Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức trọng tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.46 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
------------

BÁO CÁO THỰC TẬP
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Thị Lĩnh

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Niên khóa

: 2013 - 2017

Đắk Lắk, tháng 10 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
------------

BÁO CÁO THỰC TẬP

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG


Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Người hướng dẫn

: TS. Đỗ Thị Nga
ThS. Bùi Ngọc Tân
ThS. Phạm Văn Trường
CN. Trịnh Hoài Thương

Đắk Lắk, tháng 10 năm 2016



MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................................2
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..........................................................................3
NGHIÊN CỨU......................................................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm liên quan..........................................................................................................3
2.1.2. Đặc trưng chủ yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..................................4
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .............5
2.1.4. Các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...............................................8
2.1.5. Các chính sách tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tỉnh Lâm Đồng................9

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................................10
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................................................10
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................................................10
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................................10
3.1. Khái quát chung về huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng...................................................................10
3.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................10
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................................11
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Đức Trọng..................................12
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................................................12

i


3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................................................................................13
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Đức Trọng...........37
3.3.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................37
3.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................................42
3.4. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Đức Trọng.......................................47
3.4.1. Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.........................47
3.4.2. Giải pháp về thị trường..............................................................................................................48
3.4.3. Giải pháp về vốn ........................................................................................................................49
3.4.4. Giải pháp về ruộng đất ..............................................................................................................50
3.4.5. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất ..............................................................50
3.4.7. Giải pháp ổn định đời sống và chính sách định canh định cư với đồng bào dân tộc .................52
3.4.8. Giải pháp về lao động.................................................................................................................53
3.4.9. Đẩy mạnh khuyến nông .............................................................................................................53
3.4.10. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao...................54
PHẦN IV: KẾT LUẬN.......................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................57


ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BVTV

: Bảo vệ thực vật

2. CDCCKT

: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3. CDCC KTNN

: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

4. CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5. CCKT

: Cơ cấu kinh tế

6. HTX

: Hợp tác xã

7. KH - KT


: Khoa học kỹ thuật

8. KTNN

: Kinh tế nông nghiệp

9. KT-XH

: Kinh tế - xã hội

10. TTBQ

: Tăng trưởng bình quân

11. NSNN

: Ngân sách nhà nước

12. SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

iii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế........................................................................12
Bảng 3.2: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản huyện Đức Trọng thời kì 2011 –
2015 .....................................................................................................................................................13
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Đức Trọng.......................................15

Bảng 3.4: Cơ cấu gieo trồng huyện Đức Trọng thời kì 2011-2015...................................................16
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt.....................................................................................18
Bảng 3.6: Số lượng vật nuôi chính huyện Đức Trọng thời kì 2011 – 2015 .....................................19
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất chăn nuôi huyện Đức Trọng thời kì 2011 – 2015..................................21
Bảng 3.8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp huyện Đức Trọng thời kì 2011-2015..................................21
Bảng 3.9: Sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản thời kì 2011 – 2015 ................................22
Bảng 3.10: Diện tích cây hàng năm phân theo khu vực của huyện Đức Trọng..............................23
Bảng 3.11: Cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực có hạt huyện Đức Trọng phân theo khu vực
lãnh thổ................................................................................................................................................25
Bảng 3.12: Diện tích và sản lượng rau phân theo khu vực của huyện Đức Trọng.........................26
Bảng 3.13: Diện tích cây công nghiệp lâu năm huyện Đức Trọng phân theo khu vực..................28
Bảng 3.14: Cơ cấu và diện tích cà phê phân theo khu vực huyện Đức Trọng................................29
Bảng 3.15: Số lượng lợn phân theo khu vực ở huyện Đức Trọng...................................................33
Bảng 3.16: Số lượng gia cầm phân theo khu vực của huyện Đức Trọng........................................34
Bảng 3.17: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo khu vực của huyện Đức Trọng....................35
Bảng 3.18: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành ở huyện Đức Trọng...............................................36
Bảng 3.19: Số lao động được tạo việc làm năm 2015.......................................................................43
Bảng 3.20: Tình hình cho vay NSNN tại huyện Đức Trọng.............................................................47

iv


v


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp, là
ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế. Kinh tế
nông nghiệp nước ta có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Vì vậy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp,góp
phần cải thiện đời sống cho người dân.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, 70% dân số sống ở
nông thôn và 48,2% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng chỉ chiếm
20,6% GDP của cả nước (số liệu 2010 – Tổng cục thống kê), năng suất khai thác
ruộng đất và năng suất lao động còn thấp. Do đó, nâng cao hiệu quả của sản xuất nông
nghiệp cũng như thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với nước ta, đặc biệt trong thời kì hậu gia nhập WTO hiện nay.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lí,
qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Do đó,
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng
như với từng địa phương là rất cần thiết.
Cùng với sự đổi mới của cả nước, nền kinh tế của huyện Đức Trọng trong
những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, song nhìn chung cơ bản nền kinh tế của huyện còn mang tính
chất nhỏ lẻ,manh mún; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện so
với các khu vực khác và so với cả nước còn chậm và chưa đạt hiệu quả tối đa. Để khai
thác một cách triệt để tiềm năng sẵn có của huyện và làm thay đổi bộ mặt nông thôn,
từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của
từng tiểu vùng trên địa bàn huyện thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề quan
trọng mang tính cấp thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên nhóm chúng em chọn đề tài “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Đức
Trọng.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở huyện Đức Trọng.
1



 Đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng bền vững.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Đức Trọng - Lâm Đồng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu “Thực trạng và xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng”.
 Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
 Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ ngày 05/10/2016 đến ngày
24/10/2016.

2


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan
hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian
nhất định, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định; nó được thể hiện cả về mặt
định tính và định lượng, cả về chất lượng và số lượng, phù hợp với những mục tiêu
được xác định của nền kinh tế (Lê Đình Thắng, 1994).
2.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết
cho sự tăng trưởng liên tục của sản phẩm quốc dân (GNP), bao gồm sự tích luỹ của
vốn vật chất và con người, sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm.
Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số,

thay đổi trong việc thu nhập (Chenery, 1988).
2.1.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các bộ phận hợp thành ngành nông
nghiệp, các bộ phận này được xác định trong mối quan hệ tỷ lệ về chất lượng và số
lượng giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận trong tổng thể ngành nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu ngành
trong mối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp (qua các tỷ lệ khác nhau của các bộ
phận này tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất định. Trong cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, các chuyên ngành, tiểu ngành có mối quan hệ mật thiết với
nhau, hỗ trợ nhau phát triển trong phạm vi không gian, thời gian và trên cơ sở điều
kiện hạ tầng kinh tế ở từng vùng.
2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu các ngành trong
khu vực nông nghiệp. Đối với khu vực nông lâm ngư (nông nghiệp theo nghĩa rộng),
sự chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp,
ngư nghiệp. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các
nước: lúc đầu tập trung vào việc tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây
3


thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi các cây có dầu, đạm, rau và quả. Một xu hướng khác
diễn ra đồng thời trong nông nghiệp là chuyển dịch từ nông sản tươi sang nông sản chế
biến (Lê Quốc Doanh, 2006).
2.1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững là quá trình
làm cho sản phẩm của các chuyên ngành nông nghiệp thích ứng với thị trường, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân, đảm bảo
tăng trưởng nông nghiệp bền vững gắn liền với đảm bảo bền vững về xã hội và môi
trường cho phát triển nông nghiệp. Quá trình này đòi hỏi phải gắn với bố trí, sắp xếp
lại các chuyên ngành sản xuất nông nghiệp theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so

sánh và sử dụng tối đa các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh
tranh cao, bền vững cho toàn ngành.
2.1.2. Đặc trưng chủ yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Đặc trưng của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) là không cố định
mà luôn vận động, biến đổi. Sự tồn tại của nó mang tính khách quan phụ thuộc vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Xu thế chuyển
dịch CCKTNN phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thể chế ở mỗi
nơi và mỗi giai đoạn cụ thể (Lê Quốc Doanh, 2006). Timmer (1988) chia quá trình
phát triển ra làm 4 giai đoạn, trong đó vai trò của nông nghiệp giữ các vị trí khác nhau:
- Giai đoạn 1, giai đoạn bắt đầu phát triển: Trong giai đoạn này, nông nghiệp
còn chiếm phần lớn trong sản phẩm trong nước, nguồn tích luỹ chủ yếu lấy từ nông
nghiệp. Nguồn thu nhập của nhà nước chủ yếu lấy từ thuế trực tiếp hay gián tiếp đánh
vào nông nghiệp.
- Giai đoạn 2, giai đoạn mà nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng.
Trong giai đoạn này, một phần nguồn lợi thu được từ nông nghiệp được đầu tư trở lại
cho nông nghiệp, chủ yếu cho nghiên cứu và cơ sở hạ tầng. Sản lượng nông nghiệp
tăng lên đã đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế.
- Giai đoạn 3, giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, giữa nông nghiệp
và công nghiệp có một sự mất cân đối, nhất là trong năng suất lao động và mức thu
nhập. Để thu hẹp được khoảng cách này, nông nghiệp phải được liên kết trong toàn bộ
nền kinh tế thông qua sự phát triển của thị trường lao động và tín dụng, liên kết giữa

4


kinh tế nông thôn và thành thị. Nhưng càng được liên kết với nền kinh tế chung thì
nông nghiệp càng mất tính ổn định nhiều hơn vì bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường.
- Giai đoạn 4, bắt đầu lúc lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 20% tổng số
lao động, khi mà phần chi tiêu cho ăn uống trong ngân sách hộ thành thị cũng giảm
xuống còn khoảng 30%. Thu nhập của nông dân bị giảm bớt do việc phải áp dụng các

kỹ thuật mới và giá nông sản thấp. Trong điều kiện này, cần phải trợ giá cho nông
nghiệp để giữ một số nông dân ở nông thôn và bảo đảm an toàn lương thực. Ở 4 giai
đoạn khác nhau này, chính sách đối với nông nghiệp phải thay đổi cho thích hợp với
điều kiện của từng giai đoạn và giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu cho sự phát triển.
Theo Todaro (1982), sự phát triển của nông nghiệp từ tình trạng tự cấp sang
sản xuất hàng hoá trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sản xuất tự cấp, độc canh, tập trung vào một hay hai cây lương
thực.
- Giai đoạn 2: Chuyển tiếp sang canh tác đa dạng và đa canh, ngoài cây lương
thực trồng thêm rau, quả, cây hàng hoá, chăn nuôi.
- Giai đoạn 3: Chuyển sang chuyên môn hoá vào một nông sản chính, đầu tư
tăng năng suất, lấy lợi nhuận làm mục tiêu.
Như vậy, theo Timmer (1988) và Todaro (1982) có thể thấy các nước có lực
lượng lao động trong nông nghiệp cao và có mức đóng góp của nông nghiệp vào GDP
thấp như Lào, Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 của quá trình
phát triển nông nghiệp, do đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa là tất yếu, khách quan, phù hợp với sự vận động của thực tiễn.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
2.1.3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lí: Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với khí hậu và thổ nhưỡng, vị
trí địa lí cũng là nhân tố quan trọng góp phần quy định sự có mặt của các hoạt động
nông nghiệp. Vị trí địa lí thuận lợi sẽ tạo cho việc mở rộng giao lưu với các vùng trong
nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong việc huy động vốn
đầu tư từ bên ngoài.
- Khí hậu: Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, gió và các hiện
tượng thời tiết khác có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi,
cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng
lãnh thổ. Mỗi loại cây trồng vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất
5



định. ở vùng khí hậu có nguồn nhiệt ẩm dồi dào sẽ thuận lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển cây trồng quanh năm. Các hiện tượng thời tiết xấu như bão, lũ lụt, hạn hán…
cũng gây khó khăn và làm thiệt hại đang kể cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất: Đất là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu
và không thể thay thế, là cơ sở để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Vốn đất, cơ cấu sử
dụng đất, độ phì, có nhiều loại đất với đặc tính khác nhau… đã ảnh hưởng đến quy
mô, vùng phân bố, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh tăng năng suất và tổ
chức sản xuất nông nghiệp.
- Nước: Nước đối với sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Nước rất cần cho sự
sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nhu cầu về nước tưới của cây trồng rất khác
nhau. Nước là yếu tố quan trọng, là cơ sở cần thiết để bố trí cơ cấu cây trồng, cơ cấu
mùa vụ hợp lí. Chính vì vậy, để sản xuất nông nghiệp ổn định cần phải phát triển hệ
thống thủy lợi để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu vào những thời điểm thích hợp.
- Sinh vật: Môi trường tự nhiên là cơ sở cung cấp các giống loài thực, động vật
để con người thuần dưỡng và lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi. Sự phát triển đa
dạng về các loài động thực vật là tiền đề để hình thành và phát triển các giống cây
trồng, vật nuôi và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện
sinh thái mỗi vùng lãnh thổ.
Sự phong phú và đa dạng của các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, là nhân tố phải được xem xét,
đánh giá đùng mức khi hoạch định chiến lược phát triển nền nông nghiệp của đất nước
nói chung và của từng địa phương nói riêng.
2.1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp: Đường lối kinh tế và các chính
sách phát triển nông nghiệp là cơ sở nền tảng, định hướng cho quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng. Vai trò quyết định của
nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCKTNN được thể hiện như sau:
+ Nhà nước xây dựng và quyết định chiến lược phát triển KT – XH nhằm thực

hiện các mục tiêu KT – XH tổng thể của đất nước. Thực chất đó là các định hướng
phát triển, định hướng phân bố nguồn nhân lực và nguồn vốn.
+ Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất theo định hướng chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi đã được phê duyệt.
6


Định hướng và chính sách phát triển nông nghiệp hợp lí sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế cao, có tác động tích cực đến việc hình thành và chuyển dịch CCKTNN theo
ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
- Nguồn lao động: Nguồn lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng
và phát triển các nguồn lực khác. Con người vừa là động lực tạo ra của cải vật chất,
vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ xã hội.
Số lượng và chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Quy mô dân số ảnh hưởng rõ rệt đến mức tiêu
thụ nông sản. Nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu
tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao và đa dạng. Từ đó ảnh hưởng sâu sắc
đến sự chuyển dịch CCKTNN của địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp: Để phát triển
nông nghiệp, đẩy mạnh thủy lợi hóa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các giống cây
trồng, vật nuôi mới chỉ có thể cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao khi được đáp ứng
đầy đủ và đồng bộ các yêu cầu về tưới tiêu, cải tạo hệ thống đồng ruộng đảm bảo cho
việc thâm canh, đẩy mạnh cơ giới hóa, hóa học hóa… Quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp sẽ có các động tích cực và tạo ra bước chuyển biến đáng kể về
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ: Khoa học và công nghệ tạo khả năng
mở rộng sản xuất của xã hội. đó là khả năng phát hiện, khai thác và sử dụng có hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi nguồn lao động theo hướng tích cực. Đồng
thời, khoa học và công nghệ còn tác động đến các yếu tố khác làm cho nền kinh tế
chuyển từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển nông nghiệp theo

chiều sâu.
Khoa học và công nghệ thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá
trình hình thành và chuyển dịch CCKTNN. Dưới tác động của khoa học kĩ thuật và
công nghệ, cả công cụ lao động mới, phương pháp sản xuất mới ra đời làm tăng năng
suất và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Thị trường tiêu thụ nông sản: Sự ra đời và phát triển các mô hình kinh tế mà
nhân loại đã trải qua cho đến nay đã khẳng định: kinh tế thị trường có tác động to lớn
đến sự phát triển khoa học và công nghệ, đối với việc tăng năng suất lao động xã hội,

7


đối với việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Những tác động này vừa thách thức,
vừa đòi hỏi sự đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu
dùng, là điểm tập kết của quan hệ hàng hóa để đảm bảo sự vận động không ngừng của
quá trình sản xuất xã hội. Do đó, thị trường luôn là yếu tố quyết định đến sự phát triển
kinh tế, và đặc biệt, nó ảnh hưởng đến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nói
chung và CCKTNN nói riêng. Mặt khác, nói đến thị trường là nói đến nhu cầu của con
người cần được thỏa mãn thông qua thị trường. Độ thỏa mãn của con người lại phụ
thuộc vào nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào, cho phép trả lời được
nhiều câu hỏi mà nhu cầu thị trường đặt ra: sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất
như thế nào, sản xuất bằng công nghệ gì,…
- Vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các
nguồn sau: vốn tự có của nông dân; vốn đầu tư ngân sách của nhà nước chủ yếu cho
xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và triển khai kết quả nghiên cứu khoa học; vốn
vay; vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ các chính phủ, tổ chức nước ngoài. Nhu cầu vốn
đầu tư cho tái sản xuất, mở rộng sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
2.1.4. Các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

nghiệp được đề xuất trong đề tài gồm:
 Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế: Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo ngành,
phân ngành trong GDP trên địa bàn thành phố.
 Các chỉ tiêu về nguồn lực
- Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động như tỷ lệ lao động nông – lâm – ngư nghiệp
trong tổng số lao động, chất lượng lao động, sự di động của lao động.
- Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: Tình trạng đô thị hoá, quy mô hộ nông
nghiệp, tình trạng manh mún ruộng đất, hộ nông dân không có đất.
- Cơ cấu vốn đầu tư xã hội vào nông nghiệp, hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp.
 Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Tăng trưởng giá trị sản xuất và cơ cấu của các phân ngành trong khu vực nông
– lâm – ngư nghiệp.
- Năng suất đất đai và năng suất lao động nông nghiệp.

8


2.1.5. Các chính sách tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tỉnh
Lâm Đồng
- Thông tư 114/2007/TT-BTC. Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/2004/TTBTC ngày 11/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và
ưu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản,
muối. Ban hành năm 2007. Còn hiệu lực.
- Thông tư 08/2009/TT-BNN. Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Ban hành năm 2009. Hết hiệu lực 1 phần.
- Quyết định. Điều chỉnh giá thóc để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và thu
thuế nhà đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ban hành 28/11/2008. Còn hiệu lực.
- Quyết định. V/v quy định tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm của một số loại
rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ban hành 10/2/2010. Còn hiệu lực. đây là chính
sách quy định hạn chế các vườn ươn chỉ được phép gieo trồng 1 số loại rau, hoa.

- Quyết định 714/QĐ-UBND. Phê duyệt giá bán lẻ tối đa, mức trợ giá và chi
phí lưu thông mặt hàng ngô giống, lúa thuộc chỉ tiêu trợ giá của nhà nước năm 2016.
Ban hành 1/4/2016. Còn hiệu lực.
- Quyết định 1121/QĐ-UBND. Phân bổ kinh phí dự phòng thực hiện trợ giá
giống cây trồng năm 2016 cho huyện Đức Trọng. Ban hành 30/5/2016. Còn hiệu lực.
- Thông tư. Hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc
Chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010. Ban hành 12/1/2007. Hết hiệu lực 1 phần.
- Quyết định 84/2005/QĐ-UB. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.
- Quyết định 1062/QĐ-UBND. Phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Ban hành
28/04/2005. Còn hiệu lực.
- Thông tư Ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất,
kinh doanh ở Việt Nam. Ban hành 27/7/2016. Còn hiệu lực.
- Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND Về việc thông qua danh mục các Dự án thu
hồi đất và các Dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng vào mục đích khác trong năm 2015. Ban hành 10/12/2014. Còn hiệu lực.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

9


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đối với số liệu thứ cấp thì ta dùng phương pháp thu thập báo cáo tại phòng
Kinh tế UBND Huyện Đức Trọng, Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, nguồn từ internet.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu là một khâu quan trọng. Số liệu thu thập được trong nghiên cứu
kinh tế có nhiều nguồn và giá trị của các số liệu này cũng rất là khác nhau do đó phải

xử lý trước khi sử dụng.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ và xử lý số liệu như: excel và eview.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả hiệu quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- So sánh, phân tích, tổng hợp.
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS và sự trợ giúp của bảng tính Excel để phân
tích và sử lý số liệu.
- Ngoài ra sử dụng phương pháp quan sát các đối tượng nghiên cứu để minh họa
thêm cho những phân tích kết luận và quá trình chuyển dịch cơ cấu, ví dụ như quan sát
sắc thái, cảnh quan tại các trang trại, cánh đồng mẫu lớn, các trang trại du lịch, các
vùng nông nghiệp tập trung.
- Từ mô tả và phân tích trên, sử dụng các phương pháp suy luận, quy nạp để
đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát chung về huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của Lâm Đồng - tỉnh miền núi phía nam
Tây Nguyên, ở tọa độ 11°41′50″B 108°18′58″Đ, có độ cao từ 600 – 1000 m so với
mực nước biển. Huyện có diện tích tự nhiên 90.362 ha.
- Địa hình
Huyện Đức Trọng có 3 dạng địa hình chính: Núi dốc, đồi thấp và thung lũng
ven sông nhưng chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao và dốc hình thành những thung lũng
ven sông khi là vùng đất tiếp giáp giữa cao nguyên Lang Biang và cao nguyên Di Linh
tạo nên những nét khác biệt và những cảnh quan kỳ thú cho Đức Trọng với những thác
nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với du khách. Hồ
Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm du lịch và hoạt động văn hoá - thể thao.
- Khí hậu
10



Huyện Đức Trọng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có 2 mùa
rõ rệt, mang tính chất cận xích đạo, do ở độ cao trên 900 m nên khí hậu có những nét
độc đáo. Nhiệt độ trung bình dao động từ 25-28 0C, lượng mưa năm đạt 1.800-2.200
mm/năm. Đức Trọng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp với
cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng đa dạng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư
Dân số năm 2015 là 178.174 người, chiếm 14% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số
là 197 người/km2. Thành phần dân số có 28 dân tộc anh em trong đó đồng bào dân tộc
ít người chiếm 30%, chủ yếu là đồng bào dân tộc gốc tại chỗ: Chu ru, K'Ho và các
đồng bào dân tộc từ các tỉnh biên giới phía Bắc và miền Trung – Tây Nguyên: Tày,
Nùng, Thái di cư tự do vào lập nghiệp và cư trú từ trước những năm 1945.
- Cơ sở hạ tầng
Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30 km về phía nam, nằm ở vị trí đầu
mối giao thông đường bộ giữa Quốc lộ 20 (Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh) và
Quốc lộ 27 (Đà Lạt – Ban Mê Thuột). Quốc lộ 20 đi Ninh Thuận – Nha Trang và
đường nối Quốc lộ 20 với Quốc lộ 1 ở đoạn Ninh Gia – Bắc Bình (Bình Thuận).
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tương đối thuận lợi do có các
đường quốc lộ 20, 27 và sân bay Liên Khương đang được đầu tư khá mạnh, cơ bản
đáp ứng được yêu cầu cho vận chuyển hàng hóa, góp phần quan trọng trong trao đổi
sản phẩm nông nghiệp giữa các địa phương. Tuy nhiên, các tuyến giao thông được đầu
tư mạnh chủ yếu tập trung ở các tuyến trung tâm, nối từ trung tâm hành chính của đơn
vị này đến đơn vị khác. Điều này đã gây khó khăn cho phát triển kinh tế nói chung và
cho nông nghiệp nói riêng cũng như có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
- Điện và bưu chính viễn thông
Huyện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý sử dụng bởi Công ty
Điện lực Đức Trọng. Nước sạch được cung cấp bởi nhà máy nước thị trấn Liên Nghĩa;

tại các xã sử dụng nước sạch qua giếng khoan và giếng đào.
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển đến tất cả các xã phục vụ cho thông
tin, liên lạc, đến nay đã có 6 bưu điện văn hoá xã đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng
sử dụng trong và ngoài nước.
- Giáo dục – y tế
Về giáo dục: Trên địa bàn huyện trung tâm giáo dục thường xuyên, trường đào
tạo lái xe… Hệ thống trường phổ thông các cấp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
11


Về y tế: Trung tâm y tế huyện, các trạm xá của tất cả các xã; đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh cho nhân dân.
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Đức Trọng
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Huyện Đức Trọng được thành lập từ năm 1987. Trải qua hơn 20 năm phát triển
và có nhiều biến động về lịch sử, ranh giới, huyện Đức Trọng có nhiều bước tiến mạnh
mẽ trong sản xuất kinh tế nói chung và trong lĩnh vực nông lâm thủy sản nói riêng.
Tính riêng trong giai đoạn 2011 – 2015, giá trị sản xuất của toàn huyện đã tăng nhanh
và có nhiều chuyển biến rõ nét.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế
2011

Chỉ tiêu

Triệu
đồng

2013
%


Triệu
đồng

2015
%

TTBQ

Triệu
đồng

%

%

Nông lâm
thủy sản

4.196.932 66,64 4.750.759 64,33

5.306.941

58,50

6,22

Công nghiệp

1.761.943 27,98 2.037.413 27,59


2.834.539

31,26

13,68

Dịch vụ

339.172

5,38

596.354

8,08

928.815

10,24

32,89

Tổng cộng

6.298.047

100

7.384.526


100

9.070.295

100

10,01

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện ĐứcTrọng – theo giá so sánh)
Trong vòng 5 năm, tổng giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế theo giá so
sánh đã tăng 1,44 lần.
Theo từng ngành cụ thể, tốc độ tăng có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như nông lâm
thủy sản tăng 1,26 lần thì công nghiệp tăng 1,61 lần và dịch vụ có phần phát triển
mạnh mẽ hơn là 2,74 lần. Sự gia tăng này cho thấy huyện đã có những bước đi khá
vững chắc trong việc tăng đồng đều các ngành với nhau, vẫn giữ vững được được sản
xuất nông lâm thủy sản kết hợp công nghệ cao gắn liền với công nghiệp và dịch vụ.
Dựa trên chỉ tiêu giá trị sản xuất trên địa bàn theo giá so sánh, cơ cấu kinh tế
huyện Đức Trọng đang có những thay đổi rất tích cực. Nông lâm thủy sản luôn giữ
một vai trò chủ đạo nên tỉ trọng của ngành không có sự thay đổi nào đáng kể từ năm
2011 – 2015 chỉ giảm 8,14%. Cũng trong thời kì này tỉ trọng ngành công nghiệp tăng
nhẹ 3,28%, còn tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 4,86%. Điều này cho thấy trong khi tỉ
12


trọng các ngành nông lâm thủy sản giảm thì tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ lại
tăng nhưng giá trị sản xuất của các ngành qua từng năm vẫn tăng lên.
Trong năm 5 qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ tăng ngoạn
mục giữa các nhóm ngành kinh tế (32,89%) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ 10,24 %
(2015).
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Đức Trọng năm 2011 – 2015


Qua biểu đồ 3.1 ta thấy cơ cấu kinh tế theo ngành ở huyện Đức Trọng đã có sự
chuyển dịch song vẫn còn chậm, tỉ trọng nông – lâm – thủy sản vẫn còn cao, chiếm tới
58,50% GDP của huyện. Do đó, trong thời gian tới, địa phương cần có những giải pháp
phát triển công nghiệp và dịch vụ mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung.
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
3.2.2.1 Chuyển dịch kinh tế ngành nông nghiệp – lâm – thủy sản
Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu kinh tế trong
ngành nông lâm thủy sản cũng đang có nhiều chuyển biến. Giá trị sản xuất tăng nhanh,
liên tục và thay đổi khá rõ trong cơ cấu ngành là những bước tiến bộ rất nhanh chóng
trong phát triển kinh tế địa phương.
Bảng 3.2: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản huyện Đức Trọng
thời kì 2011 – 2015
2011
Chỉ tiêu

Triệu
đồng

2013
%

Triệu
đồng
13

2015
%

Triệu

đồng

TTBQ
%

%


Nông nghiệp

4.170.991 99,38

4.715.399

99,25

5.262.731 99,16

6,16

Lâm nghiệp

6.541

0,16

12.860

0,28


14.915

0,29

28,14

Thủy sản

19.400

0,46

22.500

0,47

29.295

0,55

11,54

Tổng cộng

4.196.932

100

4.750.759


100

5.306.941

100

6,22

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đức Trọng – theo giá so sánh)
Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu kinh tế trong
ngành nông lâm thủy sản cũng đang có nhiều chuyển biến. Giá trị sản xuất tăng nhanh,
liên tục và thay đổi khá rõ trong cơ cấu ngành là những bước tiến bộ rất nhanh chóng
trong phát triển kinh tế địa phương.
Qua bảng 3.2, có thể thấy rõ giá trị sản xuất các ngành đều tăng nhưng giá trị
của ngành nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế trong giá trị sản xuất chung. Trong giai đoạn
2011 – 2015, giá trị toàn ngành nông lâm thủy sản tăng 1,26 lần tốc độ tăng bình quân
là 6,22%/năm. Trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 1,26 lần, lâm nghiệp tăng 2,28 lần
và thủy sản tăng 1,51 lần.
Sự gia tăng nhanh chóng trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản cho thấy
những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngành
lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất 28,14%. Tốc độ tăng trưởng bình
quân của ngành lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng tăng nhanh vượt qua tốc độ tăng
trưởng bình quân của ngành nông nghiệp nhưng ngành nông nghiệp vẫn giữ giá trị sản
xuất lớn nhất và là ngành chủ đạo trong CCKTNN của huyện. Sự phát triển mạnh mẽ
của trồng trọt trong thời gian qua, nhất là sự phát triển nhanh chóng của cây rau và hoa
là nhân tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản, có thể nhận thấy rất rõ là tỉ
trọng của nông nghiệp chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Tỉ trọng của ngành nông
nghiệp dường như không thay đổi trong giai đoạn 2011 – 2015 , tỉ trọng của ngành
nông nghiệp lên tới 99,16% (2015). Tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản luôn thấp

nhất chỉ đạt lần lượt là 0,29% và 0,55%. Cơ cấu trên đã phản ánh thực tế khá rõ nét về
thế mạnh của huyện. Do Đức Trọng là địa phương có diện tích mặt nước nhỏ gây khó
khăn cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nên ngành nuôi trồng thủy sản luôn
chiếm tỉ trọng thấp. Bên cạnh đó tuy là một huyện miền núi nhưng tỉ lệ che phủ lại
không cao và mật độ dân số đông nên sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, có thể

14


thấy huyện đã tập trung chủ lực vào tập trung sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất
chiếm đa số và tỉ trọng cao.
3.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2011 – 2015 có nhiều biến
chuyển tích cực luôn có giá trị sản xuất và tỉ trọng cao trong CCKTNN. Trong 5 năm,
giá trị sản xuất của toàn ngành tăng 1,26 lần. Giá trị của các nhóm tiểu ngành cũng gia
tăng nhanh chóng nhưng không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành
chăn nuôi cao nhất trong nhóm tiểu ngành nông nghiệp (6,17%), trong khi đó ngành
dịch vụ lại có tốc độ tăng trưởng âm (-9,81%).
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Đức Trọng
Chỉ tiêu

2011
Triệu
đồng

Trồng trọt

2013
%


Triệu
đồng

3.556.311 85,26 4.007.610

2015
%
84,99

Triệu
đồng

TTBQ
%

4.488.041 85,28

%
6,17

Chăn nuôi

533.022

12,78

621.669

13,18


727.056

13,82

8,40

Dịch vụ
nông nghiệp

81.679

1,96

86.120

1,83

47.634

0,91

-9,81

4.170.991

100

4.715.399

100


5.262.731

100

6,16

Tổng

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đức Trọng - theo giá so sánh)
Ngành trồng trọt có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của ngành, luôn
phát triển ổn định trong giai đoạn 2011 – 2015 đặc biệt trong năm 2015 giá trị sản xuất
của ngành tăng trưởng cao nhất (tăng 931.730 triệu đồng so với năm 2011). Tỉ trọng
của ngành trồng trọt chiếm ưu thế, dao động trong khoảng 85,26% (2011) tới gần
85,28% (2015). Điều này là do huyện có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây
trồng đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị cao như rau củ quả, hoa, ngắn ngày.
Ngành chăn nuôi trong 5 năm cũng có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng
tốc độ tăng chậm chỉ chiếm một phần nhỏ trong CCKTNN. Ngành chăn nuôi chiếm tỉ
trọng ổn định, tỉ trọng toàn ngành chăn nuôi trong 5 năm qua luôn ở mức 13% nhưng
chưa phát triển kịp so với ngành trồng trọt mặc dù trong vùng có nhiều đồng cỏ khá
lớn, dân ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi rất lớn. Chăn
nuôi của huyện Đức Trọng chưa ổn định, sản xuất còn bấp bênh và thiếu tập trung,
làm ăn nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi chưa cao khiến
15


ngành còn chậm phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu thị trường và tình hình
bệnh trong thời gian qua diễn ra phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao... có thể thấy
ngành chăn nuôi ở huyện vẫn chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ ở nông hộ, chưa có nhiều
trang trại chăn nuôi tập trung.

Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển, chiếm giá trị rất nhỏ trong tổng giá trị
sản xuất nông nghiệp. Năm 2013 đến năm 2015 giảm xuống 34.045 triệu đồng. Tỉ trọng
dịch vụ nông nghiệp còn rất nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp chung, chỉ chiếm trên dưới
1% đồng thời cũng có xu hướng giảm nhẹ là do các hoạt động dịch vụ trong nông
nghiệp của huyện Đức Trọng còn nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính chất cung ứng vật tư và
mua bán nông sản nên hiệu quả kinh tế còn thấp.
Từ đó ta thấy cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch từ dịch vụ nông
nghiệp, trồng trọt qua chăn nuôi nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm nhưng giá trị sản
xuất của trồng trọt, chăn nuôi tăng lên.
a. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt
Trong những năm qua, trồng trọt là ngành có sự chuyển đổi tích cực theo hướng
đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, phát huy ngày càng tốt hơn những thế mạnh về điều
kiện tự nhiên trên địa bàn nhằm không ngừng nâng cao khối lượng sản phẩm có giá trị.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng diện tích gieo trồng của huyện tăng từ
44.494 ha (2011) lên 49.569 ha (2013), tăng tới 5.075 ha (2015). Sự gia tăng này xét
trên thực tế là sự gia tăng vượt bậc.
Bảng 3.4: Cơ cấu gieo trồng huyện Đức Trọng thời kì 2011-2015
Chỉ tiêu

2011

2013

2015

TTBQ

Nghìn
ha


%

Nghìn
ha

%

Nghìn
ha

%

%

I. Cây hàng năm

27.833

62,55

27.734

58,75

29.094

58,69

1,13


1. Cây lương thực

1.048

24,27

8.554

18,12

6.338

12,79

-11,67

2. Rau, đậu, hoa,
cây cảnh

15.986

35,92

19.071

40,4

22.681

45,64


9,55

3. Cây công nghiệp
hàng năm

1.048

2,36

109

0,23

75

0,26

-30,19

II. Cây lâu năm

16.661

37,45

19.470

41,25


20.475

41,31

5,5

16


1. Cây công nghiệp
15.721
lâu năm

35,33

17.451

36,97

18.264

36,85

3,9

2. Cây ăn quả

940

2,12


2.019

4,28

2.211

4,46

26,31

Tổng

44.494

100

47.204

100

49.569

100

2,77

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đức Trọng – theo giá so sánh)
Trong diện tích gieo trồng huyện Đức Trọng qua 5 năm qua thì diện tích cây
hàng năm có xu hướng giảm 1.261 nghìn ha, cây lâu năm có xu hướng tăng 3.814 nghìn

ha. Tuy nhiên cơ cấu gieo trồng cây hàng năm vẫn có tỉ trọng gieo trồng cao hơn cây lâu
năm. Cho thấy cây hàng năm vẫn là thế mạnh trong ngành trồng trọt của huyện.
Trong nhóm cây hàng năm có thể thấy rõ nhất là sự giảm nhanh chóng của cây
lương thực, cơ cấu gieo trồng cây lương thực giảm 11,48% (2011 – 2015) nhưng diện
tích tăng 6,08 lần. Cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Nhóm có tỉ
trọng tăng lên là cây rau, đậu, hoa, cây cảnh tăng 9,72% (2011 – 2015). Sự thay đổi
này là phù hợp với các điều kiện vốn có của huyện cũng như nhu cầu chung của thị
trường và chính sách phát triển của huyện.
Trong nhóm cây lâu năm, cây công nghiệp lâu năm chiếm diện tích gieo trồng
lớn nhất (chủ yếu là diện tích cây cà phê 17.872 ha năm 2015, cây hồ tiêu và cây chè
chiếm diện tích nhỏ). Tỉ trọng gieo trồng cây ăn quả cũng đang có sự gia tăng mạnh
mẽ, tăng 2,35 lần so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng cao 26,31%. Nhìn chung, sự
thay đổi cơ cấu cây công nghiệp là phù hợp với thực tế, với độ cao trung bình trên 900
m so với mực nước biển, huyện có nhiều ưu thế để phát triển cây công nghiệp nhưng
loại cây này lại chưa được chú trọng đúng mức, phát triển mang tính tự phát, chưa chú
ý nhiều đến ổn định thâm canh tăng năng suất.
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện diện tích cây trồng huyện Đức Trọng thời kì 2011 – 2015

17


×