Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Câu hỏi ôn tập Vẽ kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.26 KB, 36 trang )


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Mẫu bản vẽ khổ A4
BẬC 2/7
Câu hỏi 1: Trong bản vẽ kỹ thuật nét vẽ cơ bản dùng để biểu diễn gì?
Đáp án câu 1:
Nét cơ bản để biểu diễn đường bao thấy của vật thể. Bề rộng của nét đó
được ký hiệu bằng chữ la tinh(s) và bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức
độ phức tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các
hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ.
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy sửa nét vẽ sai của hình vẽ dưới đây?

2


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Đáp án câu 2:

Câu hỏi 3: Nêu tên các nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật?
Đáp án câu 3:
Các nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật bao gồm:
- Nét cơ bản (nét liền đậm) dùng để biểu diễn đường bao thấy.
- Nét liền mảnh: dùng để biểu diễn đường kích thước và đường gióng.
- Nét đứt: dùng để biểu diễn đường khuất.
- Nét chấm gạch mảnh: dùng để biểu diễn đường trục, đường tâm.
- Nét cắt: dùng để biểu diễn vết của mặt phẳng cắt.
- Nét lượn sóng: Đường giới hạn hình cắt hoặc hình chiếu khi không dùng
đường trục làm đường giới hạn.
- Nét gạch chấm đậm: Chỉ dẫn các đường hoặc mặt cần có sử lý riêng.


Câu hỏi 4: Đồng chí hãy sửa nét vẽ sai của hình vẽ dưới đây?

Đáp án câu 4:

3


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Câu hỏi 5: Đồng chí hãy nêu các khổ giấy sử dụng trong vẽ kỹ thuật? Khổ giấy
của đề thi có kích thước bao nhiêu mm, thuộc khổ giấy gì?
Đáp án câu 5:
Trong vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN193-66) sử dụng các
loại khổ giấy có tên gọi và kích thước như sau:
Ao : 1189 x 841 (mm)
A1 :
594 x 841 (mm)
A2 :
594 x 420 (mm)
A3 :
297 x 420 (mm)
A4 :
297 x 210 (mm)
Giấy đề thi khổ giấy A4 có kích thước 297x 210 thuộc.
Câu hỏi 6: Đồng chí hãy thêm các nét còn thiếu của hình vẽ sau.

Đáp án câu 6:

Câu hỏi 7: Trong bản vẽ kỹ thuật nét liền mảnh dùng để biểu diễn gì ?
Đáp án câu 7:

Nét liền mảnh được dùng để biểu diễn đường kích thước,đường dẫn,
đường gióng kích thước,đường gạch vật liệu tại mặt cắt, hình cắt, đường chân ren
4


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

thấy, đường tâm gắn, đường bao mặt cắt chập, giao tuyến tưởng tượng. Nét liền
mảnh có chiều rộng = 1/2 đến 1/3 nét cơ bản.
Câu hỏi 8: Đồng chí vẽ các nét còn thiếu của hình vẽ dưới đây.

Đáp án câu 8

5


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

BẬC 3/7
Câu hỏi 1: Nêu trình tự đọc bản vẽ.
Đáp án câu 1: Bản vẽ kỹ thuật được đọc theo trình tự sau:
- Đọc khung tên của bản vẽ, từ đó biết được tên gọi chi tiết, tên gọi và mác
vật liệu, tỷ lệ hình biểu diễn, ký hiệu bản vẽ và các nội dung khác.
- Xác định bản vẽ có hình chiếu nào, hình nào là hình chiếu chính.
- Phân tích hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng và thử xác định hình
dạng chi tiết một cách tỷ mỷ. Khi làm việc này cần phải phân tích các hình biểu
diễn. Bởi vì dựa theo bản vẽ ta hình dung được chi tiết gồm những khối hình học
nào tạo thành và kết hợp những số liệu đã thu được thành một tổng thể.
- Phân tích theo bản vẽ kích thước của chi tiết và phần tử của nó. Cần chú
ý các dấu Ø (biểu thị dạng tròn xoay), (xác định phần tử chi tiết hình vuông),

R... trước con số kích thước.
- Xác định độ nhám bề mặt của chi tiết. Nếu trên hình biểu diễn không ghi
dấu nhám trên bề mặt thì chúng được ghi ở góc trên bên phải của bản vẽ.
Câu hỏi 2: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 2

Câu hỏi 3: Nêu các yếu tố của phép chiếu.
Đáp án câu 3: Phép chiếu gồm các yếu tố sau:
- Tâm chiếu : Là điểm từ đó thực hiện phép chiếu.
- Vật chiếu : Là vật thể được biểu diễn.
- Mặt phẳng hình chiếu: Là mặt phẳng trên đó thực hiện phép chiếu.
6


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

- Tia chiếu: Là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu.
Kết quả của phép chiếu gọi là hình chiếu hay hình biểu diễn của vật thể.
Câu hỏi 4: Đồng chí hãy ghi các kích thước cơ bản của hình vẽ dưới đây (Có thể
dùng các ký tự a, b, c, ….. để biểu diễn giá trị các kích thuớc).

Đáp án câu 4:
Cách ghi kích thước như sau:

d

b

c


f

a
e

Øh

g
Câu hỏi 5: Nêu các yêu cầu cơ bản khi vẽ đường kích thước.
Đáp án câu 5: Các yêu cầu cơ bản khi vẽ đường kích thước:
- Độ lớn của chi tiết biểu diễn được xác định bằng con số cụ thể ghi phía
trên đường dóng kích thước (thường ghi vào khoảng giữa).
- Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh hai đầu giới hạn bằng hai
mũi tên, nét gạch chéo hoặc nét chấm đậm.
- Hai đường gióng của kích thước song song với nhau.
- Đường kích thước không được cắt nhau với đường gióng (không dùng
các nét cơ bản khác làm đường kích thước).

7


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

- Để tránh đường kích thước cắt đường gióng cần đặt các kích thước bé ở
gần và các kích thước lớn ở xa hình biểu diễn.
Câu hỏi 6: Đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 6


Câu hỏi 7: Nêu những nội dung chủ yếu ghi trong khung tên của bản vẽ?
Đáp án câu 7: Trên khung tên của bản vẽ ghi các nội dung chủ yếu sau :
- Tên gọi của sản phẩm
- Vật liệu chế tạo sản phẩm
- Mã số ký hiệu của bản vẽ
- Số lượng, khối lượng, tỷ lệ của chi tiết (cụm chi tiết)
- Họ, tên người thiết kế, vẽ, kiểm tra và người duyệt bản vẽ
- Số thứ tự của bản vẽ, số tờ của tập bản vẽ.
- Cơ quan ban hành bản vẽ
Câu hỏi 8: Đồng chí hãy ghi các kích thước cần thiết của hình vẽ dưới đây (Có
thể dùng các ký tự a, b, c, ….. để biểu diễn giá trị các kích thuớc).
8


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Đáp án câu 8:

9


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

BẬC 4/7
Câu hỏi 1: Thế nào là hình chiếu của vật thể?
Đáp án câu 1:
Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với
người quan sát, cho phép thể hiện các phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm
số lượng hình biểu diễn.
Hình chiếu của vật thể bao gồm: Hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và

hình chiếu riêng phần.
Câu hỏi 2: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 2:

Câu hỏi 3: Đồng chí hãy cho biết cách xác định tâm của đường tròn tiếp xúc với
2 đường thẳng cắt nhau như thế nào?
Đáp án câu 3:
Góc trong của 2 đường thẳng đã cho (d1, d2) ta kẻ 2 đường thẳng song
song (d’1, d’2) có cùng một khoảng (R). Hai đường thẳng vừa kẻ (d’1, d’2) cắt
nhau tại điểm O đó là tâm của đường tròn tiếp xúc với hai đường thẳng đã cho.
Hình vẽ ví dụ:

10


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT
R

T1

d1

R

O

d2

F


T2

Câu hỏi 4: Cho 2 hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 4

Câu hỏi 5: Phép chiếu song song có những tính chất gì?
Đáp án câu 5: Phép chiếu song song có một số tính chất cơ bản sau đây:
- Hình chiếu song song của một đường thẳng với phương chiếu là một
đường thẳng.
- Hình chiếu song song của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng
song song hoặc trùng nhau.
11


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

- Tỷ số giữa hai đoạn thẳng song song bằng tỷ số giữa hai hình chiếu của
chúng.
Câu hỏi 6: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 6

Câu hỏi 7: Thế nào là hình cắt? Cho ví dụ minh họa.
Đáp án câu 7:
Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng tượng
cắt bỏ phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.
Ví dụ:
A


A-A

A
HÌNH CAÉT

Câu hỏi 8: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

12


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Đáp án câu 8

Câu hỏi 9: Thế nào là mặt cắt? Cho ví dụ.
Đáp án câu 9:
Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt khi ta tưởng tượng
dùng mặt phẳng đó cắt vật thể.
Ví dụ:
A

A

A-A

MAËT CAÉT

Câu hỏi 10: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.


13


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Đáp án câu 10

Câu hỏi 11: Thế nào là hình chiếu phụ? Cho ví dụ.
Đáp án câu 11:
Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song
với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Ví dụ :
A

A

Câu hỏi 12: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.
14


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Đáp án câu 12

Câu hỏi 13: Thế nào là hình chiếu riêng phần? Cho ví dụ.
Đáp án câu 13:
Hình chiếu riêng phần là hình biểu diễn 1 phần nhỏ của vật thể trên mặt
phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản.
Ví dụ:
B
B


A

A

15


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Câu hỏi 14: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 14:

16


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

BẬC 5/7
Câu hỏi 1: Muốn biểu diễn một khối đa diện ta biểu diễn những yếu tố gì?
Đáp án câu 1:
Khối đa diện là khối hình học được giới hạn bằng các đa giác phẳng. Các
đa giác phẳng đó gọi là các mặt của khối đa diện, các đỉnh và các cạnh của đa
giác gọi là các đỉnh và các cạnh của khối đa diện.
Muốn vẽ hình chiếu của khối đa diện, ta vẽ hình chiếu của các đỉnh, các
cạnh và các mặt của khối đa diện. Khi chiếu lên một mặt phẳng chiếu nào đó, nếu
cạnh không bị các mặt của vật thể che khuất thì cạnh đó được vẽ bằng nét cơ bản,
nếu cạnh bị che khuất thì cạnh đó được vẽ bằng nét đứt. Muốn xác định 1 điểm
nằm trên một mặt của khối đa diện ta phải xác định điểm thuộc 1 đường của mặt

khối đa diện.
Câu hỏi 2: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 2:

Câu hỏi 3: Làm thế nào để xác định 1 điểm nằm trên mặt tròn xoay?
Đáp án câu 3:
17


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Muốn xác định 1 điểm nằm trên mặt trụ ta vẽ qua điểm đó đường sinh hay
đường tròn của mặt trụ.
Ví dụ:
K1

K3

K2

Câu hỏi 4: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 4:

18


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT


Câu hỏi 5: Đồng chí kể các dạng giao tuyến của mặt phẳng với hình trụ tròn
xoay?
Đáp án câu 5:
Tuỳ theo vị trí của mặt phẳng đối với trục của hình trụ, ta có các dạng giao
tuyến sau:
- Nếu mặt phẳng vuông góc với trục của hình trụ thì giao tuyến là 1 đường
tròn.
- Nếu mặt phẳng nghiêng với trục của hình trụ thì giao tuyến là 1 đường elíp.
- Nếu mặt phẳng song song với trục của hình trụ thì giao tuyến là 1 hình chữ
nhật.
Câu hỏi 6: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 6:

Câu hỏi 7: Vì sao dùng hình cắt và mặt cắt để biểu diễn hình dạng của vật thể?
Nội dung của phương pháp này như thế nào?
19


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Đáp án câu 7:
Đối với các vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu dùng nét khuất để
thể hiện thì hình vẽ không được rõ ràng. Vì vậy trong bản vẽ kỹ thuật người ta
dùng loại hình biểu diễn khác gọi là hình cắt và mặt cắt.
Nội dung:
- Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể, ta dùng mặt phẳng tưởng
tượng cắt qua phần cấu tạo bên trong như lỗ, rãnh … của vật thể (vật thể bị cắt
làm 2 phần). Sau khi lấy đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng
cắt, chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng chiếu song song với mặt

phẳng cắt ta sẽ được 1 hình biểu diễn gọi là hình cắt. Như vậy, hình cắt là hình
biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng tượng cắt đi phần vật thể ở
giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.
- Nếu chỉ vẽ phần của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt mà không vẽ phần
vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn đó gọi là mặt cắt . Chú ý mặt
phẳng cắt ở đây là mặt phẳng tưởng tượng, mỗi lần cắt chỉ có tác dụng đối với 1
hình cắt, các hình biểu diễn khác sẽ không bị ảnh hưởng gì. Đối với 1 vật thể có
thể dùng nhiều lần cắt khác nhau để vẽ nhiều hình cắt hay mặt cắt khác nhau.
Câu hỏi 8: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 8:

Câu hỏi 9: Giao tuyến của mặt phẳng với khối đa diện có dạng như thế nào? Cho
ví dụ?
20


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Đáp án câu 9:
Khối đa diện giới hạn bởi các cạnh đa giác phẳng, nên giao tuyến của mặt
phẳng với khối đa diện là một hình đa giác. Ví dụ:

Câu hỏi 10: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 10:

Câu hỏi 11: Phân loại hình cắt.
Đáp án câu 11: Các hình cắt được chia ra như sau :
a) Chia theo vị trí mặt phẳng cắt đối với mặt hình chiếu cơ bản:

- Hình cắt đứng: nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu
đứng.
- Hình cắt bằng: nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu bằng.
- Hình cắt cạnh: nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh.
21


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

- Hình cắt nghiêng: nếu mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng chiếu
cơ bản.
b) Chia theo số lượng mặt phẳng cắt :
- Hình cắt đơn giản: nếu chỉ dùng 1 mặt phẳng cắt, được chia ra 2 loại:
+ Hình cắt dọc: nếu mặt phẳng cắt dọc theo chiều dài hay chiều cao của vật
thể.
+ Hình cắt ngang: nếu mặt phẳng cắt vuông góc theo chiều dài hay chiều
cao của vật thể.
- Hình cắt phức tạp: nếu dùng 2 mặt phẳng cắt trở lên, được chia ra 2 loại :
+ Hình cắt bậc: nếu mặt phẳng cắt song song với nhau.
+ Hình cắt xoay: nếu mặt phẳng cắt giao nhau.
Câu hỏi 12: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 12:

22


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

BẬC 6/7

Câu hỏi 1: Cách vẽ qui ước ren như thế nào?
Đáp án câu 1:
Trong bản vẽ kỹ thuật, ren và các chi tiết có ren được biểu diễn đơn giản
theo quy ước sau:
- Đối với ren thấy: đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ
bằng nét liền mảnh và cách đỉnh ren một khoảng xấp xỉ bằng bước ren. Trên hình
chiếu vuông góc với trục ren thì đường tròn đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và
được thể hiện bằng khoảng ¾ đường tròn.
- Trường hợp ren khuất: thì cả đường đỉnh ren và đáy ren đều vẽ bằng nét
đứt.
- Đối với đoạn cắt ren có prôfin đầy đủ, đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền
đậm (hình a), trường hợp khuất thì vẽ bằng nét đứt (hình b).
- Đối với đoạn cắt ren có prôfin không đầy đủ, nằm chuyển tiếp giữa phần
cắt ren có phần prôfin đầy đủ và phần không cắt ren, đường giới hạn ren vẽ bằng
nét liền mảnh.
- Ký hiệu vật liệu của mặt cắt ren phải vẽ đến đường đỉnh ren.
- Mối ghép ren thường được biểu diễn bằng hình cắt trong đó phần ăn khớp
ưu tiên vẽ ren ngoài.
Ví dụ:

Ren trên trục

Ren trong lỗ
- Khi cần thể hiện prôfin ren có thể vẽ hình cắt riêng phần hoặc hình trích.
Ví dụ:
I

I

Câu hỏi 2: Cho hai hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

23


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

Đáp án câu 2:

Câu hỏi 3: Đồng chí hãy nêu ký hiệu các loại ren trên bản vẽ kỹ thuật.
Đáp án câu 3:
- Ren được ký hiệu theo prôfin ren, kích thước ren (đường kính ngoài, bước
ren), hướng xoắn và số đầu mối ren.
- Dạng prôfin ren:
+ Với ren tam giác hệ mét ký hiệu bằng chữ M.
+ Với ren tròn ký hiệu bằng chữ Rd.
+ Với ren hình thang ký hiệu bằng chữ Tr.
+ Ren tựa ký hiệu bằng chữ S.
+ Với ren vuông ký hiệu bằng chữ Sq.
+ Với ren côn hệ mét ký hiệu bằng chữ MC.
+ Ren ống hình trụ ký hiệu G.
24


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ÔN LUYỆN THI NÂNG BẬC THỢ MÔN VẼ KỸ THUẬT

+ Ren ống hình côn hý hiệu: R (ren ống côn ngoài), Rc – ren ống côn
trong và Rp – ren ống trụ trong.
- Ghi kích thước:
+ Kích thước danh nghĩa của ren (chính là đường kính ngoài của ren).
+ Bước ren: cùng một kích thước danh nghĩa của ren, có thể có nhiều
giá trị bước khác nhau, nếu bước lớn thì không cần ghi, chỉ ghi đối với

ren bước nhỏ. Đối với ren nhiều đầu mối phải ghi trị số bước xoắn và
để trong ngoặc đơn chữ ‘P” cùng với trị số bước ren.
Ví dụ: M24x3 (P1).
- Hướng xoắn của ren: với ren trái ghi thêm ký hiệu chữ “LH”. Ren phải
không cần ghi. Ví dụ: M24x1.5 LH.
- Cấp chính xác: ký hiệu cấp chính xác của ren (miền dung sai) được ghi sau
hướng xoắn của ren và phân cách bằng gạch nối. Ký hiệu các miền dung sai của
mối ghép ren được ghi bằng một phân số mà tử số là miền dung sai của ren trong
và mẫu số là miền dung sai của ren ngoài. Đối với ren ống hình trụ và ren ống
côn cấp chính xác cao được ký hiệu bằng chữ A và cấp chính xác thường được ký
hiệu bằng chữ B.
Ví dụ: Tr 20x4(P2)-8H/8e.
Câu hỏi 4: Cho 2 hình chiếu đồng chí hãy vẽ hình chiếu thứ 3.

Đáp án câu 4

Câu hỏi 5: Đồng chí hãy nêu các yếu tố của ren trụ.
Đáp án câu 5:
25


×