Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Ôn thi giải đề chuyên văn (nghị luận văn học và xã hội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.57 KB, 18 trang )

Câu 1: Người Việt Nam xấu xí
Bài làm
Thượng đế vì sao lại sinh ra con người với những đôi mắt ?
Có lẽ vì con người ta cần cái nhìn,nhìn những gì chưa biết hay
còn cần nhìn chính bản thân mình trước thế giới rộng lớn bao
la.Xã hội càng phát triển đòi hỏi mỗi con người phải tự mình
bước ra ngoài biên giới đất nước,tiếp nhận những cái nhìn đa
chiều hơn về thế giới,một nền kinh tế toàn cầu cùng hội
nhập.Tôi chợt nghĩ đến câu nói của một bài báo : “Tôi nhìn thế
giới từ Việt Nam”.Chúng ta nhìn từ đâu,từ Việt Nam ư? Vậy
trước khi nhìn thế giới,Việt Nam sẽ là gì trong mắt ta,hay chúng
ta đang nói về những con người mà chúng ta hay gọi là “người
Việt Nam xấu xí”
Có một nhà báo nổi tiếng nước ngoài từng nhận định
rằng,góc nhìn của một quốc gia không phải nhìn từ kinh tế mà
từ xã hội,không phải từ tài chính mà từ nhân cách.Tôi cho rằng
không có gì là sai khi ta nói về người Việt Nam trước tiên bắt
đầu từ nhân cách,thứ cốt tủy nhất đối với một con người.Sẽ có
người cho rằng người Việt Nam “xấu xí” từ vẻ ngoài chăng? Vì
những năm thuộc địa ta từng bị phát xít mô tả như những con
quái vật bẩn thỉu,những hàm răng đen nhuộm từ lá trầu,tay
chân thô kệch vì làm ruộng,làn da xấu xí khác biệt với Châu
Âu.Nhưng có thật vậy không,khi mà mỗi một đất nước đều có
quyền tự hào vì hình dáng của mình từ Đông sang Tây.Ở đây
1


người Việt Nam xấu xí là xấu xí trong cách ứng xử, họ chưa ý
thức được những hành vi thiếu quy củ,lộn xộn của mình.Chắc ai
cũng biết đến một phố hoa Hà Nội tết 2009 bầm dập vì người
dân chen nhau chụp ảnh và bẻ trộm hoa.Chắc ai cũng từng


ngán ngẩm khi nghe tin tiếp viên hang không Airline bị bắt giữ vì
tình nghi chuyển đồ ăn cắp.Tại sao người Việt Nam ta lại cư xử
như thế? Chúng ta tại sao lại phải làm mình trở nên xấu xí trong
cách ứng xử như thế.Mà cũng thật khó khi ta bắt buộc người
nghèo nước ta đang vật lộn hằng ngày với cuộc sống phải cư xử
nhẹ nhàng,lịch sự ,nhường nhịn người xung quanh.Nhưng thói
quen xấu càng ở lâu càng biến con người ta trở nên “xấu xí”,ta
không thể cứ mãi lấy hoàn cảnh mà biện minh cho hành
động.Người Việt Nam có thể xả rác khi các nước yêu cầu bảo vệ
môi trường.Người Việt Nam có thể chen chúc nhau giành giật
đồ ăn trong khi các nước tự xếp hàng và đợi đến lượt.Người
Việt Nam có thể làm mọi việc cho qua loa mà không ý thức
được hậu quả,nguyên nhân rất đơn giản họ làm mọi việc theo
thói quen .Việt Nam sẽ là gì trong mắt thế giới,nếu mỗi con
người không thể tự ý thức?
Ý thức là một mắt xích quan trọng trong việc hội nhập,nó ép
con người ta phải thay đổi mình theo hướng đi đa chiều của thế
giới,nghĩa là mỗi người phải nhìn ra bầu trời to lớn từ cái giếng
nhỏ bé gọi là Việt Nam.Người Trung Quốc tự gọi mình là “người
Trung Quốc xấu xí”,người Nhật cũng tự nhận thức những
khuyết điểm riêng mình.Họ là những nước lớn mạnh,nhưng họ
2


vẫn buộc mình phải tự ý thức về bản thân,về những cách cư xử
sai lệch vậy còn chúng ta,nước Việt Nam vẫn đang trên đà phát
triển sẽ làm gì với bản thân mình ngày hôm nay.Khi những nước
phát triển đáng để cho ta học hỏi vẫn luôn cải thiện mình mỗi
ngày,họ nói mình xấu xí nhưng lại trở nên đẹp hơn trong mắt
thế giới,một đất nước tự ý thức.Lỗ Tấn nhà văn vĩ đại Trung

Quốc đã từng không ngần ngại chỉ ra cho người Trung Quốc nói
riêng và nhân loại nói chung một thói tật xấu của con người, đó
là phép thắng lợi tinh thần.Việt Nam ta cũng từng có một thời
chỉ chăm chăm phô bày những điểm tốt mà quên đi sâu vào
điểm xấu,quên tự ý thức mình một cách toàn diện.Phần lớn lí
do đến từ tác động khách quan của xã hội,nó làm con người ta
phát triển mỗi phần bên trong mình như thế nào cho đúng với
thời đại.Nhưng ta cũng không thể vì thế mà coi dân ta thấp kém
soi với nước ngoài,coi nước ngoài là chuẩn mực,quay lại phê
bình một chiều về người Việt Nam.
Khi bạn sống ở nhiều quốc gia khác nhau bạn sẽ thấy không
nơi nào là hoàn hảo cả.Người Việt Nam ta xấu xí được nêu ra
giống như một dấu hiệu đáng mừng cho sự tự ý thức,bắt đầu
khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và cho bước phát
triển mới.Có lẽ ta cũng cần phải cảm ơn cái gốc gác chân quê
nơi mỗi con người Việt trong ta,nó níu giữ tâm hồn nhân hậu
khi ta làm chuyện xấu,tuy xấu nhưng không phải không thể khắc
phục.Không phải ta vẫn luôn giận dữ trước những tai nạn giao
thông kinh hoàng bên Trung Quốc đó sao,tưởng như thiếu vắng
3


tình thương đến vô hạn. Không phải ta từng sợ hãi trước những
tin tức tự tử hàng loạt bên Nhật Bản đó sao,tưởng như áp lực
nặng nề làm người ta quên mất mọi thứ.Hay bên nước Mĩ ,đất
nước giàu có nhất thế giới luôn phải đối mặt với những cái chết
thương tâm,cái chết của một người chỉ được phát hiện chừng
nào lệnh chuyển tiền tự động kết thúc.Thật ra đằng sau mỗi
một hành động đều xuất phát từ tâm lý đời sống của chính bản
thân mình.Người Việt có thể hôi của khi chỉ đi riêng một

mình,có thể đánh người không thương tiếc chỉ với hai tay,có thể
xả rác lung tung khi trăm người bỏ vào thùng rác? Tất nhiên là
không thể,vì ta đã quá quen với sự hỗ trợ của những đám đông
vô danh,sức mạnh đám đông mà đôi khi ta không hết biết.Trong
một đám đông cô gái nhút nhát nhất cũng có thể văng tục,vì họ
tin trong đám đông họ “an toàn”,họ tìm kiếm sự an toàn trước
những ai giống mình,và họ vô tội.Cái gọi là trào lưu cũng từ đó
mà sinh ra,một người thành trăm,trăm người thành ngàn.Thói
quen tật xấu ban đầu chỉ như người qua đường trong đầu bạn,
dần dà trờ thành ông chủ khó tính,và khi đó bạn là nô lệ của
thói xấu.
Đáng lẽ ra người Việt Nam nên dũng cảm vượt qua tâm lí đám
đông để bảo vệ chính kiến của mình,còn gì đáng quí hơn là sự
tự ý thức.Khi một người Việt Nam đấu với một người Nhật
Bản,người Việt Nam thắng nhưng nếu ba người Việt Nam đấu
với ba người Nhật Bản,người Nhật Bản chắc chắn thắng. Điều
đó có nghĩa người Việt Nam không hề có tinh thần đoàn
4


kết,không thể vì cái ta mà nhường cái tôi,quen lối sống “trâu
buộc ghét trâu ăn”.Ta phải làm sao để khắc chế những tật xấu
đó, đây đâu phải là tật xấu của một con người,nó là tật xấu của
một lớp người.Việc khắc chế phải tự nhờ vào nỗ lực của mỗi
chúng ta,phải luôn phê bình mình mỗi ngày để hoàn thiện
hơn.Giống như Bác Hồ từng nói:
“Dao có mài mới sắc
Vàng có thui mới trong
Nước có lọc mới sạch
Người có tự phê bình mới tiến bộ”

Không tự mình làm chủ chính mình bạn không thể lèo lái cuộc
đời bạn,không có tự phê bình bạn không thể tiếp tục ra khơi và
khám phá.Giống như Disraell nói: “Biết nhận thức rằng mình
dốt là một bước tiến dài đến sự hiểu biết”.Liệu có bao nhiêu
con người Việt Nam lột bỏ được thói quen xấu lâu ngày ngự
trị,khắc phục được những khuyết lấp để sải một bước tiến dài
đến tương lai? Anh không thể thấy những giá trị mới khi anh
mang lớp áo giá trị đã sờn mòn,tức là anh không thay đổi.
Khi mà các giá trị cổ truyền va chạm với những giá trị mới của
thời đại nó tạo nên một cơn lốc quá độ,vì văn hóa ta như căn
nhà trống đón gió muôn phương nên cơn lốc này càng rõ
ràng,tác động mạnh vào con người. Người Việt Nam cũng phải
nhận thúc rõ những gì mình cần học tập hoặc loại bỏ trước vô
5


vàn cách cư xử khôn khéo hay sai lệch của các nước khác.Người
Singapore có thể làm đất nước họ trở nên sạch nhất thế giới tại
sao người Việt Nam không thể? Mọi thứ đều có thể,chỉ là chúng
ta có thể tự ý thức được hay không?Còn rất rất nhiều những lối
ứng xử bất nhã ,không thỏa đáng,” xấu xí” của dân ta.Ta có thể
chê bai cách ứng xử tồi tệ của người Brazin khi thua Ý , đốt xe
buýt hay vung tục chửi thề tại sao không thể chê bai chính mình
vứt rác bừa bãi khi thua trên sân cỏ. Có rất nhiều điều bạn
không thể học được từ cuộc sống,bạn buộc phải học từ trái
tim,rằng bạn đang đúng hay đang sai, đẹp đẽ hay “xấu xí”?
Khi tiếp xúc với người nước ngoài, tôi chỉ để ý một điều là nụ
cười họ dành cho tôi như thế nào,cách ứng xử của họ với tôi và
với người khác ra sao. Bạn có thể không hiểu họ nói điều
gì,nhưng cách cư xử của họ sẽ quyết định sự nhận xét của bạn

về đất nước họ. Có thể coi họ là hình ảnh thu nhỏ của đất nước
họ đang sống.Khi tôi gặp một người Philipin,tôi nhận ra cô ta
sống rất phóng khoáng và yêu gia đình,tôi mặc định luôn người
Philipin ai cũng thế.Khi tôi gặp một ông bác người Malaysia tôi
thấy sự nóng tính,dễ cáu kỉnh ở ông làm tôi có một thái độ rất
tệ,và cũng nghĩ người Malaysia tương tự.Có thể bạn không biết
những việc bạn làm sẽ ảnh hưởng thế nào đến vẻ đẹp đất nước
trong đôi mắt thế giới,nhưng đến một lúc nào đó khi bạn nhận
ra cách họ nhận định về đất nước bạn, bạn sẽ tự coi mình là
một phần của quê hương
6


Thật đáng tiếc,khi tôi từng nghe những người Việt định cư
bên nước ngoài than thở,họ rất xấu hổ khi nói mình là người
Việt Nam.Một danh nhân Việt Nam sang Trung Quốc công
tác,khi vào thăm quan trong hội chợ kĩ thuật Đức có thể bị đuổi
ra ngoài chỉ vì họ đeo phù hiệu là người Việt,trong khi người
Nhật có thể ra vào thoải mái.Sau cùng lại nhờ chính người bạn
Nhật cho mượn phù hiệu là người Nhật để thăm quan.Họ xấu
hổ vì chính người Việt Nam đã phá hủy đi hình ảnh mình trong
mắt thế giới.Bằng chứng là các bảng thông báo bằng tiếng việt
cảnh cáo trộm cắp được công khai ở các trung tâm thương mại
Đài Loan,Nhật Bản,Thái Lan,thậm chí là cả Lào,nước được coi là
phát triển chậm hơn Việt Nam
Tôi nhìn ra thế giới từ Việt Nam,nhìn từ đất nước nơi người
Việt Nam xấu xí đang dần sửa chữa,khắc phục để hoàn thiện
mình trong mắt bạn bè năm châu.Con người Việt Nam chúng ta
hôm nay đáng lẽ ra phải là con người của nỗ lực.Chỉ là một cái
nhìn thôi nhưng cũng từ bao nhiêu giọt mồ hôi cố gắng của

những con người xấu xí đang thay đổi hình hài
-----------------------------------------------------0o0-------------------------------------------------Đề 2: Hóa thân của tác giả vào tác phẩm

7


Bài làm
Pauxtopxki đã từng nói đại ý: Nhà văn là người dẫn đường đến
xứ xở cái đẹp.Còn gì đẹp đẽ hơn là sứ mệnh đem cái đẹp đến
cho nhân thế,mà mỗi nhà văn đều là một sứ giả .Nhưng làm thế
nào để nhà văn hoàn thành sứ mệnh cao cả đó? Cái đẹp muốn
tồn hữu viễn vĩnh còn cần phép hóa thân của nhà văn vào tác
phẩm,lưu cái đẹp tinh khiết đã được lọc qua chân cảm độc đáo
của mỗi người.Ở họ-những người làm đẹp cho đời,có những
cuộc hóa thân,nhập vai vào tác phẩm có mãnh lực đến độ thần
chết không thể ép nó chết,thời gian không thể buộc nó tàn.
Điều gì còn lại khi mọi thứ trôi qua? Nếu không phải là hàng
ngàn tác phẩm đã khắc tên mình lên giá sách muôn đời,văn
chương mang một số phận mà tạo hóa không thể định đoạt.Vì
nó sinh ra từ con người,chỉ con người mới có quyền ép buộc nó
sống chết.Nó sẽ chết khi những cuộc hóa thân thất bại,nó chết
khi chứa đựng bao tâm huyết lụi tàn mà không đủ sức
sống.Điều duy nhất ta có thể coi con người là một tiểu hóa công
chính là họ có thể làm nên những cuộc hóa thân viên mãn.Hóa
thân ở đây có thể hiểu là những cuộc nhập vai vào nhân vật làm
cho thế giới trong tác phẩm sống động chân thực trước mắt các
độc giả.Hay ta còn có thể coi nó như một cá tính sáng tạo, dấu
ấn phong cách mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm,hóa thân vào
linh hồn ấp ủ bao ngày.Vấn đề đặt ra là nhà văn phải làm sao để
hóa thân một cách trọn vẹn cả xúc cảm lẫn tư tưởng vốn có.Anh

cần có đôi cánh làm từ chân cảm để nâng tư tưởng của anh lên
8


và bay xa.Những cuộc hóa thân thất bại sẽ không phô tả được
chân dung tinh thần của nhà văn,cũng như tự đánh mất đi nét
độc đáo,riêng biệt để phân biệt giữa bao cuộc hóa thân
khác.Điều này đồng nghĩa với việc,nếu anh không để lại những
cuộc hóa thân trên trang viết,những cái tôi vội vã muốn giãi
bày,anh đã làm sự sống anh trở nên vô nghĩa.Vì nhà văn chính là
người dẫn đường đến sứ sở cái đẹp
Nhà văn là con người mà như một nhà nghệ sĩ nổi tiếng
nói,đại ý: “Trên môi và trong trái tim họ cuộc đời như sàn diễn
và buộc người nghệ sĩ phải hóa thân”.Nhưng chỉ có những sàn
diễn mọc ra từ gốc rễ cuộc sống mới có thể tạo nên nhưng cuộc
hóa thân xuất sắc.Macxim Gorki đại văn hào Nga từng nói đại ý:
nhà sinh học khi nghiên cứu con cừu thì không cần thiết phải
coi mình là con cừu,nhưng nhà văn mà miêu tả người keo kiệt
thì không thể không tưởng tượng mình là người keo kiệt
được.Hay nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng Bandắc cũng
từng cảm thấy khi viết sự rách rưới của nhân vật trên lưng mình
và như mình đang đi đôi giày thủng của họ.Những xúc cảm suy
tư ấy của tác giả vốn là chất liệu trực tiếp của thành phẩm sáng
tạo.Nếu không có nó nhà văn sẽ không xây dựng được hình
tượng một cách hoàn hảo.Nhập thân chính là một cách tạo nên
nhân vật mà ở đó không chỉ cần sự cộng hưởng của năng lực
quan sát và trí tưởng tượng nhà văn.Để sáng tạo nên một “thế
giới thứ 2” có chất vàng mười trên trang viết anh buộc mình
phải sống thật trong thế giới hư cấu của anh.Sao Nguyễn Du có
9



thể làm nên 3254 câu Kiều thấm đấm nước mắt,sao Thạch Lam
có thể làm nên một mảnh “rung động cực điểm của một linh
hồn nhỏ dại” trong “Hai đứa trẻ”,sao Nam Cao có thể làm nên
một Chí Phèo-kiệt tác muôn thuở chỉ nhìn từ con mắt giữa
người với người? Không phải họ đã kiến tạo nên những cuộc
hóa thân ngoạn mục đó sao,đó là coi nỗi đau nhân vật như nỗi
đau trong tim,đó là coi cái nhỏ dại nghèo nàn như một mảnh kí
ức thương xót,đó là coi sự tha hóa như một ung nhọt trên
người mình và cần ngay người mổ xẻ.Cái đau đó,cái nghèo nàn
tù túng đó,cái ung nhọt đó người cảm nhận,người “gánh vác”
đầu tiên không phải chính là tác giả sao? Giống như một quy
luật hà khắc của văn chương,nhà văn phải buộc mình vào cuộc
hóa thân thực sự mới có thể làm những rung cảm lay thức
được trái tim người đọc
Ngay từ khi ta còn bé thứ ta tiếp xúc đầu tiên được gọi trong
văn học đó chính là ca dao,những làn điệu đã đung đưa bên
cánh võng nuôi hồn bao thế hệ người Việt.Những câu ca dao đó
ám ảnh ta nhất lại chính là những câu hát than thân của người
phụ nữ,dường như chỉ ở trong thế giới đó,không gian của ca
dao họ mới được chính là mình,nói những điều cất dấu bấy lâu:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Hay những điều ngang trái đắng cay trộn trong tiếng hát:
10


“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

Dường như những cuộc hóa thân trong ca dao luôn đẹp như
thế,đẹp một nỗi đau chất chứa hàng muôn thế hệ.Còn có nước
mắt những ai cùng tiếng nói,muốn hóa thân chung vào câu hát:
“Bướm vàng đậu nhọt mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn”
Những người phụ nữ Việt chịu thương chịu khó,dãi nắng mưa
dầu lại cùng chung một số phận éo le,cùng khóc một nỗi đau
nhức nhối trong xã hội bấy giờ,đó là thân phận,là quyền
sống,quyền được hưởng hạnh phúc như bao người.Nỗi đau này
nhập vào nỗi đau kia tụ kết nên một nỗi đau lớn của người phụ
nữ mà chỉ có thể qua những cuộc hóa thân xuất sắc nhất trong
ca dao mới có thể tạo thành
Vào rồi khi ta bước chân vào thế giới thơ của Hồ Xuân
Hương,một thế giới mạnh mẽ,táo bạo nhưng cũng mềm mại và
gần gụi với ca dao nhất ta chợt cảm thấy ca dao còn mang lại
cho ca dao đương đại những cuộc hóa thân thật kì tài.Đọc thơ
Hồ Xuân Hương ta rất nhanh nhận ra bởi những câu thơ như
con rắn luồn lách trong tim muốn cắn nhanh vào hồn người,hấp
dẫn ta bởi cái giọng ngọt ngào nhưng thâm tình của người phụ
nữ:
11


“Thân em như vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu ta kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm long son”
(Bánh trôi nước)
Còn gì đẹp hơn là “tấm long son” qua bao “rắn nát”,qua bao
“bảy nổi ba chìm” vẫn vẹn nguyên,vẫn thiết tha như vậy.Sự thật

người con gái Việt ngày xưa quả đúng đẹp như thế,thâm tình
như thế,nhưng chắc chắn chỉ có đến Hồ Xuân Hương mới dám
ví von “thân em vừa trắng lại vừa tròn” ,vừa táo bạo vừa mềm
mại.Cái hồn thật nhất của người phụ nữ cũng bị bà đào quật
lên,hàng trăm con tim e ngại không dám nói,bà lại có thể can
đảm nói hộ.Chỉ trong một dòng thơ,một nét bút nhưng ta cũng
đều có thể cảm thấy nơi đó phải có một tâm hồn tinh sắc cỡ
nào,thấu suốt cỡ nào mới so rõ hết những tâm hồn e ấp làm
nên cuộc hóa thân lưu vào giá sách nhân loại
Ai đã từng nao nao lòng khi đọc Truyện Kiều mà không cảm
động câu nói khi Thúy Kiều định ý trao duyên cho Thúy Vân thì
thật là chưa phải đau xót:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

12


Cái xót cay ấy buộc Kiều từ vai vế một người chị nói với em
thành người chịu ơn và kẻ ban ơn.Từ “cậy”, “chịu”,”lạy” như
nặng trĩu câu thơ,Nguyễn Du tạo nên hoàn cảnh éo le “đứt
gánh tương tư” vì sự đâu sóng gió bấy kì mà buộc Kiều phải van
lơn Thúy Vân.Hay câu đúc kết về phận hồng nhan gặp lắm nỗi
truân chuyên:
“Rằng:hồng nhan từ thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu!”
Rồi sau đó bao quát cả phận “đàn bà” bị rẻ rúng dưới lưỡi dao
phong kiến:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

(Truyện Kiều)
Hoặc hóa thân vào nỗi đau ứ nghẹn trong từng trang sách vì
tưởng như “người thơ phong vận như thơ ấy” muôn đời của
Nguyễn Du
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
(Son phấn có thần chon vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
(Độc Tiểu Thanh kí)
13


Nếu không phải thực sự là người nhập mình vào cuộc,liệu
Nguyễn Du có thể cảm nhận được cái hồn “vô mệnh” nơi sách
vở ấy kêu đau thương đến tận nguồn,liệu có thể xúc động đến
chân xác về cái bạc bẽo của người phong vận mắc nỗi oan “lạ
lùng”?Sẽ không,nếu Nguyễn Du không mang tâm hồn đa cảm
với đời,không mang nỗi trăn trở không nguôi của người nghệ
sĩ.Giống như bao người nghệ sĩ tầm vóc khác của thế
giới,Nguyễn Du luôn lấy trái tim mình ra để làm thước đo giá trị
muôn đời của tác phẩm,không gì khác ngoài trái tim đa cảm và
tài năng,ông sáng tạo nên một những bài thơ chất nặng bao
cuộc hóa thân thầm kín để đúc khuôn một nàng Kiều Việt Nam
sâu tình nặng nghĩa tự bao đời
Nếu nhắc đến văn chương nghệ thuật ta không chỉ nhắc đến
trái tim luôn khao khát hóa thân vào trang sách mà còn là
nguồn văn hóa lớn,thấu suốt thời đại,anh không thể ngoảnh
mặt làm ngơ trước hiện thực mà anh đang sống.Vũ Trọng Phụng
có thể gây dựng nên một thế giới truyện đồ sộ nhân vật và
những bức hí họa tuyệt tác,Nam Cao có thể làm nên Chí Phèo

trong cái làng Vũ Đại chật hẹp tù túng vì thiếu tình thương làm
hoại tử bao con người,Lép-tônx-tôi có thể sáng tạo nên kiệt
tác”Chiến tranh và hòa bình” sau khi đọc hàng ngàn cuốn sách
về chiến tranh.Hay nhà văn Balzac có thể tạo nên “Tấn trò đời”
với bức tranh toàn cảnh lịch sử Pháp thời bấy giờ khi từng trải
qua cuộc sống thượng lưu.Hay Tào Tuyết Cần là con người của
cấp bậc thượng lưu đã tạo nên một “Hồng Lâu Mộng” phác họa
14


minh xác toàn bộ cỗ máy cai trị giết chết cái đẹp,cái đáng
sống.Nếu trong vô vàn tác phẩm không có những cuộc hóa thân
ngoạn mục,thì tác phẩm sẽ không thể sống trong lòng xã
hội.Nếu nhà văn không có đầy đủ phẩm chất kiệt xuất của một
nhà văn,anh đang giết chết nhiệm vụ gìn giữ và phô tỏ cái
đẹp,điều căn cốt nhất làm nên văn chương muôn đời.
Cuộc hóa thân không chỉ bắt nguồn từ thế giới của ý thức mà
còn trong vô thức.Giống như Plato hay gọi là”những cơn thần
hứng”,mỗi nhà văn có thể làm nên những cuộc hóa thân trong
một phút thăng hoa,biến điều tích tụ bao ngày thành văn bản
văn học.Hoàng Cầm từng viết “Lá diêu bông ” trong tâm trạng
hết sức lạ lùng,Puskin-mặt trời thi ca Nga từng làm thơ trong
giấc ngủ.Nhưng ở họ là những ám ảnh đã thành hình,những
trăn trở suy tư bao ngày đã kết trái.Quả thực đúng như
Traicopxki nói: “Cảm hứng là một khách hàng không đến thăm
những kẻ lười”.Khi anh bắt đầu bước vào quá trình sáng tác,để
có những cuộc hóa thân thật sự ngoài bản lĩnh anh còn phải tự
định sẵn cho mình một cái tâm thế chuẩn bị sẵn sàng đón
những cơn thần hứng.Trong thế giới vô thức đó,những thiên tài
thực sự có thể tạo nên những thứ làm lộn ngược cả thế giới.

Vào thế kỉ XX những năm 60-70 khi con người ta chú trọng
vào vai trò của người đọc,người bạn tri ngộ của muôn vàn nhà
văn ta chợt nhận ra hóa thân không chỉ diễn ra ở nhà văn mà
còn ở độc giả.Độc giả có thể tự coi mình là một nhân vật nào đó
15


trong tác phẩm,hoặc hóa thân vào nhân vật do chính tác giả tạo
nên.Chúng ta bắt gặp ở đó một sự đồng cảm,khát khao có
người chia sẻ những nỗi niềm rất kín,rất nhỏ bé của loài người:
đó là tình yêu lứa đôi
“Sóng bắt đầu từ gió
GIó bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
(Xuân Quỳnh-“Sóng”)
Nhà thơ đứng trước sóng có thể có trăm ngàn cách hiểu song
với riêng Xuân Quỳnh ta lại bắt gặp một điều gì đó rất giản dị
mà sâu sắc là định nghĩa những gì thuộc về tình yêu.Tình yêu
không biết đến từ lúc nào mới là tình yêu thực,yêu không đắn
đo nhưng tràn ngập sự sống.Người đọc rất thích thú bài thơ này
của Xuân Quỳnh nó tự nhiên mộc mạc như chính cuộc sống của
họ vậy.Rốt cuộc khi nhà nghệ sĩ hóa thân vào tác phẩm cũng
chính là vì những cuộc tự hóa thân khác của độc giả,ở họ có
một mối dây lien hệ thiết thực gọi là cuộc sống,thời đại.Giống
như ở mỗi thời đại người ta lại đặt ra những cuộc hóa thân
khác nhau.Quay lại những năm kháng chiến,tình yêu không phải
như Xuân Quỳnh hóa thân vào làn sóng để tan ra thành trăm
con sóng nhỏ,mà tình yêu là hi sinh là tình cảm giao trọn cho
sinh mệnh Tổ Quốc:

16


“Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Một làng xa giữa đêm gió rét
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như chưa hề có cuộc chia ly”
(Nguyễn Mĩ-“Cuộc chia tay màu đỏ”)
Nguyễn Mĩ hóa thân vào một khách thể trữ tình,đứng im và
quan sát “một cô áo đỏ” vừa “tiễn đưa chồng trong nắng vườn
hoa”.Kì diệu thay cái màu đỏ ấy như một vị thần hiển hiện,mang
chất vĩnh cửu trong cuộc chia ly nhưng “không chia ly”ấy.Còn gì
đẹp đẽ hơn một tình yêu cao thượng mà bao con người đã hi
sinh xương máu.Bao nhiêu ngươi từng yêu thương nhau mà
phải chia ly vì chiến tranh hẳn sẽ hiểu hết được trái tim của
Nguyễn Mĩ đập liên hồi để nhập hồn vào nỗi đau chung của
nhân loại ấy
Những cuộc hóa thân sẽ không bao giờ kết thúc.Giống những
cuộc đào sâu khai thác ở góc độ tâm hồn sẽ không bao giờ
hết.Đời sống tâm hồn sẽ là chất liệu làm nên những cuộc hóa
thân,nhập vai chất chứa sức sống mãnh liệt của cả tác giả,nó
17


đội lốt hình hài là những áng chữ trong quá trình sáng tạo miệt
mài của người phu chữ muôn đời
Yêu một tác phẩm nghệ thuật trước hết anh phải yêu được

những cuộc hóa thân bên trong người nghệ sĩ,bởi một phút nào
đó anh có thể chợt nhận ra trong anh cũng có một người nghệ
sĩ,một người nghệ sĩ khao khát muốn thoát kén chui ra,mòn
mỏi muốn lao mình vào hóa thân trên trang giấy trắng.Một
phút hóa thân có thể làm nên cả đời người nghệ sĩ

18



×