Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Các công ty nhật bản đầu tư vào VN thực trạng động cơ xu hướng tính đến tháng 2 năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.7 KB, 18 trang )

Đề Bài: Các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt
Nam: thực trạng, động cơ và xu hướng.
Thành viên trong nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.

Vũ Mạnh Tiến
Hoàng Thị Cúc Hoa
Đoàn Duy Đạt
Trịnh Thị Phương Thảo
Đặng Thùy Linh


Mục lục

I. lý thuyết
1. Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá
nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào
một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được tiến hành thông qua các dự án –
gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:


+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Doanh nghiệp liên doanh
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài


+ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT)
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao và kinh doanh (BTO)
+ Hợp đồng xây dựng và chuyển giao (BT)
2. Vai trò của FDI
* Đối với nước đi đầu tư
Tích cực

Tiêu cực

- Chủ động và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn

- Khó khăn trong quản lý vốn và công nghệ

- Thực hiện chính sách chuyển giá nhằm tối
đa hóa lợi nhuận
- Chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm,
cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa

- Thâm hụt tạm thời cán cân thanh toán
quốc tế
- Việc làm và lao động trong nước
- Nguy cơ bắt chước, ăn cắp công nghệ, sản
phẩm

- Khai thác nguồn tài nguyên và nhân công
giá rẻ
- Tranh thủ những ưu đãi từ nước nhận đầu



* Đối với nước nhận đầu tư
Tích cực

Tiêu cực

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Phụ thuộc kinh tế vào nước chủ đầu tư

- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh
tế

- Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn
FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt

- Nâng cao chất lượng lao động

- Tác động đến cán cân thanh toán

- Góp phần phát triển công nghệ

- Nhiều doanh nghiệp FDI trốn thuế tại
nước nhận đầu tư, chủ yếu qua chuyển giá

- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động

- Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên



- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước
tiếp nhận đầu tư

II.

Thực trạng

1. Tình hình đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong
hai tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp Nhật Bản rót gần 298 triệu USD vào Việt
Nam. Theo đó, Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ
đầu tư mạnh vào Việt Nam, sau Singapore, Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc.
Tính đến 20/10/2015, Nhật Bản có 2788 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư
đăng ký 38,71tỷ USD. Hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng
lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Bình quân 1 dự án là 13,88 triệu USD/dự án cao hơn
so với bình quân đầu tư 1 dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là 13,97 triệu USD/dự
án.
Tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2015 các nhà đầu tư của Nhật Bản đã đầu tư
vào Việt Nam 258 dự án cấp mới và 137 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư
cấp mới và tăng thêm là 1,486 tỷ USD, xếp vị trí thứ 3 trong 58 quốc gia và vùng lãnh
thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng.


* Theo ngành:
Trong 18 chuyên ngành lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thì lĩnh vực công nghiệp
chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1404 dự án
với tổng số vốn đăng ký là 31,79 tỷ USD (chiếm 82,1% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2
là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,74 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng
vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 1,52 tỷ USD

(chiếm 3,9% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực khác.

* Theo hình thức đầu tư:
Các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam đầu tư chủ yếu vào hai hình thức 100%
vốn nước ngoài và hình thức liên doanh; hình thức 100% vốn nước ngoài với 2.299 dự
án với tổng số vốn là 22,21 tỷ USD chiếm 82,4% số dự án và 57,3% tổng vốn đầu tư,
hình thức liên doanh được đầu tư 450 dự án với tổng vốn đăng ký là 15,19 tỷ USD
chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư, còn lại là các hình thức công ty cổ phần và hợp đồng
hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BT, BTO với tổng số vốn lần lượt là 842,5 triệu
USD và 115,1 triệu USD và 34,3 triệu USD.

* Theo địa phương:


Nhật Bản đã đầu tư vào 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó Thanh
Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 10 dự án, tổng vốn đăng ký cấp
mới và tăng vốn là 9,68 tỷ USD (chiếm 25% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Hà Nội
với 693 dự án, với với tổng vốn đầu tư là 4,16 tỷ USD (chiếm 10,7% tổng vốn đầu
tư). Bình Dương đứng thứ 3 với 255 dự án với tổng số vốn là 3,95 tỷ USD (chiếm
10,2% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác.
Cho đến nay, nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với các
sản phẩm có uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao, trong đó, có nhiều
sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tham gia tích cực vào xuất khẩu. Trong lĩnh vực
hóa dầu có dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa, liên doanh giữa các đối tác
Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum
Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí của Việt Nam; tổng vốn đầu tư ban đầu
là 6,2 tỷ USD và đến nay dự án đã điều chỉnh tăng vốn lên 9 tỷ USD.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin-điện tử, có Hợp doanh giữa Tổng Công ty
Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT, Công ty sản xuất máy tính Fujitsu
và các công ty Canon, Sony, Matsushita, Sumitomo, Sanyo. Trong ngành công nghiệp

ô tô, xe máy có Toyota, Honda, Isuzu, Suzuki và Mitsubishi. Nhật Bản là một trong
những quôc gia đầu tiên tham gia nhiều vào ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô,
xe máy ở Việt Nam. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng đã thu hút được các
dự án lớn của Nhật Bản như Công ty xi măng Nghi sơn tại Thanh Hóa do Tập đoàn
NM Cement liên doanh với Tổng Công ty xi măng Việt Nam, dự án sản xuất kính nổi
tại Bắc Ninh của Tập đoàn Nippon Sheet Glass và Toyota Tsusho liên doanh với Công
ty Viglacera.
Bên cạnh đó, đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong những
năm gần đây, đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn Nhật Bản vào Việt Nam đang
có dấu hiệu chững lại.
Năm 2014, Nhật đã tụt xuống vị trí số 4 sau Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore.
Đây cũng là vị trí thấp nhất của Nhật sau nhiều năm giữ vị trí quán quân hoặc đứng
thứ hai. Cụ thể, năm 2014, vốn FDI từ Nhật chỉ vào khoảng 2,05 tỷ USD, giảm mạnh
so với mức 5,87 tỷ USD của năm 2013. Đến năm 2015, tổng vốn đầu tư tiếp tục sụt
xuống mức 1,84 tỷ USD.
Nguyên nhân:
- Môi trường kinh doanh Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các chính sách thiếu đồng
bộ, thủ tục hành chính còn quan liêu, chi phí thuế cao, tồn tại tham nhũng tại nhiều dự
án liên quan đến ODA, chính sách tăng lương. Cụ thể, có tới 60% doanh nghiệp Nhật
đầu tư tại Việt Nam phàn nàn về chi phí lao động tăng nhanh, thủ tục hành chính phức


tạp, các chính sách thiếu minh bạch… ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của
họ tại đây.
- Ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, làm cho tỷ lệ nội địa hoá tại Việt
Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu, linh
kiện chiếm 70% trong tổng chi phí sản xuất. Chẳng hạn, ngành công nghiệp ôtô, công
nghiệp phụ trợ và thị trường là hai yếu tố quan trọng nhất khi đầu tư. Tuy nhiên, theo
khảo sát của các doanh nghiệp Nhật Bản, tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam mới đạt 32%,
thấp hơn rất nhiều mức 64% tại Trung Quốc, 56% tại Thái Lan, 41% tại Indonesia…

2. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam với Nhật Bản.
FDI từ Nhật Bản có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam
đang đặt vấn đề công nghiệp hoá làm chiến lược hàng đầu. Có thể nói tại Việt Nam,
doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá là đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát
triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Nhằm tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói
riêng, Bộ Kế hoạch và Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia JICA xây dựng Chiến
lược công nghiệp hóa Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, trong
đó đã xác định 6 ngành ưu tiên tâp trung phát triển, cụ thể: Điện, điện tử; Chế biến
thực phẩm; Máy nông ngiệp; Đóng tàu; Công nghiệp môi trường, tiết kiệm năng
lượng; Công nghiệp ôtô và sản xuất phụ tùng ôtô và cùng với đó là các ngành công
nghiệp hỗ trợ đi kèm.
Việc xác định 6 ngành ưu tiên cùng với các ngành công nghiệp hỗ trợ đi kèm sẽ
khai thác đầy đủ những tiềm năng, lợi thế của 2 nước, hứa hẹn mở ra một giai đoạn
mới trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Bên cạnh việc xác định hướng hợp tác trong thời gian tới, các cơ quan hữu quan
Việt Nam cũng đang phối hợp với JICA và các cơ quan hữu quan của Nhật Bản nghiên
cứu xây dựng 2 khu công nghiệp chuyên sâu tại Hải Phòng và Bà Rịa–Vũng Tàu để
phục vụ các doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam.
Tiếp theo kết quả tích cực việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản
giai đoạn 4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại
và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tiếp tục
thực hiện giai đoạn 5 của Sáng kiến trong đó hai bên tập trung tìm cách tháo gỡ những
nút thắt về đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực cụ thể như bán lẻ, kinh doanh bất
động sản, công nghiệp hỗ trợ, vv... để từ đó khơi thông dòng vốn FDI của các doanh
nghiệp Nhật Bản vào những lĩnh vực này.


III.


Động cơ

1. Lực Đẩy
a. Đầu tư Nhật Bản ở thị trường TQ và Thái Lan giảm, chiến lược TQ +1.
-

Tại Trung Quốc:
Theo Nhật báo Nikkei dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Trung Quốc năm 2015 giảm 25,2% so
với năm 2014, chỉ đạt 3,21 tỷ USD, và là năm giảm thứ ba liên tiếp. Theo thống kê,
tổng vốn FDI vào TQ năm 2015 tăng 6,4% so với năm 2014. Tuy nhiên, FDI từ Nhật
Bản vào TQ giảm rất mạnh, thậm chí FDI trong năm 2015 chưa bằng 50% của năm
2012.
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Nhật Bản giảm đầu tư vào Trung Quốc xuất
phát từ việc quan hệ song phương căng thẳng lien quan tới việc tranh chấp chủ quyền
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Được cảnh báo về những rủi ro chính trị, các doanh
nghiệp Nhật Bản nhận ra rằng thay vì chỉ "bỏ trứng vào một giỏ” Trung Quốc đã
chuyển sang hướng tìm kiếm những “giỏ” khác. Vì thế, FDI của Nhật vào Trung Quốc
năm 2014 giảm tới 38,8% so với năm 2013. Đây là năm có mức sụt giảm kỷ lục. Bên
cạnh đó còn là những nguyên nhân từ phía Trung Quốc:
Thứ nhất là do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng GDP
của Trung Quốc năm 2015 chỉ đạt 6,9%, mức thấp nhất trong 25 năm qua. Trong
tương lai gần, khó có thể đánh giá chính xác nền kinh tế Trung Quốc nên các nhà đầu
tư Nhật Bản chưa thể đưa ra quyết định đầu tư cụ thể. Ví dụ điển hình là do lo ngại
mức tiêu thụ suy giảm, hãng chế tạo ôtô Honda của Nhật Bản đã hoãn kế hoạch xây
dựng mới một nhà máy chế tạo tại tỉnh Hồ Bắc.
Nguyên nhân thứ hai là chi phí lao động tại các khu vực ven biển miền Đông
Trung Quốc tăng quá nhanh. Chi phí lao động tại các đô thị lớn như Bắc Kinh,
Thượng Hải, Quảng Châu tăng gấp đôi sau 5 năm. Các chi phí khác như xây dựng nhà

xưởng, phí môi trường, phí sử dụng đất... cũng có xu hướng tăng.
Nguyên nhân thứ ba là Trung Quốc thay đổi chính sách. Cho đến hết thời Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào, Bắc Kinh ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm
thúc đẩy tăng trưởng GDP. Từ khi lên nắm quyền Chủ tịch Tập Cận Bình hướng tới
việc phát triển về chất lượng các ngành sản xuất, hướng ưu tiên sang lĩnh vực công
nghệ cao và dịch vụ. Đây là nguyên nhân khiến mô hình sản xuất dựa trên giá lao động
rẻ khó có thể tồn tại. Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng bắt đầu đầu tư mở các trung
tâm nghiên cứu, dịch vụ tại Trung Quốc, song mức đầu tư thấp hơn rất nhiều so với
các dự án xây dựng cơ sở sản xuất.


Thái Lan
Theo số liệu từ Ủy ban Đầu tư (BoI) của Thái Lan, đầu tư nước ngoài vào nước
này giảm rất mạnh trong năm 2015 trong đó đầu tư từ Nhật Bản giảm sút mạnh, tới
81%, trong khi đây vốn là quốc gia dẫn đầu về đầu tư tại Thái Lan.
Nguyên nhân là do những bất ổn chính trị đã ảnh hưởng tới tiềm năng về kinh
tế.Sự bất ổn chính trị thường xuyên diễn ra tại Thái Lan thì ảnh hưởng của những bất
ổn hiện nay đến nền kinh tế này sẽ không phải đến mức thảm họa. Tuy nhiên, rõ ràng
với tình hình này thì hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn hơn. Và nếu bất ổn chính
trị này kéo dài sẽ dẫn đến tác động tiêu cực thực sự, đặc biệt là có thể khiến các nhà
đầu tư nước ngoài quay sang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các nước ASEAN khác.
 Lực đẩy để Nhật Bản đầu tư vào các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
b. Nguồn nhân lực thiếu và ngày càng già hóa
-

Trong bối cảnh tỷ lệ sinh ngày càng giảm, số lượng sinh viên ra trường mỗi năm
một thấp, nhiều công ty Nhật trước đây vốn không bao giờ muốn tuyển dụng người
nước ngoài, nay đã buộc phải thay đổi.
Khi thất nghiệp là vấn đề đáng sợ ở nhiều nền kinh tế châu Âu, châu Á, thì ở Nhật mỗi
tháng có hàng chục nghìn việc làm được đăng tuyển mà không có ai nộp hồ sơ. Từ các

cửa hàng bán mì cho đến nhà máy sản xuất ôtô phải tìm kiếm đến mọi kênh tuyển
dụng, chấp nhận bỏ thêm chi phí đào tạo tiếng Nhật, để tuyển được người làm.
Do vậy nhiều DN Nhật Bản cũng thiếu nhân công rất nhiều trong khi đó thì rất
nhiều nước như VN, TQ có lợi thế về nhân công => đầu tư ra nước ngoài, tận dụng
nguồn nhân lực bên ngoài.
c. Mong muốn mở rộng sản xuất, thị trường khỏi đối thủ cạnh tranh

Trước kia,khi KDQT chưa phát triển, các DN chỉ đầu tư và kinh doanh trong
nước. Điều này sẽ vô hình tạo nên sự cạnh tranh trong nước, cùng một mặt hàng công
dụng nhưng nhiều nhà sản xuất khác nhau,…
 Đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường sản xuất,tăng khả năng cạnh tranh

2. Lực kéo
a. Vị trí địa lý chiến lược của VN

Có vị trí địa lý chiến lược nằm ở trung tâm Đông Nam Á và Nam Á rất thuận tiện
cho việc giao thương; là ngõ cửa mở lối ra biển thuận lợi cho các Lào, Cam pu chia và
khu vực tây nam TQ => có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, vùng lãnh thổ,
tạo điều kiện thực hiện các chính sách mở của , hội nhập với các nước trên thế giới,
thu hút vốn đầu tư nước ngoài


b. Lợi thế về môi trường đầu tư
Đây cũng là một trong những nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản.
Theo báo cáo Kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB), mức độ thuận
lợi đối với kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 90/189 nền kinh tế, chỉ đạt mức điểm
trên trung bình (62,1/100). Các lĩnh vực đánh giá kém thuận lợi và có điểm trung bình
và dưới trung bình: Nộp thuế (168/189); Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (122/189); Giải
thể DN (123/189); Tiếp cận điện năng (108/189) và Khởi sự kinh doanh (119/189). So
với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN-6 cũng như 10 nền kinh tế

thuận lợi nhất cho kinh doanh trên thế giới, hầu hết các chỉ số của Việt Nam đều thấp
hơn đáng kể.
c. Chi phí nhân công rẻ:
Việt Nam vẫn duy trì được vị trí thứ 3 (57,7%) trong số 15 quốc gia được cho là
“có chi phí nhân công rẻ”.
Với thu nhập bình quân 100 USD/tháng đối với lao động phổ thông, khoảng 210
USD/tháng với lao động có bằng cấp (kỹ sư), giá nhân công Việt Nam đang thấp hơn
rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.Tại hội thảo kinh tế thường niên do Phòng
Thương mại châu u (Eurocham), Ngân hàng HSBC tại Việt Nam phối hợp tổ chức
ngày 30.10, bà Trinh Nguyễn, chuyên gia phân tích kinh tế của HSBC, dẫn nguồn của
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết giá lao động phổ thông của
Indonesia hiện nay xấp xỉ 200 USD/tháng; kỹ sư 390 USD/tháng; lao động phổ thông
Philippines thu nhập 210 USD/tháng, kỹ sư 400 USD/tháng; lao động Thái Lan có
mức tương ứng là 220 USD và 590 USD; Malaysia vượt trội với mức 250 USD và 850
USD.
d. tình hình chính trị, xã hội ổn định, quy mô thị trường, khả năng tăng
trưởng cũng được đa số doanh nghiệp Nhật Bản đồng tình.
e. Bên cạnh là thành viên của TPP và cộng đồng kinh tế ASEAN
một điểm mạnh thu hút của Việt Nam đó là nước này cũng có các hiệp định tự do
thương mại với Hàn Quốc và Liên minh châu Âu. các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ
vọng rất lớn vào việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với việc đơn
giản hóa các thủ tục hải quan, dỡ bỏ thuế nhập khẩu, thống nhất trong việc vận
dụng quy tắc xuất xứ.
Ngoài ra,Các nỗ lực điều chỉnh của chính phủ cũng góp phần thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài. Ví dụ như năm ngoái, Việt Nam bắt đầu cho phép người nước ngoài sở


hữu tài sản trong 100 năm cũng như giữ 100% cổ phần ở các công ty thương mại công,
so với 49% trước đó.


IV.

Xu hướng đầu tư hiện nay

1. Trọng tâm thu hút vốn của VN
Trước hết thu hút đầu tư từ Nhật Bản giai đoạn tới tập trung 6 lĩnh vực ưu tiên như
đã xác định trong Chiến lược Công nghiệp hóa Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác với
Nhật Bản đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 1/7/2013 gồm: Điện tử; Chế
biến nông, thủy sản; Đóng tàu; Công nghệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; Máy
và thiết bị nông nghiệp; Ô tô và linh kiện ô tô.
Đặc biệt thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ
và doanh nghiệp trong nông nghiệp, chế biến nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản có công
nghệ tốt đầu tư sang Việt Nam…Các doanh nghiệp này nằm chủ yếu ở các địa phương
Nhật Bản
Tập trung thu hút đầu tư của Nhật vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông,
năng lượng, hạ tầng khu công nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế đặc biệt theo hình thức đối
tác công tư PPP.
2. Dòng vốn từ Trung Quốc và Thái Lan sẽ chuyển dịch sng VN
Những năm gần đây nguồn vốn ODA và FDI mà Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam
rất lớn do có sự chuyển dịch xu hướng đầu tư từ các nước khác vào Việt Nam.
Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương
Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM cho biết, chiến lược Trung Quốc +1 và Thái Lan +1 đã
được các doanh nghiệp Nhật Bản triển khai 2-3 năm nay nhằm tái cơ cấu lại cứ điểm
sản xuất và điểm đến là Việt Nam. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên do Việt Nam có
môi trường đầu tư khá thuận lợi và có nguồn lao động trẻ, chi phí nhân công thấp...
3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 6 năm 2015, Nhật
Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 vào Việt Nam, sau Hàn Quốc. Nhật Bản có 2.661 dự án
còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 37,7 tỷ USD tại nước ta.
Xu thế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang

chuyển xu hướng đầu tư ngành sang dịch vụ, bán lẻ, hàng tiêu dùng thay vì công
nghiệp chế tạo.


-

Ở ngành công nghiệp chế tạo: Năm 2014 là 122 dự án giảm xuống còn 102 năm
2015. Số vốn giảm tương ứng từ 883 triệu USD xuống còn 655 triệu USD năm
2015, giảm 15%.

-

Ở ngành dịch vụ, tiêu dùng: Năm 2014 là 50 dự án lên 52 dự án năm 2015, tăng từ
14% lên 17%.

-

Đặc biệt là ngành Bất động sản Việt Nam đưng trước làn sóng đầu tư của các
doanh nghiệp Nhật Bản

Ông Tdhihiko Muneyoshi, đại diện quỹ Creed Group, chi biết việc đầu tư vào thị
trường BĐS Việt Nam đang trở thành một xu hướng chung cho các nhà đầu tư Nhật
Bản và tất nhiên, quỹ đầu tư Creed Group cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó.
Trong tương lai, quỹ sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vốn vào thị trường BĐS Việt Nam thông
qua việc hợp tác với các doanh nghiệp có thế mạnh về thị trường, quỹ dất tốt, đội ngũ
kinh doanh chuyên nghiệp. Chiến lược đầu tư vốn của Creep Group sẽ không dừng lại
ở phân khúc nhà ở tại thị trường Tp.HCM mà cón sẽ săn đón các dự án văn phòng, nhà
xưởng và khách sạn tại một số thị trường tiềm năng khác trong cả nước.
Theo thống kê của cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và Đầu tư) mới đây dong
vốn Nhật đổ vào BĐS, lũy kế đến đầu 2015 các doanh nghiệp nhật bản đã rót khoảng

1,66 tỷ USD vào BDS, chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư. Trong số các dự án đáng chú ý
nhất hiện nay đó là dự ấn khu đô thị Tokyu Bình Dương, dự án được đầu tư tại tỉnh
Bình Dương với tổng sốn vốn đăng ký 1,2 tỷ USD. Do đối tác Nhật hợp tác với
Becamex.
Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa
Trả lời câu hỏi của BizLIVE về xu hướng này, ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại
diện Văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, cho biết
có hai lý do chính dẫn tới sự sụt giảm giá trị FDI của nước này vào Việt Nam.
Thứ nhất, các dự án có sự chuyển hướng sang quy mô nhỏ trong khi các doanh
nghiệp lớn của nước này đang tạm dừng đầu tư ra nước ngoài.
Hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Trong thời gian
qua, nhờ chính sách hỗ trợ được cải tiến, ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.
Do đó, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào Việt Nam tăng cao. Cụ thể, tổng
số dự án của Nhật Bản được cấp phép năm 2016 (gồm cả cấp mới và tăng vốn) lên đến
549, là mức cao nhất từ trước đến nay.
Thứ hai, các khoản đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam hiện có xu hướng chuyển
sang các lĩnh vực phi chế tạo, vốn được các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm lĩnh.
Trước kia, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu, ít
hướng tới thị trường nội địa (Việt Nam). Tuy nhiên, gần đây các doanh nghiệp Nhật


Bản đã chú trọng nhiều hơn tới thị trường này. Đơn cử như Daikin đã lên kế hoạch xây
dựng nhà máy sản xuất điều hòa, và một nhà máy chế biến thực phẩm sẽ được xây
dựng ở ngoại thành Hà Nội.
4. Xu hướng dịch chuyển đầu tư vào các tỉnh miền Nam.
Cũng theo ông Hirotaka Yasuzumi, xu hướng đầu tư gần đây của các doanh
nghiệp Nhật Bản vào phía Nam, chủ yếu là TPHCM, tập trung vào các lĩnh vực
thương mại dịch vụ, bất động sản. Đây là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật
Bản không quan tâm nhiều trong những năm trước đây, nhưng gần đây đã có những

chuyển biến tích cực cả về số dự án và vốn đầu tư.
Cụ thể, trong lĩnh vực bất động sản, theo tổng hợp của JETRO, nếu như năm 2013
có 8 dự án với số vốn đầu tư là 3 triệu USD thì năm 2014 chỉ với 7 dự án, số vốn đầu
tư đã tăng lên 134 triệu USD… Từ đầu năm đến nay, có nhiều tín hiệu cho thấy, dòng
vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản vào lĩnh vực này tiếp tục tăng lên.Về hình thức
đầu tư, thì ngoài việc tự triển khai các dự án, các nhà đầu tư Nhật đã hợp tác, liên kết
với các đối tác trong nước để triển khai dự án.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ gần đây cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các
nhà đầu tư Nhật Bản. Một trong những lý do là bởi theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật
Bản giai đoạn 2015-2019 do Bộ Tài chính công bố, thì từ tháng 4/2015, hơn 3.200
dòng thuế từ Nhật Bản nhập về Việt Nam có thuế suất là 0%, tập trung vào các mặt
hàng nguyên liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử, linh kiện... Cùng với đó, thực
hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018, nhiều hàng hóa
nhập từ các nước trong khu vực sẽ rẻ hơn sản xuất trong nước.
Rõ ràng, với những động thái kể trên, trong bối cảnh các doanh nghiệp Nhật Bản
đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư, sẽ là chuyện cung cầu gặp nhau. Và trong tương
lai gần, TPHCM sẽ đón những dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, không chỉ
gói gọn trong các lĩnh vực như hiện nay.
Dưới đây là hàng loạt những công ty Nhật đầu tư tại Việt Nam có xu hướng
nam tiến.
Kuraray Trading, chi nhánh Osaka của nhà sản xuất sợi tổng hợp Kuraray, sẽ đầu
tư 300 triệu yen (khoảng 2,51 triệu USD) để lắp đặt dây chuyền sản xuất đồ thể thao ở
thành phố Đà Nẵng, trung tâm thương mại ở miền Trung Việt Nam. Dự kiến sản xuất
sẽ bắt đầu từ tháng 7/2016.
Công ty Nhật Bản này sẽ sản xuất các sản phẩm quần áo thể thao sử dụng vải nhập
khẩu từ Nhật và xuất khẩu thành phẩm tới Mỹ. Với quá trình này, Việt Nam sẽ chiếm
khoảng 60% trong tổng công việc hình thành sản phẩm của Kuraray. Công ty này cũng



đang cân nhắc đầu tư hàng tỷ yen vào các hoạt động may mặc như dệt hay nhuộm vải
ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể nhận thấy xu hướng “nam tiến” của các doanh nghiệp dệt may Nhật Bản sẽ
trở thành mô hình kinh doanh kiểu mẫu ở đất nước mặt trời mọc này cũng như giúp
đẩy mạnh năng lực sản xuất của Việt Nam.

V.

Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến FDI
nhật bản, giải pháp.

1. yếu tố
Về nguồn lực
thuận lợi
Năm 2013, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu đạt gần 150 tỷ USD, trong đó khu
vực đầu tư nước ngoài đóng góp tới 2/3.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan mới nhất cho thấy, hết quý 1, cán cân
thương mại hàng hoá của cả nước thặng dư 1,08 tỷ USD.
khó khăn
nguy cơ đối với nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài
Về chính sách pháp luật
thuận lợi
thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều
chính sách, khuyến khích, ưu đãi đầu tư, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế.Cụ thể:
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được ban hành năm 2008 và Luật số
32/2013/QH13 sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua
ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014) được đánh giá là có sự đổi mới mạnh mẽ
với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích DN đầu tư phát triển.
Theo đó, ưu đãi thuế suất (10% lên đến 15 năm và 20% lên đến 10 năm); miễn,
giảm thuế có thời hạn (tối đa đến 9 năm); cho phép chuyển lỗ (trong vòng 5 năm);

miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư;
cho phép được khấu hao nhanh...
khó khăn
hình thức ưu đãi thuế đang trở thành “kẽ hở” để DN lợi dụng, trốn thuế. Các thủ
đoạn DN lợi dụng sự ưu đãi của chính sách để trốn thuế như: Thành lập DN mới để
hưởng ưu đãi thuế, hết thời hạn ưu đãi lại giải thể và thành lập DN khác nhằm kéo dài
thời hạn được miễn giảm thuế; chuyển thu nhập từ dự án không hưởng ưu đãi sang dự


án hưởng ưu đãi; cố tình tạo ra các dự án đầu tư mới mang tính ngắn hạn, kém hiệu
quả để được hưởng lợi từ ưu đãi hoàn thuế cho khoản lợi nhuận được sử dụng để tái
đầu tư..
Về cơ sở hạ tầng

thuận lợi
Cũng theo những con số mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố, cả nước có
khoảng 123 dự án có quy mô vốn trên 6.000 tỷ/dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư là
139 tỷ USD, chiếm khoảng 57%. Trong đó, 63 dự án có quy mô vốn trên 12.000 tỷ/dự
án với tổng vốn là 115,3 tỷ USD chiếm gần một nửa số vốn FDI đăng ký của cả nước.
Báo cáo cũng cho thấy, hầu hết các dự án này thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế như
điện, viễn thông, lọc hoá dầu, thép…đáng chú ý là có 15 dự án BOT nhiệt điện quy mô
dự án trên 12.000 tỷ đang chờ phê duyệt.
Hạ tầng khu công nghiệp chiếm hơn 100 tỷ USD
Cũng theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có khoảng 300
KCN và khu kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư. Các khu công nghiệp này
chiếm trên 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
khó khăn
Việt Nam đang phải chọn lựa những dự án đầu tư có công nghệ cao, giá trị gia
tăng lớn, và ít ô nhiễm môi trường hơn, khiến thu hút vốn FDI trở nên khó khăn.
Về công nghiệp hỗ trợ

thuận lợi
Tính đến hết tháng 11 năm 2014, Nhật Bản đã có 2.454 dự án còn hiệu lực, với
tổng số vốn đầu tư là 36,59 tỷ USD, đứng thứ 2 trong 101 quốc gia và vùng lãnh thổ
có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Xét theo lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư Nhật Bản.
Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượng dự án cũng như vốn đầu tư với 1.282dự án với tổng
số vốn đăng ký là 30,5 tỷ USD (chiếm 83,6% tổng vốn đầu tư).
CNHT bắt đầu hình thành và từng bước phát triển phục vụ cho nhu cầu sản xuất,
lắp ráp các sản phẩm tiệu thụ nội địa. Chất lượng chi tiết, linh phụ kiện chế tạo nâng
cao dần. Xu hướng chuyên môn hóa đã hình thành. Một số doanh nghiệp nội địa đã
tham gia và đứng vững trong dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn
nước ngoài.
khó khăn
Tuy vậy, hiện tại, công nghiệp Việt Nam vẫn đang ở 'thế hệ công nghiệp thứ hai',
vì vậy việc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa cao là khó có thể đạt được. Nhìn chung ngành
CNHT Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai và manh mún.
Số lượng các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi
tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị nội địa hóa rất nhỏ. Thứ nhất, các doanh
nghiệp Việt Nam hiện chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ


tùng linh kiện có kích cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với
mục tiêu đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Thứ hai, năng lực của
các nhà cung ứng chưa mạnh. Các doanh nghiệp nội địa có trình độ công nghệ thấp
hơn nhiều so với các nước, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý chưa đáp ứng được
đòi hỏi của các nhà đầu tư FDI. Một trong những điểm yếu nhất là khả năng nghiên
cứu, phát triển (R&D). Thứ ba, yêu cầu đặt ra cũng như chính sách thu mua từ phía
các công ty FDI rất khắt khe về chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn nguyên vật liệu
và thực hiện các khế ước hợp đồng. Thực tế, các doanh nghiệp nội địa khó có khả
năng đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu này, nguyên nhân chính vẫn là năng lực

sản xuất kinh doanh và uy tín của các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa đủ mạnh.
1. Giải pháp
Việt Nam cần phải giải quyết đồng thời 3 nhiệm vụ: Phát triển nhanh về kinh tế
vùng và cả nước; Phát triển bền vững, bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn
xã hội, sự lành mạnh về môi trường văn hóa và sinh thái; Phát triển có hiệu quả, cả
hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, coi hiệu quả tổng thể, lâu dài chi phối hiệu
quả cụ thể, trước mắt. Muốn vậy cần triển khai một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút, sử dụng FDI khoa
học, hợp lý
- Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa
phương; đồng thời, chú ý thu hút và chăm sóc những nhà đầu tư lớn, có sử dụng công
nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong triển khai dự án sau
khi đã được cấp phép, đem lại hiệu quả tốt cho đôi bên.
- Định hướng phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, hạn chế phát triển các
khu công nghiệp đa ngành như hiện nay.
- Giảm bớt các quy hoạch không cần thiết, tạo một quy hoạch thống nhất, dễ thực
hiện, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, phải có kế hoạch định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh
vực dịch vụ hoặc lĩnh vực công nghệ chuyển dần sang những ngành có giá trị tăng cao
như công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp sản xuất, phát triển hạ tầng và thị trường tài
chính.
Thứ hai, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho FDI.
- Đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu
tư nước ngoài.
- Giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, bỏ những thủ tục không cần thiết, rút ngắn
thời gian cấp phép, giúp doanh nghiệp triển khai dự án nhanh chóng.
- Tập trung nguồn nhân lực phát triển hệ thống kết cấu, hạ tầng về vật chất và hạ
tầng xã hội một cách đồng bộ. Đồng thời, phải có chương trình kế hoạch phát triển đào
tạo đội ngũ lao động trình độ cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu.
Thứ ba, thúc đẩy xúc tiến đầu tư phù hợp, khoa học và hợp lý.



- Không nên hình thức kiểu phong trào, phải thực sự xúc tiến đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm và hiệu quả thực sự. Trong xúc tiến phải tránh cạnh tranh không lành mạnh
giữa các địa phương.
- Cần tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư một cách đa dạng, phong phú như: Thông
qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu
tư trong nước và quốc tế.
Thứ tư, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư tùy theo từng lĩnh vực trong
từng thời kỳ
- Cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế sử dụng đất đai, thuế, hải quan
cho các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như: Các dự án phát triển công
nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, phát triển hạ tầng, thị trường tài chính.
- Chính quyền các cấp cần sát cánh với các nhà đầu tư nước ngoài giải quyết
những khó khăn về các thủ tục hành chính cùng những khó khăn khác phát sinh trong
tiến trình hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI
Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI làm gây
ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những công nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm
giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công nhân nước sở tại, bỏ trốn, xù
nợ… Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ,
năng lực và phẩm chất; trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát
hiện những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi
phạm pháp luật Việt Nam.

Tài liệu tham khảo
/>

Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam:
/> />



×