Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.59 KB, 54 trang )

(1) Báo cáo chính trị của BCH đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII- nhiệm lỳ 2005 – 2010)Năng suấtSinh đẻ nhiềuBệnh tậtĐầu tưThu nhập thấpDinh dưỡngĐông conDốtTích luỹ
(1). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. TS. Đinh Phi Hổ. NXB thống kê - 2003 tr 71). Giáo trình Kinh tế nông nghiệp. Trường ĐH Kinh tế quốc dân. NXH thống kê HN-2004, tr 5
1 Nguồn: Từ kế hoạch sử dụng đất huyện Bảo Yên giai đoạn 2006 - 2010.(1) Trích từ Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 – 2010)
(Nguồn: Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XIII (nhiệm kỳ 2005-2010)(Nguồn : Tính toán từ số liệu thống kê tỉnh Lào Cai năm 2006).
(1)Nguồn : Báo cáo số 55/BC-KT ngày 23-12-2006 của Phòng Hạ tầng kinh tế huyện Bảo Yên. (Nguồn : Niên giám thống kê huyện Bảo Yên năm 2006)
(Nguồn: tính toán theo số liệu niên giám thống kê huyện Bảo Yên năm 2006).
(Nguồn : Báo cáo đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XIII nhiệm kỳ 2005 – 2010)
(1) Giáo trình quản lý học KTQD I, trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB khoa học và kỹ
thuật Hà Nội - 2001, trang 305.
(1) Tạp chí bảo hiểm xã hội, số ra tháng 7/2002, trang 6(1,2) Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010).(1) tham khảo và trích một số nội dung trong cuốn kinh tế nông nghiệp TS. Đinh Phi Hổ. NXBTK-2000 tr 239-245)
(1) Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp : TS Chu Tiến Quang, NXB chính trị quốc gia Hà Nội - 2004, trang 239.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia đều được lấy kinh tế
làm thước đo tiêu chuẩn với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh.
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới.
Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những lĩnh vực cần đặc
biệt quan tâm và “Nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển
kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông
nghiệp”.
(1)
Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế đó là
sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung,
cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan trọng hiện nay
của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa
vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả nhanh và có tính bền vững
cao nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Việt
Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2005
“Trong GDP tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 20,9%”
(2)


, chiếm đến
80% dân số sống, lao động, làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nên
đây là một vấn đề đang được các ngành, các cấp quan tâm, coi đó là một giải
pháp quan trọng, cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm từng bước công nghiệp hoá - hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng cao “Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ
và có hiệu quả cao với thị trường; việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào
sản xuất còn chậm; công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
vẫn còn lúng túng”
(3)
, sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực
chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Như vậy
để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp
bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế của huyện Bảo
Yên trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng cơ bản
nền kinh tế của huyện còn mang nặng dấu ấn một nền nông nghiệp sản xuất
nhỏ, manh mún mang tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm. Theo số liệu nguồn Niên giám
(1). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Tác giả TS. Đinh Phi Hổ, NXB Thống kê - 2003, tr 3.
(2). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr 145.
(3). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr 164.
thống kê huyện Bảo Yên năm 2006, trong lĩnh vực Ngành Nông nghiệp :
Ngành trồng trọt chiếm 64,99%, ngành chăn nuôi chiếm 34,89%. Trong nội
bộ Ngành trồng trọt : tỷ trọng cây lương thực còn chiếm tới 49,8%, cây công
nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc) chiếm 7,2%, cây công nghiệp dài ngày (chè,
quế) chiếm 20,8%, cây ăn quả chiếm 16,2%, các loại cây thực phẩm chiếm 6

%. Để khai thác một cách triệt để lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ
mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và
nguyên liệu phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn
huyện thì chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp là một vấn đề quan
trọng mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế
nông nghiệp huyện Bảo Yên tìm ra những giải pháp, bước đi trong những
năm tới đạt hiệu quả cao nhất. Em đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai”.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải
quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh
tế nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Bảo Yên - Lào Cai nói riêng.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, phân tích đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp ở huyện Bảo Yên, đánh giá những mặt đã đạt được,
những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra
những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm chuyển
dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên trong
những năm tiếp theo. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn rất đa dạng, nhưng xuất phát từ tình hình cụ thể của huyện Bảo Yên và
nguồn tài liệu để nghiên cứu tham khảo. Vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu các nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển đổi
của nội dung này trong 3 năm (2004- 2006) và những giải pháp chuyển dịch
cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên trong giai đoạn
2007 - 2010. Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài tập trung vào
các phương pháp nghiên cứu : phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử; phân tích hệ thống, thống kê kinh tế; tổng hợp, kế thừa những kết
quả đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan
trung ương và địa phương.

Kết cấu đề tài :
2
- Đặt vấn đề.
- Chương I : Một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Chương II : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
- Chương III : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
Với những kiến thức đã được trang bị, em trân trọng cảm ơn sự giúp
đỡ của PGS-TS Lê Thị Anh Vân, giảng viên trực tiếp hướng dẫn viết đề tài,
các thầy cô Khoa Khoa học quản lý trường Đại học Kinh tế quốc dân, các
đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện
Bảo Yên, Văn phòng HĐND - UBND huyện, Phòng Kinh tế, Phòng Thống
kê và một số phòng ban cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn huyện đã tạo
điều kiện và cung cấp tài liệu giúp đỡ để hoàn thành đề tài.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.
I. Cơ cấu kinh tế.
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất
lượng tương đối ổn định của các bộ phận kinh tế trong những điều kiện về
thời gian và không gian nhất định của nền kinh tế.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế.
Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, nội dung của cơ cấu kinh tế nông
nghiệp(KTNN) bao gồm : cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành
phần kinh tế, cơ cấu kỹ thuật. Sự phân công lao động theo ngành là cơ sở
hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao,
càng tỷ mỷ thì sự phân công chia ngành càng đa dạng và sâu sắc. Trong lịch
sử phát triển xã hội loài người trong thời gian dài kinh tế nông nghiệp chủ
yếu là trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển, những nước kém phát triển tỷ

trọng trong trồng trọt trong nông nghiệp chiếm rất cao, đại bộ phận nông dân
chủ yếu tham gia lao động trồng trọt chỉ có số ít là kết hợp và chăn nuôi.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - kỹ thuật
đặc biệt sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, cơ cấu KTNN được cải biến
nhanh chóng theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH, HĐH.)
3
2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành.
Hiện nay trong nông nghiệp không chỉ bao gồm ngành trồng trọt và
chăn nuôi nó còn gồm cả ngành lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Do vậy
trong cơ cấu ngành còn phải xét tới sự chuyển dịch của ngành lâm nghiệp và
ngành dịch vụ. Cơ cấu ngành của KTNN bao gồm các nhóm ngành trồng
trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong mỗi nhóm ngành
lại được chia thành những ngành hẹp hơn. Trong trồng trọt lại chia thành cây
lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu…
Trong lĩnh vực chăn nuôi được phân chia thành : đại gia súc, tiểu gia súc, gia
cầm… Kinh nghiệm trong nước và thế giới cho thấy chuyển dịch cơ cấu
KTNN mang tính qui luật: từ trồng trọt mở ra lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn
nuôi, sản xuất hàng hóa. Trong một thời gian khu vực kinh tế nước ta chậm
chuyển biến, nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu, cơ cấu chậm chuyển dịch
nguyên nhân chủ yếu là lực lượng sản xuất kém phát triển, năng suất lao
động thấp, phân công lao động chưa cụ thể sâu sắc nên tình trạng thiếu
lương thực kéo dài. Từ 1990 trở lại đây sản xuất lương thực đạt được thành
tựu to lớn, đưa giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào gieo trồng đã
tạo thành sản phẩm hàng hoá để xuất khẩu; do vậy làm cho cơ cấu KTNN
chuyển dịch nhanh chóng theo hướng có hiệu quả. Những nước có trình độ
kém phát triển nông nghiệp chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế thì sự phát
triển của lực lượng sản xuất đặc biệt là tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng
vào làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chóng theo hướng CNH,
HĐH.

2.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Trong suốt thời kỳ bao cấp ở nước ta trước đây, cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp chuyển biến chậm, chỉ tồn tại hai loại hình kinh tế : kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể. Đến đại hội VI của Đảng với nội dung chuyển nền
kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế phát triển đa dạng và nhiều
thành phần. Đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh
tế nổi lên các xu thế sau : đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
trong đó : kinh tế hộ nổi lên thành kinh tế độc lập, tự chủ, đây là thành phần
kinh tế năng động nhất, tạo ra sản phẩm hàng hóa phong phú đa dạng cho xã
hội. Trong quá trình phát triển kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp
sang sản xuất hàng hóa nhỏ tiến tới hình thành các trang trại, nông trại (sản
xuất hàng hóa lớn). Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh.
Nhà nước đang có biện pháp sắp xếp, rà soát lại, hoặc chuyển sang các chức
năng khác cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Thành phần kinh tế tập thể
(kinh tế HTX) cũng chuyển đổi chức năng của mình sang các hợp tác xã
(HTX) kiểu mới làm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịch vụ phục
4
vụ cho nguyện vọng của các hộ nông dân mà trước đây chức năng của HTX
là trực tiếp điều hành sản xuất. Như vậy sự phát triển đa dạng của các thành
phần kinh tế cùng với việc chuyển đổi chức năng của nó làm cơ cấu thành
phần kinh tế trong nông nghiệp có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng
phát huy hiệu quả của các thành phần kinh tế.
2.3. Cơ cấu kinh tế theo vùng.
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động
theo lãnh thổ đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau. Sự
phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng lãnh
thổ nhất định, nghĩa là cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành
trong sản xuất nông nghiệp theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu
thế tiềm năng to lớn. Ở đây, xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ đi vào

chuyên môn hóa và tập trung hóa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa
lớn tập trung có hiệu quả cao với các vùng chuyên môn hóa khác, gắn cơ cấu
của từng khu vực với cơ cấu kinh tế của cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ
coi trọng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp đa dạng. Để hình
thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùng hợp lý,
để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng. Đặc biệt cần bố trí các ngành
chuyên môn hóa dựa trên những lợi thế so sánh từng vùng đó là những vùng
có đất đai tốt, khí hậu phù hợp, đường giao thông thuận lợi và các khu công
nghiệp có sẵn.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
1. Khái niệm:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giành một phần tài nguyên của một bộ
phận kinh tế này cho một bộ phận kinh tế khác theo hướng có lợi hơn, đáp
ứng nhu cầu sản phẩm xã hội và tăng thu nhập của người lao động.
1. 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Lực lượng sản xuất phát triển gắn liền với phân công lao động xã hội,
chi phối sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế. Khi nền kinh tế tự cấp
tự túc thì lực lượng sản xuất trì trệ kém phát triển dẫn đến cơ cấu KTNN
chậm chuyển biến. Chuyển nền kinh tế thuần nông sang sản xuất hàng hóa
thì lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội mới phát triển ở trình độ
cao. Mặt khác sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội là xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội. Vì vậy chuyển dịch
cơ cấu KTNN cũng là một tất yếu khách quan. Trong điều kiện nước ta hiện
nay, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nguồn lao động trẻ dồi dào
nhưng vẫn ở dạng tiềm năng chưa được huy động và khai thác đầy đủ, hợp
lý. Bởi vậy rất cần thiết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu của chuyển
dịch cơ cấu phải dựa trên cơ sở tiềm năng sẵn có hình thành cơ cấu mới
5
nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đó tạo ra một tỷ suất hàng hóa lớn
hơn, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, bền vững góp phần đắc lực vào quá

trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đất
nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế thị trường đang ngày
một phát triển và tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trên
địa bàn cả nước. Theo cơ chế đó mọi thành phần kinh tế, mọi khu vực sản
xuất kinh doanh tiến hành sản xuất phải nắm vững và bám sát thị trường.
Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển các yếu tố sản xuất như : tài nguyên,
sức lao động, công nghệ, các sản phẩm dịch vụ tạo ra và ngay cả chất xám
đều được coi là đối tượng mua bán, là hàng hóa và cơ cấu KTNN trong cơ
chế thị trường cũng phải đảm bảo và tuân thủ các mối quan hệ đó. Trong nền
kinh tế thị trường giá cả điều tiết hành vi của người sản xuất từ đó tạo ra một
thiết chế làm nảy sinh mối quan hệ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu kinh tế, vấn
đề đặt ra là bằng nhận thực và hành động các cơ quan hoạch định chính sách,
của các nhà quản lý có giải pháp điều chỉnh thông qua hệ thống các chính
sách kinh tế định hướng cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế hiệu quả cao
nhất. Những vấn đề có một cơ cấu kinh tế hiệu quả cao trong nền kinh tế thị
trường thì cơ cấu đó phải thoả mãn được những yêu cầu của thị trường đặt
ra. Như vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN phải xuất phát từ những căn cứ mà
thị trường đòi hỏi và phải thỏa mãn tốt mọi nhu cầu thị trường.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng
tương đối ổn định của các ngành sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện
về thời gian và không gian nhất định của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng không phải là bất
biến mà sẽ vận động phát triển và chuyển hoá từ cơ cấu cũ sang cơ cấu kinh
tế mới. Sự chuyển dịch đó đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những
bậc thang nhất định của sự phát triển. Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi
lượng đã tích luỹ đến độ nhất định tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất. Đó là
quá trình chuyển hóa dần từ cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù
hợp và có hiệu quả hơn. Tất nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của
con người có ý nghĩa quan trọng. Do vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN đến
trạng thái phát triển tối ưu đạt được hiệu quả, thông qua các tác động điều
khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận
dụng đúng đắn các qui luật khách quan.
6
2. Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát
triển của tỉnh, của nền kinh tế.
2.1 Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát
triển của tỉnh Lào Cai
(1)
.
Trong thời gian qua sản xuất nông lâm nghịêp chuyển dich theo hướng
tích cực. Góp phần xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả. Giá trị sản
xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 1.176 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm
9,51%. Từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 72,9%
xuống còn 70,2%; chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 27,1% lên 29,9%.
Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tăng từ 8 triệu đồng
lên 14 triệu đồng. Thành tựu vượt trội về nông nghiệp là tăng mạnh về năng
xuất và sản lượng cây lương thực. Việc qui hoạch sản xuất hàng hoá được
quan tâm đã và đang hình thành các vùng chuyên canh lúa, ngô, đạu tương,
rau, quả hàng hoá. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh. Trên 85% diện
tích được cấy giống lúa năng xuất cao. Nhiều cây con có năng xuất, chất
lượng và giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất , thử nghiệm và từng bước
sản xuất đại trà như giống hoa cao cấp, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu.
Chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hoá, nhất là chăn nuôi đại gia
súc, bình quân hàng năm đàn trâu tăng 4,5%, đàn bò 5,3%, đàn lợn 6,5%,
đàn gia cầm 5,5%. Công tác tuyển trọn giống được chú trọng như sinh hoá
đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phục tráng con giống địa phương có tính vượt trội

như bò vàng Xi Ma Cai, trâu Bảo Yên. Thuỷ sản có bước phát triển mới,
chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang nuôi trồng
thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.152
ha
tăng 24% so với năm 2000;
Giá trị thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 13,1%. Một số giống thuỷ sản mới
được đưa vào sản xuất như tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, chép lai ba
mầu... đang hình thành; phát triển cá mô hình nuôi cá hồi, cá tầm nước lạnh
ở vùng cao.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, kinh tế lâm nghiệp
phát triển mang tính toàn diện. Phát triển rừng phòng hộ gắn với kinh tế, môi
trường sinh thái và du lịch, hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến: Bảo tồn và phát triển thêm nhiều loại cây quý hiếm. Một số cây
trồng vừa có chức năng phòng hộ vừa có giá trị kinh tế được đưa vào sản
xuất như măng bát độ, dổi tàu, lát Mê Xi Cô... Từng bước xã hội hoá nghề
rừng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Tỷ lệ tán che phủ rừng tăng
từ 37,2% năm 2000 lên 44,3%. Kinh tế trang trại phát triển ở quy mô vừa và
nhỏ, toàn tỉnh có 200 trang trại, chủ yếu tập trung ở huyện Bảo Thắng, Bát
Xát, Bảo Yên. Có 169 hợp tác xã với gần 9000 xã viên và 13.780 lao động.
7
Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi, củng cố đã và đang thích ứng với cơ chế
mới, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân, nông thôn được cải thiện, thu nhập hộ gia đình tăng 2,2 lần. Hoạt
động dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn có bước
phát triển, một số ngành nghề chuyền thống được khôi phục. Bước đầu được
thực hiện cơ giới hoá trong một số khâu sản xuất và bảo quản sau thu hoạch.
Cơ cấu thu nhập khu vực nông thôn có sự thay đổi tích cực, sản xuất
nông nghiệp chiếm 88, 54%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp 1,45% và dịch vụ
10%. Hàng năm dành 60% - 70% vốn đầu tư phát triển cho vùng nông thôn

(đạt 2.500 tỷ đồng). Đến năm 2003 có 100% số xã có đường ô tô đến trung
tâm xã. Đến năm 2005 có 75% số xã có điện lưới quốc gia, 62% số hộ dân
được sử dụng điện, 70% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, 12.584
hộ được hỗ trợ tấm lợp, sắp xếp ổn định dân cư 6.970 hộ, số hộ có nhà xây
kiên cố và bán kiên cố nông thôn tăng 5%. Thu nhập bình quân hộ gia đình
nông thôn tăng từ 6,6 triệu đồng lên 13,5 triệu đồng. Có 18.700 hộ sản xuất
kinh doanh giỏi, 30.600 hộ giầu và khá, tỷ lệ hội đói nghèo còn 41,01%...
Mục tiêu trong thời gian tới là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nội
ngành nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ.
Đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc, thuỷ sản và phát triển rừng kinh tế. Đầu tư
khai thác có hiệu quả lợi thế về công nghiệp, du lịch và kinh tế cửa khẩu để
tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
2.2. Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự
phát triển của nền kinh tế.
“Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng
của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với
các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp
theo nghĩa rộng gồm có : trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản có vị
trí hết sức quan trọng nó đáp ứng vào quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế xã hội của cả nước và của từng địa phương. Đặc trưng trong nông
nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của sản xuất là
những cây trồng vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao
động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ, được tiến hành trên một địa bàn rộng
lớn và mang tính khu vực. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp
hóa, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ảnh hưởng quyết định đến tốc độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế. Do đó nghiên cứu mối quan hệ về vai trò
nông nghiệp đối với phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng cả khía cạnh lý
8

thuyết và thực tiễn. Hầu hết các nước đang phát triển rơi vào cái bẫy của tình
trạng “vòng lẩn quẩn của nghèo khổ” Các yếu tố trong sơ đồ vừa là “nhân”
vừa là “quả” đã hình thành một vòng lẩn quẩn làm cho nhiều quốc gia khó
thoát khỏi tình trạng nghèo đói - kém phát triển. Khía cạnh kinh tế xuất phát
từ mức thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn tới tích lũy, đầu tư và năng
suất thấp rồi trở lại thu nhập thấp. Khía cạnh xã hội xuất phát từ sinh đẻ
nhiều (dân số tăng nhanh) dẫn đến dinh dưỡng thấp, bệnh tật cao, đông con
và dẫn đến tình trạng dốt nát, rồi lại ảnh hưởng trở lại sinh đẻ nhiều. Kết hợp
với thu nhập thấp (khía cạnh kinh tế) làm cho tình trạng nghèo đói trở lên
trầm trọng hơn. Để thoát khỏi tình trạng trên trong chiến lược phát triển kinh
tế của các nước đang phát triển thường chọn các lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải, thông tin, thương mại - dịch vụ là
những mục tiêu tác động để đẩy nhanh mức tăng trưởng nền kinh tế, nâng
cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt đối với những nước có ưu thế về tiềm
năng tự nhiên gắn với nông nghiệp thì nông nghiệp có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu này. Vai trò của nông nghiệp được thể hiện chủ
yếu qua 2 khía cạnh : kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế và đóng góp vào
mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế”
(1)
.
Được thể hiện qua sơ đồ vòng luẩn quẩn như sau :
Sơ đồ : Vòng luẩn quẩn của nghèo khổ
Khía cạnh xã hội Khía cạnh kinh tế
“Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển.
Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên,
9
ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP
nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá
lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người

những sản phẩm tối cần thiết đó là : lương thực, thực phẩm. Những sản
phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay vẫn
chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố
đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước”
(1)
. Qua các vấn đề nêu trên đã
chứng minh vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân,
nó là một ngành không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia và
nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Vai trò của chuyển dịch cơ cấu KTNN đáp ứng sự phát triển của kinh
tế thị trường, đáp ứng về yêu cầu nông sản phẩm của xã hội, nhu cầu tiêu
dùng của dân cư, là điều kiện để mở rộng thị trường, tạo cơ sở thay đổi bộ
mặt nông thôn nói chung và bộ mặt nông nghiệp nói riêng, đồng thời tạo ra
một nền sản xuất chuyên môn hóa cao, thâm canh tiên tiến và các ngành liên
kết với nhau chặt chẽ hơn.
3. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu KTNN là một khái niệm mang tính khách quan, tính lịch sử xã
hội, nó không những vận động mà còn biến đổi và phát triển. Sự chuyển dịch
cơ cấu KTNN là một quá trình do vậy sự hình thành vận động, biến đổi và
phát triển là kết quả sự tác động thường xuyên và tổng hợp các nhân tố ảnh
hưởng tới cơ cấu KTNN, tựu trung lại có 3 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau :
3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động
và biến đổi cơ cấu KTNN, nhóm này gồm vị trí địa lý, điều kiện đất đai, điều
kiện khí hậu, thời tiết, nguồn nước, rừng, biển… tuy tác động ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên đến mỗi nội dung cơ cấu KTNN không giống nhau, trong
đó cơ cấu vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều nhất :
trong các điều kiện tự nhiên nêu trên thì điều kiện đất đai, khí hậu, vị trí địa
lý có ảnh hưởng rất rõ nét tới sự phát triển của nông nghiệp ( theo nghĩa rộng

gồm: Nông, Lâm, Ngư nghiệp), qua nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến
các ngành khác. Trong mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có vị trí địa lý khác
nhau, điều kiện khí hậu ( lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ) , điều kiện đất đai
( nông hoá, thổ nhưỡng, địa chất), các nguồn tài nguyên tự nhiên (nước,
rừng, biển, các tài nguyên mỏ), hệ sinh thái khác nhau về số lượng và qui mô
các phân ngành chuyên môn nông lâm ngư nghiệp giữa các vùng có sự khác
nhau dẫn tới sự khác nhau về cơ cấu ngành, thể hiện rõ nét từ sự phân biệt về
cơ cấu các ngành kinh tế trong nông nghiệp giữa vùng Đồng
bằng - Trung du - Miền núi. Ngay giữa các vùng cơ cấu kinh tế các ngành
10
cũng khác nhau khá rõ do tính đa dạng và phong phú của tự nhiên nước ta và
sự phân bổ nguồn lực không đồng đều. Một số vùng có điều kiện tự nhiên
thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất tạo ra lợi thế so với vùng khác,
đây là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế. Ngoài sự tác động ảnh
hưởng nói trên thì điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng tới các cơ cấu, các
thành phần kinh tế và cơ cấu kỹ thuật trong kinh tế nông nghiệp. Thông
thường những vùng nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì các thành phần
kinh tế của các vùng đó phát triển với qui mô và tốc độ lớn hơn. Sự phát
triển của các thành phần kinh tế tạo điều kiện làm nảy sinh nhu cầu ứng dụng
ngày càng rộng rãi công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản
xuất kinh doanh và dịch vụ, làm cho ứng dụng của Khoa học- Công nghệ -
Kỹ thuật tiến bộ, hiện đại ngày càng được nâng cao trong cơ cấu kỹ thuật.
3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội
Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu KTNN bao gồm thị
trường, hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng
nông thôn, sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị, kinh nghiệm và tập
quán truyền thống sản xuất của dân cư, dân số, lao động… Trong nền kinh tế
hàng hóa nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế
nói chung và biến đổi của cơ cấu kinh tế nói riêng. Người sản xuất hàng hóa
chỉ sản xuất và đem ra thị trường trao đổi những sản phẩm mà họ thấy chúng

đem lại lợi nhuận thoả đáng và người sản xuất tự xác định khả năng tham gia
cụ thể của mình vào thị trường những loại sản phẩm hàng hóa có lợi nhất, do
đó trên thị trường sẽ xuất hiện các loại hàng hóa dịch vụ với qui mô và cơ
cấu phản ánh cơ cấu kinh tế ở từng vùng từng địa phương.
Ngày nay quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng,
hầu hết các quốc gia đều thực hiện các chiến lược kinh tế mở, thông qua
quan hệ thương mại quốc tế các quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào
quá tình hợp tác và phân công lao động quốc tế đó là nhân tố hết sức quan
trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu
KTNN nói riêng; tạo cho các quốc gia khai thác và sử dụng mọi nguồn lực
của mình có lợi nhất trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh. Qua đó có cơ
hội tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật mới thu hút nguồn đầu
tư… nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước sử
dụng các chính sách kinh tế công cụ quan lý vĩ mô khác để quản lý nền kinh
tế thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở
đảm bảo các yếu tố của thị trường để các qui luật khách quan của thị trường
phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tạo
điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển với tốc độ cao và ổn định.
Để hình thành hay chuyển đổi một cơ cấu kinh tế nông nghiệp đòi hỏi
phải có điều kiện vật chất nhất định tương ứng với yêu cầu hình thành và
11
chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Để đáp ứng đòi hỏi về các điều kiện vật chất này
nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư; các nguồn vốn đầu tư chủ yếu
để hình thành và chuyển đổi cơ cấu KTNN gồm : nguồn nước của các chủ
thể kinh tế trong nông nghiệp; nguồn vốn ngân sách; nguồn vốn cho vay của
các ngân hàng; nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng; nguồn vốn đầu tư
trực tiếp hay gián tiếp của nước ngoài. Giải quyết tốt vấn đề vốn là một trong
những điều kiện quan trọng nhất để phát triển KTNN và xây dựng cơ cấu
KTNN hợp lý và phù hợp với yêu cầu khai thác tốt các nguồn lực xây dựng
cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn.

Sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị cũng là một nhân tố
quan trọng nó tạo ra khả năng cung cấp kỹ thuật và công nghiệp ngày càng
tiên tiến, tạo ra các nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào cho khu vực KTNN.
Vấn đề dân số, lao động và trình độ của người lao động, người quản lý và
kinh nghiệm tập quán truyền thống của dân cư ở các vùng cũng là nhân tố
ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển chuyển dịch cơ cấu KTNN.
3.3 Nhân tố về tổ chức kỹ thuật
Nhóm nhân tố này bao gồm các hình thức tổ chức sản xuất; sự phát
triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất .
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là phạm trù khách quan nhưng lại là sản phẩm
hoạt động của con người. Sự tồn tại, vận động, biến đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế
trong nông nghiệp lá cơ sở của sự hình thành và phát triển của các ngành
kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế.
Các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tồn tại và hoạt động qua các
hình thức tổ chức tổ chức sản xuất với các mô hình tổ chức tương ứng; Do
vậy các hình thức tổ chức trong nông nghiệp với các quy mô tương ứng là
một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp.
Từ những năm 1990 đến nay trong nông nghiệp nước ta kinh tế hộ
được thừa nhận trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế tư nhân được tạo điều
kiện phát triển, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được cải biến theo nội
dung mới, sự thay đổi về các mô hình sản xuất nêu trên đã tạo ra những điều
kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ tạo ra những thay đổi
đáng kể trong cơ cấu KTNN; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi. Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, cây
công nghiệp và cây ăn quả tăng lên, hình thành vùng chuyên canh tập trung
cây công nghiệp dài ngày.
12
Ngày nay, khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự

phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng chúng vào sản xuất có vai trò
ngày càng to lớn, góp phần hoàn thiện các phương pháp sản xuất nhằm khai
thác, sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực xã hội và khu vực nông thôn.
Như vậy chúng ta thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, hơn nữa các yêu tố đó lại tác động theo hai chiều có thể
tích cực hoặc có thể tiêu cực và thay đổi thường xuyên; do vậy cần phải nhận
thức đúng đắn các yếu tố trên để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất phát
huy lợi thế, giảm thiếu bất lợi, tránh sa vào chủ quan, duy ý chí.
4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả cơ cấu
phát triển kinh tế
Để phản ánh cơ cấu kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu như cơ cấu
đầu vào, cơ cấu đầu ra.
Nhóm các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu đầu vào bao gồm :
- Cơ cấu đất đai
- Cơ cấu đầu tư
- Cơ cấu lao động
- Cơ cấu kỹ thuật
Nhóm các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu đầu ra gồm :
- Cơ cấu giá trị các loại sản phẩm
- Cơ cấu giá trị các loại sản phẩm hàng hóa.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cơ cấu kinh tế :
Hiệu quả cơ cấu kinh tế chính là xem xét việc bố trí cơ cấu đầu vào
(đất đai, vốn, lao động …) đã hợp lý chưa và biểu hiện của nó chính là cơ
cấu đầu ra (cơ cấu giá trị sản phẩm, cơ cấu giá trị hàng hóa. Như vậy phản
ánh hiệu quả cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp sử dụng các chỉ tiêu sau :
- Năng suất đất đai
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Năng suất lao động

- Giá trị sản lượng/1 đơn vị diện tích (1 đơn vị diện tích tạo ra bao
nhiêu giá trị sản lượng).
13
- Giá trị sản lượng/1 lao động (1 lao động tạo ra bao nhiêu giá trị sản
lượng).
- Giá trị hàng hóa/1 đơn vị diện tích
- Giá trị hàng hóa/1 lao động
- Lợi nhuận
- Thu nhập
Các chỉ tiêu trên có thể áp dụng để phản ánh cơ cấu kinh tế, hiệu quả
cơ cấu KTNN trong cả nước, từng vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế,
tuỳ thuộc vào các phạm vi nghiên cứu mà sử dụng các chỉ tiêu, phương pháp
thích hợp.
4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu
quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chính là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế mà
cụ thể là xem xét sự thay đổi của cơ cấu đầu vào từ đó xem xét sự thay đổi
cơ cấu đầu ra. Thực tế chính là việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu
kinh tế nhưng đã được bố trí sắp xếp lại từ đó đem so sánh với các chỉ tiêu
phản ánh cơ cấu kinh tế trước đây để làm rõ quá trình chuyển dịch. Như vậy
sự thay đổi các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu hay sự chuyển dịch có thể hợp lý
hoặc có thể không hợp lý mà biểu hiện là xem xét tới sự thay đổi cơ cấu đầu
ra.
Phản ánh hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) là dựa trên
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của CCKT nhưng có sự so sánh giữa các năm
để thấy sự biến đổi của chỉ tiêu này; sự biến đổi của hiệu quả CCKT chính là
hiệu quả của quá trình chuyển dịch, tốt hay xấu ta phải xem xét tới từng chỉ
tiêu tiêu cụ thể như năng suất đất đai tăng hay giảm; hiệu quả sử dụng vốn
tốt hay xấu; năng suất lao động tăng hay giảm; giá trị sản lượng sản phẩm
hàng hóa/1 đơn vị diện tích tăng hay không…

Như vậy để phản ánh chuyển dịch hay hiệu quả chuyển dịch ta sử
dụng các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và hiệu quả cơ cấu nhưng xem xét ở trạng
thái động để thấy được sự thay đổi của cơ cấu chính là quá trình chuyển dịch
và sự biến động là hiệu quả của quá trình chuyển dịch. Việc sử dụng các chỉ
tiêu trên để đo lường hiệu quả chuyển dịch cơ cấu KTNN xuất phát từ yêu
cầu nghiên cứu và phụ thuộc vào nội dung CCKT. Ngoài ra có thể sửdụng
phương pháp so sánh theo không gian và thời gian của các chỉ tiêu nói trên,
mức độ khác nhau về hiệu quả kinh tế sẽ phản ánh tính hợp lý hay không
hợp lý CCKT nông nghiệp trong cả nước, từng vùng qua các thời kỳ khác
nhau, với cơ cấu kinh tế khác nhau. Các chỉ tiêu trên được sử dụng trên cả
nước và ý nghĩa so sánh với từng khoảng cách 4 đến 5 năm trở lên. Ngoài
14
những chỉ tiêu nói trên xuất phát từ yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại
còn dựa trên một số căn cứ
- Đánh giá hiệu quả của cơ cấu sản xuất trên cơ sở bình quân các loại
nông sản phẩm sản xuất trên đầu người so với nhu cầu tiêu dùng.
- Khả năng cung cấp nguyên liệu của sản xuất nông nghiệp cho công
nghiệp chế biến.
- Cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
và giải quyết việc làm cho người lao động.
- Cơ cấu nông nghiệp phải đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản lượng
nông sản trên 1 ha phải tăng so với trước, tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hóa
cao.
- Cơ cấu nông nghiệp phải nâng cao thu nhập cho các nông dân và
hiệu quả trên 1 đồng vốn bỏ ra đạt tỷ lệ cao.
Khi nền kinh tế phát triển đời sống dần được nâng cao con người
không chỉ hướng tới đời sống vật chất mà còn nhu cầu đời sống tinh thần, từ
khi đổi mới đến nay người nông dân không phải lo ăn lo mặc mà có nhu cầu
tăng lên về văn hóa tinh thần như đi thăm quan nghỉ mát, đi du lịch…, phúc
lợi xã hội được quan tâm phát triển với nhiều cơ sở dịch vụ nâng cao, đáp

ứng từng bước nhu cầu phát triển kinh tế.
III. Những kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn.
1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
ở tỉnh Gia lai.
Gia Lai có diện tích tự nhiên: 15.495km
2
, dân số 858.240 người.
Trong đó địa bàn nông thôn chiếm 97% về diện tích và 78% về dân số, gần
65% dân số là nông thôn thuộc dân tộc ít người. Trình độ dân trí thấp, đời
sống còn gặp nhiều khó khăn. Gia Lai có tiềm năng rất đa dạng nhất là về
đất, rừng có khả năng phát triển lớn tập trung về nông – lâm nghiệp và chế
biến nông lâm sản và thực phẩm. Đất đai và khí hậu phù hợp với sự phát
triển của nhiều loại cây trồng như: Cao su, Cà phê, chè, điều, lạc, mía... và
chăn nuôi đại gia súc.
Trước năm 1990 Gia Lai sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu và trong
tình trạng tự cung, tự cấp. Còn sản xuất nông nghiệp chỉ chú trụng vào khâu
khai thác, các cơ sở vật chất ở nông thôn yếu kém, giáo đục, y tế, văn hoá
kém phát triển.
15
Từ năm 1991 đến nay thì bộ mặt nông thôn ngày nay được đổi thay
thể hiện ở các mặt như sau:
Về nông nghiệp: Mức tăng trưởng bình quân năm là 6,18%, tỷ trọng
nông nghiệp chiếm 48% GDP. Tổng sản lượng lương thực quy thóc 172.000
tấn năm 2005 lên 192.000 tấn năm 1997. Từng bước hình thành vùng cây
công nghiệp tập trung mang tính sản xuất hàng hoá lớn phù hợp với hai vùng
khí hậu Đông và Tây trường sơn.
Cây cao su từ 15.570 ha với sản lượng mủ khô 1.074 tấn năm 1991
tăng lên 21.700 ha với sản lượng mủ khô là 4.840 tấn.
Cây Cà phê từ 6.522 ha với sản lượng 3.640 tấn năm 1991 tăng lên

18.600 ha với sản lượng 8.383 tấn năm 1995.
Các cây: Chè, Mía, Điều đều tăng nhanh so với năm 1990.
Về chăn nuôi: Chủ trương của tỉnh là Sin hoá dàn bò và nạc hoá đàn
lợn. Năm 1991 Gia Lai có 192.000 con trâu, bò nay đa tăng lên 280.000 con.
Về lâm nghiệp: Chủ trương của tỉnh là tập trung vào làm công tác lâm
sinh gắn với các chương trình phủ xanh đất chống, đồi núi trọc. Trồng rừng
năm 1991 là 710 ha tăng lên 2.080 ha năm 1995 và đạt 3.400 ha năm 1997
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cùng với việc đẩy mạnh sản
xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đồng thời công nghiệp chế biến
nông – lâm sản, vật liệu xây dựng ... cũng được phát triển mạnh mẽ. Hiện
nay chủ trương của tỉnh xây dựng hệ thống các nhà máy chế biến Nông - Lân
nghiệp có công nghệ cao gắn liền với địa bàn có vùng nguyên liệu mà chủ
yếu là nông thôn , ven thị trấn.
2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp ở tỉnh
Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi là một tỉnh ở ven biển miền trung, đông dân, bình quân
ruộng đất thấp ( 720m
2
/người), đồi núi dốc, độ sói mòn cao, đất trống, đồi
núi trọc nhiều, lụt bão liên tục, cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém.
Quảng Ngãi đã chủ trương cải tiến cơ cấu kinh tế nông nghiệp xây
dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hoá phong phú lành
mạnh, có cơ sở hạ tầng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nông dân
bảo đảm công bằng xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng. Cùng với chủ
trương phát triển kinh té nhiều thành phần và xác định hộ xã viên là là đơn vị
kinh tế tự chủ, đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông – lâm – ngư –
công nghiệp và dịch vụ một cách toàn diện - kết quả giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng trưởng bình quân là 5,1%; công nghiệp 14,5%. So với cả nước
16
thì chậm, nhưng với Quảng Ngãi là bước phát triển tích cực bởi cùng với kết

quả đó là sự đổi mới cơ chế quản lý trong nền kinh tế.
Về chuyển dịch mùa vụ: Trước đây sản xuất lương thực là vấn đề
trung tâm nên các tỉnh miền trung có xu hướng mở rộng diện tích 3 vụ lúa
trên đất trũng, thất bát lớn bởi vụ đông xuân gieo mạ sớm khi lúa trổ bị
sương muối, rét và các đợt gió mùa đông bắc làm thiẹt hại mùa màng, còn vụ
mùa cấy chậm nên bị bão lụt thất thu. Vì vậy tỉnh đã tập trung nghiên cứu
thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng để tránh thiên tai và đã đạt được một số
kết qủa:
+ Sản lượng lương thưc tăng từ 32 vạn tấn/ năm lên 36 vạn tấn/ năm.
+Sản lượng mía tăng từ 41 vạn tấn/ năm lên 55 vạn tấn/ năm...
+ Sản xuất lúa 3 vụ lãi được 3,5 triệu đồng/ha/năm.
+ Chuyển đổi cơ cấu trồng 2 vụ lúa cộng 1 vụ đậu xanh lãi 5,6 triệu
đồng/ha/năm.
+ Vùng sản xuất 2 vụ lúa cộng vụ lạc lãi 4,2 triệu đồng/ha/năm
* Những biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Ngãi:
- Thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi kết hợp với việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật váo sản xuất.
- Đa dạnh hoá sản phẩm mở rộng ngành nghề, tạo ra vùng sản xuất
hàng hoá tập trung.
- Phát triển nông nghiệp phải gắn với lâm nghiệp, ngư nghiệp, công
nghiệp chế biên, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Mở rộng quy mô ứng dụng các công thức luân canh trên nhiều vùng,
nhiều chất đất để rút được những kết luận chính xác phù hợp với thực tiễn
địa phương.
- Cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế trồng cây ăn quả có giá trị cao,
như vải thiều, chôm chôm, nhãn...
- Chăn nuôi phát triển theo hướng thương phẩm.
- Giao đất rừng lâu dài cho hộ xã viên, có chính sách khuyến khích
nhân dân xây dựng mô hình nông lâm kết hợp xây dựng mô hình khuyến
nông, trình diễn để nông dân học tập và ứng dụng công nghệ mới vào sản

xuất.
- Sản xuất công nghiệp phát triển để tạo đầu ra cho sản xuất nông
nghiệp theo cơ cấu kinh tế mới.
17
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá ở Quảng Ngãi đang phát triển theo hướng tích cực, gắn với đầu tư
nâng cấp cơ sỏ hạ tầng nông thôn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CÁU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO
YÊN TỈNH LÀO CAI.
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI.
1. Về điều kiện tự nhiên
(1)
Bảo Yên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai có tổng
diện tích tự nhiên 82.384 ha, chiếm 12,95% so với diện tích tự nhiên toàn
tỉnh (diện tích tự nhiên toàn tỉnh 635.708 ha) là huyện miền núi phía Bắc
giáp huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Lục Yên và Văn
Yên tỉnh Yên Bái, phía đông giáp huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, phía
Tây giáp huyện Văn Bàn. Trung tâm huyện lý cách thành phố Lào Cai 75 km
về phía Tây Nam. Là địa bàn cư trú của 16 dân tộc sinh sống với dân số
75.370 người (tính đến 12/2005) chiếm 13,1% so với dân số toàn tỉnh; mật
độ dân số bình quân 91 người/km
2
. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%. Địa giới
được chia thành 18 đơn vị hành chính, trong đó có 17 xã và 1 thị trấn, có 8
xã thuộc diện đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ , mạng
lưới giao thông có trục đường quốc lộ 70 và tuyến đường sắt chạy từ cửa
khẩu quốc tế Lào Cai về Hà Nội. Quốc lộ 279 chạy từ huyện Than Uyên tỉnh
Lai Châu sang huyện Quang Bình - Hà Giang. Có sông Hồng và sông Chảy
chạy qua địa bàn huyện. Độ cao trung bình từ 200 - 450

m
, cá biệt có chỗ độ
cao 900 m so với mặt nước biển. Độ dốc từ 16
0
– 25
0
chiếm 32%; Độ dốc từ
25
0
– 35
0
chiếm 41% tổng diện tích tự nhiên.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá tác động của các điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội huyện Bảo Yên đến sản xuất nông nghiệp có thể rút ra
một số tác động mạnh mẽ đến thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của
huyện. Những yếu tố chính về điều kiện tự nhiên, chi phối nhiều đến sản
xuất nông nghiệp của huyện gồm yêu tố đất đai, khí hậu, nguồn nước.
1.1. Về đất đai
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu và khảo sát, quy hoạch đất đai cấp
huyện năm 2001, quy hoạch đất đai cấp xã năm 2004, huyện Bảo Yên có các
loại đất sau :
18
- Đất nông nghiệp 46.357,7 ha chiếu 56,2% diện tự nhiên. Trong đó
sản xuất nông nghiệp 10.899,6 ha; đất lâm nghiệp 35.238,6 ha; đất nuôi
trồng thuỷ sản 219,44 ha.
- Đất phi nông nghiệp : 4.449,2 ha, chiếm 5,4% diện tích tự nhiên.
Trong đó đất ở 479,5 ha; đất chuyên dùng 1.060,7 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa
địa 64,9 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.844,2 ha.
- Đất chưa sử dụng 31.676 ha chiếm 38,4% diện tích tự nhiên. Về tình
hình quản lý đất chưa sử dụng hàng năm đều giảm để sử dụng vào san xuất

nông lâm nghiệp (đất chưa sử dụng giảm 2.400 ha so với năm 2004).
Tình hình sử dụng đất của các tổ chức và hộ gia đình đã ổn định, đúng
ranh giới và mục đích được giao. Công tác giao đất nông nghiệp và đất ở đã
cơ bản hoàn thành để đảm bảo cho người có đất sản xuất và đất ở ổn định lâu
dài.
- Theo kết quả điều tra của trung tâm khoa học tự nhiêm và công nghệ
quốc gia năm 2005 huyện có 5 nhóm đất chính và 13 loại đất như sau:
* Nhóm đất đỏ vàng: 73.682 ha chiếm 89,79% diện tích tự nhiên,
phân bố khắp địa bàn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình Fe-ra-lít. Trong
điều kiện nóng ẩm nhiều mưa quá trình lý, hoá và sinh học phát triển mạnh
phá huỷ khoáng nguyên sinh và thứ sinh để tạo thành đất, tầng đất trở nên
dầy và ít lẫn đá. Tuỳ theo loại đá mẹ quá trình Fe-ra-lít hình thành nên các
loại đất có màu sắc khác nhau. Trên địa bàn huyện Bảo Yên nhóm đất đỏ
vàng bao gồm:
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá trầm tích(Fs): Trên địa bàn
huyện Bảo Yên loại đất này khá phổ biến( 71.032 ha) chủ yếu được hình
thành trên đá: Gơ-nai, đá Phi-rít, A-pa-tít. Đặc trưng loại đất này là từng dầy
trung bình , lẫn đá, màu sắc không đồng nhất, phân hoá tầng yếu, kết cấu tốt,
thành phần cơ giới nhẹ, các chất dinh dưỡng khá, ít chua.
+ Đất nâu đỏ trên đá vôi(Fv): Loại đất này chiếm tỷ lệ không đáng kể,
phân bố lẻ tẻ ở khu vực Điện Quan. Đất Fv có thành phần cơ giới nặng song
do giầu can xi và mùn nên đất có kết cầu viên, dễ thoát nước.
+ Đất vàng nâu trên đấ trầm tích(Fp): là loại đất phát sinh, phát triển
trên nền phù sa cổ được hình thành nhờ quá trình tích luỹ, trầm tích nê-ô-
gen. Loại đất này khá dầy do qúa trình bồi tích, đất có hàm lượng dinh
dưỡng cao, tơi xốp tuy nhiên lẫn khá nhiều cuội, sỏi, cuội tảng. Loại đất này
được phân bố dọc sông Hồng, sông Chảy địa hình phân bố dạng đồi thấp,liền
dải, lượn sóng.
19
+ Đất vàng nhạt trên đá cát( Fq): Đất này được hình thành trên đá

giầu thạch anh, hoạc có tỷ lệ si- líc cao, đất có màu vàng nhạt, tầng đất
không dầy( 50-60 cm), thành phần cơ giói nhẹ, đất chua( PHKCl<4). Đất Fp
ở Bảo Yên chủ yếu phân bố dọc theo các triền núi có độ cao trên 400m khu
vực sông Chảy.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa : (F1): Loại đất này được hình
thành tại chỗ do quá trình canh tác luá nước nâu đời, do chế độ canh tác lúa
nước làm biến đổi tính chất về cả mặt lý, hóa, sinh học. Trên địa bàn huyện
Bảo Yên đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa phân bố chủ yếu ở các xã: Điện
Quan, Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà.
+ Đất nâu vàng trên phù xa cổ (Fe): Chiếm tỷ lệ thấp nằm dọc sông
Hồng, đất nâu vàng được hình thành do quá trình bồi tích từ lâu đời hoặc do
quá trình biến đổi của dòng chảy, tầng đất dầy có màu nâu đậm, thành phần
cơ giới trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao.
* Nhóm đất đen( Rse): Có 718 ha chiếm 0,87% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện, phân bố chủ yếu ỏ xã điệm Quan, nằm trên các đồi, đỉnh bằng
hoặc chân sườn thấp . Đất đen được hình thành trên sản phẩm phong hoá của
đá Séc-pen-ti-nít, do đó hàm lượng Ca, Mg trong đất khá cao. Đất có màu
đen hoạc đen xám , ít chua, tỷ lệ sét trong đất cao do đó đất cứng , độ ẩm
cây héo cao về mùa khô.
* Đất phù xa: 1.332 ha chiếm 1,62% diện tích tự nhiên toàn huyện;
nhóm đất này bao gồm : Phù sa sông Hồng, phù sa sông Chảy và phù sa các
suối khác.
* Đất phù sa sông Hồng (Ph): Có 230 ha phân bố dọc 2 bên sông
Hồng. Đất PH có màu tím, nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc
thịt nhẹ có kết cấu viên, đất chung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong đất cao, tầng đất này dầy rất thuận lợi cho phát triển các
cây trồng nông nghiệp.
+ Đất phù sa sông Chảy(PC): có 302 ha phân bố dọc hai bên sông
Chảy thành dải không liên tục, đất thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao, đất
rời rạc, tỷ lệ sỏi, cuội cao, đất ít chua hoặc trung tính, tầng dầy trung bình

thuận lợi cho việc phát triển các loại rau, màu.
+ Đất phù sa ngòi, suối(Py): có 800 ha. Phân bố dọc theo các suối lớn
song tập trung chủ yếu ở Nghĩa Đô. Loại đất này được hình thành qua qúa
trình nắng đọng, bồi tụ nâu đời, hoặc sự chuyển dời dòng chảy kết hợp với
quá trình canh tác lâu đời làm biến đổi cơ lý tính đất. Đất (Py) có độ phì
khá , ít chua, tầng đất chung bình, có khả năng thâm canh cao các cây trồng
nông nghiệp.
20
* Đất thung lũng dốc tụ(DL): Trên địa bàn có khoảng 793 ha. Đây là
loại đất thứ sịnh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi
tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc . Đất DL có độ phì phụ thuộc
vào các loại đất vùng lân cận , tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt trung
bình đất chua, phân bố rải rác trên lãnh thổ huyện.
* Đất mùn đỏ vàng trên núi cáo: Có 5.958 ha chiếm 7,25% tổng diện
tích tự nhiên. Trên địa bàn lãnh thổ huyện có hai loại:
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất : có 5.889 ha
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá mác-a xít: có 69 ha.
+ Loại đất này được hình thành trên đai cao từ 900m trở lên, chủ yếu
tập trung trên đỉnh cao dãy con voi và dãy Khao Tanh , với quá trình phong
hoá và tích lũy mùn diễn ra khá mạnh trong điều kiện nóng ẩm mưa nhiều.
Với đặc điểm về tài nguyên đất như trên trong quá trình khai thác sử
dụng và sản xuất nông, lâm nghiệp cần phải tập trung triệt để các loại đất
thích hợp với sản xuất nông nghiệp do đó với đất đồi núi có độ dốc trong quá
trình khai thác phải chú ý các biện pháp chống sói mòn đất như các mô hình
ruộng bậc thang, canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp và bền vững.
1.2. Về khí hâu
Bảo Yên nằm trong vùng thung lũng sông Hồng và sông Chảy, độ cao
trung bình so vơí mực nước biển không lớn (~ 400 m ) do đó khí hậu mang
tính chất nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều.
- Một năm có 4 mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ rệt : Mùa nóng từ

tháng 5 đến tháng 10, mùa nóng nhất là tháng 6,7; Mùa lạnh từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ~
29
o C
, tháng thấp nhất ~ 15
o
c .
* Nắng: Bảo Yên là vùng có cường độ chiếu sáng cao so với các
huyện khác trong tỉnh. Kết quả quan trắc do trạm khí tượng Bảo Yên cho
thấy số giờ trung bình cả năm 1344 giờ , năm cao nhất lên đến 1600 giờ.
Số giờ nắng trung bình theo tháng có sự chênh lệch lớn giữa các mùa
( nóng, lạnh) trong năm, tháng 6 tháng 7 thường có từ 160 –235 giờ. Tháng 1
thường dao động từ 30 đến 100 giờ.
* Mưa: Lượng mưa trên địa bàn khá phong phú, mùa mưa, mùa khô
trùng với mùa nóng , mùa lạnh. Lượng mưa phân bố không đều qua các
tháng trong năm tháng 6,7 tổng lượng mưa trung bình 335 mm, có những
năm đến 550mm, tháng 2 thường dưới 40 mm. Tổng lượng mưa dao động
trong năm từ 1450 mm đến 1994 mm.
21
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối, bình quân hàng năm
dao động từ 84% đến 86% tháng cao nhất trong năm 89%, thấp nhất 81%.
* Gió: Gió mùa ảnh hưởng yếu, thường đến chậm hơn vùng đồng
bằng Bắc Bộ, hướng gió chủ yếu trong mùa đông, mùa hè là đông và tây.
Tốc độ gió thường yếu, sức gió mạnh nhất trong cơn báo chỉ đạt cấp 6, ít gây
tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện tượng lốc cục bộ đôi khi vẫn xảy ra gây
ảnh hưởng xấu tới đời sống con người và sản xuất.
Thời tiết khí hậu tháng 11, 12, tháng 1, 2 năm sau nhiệt độ xuống thấp
nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Về chế độ
mưa không đồng đều thường tập trung vào các tháng mùa hè và mùa thu,
ngược lại từ tháng 01 đến tháng 02 năm sau ít mưa (dưới 40

mm
/tháng) gây
thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Những tháng có lượng mưa lớn tháng
6, 7, 8 đã gây nên sói mòn rửa trôi đất màu ở nơi đồi núi trọc hoặc độ che
phủ ít thảm thực vật. Nhìn chung các yếu tố trên thấp hơn so với các vùng
khác ở phía Bắc, đầy là những yếu tố hình thành các tiểu vùng đất đai, khí
hậu có liên quan đến việc sử dụng giống cây trồng.
1.3. Về thuỷ văn
Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện dầy đặc và phân bố khá đều
trên lãnh thổ. Sông Hồng, sông Chảy là hai dòng chảy lớn chảy qua địa
phận huyện.
- Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ( Trung Quốc) chảy
qua thị xã Lào Cai, huyện Bảo Thắng và địa phận huyện Bảo Yên với tổng
chiều dài khoảng 20km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sông Hồng lòng
rộng, sâu, độ dốc lớn dòng chảy tương đối thẳng nên nước chảy xiết, mạnh,
đặc biệt về mùa mưa lũ. Lưu lượng nước sông Hồng không điều hoà, mùa
mưa lũ lưu lượng nước lớn ( khoảng 4830m
3
/s) mực nước cao (Độ cao tuyệt
đối 86,85 m) thường gây lũ lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con
người. Mùa kiệt lưu lượng nước nhỏ ( 70m
3
/s) mực nước thấp ( 74,25m) ảnh
hưởng tới mực nước ngầm trong toàn vùng.
Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của địa
bàn dọc hai bên sông. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn( Mùa lũ
lượng phù sa 6000-8000g/m
3
, nước mùa cạn 50g/m
3

nước). Do đó các vùng
đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho
việc sản xuất nông nghiệp.
- Sông Chảy: Sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam( Trung Quốc) chảy
qua địa phận các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.
Sông Chảy chảy qua địa phận huyện Bảo Yên với tổng chiều dài 37 km theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam. Đoạn sông Chảy chảy qua huyện lòng sông sâu,
22
hẹp, nhiều thác ghềnh do đó ít có tác dụng trong sản xuất và đời sống dân
sinh . Sông chảy có lưu lượng nước thất thường( Mùa lũ 1670m
3
/s, mùa kiệt
17,6m
3
/s). Lượng phù sa trong nước không đáng kể do đó khả năng bồi đắp
phù sa thấp, chỉ tạo thành một số thung lũng kiểu hẻm vực. Tuy nhiêm trong
tiến trình phát triển kinh tế-xã hội sông Chảy có khả năng trong khai thác vật
liệu xây dựng cũng như xây dựng các tuyến du lịch sinh thái bằng đường
thuỷ. Ngoài 2 sông chính trên địa bàn còn có 11 con ngòi và hệ thống khe
suối nhỏ đều khắp trên lãnh thổ. Mạng lưới ngòi, khe, lạch là những yếu tố
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của đồng bào các dân tộc
vùng cao. Đặc biệt ngòi Nghĩa Đô có tác động rất lớn trong quá trình hình
thành và phát triển vùng lương thực Vĩnh Yên-Nghĩa Đô.
2. Về kinh tế xã hội
2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên giai
đoạn 2004 - 2006
(1)
Những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, được sự
hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án về phát triển kinh tế
xã hội ở miền núi. Huyện Bảo Yên đã có bước phát triển đáng kể. Tổng sản

phẩm xã hội (GDP) của huyện tăng từ 307.935triệu đồng năm 2004 lên
438.000 triệu đồng năm 2006 (theo giá cố định năm 1994). Tốc độ tăng
trưởng bình quân GDP hàng năm từ năm 2004 đến năm 2006 đạt 10,6 –
12,43%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 5,728triệu đồng,
(GDP bình quân chung toàn tỉnh đạt 5,15triệu đồng). Cơ
cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng cây công nghiệp - xây
dựng cơ bản và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp; Tuy vậy
nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp xây dựng cơ
bản, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, quá trình chuyển dịch còn chậm và
chưa ổn định. Cơ cấu tỷ trọng kinh tế thể hiện tỷ trọng nông lâm nghiệp
giảm từ 60,25% năm 2004 xuống còn 58% năm 2006, bình quân giảm
0,75%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 15,84%
năm 2004 lên 17% năm 2006. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ
23,91% năm 2004 lên 25% năm 2006. Với thực trạng nền kinh tế như vậy
đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có nhiều cố gắng vươn lên để góp phần thực
hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của huyện.
Biểu 1 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên
Giai đoạn 2004 - 2006
23
Số
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006
So sánh

Tăng
trưởng
2006/2004
1
. Dân số người 74.239 75.370
76.463
103
2
.
Tổng sản phẩm XH
(GDP) tr.đồng 307.935 378.760 438.000 142,23
3
. Tốc độ tăng trưởng GDP % 10,6 12,3
12,43
117,26
4
. Cơ cấu GDP % 100 100
100
100
- Nông lâm nghiệp % 60,25 59,65 58 96,26
- Công nghiệp - XDCB % 15,84 16,05 17 107,32
- Thương mại - dịch vụ % 23,91 24,3 25 104,55
5
.
GDP bình quân đầu
người 1000đ 4.148 5.025 5.728 138,1
6
. Sản lượng lương thực tấn 28.542 29.058
29.559
103,56

7
.
Bình quân lương
thực/người kg/người 384 385 386 100,52
8
.
Tổng thu thuế và phí trên
địa bàn
tr.đồng 9.315 10.235 11.410 122,50
.
2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện đối với
tỉnh Lào Cai
24
Bảo Yên là huyện cửa ngõ, vùng thấp của tỉnh, có những tiềm năng
thế mạnh nhất định. Tuy nhiên vẫn là địa bàn huyện miền núi, địa hình phức
tạp, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự
chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm. So sánh một số chỉ tiêu của huyện với
tỉnh năm 2006 như sau :
Biểu 2 : So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện
Bảo Yên với tỉnh Lào Cai năm 2006
Số
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Huyện
Bảo Yên
Tỉnh
Lào Cai
So sánh

%
(huyện/
tỉnh)
1
. Dân số người 76.463 576.850 13,25
2
. Diện tích tự nhiên km
2
824,83 6.357,08 12,97
3
. Giá trị sản xuất nông nghiệp tr.đồng 155,048 1.349.616 11,48
4
.
Bình quân giá trị sản xuất nông
nghiệp/người tr.đồng 2,027 2,339 86,66
5
. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp % 100 100
- Ngành trồng trọt % 64,91 59,84 108,47
- Ngành chăn nuôi % 34,89 33,90 102,92
- Ngành dịch vụ % 0,2 6,26 3,19
6
. Diện tích gieo trồng ha 11.406 86.413 13,20
7
. Sản lượng lương thực tấn 29.559 182.170 16,22
8
. Bình quân lương thực đầu người kg 386 316 122,15
9
. Sản lượng thịt hơi các loại tấn 3.045 25.446 11,96
1
0

. Bình quân sản lượng thịt hơi/người kg 40,0 44,1 91,60
1
1
.
Tỷ trọng diện tích gieo trồng cây lâu
năm/tổng diện tích gieo trồng
% 7,6 13,76 55,23
25

×