Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐẶC sắc nội DUNG và NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TÌNH r TAGORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.1 KB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐẶC SẮC NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ TÌNH R. TAGORE

Thuộc nhóm ngành khoa học: Nhân văn

Sơn La, tháng 5 năm 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐẶC SẮC NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ TÌNH R. TAGORE

Thuộc nhóm ngành khoa học: Nhân văn
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Vân Anh

Nữ Dân tộc: Kinh

Hoàng Thị Thu Duyên

Nữ

Dân tộc: Tày



Nguyễn Thị Nhung

Nữ

Dân tộc: Kinh

Phan Thị Thu Sang

Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp: K53 ĐHSP Ngữ văn A

Khoa: Ngữ văn

Ngành học: Sư phạm Ngữ văn
Năm Thứ: 04 / Số năm đào tạo: 4
Sinh viên chịu trách nhiệm: Dƣơng Thị Vân Anh
Người hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Phƣơng Huyền

Sơn La, tháng 5 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ
Phạm Thị Phương Huyền, đến nay đề tài nghiên cứu của chúng em đã hoàn thành.
Trước tiên chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo Thạc sĩ Phạm
Thị Phương Huyền đã bỏ nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, giúp đỡ chúng em

rất nhiều về kiến thức cũng như kinh nghiệm và tư liệu trong suốt quá trình chúng em
thực hiện đề tài. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến phòng đào tạo, tập thể thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn, các ban ngành chức năng và tập thể lớp K53 ĐHSP Ngữ văn A
đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện:
Dƣơng Thị Vân Anh
Hoàng Thị Thu Duyên
Nguyễn Thị Nhung
Phan Thị Thu Sang


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................5
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................5
6. Cấu trúc đề tài ...............................................................................................................5
CHƢƠNG 1: ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ TÌNH R. TAGORE ..............................6
1.1. Khái niệm nội dung tác phẩm văn học .....................................................................6
1.2. Những đặc sắc trong nội dung thơ tình R. Tagore ...................................................8
1.2.1. Miêu tả nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu ....................................................8
1.2.1.1. Tình yêu gắn liền với niềm thương nhớ ..............................................................8
1.2.1.2. Tình yêu gắn liền với niềm hạnh phúc ..............................................................12
1.2.1.3. Tình yêu và khát vọng chiếm hữu .....................................................................14
1.2.1.4. Tình yêu gắn với nỗi đau ...................................................................................17
1.2.2. Thể hiện tính triết lí sâu sắc về tình yêu ...............................................................20

1.2.2.1. Tình yêu cần sự giản dị......................................................................................21
1.2.2.2. Tình yêu là sự bí ẩn ...........................................................................................24
1.2.2.3. Tình yêu là sự hy sinh, cảm thông, bao dung và cao thượng ...........................27
1.2.2.4. Tình yêu ẩn chứa sự kì diệu...............................................................................31
CHƢƠNG 2: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ TÌNH R. TAGORE.....................34
2.1. Khái niệm hình thức tác phẩm văn học ...................................................................34
2.2. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ tình R. Tagore .........................................35
2.2.1. Kết cấu ..................................................................................................................35
2.2.1.1. Kết cấu nghịch lý ...............................................................................................36
2.2.1.2. Kết cấu tạo sự bất ngờ .......................................................................................41
2.2.2. Ngôn ngữ...............................................................................................................44
2.2.2.1. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng ......................................................................45
2.2.2.2. Ngôn ngữ thơ hàm súc ......................................................................................47
2.2.2.3. Sử dụng câu giả định .........................................................................................51
2.2.2.4. Sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh...........................................................54


2.2.3. Một số biện pháp nghệ thuật khác ........................................................................59
2.2.3.1. Dùng thiên nhiên để bộc lộ cảm xúc .................................................................59
2.2.3.2. Sử dụng hình ảnh đôi mắt ..................................................................................65
2.2.3.2. Sử dụng những câu chuyện cổ gắn với tôn giáo ...............................................69
KẾT LUẬN ....................................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................78


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nói đến Tagore người ta nói thường đến cái gì thần bí, thoát tục, về một thế
giới thuần tôn giáo, xa lạ hẳn với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Những người
vừa mới gặp Tagore lần đầu hoặc chỉ nhìn thấy ảnh của Tagore đều có một ý nghĩ

giống nhau đó là vị thánh. Trong suốt 65 năm sáng tác không mệt mỏi, Tagore đã để
lại một gia tài đồ sộ và phong phú các tác phẩm văn học nghệ thuật. Tagore đã thử bút
ở nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành
tựu huy hoàng. Trong lĩnh vực văn học ông đã sáng tác 52 tập thơ, trong đó có 6 tập
xuất bản sau khi ông qua đời. Qua một số tập thơ nổi tiếng như Thơ Dâng, Tặng phẩm
người yêu, Người làm vườn... Tagore đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Tagore
thường được nhắc đến như một nhà thơ tình nổi tiếng thế giới. Tagore có hai tập thơ
tình tuyệt diệu: Người làm vườn, Tặng phẩm người yêu, ngoài ra còn một số bài trong
tập thơ Những con chim bay lạc, Người thoáng hiện. Thi nhân tự nhận mình là Người
làm vườn, chăm sóc cho khu vườn tình ái của nhân gian nở rộ và ngát hương thơm.
Bài số hai của tập thơ người làm vườn chính là lời tuyên ngôn về vai trò của nhà thơ.
Ông cũng muốn làm một triết gia ngồi trầm tư, chiêm nghiệm về cuộc sống và cái chết
“Tôi để mắt nhìn, liệu những trái tim trẻ dại, lạc loài có gặp nhau chăng và liệu những
đôi mắt hăm hở đang cầu mong giai điệu, giai điệu có đến để đánh tan màn im lặng
rồi thay họ mà nói nên lời. Ai sẽ ở đó mà dệt những bài ca đắm đuối của họ nếu như
tôi cứ ngồi bên bờ cuộc đời, trầm ngâm nghĩ đến sống và chết cùng thế giới bên kia”
[3; 40]. Tìm hiểu thơ tình Tagore sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về các cung bậc
cảm xúc tình yêu, tính triết lí cũng như các phương diện nghệ thuật trong thơ tình
Tagore.
1.2. Ngay từ lúc học Trung học Phổ thông chúng tôi đã được nghe những câu
thơ gửi cho người yêu mang đầy tâm trạng của người đang yêu trong bài thơ tình số
28 của Tagore. Điều đó đã tạo nên hứng thú để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn
về thơ tình Tagore. Vẻ đẹp văn học thế giới nói chung, văn học Ấn Độ nói riêng và
nghệ thuật thơ tình Tagore như một thứ ma lực thu hút chúng tôi, thôi thúc chúng tôi
đi sâu tìm hiểu về thơ tình Tagore. Chọn đề tài này sẽ giúp chúng tôi thỏa mãn niềm
đam mê, yêu thích thơ tình Tagore đồng thời chúng tôi muốn làm cho những người
yêu thích thơ tình Tagore thêm yêu thích và hiểu hơn về nó, những người chưa từng
1



tìm hiểu về thơ tình Tagore có thêm một lời gợi ý thú vị để tìm hiểu thơ tình của nhà
thơ tình nổi tiếng Ấn Độ và thế giới này.
1.3. Thơ tình Tagore được đưa vào giảng dạy trong chương trình Đại học và
Trung học Phổ thông. Trên giảng Đường đại học chúng tôi đã có dịp tìm hiểu nghiên
cứu một cách toàn diện về cuộc đời, sự nghiệp văn học và thơ ca của Tagore. Trong
chương trình Trung học phổ thông, bài thơ tình số 28 được tìm hiểu ở lớp 11, tập 2.
Chọn đề tài tìm hiểu thơ tình Tagore giúp chúng tôi có thêm kiến thức để sau này
giảng dạy thơ Tagore ở Trung học Phổ thông đạt chất lượng tốt hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Ấn Độ và trên thế giới có một số công trình nghiên cứu về thơ tình của
Tagore. Do hạn chế về ngoại ngữ, sau đây chúng tôi sẽ điểm qua một số những tài liệu
đã được dịch ra tiếng Việt.
Cuốn Văn học Ấn Độ của giáo sư Lưu Đức Trung đã cho người đọc thấy được
toàn bộ cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp sáng tác và nội dung, nghệ thuật thơ Tagore. Tác
giả chỉ ra một số quan niệm tình yêu trong thơ tình Tagore: “Con người sinh ra trên
cõi đời này ai cũng phải yêu, vì đó là hạnh phúc, vì đó là nhu cầu của sự sống như
ngọn lửa và ánh mặt trời cần cho con người vậy” [29; 162]. Tác giả cũng đã khẳng
định: “Tagore từng yêu say đắm, đã viết khá nhiều thơ tình, có thể xem như là Henrich
Hainơ của Ấn Độ” [29; 162]. Đánh giá về thơ tình Tagore, giáo sư Lưu Đức Trung cho
rằng: “Tình yêu trong thơ của Tagore không có cái dung tục tầm thường không phải
thứ tình yêu rầu rĩ, rên xiết, cũng không phải thứ tình yêu quá cao siêu, quá lí tưởng.
Tagore tìm sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, tìm tự do trong tình yêu” [29; 163]. Nhưng
“Trong tình yêu không dễ dàng gì tìm được sự hòa hợp trong tâm hồn, dẫu tìm được
rồi, đâu đã hiểu hết về nó, biết trọn được nó” [29; 163].
Trong cuốn Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường
Rabindranath Tagore do Lê Nguyên Cẩn chủ biên, tác giả đã đề cập đến vấn đề: Quan
niệm nghệ thuật của Tagore về cuộc sống, con người, hạnh phúc và tình yêu; bút pháp
hiện thực - lãng mạn, huyền ảo, chất trữ tình - triết lí, tác giả đã khái quát nghệ thuật
thơ ca của Tagore và khẳng định: “Tagore đã sáng tạo nên một phong cách thơ độc
đáo. Đó là một thành công lớn trong sự nghiệp thơ ca của ông. Chúng ta có thể bước

đầu nhận diện phong cách thơ của Tagore qua một số nét độc đáo trong quan niệm
nghệ thuật của ông về cuộc sống, con người, về ngôn ngữ thơ, về tính trữ tình kết hợp
2


với triết lí, chất hiên thực hòa quyện yếu tố lãng mạn, huyền ảo” [3; 24,25]. Tác giả
cho rằng Tagore đã hóa thân làm một tình nhân khi thì làm một triết gia vừa thổ lộ
những cảm xúc, vừa triết lí, chiêm nghiệm về tình yêu. Con người tình nhân say đắm
đã hài hòa với con người triết gia sâu sắc thành một thể bất phân trong những bài thơ.
Trong cuốn Thơ Tagore do Đào Xuân Quý chọn dịch và giới thiệu, tác giả đã
giới thiệu một cách đầy đủ nhất về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của Tagore và có những
nhận định sắc bén về thơ tình Tagore: “Tagore không sa lầy vào một thứ tình yêu tầm
thường, dung tục như ta thường thấy ở một số nhà thơ phương Tây, nhưng lại cũng
không phải một thứ tình yêu lí tưởng quá mức không sao có thể tìm ra trên quả đất
này. “Chúng ta không đưa tay vào cõi hư vô để tìm những vật không mong gì tìm
được”. Cái điều nhà thơ đi tìm là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, sự gần gũi của hai trái
tim cùng chung nhịp đập” [25; 24] hoặc “Tagore cũng như hầu hết những tình nhân
trên mặt đất này, có những tham vọng, khát khao và cũng có nhiều khổ đau, quằn quại
vì luôn luôn cảm thấy có sự xa cách giữa mình và người mình yêu” [25; 25].
Cuốn R. Tagore tuyển tập tác phẩm, tập hai, do Lưu Đức Trung tuyển chọn và
giới thiệu tập hợp khá đầy đủ các tác phẩm tiêu biểu của Tagore, cung cấp nhiều bài
viết về Tagore hữu ích cho tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của ông. Trong bài viết
Tagore - nhà thơ tình nổi tiếng Lưu Đức Trung đã một lần nữa khẳng định thơ tình
của Tagore luôn dồi dào sự sống, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi
người. Tác giả đã nói về những mối tình của Tagore ảnh hưởng đến từng bài thơ của
ông như thế nào, đồng thời khẳng định: “Chủ đề tình yêu trở đi trở lại nhiều lần trong
thơ Tagore. Thơ tình của Tagore có nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng cùng chung nhạc
điệu. Đọc thơ tình của Tagore ta nghe văng vẳng bên tai những giai điệu êm ái du
dương trầm bổng, đôi lúc lắng sâu vào tâm linh ta những cảm xúc khó tả. Có lúc buồn
buồn như nhạc cầu kinh, có lúc réo rắt như tiếng sáo gợi cho ta những niềm vui. Đó là

những bản tình ca tuyệt diệu” [28; 854]. Trong tình yêu có người luôn đi tìm cái đẹp ở
vẻ bề ngoài nhưng Tagore luôn đi tìm vẻ đẹp tâm hồn, giáo sư Lưu Đức Trung đã làm
rõ điều này trong bài viết của mình: “Có người đi tìm cái đẹp ở dung nhan, ở thân thể.
Ngược lại Tagore tìm cái đẹp ở tâm hồn. Sắc đẹp cũng giống như một bông hoa hồng
dễ bị tàn lụi. Có kẻ ham bông hồng đẹp, cố hái cho được mặc dù bị gai hồng đâm vào
tay cũng cố ấp ủ vào ngực đem về nhà, nhưng đến khi lấy ra thì ôi thôi cánh hoa đã
rơi rụng hết chỉ còn lại nỗi đau” [28; 857]. Hạnh phúc trong tình yêu là sự hòa hợp
3


giữa hai tâm hồn, những ít ai có được sự hòa hợp đó tác giả đã làm sáng tỏ trong điều
này: “Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó nhau như máu
thịt nhưng thật kì lạ em vẫn không hiểu biết được anh một cách trọn vẹn. Sự trọn vẹn
trong tình yêu là vô hạn. Thật nghịch lí, nhưng tình yêu luôn khát khao biết trọn nó”
[28; 859], hay hạnh phúc đơn giản chỉ là sự tin yêu và sự hòa hợp: “Nếu mỗi người
tình biết hướng về cái trọn vẹn để nắm bắt, để khám phá, sáng tạo thì công việc đó
chính là hạnh phúc, muốn có hạnh phúc trong tình yêu thì không gì bằng là cứ hằng
ngày nhân lòng tin yêu, sự hòa hợp như rót đầy cốc rượu vậy” [28; 859].
Ngoài những bài viết, những nghiên cứu trên đây còn có một số bài viết rải rác
ở các trang mạng và trong sách Trung học Phổ thông có viết về bài thơ tình số 28 một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới: Tình yêu là sự đồng điệu, hòa hợp,
dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người,
thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao. Chính vì vậy, việc tìm tới
sự đồng điệu, chan hòa vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao
không bao giờ vươn tới nổi. Điều đó tạo nên vẻ hấp dẫn muôn đời của tình yêu...
Qua bao quát một số tài liệu chúng tôi nhận thấy chưa có một chuyên luận nào
viết một cách đầy đủ và sâu sắc về thơ tình Tagore. Trên cơ sở những tìm hiểu của các
thế hệ đi trước, chúng tôi mạnh dạn tiếp tục tìm hiểu thơ tình Tagore qua một số tác
phẩm tiêu biểu của nhà thơ xuất sắc này.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thơ tình Tagore.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ tình Tagore.
Văn bản khảo sát là Thơ Tagore do Đào Xuân Quý chọn dịch và giới thiệu, nxb
Văn học, Hà Nội, 1979.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Làm nổi bật tài năng nghệ thuật của Tagore thông qua việc phân tích những đặc
sắc về nội dung và nghệ thuật thơ tình của ông.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những luận cứ, luận chứng, so sánh đồng đại, lịch đại để làm sáng tỏ
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ tình Tagore.
4


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: Chúng tôi thống kê những bài thơ tình của Tagore trong
tập Người làm vườn, Tặng phẩm của người yêu và một số bài trong tập Những con
chim bay lạc, Mùa hái quả, Người thoáng hiện… Những số liệu thống kê này sẽ làm
cơ sở để chúng tôi phân tích, đáng giá chính xác về thơ tình Tagore.
Phương pháp phân tích: Chúng tôi dựa vào phân tích tác phẩm để làm nổi bật
những tình ý trong từng câu thơ, thấy được triết lí tình yêu trong thơ tình Tagore.
Chúng tôi phân tích trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật, bám sát vào văn bản
thơ để có tính chính xác cao nhất. Trong quá trình phân tích chúng tôi luôn hướng đến
mối liên hệ trong ý thơ, câu thơ và đoạn thơ với nhau để thấy rõ chất lãng mạn trong
thơ tình Tagore.
Phương pháp so sánh: Chúng tôi sẽ so sánh đồng đại và lịch đại, đặt thơ tình
Tagore trong mối quan hệ đa chiều để làm nổi bật sự khác biệt giữa thơ tình Tagore
với các nhà thơ tình khác trên thế giới.
5. Đóng góp của đề tài

Đề tài chỉ ra một cách cụ thể, chi tiết những nét đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật thơ tình Tagore, từ đó làm nổi bật tài năng sáng tạo nghệ thuật và vị trí của ông
trong thi đàn Ấn Độ nói riêng, văn học thế giới nói chung.
Đề tài sẽ là nguồn tư liệu góp phần giúp người đọc hiểu thêm về thơ tình
Tagore.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm hai chương:
Chương 1: Đặc sắc nội dung thơ tình Tagore
Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật thơ tình Tagore

5


CHƢƠNG 1: ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ TÌNH R. TAGORE
Thơ tình của Tagore chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng thơ ca của thế
giới. Thơ của của ông làm cho con người tin tưởng hơn vào cuộc sống, thấm nhuần
tính nhân đạo, đánh thức những tình cảm tốt đẹp vốn có để họ tin vào tương lai, tin
vào cuộc sống. Và trong những thứ tình cảm tốt đẹp của con người đó, tình yêu lứa đôi
chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Tình yêu cho con người ta thêm sức mạnh, thêm
hứng khởi, hăng say, đặc biệt nó còn có sức mạnh tái sinh. Có lẽ chính vì vậy mà đề
tài về tình yêu với nhiều nhà thơ là một nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn.
Với Tagore một thi sĩ đa cảm, những bài thơ tình ít nhiều bị ảnh hưởng bởi
những cuộc tình của ông, nó đã trở thành chất xúc tác tuyệt vời làm nên thành công
của Tagore trong mảng thơ tình. Chắc hẳn những bài thơ tình bất hủ ấy chính là sự kết
tinh từ những tình cảm thực, những cuộc tình thực mà ông đã trải qua. Tagore đã viết
rất nhiều bài thơ nói về tình yêu, song tình yêu trong thơ không phải là tình yêu thông
thường mà nó chứa đựng cả tâm tình, sự chân thành, trong sáng, tế nhị trong tâm hồn
của người đang yêu. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày khái niệm nội dung tác phẩm văn
học và nét đặc sắc cơ bản trong nội dung thơ tình của R. Tagore ở hai phương diện:
Những cung bậc cảm xúc và tính triết lí.

1.1. Khái niệm nội dung tác phẩm văn học
Nội dung tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Đó là
mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống đã được phản ánh.
Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự ý thức cảm xúc, đánh giá đối với cuộc
sống. Nói cách khác, “Nội dung tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa khách
quan và chủ quan, trong đó có phần nhà văn khái quát, tái hiện đời sống khách
quan vừa có phần bắt nguồn từ cảm xúc, huyết mạch, lý tưởng của tác giả” [16;
250].
Quả vậy, tác phẩm văn học bao giờ cũng tái hiện lại một đời sống, làm nhớ đến
một hiện thực nào đó. Ở Châu Âu, Arixtốt đã nói đến sự “mô phỏng” các tính cách,
các hành động để tạo nên nội dung nghệ thuật. Hêghen phát hiện sâu sắc về nội dung
tính cách con người được ý thức bằng nghệ thuật. Ông cho rằng, bản chất lí trí, tinh
thần của đời sống lịch sử xã hội sẽ tự nó bộc lộ trong hình tượng nghệ thuật khi nghệ
sĩ có khuynh hướng nắm bắt hiện thực và các hình thức của nó, còn bản thân sức mạnh
tinh thần của nghệ sĩ thì nhà triết học không coi trọng, phải đến các nhà dân chủ cách
6


mạng Nga như Bêlinxki, Sécnưsepxki, với ý thức về sứ mệnh cải tạo xã hội của văn
học, phương diện chủ quan trong nội dung tác phẩm mới được nhấn mạnh. Ông nói tới
ba khía cạnh của nội dung của văn học là: a) “Tái hiện các hiện tượng hiện thực mà
con người quan tâm”, b) “Giải thích cuộc sống, làm sao cho tốt hơn”, c) “đề xuất
phán xét đối với hiện tượng được mô tả”. Ông khẳng định: “Thể hiện sự phán xét đó
trong tác phẩm là một ý nghĩa mới của tác phẩm nghệ thuật, nhờ đó nghệ thuật đứng
vào hàng các hoạt động tư tưởng đạo đức con người” [16; 250].
Nhưng nội dung tác phẩm văn học không phải là số cộng đơn giản của hai
phương diện khách quan, chủ quan mà là quan hệ biện chứng xuyên thấm lẫn nhau của
chúng. Nội dung đích thực của tác phẩm là cuộc sống được lý giải, đánh giá, ước mơ,
là nhận thức và lý tưởng, nỗi niềm đã hóa thành máu thịt hiển hiện, chứ không phải
khái niệm về hiện thực hoặc khái niệm về lý tưởng và tình cảm. Nhà thơ Mai Thanh

Du đời Tống (Trung Quốc) đã nói tới nội dung thơ là cái mà “Tác giả cảm thụ trong
lòng, người xem cảm thụ bằng ý, cơ hồ rất khó nói ra bằng lời” [16; 251]. Nội dung
tác phẩm văn học là cái quan hệ chủ quan - khách quan sống động được đánh thức dậy
trong lòng, khi tiếp nhận tác phẩm.
Maiacốpxki nói: “Phải làm cho người đọc không phát phiền với các tư tưởng
trên sân khấu, mà là đem theo những tư tưởng khi rời khỏi nhà hát” [16; 251]. Brết
cũng hiểu như vậy về nội dung của tác phẩm. Vở kịch Mẹ can đảm và những đứa con
kể về người mẹ bắt bày con kiếm ăn trong những cuộc chiến trận phi nghĩa. Mặc dầu
chiến tranh cướp hết mọi người con, nhưng bà vẫn không tỉnh ngộ. Có người yêu cầu
tác giả làm cho nhân vật tỉnh ngộ và hiểu được bản chất khốc liệt của chiến tranh, thì
Brết cho rằng: “Nhiệm vụ của tác giả không phải là làm cho mẹ can đảm rốt cuộc
bừng tỉnh, mà chính là làm cho người xem cảm nhận được điều đó” [16; 251]. Như
vậy nội dung của tác phẩm không phải giản đơn là tái hiện hiện thực được miêu tả,
hoặc ý nghĩa trừu tượng của nhà văn, mà là một quan hệ chủ quan - khách quan được
dấy lên trong tác phẩm. Đó là nội dung toàn vẹn, phong phú, nhiều bình diện độc đáo
của nghệ thuật đòi hỏi phải thể hiện qua hình thức nghệ thuật, chứ không thể thông
báo bằng lời. Nội dung tác phẩm bao gồm nhiều yếu tố: Đề tài, chủ đề, tư tưởng tác
phẩm.

7


1.2. Những đặc sắc trong nội dung thơ tình R. Tagore
1.2.1. Miêu tả nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu
Khi yêu chúng ta thường trải qua nhiều những cảm xúc khó có thể nói thành lời,
những cung bậc cảm xúc ấy luôn thay đổi và cũng luôn tồn tại. Tagore cũng vậy, ông
yêu say đắm và đã bộc lộ, diễn tả hết những cảm xúc những rung động của mình trong
thơ. Cảm xúc trong thơ ông hết sức phong phú, chân thực với nhiều sắc thái: Tình yêu
đó có thể gắn với niềm vui hạnh phúc, sự hân hoan, rạo rực say mê, thương nhớ nhưng
cũng có thể là những dư vị của nỗi buồn, sự đau khổ, đắng cay, tuyệt vọng. Tagore

quan niệm rằng tình yêu là nhân tính thiêng liêng. Con người ta sinh ra trong cõi đời
này ai cũng phải yêu, vì đó là hạnh phúc, vì đó là nhu cầu của cuộc sống như ngọn lửa
và ánh mặt trời cần cho con người vậy. Vì vậy, khi được thưởng thức các tác phẩm của
Tagore, ta sẽ thấy được rằng thơ ông đã nói lên tất cả các cung bậc cảm xúc, những
rung động trong tình yêu dù là nhỏ nhất. Qua đó, ta thấy được phong cách thơ tình của
Tagore vừa lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm, giàu cảm xúc lại vừa nhẹ nhàng, sâu lắng,
thâm nhập vào cõi lòng của độc giả.
1.2.1.1. Tình yêu gắn liền với niềm thƣơng nhớ
Tagore được mệnh danh là một nhà thơ đa tình. Ông đã từng làm bạn với nhiều
cô gái trẻ và có học thức. Khi gặp gỡ các cô gái ấy, trong ông bao giờ cũng có những
tình cảm sâu lắng đọng lại. Sau khi đi bôn ba khắp nơi và trải qua nhiều mối tình, theo
sự sắp xếp của gia đình, ông trở về quê lấy một cô vợ nhỏ tuổi, ít học, kém sắc tên là
Mrinalini Đêvi. Một cuộc hôn nhân quá chênh lệch, khiến người dân Ấn Độ đã cho
rằng: Ông trời thật khéo xe duyên, lại đặt ngay một cuộc hôn nhân không một chút
lãng mạn vào một người lãng mạn nhất đất nước Ấn Độ. Nhưng ai ngờ rằng Tagore
ngày càng yêu cô vợ bé nhỏ của mình, họ yêu thương nhau và chung sống với nhau rất
hạnh phúc. Tagore thường làm thơ tặng vợ với những câu thơ nhiều cảm xúc:“Em ơi,
thi sĩ của em định viết một bản trường ca. Nhưng than ôi! Anh đã vô tình để bản
trường ca đó đụng phải mắt cá chân em và thật tai hại nó tan thành mảnh thơ rơi lả tả
dưới chân em!”. Năm 1902, vợ ông qua đời lúc 37 tuổi để lại trong ông bao nhiêu sầu
muộn. Từ đó ông đã làm nhiều bài thơ tặng vợ nói lên nỗi nhớ thương đối với người
vợ yêu quý đã mất của mình:
Lúc chết đi
Người để lại trong tôi nỗi buồn của người bất tử
8


Lấy màu sắc hoàng hôn buổi ra đi, người tô vẽ chân trời tư tưởng trong tôi
Để nước mắt hằn thành vệt dài trên trái đất lan chảy đến tận vòm trời yêu
thương.

(Bài số 34 - Tặng phẩm của người yêu)
Sau khi vợ của Tagore mất, trong ông luôn đọng lại một nỗi buồn. Ông cảm
thấy cuộc sống như đã mất đi niềm vui, hạnh phúc, mất đi niềm tin ánh sáng vào tương
lai. Người ra đi hoàng hôn cũng không còn, để rồi nước mắt lại lăn dài trên má, chảy
mãi không thôi, lan chảy đến tận những vòm trời yêu thương. Tình yêu, nỗi nhớ
thương trong ông dành cho người vợ của mình là vô vàn và sâu thẳm.
Rồi nỗi nhớ cứ cào xé trong tâm hồn nhà thơ, ông diễn tả nỗi niềm của mình
trong một bài thơ khác:
Tôi nằm mơ thấy nàng ngồi cạnh đầu mình, tay vuốt ve làn tóc như đang nâng
đàn dạo nhạc… Tôi nhìn mặt nàng cố nén ra nước mắt phải trào tuôn, cố nén đến khi
những lời nghẹn ngào, ấp úng làm giấc ngủ vỡ tan, vỡ tan như bóng nước mong manh.
(Bài số 28 - Tặng phẩm của người yêu)
Qua bài thơ, ta thấy Tagore đã dành cho vợ một tình yêu nồng thắm. Khi bà mất
ông tiếc thương vô cùng, kể cả trong giấc mơ ông cũng nhớ đến bà, không muốn tỉnh
dậy, cứ muốn đắm chìm mãi trong giấc mơ đó để có thể được nhìn thấy vợ yêu của
mình, thỏa nỗi nhớ mong, day dứt trong lòng.
Khi yêu lúc nào trong tâm trí ta cũng có hình bóng của người ấy, lúc vui, lúc
buồn, lúc mơ cũng như lúc tỉnh, ta đều cảm nhận được họ như đang ở cạnh ta:
Em lại gọi lần nữa
Đêm đã xuống từ lâu.
Mệt mỏi giăng mắc quanh tôi như vòng tay tình yêu quyến rũ.
Em gọi tôi phải không em?
(Bài số 65 - Người làm vườn)
Chàng trai đang nhớ đến cô gái, nhớ đến người mình yêu thương, Đêm đã
buông nhưng tại sao tâm trí của chàng cứ nhớ đến người con gái đó. Tại sao nỗi nhớ
ấy ban ngày đã thường trực trong lòng chàng như vậy mà ban đêm nó lại vẫn ùa về,
không những thế nó lại còn cồn cào da diết hơn, mặc dù có mệt mỏi đấy, đau khổ đấy
nhưng tình yêu vẫn có sức quyến rũ con người khiến cho họ say mê, đắm chìm, khó
lòng thoát ra được. Tình yêu thật diệu kì, nó đến bên ta khiến cảm xúc trong ta phải
9



bồi hồi nhung nhớ. Yêu là khi mà ta nhìn ở đâu cũng thấy hình bóng của người ấy và
có lẽ nỗi nhớ chính là thước đo trong tình yêu.
Nhà thơ trữ tình nổi tiếng H. Hainơ đã đồng cảm với Tagore, ông nhận thấy nỗi
nhớ trong tình yêu là nỗi nhớ cồn cào đến tê tái cõi lòng:
Trong giấc mơ tê tái
Tôi ngắm nhìn em mãi
Gương mặt em ưu ái
Như sống lại bí huyền.
...
Và mắt tôi đẫm ướt
Lệ tràn trên má tôi
Không làm sao tin được
Tôi đã mất em rồi.
(Trong giấc mơ tê tái - H. Haino)
Trong giấc mơ huyền ảo, được gặp lại người mình yêu, chàng trai hạnh phúc
ngắm nhìn gương mặt yêu dấu của người tình, nhưng rồi nước mắt chàng lại rơi khi
bàng hoàng tỉnh giấc mộng nhận ra sự thật rằng người yêu đã không còn nữa. Nỗi nhớ,
nỗi đau lại gặm nhấm con tim chàng.
Trong bài thơ số 30 - Người làm vườn. Tagore lại một lần nữa miêu tả nỗi nhớ
người yêu đi vào trong giấc mơ:
Em ở ngay trong những giấc mơ không bờ bến.
...
Em ở ngay trong những giấc mơ đơn độc.
...
Em ở ngay trong những giấc mơ trường cửu của anh.
Một giấc mơ không bờ bến, một giấc mơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt, một giấc
mơ sẽ mãi chẳng bao giờ dừng lại cũng như tình yêu của anh dành cho em sẽ chẳng
thể xóa nhòa, sẽ mãi trường cửu và vĩnh viễn. Nhưng có lẽ đây chỉ là tình yêu đơn

phương xuất phát từ một phía, tình yêu của chàng trai đã không được cô gái đáp trả
nên trong giấc mơ có sự bùi ngùi, cô đơn. Trong bài thơ, cụm từ “Em ở ngay trong
những giấc mơ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần khiến cho ta cảm thấy tình yêu đó vừa
gần lại vừa xa. Có lẽ gần, chính là cô gái đó luôn xuất hiện trong tâm trí của chàng
10


trai, kể cả trong giấc mơ, tình yêu của chàng trai giành cho cô gái là chân thành và tha
thiết. Xa, chính là chàng trai chỉ được ngắm nhìn cô gái qua những giấc mơ, tưởng
chừng như cô đang kề cạnh rất gần nhưng đó cũng chỉ là hình ảnh của ảo giác mà thôi
và cũng chỉ có tình yêu của chàng trai là còn mãi trong cuộc đời.
Trong bài thơ sau, chàng trai dùng nhiều hình ảnh khác để nói lên nỗi niềm của
mình, hóa thân vào những hình ảnh đó để có thể bộc bạch tâm ý của mình:
Nước ao này còn giữ trong lòng sâu thẳm kỉ niệm về những bàn chân bơi lội
của nàng.
Và ngày lại ngày đôi bàn chân ướt đẫm của nàng đã lưu dấu vết lại trên con
đường mòn dẫn vào trong xóm.
(Bài số 16 - Tặng phẩm của người yêu)
Chàng trai dùng hình ảnh cái “ao”, “con đường” thể hiện tình yêu và nỗi nhớ
của mình, muốn dùng hình ảnh ấy để thay lời mà chàng muốn nói. Chàng trai ví mình
như cái ao để ngày lại ngày giữ những kỉ niệm của đôi bàn chân bơi lội của nàng. Và
đôi chân ướt mềm mại ấy đi vào con đường mòn trong xóm nhỏ sẽ lưu lại ở đó và rồi
những dấu chân ấy sẽ in mãi trong lòng chàng, trong tâm trí chàng. Chàng sẽ giữ mãi
những kỉ niệm về người con gái ấy dù cho cô gái có thờ ơ, dù cho tình yêu ấy nay
không còn nữa nhưng trái tim chàng vẫn dõi theo để lưu lại những kỉ niệm nhỏ nhất.
Tình yêu của chàng trai thật nồng nàn và da diết, chỉ có tình yêu thực sự mới đẹp và
trường cửu như vậy.
Trong kho tàng ca dao Việt Nam cũng có rất nhiều những câu thơ, hình ảnh nói
lên nỗi nhớ thương, trông ngóng của những người đang yêu:
Nhớ ai nhớ mãi thế này,

Nhớ đêm không ngủ, nhớ ngày quên ăn.
Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn,
Hồ bưng lấy bát lại dằn xuống mâm.
Nỗi nhớ của nhân vật được khắc họa rõ nét qua những hành động thường ngày.
Nỗi nhớ ấy cồn cào, da diết, bao quanh tâm trí nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy thường
trực cả đêm cũng như ngày, rồi nhớ đến chẳng buồn ăn, chẳng buồn làm, chỉ mong
ngóng, nhớ thương, chờ đợi một người nơi phương xa.
Như vậy, có thể thấy trong thơ tình của Tagore luôn biểu hiện những rung cảm
sâu sắc. Những tình cảm đó luôn hiện hữu trong những người đang yêu. Nỗi nhớ có lẽ
11


như là một thứ gia vị không thể thiếu để đúc kết nên một tình yêu thực sự. Tagore đã
nhận ra được điều này và đã thể hiện tất cả vào trong những lời thơ của mình, để rồi
những lời thơ ấy vẫn còn đọng mãi trong lòng bạn đọc.
1.2.1.2. Tình yêu gắn liền với niềm hạnh phúc
Trong thơ tình Tagore, tình yêu không chỉ gắn với niềm thương nhớ mà còn gắn
liền với niềm hạnh phúc. Nó luôn hiện hữu vô vàn những cảm xúc, luôn biến đổi, đôi
khi chính người đang yêu cũng không thể làm chủ được cảm xúc của mình. Nhưng có
lẽ điều kì diệu nhất mà tình yêu mang lại cho con người đó chính là sự thăng hoa hạnh
phúc. Vậy sự thăng hoa hạnh phúc trong tình yêu là gì, nó bắt nguồn từ đâu? Chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu và cảm nhận nó trong thơ của Tagore để thấy được tình yêu đẹp đến
nhường nào và tại sao tình yêu lại làm cho con người ta phải đắm chìm đến như vậy.
Tagore quan niệm tình yêu là hạnh phúc, là ngọn đèn soi sáng dẫn lối cho con người ta
tìm đến bến bờ của tương lai:
Tình yêu ơi! khi người đến
Với ngọn đèn bừng sáng trong tay,
Thì ta có thể nhìn thấy mặt người
Và biết người là tuyệt vời hạnh phúc.
(Bài số 162 - Ngững con chim bay lạc)

Tagore quan niệm tình yêu là nhân tính thiêng liêng. Nếu như trong cuộc sống
mà không có tình yêu thì cuộc sống sẽ mất đi màu sắc, mất đi hương vị của yêu
thương. Đời sẽ đẹp và có ý nghĩa hơn nếu ta biết quan tâm và chia sẻ với nhau. Tình
yêu chính là ngọn đèn soi sáng đưa con người ta thoát khỏi những u tối, sự ghen ghét
đố kị, để đến với ánh sáng, đón nhận những chân trời hạnh phúc, chân trời của những
con người biết quan tâm sẻ chia, đem những yêu thương của mình trao tặng cho nhau
để cuộc đời thêm ý nghĩa. Đó chính là thông điệp đầy tự hào mà Tagore muốn nhắn
gửi lại cho mọi người.
Tagore cảm thấy hạnh phúc vì ông đã từng yêu và được yêu. Điều mong muốn
cuối cùng của ông là được nói lên điều đó trước khi đi vào cõi chết:
Cõi Đời ơi! khi tôi đã chết rồi
Thì trong cõi vắng lặng của người
Chỉ lời này còn lại:
“Tôi đã từng yêu”.
(Bài số 277 - Những con chim bay lạc)
12


Con người ta khi sinh ra ai cũng mong muốn tìm được một nửa kia của mình,
được yêu thương, được chở che, dành cho nhau những gì ngọt ngào nhất. Nếu như
trong cuộc sống mà thiếu đi tình yêu thì đó quả thật là một sự mất mát to lớn. Sống mà
không có tình yêu thì cuộc sống của bạn sẽ mất đi những hương vị, những cảm xúc
thăng hoa mà chỉ khi yêu ta mới cảm nhận được. Tagore cảm thấy hạnh phúc vì ông đã
từng yêu và được yêu, đã mang những tình cảm sâu lắng nhất trong trái tim dành tặng
cho nửa kia của mình, để khi chết đi rồi ông không còn hối hận rằng mình chưa yêu.
Với ông, nếu như trong cuộc đời của con người dù có trải qua bao nhiêu niềm vui về
công danh, địa vị hay tiền bạc, vật chất mà không có lấy một mối tình, không có lấy
một người để cho mình nhớ, mình thương thì đó quả thật là một thiếu hụt rất lớn.
Chính người đó cũng không thể cảm nhận hết hương vị của cuộc sống, đặc biệt là
hương vị của tình yêu, một hương vị mà khi ta đã nếm trải nó thì có lẽ cả đời này sẽ

không bao giờ quên được.
Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng đã cất tiếng nói trước khi giã từ cuộc sống.
Dù có sắp rời khỏi cuộc đời để vào cõi hư không nhưng ông vẫn si tình, vẫn muốn
đắm chìm mãi trong tình yêu:
Hãy để cho tôi được giã từ,
Vẫy chào cõi thực để vào hư.
Trong hơi thở chót dâng trời đất,
Vẫn cứ si tình đến ngất ngư.
(Không đề - Xuân Diệu)
Tagore luôn sống hết mình trong tình yêu và tôn thờ tình yêu. Khi yêu ông đem
hết tất cả những gì mình có hiến dâng cho tình yêu, không hề e sợ:
Tôi đã nhúng bầu tim tôi.
Vào trong giờ phút lặng im này.
Nó ngập tràn tình yêu.
(Bài số170 - Những con chim bay lạc)
Tagore đem trái tim mình dành trọn cho tình yêu bởi theo ông tình yêu là sự
cho đi mà không cần nhận lại. Ông hạnh phúc dâng hiến tất cả trái tim mình cho tình
yêu, bởi Tagore tin tưởng vào tình yêu, tin tình yêu có thể làm thay đổi được tất cả:
Rằng tôi tin ở tình yêu của con người,
Đó là lời nói cuối cùng của tôi.
(Bài số 325 - Những con chim bay lạc)
13


Tình yêu chính là sức mạnh lớn nhất để cho chúng ta có được niềm tin vững
bước tiến tới chân trời của hạnh phúc. Nó như một đòn bẩy đưa ta lên, hướng cho ta
biết đâu là cái phải, cái đúng. Chỉ cần tình yêu thôi cũng có thể thay đổi được cả đất
trời, vì yêu dù có phải qua mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Với Tagore, được yêu đã là một niềm hạnh phúc. Tagore đã dùng lời thơ của
mình viết lên những cung bậc cảm xúc khi đang yêu và đã được yêu. Đó chình là

những bản tình ca tuyệt diệu dệt lên bầu trời của cuộc sống. Muốn có hạnh phúc trong
tình yêu thì không gì bằng là cứ hàng ngày nhân lòng tin yêu. Nếu mỗi người biết
hướng về cái trọn vẹn để nắm bắt, để khám phá, thì đó chính là niềm hạnh phúc.
1.2.1.3. Tình yêu và khát vọng chiếm hữu
Trong tình yêu có sự pha trộn của những cung bậc cảm xúc, không phải chỉ có
nỗi nhớ niềm thương mới là tình yêu, mà đan xen trong nó là khát vọng chiếm hữu,
những giận hờn vu vơ, sự ghen tuông hờn dỗi, tất cả đều là những thứ gia vị đặc biệt
không thể thiếu được trong tình yêu. Tagore đã chỉ ra một đặc điểm của tình yêu là khi
yêu ai cũng muốn chiếm hữu những gì thuộc về mình.Liệu đó có phải sự vị kỉ của bản
thân không? Nhưng tình yêu là thế, khi yêu ai cũng có ít hay nhiều sự ích kỉ trong đó,
muốn chiếm hữu người mình yêu, muốn họ chỉ là của riêng của mình. Họ sợ rằng nếu
không biết giữ, nếu không chiếm hữu thì một ngày tình yêu đó sẽ bỏ ta mà đi. Tagore
đã thể hiện điều đó rất nhiều trong bài thơ của mình:
Em là của anh, là của riêng anh,
Em ở ngay trong những giấc mơ trường cửu của anh.
(Bài số 30 - Người làm vườn)
Chàng trai trong bài thơ đã bộc bạch nỗi niềm trong lòng mình, muốn chiếm
hữu người yêu, muốn cô chỉ là “của riêng”anh mãi mãi, không muốn san sẻ, không
muốn ai cướp mất. “Em là của anh, là của riêng anh” được nhắc lại 2 lần trong bài
cho ta thấy được tình yêu của chàng trai dành cho cô gái vô cùng lớn lao, chân thành
và say đắm. Giọng thơ dồn dập làm cho ta cảm thấy tình yêu luôn rạo rực, nồng cháy
trong tim chàng trai, một tình yêu mãnh liệt, dạt dào, sâu lắng và đầy cảm xúc.
Trong Bài số 49 tập Người làm vườn, người tình hiện lên với những khát khao
mãnh liệt và say mê cháy bỏng:
Tôi nắm tay nàng
Và ghì chặt nàng vào lồng ngực của tôi.
14


Tôi muốn sắc đẹp của nàng đầy ắp cánh tay tôi

Muốn dùng những chiếc hôn đoạt lấy nụ cười tươi mát của nàng.
Đây là một cái tôi cá nhân muốn thỏa mãn đến tận cùng những nhu cầu tình
cảm hết sức vị kỉ của bản thân. Chàng trai muốn chiếm hữu tình yêu, muốn ôm chặt
nàng vào trong lòng để thỏa nỗi nhớ và niềm yêu thương, muốn sắc đẹp của nàng chỉ
thuộc về mình mãi mãi.Tác giả đã miêu tả một loạt những hành động mạnh mẽ của
chàng trai “nắm tay”, “ghì chặt” người yêu và điệp lại hai lần “tôi muốn”,“muốn” để
thể hiện khát khao cháy bỏng độc chiếm người yêu, muốn nàng phải trọn vẹn mãi mãi
thuộc về chàng. Trong bài thơ này Tagore đã dùng nhiều câu từ, thể hiện tính dục vọng
của chàng trai nhưng ý thơ vẫn rất tinh tế, không thô tục suồng sã. Cách thể hiện tình
yêu trong thơ ca phương Đông đã được biểu hiện qua bài thơ trên.
Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính cũng không ngoại lệ:
Cô nhân tình bé nhỏ của tôi ơi!
Tôi muốn cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
...
Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô và tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.
(Ghen - Nguyễn Bính)
Khát vọng độc chiếm người tình của chàng trai đã bộc lộ rõ nét trong bài thơ của
Nguyễn Bính. Chàng trai cũng muốn chiếm hữu người yêu của mình, muốn mắt cô gái
chỉ hướng đến mình, không muốn cô cười với ai, nghĩ đến ai, muốn cô là tất cả, là tất
cả của riêng mình. Tại sao chàng trai lại ích kỉ như vậy? Có lẽ là vì quá yêu cô, quá
say đắm với mối tình này.
Khi yêu là phải biết giữ lấy tình yêu của mình nhưng nếu không biết cách chăm
sóc, vun đắp tình yêu ấy thì có một ngày nó sẽ tuột khỏi tầm tay:
Vì sao ngọn đèn lại tắt?
Tôi đã lấy áo tôi che gió cho ngọn đèn,

chính vì vậy mà ngọn đèn đã tắt.
15


Vì sao hoa lại tàn?
Tôi ghì nó vào lòng tôi
với một tình yêu khắc khoải
chính vì vậy mà hoa đã tàn.
Vì sao dòng suối lại cạn khô đi?
Tôi đã đắp một con đê qua dòng suối
để sử dụng cho riêng tôi
chính vì vậy mà dòng suối cạn
Vì sao dây đàn lại đứt?
Tôi đã cố đưa một nốt cao quá sức của nó,
chính vì vậy mà dây đàn đã đứt.
(Bài số 52 - Người làm vườn)
Tác giả đã sử dụng hình ảnh cụ thể, gần gũi nhưng mang tính ẩn dụ như “hoa
tàn”, “dòng suối cạn”, “dây đàn đứt” cùng ngôn ngữ giản dị và kết cấu theo lối hỏi
đáp, nêu ra nguyên nhân dẫn đến kết quả đau xót đánh mất tình yêu là do con người
quá vị kỉ. Bài thơ cho chúng ta thấy tình yêu đẹp nhưng rất mong manh, nếu con người
quá vị kỉ, chỉ biết riêng mình, tình yêu sẽ bỏ ta đi. Cụm từ “chính vì vậy” điệp lại
nhiều lần trong bài thơ như một lời khẳng định: Vì ích kỉ nên ta đã mất tình yêu. Bài
thơ như một lời nhắc nhở con người khi yêu đừng bao giờ quá vị kỉ. Trong tình yêu ai
cũng muốn người kia dành tất cả tình cảm cho mình, muốn trong cuộc sống của người
ấy lúc nào cũng có sự hiện diện của mình. Nhưng không phải cứ như thế mới giữ được
tình yêu, vì mỗi chúng ta ai cũng có khoảng không gian riêng, không muốn ai xâm
nhập, quản thúc hay quá xen vào cuộc sống riêng sẽ làm ta mất đi sự riêng tư rồi sẽ
nhanh cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. Lúc đó tình yêu cũng sẽ bỏ ta đi. Bài thơ như
một bài học luân lí cho chúng ta hiểu hơn về tình yêu để ta thấy được rằng: Tình yêu,
xin đừng quá vị kỉ mà hãy thêm vào đó sự bao dung, độ lượng, đúng mực để chúng ta

giữ mãi được tình yêu của mình.
Trong tình yêu đâu phải chi có sự ghen tuông, ích kỉ mà còn có cả sự hờn dỗi,
day dứt. Đây là một cảm xúc mà chúng ta rất thường thấy khi yêu:
Trái tim anh cũng ở gần em như ở chính đời em vậy,
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
(Bài số 28 - Người làm vườn)
16


Chàng trai đang hờn dỗi và trách thầm cô gái: Tình yêu giữa anh và em khăng
khít như một cuộc đời, gắn bó với nhau như máu thịt nhưng thật kì lạ, em vẫn không
hiểu hết được anh một cách trọn vẹn. Trái tim anh nào có ở đâu xa mà đang ở cạnh bên
em, luôn ở bên em như chính cuộc đời em đang sống vậy. Sự trọn vẹn trong tình yêu
như là một thứ vô hạn mà con người luôn muốn hướng tới, khám phá và nắm bắt nó.
Nếu mỗi người tình hướng về phía trọn vẹn để nắm bắt và khám phá trái tim thì tình
yêu sẽ mãi mãi được viên mãn hạnh phúc. Hạnh phúc trong tình yêu không gì bằng
hằng ngày yêu thương, quan tâm đến nhau, tin tưởng nhau, dành trọn con tim cho
nhau, đó mới là một tình yêu viên mãn, một hạnh phúc đích thực.
Trong tình yêu, khát vọng chiếm hữu, sự ghen tuông, hờn dỗi luôn hiện diện.
Đó là cảm xúc thường thấy không có gì là quá đỗi xa lạ. Tagore đã thể hiện rất thành
công những cảm xúc ấy trong những vần thơ của mình, và qua đó ông còn nhắc nhở
mọi người: Khi yêu đừng quá vị kỉ.
1.2.1.4. Tình yêu gắn với nỗi đau
Yêu là những chuỗi ngày hạnh phúc khi được ở bên nhau, dành cho nhau những
gì nồng nàn và yêu thương nhất, nhưng yêu cũng gắn liền với nỗi khổ đau khi người ta
phụ tình hoặc thờ ơ, chẳng biết. Nếu hạnh phúc là một điều kì diệu, đưa con người ta
đạt đến sự thăng hoa trong cuộc sống thì nỗi đau lại chính là con dao vô hình có thể
giết chết một tâm hồn, làm ta sống trong đau khổ dằn vặt, có thể làm hỏng cả một đời
người. Tagore đã miêu tả những nỗi đau đó trong thơ của mình. Đó là nỗi đau của sự
chia ly tan vỡ, của người thất tình, kẻ phụ tình. Ông miêu tả rất thành công diễn biến

tâm lí nhân vật khi yêu mà lại bị bỏ rơi:
Em đã bỏ anh và theo đuổi con đường của em
Anh nghĩ rằng anh sẽ chết khổ vì em.
Và sẽ đặt hình ảnh cô đơn của em vào tim anh bọc trong
những câu hát bằng vàng.
(Bài số 46 - Người làm vườn)
Tình yêu đâu chỉ là hạnh phúc mãi mãi mà còn có nỗi khổ đau của những giận
hờn, chia li, tan vỡ. Trong khổ đau người tình có lúc nghĩ rằng sẽ chết đi trong sự cô
đơn, nhung nhớ. Để rồi khi người yêu ra đi chàng trai chôn chặt mối tình này cùng
hình ảnh của người con gái ấy vào sâu thẳm trái tim, thầm hi vọng rằng sẽ có một ngày
em sẽ quay về bên anh, nhưng tất cả đã không thể chiến thắng được sự nghiệt ngã của
17


thời gian:
Nhưng than ôi, số phận hẩm hiu và thời gian ngắn ngủi,
Tuổi trẻ mỗi năm một tàn
Ngày xuân không bền bỉ.
Những đóa hoa mảnh mai cũng dễ dàng rơi rụng.
Và kẻ khôn ngoan vẫn bảo anh rằng,
Cuộc đời chỉ là một giọt sương trên chiếc lá sen,
Anh có nên bỏ qua tất cả những điều này.
Để ngóng theo con người đã quay lưng lại với anh chăng.
(Bài số 46 - Người làm vườn)
Chàng trai đợi chờ cô gái suốt bao năm tháng, ngóng trông cô sẽ quay trở về
nhưng rồi chàng nhận ra, đời người thì ngắn ngủi, tuổi xuân sẽ nhanh chóng ra đi, trái
tim anh cũng sẽ mong manh, chết dần vô ích. Cuộc đời của chàng trai được so sánh
giống như giọt sương trên lá sen, nhỏ bé, mong manh, không có gì là vững chắc cả.
Thế nên anh sẽ mãi chờ đợi em nhưng liệu em có hiểu thấu cho tấm lòng chân thành
của anh dành cho em, hay em sẽ mãi để trái tim anh chờ đợi trong mỏi mòn, heo úa?

Tagore là người am hiểu tâm lí con người rất sâu sắc. Khi miêu tả tình yêu tan
vỡ ngòi bút của ông rất tinh tế, chân thực, chỉ với những câu từ ngắn ngủi mà ông đã
làm toát lên được tâm tư của người đang yêu với những cảm xúc vừa hoài nghi, vừa hi
vọng lại vừa thất vọng, vừa chờ mong, tất cả chúng đang xen lẫn nhau, hòa trộn vào
nhau tạo nên một bức tranh tâm trạng khó tả của người đang yêu.
Nỗi đau khổ, đắng cay hiện lên khi tình yêu mất:
Ôi, cuộc đời,
Ta đã hái một cành hoa của người.
Ta ôm cành hoa vào trái tim ta,
Và đã bị gai đâm.
Khi ánh ngày đã nhạt và trời đã tối đen,
thì hoa cũng héo.
nhưng nỗi đau còn ở lại.
(Bài số 57 - Người làm vườn)
Khi yêu con người muốn dâng trọn tất cả tình cảm cho người mình yêu, muốn
ôm trọn tình yêu vào lòng mình như người tình muốn ôm cánh hoa tươi thắm vào trái
18


tim. Ở đây bông hoa tượng trưng cho tình yêu; hoa héo, hoa tàn như tình yêu đã mất,
nhưng nỗi đau khi tình yêu mất vẫn còn lại, vẫn ám ảnh trong tâm trí, khó lòng xóa đi
được. Tình yêu đã ra đi nhưng nỗi đau vẫn còn đọng lại, như một vết sẹo khó phai mờ,
nó sẽ mãi tồn tại theo ta đến hết cuộc đời này.
Khi tình yêu tan vỡ họ xa nhau mãi mãi, mỗi người lại chọn cho mình một con
đường đi riêng:
Khi lời nói của em đã dứt,
Chúng ta sẽ ngồi lặng yên.
Chỉ có hàng cây thì thào trong bóng tối.
Đêm nhạt dần. Ngày sắp hửng lên.
Chúng ta sẽ nhìn vào mắt nhau

Rồi lại tiếp tục đi trên những con đường khác biệt.
(Bài số 29 - Người làm vườn)
Cảnh vật trong đêm tối như đang đồng cảm với nỗi đau chia lìa của đôi tình
nhân. Đêm tối, sao đã lặn, chỉ có làn mây mịt mù đang trôi lững lờ trên bầu trời sâu
thẳm, làn gió cứ như đang xì xào than thở cho mối tình sắp phải chia li. Tất cả đều nhẹ
nhàng, im ắng, tĩnh mịch như muốn để cho họ ngồi cạnh nhau nốt đêm nay rồi ngày
mai khi ánh bình lên cũng đến lúc mỗi người sẽ bước đi theo những con đường riêng
mà họ đã chọn, một con đường không có hình bóng của nhau.
Người ta bảo rằng, mỗi lần vấp ngã sẽ làm cho con người ta trưởng thành hơn,
phải chăng trong tình yêu cũng như vậy, nỗi đau trong thơ tình của Tagore làm động
lực thúc đẩy cho con người ta biết đứng dậy sau những những vấp ngã không may của
cuộc đời:
Thật anh dũng thay
Khi dám ôm ấp nỗi buồn đau
Và quyết định không cần an ủi.
(Bài số 46 - Người làm vườn)
Nỗi đau đâu phải lúc nào cũng làm cho con người ta buồn chán, tiều tụy mà có
khi nỗi đau lại chính là liều thuốc tốt nhất giúp cho họ lấy lại tinh thần, nhìn thẳng vào
vấn đề, lạc quan, yêu đời hơn. Với Tagore, một người khi gặp nỗi đau không hề bi lụy
hay yếu đuối mà biết đứng lên đối đầu với sự thật và không cần ai an ủi, đó mới là
người anh dũng thực sự.
19


Với tư cách là một nhà văn cùng thế hệ, Puskin dường như cũng cùng mang
chung một tâm trạng với Tagore:
Cô gái hay ghen khóc sụt sùi
Trách chàng trai trẻ mãi không nguôi
Ngả xuống vai cô…, chàng thiếp ngủ
Quên hờn, ru giấc ngủ, cô cười,…

(Cô gái hay ghen khóc sụt sùi…- Puskin)
Puskin khắc họa cô gái trong bài thơ là một cô gái hay nũng nịu, dễ thương
những giọt nước mắt của người phụ nữ đang yêu là những giọt nước mắt ngọt ngào tha
thiết mà chàng trai trẻ phải vun đắp nó bằng sự dỗ dành, êm dịu. Có lẽ cơn ghen của
cô gái chỉ là vô cớ, nên khi chàng trai ngủ thiếp đi thì tình yêu trong cô lại dạt dào, mọi
sự hờn dỗi trong lòng cô dường như tan biến, trong ánh mắt của cô chỉ còn lại sự dịu
dàng. Những giọt nước mắt của cô hóa thành nụ cười, cảm xúc hờn dỗi, ghen tuông đã
nhường chỗ cho tình yêu, cho hạnh phúc.
Trong thơ Tagore nỗi đau được thể hiện khá nhiều trong các bài thơ, mỗi bài
thơ là một nỗi đau riêng mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Tình yêu chân thành
của một người biết yêu thương thật sự đã thể hiện tính nhân văn cao đẹp. Chỉ có người
thực sự yêu mới cảm nhận và viết được những trang thơ sâu sắc, tác động đến lòng
người như vậy.
Các cung bậc cảm xúc tình yêu trong thơ tình của Tagore muôn màu muôn vẻ,
nhưng những điều ông nói đến đều gần gũi, nếu ai trong chúng ta đã yêu, đang yêu thì
tất yếu sẽ gặp những cung bậc cảm xúc, tâm trạng đó khi yêu. Bởi những cảm xúc đó
chỉ xuất hiện trong một tình yêu đích thực và đúng nghĩa. Những bài thơ tình của
Tagore đã hội tụ đầy đủ vẻ đẹp và tình cảm của nhân vật trữ tình, đó là sự kết hợp đặc
biệt của cảm xúc và lí trí tạo nên một quan niệm nhân văn về tình yêu. Ông ca ngợi
tình yêu thương cao cả giữa con người một cách chân thành, cao thượng. Tình yêu đó
được chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng và giàu khả năng gợi cảm. Đây
cũng chính là một trong những thành công nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của
Tagore.
1.2.2. Thể hiện tính triết lí sâu sắc về tình yêu
Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp, là ngọn đèn thắp sáng những
đêm khuya, là một tia nắng sau những ngày giông bão, đưa con người ta thoát khỏi sự
20



×