Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp Môn Văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.3 KB, 9 trang )

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Văn học
Theo hướng dẫn ôn tốt nghiệp môn Văn, đề thi của chương trình thí điểm phân ban có 2
phần: trắc nghiệm 15 câu (3 điểm) và tự luận 1-2 câu (7 điểm). Thời gian làm bài là 150
phút, thí sinh có thể chọn 1 trong 2 đề. Dưới đây là hướng dẫn ôn tập chi tiết.
A. Chương trình và sách giáo khoa hiện hành
I. Về hạn chế chương trình ôn tập
Cũng như một số năm học trước, năm học này (2006-2007), chương trình thi tốt nghiệp
THPT môn Văn bao gồm toàn bộ phần văn học Việt Nam và phần văn học nước ngoài
ở lớp 12, theo quy định về điều chỉnh nội dung giảng dạy, ban hành theo Quyết định số
28/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đáng lưu ý, mặc dù có in trong sách giáo khoa Văn học 12 tập I, phần văn học Việt Nam
(mới được chỉnh lý và hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục tái bản vào các năm 2001 và
2002), nhưng 4 bài sau đây không có trong phạm vi ra đề thi, vì những bài này đã được
chuyển từ chính khoá sang đọc thêm:
1. Vãn cảnh, trích Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
2. Thời và thơ Tú Xương của Nguyễn Tuân
3. Huệ Chi trước lễ cưới (trích Cửa biển) của Nguyên Hồng
4. Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Ngoài ra, có 4 bài sau đây chỉ học chính khoá đoạn trích (phần còn lại ở mỗi bài cũng đã
chuyển sang đọc thêm); do đó, đề thi chỉ đề cập đến đoạn trích đã học, không rơi vào phần
đọc thêm:
1. Tâm tư trong tù của Tố Hữu
2. Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
3. Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận
4. Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
- Phần văn học nước ngoài, chương trình thi gồm 6 tác giả với 6 tác phẩm hoặc đoạn trích.
Cụ thể là:
1. Gorki với tác phẩm Một con người ra đời
2. Lỗ Tấn - Thuốc
3. Êxênin - Thư gửi mẹ
4. Aragông - Enxa trước gương


5. Hêminguê - Ông già và biển cả (trích)
6. Sôlôkhôp - Số phận con người (trích)
II. Về số lượng và dạng thức đề thi
- Theo quy định hiện hành, bài Làm văn có hai đề thi. Học sinh được chọn một trong hai
đề và làm bài trong thời gian 150 phút.
- Mỗi đề thi bao gồm hai hoặc ba câu; không có đề thi chỉ có một câu (10/10 điểm).
Trong mỗi đề thi đều có câu chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức và có câu chủ yếu
đòi hỏi các em vận dụng kiến thức. Như vậy, mỗi đề thi đều đề cập đến nhiều khu vực
khác nhau của chương trình. (Không có đề riêng về lý luận văn học).
- Đề thi ghi rõ điểm tối đa cho từng câu.
Dưới đây xin giới thiệu một bộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Làm văn để làm ví dụ:
Đề 1
Câu 1 (2 điểm): Enxa Tơriôlê đã có vai trò như thế nào trong cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của Lui Aragông?
Câu 2 (8 điểm): Anh chị hãy phân tích sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị (kể từ khi cô bị
bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra tới khi trốn khỏi Hồng Ngài) trong truyện ngắn
Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
Đề 2
Câu 1 (2 điểm): Anh chị hãy trình bày ngắn gọn những điểm cần lưu ý về hoàn cảnh ra đời
bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu 2 (2 điểm): Vì sao có thể nói, truyện Đôi mắt của nhà văn Nam Cao là tuyên ngôn
nghệ thuật của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng?
Câu 3 (6 điểm): Cảm nhận của anh, chị về bài thơ dưới đây:
Chiều tối
Hồ Chí Minh
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Trích Nhật ký trong tù. Theo Văn học 12, NXB Giáo dục 2002)

III. Về yêu cầu ôn tập
Phần văn học Việt Nam:
- Đối với bài khái quát giai đoạn văn học, học sinh cần lưu ý những thành tựu văn học qua
các thời kỳ phát triển và một vài đặc điểm chung. Đối với bài khái quát về tác gia, cần phải
nắm chắc quá trình sáng tác và đôi nét về phong cách nghệ thuật của từng tác gia.
- Đối với những bài giảng văn, học sinh phải nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn
cảnh ra đời và thể loại của tác phẩm; tóm tắt chính xác, đầy đủ nội dung tác phẩm (nếu là
truyện), phải học thuộc lòng những bài thơ ngắn, những đoạn thơ tiêu biểu của những bài
thơ dài hoặc những đoạn trích dài; nhất thiết phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật
của từng tác phẩm. Ngoài ra, còn phải biết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm; từ đó
rút ra những nét chung của chúng; đồng thời thấy được sự độc đáo của từng tác phẩm trong
nhóm tác phẩm.
Phần văn học nước ngoài:
- Đối với mỗi bài đều phải nắm được sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của mỗi tác
giả, giá trị bao trùm của tác phẩm hoặc đoạn trích đã học.
Bên cạnh việc ôn tập về kiến thức, học sinh cần chú ý nhiều đến việc ôn luyện kỹ năng làm
văn, từ kỹ năng dùng từ, đặt câu đến kỹ năng dựng đoạn, đưa dẫn chứng, phân tích dẫn
chứng... mà cách tốt nhất là làm nhiều bài văn khác nhau theo những đề bài ở sách giáo
khoa.
B. Chương trình và SGK phân ban thí điểm
I. Về hạn chế chương trình thi
- Chương trình thi tốt nghiệp ở Ban Khoa học xã hội cũng như Ban Khoa học tự nhiên
trung học phân ban thí điểm bao gồm toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp 12 (cả 3 phần
Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn).
- Trong phần Đọc văn, cần chú trọng bộ phận văn học Việt Nam và văn học nước ngoài ở
chương trình chính khoá.
- Trong năm học này, những bài Đọc thêm bắt buộc không có trong hạn chế chương trình
thi.
II. Về số lượng và dạng thức đề thi
- Theo quy định hiện hành, môn Làm văn có hai đề thi. Học sinh được chọn một trong hai

đề và làm bài trong thời gian 150 phút.
- Mỗi đề thi bao gồm hai phần. Một phần kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm và một
phần kiểm tra theo lối tự luận.
Phần trắc nghiệm bao gồm 15 câu. Học sinh trả lời đúng mỗi câu được 0,2 điểm, trả lời
đúng tất cả các câu được 3 điểm/10 điểm. Phần này nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc -
hiểu văn bản (như kiến thức về lý luận văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm, về
văn hoá…) và kiến thức về tiếng Việt.
Phần tự luận bao gồm 1 hoặc 2 câu, điểm tối đa là khoảng 7 điểm/10 điểm. Phần này chủ
yếu nhằm kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức, năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm và
kỹ năng làm văn, thông qua việc viết bài hoặc đoạn văn có thể là nghị luận văn học hoặc
nghị luận xã hội.
Như vậy, mỗi đề thi đều có thể đề cập đến nhiều khu vực khác nhau của chương trình.
Đề thi ghi rõ điểm tối đa cho từng phần.
Xin giới thiệu hai đề, mỗi đề dùng cho một ban có dạng thức tương tự như đề thi tốt
nghiệp trung học phân ban:
Ban khoa học xã hội và nhân văn
Phần trắc nghiệm (3 diểm)
Anh/chị hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng
đầu phần mà mình cho là đúng nhất. (Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm).
Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây thuộc văn học thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến năm 1975?
A. Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
B. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
C. Vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.
D. Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Câu 2: Hai thể loại văn học nào đạt được thành tựu xuất sắc nhất trong văn học Việt Nam
thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuối thế kỉ XX?
A. Tuỳ bút và phê bình văn học.
B. Phóng sự và tiểu thuyết.
C. Kịch bản văn học và phóng sự.

D. Thơ và truyện ngắn.
Câu 3: Nhận xét nào không đúng với văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến hết thế kỉ
XX?
A. Phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, phong phú hơn về thủ pháp nghệ thuật.
B. Chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
C. Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách tiếp cận đời sống, khám phá và thể
hiện con người trong mối quan hệ phức tạp.
D. Có tính chất hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người.
Câu 4: Nhà văn nào được đánh giá là một trong những người đi tiên phong trong việc đổi
mới văn học Việt Nam sau năm 1975?
A. Nguyễn Minh Châu.
B. Nguyễn Khải.
C. Anh Đức.
D. Chu Văn.
Câu 5: Xét đến cùng, vì sao tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường hấp dẫn người đọc?
A. Vì đặc điểm hết sức tự do, nhà văn không tuân theo một quy định chặt chẽ nào của thể
văn bút ký.
B. Vì sự hiểu biết tường tận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương, về thiên
nhiên và con người Huế.
C. Vì sự gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha của nhà văn đối với sông Hương, nền văn hoá
Huế và con người xứ Huế.
D. Vì cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm, trí tưởng tượng lãng mạn, mê say cảnh sắc
và con người xứ Huế của tác giả.
Câu 6: Ở truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, các nhân vật chính
diện không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?
A. Yêu nước thiết tha, thuỷ chung với cách mạng.
B. Luôn thâm trầm, điềm tĩnh và kín đáo.
C. Bộc trực, hồn nhiên, giàu tín nghĩa.
D. Thẳng thắn, lạc quan và gan góc.

Câu 7: Trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, có chi tiết cây si cổ thụ bị
bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh và đấy có thể thường được coi là một biểu tượng nghệ thuật
nói về Hà Nội, người Hà Nội. Theo anh/chị, qua chi tiết đó, nhà văn muốn gửi đến người
đọc ý tưởng gì?
A. Khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt của người Hà Nội.
B. Ngợi ca tinh thần gìn giữ, bảo vệ môi trường ở Hà Nội.
C. Nói lên sức mạnh của truyền thống đối với Hà Nội hôm nay.
D. Chất Hà Nội có thể bị mai một, nhưng Hà Nội vẫn sẽ đi lên.
Câu 8: Qua truyện ngắn Chữ người tử tù và nhất là tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, anh chị
thấy nhận xét nào không đúng về đặc điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Mộc mạc, dân giã trong cách khắc hoạ cảnh vật và con người dù ở quá khứ hay hiện
tại.
B. Uyên bác trong cách viện dẫn, trong lối trình bày kỹ lưỡng "có ngọn, có ngành".
C. Luôn khám phá và miêu tả sự vật dưới góc độ văn hoá, thẩm mĩ của chúng.
D. Tài hoa trong cách dựng người, dựng cảnh với những liên tưởng, so sánh táo bạo, bất
ngờ.
Câu 9: Học tiểu luận Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, điều cốt lõi nhất cần nắm được là
gì?
A. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả.
B. Hoàn cảnh ra đời của tiểu luận Nhận đường.
C. Cách thức triển khai luận điểm của nhà văn.
D. Quan điểm của tác giả về văn nghệ thời chống Pháp.
Câu 10: Nội dung bao trùm trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là gì?
A. Ngợi ca tinh thần yêu nước chống xâm lược của nhân dân Việt Bắc.
B. Khẳng định vẻ đẹp đa dạng và thơ mộng của núi rừng Việt Bắc.
C. Tình cảm và lòng biết ơn sâu nặng Việt Bắc của người cán bộ cách mạng.
D. Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc Việt Nam.
Câu 11: Theo anh/chị tiểu sử của nhà văn Lỗ Tấn có điểm nào cần đặc biệt lưu ý để hiểu
thêm truyện ngắn Thuốc, cũng như toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông?
A. Bút danh Lỗ Tấn là ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thụy) và chữ tấn có nghĩa là đi nhanh lên.

B. Lỗ Tấn đã học nhiều nghề, nhưng sau cùng chọn nghề sáng tác văn chương để chữa
bệnh tinh thần cho quốc dân.
C. Lỗ Tấn hay nói đến chữ nhẫn (nhẫn nại, bền bỉ) và coi đấy là phẩm chất không thể
thiếu của mỗi một con người.
D. Quê Lỗ Tấn ở Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, miền đông nam Trung Quốc.
Câu 12: Tác phẩm Ông già và biển cả của tác giả nào?
A. Hêminguê.
B. Mác Tuên.
C. Tago.
D. Puskin.

×