Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

10 bài tập làm văn đa dạng sáng tạo đề dành cho Trung học phổ thông chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.8 KB, 28 trang )

Bài số một

Một con tàu Curiosity cho mình
Cơn mưa vắt từ đêm sang sáng sớm.Mịt mờ dai dẳng,mưa đánh cắp bình minh
của ngày,đánh cắp của tôi ánh Mặt Trời mùa Hạ.Cơn mưa đôi khi không chỉ đánh
cắp bình minh.Nó đánh cắp một ngày với nhiều dự định.Đôi khi mưa dài nước sủi
khiến tôi nhớ những ngày thơ bé.
Ở quê xứ nơi tôi lớn lên mưa nắng đều cực đoan.Có năm mưa kéo dài cả tháng
ròng rã,đánh cắp cả một niềm cảm hứng sống của ai đó tuổi thanh niên.Mưa
khiến người già phải bó gối trước hiên nhà.Mưa khiến chị hàng xóm mơ mộng bất
đắc dĩ bên ô cửa kính.Có thể yêu mưa nhưng vô cùng sợ ướt,đôi khi con người cứ
chùn chân khi bước ra ngoài.U ám của ngày.Rét mướt của đêm.Cơn mưa gây nên
trận ốm.Gây nên sợ hãi.Rồi cơn nắng thiêu đốt khiến người lớn rất ngại ra đường.
Một đời người,nhiều đời người có thể trôi đi vô tăm tích nếu ta chỉ quẩn
quanh với những ngày mưa tháng nắng.Nhất là quanh quẩn với những cơn mưa
dữ không đến từ đất trời mà đến từ đám mây u mê tự tạo.Chỉ khi ta không sợ
ướt,không ngại nóng,ta mới mạnh mẽ lên đường.Khi còn bé tôi đã thử nhiều lần
băng qua cơn mưa dữ để chạy đến khu đầm có nhiều điều bí ẩn qua lời kể ma mị
của mọi người.Khi còn bé bạn bè tôi rủ nhau băng qua trảng cát dưới cái nắng
như thiêu để khám phá khu rừng ngập mặn.Óc tò mò dẫn dắt những thể chất non
nớt dám vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên.Nhưng khi lớn
lên,hoàn thiện về thể chất thì sự ngại ngần khiến nhiều người dừng lại chỉ trước
một trận mưa rào bất chợt.
Những ai giữ được tuổi thơ đi cùng mình lâu dài hơn,người đó thường nhiều
cảm hứng sống năng lượng để làm được nhiều việc hơn.Một trong những điều
quý giá nhất của “ tuổi thơ kéo dài“ chính là óc tò mò lớn đến lấn át những trở
ngại thiên tai,những nắng lửa mưa dầm.Tò mò sẽ không giữ ta bó gối trước hiên
nhà.Sẽ không tạo ra một người mộng mơ bất đắc dĩ bên cửa sổ.Đời người sẽ
không quẩn quanh với những cây đinh định vị thời gian không gian mang tên
ngày,tháng,nắng mưa,ở đây,ở đó.
1




Một ngày mưa,tôi ngồi xem lại đoạn phim tường thuật pha đổ bộ của con tàu
xuống sao Hỏa.Vượt hành trình suốt tám tháng rưỡi bay qua gần 600 triệu cây số
trong vũ trụ ,con tàu đáp xuống hành tinh Đỏ và trong vài giây đã phát tín hiệu
hình ảnh về Trái Đất.Một điều thú vị là con tàu đổ bộ tên là Curiosity.Tôi ngồi
nghe mưa rơi trên mái nhà và thầm ước,mỗi người chúng ta đều luôn mang một
con tàu mang tên Curiosity trong mình đến suốt đời.Cách lặp đi lặp lại cấu trúc
lien tiếp nhằm nhấn mạnh

Hà Nhân
Nhận xét bài một:
Có một cách dẫn độc đáo nhưng vẫn liền mạch được ý muốn đề cập.Đưa dẫn
chứng làm cái kết,nhấn mạnh ý muốn nói đến là sự tò mò ở mỗi con người,là kho
báu quý giá mà càng lớn lên con người càng dễ đánh mất.Tác giả mượn hình ảnh
con tàu Curiosity nghĩa là sự tò mò để chỉ ra con tàu luôn muốn khám phá vươn
mình ra thế giới bên ngoài của chúng ta.Tác giả còn liên kết những kí ức cá nhân
của mình vào,đóng góp một cái nhìn mới mẻ .Cách lặp đi lặp lại cấu trúc phủ định
liên tiếp nhằm nhấn mạnh điều mình từng nói ,ví dụ như “…Tò mò sẽ không giữ ta
bó gối trước hiên nhà.Sẽ không tạo ra một người mộng mơ bất đắc dĩ bên cửa
sổ.Đời người sẽ không quẩn quanh với những cây đinh định vị thời gian không
gian mang tên ngày,tháng,nắng mưa,ở đây,ở đó...”

BÀi viết số 2:

Biết để mạnh hơn
1.Ba tuổi,chú bé lẫm chẫm ra vườn và …tóm luôn một con rắn nhỏ giơ lên cười
khanh khách.May mắn đó không phải rắn độc,chỉ là một chú rắn dân gian hay gọi
là rắn học trò,có khoanh đỏ quanh cổ,rất hiền.Có bà khen thằng cháu gan to từ
bé,lớn lên hẳn sẽ làm nên chuyện đây!


2


Cậu bé ba tuổi có dũng cảm thật không? Chắc là có,vì nhiều chú bé khác thường
sẽ không dám làm vậy.Hoặc có làm rồi khi thấy con rắn ngo ngoe thì lại khóc thét
lên chứ chẳng cười khoái chí.Nhưng mọi người cũng hiểu rằng,cái gan của chú bé
con hẳn là được tiếp them can đảm vì sự chưa hiểu biết.Chưa có khái niệm nguy
hiểm nên không biết sợ.Vì chưa biết ớt cay nên cầm lên cắn thử là chuyện thường
gặp ở trẻ.Ngồi bên bếp nhìn ngọn lửa nhảy nhót sinh động,khoái chí dùng tay
định tóm lấy lửa là chuyện thường.Cam đảm mà thiếu hiểu biết là rất rủi ro nguy
hiểm
2.Lớn lên,con người dần dà biết sợ .Và người lớn thì hay sợ gì ?Sợ vì biết rắn thì
nguy hiểm,lửa thì gây hỏa hoạn cháy nhà chết người.Sợ ớt cay rồi sợ cả gặp điều
cay đắng.Và con người dần tìm cách chế ngự nỗi sợ hãi
Biết phải sợ nên sợ hãi đã đành.Khi lớn lên,chính những điều chưa biết,chưa
hiểu mới khiến cho người ta cảm thấy sợ hãi hơn cả.Sợ núi cao rừng sâu vì chưa
hiểu biết hết thiên nhiên,chưa dám trải nghiệm rừng thiêng nướ độc.Biển cả cũng
thế,mang đến cho con người trạng thái vừa thích vừa sợ.Thích vì muốn những trải
nghiệm.Sợ vì sự dài rộng và bất thường của nó,con người chưa hiểu hết.Sợ những
con sóng lớn vì chưa biết bơi đã đành.Sợ cả bao la và những bất trắc đến từ đó.Vì
sợ hãi.nên đôi khi năng lượng lẽ ra để dành cho cơ hội khám phá bị triệt tiêu ngay
khi chưa kích hoạt.
3.Nước Việt có hơn ba ngàn cây số bờ biển,có thềm lục địa,có vùng đặc quyền
kinh tế,có Hoàng Sa,Trường Sa là những quần đảo nằm trông ra Thái Bình
Dương,ôm trọn đường hàng hải quốc tế.Trong lịch sử,tổ tiên ta đã xuôi theo
những triền sông,chinh phục,thuần hóa những bãi bồi thành đồng ruộng màu
mỡ.Theo năm tháng,người Việt ra cửa bể rồi vượt sóng ra những vùng hải
đảo,vượt lộng để ra khơi.Hẳn khi chinh phục và mở mang bờ cõi cương vực,cha
ông xưa cũng từng đã sợ. “Đi bộ thì sợ Hải Vân.Đi thủy thì sợ sóng thần Hang

Dơi”.Nhưng sự can đảm của một dân tộc muốn đi tới cuối cùng đã thắng.Nỗ lực
khắc chế nỗi sợ,dành năng lượng cho cơ hội khám phá chinh phục của cha ông đã
cho thế hệ đời sau một đất nước với hình hài như ta hưởng ngày hôm nay
4.Biển đảo và Hoàng Sa,Trường Sa đã được đề nghị đưa vào giảng dạy trong
trường học.Đó chính là mang hiểu biết để tiếp với “ gan to“ của không hiểu
3


biết,sự can đảm của hiểu biết mang sức mạnh thực sự ,để những thế hệ tiếp biết
“hóa thân cho dáng hình xứ xở.Làm nên đất nước muôn đời”.

Hà Nhân
Nhận xét bài số 2:
So sánh sự can đảm thiếu hiểu biết và có hiểu biết từ một đời người nói về một
đời dân tộc.Cách nói không quen nhàm mà rất độc đáo,ví dụ như từ “vượt lộng
để ra khơi ”hay “bờ cõi cương vực”.Mặc dù thiếu độ rộng nhưng các ý thì tương
đối ổn.Áp dụng câu thơ vào bài và làm câu kết .Có thể mở rộng hơn khi ta nói về
tuổi nhỏ,tuổi nhỏ ta có sự can đảm kì dị vì thiếu hiểu biết,nhưng khi ta lớn không
phải ta vẫn thiếu hiểu biết sao? Một đời người học không bao giờ là đủ.Có thể
thiếu hiểu biết là một phần của của cả đời người đang học can đảm.Hay thiếu can
đảm sẽ làm ta như thế nào,can đảm và liều lĩnh khác nhau như thế nào? MỖi
chúng ta đều có rất nhiều cách mở rộng vấn đề,còn nếu có thể ta có thể lấy một
vài tấm gương nào đấy.Ví dụ như: Galileo nhà thiên văn học từng làm thế giới
sửng sốt khi bảo vệ thuyết Nhật tâm trái đất xoay quay mặt trời nhưng sau cùng
lại bị giam cầm hết cuộc đời vì chẳng ai can đảm tin và chứng minh điều đó cho nó
đi ngược lại Kinh Thánh

Bài 3
Thời gian và sự thay đổi
i


“Những thứ cao siêu chưa chắc là những thứ vĩ đại
Nhưng những thứ vĩ đại thì lại giản dị đến vô cùng.”
Khuyết danh
Những điều tưởng chừng như phức tạp vốn dĩ lại được cấu tạo bởi vô
số thứ đơn giản. Tôi nhận ra rằng mình đang tìm kiếm sự ĐỔI THAY.
Những gì chúng ta đang làm dù là tình yêu chân thật cho một người hay
một thứ gì đó, điều mà mọi người thường cho là vĩ đại vẫn phải chịu sự chi
phối bởi dòng chảy của THỜI GIAN.
Chúng ta đang là những điểm vô cùng bé trên dòng chảy thời gian mà
sự đổi thay là điều gắn bó với chúng ta trong cuộc đời ngắn ngủi. Từ
4


những tế bào nhỏ nhất đến những thứ vĩ đại không hình dạng như tình
yêu. Nỗi buồn, niềm vui, hạnh phúc, đau khổ làm ta tưởng chừng như thời
gian dừng lại. Ta khư khư ôm những cảm xúc như một điều bất biến,
nhưng vốn dĩ chỉ có sự đổi thay là không thay đổi.
“Thay đổi”, điều mà đã quá nhiều người đã gán cho nó là tiêu cực, là
sai trái mà điều đúng phải là chung thủy, trung thành. “Người tôi yêu đã đổi
thay” – câu nói thường nghe của người thất tình. Nhưng phát biểu này luôn
đúng. Sự đổi thay là điều ắt hẳn đang diễn ra có điều trong góc nhìn người
này thì tốt, có điều trong góc nhìn người khác thì xấu. Nhưng vốn dĩ nó vẫn
là nó, dù bất kể chúng ta đang làm gì, thì thời gian vẫn là thứ vô hình gắn
bó, đổi thay là người bạn chẳng bao giờ bỏ ta mà đi.
Vật chất – Cái đầu tiên giúp chúng ta tồn tại là thức ăn và nước uống hay
trong xã hội chúng ta hiện nay được hiện thực hóa là “tiền”. Tiền không xấu
cũng không tốt, tiền chỉ là tiền thế thôi. Chúng ta cần nó để tồn tại vì vốn dĩ
khi bắt đầu cảm thấy “no”, bản năng con người mới được hạn chế tới mức
thấp nhất nhường chỗ cho tư duy vượt lên và khả năng tiềm ẩn hay giá trị

thật sự của một người được đánh thức. Để bắt đầu sống chúng ta cần phải
kiếm đủ cho cái bản năng đang đói. Kiếm đủ chỉ là kiếm đủ vì vốn dĩ đã
quá nhiều người bỏ thời gian ít ỏi của cuộc đời mình chỉ cho việc chạy theo
vật chất.
Tinh thần – Có lẽ cái hình ảnh con sói cô độc, hay tinh thần tự lực tự
cường là hình ảnh làm cho chúng ta cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, cảm
thấy chúng ta có đầy đủ sức mạnh để bắt đầu phá tan mọi thứ, làm bất cứ
điều gì mình muốn. Nhưng sự thật là chúng ta không thể một mình, chúng
ta dần dần quên rằng chúng ta có sự liên kết mạnh mẽ với quy luật vật lý,
con người, với thế giới, thiên nhiên, và cả xã hội đôi khi đầy rẫy những bất
công. Dù đôi lúc chúng ta chỉ muốn cắt đứt mối quan hệ với một người
này, hay người khác, với điều này hay điều khác thì dẫu sao chúng ta vẫn
cần sự liên kết này. Chúng ta không đơn độc và chúng ta không thể sống
nếu đơn độc.
Khi bắt đầu thấy đủ về vật chất và tinh thần, chúng ta bắt đầu hỏi
những câu hỏi xa hơn về sự sống, về cuộc đời, về những thứ đang diễn ra,
tại sao con người ta phải tồn tại? Chúng ta bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa – ý
nghĩa thật sự của cuộc đời đang bị chi phối bởi sự ĐỔI THAY từng ngày
của vật chất (thể xác) và tinh thần. Mọi người đang làm mọi thứ để có
được cuộc sống tốt đẹp hơn có chăng cũng vì điều này, chinh phục được
thời gian; cái thước đo lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người.
5


Hãy tự hỏi mình, nếu cuộc đời ta, thời gian ta đang có chỉ còn có
một ngày – ta sẽ làm gì? Ta có muốn rong chơi đây đó, hay chạy tới ôm
mẹ, hôn người yêu, đi kiếm tiền… có khi là những điều lớn hơn là đóng
góp cho mình, cho xã hội, cho loài người, cho trái đất hay đơn giản là nằm
ngủ một giấc cho đã. Vì vốn dĩ dù ta có làm gì thì có một ngày chúng ta
đều phải CHẾT. Đúng hay sai, vĩ đại hay nhỏ bé, ý nghĩa mà ta thực sự

đang tìm kiếm cho cuộc đời mình đều THAY ĐỔI như đúng bản chất của
thời gian.
Cuộc đời ta như con thuyền nhỏ giữa đại dương thời gian mênh mông.
Hãy sống một ngày như ta chỉ còn có một ngày để sống. Câu trả lời tưởng
chừng như đơn giản nhưng vốn dĩ những điều đơn giản lại là những thứ vĩ
đại khác đang ẩn chứa nhiều điều đơn giản hơn. Hãy trân trọng thời gian
chúng ta đang đó có lẽ là lời khuyên tốt nhất cho tôi.
Nhận xét bài 3: Mở đầu nêu từ cái chung đến cái riêng,đi từ cái gọi là vĩ đại
với điều nhỏ bé,giản dị tất cả điều bị chi phối bởi thời gian .Tác giả đưa
vào bải cảm nhận của riêng mình,thời gian và sự đổi thay đều gắn với mỗi
đời người nhưng chúng ta vẫn hay mặc định nó là xấu,là cái tiêu cực.Tiếp
theo nói về sức mạnh của sự đổi thay nó “…chinh phục được thời gian; cái
thước đo lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người…”.Cuối cùng đặt một câu
hỏi khi cuộc đời ta bị rút ngắn liệu ta còn nghĩ sự đổi thay dù đau khổ hay
hạnh phúc còn nghĩa lí gì chăng? Kết thúc nói đến thứ mà mỗi chúng ta
đừng phung phí vung vãi mỗi ngày,thời gian,sự đổi thay cái không bao giờ
lấy lại được mà không một ai trân trọng.Có mạnh văn liên kết,có dẫn
chứng câu nói đầu tiên dễ cuốn hút người đọc
Bài viết số 3:

Vật gì mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và
người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui
Có một câu chuyện rất nổi tiếng mà tôi tin rằng ai cũng từng một lần
nghe qua. Chuyện là có một ông vua nọ một hôm nổi hứng muốn làm bẽ
mặt một vị cận thần của mình vốn nổi tiếng thông thái và tài trí. Ông bảo vị
quan nhân lễ hội này hãy mang về một vật mà người đang vui nhìn vào sẽ
buồn và người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui. Thời gian cận kề, vị
quan buồn bã vì chưa tìm được một món vật như thế, ông liền quyết định
6



đi đến nơi nghèo nhất kinh thành, khi đi ngang qua một lão già bán hàng
rong, ông dừng lại và hỏi lão có biết một vật như thế không, ông lão bèn
đưa cho vị quan ấy một cái vòng.Vị quan nhìn vào thấy một dòng chữ liền
mỉm cười vui sướng. Lễ hội đến, nhà vua hào hứng chắc mẩm rằng tên
quan kia sẽ bị một vố bẽ mặc ra trò. Thế nhưng vị quan thông thái ấy ung
dung bước vào, cầm theo cái vòng đưa cho nhà vua trước sự ngơ ngác
của tất thảy mọi người. Nhà vua hồ nghi, cầm cái vòng lên, nụ cười trên
môi, sự hào hứng lập tức tan biến. Thật sự trên đời có tồn tại thứ ấy. Thứ
mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào sẽ vui.
Chiếc vòng với dòng chữ “Mọi việc rồi sẽ qua.”
Mọi thứ ta có đều là vô thường, tất cả chỉ tồn tại một cách tạm bợ, thậm
chí cái tấm thân này cũng chỉ là tạm bợ trên cõi đời này mà thôi, bởi mọi
chuyện rồi cũng sẽ qua. Nếu được cho mượn một thứ khiến bạn đau và
một thứ khiến bạn vui thì bạn sẽ lưu giữ lại cái gì? Dĩ nhiên hãy vứt những
thứ khiến mình đau đi, cũng không khó lắm đâu, chỉ cần bạn luôn nhớ, mọi
chuyện rồi cũng sẽ qua
Ví dụ bạn đang yêu một cô nàng tha thiết, bạn yêu thương, chăm lo
cho cô ấy như cả thế giới của mình. Gần như bạn không bao giờ làm điều
gì khiến nàng phật lòng. Bỗng một ngày xấu trời, đùng một cái bạn bị phản
bội. Lúc ấy sẽ ra sao? Đau đớn, khóc lóc và hận thù. Dĩ nhiên. Trong tình
cảnh ấy con người rất dễ mất phương hướng và làm những điều dại dột.
Con người ấy có thể sẽ cầm con dao lên và kết thúc nỗi oán hận của mình.
Nhiều người lựa chọn nhất chính là tự kết liễu chính mình, anh ta muốn cô
gái phải vì mình mà ân hận suốt đời, mặt khác bản thân mình không thể
chịu được nổi đau quá lớn kia. Kết quả là ả có hối hận thật đấy nhưng một
thời gian thôi vẫn sẽ lại tiếp tục cuộc sống của mình với gã nhân tình. Ả chỉ
coi bạn như một tên ngốc bi lụy mà thôi. Bạn tiêu tan, người thân đau khổ.
Thế có đáng chăng? Một số người lại lựa chọn kết liễu kẻ phản bội hoặc
tên nhân tình hoặc cả.

Đây đúng là một việc có thể giải tỏa mọi căm phẫn ngay và luôn thật.
Nhưng sau đó thì sao, một cuộc đời coi như đi hoang. Thật ra thì ai cũng
sẽ phân tích được như thế mà thôi, nếu chúng ta đang ngồi đây và đọc
những dòng chữ lý thuyết sáo rỗng. Nhưng khi thật sự gặp chuyện thì
khác, chính tác giả cũng đã từng trải qua giai đoạn dại dột như thế. Lúc ấy
cảm xúc chúng ta sẽ đi đến một giới hạn kinh người, nó hoàn toàn mất khả
7


năng điều khiển, nhưng từ bây giờ tôi sẽ chỉ bạn một câu “thần chú” đầy
quyền năng, nhớ nhé “Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.”
Cô gái phản bội ấy không đáng để cho tình yêu cao vời và đẹp đẽ
của chúng ta. Thứ tình yêu không đáng đó, rồi cũng sẽ qua. Nỗi đau tột
cùng trong tim ấy, cũng như hàng vạn nỗi đau trên đời này mà thôi, tuy nó
sẽ để lại những vết sẹo không đẹp nhưng rồi cũng sẽ lành. Rồi một ngày ta
sẽ lại có một tình yêu khác. Cách trả thù tốt nhất là hãy sống cho những kẻ
xấu ngưỡng mộ.
Trong cuộc sống không thể thiếu những khó khăn và vấp ngã. Khó khăn rồi
cũng qua, vấp ngã cũng phải đứng dậy. Nếu một ngày bỗng dưng bạn bị
sếp đuổi việc không lý do thì có gì phải buồn cơ chứ khi bạn tự tin rằng
mình có tài năng? Rồi ta sẽ tìm được một công việc mới biết đâu sẽ tốt
hơn. Ganh ghét, đố kỵ không thể nào làm chúng ta tốt hơn được. Hãy nổ
lực với tất cả những gì mình có thôi, nếu vẫn không bằng người ta thì…
thôi! Bởi chẳng thứ gì là tồn tại mãi mãi, nó sẽ qua thôi.
Hãy tin tôi đi, tâm hồn con người không bao la và vô tận như đại
dương kia đâu. Nó cũng như cái tay, cái chân, như tất cả bộ phận trên
người bạn mà thôi, tức là nó vẫn có nhiệm vụ của riêng nó. Nếu tối ngày
bạn cứ nhồi nhét đau buồn, bực dọc, hằn học,..vào nó thì tâm hồn chúng
ta sẽ chẳng còn chỗ để chứa niềm vui, để mà hưởng thụ cuộc đời tạm bợ
ngắn ngủi này nữa. Hãy để cho nó yêu thương, để cho nó làm đúng chức

năng mà tạo hóa ban cho là làm đẹp cho cuộc đời bằng sự vui tươi và
trong sáng. Hãy nhớ rằng, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua…
Nhân tiện tớ xin tặng các bạn một đoạn trích bài thơ rất độc đáo của
nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh.
“Mọi thứ rồi cũng qua
cái loa rồi cũng hỏng
nước sôi rồi hết nóng
đắm say rồi thờ ơ
thờ ơ rồi cũng qua
để bắt đầu say đắm
nước lại đun để tắm
loa này thay loa kia
8


rồi chú mèo đi hia
cũng tới phim Shrek
thời huy hoàng của Becks
phai ở Galaxy…”

David Becktam

Nhận xét Bài 4:Mở đầu và kết thúc đều có những câu chuyện thú vị.Tuy nhiên quá
tham phần dẫn chứng,không trình bày được khả năng mở rộng của vấn đề,chỉ
nhắm đến cảm xúc,những chi tiết nhỏ khi chúng ta đau khổ hay tuyệt vọng,vẫn
chưa kết luận được câu nói tâm đắc của chính mình.Ví dụ như ta có thể mở rộng
được ,nếu đặt ngược vấn đề ta sẽ sống ra sao nếu mãi đắm chìm trong niềm vui
hay đau khổ.Bạn có thể vượt qua đau khổ nhanh chóng hơn niềm vui,thành công
của chính mình vì sao? Hay có thể đưa ra một số câu hỏi để bài thêm sinh
động.Phần cuối đặt một bài thơ mà không ứng dụng là rất phí,ta cũng có thể đưa

nó vào thân bài câu:
“Mọi thứ rồi cũng qua
…Thời huy hoàng của Becks
Phai ở Galaxy”
Từ đó ta kết luận: dù đau khổ hay hạnh phúc ta cũng không thể chối bỏ được một
hiện thực,ta đã từng như thế,nó là quá khứ.Và chúng ta là hiện tại.Mở rộng
thêm,một đất nước nếu chỉ chăm chăm nhìn vào quá khứ huy hoàng thì anh ta sẽ
không thể nhìn thấy tương lai tốt đẹp hơn của chính mình.

Bài 5:Xã hội Việt Nam không nhất thiết phải
bình đẳng

9


Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng mình phải làm gì để có mặt trên trái đất này và chiến đấu
như thế nào mới có được vị trí như ngày hôm nay không? Bản thân mỗi người, đều phải trải qua
nhiều cuộc đấu tranh từ trước khi xuất hiện. Khi đã được sinh ra có sự phát triển về thể chất và ý
thức chúng ta lại bắt đầu với vô vàn thử thách khác nhau để có thể tồn tài và một chỗ đứng trong xã
hội (như những việc cạnh tranh trong thi cử, công việc, cuộc sống,…). Và chính những điều đó đã
cho ta thấy muốn tồn tại và phát triển xã hội này chúng ta phải cạnh tranh rất nhiều và đấy là một
bản năng bẩm sinh trong mỗi con người chúng ta mà không thể nào thay đổi được. Bạn có thể thay
đổi một người thuận chân phải có thể đá banh bằng chân trái của họ được nhưng bạn không thể
nào thay đổi được bản năng bẩm sinh đó của họ.
Câu hỏi đâu tiên được đặt ra rằng sự cạnh tranh và bình đẳng thì nó có tác động nhưng thế
nào đối với sự phát triển của xã hội. Các bạn biết đó cạnh tranh là một hành động tranh đua, chống
lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích tồn tại, sống còn giành lại lợi nhuận, địa vị, kiêu
hãnh. Còn bình đẳng thì nó là điều gì đó mang nhiều khái niệm khác nhau ở từng lĩnh vực nhưng
điều tôi muốn nói ở đây là cái hiểu chung của các bạn về bình đẳng.
Ngay từ xã hội nguyên thủy con người đã phải cạnh tranh rất nhiều để tồn tại và sinh tồn, chính

những sự cạnh tranh ấy của con người đã thúc đẩy xã hội vận động rất nhiều để tiến tới các hình
thái xã hội tốt đẹp hơn. Cho đến ngày nay sự cạnh tranh chủ thể trong nền kinh tế thị trường đã
mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Ví dụ điển hình cho ta thấy giữa cocacola và pepsi hai thương hiệu này đã không ngừng cạnh tranh với nhau và chính sự cạnh tranh ấy
luôn đem lại cho người tiêu dụng về giá thành sản phẩm, chất lượng nước uống,…
Nếu chúng ta không cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ làm trì trệ sự phát triển của xã
hội. Các bạn biết đấy người Liên Xô họ đã thất bại trong việc tạo ra bình đẳng bằng cách dàn điều
lợi nhuận và khi đó thì chẳng ai ham muốn làm việc chăm chỉ nữa và mô hình ấy nhanh chóng thất
bại, kể cả xã hội Việt Nam chúng ta cũng thế chúng ta cũng cố gắng bằng việc dàn đều lợi nhuận
này.
Từ những dẫn chứng trên chúng ta có thể thấy cạnh tranh đóng vai trọng rất quan trọng đối với sự
phát triển của xã hội, thay vì tạo ra bình đẳng thì ta hãy tập trung tạo sự cạnh tranh, cạnh tranh một
cách công bằng. Cạnh tranh đó đã trở thành một quy luật tự nhiên mà không thể nào thay đổi bằng
cách tạo ra sự bình đẳng.
Các bạn biết đó người ta luôn cho rằng đàn ông và đàn bà đều bình đẳng nhưng thực tế thì sao?
Đến đây tôi sẽ dẫn một lời nói của Lý Quang Diệu đã bảo rằng:

“Ban đầu tôi cũng tin rằng mọi đàn ông đàn bà đều bình đẳng… Giờ tôi
biết rằng điều đó không có khả năng xảy ra bởi vì hàng triệu năm trong quá
trình tiến hóa, con người đã tảng mát khắp nơi trên bề mặt trái đất này, bị cách
ly với nhau, phát triển độc lập, có sự pha trộn khác nhau về chủng tộc, dân tộc,
10


khí hậu, thổ nhưỡng… Đây là những điều tôi đã đọc được và khiểm nghiệm so
với quan sát của mình. Chúng ta đọc rất nhiều. Thực tế rằng mọi thứ được in ra
và được ba, bốn tác giả không có nghĩa là mọi thức ấy đúng sự thật. Có thể tất
cả đều sai. Nhưng qua kinh nghiệm của bản thân… tôi kết luận: đúng, có sự
khác biệt.”
Vậy điều tôi muốn nói ở đây sự cạnh tranh đó đã trở thành bản năng, nếu biết không thể thay đổi
được thì đừng cố gắng, nếu chúng ta cố gắng tạo ra sự bình đẳng mà biết điều đó không thể thì

chúng ta đang tự mình làm cho xã hội suy thoái. Thay vì tạo ra bình đẳng thì hãy tạo ra sự cạnh
tranh công bằng. Tôi cũng mong rằng đất nước mình sẽ phát triển ở tầm cao mới, người Việt Nam
chúng ta sẽ tập trung vào giáo dục thê hệ trẻ, lựa chọn và trọng dụng những con người tài giỏi mà
không quan tâm đến xuất thân của họ tạo cho họ một môi trường công bằng để họ cạnh tranh góp
phần phát triển đất nước.

Nhận xét bài số 5: Đi theo trình tự,dễ dàng nói lên vấn đề
muốn bày tỏ.Đầu tiên đặt vấn đề rằng con người luôn đấu tranh lẫn nhau
để leo lên vị trí cao hơn,sự tác động của bình đẳng và cạnh tranh xếp
cạnh nhau sau đó nói về nguyên nhân,tác động tích cực và cả tiêu
cực.Sau mọi bước kết luận lại ý kiến chính mình : “Sự bình đẳng vốn
không cần thiết” thì đưa ra giải pháp rằng, thay vì tạo ra sự bình đẳng
hãy tạo ra sự cạnh tranh công bằng.Mở rộng ra việc tạo ra sự công bình
trong cạnh tranh tác động không chỉ đến nhân cách con người mà còn là
một xã hội,một môi trường cho thế hệ tiếp theo có một thái độ đúng đắn
về bình đẳng và cuộc đấu tranh để giành chỗ đứng

11


Bài 6:
Đã tham thì tham cho lớn
Nếu bạn dạo chơi trên thế giới ảo này đã nhiều năm thì chắc sẽ rất
quen với một hành vi nhiều người lên án nhưng vẫn tràn lan, đó chính là
thói ăn cắp. Một bài thơ hay vừa ra lò thì vài ngày sau ta có thể thấy nó ở
nơi khác với một cái tên tác giả hoàn toàn khác. Không chỉ một lần tôi thấy
được bài viết về cảm xúc bao gồm nhiều đoạn của nhiều bài khác nhau
ghép với đoạn của kẻ cắp. Hay thường nhất là trên Facebook có rất nhiều
người lấy ảnh các girl xinh làm avatar cho mình. Thế người ta ăn cắp để
làm gì? Để có thể tìm được cái lợi từ đó.

Bỏ ra ít công sức nhưng có được cái lợi lớn thì đúng là một hành
động khôn ngoan, nhưng chúng ta đều biết ăn cắp là sự khôi lỏi và thiếu
đạo đức. Nếu một người muốn bỏ tiền ra để mua lương tâm của bạn thì
bạn có thể bán giá bao nhiêu? Với tôi thì bao nhiêu nhỉ? 1 tỷ, 10 tỷ hay 20
tỷ? Để xem! Có lẽ là 20 tỷ đi, tức là khoảng 1 triệu đô la. Ý tôi nói là gì? Là
nếu đã tham thì cố mà tham cho lớn.
Có nhiều bài phân tích rằng dân tộc ta có thói quen bắt chước, rồi
thời gian gần đây lại rộ lên cái thói ăn cắp vặt. Tính xấu khó bỏ nhỉ? Nếu
đã khó bỏ thì thôi cứ thuận theo tự nhiên và cho nó phát triển lên cao hơn
nữa. Trong xã hội loài người có rất nhiều thứ quý giá để ăn cắp mà chẳng
thiệt hại đến ai, không những thế nó còn rất lợi ích cho mình rất nhiều, nếu
không thì nó chẳng gọi là quý. Vậy thứ đó là gì? Xin thưa đó là trí tuệ và
văn hóa.
Trong các cuộc tranh luận, ta thấy nhiều người mang nước này hay nước
kia ra khen, Mỹ hay thế này, Trung Quốc giỏi thế kia… Rồi sau đó có người
bảo: “Những nước đó cũng có những tồi tệ khác gì ta đâu.” (làm xấu đi
hình ảnh nước đó) Nếu họ ghét… Sau khi đọc những lời ấy tôi chợt nghĩ:
“Quái! Thích hay ghét Mỹ hoặc Trung Quốc thì liên quan gì? Cái mình cần
là chi? Không phải những điều giúp họ trở nên hùng cường hay sao?” Là
quốc gia nào có quan trọng gì đâu? Lấy những điều giúp kẻ ta ghét mạnh
mẽ làm cho mình mạnh mẽ chính là một cách trả thù rồi đấy.
Tại sao văn hóa Trung Quốc đồ sộ? Vì bản thân Trung Quốc hấp thu
văn hóa của biết bao dân tộc trong các cuộc mở rộng lãnh thổ. Vì sao Mỹ
12


trở thành nước đứng đầu thế giới? Vì Mỹ là hợp chủng quốc, hấp thu hầu
hết trí tuệ của nhân loại, nhiều tinh hoa như vậy nuôi dưỡng mà không
đứng đầu mới là lạ. Còn nước Đức? Là do nằm ở trung tâm Châu Âu đấy.
Hy Lạp, La Mã hay Ai Cập cổ đại? Họ nằm ở ngã 3 châu lục. Nhật Bản và

Hàn Quốc? Hấp thu văn hóa Mỹ. Để tránh có người bảo “họ không bị Mỹ
đồng hóa” thì cũng nói luôn, họ hấp thu vào cơ thể chứ không phải dán nó
lên người.
Chúng ta có 4000 năm văn hiến, nhưng khi nhìn lại thì những tinh hoa
mà chúng ta sản sinh ra sao mà ít quá, chúng ta giống như một người
sống lâu nhưng luôn ốm o gầy mòn. Vậy sao chúng ta không cố gắng ăn
vào nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể mạnh khỏe ra? Bạn sợ mình bị đồng
hóa? Không sao, đừng sợ. Chúng ta chỉ bị đồng hóa khi ăn quá nhiều một
thứ gì đó, nếu chúng ta ăn mỗi nơi một ít mà còn là thứ tốt nhất thì cơ thể
sẽ đủ chất trong khi những chất của chính ta có sẵn luôn trội hơn cả. Như
hiện tại ăn nhiều thức ăn Trung Quốc quá mới là đáng sợ.
Nếu đất nước này cho tôi cái quyền làm thủ tướng và chỉ được ban
hành một sắc lệnh duy nhất thì tôi sẽ… thành lập một hội đồng khoa học
để nghiên cứu văn hóa và trí tuệ những quốc gia đứng đầu thế giới. Sau
đó mang những gì nghiên cứu được vào một môn học xuyên suốt từ lớp 1
đến lớp cao nhất có thể. Tất nhiên đây là một môn học mang tính học hỏi
và phê phán chứ không phải học vẹt. Vì sao Mỹ đứng đầu thế giới? Điều gì
khiến Trung Quốc, Anh, Đức, Nhật, Hàn, Úc, Thụy Điển trở nên…?
Tất nhiên nếu có phê phán thì mấy cái xấu của những quốc gia đó cũng
được mang ra tranh luận. Nào! Giờ chúng ta hãy tưởng tượng xem nếu có
môn học ấy thì thế hệ tương lai chúng ta sẽ ra sao? Biết đâu sẽ có một chủ
nghĩa mới siêu việt hơn tất cả ra đời trên nước Việt Nam này, và khi ấy xã
hội Việt Nam sẽ là hình mẫu cho mọi quốc gia noi theo.
Ước mơ chỉ là ước mơ thôi đúng không bạn? Để ước mơ đó của tôi trở
thành hiện thực thì cần phải vượt qua rất nhiều định kiến. Thôi thì cứ gửi
ước mơ đó vào bài viết này. Còn giờ thì tôi phải tập trung vào công việc
cho ngày mai nữa, kẻo làm không tốt bị đuổi việc thì chỉ có nước về quê
cắm câu (mà giờ thì ở quê cũng hết cá để câu rồi).
Mắt Đời


13


Nhận xét bài 6: Có ý thức so sánh với cách nước như Mỹ hay Trung Quốc.Bài viết
thể hiện cá tính và giọng nói mạnh mẽ của người viết.Mặc dù sẽ có vài ý không
đồng nhất nhưng nhìn chung có tính khái quát cao,vừa viết theo lối như kích bác
người đọc vừa khuyên răn. Chuyện tham nhỏ hay tham lớn không còn là vấn đề
của một cá nhân mà là của cả một xã hội.Chữ tham lấn át cả tầm nhìn,cái mà có
thể nhìn nhận ra những gì đáng “ăn cắp” theo tôi đó nên gọi là học hỏi,vốn tri
thức và văn hóa,nó là thứ đáng tham nhất,cái tham lớn nhất mà không ai tham.Ví
von Việt Nam rất hình tượng,như người sống lâu năm mà gầy nhom hay nó văn
hóa học ăn vào trong người chứ không phải dán trên mih2

Bài 7:
Những danh xưng cần được tôn trọng
VNCA - 17/11/2014 08:0

Từ lâu, ở nước ta đã xuất hiện những từ: Nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ,
họa sĩ, nhà viết kịch, đạo diễn, nhà lý luận phê bình… Đó là
những người hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sáng
tạo nên những tác phẩm hoặc bình luận những tác phẩm ấy. Để
được gọi là "nhà" (nhà văn, nhà thơ…) hoặc "sĩ" (nhạc sĩ, họa sĩ,
thi sĩ…), chủ thể phải có hoạt động mang tính chuyên nghiệp,
phải có những tác phẩm có chất lượng được đồng nghiệp trong
giới và rộng ra là xã hội ghi nhận. Từ "chuyên nghiệp" nói ở đây
không hẳn là ăn lương Nhà nước để chỉ chuyên làm công việc
sáng tác hoặc lý luận, phê bình...

Mặc dù là tác giả của các ca khúc bất hủ "Diệt phát xít", "Người Hà Nội" nhưng
sinh thời, nhà văn Nguyễn Đình Thi không nhận mình là nhạc sĩ.

Ở nước ta, hầu như rất ít có văn nghệ sĩ ở diện này mà thường là làm một công
việc nào đó, hưởng lương từ công việc đó (ví như làm báo, làm công tác quản lý
hoặc nhiều việc khác). Sáng tác đối với họ chỉ là tranh thủ sau khi đã hoàn tất công
việc chính. Nhưng chất lượng tác phẩm của họ đã đạt những chuẩn mực nhất định
mang tính chuyên nghiệp. Và thường là họ có chân trong những tổ chức nghề
nghiệp, ví như các hội văn học, nghệ thuật (Hội Nhà văn, Hội Nhạc sĩ, Hội Mỹ
14


thuật…).
Cũng có trường hợp, đương sự không là hội viên nhưng tên tuổi của họ
không xa lạ với số đông công chúng, thậm chí rất nổi tiếng bởi tài năng và sự xuất
sắc của tác phẩm thì đương nhiên cũng rất xứng đáng với danh xưng nào đó. Ví
như Nguyễn Đình Thi không phải là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhưng là tác
giả hai bài hát nổi tiếng, có giá trị vĩnh hằng là "Diệt phát xít" và "Người Hà Nội",
không phải là hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu nhưng viết nên ba vở kịch rất có giá
trị là "Con nai đen", "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" và "Rừng trúc" nên nói ông là
nhạc sĩ và nhà viết kịch cũng hoàn toàn chính xác. Trần Hòa Bình không là hội
viên Hội Nhà văn nhưng anh có những bài thơ hay, được nhiều bạn sinh viên ưa
thích. Gọi anh là nhà thơ hoàn toàn đúng. Còn nhiều trường hợp khác tương tự
không thể kể hết.
Như vậy, để được gắn với một danh xưng nào đó trong lĩnh vực văn nghệ ("nhà",
"sĩ"), đương sự phải hoặc là hội viên một hội văn học, nghệ thuật nào đó, hoặc là
có tiếng tăm trong địa hạt mình sáng tác.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, tình hình khá lộn xộn. Những danh xưng trên
được người ta tự phong, hoặc được bạn bè, người khác phong cho đã trở nên bình
thường, không bị coi là chướng. Nhạc công, ca sĩ chỉ biết đánh đàn, hát, có tập viết
một vài ca khúc cho chính mình hát cũng được giới thiệu là "nhạc sĩ". Thậm chí, có
người đến một hội nghị rất long trọng hát bài tự biên chưa có thể gọi được là một
bài hát hoàn chỉnh cũng được ban tổ chức giới thiệu là nhạc sĩ. Lạm dụng danh

xưng nhiều nhất là ở lĩnh vực thơ.
Hiện nay, bất cứ ai chỉ cần bỏ ra dăm, bảy triệu là có thể in được một tập thơ cả
trăm bài của mình dẫu có dở đến mức không thể gọi được là thơ miễn không có
vấn đề gì bị coi là "nhạy cảm" về chính trị! Những tập thơ như thế sau khi in ra, tác
giả còn tổ chức "giao lưu" với bạn đọc (gồm toàn bạn bè quen biết được tác giả
hẹn trước và được chiêu đãi sau khi kết thúc buổi "tọa đàm". Tất nhiên toàn bộ
kinh phí do tác giả lo). Người đứng ra giới thiệu, làm vai trò MC không quên trịnh
trọng giới thiệu tác giả là "nhà thơ" trong khi chẳng ai biết người viết ra những bài
thơ dạng "con cóc" đó là ai. Có tờ báo còn dễ dãi thực hiện bài giới thiệu tập thơ
này với danh xưng của tác giả là "nhà thơ".
Người viết bài này từng được tặng nhiều tấm "cạc" (carvisite: danh thiếp), 2
mặt chi chít chữ Việt và Anh ghi là "nhà thơ" hoặc "nhạc sĩ" mặc dù tên anh ta lạ
hoắc. Những "nhà thơ" kiểu này khi in tập thơ của mình thường tìm đến một số
nhà thơ hoặc nhà phê bình lý luận có danh tiếng nhờ viết lời giới thiệu. Đáng nói là
ngoài những lời lẽ tâng bốc mà tập thơ không đạt được, người viết phần giới thiệu
sẵn sàng phong tặng tác giả tập thơ danh xưng "nhà thơ" tuy trong đầu cũng thấy là
gượng và... lố. Không khó hiểu.
Tính cả nể vốn dễ có ở văn nghệ sĩ cộng với chiếc phong bì nặng tay đã khiến
15


vị văn nghệ sĩ đích thực kia khó có thể làm khác (!). Vị không hề nghĩ như vậy là
hạ thấp, thậm chí bôi bác chính cái danh xưng thiêng liêng mình đang có, phải mất
cả đời miệt mài lao động sáng tạo mới có được.

Thời buổi này, làm nên những video clip không khó gì. Bất cứ ai cũng có thể
quay, có khi chỉ bằng chiếc điện thoại, rồi in thành đĩa, đưa lên mạng internet.
Người ta thoải mái làm thơ, sáng tác bài hát. Người có điều kiện thuê ca sĩ hát.
Người không có hoặc thích thì tự hát rồi tung lên mạng. Cũng chẳng sao nếu nội
dung các bài hát này không có vấn đề gì sai lạc về chính trị. Nhưng cần nói là họ tự

nhận mình là nhạc sĩ. Tự nhận đã làm nên sự nhiễu loạn. Đáng nói hơn là cả những
cơ quan, tổ chức của Nhà nước cũng sẵn sàng phong danh xưng cho họ. Giờ đây,
bất cứ địa phương nào (tỉnh, huyện, thậm chí cả xã, thôn), cơ quan, xí nghiệp, đoàn
thể, tổ chức nào cũng có những bài hát nói về mình. Tác giả của những bài này ít
khi là những nhạc sĩ chuyên nghiệp, có tên tuổi mà thay vì là nghiệp dư ở địa
phương, tự biên. Có thể do thời kinh tế thị trường hiện nay, người ta làm gì cũng
phải tính toán lỗ lãi thiết thực nên không dễ mời nhạc sĩ chuyên nghiệp do phải chi
phí tốn kém mà dùng "cây nhà, lá vườn" cho tiết kiệm. Không sao, lại động viên
được phong trào văn hóa quần chúng. Nhưng đáng nói là phong những người sáng
tác "tự biên" là "nhạc sĩ" thì đã hạ thấp danh xưng này.
Một tỉnh nọ phát trên đài truyền hình tỉnh mình chương trình ca nhạc của
một người phổ thơ của một người khác. Người phổ nhạc được giới thiệu là "nhạc
sĩ" làm ở nhà văn hóa tỉnh. Còn "nhà thơ" là vị chức sắc lớn trong tỉnh. Chắc vì lẽ
đó nên Đài Truyền hình tỉnh này mới sẵn sàng làm cả một chương trình đến 45
phút để giới thiệu hai "tác giả" chẳng ai biết (vị "nhà thơ" thì không đến nỗi xa lạ
nhưng ở lĩnh vực… quan trường). Ca sĩ trình bày các ca khúc này đều thuê từ Hà
Nội, lại toàn những tên… xịn nên chương trình đã đội giá lên tới mấy trăm triệu
đồng. Đó là chỉ nói riêng khoản tiền thù lao cho ca sĩ. Dân tình chẳng ai lọt tai
được bài nào bởi nhạc thì trúc trắc, đầu Ngô, mình Sở, lời thì lủng củng, dài dòng,
lê thê.
Người tự trọng và tôn trọng những danh xưng nói trên thì luôn không dễ
nhận mình là "nhà" nọ, "sĩ" kia trong khi người háo danh nhưng bất tài thì tự
phong cho mình lấy được. Cố nhạc sĩ Xuân Oanh - tác giả bài hát "19 tháng 8" để
đời - luôn không công nhận mình là nhạc sĩ. Ông nói mình chỉ yêu thích âm nhạc
và sáng tác. May mắn viết được bài hát khiến người nghe có cảm tình. Rất khiêm
nhường. Bởi cả đời ông làm công việc của một nhà ngoại giao. Nhưng chất lượng
tác phẩm, trình độ âm nhạc và tên tuổi của ông hoàn toàn xứng đáng là một nhạc sĩ
chuyên nghiệp thực thụ. Cố nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng như vậy. Ông
16



chỉ công nhận mình là nhà thơ, nhà văn, còn nhạc sĩ và nhà viết kịch thì không.
Khi ông chưa qua đời, có lần người viết bài này được ông cho biết: "Mình vốn yêu
thích âm nhạc từ nhỏ và có võ vẽ biết đánh đàn piano. Từ thực tế cuộc sống sôi
động mà mình đang đắm vào, đã viết nên được hai bài hát đó. Chứ kiến thức âm
nhạc khi ấy có gì đâu. Không hiểu sao lại thành công ngoài sức tưởng tượng của
mình. Chỉ có hai bài mà gọi là nhạc sĩ thì mình không dám. Đạt được hai tiếng
nhạc sĩ đâu có đơn giản". Tiếng tăm và tài năng của Nguyễn Đình Thi thì ai cũng
biết. Không người Việt Nam nào lại không biết hai bài hát "Diệt phát xít" và
"Người Hà Nội". Vậy mà ông không nhận mình là nhạc sĩ.
Trong cuộc sống, mọi thứ đều phải có chuẩn mực. Chuẩn mực cao sẽ chứng tỏ
một mặt bằng dân trí cao... Sự dễ dãi, tự hạ thấp các chuẩn mực, đặc biệt trong lĩnh
vực sáng tạo nghệ thuật đã làm mất đi những giá trị lẽ ra phải có. Việc tự phong và
lạm dụng một cách quá dễ dãi như nói trên đã phương hại đến ý nghĩa tự thân của
các danh xưng. Mong rằng tình trạng ít nhiều lố bịch này sớm được chấm dứt

Nhận xét bài 7:

Bài 8:
Để sinh viên nước ngoài hiểu sử Việt hơn ta
là nỗi đau của lịch sử
Lịch sử lâu nay vẫn được xem là môn nền tảng, hình thành nhân cách
con người Việt Nam yêu nước, nếu không muốn nói môn này đặc biệt
quan trọng trong tình hình hiện nay và cả tương lai.
Năm nay, kì thi tốt nghiệp THPT sẽ thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc là
Toán và Văn, 2 môn tự chọn trong các môn, ở đó có môn lịch sử. Nhưng
điều buồn thay, theo công bố sơ bộ của các trường THPT thì môn lịch sử
sẽ chiếm tỉ lệ học sinh đăng kí rất ít, thậm chí có trường là 0%.
Đăng kí ít vì có nhiều lí do, môn này học khó vào, khó nhớ vì nhiều dữ
kiện, con số, hơn nữa tính rủi ro cao khi lựa chọn là môn thi tốt nghiệp.

Nhưng đối với 3 học sinh duy nhất của lớp 12D4, trường THPT Nguyễn
Tất Thành (Hà Nội), việc chọn lịch sử là môn tự chọn là niềm vui và niềm
tự hào.
17


Học lịch sử để tự hào về dân tộc
Từ khi nhận được thông tin về các môn thi tốt nghiệp năm nay, tập
thể lớp 12D4 xôn xao hẳn lên, hầu hết các em đều vui hơn khi được 4 môn
chứ không như 6 môn thường lệ.
Nhưng vấn đề ở chỗ, trong số các môn thi tốt nghiệp ngoài hai môn Văn và
Toán bắt buộc thì các em được quyền lựa chọn môn thi. Và hầu hết các
em đều “loại” môn lịch sử ra đầu tiên, cho rằng nếu chọn lịch sử là may rủi,
không sáng suốt, khó thi và như vậy điểm sẽ thấp.
Trong tổng số 48 học sinh của lớp 12D4 chỉ có ba em theo đến cùng với
môn lịch sử. Đó là các em Lê Thị Thùy Dương, Trần Mỹ Linh và Phạm
Phương Thảo.
Ba em này đều có điểm chung là yêu quý môn lịch sử từ nhỏ, thấm nhuần
những câu chuyện lịch sử do bác, bố mẹ và anh chị kể lại. Cho tới khi thi
đỗ vào trường THPT Nguyễn Tất Thành, được các thầy cô chia sẻ thêm về
lịch sử dân tộc các em lại càng yên quý môn học này hơn bao giờ hết.
Nói như Phạm Phương Thảo thì lịch sử đã “ngấm vào máu” lúc nào không
hay. Lí do chọn học sử của Thảo vì em có điều kiện và được thừa hưởng
từ gia đình khi có nhiều người đi theo môn học này.
Thảo cũng cho biết, phương pháp học sử bây giờ không còn khô khan như
trước, không còn chỉ biết cầm quyển sách lên và đọc mà có thể nghe đài,
báo cũng có thể nhớ sự kiện dễ dàng hơn.
Lịch sử học khó nhớ, khó học vậy lí do gì khiến ba nữ sinh này lại “liều” lựa
chọn là môn thi tự chọn? Trần Mỹ Linh cho biết, đã chọn ban C nên môn
sử kiến thức sẽ vững hơn các môn khác trong kì thi tốt nghiệp.

Lí do nữa là yêu thích môn học này, việc yêu thích và đam mê điều
gì đó sẽ giúp em học đơn giản hơn. Bản thân Linh rất thích nghe các câu
chuyện về lịch sử, chính người bác là nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại hay kể các
câu chuyện lịch sử cho anh em trong gia đình nghe, qua đó mà Linh càng
thấy thích sử hơn.
Việc học sử của Linh cũng được mẹ rất ủng hộ, chính mẹ Linh
cũng là dân khối C nên học sử càng trở nên đơn giản, do đơn giản nên tự
tin lựa chọn môn sử là môn thi tốt nghiệp và môn thi đại học cho mình.
Nói về tầm quan trọng của môn học này, Lê Thị Thùy Dương cho
biết, ít nhất môn lịch sử không có được vị trí đặc biệt thì cũng cần được đối
xử ngang bằng với các môn khác, dù không có nhiều học sinh lựa chọn,
nhưng cũng phải đầu tư thêm để được vị trí xứng đáng hơn.
18


Theo Dương, lịch sử là của cả một dân tộc và đó là vốn hiểu biết
của con người, nếu không có lịch sử thì các môn khác sẽ không có. Bản
thân Dương cảm nhận, giữa lịch sử và văn học có một mối liên hệ rất mật
thiết, đặc biệt ở lớp 12, những sự kiện lịch sử sẽ giúp Dương hiểu hơn về
sự ra đời cũng như những địa danh của rất nhiều các tác phẩm văn học.
Bạn cùng lớp Trần Mỹ Linh cho biết, dân ta phải biết sử ta, dù không biết
nhiều cũng phải biết ít và có kiến thức lịch sử thì mới biết được thực sự có
yêu đất nước mình không.
“Các bạn hãy chú trọng tới việc học sử, vì khi ra nước ngoài mình có kiến
thức lịch sử của nước mình là rất quan trọng. Lịch sử nước nào cũng quan
trọng, tại sao nước ngoài họ chuyên tâm nghiên cứu lịch sử của nước họ,
bởi họ thực sự yêu quý lịch sử, yêu quý đất nước. Đất nước ta có hơn
4.000 năm dựng nước và giữ nước thì tại sao không học lịch sử để hiểu
hơn về quá trình dựng nước để càng yêu quý nước mình hơn” Linh nhắn
nhủ tới các bạn.

Quan điểm của Phạm Phương Thảo về tình yêu đất nước là không cần
phải nói miệng rằng tôi rất yêu nước tôi hay tôi tự hào là người Việt Nam,
mà chỉ cần người đó hiểu được dân tộc mình, đất nước mình, hiểu mình
đang sinh sống ở một nơi như thế nào.
Chạnh lòng với môn sử
TS. Nguyễn Mạnh Hưởng, giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội chia sẻ, khi nghe thông tin nhiều học sinh không lựa chọn
môn sử trong kì thi tốt nghiệp THPT, bản thân TS. Hưởng thấy phải suy
nghĩ và chạnh lòng với môn mình đang dạy.
Dưới góc độ là người thầy, TS. Hưởng nhận định có thể môn lịch sử ít
người lựa chọn vì thực tế môn này là môn khó học, khó nhớ vì có nhiều sự
kiện liên quan tới thời gian, nhân vật, không gian lịch sử và nhiều yếu tố
liên quan. Môn này đòi hỏi học sinh phải có sự đam mê, hứng thú thì mới
có thể học tốt, nếu học theo lối truyền thống cũ, học thuộc lòng, học vẹt,
máy móc thì sẽ trở nên sợ.
Một lí do nữa khiến học sinh không chọn môn lịch sử theo TS. Hưởng, vì
hiện đầu vào của các trường đại học khối C rất hạn chế, và tâm lí chung
học sinh chọn môn thi tốt nghiệp làm sao để hỗ trợ mình ôn thi cả đại học.
“Tôi không có bất cứ ý kiến nào nói là phải thế nọ thế kia về môn sử,
nhưng từ thời dựng nức đến nay, không thời nào không coi trọng lịch sử,

19


tất cả các thời phong kiến Việt Nam, đặc biệt trong kháng chiến chống
Pháp, Mĩ càng nhấn mạnh điều đó.
Trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường khiến người
ta nghĩ nhiều đến làm sao để mình lựa chọn môn mình học khối mình thi
sau này để ra trường dễ kiếm việc làm” TS. Hưởng bày tỏ.
Hiện nay nhiều người còn có suy nghĩ, có điên mới thi vào sư phạm, chỉ có

học dốt mới thi vào sư phạm, nếu nhiều người đồng tình với quan điểm
này theo TS. Hưởng đó là vấn đề cần đặt câu hỏi: “Giả sử chỉ có ngu, có
dốt mới thi vào sư phạm thì thử hỏi thế hệ các thầy cô ở các trường sư
phạm, giáo viên các trường phổ thông có trình độ cao về hưu hết thì sau
này lấy ai sẽ dạy?
Không có người trò giỏi khi không có thầy giỏi. Cho nên nói theo quan
điểm đó tôi cho rằng hoàn toàn sai lầm, từ thực tiễn này tôi cho rằng
những người làm hoạch định chính sánh giáo dục cần hoàn thiện việc đào
tạo thế hệ trẻ, đặc biệt là môn lịch sử, nó là môn góp phần quan trọng giáo
con người” TS. Nguyễn Mạnh Hưởng nhấn mạnh.

“Chúng tôi không cho rằng môn này tốt hơn môn kia, nhưng chúng tôi
luôn nhấn mạnh cho học sinh biết rằng mình là người Việt Nam thì mình
phải hiểu hơn ai hết về lịch sử Việt Nam, chứ đừng để sinh viên Mỹ,
Hàn Quốc, các nước khác hiểu hơn chúng ta thì đó là nỗi đau của lịch
sử. Cá nhân tôi thì không thay đổi được gì, nhưng rất mong các nhà
hoạch định chính sách giáo dục đưa ra những chính sách giải quyết hợp
lí nhất”
TS. Nguyễn Mạnh Hưởng đề nghị.

Nhận xét bài 8:bài này viết theo kiểu nói về tấm gương và ý
kiến của các nhà sử học bày tỏ quan niệm đối với hiện tưởng
học sinh sợ hãi việc học và thi sử. Tác giả cũng nêu rõ “… Lịch
sử lâu nay vẫn được xem là môn nền tảng, hình thành nhân cách con
người Việt Nam yêu nước, nếu không muốn nói môn này đặc biệt
quan trọng trong tình hình hiện nay và cả tương lai…” Nói lên cái đau
của dân tộc khi mà thấm nhuần câu nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”


Nêu nên một hiện trạng cái gốc học sử nước nhà đang bị lung
lay,khiến tương lai một đất nước cũng như vậy
20


Bài 9:
TRÍ TUỆ: SÁNG TẠO HAY ĂN CẮP?
Một quốc gia sẽ không thể có được nền sáng tạo, nền
học thuật, nền nghệ thuật đúng nghĩa nếu như ở đó,
quyền sở hữu trí tuệ của những sản phẩm sáng tạo bị
“ăn cắp” một cách tràn lan và trắng trợn. Và một khi
đã thiếu sáng tạo nhưng lại thừa “ăn cắp”, thì quốc
gia đó cũng sẽ khó lòng thoát khỏi đói nghèo và làm
“nô lệ” trí tuệ cho quốc gia khác.
Đạo văn, đạo nhạc, đạo giáo trình, làm hàng giả, hàng nhái, hàng ăn
theo...đang là thảm trạng tràn lan ở một số quốc gia hiện nay. Có thể nói,
trong tất cả các hành động ăn cắp thì kiểu ăn cắp chất xám là đáng lên án
nhất. Vì kẻ cắp này th ườ ng là nh ững ng ười được coi là có hiểu biết, và hệ
lụy của nó là bóp chết ướ c muốn sáng tạo, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Nguy hại h ơn, nó giết chết nền sáng
tạo, nền học thuật và nền nghệ thuật của cả một quốc gia, một dân tộc.
Khi sáng tạo là... tự sát
Một trong nh ững vinh quang l ớn nhất của ng ười sáng tạo đó là được
chia sẻ, lan tỏa sản phẩm trí tuệ của mình cho càng nhiều ng ười càng tốt.
Khó có một vinh quang nào l ớn h ơn điều này. Ng ược lại, cũng không có
một nỗi đau nào l ớn h ơn nỗi đau của ng ười sáng tạo khi phải thanh minh
về quyền s ở hữu "đứa con" do chính mình tạo ra, thậm chí còn bị mang
tiếng là mình đã ăn cắp nó.
Những kẻ ăn cắp thì th ườ ng có nhiều th ời gian, th ừa thủ đoạn và âm m ưu,
còn ngườ i sáng tạo thì th ường hồn nhiên tin t ưởng cống hiến và không

mảy may phòng bị.
Đó là một nỗi đau khủng khiếp cho nh ững ng ười sáng tạo, nh ững tổ
chức sáng tạo và nh ững quốc gia sáng tạo.
Không bảo vệ được quyền s ở h ữu trí tuệ thì không thể nào có sáng tạo
và hậu quả là sẽ không có nền học thuật, nền nghệ thuật và nền tri th ức
đúng nghĩa.
21


Nếu quốc gia nào vô tình ho ặc c ố ý l ơ là v ấn n ạn vi ph ạm quy ền s ở
h ữu trí tuệ, có nghĩa quốc gia đó t ự giết chết nền sáng t ạo, n ền h ọc thu ật,
nền nghệ thuật của mình.
Khi đó, quốc gia đó sẽ không th ể nào xây d ựng đượ c m ột n ền v ăn hóa
có trình độ văn minh cao, một nền kinh t ế tri th ức (n ền kinh t ế d ựa vào tri
th ức, chất xám, sáng tạo) mà v ẫn bu ộc ph ải d ựa nhi ều vào "n ền kinh t ế c ơ
bắp" (nền kinh tế d ựa nhiều vào nhân công giá r ẻ) và "n ền kinh t ế đào m ỏ"
(nền kinh tế d ựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên).
Kết quả, quốc gia đó v ẫn mãi không thoát kh ỏi đói nghèo, l ạc h ậu,
thậm chí phải làm "nô lệ" cho thế gi ới.
Thêm n ữa, nếu chúng ta phát tri ển m ạnh v ề kinh t ế mà lãng quên n ền
văn học - nghệ thuật đúng ngh ĩa thì rõ ràng lúc đó, d ẫu giàu có th ế nào đi
n ữa thì cũng không phải là một xã hội văn minh. Th ường có ba kịch b ản
chủ yếu xảy ra đối v ới t ươ ng lai của một xã hội: (1) M ột xã h ội v ừa giàu có,
v ừa văn minh; (2) Một xã hội r ất giàu có nh ưng "tr ọc phú"; (3) M ột xã h ội
v ừa nghèo đói, v ừa mông mu ội. Kịch b ản nào là n ằm ở s ự l ựa ch ọn c ủa
mỗi quốc gia, mà một trong nh ững y ếu t ố quan tr ọng là tùy thu ộc vào cách
th ức mà quốc gia đó hành x ử v ới quyền s ở h ữu trí tu ệ.
Bảo vệ quyền s ở h ữu trí tu ệ do v ậy có ý ngh ĩa l ớn lao và quan tr ọng.
Nó không chỉ đơn gi ản là bảo vệ một cá nhân hay b ảo v ệ m ột t ổ ch ức nào
đó, mà chính là bảo vệ ngu ồn tài nguyên trí tuệ (khác v ới ngu ồn tài nguyên

thiên nhiên và ngu ồn tài nguyên c ơ b ắp), ngu ồn tài nguyên quan tr ọng nh ất
cho s ự phát tri ển hùng mạnh của b ất c ứ qu ốc gia nào trong th ời đại ngày
nay.
Sẵn sàng lấy nh ững th ứ... không thu ộc v ề mình
Có thể tạm phân chia nh ững k ẻ vi ph ạm Lu ật S ở h ữu trí tu ệ làm hai
nhóm: Nhóm vô tình vi ph ạm do thi ếu hi ểu bi ết và nhóm c ố tình vi ph ạm vì
lòng tham l ợi nhuận, lòng tham danh ti ếng...
Nhóm nào cũng đáng lên án cả, nh ưng đối t ượng đáng ph ải nói nh ất là
nhóm 2, nh ững kẻ đượ c coi hoặc t ự coi là ng ườ i có hi ểu bi ết nh ưng v ẫn c ố
tình đạo văn, đạo nhạc, đạo giáo trình, đạo giáo dục, làm hàng gi ả, hàng
nhái... Lòng tham đã bi ến h ọ thành nh ững k ẻ ngang nhiên, tr ắng tr ợn " ăn
cắp", sống trên x ươ ng máu của ng ườ i khác, mà không h ề t ự v ấn l ương
tâm, t ự thấy xấu hổ.
Ng ườ i ta sẵn sàng l ấy nh ững th ứ không thu ộc v ề mình và nh ận
nh ững th ứ không x ứng đáng đượ c nh ận. N ếu th ực s ự có hi ểu bi ết và có
giáo dục thì khi làm gì sai con ng ườ i sẽ t ự v ấn l ươ ng tâm ghê g ớm; t ự c ảm
thấy xấu hổ ghê g ớm. Vì trong con ng ườ i chúng ta luôn có m ột con-ng ười22


l ươ ng-tâm mà mình làm gì thì có th ể không ai bi ết c ả nh ưng Tr ời bi ết, Đất
biết và con-ng ườ i-l ươ ng-tâm đó biết.
Ai tạo ra con-ng ườ i-l ươ ng-tâm? Chỉ có giáo d ục đúng ngh ĩa! N ếu có
giáo dục đúng ngh ĩa, ch ắc ch ắn m ột ng ười khi bi ết mình không có kh ả
năng sáng tạo thì cũng t ự hi ểu và t ự ng ăn c ản mình, không cho mình l ấy
nh ững gì không thuộc về mình, không nh ận nh ững gì không x ứng đáng
nhận. Làm ng ượ c lại v ới điều đó đồng ngh ĩa v ới vi ệc không có l ương tâm
hoặc con-ng ườ i-l ươ ng-tâm đã chết!
Vấn đề luật pháp cũng là yếu tố quan tr ọng không kém khi ến tình hình
vi phạm s ở h ữu trí tuệ của một qu ốc gia tr ở nên bi đát . Th ườ ng thì luật
pháp có khá đủ, nh ưng công tác th ực thi và b ảo v ệ pháp lu ật còn nhi ều

hạn chế. Nh ưng cũng cần hi ểu r ằng, 99% thành công c ủa vi ệc b ảo v ệ s ở
h ữu trí tuệ phụ thuộc vào ý th ức của m ỗi ng ườ i dân và c ủa c ả toàn dân.
Đại văn hào Nga Lev Tolstoy đã có câu nói n ổi ti ếng, đại ý m ột qu ốc gia dù
có hệ thống pháp luật hoàn thi ện đến m ấy đi ch ăng n ữa, c ũng ch ỉ có th ể
điều chỉnh 1% các mối quan hệ xã h ội mà thôi, 99% các m ối quan h ệ xã
hội còn lại đượ c điều chỉnh bằng luân th ườ ng đạo lý c ủa xã h ội c ủa qu ốc
gia đó.
Ngày 2/8/2006, chỉ sau 12 ngày tại vị, Phó Thủ t ướng kiêm B ộ tr ưởng
Bộ Giáo dục và Phát triển nhân l ực Hàn Qu ốc Kim Byong Joon ph ải t ừ
ch ức do tin đồn ông đã đạo văn trong một báo cáo nghiên c ứu c ủa mình.
Vụ bê bối bắt đầu t ừ m ột bài báo t ố cáo ông Kim đạo lu ận v ăn c ủa
một sinh viên khoảng 20 năm tr ướ c đó, lúc ông đang giảng dạy môn Khoa
học Chính trị tại Đại học Kookmin ở Thủ đô Seoul.
Thế nh ưng, nhìn vào nhi ều quốc gia hi ện nay, có th ể thấy xã hội cũng
ch ưa phản ứng một cách đủ mạnh đối v ới v ấn n ạn ăn c ắp ch ất xám. Ở m ột
số n ướ c, nếu một ng ườ i nào đó bị phát hi ện ăn c ắp sáng t ạo thì coi nh ư
s ự nghiệp của họ cũng tiêu tan luôn mà không c ần ph ải có lu ật pháp nào
phán x ử. Một xã hội th ực s ự b ảo về quyền s ở h ữu trí tu ệ là m ột xã h ội mà
đại đa số ng ười dân và đặc biệt là gi ới học thuật, gi ới sáng tác và gi ới sáng
chế hiểu sâu sắc vấn đề này. Chính h ọ s ẽ ném s ự khinh bỉ và s ự ph ẫn n ộ
vào nh ững kẻ vô tình ho ặc c ố ý " ăn c ắp" quy ền s ở h ữu trí tu ệ.
Có 3 tòa án...
Phán x ử nh ững kẻ ăn c ắp sáng t ạo, ăn c ắp trí tu ệ là 3 tòa án: "Tòa
án l ươ ng tâm", "Tòa án xã hội" và "Tòa án nhà n ước". V ậy xây d ựng và
vận hành 3 "tòa án" đó nh ư thế nào để ch ống l ại hành vi vi ph ạm quy ền s ở
h ữu trí tuệ?

23



Giáo dục tiến t ới nâng cao nh ận th ức của xã h ội và ý th ức công dân v ề s ở
h ữu trí tuệ là giải pháp c ăn c ơ nh ất. Giáo d ục đúng cách s ẽ t ạo ra nh ững
con ngu ời phát triển hài hòa v ới đầy đủ ph ẩm giá, hay nói cách khác là
nh ững con ng ườ i có l ươ ng tâm. Đó là nh ững ng ườ i bi ết l ỗi, bi ết ơn, bi ết
tôn trọng ng ườ i khác, biết phân biệt đúng sai, ph ải trái, hay d ở, t ốt
xấu...biết xấu hổ, nhất là biết t ự x ấu h ổ.
Cũng chính giáo dục sẽ tạo cho ng ười dân thói quen tôn tr ọng s ở h ữu trí
tuệ và thông l ệ muốn có s ản ph ẩm trí tu ệ thì ph ải mua và th ậm chí s ẵn
lòng mua v ới giá cao. H ọ s ẽ thanh th ản và vui v ẻ c ảm th ấy r ằng b ỏ ti ền
mua sản phẩm trí tuệ không ph ải chỉ là mua m ột s ản ph ẩm h ữu hình nào
còn là mua danh d ự, mua uy tín cho cá nhân mình, t ổ ch ức mình.
V ới nh ững con ng ườ i đúng ngh ĩa nh ư vậy, chúng ta sẽ xây d ựng
được một xã hội biết trân quý, tôn vinh nh ững ng ười có kh ả n ăng sáng t ạo,
sáng tác, sáng ch ế đồng th ời bi ết lên án, ph ẫn n ộ, bi ết t ẩy chay, tiêu di ệt
nh ững kẻ ăn cắp trí tuệ, ăn c ắp sáng t ạo.
Cuối cùng, luật pháp cần ph ải đủ mạnh, đủ s ức r ăn đe, ng ăn ch ặn và
được th ực thi một cách nghiêm minh. Đặc biệt trong b ối c ảnh "tòa án
l ươ ng tâm" và "tòa án xã hội" đang r ất h ạn ch ế nh ư hi ện nay ở m ột s ố
n ướ c thì pháp luật hay còn gọi là "tòa án nhà n ước" ph ải là l ực l ượng tiên
phong hoặc là chốt chặn cu ối cùng nh ằm lo ại tr ừ tình tr ạng vi ph ạm quy ền
s ở h ữu trí tuệ.
B ừng sáng hay lụi tàn?
Có thể hình dung về b ức tranh tuy ệt v ời, s ống động c ủa m ột xã h ội mà
ở đó quyền s ở h ữu trí tuệ được tôn trọng và bảo vệ r ất t ốt. Khi đó, m ọi
công dân, mọi tổ ch ức m ỗi khi sáng t ạo ra cái gì hay, cái gì m ới, cái gì có
giá trị đều ngay lập t ức tìm cách để chia s ẻ, lan t ỏa cho m ọi ng ười, cho xã
hội mà không s ợ bị ai ăn c ắp. N ền tri th ức, n ền sáng t ạo, n ền h ọc thu ật,
nền nghệ thuật của xã hội nh ờ đó s ẽ đượ c b ồi đắp lên mãi, t ừ đó thúc đẩy
xã hội phát triển và văn minh nhanh chóng.
Ng ượ c lại, nếu s ự sáng t ạo bị đe d ọa nh ư hi ện nay, ít ai mu ốn ngh ĩ

t ới sáng tạo, nếu có sáng tạo thì cũng không ngu d ại gì chia s ẻ v ới ng ười
khác, vì ngay lập t ức nó sẽ không còn là của mình n ữa, th ậm chí còn b ị vu
cho là ăn cắp chính nh ững cái mà mình đã sáng t ạo ra. Đó th ực s ự là m ột
nỗi đau khủng khiếp!
Lan tỏa, chia s ẻ nh ững s ản ph ẩm sáng t ạo nh ư tri th ức, sáng ch ế,
nghệ thuật...là nhu cầu, ni ềm h ạnh phúc c ủa nh ững ch ủ th ể sáng t ạo. Nó
t ựa nh ư hành động "chia l ửa" để cùng th ắp sáng thân ph ận c ủa m ột con
ng ườ i, t ươ ng lai của một tổ ch ức và tiền đồ của c ả m ột dân t ộc. Ng ượ c l ại,
khi hành động đó không đượ c bảo hộ, "l ửa" càng chia thì càng lụi tàn đi và
24


cuối cùng tắt ngóm, nh ấn chìm m ọi cá nhân, t ổ ch ức và toàn xã h ội trong u
mê, mịt mù...
Bảo vệ quyền s ở h ữu trí tuệ, do v ậy, ph ải là m ột trong nh ững tiêu chí
hàng đầu để đánh giá một xã h ội văn minh hay mông mu ội, là c ăn nguyên,
nguồn gốc và động l ực cho nền sáng tạo và s ự phát tri ển. Cu ối cùng, đó
cũng là tiêu chí để m ỗi qu ốc gia ho ặc là có th ể t ự hào kh ẳng định mình là
một quốc gia sáng tạo hay nhục nhã hèn kém trong t ư th ế c ủa m ột qu ốc
gia "ăn cắp"!
Ở nhi ều qu ốc gia v ăn minh, ngay trên gh ế nhà tr ườ ng, h ọc sinh, sinh
viên đã đượ c học, đượ c th ực hành về quyền s ở h ữu trí tuệ m ột cách r ất
bài bản và nghiêm khắc. M ọi bài thi, công trình, lu ận v ăn, lu ận án…s ẽ b ị
đánh tr ượt và bị lên án nặng nề n ếu nh ư bị phát hi ện là “ đạo” c ủa ng ười
khác mà không có xuất x ứ, chú thích.

Nhận xét bài 9:Nêu vấn đề ăn cắp chất xám đang di ễn ra nhanh chóng
và lan rộng tr ở thành một n ạn dịch.Khiến ng ườ i mu ốn sáng t ạo thì l ại s ợ bị
ăn cắp.Nói lên cả tâm tr ạng của ng ười bị ăn c ắp ch ất xám,và ng ười đứng
ngoài nhìn.Ng ườ i ngoài thì d ửng d ưng,không phê phán kịch li ệt không hi ểu

được tâm trạng của ng ười bị ăn cắp ch ất xám,m ất đi “ đứa con” c ủa chính
mình.Biện pháp chúng ta ngh ĩ đến đầu tiên luôn pháp lu ật tuy nhiên lu ật
pháp vẫn không th ể gi ải quy ết thay tòa án l ương tâm trong m ỗi con
ng ườ i.Có khi ngay cả ng ườ i làm lu ật còn là ng ười ph ạm lu ật.Bài vi ết nêu
rất sát vấn đề,có nhiều minh họa cụ th ể làm thêm sinh động, đi ều này t ạo
nên tính khách quan cho bài viết.M ở r ộng ra n ướ c ngoài đề cao óc sáng
tạo,lên án tr ừng ph ạt gay g ắt khi có ng ười vi ph ạm l ương tâm, ăn c ắp “s ản
phẩm trí tuệ” của bất kì ai

Bài 10:
NGÀY "THÔI NÔI", NGHĨ V Ề L Ễ "TR ƯỞNG THÀNH"

TT - Một năm gia nh ập WTO, nhi ều ng ườ i nói vui: v ậy là Vi ệt Nam đã
tròn một tuổi tính theo "lịch toàn c ầu hóa". M ột n ăm tu ổi, ng ười Vi ệt ta hay
gọi là ngày thôi nôi.
Theo tập tục, đây là th ời đi ểm mà đứa tr ẻ ph ải ch ọn l ựa cho mình m ột
hình ảnh t ượ ng tr ưng cho công việc hay s ự nghiệp của mình khi tr ưởng

25


×