho những nước giàu có, GDP lớn gấp bội chúng ta?”.

Hai ngành thép và xi măng đã tiêu dùng hơn 10 tỉ KWh điện mỗi năm. “
Trong bối cảnh thiếu điện trầm trọng do hạn hán như năm qua EVN phải phục vụ
cho thép, xi măng một lượng điện vượt hơn cả sản lượng một năm của thủy điện
Hòa Bình( 8,6 tỷ KWh) và ngang bằng với sản lượng của thủy điện Sơn La” – lãnh
đạo tập đoàn EVN cho biết.
Năm 2010 giá điện bình quân bán cho những ngành này chỉ được phép 909
đồng/ KWh, thấp hớn 50 đồng so với giá bình quân chung là 1060 đồng/ KWh và
còn thấp hơn cả giá điện sinh hoạt.
- Đường truyền tải điện năng chưa thực sự đạt tiêu chuẩn. Độ cao của các
cột điện cao áp chưa đủ, dẫn qua các hộ gia đình làm cho sự nguy hiểm tăng cao.
Đồng thời hệ thống dây điện dẫn về các hộ gia đình có thể diễn tả bằng từ “ mạng
nhện”, quá chằng chịt và nguy hiểm.
5. Nguyên nhân
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra điện đang dần cạn kiệt. Ngành điện
nước ta chủ yếu gồm hai loại đó là: thủy điện và nhiệt điện.
+ Về nhiệt điện: Trữ lượng than nước ta đang giảm sút nghiêm trọng do sự
khai thác bừa bãi, bất hợp lý, trong khi tái tạo của than là cực kì chậm chạp.

7


+ Về thủy điện: việc sản xuất phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vậy mà,
trong những năm gần đây, thời tiết dường như ngày càng khắc nghiệt, mùa hanh
mưa rất ít làm lượng nước sản xuất điện không đủ, còn mùa mưa thì mưa quá
nhiều gây lụt lội, ngập úng…
- Do sự lãng phí của người sử dụng điện: Ví dụ: Tại các văn phòng, bong đèn, quạt
điện, điều hòa gần như hoạt động từ sang đến tối. Trong thời đại khoa học công
nghệ phát triển, ngày càng ra đời nhiều những đồ dùng hiện đại: điều hòa, máy
giặt, tủ lạnh, lò vi sóng,….. đây đều là những đồ dùng rất tốn điện.
- Thị trường điện ở Việt Nam gần như do tập đoàn điện lực EVN nắm độc quyền.

Mà nguyên nhân chủ yếu là do giá điện của Việt Nam so với các nước trong khu
vực và trên thế giới quá thấp, không những thế, nguyên nhân cũng do cơ cấu tổ
chức của tập đoàn EVN chưa thật sự đạt hiệu quả.
- Sự thiếu trách nhiệm, cẩu thả của công nhân thực hiện việc lắp đặt mạng lưới
điện.
- Do sự điều tiết của Chính phủ chưa hợp lý, Chính phủ chưa tạo ra được sự cạnh
tranh trong thị trường điện,vì thế không tạo ra được động lực thúc đẩy thị trường
điện phát triển.
6. Giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường điện ở Việt Nam
a. Biện pháp hiện nay: Quyết định về giá điện năm 2011 vừa chính thức
được Thủ tướng phê duyệt chiều 23/2/2011, với giá bán bình quân 1.242
đồng/KWh áp dụng từ 1/3/2011, tăng 165 đồng/ KWh so với giá bình quân năm
2010.
Cơ chế điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt từ năm 2009, theo đó, giá điện sẽ được tạm thời điều chỉnh theo chu
kỳ mỗi năm một lần. Tuy vậy, do giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người
dân và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên mặc dù “ đến hẹn” nhưng
việc “lên” hay “xuống” vẫn luôn được Chính phủ bàn bạc, cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, những nghịch lý đang tồn tại
trong cơ cấu đầu tư, sản xuất của nền kinh tế hiện nay có nguyên nhân do giá điện
Việt Nam quá thấp. Trước hết, một nền kinh tế có giá điện rẻ thì nhà đầu tư sẽ
8


nhập khẩu thiết bị, công nghệ rẻ, tiêu hao năng lượng lớn. Vấn đề đáng quan tâm
hơn là nếu giữ giá điện thấp như hiện nay, không nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài
nào đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện, vì nhà nước quy định bán giá thấp là lỗ.
Không có doanh nghiệp đầu tư làm điện thì đất nước sẽ thiếu điện, cả nền kinh tế,
đời sống, vật chất, tinh thần sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức giá tăng bao nhiêu là
phù hợp, tránh gây “ sốc” cho nền kinh tế và dân sinh là vấn đề phải đặt ra và cân

nhắc lỹ lưỡng.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá ( Bộ tài chính),
giá điện tăng chắc chắn sẽ tác động làm tăng giá thành phẩm và làm giảm lợi
nhuận của các ngành sản xuất sử dụng nhiều điện…nhưng việc tăng giá thành,
giảm lợi nhuận bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc quản lý, tiết kiệm, chống lãng
phí của doanh nghiệp…Ngoài ra, khi phê duyệt phương án tăng giá điện, Chính
phủ cũng đã tính đến các chính sách an sinh xã hội, sẽ hỗ trợ giá, cấp bù tiền đối
với các hộ nghèo, hộ khó khăn.
Như vậy, Chính phủ đã cân nhắc kỹ lưỡng các phương án và ý kiến thẩm
định của các bộ chức năng cũng như thực tế đời sống nhân dân và nền kinh tế đất
nước để đi đến quyết định cuối cùng. Đây là quyết định cần thiết và phù hợp trong
bối cảnh kinh tế xã hội nói chung và của ngành điện nói riêng.
b. Một số giải pháp:
- Đi tìm và khai thác nguồn năng lượng mới: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng hạt nhân…Đặc biệt ở nông thôn đang triển khai chương trình tự sản
xuất điện quy mô nhỏ bằng bio-gas.
- Cải cách ngành điện ở Việt Nam:
+ Các hoạt động điện phải minh bạch, tiết kiệm chi phí trong sản xuất,
truyền tải, phân phối điện năng để đảm bảo giá điện hợp lý với người tiêu dùng.
+ Thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bởi đầu tư điện có
nhu cầu vốn quá lớn, thời gian dài ( theo nhiệm vụ đầu tư cho quy hoạch điện VI
mà Chính phủ giao cho EVN mới 53% đã cần tới 820000 tỉ đồng), không thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài thì chúng ta không có cách gì đủ vốn để xây dựng các
nguồn điện mới.
9


+ Hoạt động điện lực ở Việt Nam phải đúng luật và nằm trong sự quản lý
của Nhà nước.
+ Huy động tối đa các nhà máy thủy điện, trưng dụng các tổ máy nhiệt điện

mới còn trong thử nghiệm, điều chỉnh lịch bảo dưỡng, sủa chữa, nâng cấp các thiết
bị điện.
+ Mỗi người dân cần có sự điều tiết hợp lý, tiết kiệm trong việc sử dụng
điện. Các đơn vị doanh nghiệp cần xắp xếp quản lý sản xuất tiết kiệm và nâng cao
hiệu quả sử dụng điện…Đó là cách hiệu quả để người dân và các thành phần kinh
tế xã hội, hạn chế tác động xấu của việc tăng giá điện ảnh hưởng đến đời sống của
gia đình mình; đến lợi nuận và tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Tái cơ cấu ngành điện:
+ Tạo ra cơ cấu mà mức độ cơ cấu, số lượng đơn vị tham gia thị trường điện
một cách hợp lý, đảm bảo khả năng cạnh tranh. Quy mô hệ thống điện Việt Nam ở
mức trung bình, do vậy, việc phát triển thị trường và tái cơ cấu phải được so sánh,
đánh giá cẩn thận giữa lợi ích mang lại và những tổn thất dự kiến.
+ Phải dần hoàn thiện pháp lý thị trường điện.

III. KẾT LUẬN
Tóm lại, dưới góc nhìn về cung – cầu, chúng ta đã phần nào có được những cái
nhìn tương đối cụ thể về thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp chủ yếu để
phát triển thị trường điện ở Việt Nam hiện nay. Tuy còn nhiều bất cập, song chúng
ta cũng không thể phủ nhận những ảnh hưởng mà thị trường này tác động đến xã
hội đồng thời phải nhìn nhận thẳng thắn, khách quan về những hạn chế không nhỏ
của thị trường này đối với đời sống xã hội. Thị trường điện ở Việt Nam cần phải
hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn dành cho chính bản than mình – nơi mà trạng
thái của thị trường được duy trì ở mức cân bằng giữa cung của người bán và cầu
của người mua.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế học đại cương, trường đại học Luật Hà Nội, Nxb.

CAND, 2002
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vĩ mô, Nxb. Giáo dục Việt Nam,
1997-2009
3. Trường ĐHKTQD, Giáo trình nguyên lý kinh tế vĩ mô, Nxb. Lao
động, Hà Nội, 2008
4.website: www.mof.gov.vn
www.chinhphu.vn
www.vneconomy.vn
dantri.com

11



×