TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
MAI THỊ THÚY VÂN
MSSV: 6116165
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP THƠ TRĂNG NON
CỦA RABINDRANATH TAGORE
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn
Cán bộ hướng dẫn: TRẦN VŨ THỊ GIANG LAM
Cần Thơ, 2014
1
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
2.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.
Mục đích nghiên cứu
4.
Phạm vi nghiên cứu
5.
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1
Tình hình đất nước Ấn Độ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.2.
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của R.Tagore
1.2.1.
Cuộc đời của tác giả R.Tagore.
1.2.2.
Sự nghiệp sáng tác của R.Tagore
1.3
Vài nét về tập thơ Trăng non
1.3.1.
Hoàn cảnh ra đời tập thơ Trăng non
1.3.2.
Giới thiệu sơ lược về tập thơ Trăng non
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TẬP THƠ TRĂNG NON
CỦA R.TAGOGE
2.1. Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của trẻ em
2.1.1.
Sự hồn nhiên, vô tư và trong sáng
2.1.2.
Trí tưởng tượng vô cùng phong phú
2.2. Lòng yêu thương trẻ sâu sắc và chân thành
2.2.1.
Lòng vị tha khoan dung của người lớn
2.2.2.
Tinh thần giáo dục cho trẻ em
2.3.
Tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.
2.4. Những ước mơ chân thật và giản dị của trẻ em
2
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TẬP THƠ TRĂNG NON
CỦA R.TAGORE
3.1. Nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
3.2. Nghệ thuật biểu hiện tâm lý trẻ thơ
3.3. Xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang tính tượng trưng
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
3
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, phía Bắc có dãy Himalaya hùng vĩ, phía
Nam được bao quanh bởi con sông Ấn, sông Hằng hiền hòa. Bên cạnh những tài
nguyên thiên nhiên có trữ lượng phong phú, Ấn Độ còn có một nền văn hóa phát
triển và từ lâu nơi đây được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong một lần đến thăm đất nước Ấn Độ đã cảm nhận: “Khi đến đất nước
Ấn Độ vĩ đại, chúng tôi rất cảm động và sung sướng được đến quê hương của một
trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Văn hóa, triết học và nghệ thuật
của nước Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người.
Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hòa bình và bác ái. Liên
tiếp trong nhiều thế kỉ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật, khoa học Ấn Độ đã lan khắp
thế giới” [18, tr. 3]. Chính vì thế, văn hóa Ấn Độ đã mang đến những triết lí và giá
trị nhân văn thật sâu sắc cho nhân loại. Những thành tựu về văn hóa – nghệ thuật
được xem là bước ngoặt lớn trong sáng tác văn học Ấn Độ và thúc đẩy quá trình
giao thoa văn học Việt Nam. Vì vậy, việc học tập nghiên cứu thơ ca Ấn Độ đã góp
phần phổ biến văn hóa Ấn Độ vào Việt Nam.
Đến với văn học Ấn Độ, ngoài thành công lớn thời văn học cổ đại với sử thi
Ramayana và Mahabarata, đến thời văn học hiện đại còn có sự đóng góp của nhiều
nhà văn, nhà thơ mà tiêu biểu là Rabindranath Tagore. Ông là một người đa tài, hoạt
động trên nhiều lĩnh vực: thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, hội họa, âm nhạc, kiến
trúc… Hầu như sáng tác nào của ông cũng mang tầm triết lý, đầy chất hiện thực về
4
cuộc sống và số phận con người. Những sáng tác của ông có mức độ lắng sâu và
tinh thần nhân văn cao cả được lưu truyền về sau.
Đại thi hào R.Tagore nhà thơ lớn của thế kỷ XX nổi tiếng trên thế giới. Thơ
ông phong phú với nhiều đề tài sáng tác chẳng hạn: thơ tình, thơ viết về phụ nữ,
đặc biệt là thơ viết về trẻ em. Tập thơ Trăng non là tập thơ tiêu biểu viết về trẻ em
của R.Tagore. Tập thơ với nhan đề Sisu viết bằng tiếng Ấn, The Crescent Moon
viết bằng tiếng Anh và Trăng non được dịch sang tiếng Việt. Đây là tập thơ khá
hay và đặc sắc, qua mỗi bài thơ độc giả cảm nhận được tình yêu thương dành cho
trẻ em một cách chân thật và trọn vẹn.
Có thể thấy, trẻ em là thế hệ tươi đẹp mà chất chứa bao tấm lòng yêu thương
của người lớn dành cho lứa tuổi tuyệt vời, cần chăm sóc này. Tình cảm yêu thương
dành cho trẻ luôn chân thành mà mỗi chúng ta có thể cảm nhận bằng cả trái tim.
Hình ảnh trẻ em trong tập thơ Trăng non được R.Tagore khắc họa thật đậm nét qua
từng chi tiết, nên để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Thông qua những
trang viết về trẻ em, tác giả R.Tagore đã dành hết tình yêu thương và tấm lòng chân
thật của mình để gửi gắm niềm tin cuộc sống đến các em.
Tập thơ ra đời thu hút đông đảo độc giả không chỉ ở phương diện nội dung
mà còn ở nghệ thuật. Tập thơ không những thể hiện tình yêu cháy bỏng của
R.Tagore đến trẻ em, nếu suy nghĩ sâu hơn thì chúng ta sẽ thấy được hiện thực đen
tối của Ấn Độ lúc bấy giờ. Thế nên, khi đến với tập thơ Trăng non chúng ta sẽ
hiểu thêm về thiên nhiên, đất nước và con người cũng như những thông điệp mà
tác phẩm đã mang lại. Đồng thời, chúng ta sẽ thấy được những giá trị quan trọng
của tập thơ trong đời sống tinh thần của nhân dân Ấn Độ.
Trẻ em trong Trăng non được R.Tagore thể hiện rõ nét nhất, nên chúng tôi
chọn tập thơ này cho việc nghiên cứu về thơ trẻ em của tác giả. Mặc khác, việc
nghiên cứu về tập thơ Trăng non có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chưa đi sâu
vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tập thơ sâu sắc. Bên cạnh đó, bằng niềm
say mê văn chương của R.Tagore nên chúng tôi đến với tập thơ như một sự khám
phá. Đó là những lí do để chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đặc điểm nội dung và
nghệ thuật trong tập thơ Trăng non của Rabindranath Tagore” để làm rõ.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
5
Là một thiên tài trong nền văn chương châu Á - một trong những đại thi hào
lớn của đất nước Ấn Độ, cuộc đời sáng tác của R.Tagore luôn gắn liền với vận
mệnh Ấn Độ với lí tưởng giải phóng con người và đất nước. Thời gian đã đi xa
nhưng ông vẫn được giới nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự
nghiệp sáng tác, mà thơ ca là thành tựu xuất sắc của ông. Trăng non - tập thơ viết
về trẻ em của R.Tagore đã có một số công trình nghiên cứu:
Lê Từ Hiển trong bài viết Nguyên sơ một ánh trăng non đã chỉ ra ba điểm
mới khi nói về tập thơ Trăng non. Đầu tiên, theo Lê Từ Hiển tập thơ viết ra để dành
cho tuổi “vầng trăng non” ; thứ hai trẻ em trong tập thơ là món quà vô giá mà tạo
hóa đã ban tặng cho bậc làm cha, làm mẹ và trẻ cần được yêu thương; thứ ba theo
ông thế giới trong tập thơ là thế giới lấp lánh sắc màu, mang nhiều hàng hóa kỳ diệu
có khát vọng về tương lai. Khi nói về tập thơ Trăng non ông đã nhận định: “Đó là
một thế giới thơ ngây được kể bằng giọng trẻ thơ mà ngân vang bao điều về vũ trụ,
nhân sinh, tình mẹ con muôn đời… Dệt nên bởi những hình tượng tuyệt vời và tấm
lòng nhân hậu bao la” [23]. Theo nhận định trên, Lê Từ Hiển ca ngợi những vần
thơ thật ý nghĩa trong Trăng non của R.Tagore nó thể hiện tâm lý trẻ thơ và quy
luật cuộc sống về tình yêu thương, tình mẫu tử.
Cao Huy Đỉnh trong bài viết Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ
Tagor đã phần nào thể hiện thơ R.Tagore mang tinh thần nhân đạo với nhiều mảng
đề tài khác nhau: thơ lao động, thơ ca ngợi tình yêu đôi lứa, người phụ nữ và đặc
biệt là thơ viết về trẻ em. Tác giả khi nhắc về tập thơ dành cho trẻ em thì ông nhận
xét rất chân thật: “Đó là những bài thơ hết sức hồn nhiên trong sáng, những bức
tranh mĩ lệ về tâm lí nhi đồng. Đó còn là triết lý của Tagor về con người. Lòng yêu
con trẻ, tinh thần nhân đạo, trí tưởng tượng vô cùng phong phú của Tagor đã khám
phá cả một thế giới toàn thiện, toàn mỹ, một thế giới thần tiên và nghệ sĩ trong tâm
hồn em bé” [3]. Theo như dịch giả chính tâm hồn thánh thiện, trong sáng của trẻ em
đã được R.Tagore khắc họa đậm nét bằng vẻ hồn nhiên mà vô cùng chân thật. Đồng
thời, Cao Huy Đỉnh còn ca ngợi những bài thơ đã thể hiện sâu sắc triết lí về cuộc
đời, về số phận con người trên nhiều phương diện khác nhau tạo nên bức tranh tâm
lý nhi đồng thật đặc sắc. Ông ca ngợi tài khám phá ra thế giới thần tiên trong tâm
hồn trẻ thơ của R.Tagore.
6
Thêm vào đó, Nguyễn Thị Bích Thúy với bài Chất trí tuệ - Điểm sáng thẩm
mĩ trong thơ R.Tagore đã có một khám phá tinh tế về thơ R.Tagore. Trong bài viết
này, Nguyễn Thị Bích Thúy đã nhận thấy sự nghiệp thơ ca của R.Tagore luôn
phong phú, có giá trị và chất trí tuệ trong thơ của ông mang tầm vóc lớn. Theo bài
viết, tác giả đã cho thấy 52 tập thơ của R.Tagore được thể hiện ở ba phương diện
nội dung lớn đó là: thơ triết luận, thơ về tình yêu, và thơ viết về trẻ em. Tất cả
những nội dung mang nhiều màu sắc khác nhau nhưng đều thể hiện một tinh thần
nhân văn cao cả và chân thật của người nghệ sĩ. Khi nói về tập thơ Trăng non trong
bài viết này tác giả từng nhận định: “Với Trăng non (The crescent moon -1915),
gồm 40 bài thơ viết về trẻ em thơ Tagore được coi là V.Hugo của Ấn Độ. Tình
thương, tấm lòng trìu mến, nâng niu của ông đối với trẻ em thấm đẫm trong từng
chữ, từng câu” [14]. Nhận xét của Nguyễn Thị Bích Thúy đã khám phá ra điểm
sáng mới cho thơ trẻ em của R.Tagore. Chính tấm lòng yêu thương trìu mến trẻ
được thể qua từng trang viết nên ông xứng đáng được xem là V.Hugo của Ấn Độ.
Lưu Đức Trung khi nghiên cứu về thơ ca Ấn Độ ông đã nhận định về tập thơ
Trăng non của R.Tagore: “Tagore muốn đem tâm hồn trong sáng, bản chất Chân –
Thiện – Mĩ đang tồn tại trong trẻ thơ đối lập với bản chất xấu xa, đê tiện đáng
khinh của xã hội quyền lực chi phối” [19, tr. 158]. Nhận xét trên của Lưu Đức
Trung cho thấy tập thơ Trăng non đã thể hiện tư tưởng của một nhà thơ nhân đạo
được biểu hiện dưới ngòi bút của tác giả và trẻ em chính là hình tượng để thể hiện
tư tưởng đó. Ông nhấn mạnh đến thủ pháp đối lập, tương phản trong Trăng non
điều đó mang tính nghệ thuật cao khi R.Tagore sử dụng trong tập thơ.
Trong quyển Tagore, văn và đời Đỗ Thu Hà cũng khẳng định sự nghiệp của
R.Tagore phong phú và đồ sộ. Đến với Trăng non thì Đỗ Thu Hà nhận xét khái
quát về nội dung và nghệ thuật của tập thơ: “Tagore đã viết những bài thơ để trả lời
và lí giải cho các em với những lời thơ thật dịu dàng, thơ mộng và tràn đầy tình yêu
thương, trong đó ông sử dụng một bút pháp đặc biệt. Ông là người kết hợp một
cách nhuần nhuyễn giữa hiện thực và huyền ảo: để thể hiện hiện thực Tagore đã
dùng những huyền thoại, những viền giát xung quanh hiện thực của cuộc sống đem
lại cho nó một chiều sâu có tầm vũ trụ” [6, tr. 73]. Đây là một nhận xét khá đầy đủ
về nội dung cũng như nghệ thuật trong tập thơ Trăng non của R.Tagore. Theo Đỗ
7
Thu Hà, những bài thơ mang sự thơ mộng, dịu dàng và tràn ngập tình thương yêu đã
được R.Tagore khắc họa đậm nét để trả lời cùng với trẻ thơ. Thêm vào đó, nhận xét
về nghệ thuật mượn hình ảnh ảo để nói đến hiện thực là một sự sáng tạo độc đáo
của tác giả. Đỗ Thu Hà đã cho thấy sự am hiểu tâm lí trẻ em của R.Tagore, ông
muốn mang tâm hồn tốt đẹp của trẻ em vào hiện thực đời sống xã hội để hướng
thiện cái xấu.
Đào Xuân Quý ở quyển Thơ Tagor thì ông đã khen ngợi về tài của R.Tagore
trong việc sử dụng ngôn ngữ vô cùng phong phú trong Trăng non. Theo đó, ông
nhận định: “Thơ về trẻ em của Tagor trong sáng, hồn nhiên và chân thực. Ông tỏ ra
am hiểu được tâm hồn của các em và để tả một cái thế giới trẻ thơ này, Tagor đã
dùng ngôn ngữ thích hợp vô cùng phong phú” [12, tr. 27]. Theo Đào Xuân Quý
những hình ảnh trong sáng, ngôn ngữ phù hợp và vô cùng phong phú đã cho thấy
R.Tagore rất am hiểu tâm lý trẻ em một cách chân thật. Trong cảm nhận của dịch
giả, Trăng non được xây dựng bằng những hình ảnh trong sáng và những câu
chuyện kể rất phù hợp với trẻ thơ. Bởi thế, chính ngôn ngữ thích hợp đó đã làm nên
thành công cho tập thơ Trăng non của R.Tagore một cách trọn vẹn và ý nghĩa.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu về tập thơ Trăng non còn được khai
thác ở phương diện khác chẳng hạn đề tài Thế giới trẻ thơ trong Trăng non trong
luận văn Thạc sĩ của mình Nguyễn An Thụy có viết: “Những bài thơ trong Trăng
non không phải là những triết lí, những mệnh đề khô cứng bởi tính chất giáo dục
của nó. Bốn mươi bài thơ trong Trăng non là những câu chuyện nhẹ nhàng về lòng
can đảm, sự chân thật và đức hiếu thảo ở mỗi con người” [15, tr. 15]. Công trình
nghiên cứu này, tác giả ca ngợi về phương pháp giáo dục đúng đắn cho trẻ em của
R.Tagore. Theo tác giả, bốn mươi bài thơ trong Trăng non được xây dựng bằng
những câu chuyện nhẹ nhàng mà chân thật. Nguyễn An Thụy đã đồng tình khi
R.Tagore sử dụng những hình ảnh và câu chuyện mang ý nghĩa về những đức tính
quý báo của con người để mang đến việc giáo dục cho trẻ bằng tình thương. Nhận
định về tập thơ Trăng non thì tác giả bài viết đã phản ánh đúng khía cạnh những
kinh nghiệm trong giáo dục trẻ em
Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy sự nghiệp thơ ca
của R.Tagore luôn phong phú và đa dạng. Những ý kiến, những nhận định cho thấy
8
việc nghiên cứu về tập thơ Trăng non của R.Tagore được một số nhà nghiên cứu
đưa ra bàn luận và đánh giá chân thật. Chúng tôi trân trọng những ý kiến và nhận
định về các công trình nghiên cứu tập thơ. Bởi những ý kiến của các nhà nghiên cứu
về tập thơ là cở sở cho chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, chúng
tôi nhận thấy hầu như các công trình này vẫn chưa đi sâu vào nội dung và nghệ
thuật của tập thơ sâu sắc. Thế nên, trên cở sở kế thừa từ những công trình đi trước
chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của tập thơ rõ hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua luận văn này, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm nội dung và
nghệ thuật tập thơ Trăng non và những giá trị mà tập thơ vốn có. Qua đề tài biết
thêm về tài năng thơ ca mà tiêu biểu là mảng thơ dành riêng cho thiếu nhi của
R.Tagore một nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ. Thêm vào đó, chúng tôi cũng muốn hiểu
thêm về phong cách nghệ thuật của R.Tagore trong việc đóng góp những tác phẩm
đặc sắc vào nền văn chương Ấn Độ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong
tập thơ Trăng non của Rabindranath Tagore”, chúng tôi tập trung khảo sát vào
tập thơ Trăng non (gồm 40 bài) do nhiều dịch giả mà tiêu biểu có sự đóng góp của
Lưu Đức Trung, Đào Xuân Quý, Cao Huy Đỉnh, Phạm Hồng Nhung và Phạm Bích
Thủy dịch. Tất cả những bài thơ được in trọn vẹn trong quyển R.Tagore tuyển tập
tác phẩm tập 2 [20]. Chúng tôi sẽ dựa vào bản dịch trong quyển này để tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật của tập thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong
tập thơ Trăng non của Rabindranath Tagore” chúng tôi đã sử dụng một số
phương pháp thích hợp:
Phương pháp khảo sát văn bản: để khảo sát các bài thơ có trong tập thơ
Trăng non mà tác giả đã thể hiện.
9
Phương pháp xã hội học: sử dụng phương pháp này nhằm thể hiện tình
hình đất nước Ấn Độ có tác động đối với con người cũng như quá trình sáng tác của
tác giả.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này được xem là một
phương pháp quan trọng của việc nghiên cứu đề tài. Để làm sáng tỏ các luận điểm
chúng tôi sẽ đi vào phân tích những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ. Thông qua việc
phân tích những bài thơ từ nội dung đến nghệ thuật, rồi tổng hợp các phần sẽ giúp
cho chúng tôi thấy được cái hay, cái đẹp và cuối cùng khẳng định lại được vấn đề
nghiên cứu.
Phương pháp so sánh- đối chiếu: từ việc cảm nhận về vấn đề chính của tập
thơ rồi đối chiếu so sánh với các bài thơ khác trong tập thơ Trăng non hoặc nhiều
bài thơ trong các tập thơ khác, hay các bài thơ viết về trẻ em có liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Qua việc so sánh sẽ thấy được khả năng sáng tạo và nét độc đáo riêng
của R.Tagore trong việc viết thơ dành cho thiếu nhi.
Ngoài sử dụng các phương pháp đã nêu trên người viết còn sử dụng thêm
một số thao tác khác như: bình luận và thu thập những tài liệu có liên quan để làm
sáng tỏ vấn đề nêu ra trong quá trình nghiên cứu. Thiết nghĩ, những điều đó sẽ
mang lại hiệu quả và đảm bảo yêu cầu đặt ra cho đề tài nghiên cứu này.
10
PHẦN NỘI DUNG
11
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tình hình đất nước Ấn Độ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Đất nước Ấn Độ nơi có bang Bengal giàu đẹp, đã sản sinh ra nhiều thiên tài
cho đất nước và nhân dân. Vùng đất Bengal là nơi có nền văn học phát triển rất sớm
và truyền thống nhân đạo từ lâu đời; và nơi đây cũng là mảnh đất kiên cường trong
các cuộc đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt.
Từ thế kỉ XIX, Ấn Độ rơi vào khổ cực khi bị đặt ách thống trị của thực dân
Anh. Do những chính sách khắc nghiệt nên những phong trào cải cách cách tôn
giáo, văn hóa, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ và sôi
nổi. Ngôn ngữ, văn học cũng tiến bộ, làm bước tiến cho các thể loại khác ở Ấn Độ
phát triển. Cũng trong giai đoạn quan trọng của đất nước nhiều thiên tài xuất sắc
trên nhiều lĩnh vực đã xuất hiện ở thế kỉ XIX như: Devendranath, Ramohan Roi,
MơdơhuXudan, Bakim Chândơ và đặc biệt là thiên tài trẻ Rabindranath Tagore, một
đại diện tiêu biểu cho tinh thần nhân đạo trong văn học hiện đại Ấn Độ. Thiên tài
R.Tagore sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước Ấn Độ đang trong giai đoạn
đấu tranh mạnh mẽ. Các phong trào chống thực dân Anh và văn học hiện đại cũng
bước vào giai đoạn phát triển. Vì thế, ngay từ khi sinh ra R.Tagore đã có một tình
thần yêu nước mãnh liệt.
Một số tầng lớp tri thức Ấn Độ, những nghệ sĩ xuất thân từ tiểu tư sản tiến bộ
phương Tây, đã thấm nhuần sâu sắc nền văn học dân gian cổ điển Ấn Độ. Thế nên,
tất cả họ - những người tri thức Bengal đều tham gia tích cực các phong trào đấu
tranh của dân tộc và đặt vấn đề cứu sống con người và đất nước lên hàng đầu. Về
12
sau, những thủ đoạn cũng như âm mưu xâm lược, đặt ách thống trị của thực dân
Anh đã bị nhận ra. Họ muốn cải cách đất nước Ấn Độ, muốn đem văn hóa phương
Tây hòa lẫn với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc nước Ấn một cách không
tổ chức. Do vậy, các tầng lớp này họ thay mặt cho nhân dân, họ đại diện cho những
người tri thức yêu nước đứng lên cùng nhau thống nhất thành lập ra Hội
Bơrắcmôxơdơ (1828). Hội này là một tổ chức cải cách văn hóa, tôn giáo, nhằm thực
hiện mục tiêu biến văn hóa thành phương tiện để giải phóng đất nước thoát khỏi ách
thống trị từ tay thực dân. Thế nhưng, trong quá trình tiến hành có nhiều ý kiến và
nhiều giải pháp mâu thuẫn, trái ngược nhau hoàn toàn. Có những người chạy theo
nền văn hóa Tây phương một cách mù quáng, “hãnh tiến” và tỏ thái độ coi thường
nền văn hóa dân tộc; ngược lại trong Hội lại có một số người “bảo thủ” loại bỏ văn
hóa ngoại, làm theo tất cả những gì gọi là Hindu xa xưa mà không còn thích hợp
trong giai đoạn này nữa. Ban đầu Rabindranth Tagore ở trong Hội này, đến khi Hội
tan rã ông vẫn giữ nguyên lập trường của riêng mình. Sự đấu tranh dung hòa giữa
cái cũ và mới, được một người trẻ tuổi như R.Tagore với tư tưởng tiến bộ phát triển,
để phù hợp cho dân tộc. Các tư tưởng tiến bộ được ông đưa vào những trang viết
một cách sâu sắc và đầy cảm xúc.
Ở Ấn Độ, phong trào khởi nghĩa giành độc lập tự do của nhân dân liên tiếp
bùng nổ và lan rộng nhiều nơi từ khi đặt dưới ách thống trị của thực dân Anh. Thế
nên, văn học yêu nước cũng hòa mình vào các phong trào của dân tộc. Phong trào
được xem là ngọn đuốc cho nhiều khuynh hướng yêu nước và cải cách văn học của
tầng lớp nghệ sĩ yêu nước tiếp theo, đó là phong trào Brahma Samaj chủ trương cải
cách xã hội và tôn giáo do Ramohan Roi sáng lập (1774 – 1883). Cũng vì thế,
những cuộc đấu tranh cải cách xã hội trên đất nước Ấn Độ ngày càng mạnh mẽ
quyết liệt; đặc biệt là cuộc khởi nghĩa năm 1857 – 1859 với sự đấu tranh bất khuất
của thi sĩ Ghalip và nhiều nghệ sĩ tham gia… Tuy cuộc khởi nghĩa không thành
công nhưng đã đánh dấu cho sự sụp đổ của một triều đại phong kiến đổ nát, khơi
gợi lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết trong nhân dân Ấn Độ vào những năm cuối
thế kỉ XIX.
Đất nước Ấn Độ dù bị thực dân Anh kìm hãm, kém phát triển nhưng nền văn
học tiến bộ của tầng lớp tri thức yêu nước và nhân dân lao động vẫn phát triển mạnh
13
mẽ. Nhiều tác phẩm văn học ra đời trong giai đoạn lịch sử quan trọng, đã làm động
lực để nhân dân đứng lên chống thực dân Anh giành lại độc lập mạnh mẽ.
Lịch sử đã bước sang một giai đoạn mới, đầu thế kỉ XX, cùng với các phong
trào đấu tranh chống thực dân Anh (1905) thì tác giả R.Tagore cũng xuống đường
biểu tình với phong trào đó. Ngoài ra, ông còn tham gia ủng hộ phong trào đấu
tranh chính trị ủng hộ phong trào cách mạng do TiLắc cầm đầu (1908) và tham gia
diễn thuyết ủng hộ phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên Ấn Độ (1910).
Văn học trong giai đoạn này đã bước vào một giai đoạn đấu tranh giành độc lập và
tự chủ. Lúc bấy giờ, tinh thần yêu nước trong thơ ca đã truyền đến hàng triệu con
tim yêu nước Ấn Độ, bởi trong thơ văn của R.Tagore luôn chất chứa tinh thần nhân
đạo rộng lớn, giúp con người tìm đến ánh sáng và niềm tin vào cuộc đời.
Những năm cao trào của thế kỷ XX, Ấn Độ dấy mạnh lên phong trào phục
hưng. Thơ ca của R.Tagore được xem là ngọn đuốc cháy sáng rừng rực trong các
phong trào chống thực dân Anh. Những bài thơ, bản nhạc của ông sáng tác cho
quần chúng nhân dân trong cả nước hát vang lên khắp Ấn Độ, trong các buổi mít
tinh, biểu tình, chính trị lớn của đất nước. Những bài thơ yêu nước đã thể hiện tinh
thần nhân đạo của ông. Các sáng tác diễn ra trong các phong trào chính trị chống
thực dân Anh từ năm 1990 về sau đã được xuất bản: Xoa đê xi, Bau lơ, Sisu…
những bài thơ này khác hẳn với giai đoạn trước vì đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu
và cũng thể hiện tư tưởng của nhà thơ.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, bản chất độc ác của chủ nghĩa đế
quốc bị nhân dân vạch trần. Vì thế, tất cả nhân dân từ trên xuống dưới nước Ấn
tham gia chống lại thực dân Anh và bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc. Các
phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ và thu hút quần chúng hưởng ứng
tham gia nhằm kêu gọi hòa bình chống chiến tranh bảo vệ đất nước.
Năm 1919, ở Ấn Độ một làn sóng vô cùng mạnh mẽ diễn ra khắp đất nước
nhằm chống lại thực dân Anh, do chúng đã tiến hành một cuộc thảm sát tàn bạo với
phong trào nông dân Pen – giáp.
Dưới sự ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, các phong
trào yêu nước lan rộng khắp đất nước. Đặc biệt là phong trào yêu nước của Găng đi
14
vào khoảng năm 1920 - 1921, đã lôi cuốn nhiều người hoan nghênh cách mạng vô
sản Nga và kêu gọi đấu tranh chống đế quốc.
Năm 1941, vào những năm chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra được hai năm,
đất nước Ấn Độ cũng đang trải qua chiến tranh với những đọa đày của thực dân
Anh. Hàng triệu người lâm vào cảnh đói kém khắp vùng Bengal, bọn phát xít Nhật
lăm le vào bờ biển Ấn. Nhìn cảnh đất nước như thế, R.Tagore một người có tinh
thần nhân đạo càng thêm đau xót. Tuy nhiên nguồn sáng trong ông vẫn dồi dào
truyền hơi ấm mạnh mẽ cho đất nước, mong muốn thay đổi cho dân tộc mình một
cuộc sống tươi đẹp: “Tôi có một lòng tin mạnh mẽ vào nhân loại. Lòng tin đó cũng
như mặt trời, chỉ có thể bị mây che chứ không bao giờ tắt” [16, tr. 31]. Điều đáng
kính và cũng làm chúng ta trân trọng R.Tagore là tình cảm vĩ đại của ông đối với
đất nước và con người Ấn Độ, là lòng khao khát của ông muốn cho đất nước và
nhân dân được tự do.
Trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn đấu tranh mạnh mẽ với các
phong trào chống thực dân Anh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, R.Tagore là
người chứng kiến hai cuộc chiến tranh lớn của thế giới và Ấn Độ. Đất nước Ấn Độ
cũng là một trong những nạn nhân của hai cuộc chiến tranh vô cùng thảm hại đó.
Thực dân Anh đã vơ vét sức người, sức của, gây ra bao nhiêu nỗi đau thương cũng
như tội ác thảm hại cho đất nước và nhân dân Ấn Độ. R.Tagore tuy không phải là
người tham gia trực tiếp vào các phong trào chính trị của đất nước, cũng không phải
là nhà văn hiện thực thuần túy nhưng ông đã góp phần vào tiếng nói hòa bình của
nhân loại và đấu tranh chống đế quốc mạnh mẽ, sâu sắc. R.Tagore một con người
với khát vọng hòa bình, tinh thần chống đế quốc được ông đưa vào trang viết của
mình và đó cũng là tiếng nói nhân đạo của nhân dân và thế giới. Chính vì thế, các
bài thơ được xem là tinh thần đoàn kết, đấu tranh giành độc lập của một đất nước có
khát vọng hòa bình như đất nước Ấn Độ.
1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của R.Tagore
1.2.1 Cuộc đời của tác giả R.Tagore
Rabindranath Tagore (1861 – 1941) là một nghệ sĩ đa tài trên tất cả các lĩnh
vực, nhà văn hóa lỗi lạc của Ấn Độ và thế giới. Nhà thơ R.Tagore được sinh ra tại
Calcutta (Ấn Độ) đây là nơi có nhiều tầng lớp trí thức của đất nước. Ông là con thứ
15
14 (con út) trong đại gia đình tri thức giàu có và danh tiếng của vùng. Gia đình
R.Tagore thuộc đẳng cấp quý tộc Bàlamôn – một đẳng cấp cao quý của Ấn Độ. Thế
nhưng, do không đồng tình với những chính sách không đúng đắn và chống thế lực
đen tối nên ông rời khỏi đẳng cấp để đi theo con đường tự do, tiến bộ hơn.
Cha ông - ông Đêvenđranát một điền chủ giỏi, đồng thời là một lãnh tụ của
phong trào cải cách đạo Hinđu của Ấn Độ vào cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, ông
còn là một nhà triết học, một nhà hoạt động xã hội lớn của vùng Bengal, các con
của ông đều thành công và cống hiến hết mình cho đất nước Ấn Độ trong đó có
thiên tài R.Tagore. Ông Đêvenđranát là một người cha hiểu được con cái và luôn
tôn trọng tự do của con cái. Ông luôn dạy con phải sống một cuộc sống giản dị, cần
cù, biết trao dồi sức khỏe, biết yêu văn hóa nghệ thuật, có một cuộc sống ý nghĩa và
cống hiến cho dân tộc.
Thuở nhỏ, nhà của R.Tagroe thường xuyên được các tầng lớp tri thức đến để
đàm luận, tổ chức hòa nhạc, diễn văn, diễn kịch, ngâm thơ và R.Tagore được cha
dẫn đi nhiều nơi…Vì thế, ngay khi còn nhỏ R.Tagore được hun đúc trong một môi
trường văn hóa đầy truyền thống và được dạy dỗ xuất sắc như thế. Cho nên, yếu tố
gia đình là động lực không nhỏ đến việc hình thành tư tưởng và triết lý về cuộc đời
để ông có những trang viết nhân đạo sau này.
R.Tagore vốn là một cậu bé thông minh, chăm chỉ, đa cảm với cuộc sống, khi
còn nhỏ đã trở thành “thần đồng” xuất sắc của vùng Bengal. R.Tagore lên 8 tuổi đã
biết làm thơ, viết văn giỏi nhất vùng và thơ của ông được đăng trên tờ nguyệt san
lấy nhan đề Bông hoa rừng. Đến năm 11 tuổi, ông đã dịch được kịch của
Shakespeare. Hơn thế nữa, năm 13 tuổi R.Tagore đã biết sáng tác nhạc, hội họa
cũng xuất sắc, và ông còn đọc được sách cổ của tiếng Phạn, tiếng Anh…
R.Tagore tự bản thân trao dồi học hỏi từ sách vở, người thân ngay từ nhỏ.
Bên cạnh đó, R.Tagore còn học hỏi thêm từ những người xung quanh, từ những
người lao động phụ việc ở nhà ông, mà khi đó ông gọi họ là “vương quốc những
người đầy tớ” một cách trân trọng và đầy yêu mến. Trong môi trường văn hóa này
họ đã kể cho R.Tagore nghe những câu chuyện cổ, những bản anh hùng xa xưa của
Ấn Độ. Những bản anh hùng ca đậm chất sử thi, trường ca Ramayana hoặc những
thứ đơn giản trong cuộc sống đều được ông khắc sâu. Ông được nghe hát những bài
16
dân ca đầy chất trữ tình về lòng yêu thương con người và cuộc sống từ lúc nhỏ. Có
thể thấy rằng, điều làm nên nhân cách cũng như thiên tài R.Tagore là được hun đúc
trong môi trường đầy truyền thống. Thế nên, R.Tagore cảm nhận được tình yêu
thương của mọi người nên ông luôn trân trọng tình cảm chân thành đó: “Bước đầu
của tôi đi vào văn học có nguồn gốc của nó trong những cuốn sách được lớp người
tôi tớ yêu thích và truyền tụng” [20, tr. 443]. Mặc dù, R.Tagore có thời gian học ở
trường rất ít phần lớn là sự học hỏi của ông nên ngay lúc nhỏ ông đã thể hiện tố
chất của người nghệ sĩ.
Năm 1877, R.Tagore được cha cho sang Anh học, tiếp nối ngành Luật như
các anh theo ước vọng của cha, nhưng trái lại ông không thích học. Thế nên, thay vì
học ngành Luật thì R.Tagore đã dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội và
tìm hiểu sáng tác văn học nhiều hơn. Bên cạnh đó, ông học hỏi nghiên cứu về nền
văn chương phương Tây một cách nghiêm túc. R.Tagore bằng niềm say mê văn
chương, nghệ thuật ngay từ nhỏ nên đã dành nhiều thời gian cho lĩnh vực mà ông
đam mê. Vì thế, R.Tagore đã gặt hái nhiều thành công trên con đường sáng tác,
cũng như thể hiện tài năng vốn có của mình.
Năm 1880, R.Tagore từ Anh trở về Ấn Độ, ngay khi trở về nước ông đã sáng
tác vở nhạc kịch đầu tiên. Bên cạnh đó, ông đã cho in tập truyện Thư của một
người đi du lịch châu Âu do hai người anh của ông trong tạp chí Barati sáng lập.
Thời gian sau, hai tập thơ Dạ khúc và Sự thức tỉnh nguồn cội lần lượt cho ra đời.
Cả hai tập thơ được R.Tagore viết bằng tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ của đất nước ông –
tiếng Bengal. Ban đầu, những tập thơ của ông trong thời kỳ đầu là sự kết hợp giữa
những đạo lý và cuộc sống thực tại. Do tác giả R.Tagore ít có những chuyến trải
nghiệm thực tế nên các sáng tác chưa thể hiện mối quan tâm lớn về chính trị, chưa
đi sâu đến những vấn đề chung của đất nước.
Nhà thơ R.Tagore có một tấm lòng đa cảm, yêu thương con người mặc dù
được xuất thân trong gia đình đại quý tộc nhưng ông không phân biệt đẳng cấp với
những người xung quanh. Năm 1883 ông kết hôn với con gái tá điền trong trang trại
của cha ông - vợ ông một cô nàng xinh đẹp Mrinalini Devi kém hơn ông mười tuổi.
17
Trong những năm từ năm 1902 đến năm 1907 tác giả R.Tagore đã gánh chịu
nỗi đau mất người thân to lớn. Lần lượt cha, vợ, con gái và con trai qua đời để lại
nỗi đau vô cùng chua xót đối với nhà thơ.
Năm 1915, R.Tagore được Vương quốc Anh phong tặng tước hiệu Hiệp sĩ
thuộc dòng quý tộc mà không phải ai cũng nhận được.
Năm 1919, thực dân Anh dùng những biện pháp bạo lực để đàn áp nông dân ở
Amritsar nên ông từ bỏ danh hiệu Hiệp sĩ để phản đối việc áp bức nhân dân, đất
nước mình.
Từ năm 1916 đến năm 1930, R.Tagore có dịp đi nhiều nơi trên thế giới, đến
đâu ông cũng học hỏi thêm từ nền văn hóa các nước và tiếp thu nền văn hóa tốt đẹp.
Bên cạnh đó, R.Tagore cũng giới thiệu nền văn hóa Ấn Độ cho các nước khác hiểu
thêm về nền văn hóa nước mình. Tại các nơi đi qua R.Tagore đều tổ chức các buổi
diễn thuyết, đàm phán, phê phán chủ nghĩa thực dân phản đối chiến tranh đã chà
đạp lên quyền sống của con người, và đồng thời ca ngợi chủ nghĩa yêu nước – dân
tộc, v.v… Những tư tưởng mang tính nhân đạo của R.Tagore góp phần xây dựng
một thế giới hòa bình hữu nghị, mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
Năm 1922, ông đã thành lập trường VisuA Bharati (Thế giới Đại học) qua đó
để thu hút thanh niên đến học tập và hòa hợp dân tộc.
Năm 1924 tại Trung Quốc, R.Tagore một người mang nhiều tâm sự, trong
tập Hồi ức qua bài Đời tôi ông đã kể lại những bước trưởng thành và những cảm
giác xung quanh của ông đối với cuộc đời.
Được đi nhiều nơi và quen biết được nhiều nhân vật nổi tiếng của thế giới:
nhà thơ Sturge Moore (Anh), Nhà văn Thomas Mann (Đức), Nhà văn Romain
Rolland (Pháp) v.v… nên mối quan hệ của ông với mọi người luôn tốt đẹp. Trong
tình cảm cũng như mối quan hệ với bạn bè quốc tế thì R.Tagore đã dùng quan điểm
đúng đắn của mình để thuyết phục họ đồng tình tư tưởng chính trị và văn hóa nghệ
thuật theo hướng nhân đạo. Chẳng hạn qua một số bức thư gửi cho họ như: Thư gửi
C.F Andrews, Thư gửi Sturge Moore,v.v…
Vào năm 1929, R.Tagore đến Sài Gòn (Việt Nam) trong chuyến đi vòng
quanh thế giới lần này ông đã có cuộc giao lưu văn hóa đầy ý nghĩa giữa hai dân
18
tộc. Sự đồng điệu của hai dân tộc trong nổ lực thoát khỏi ách thống trị của thực dân
đã đem lại không khí chào đón R.Tagore một cách nồng nhiệt vào thời gian này.
Từ những năm 1930 trở về sau, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai
đoạn sôi nổi. Cho nên các tác phẩm R.Tagore đều mang một tinh thần nhân đạo
mạnh mẽ với tinh thần chống đế quốc và phản đối chiến tranh phát triển.
Năm 1934, ở Pari diễn ra việc phản đối chiến tranh ủng hộ hòa bình, thể hiện
tinh thần quốc tế. Nhân dịp có Đại hội hòa bình Thế giới thì R.Tagore cùng một số
nhà thơ, văn Ấn Độ đồng ký tên trong một bức thư gửi đến Đại hội nhằm ủng hộ
hòa bình, chống đế quốc.
Năm 1937, R.Tagore phản đối phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc nên ông
cho ra đời bài thơ Tín đồ phật giáo nhằm thể hiện vấn đề hòa bình cho nhân loại.
R.Tagore được biết đến là một thiên tài của đất nước Ấn Độ, sự nghiệp trong
giai đoạn phát triển nhưng sức khỏe ngày càng không tốt nên thời gian sau ông qua
đời. Năm 1941 (7/8/1941) nhân loại chứng kiến sự ra đi của một thiên tài châu Á.
Tác giả qua đời để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng mọi và sự ra đi của ông
đã kết thúc bản hợp tấu hùng hồn vĩ đại mang tên Rabindranath Tagore.
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của R.Tagore
Sự nghiệp văn chương của R.Tagore để lại cho nhân loại là vô cùng đồ sộ và
có giá trị lâu dài bao gồm: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, gần 100
truyện ngắn, 9 công trình lý luận văn học và mỹ học, bút ký, tiểu luận, diễn văn, hồi
ức, thư tín, cùng hàng ngàn ca khúc và nhiều tranh vẽ vô cùng quý giá được lưu trữ
trong bảo tàng Ấn Độ. Từ những tác phẩm có giá trị R.Tagore được xem là thiên tài
Ấn Độ là một người hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
Tác giả R.Tagore với niềm đam mê văn chương ngay từ nhỏ nên khi trưởng
thành đã sáng tác rất nhiều thơ ca và là thiên tài trong thơ ca của Ấn Độ. Về mảng
thơ ca, thì các sáng tác của ông đều mang một tinh thần nhân đạo sâu sắc, đưa con
người hướng đến ánh sáng, niềm tin và tình yêu với cuộc sống. Thơ được xem là
thành tựu xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của R.Tagore, trong đó có 52 tập
thơ bao gồm các tập thơ như sau: Thơ dâng (Gitanjal), Người làm vườn (The
Gardener), Trăng non (The crescent moon), Hái quả ( Fruit gathering), Tặng vật (
Lovers gift) v.v… lần lượt ra đời. Trong đó tập thơ Thơ dâng (Gitanjal) gồm 103
19
bài được ông sáng tác bằng tiếng Bengal và nhiều thứ tiếng trên thế giới. Năm
1913, tập thơ được Viện hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel văn học. Qua giải
thưởng đó ông đã trở thành người châu Á đầu tiên nhận giải Nobel văn học cao quý
này. Trao giải cho R.Tagore với tập thơ Thơ dâng Viện sĩ Viện hàn lâm Thụy Điển
Pir trom đã khẳng định giá trị của tập thơ: “ Tập thơ nhỏ bé được chính tác giả dịch
ra tiếng Anh đã tạo ra Ấn tượng về sự phong phú tài năng thơ đáng kinh ngạc đến
mức không có gì là lạ hay vô lí trong đề nghị tặng thưởng cho nó” [18, tr. 120-121].
Từ giải thưởng cao quý đó tên tuổi của ông vang nhanh ra khắp đất nước Ấn Độ và
cả thế giới. Tập thơ trên được xem là “kỳ công thứ hai” sau Sơcuntơla của
Kalidasa ở thế kỷ thứ V (Hoàng đế thơ Ấn Độ). Thơ của ông giàu hàm súc, giàu
hình ảnh, uyển chuyển trong câu từ, mang tính triết lý sâu sắc về cuộc đời và số
phận con người.
Thơ là thành tựu xuất sắc của R.Tagore và được mọi người biết đến không
chỉ với tập thơ được nhận giải Nobel, mà còn nhiều tập thơ khác được dịch bằng
tiếng Bengal. Thơ của ông mang tấm lòng bác ái rộng lớn vì mang giá trị giải phóng
con người và đất nước Ấn Độ sâu sắc. Mặc dù, chủ nghĩa nhân đạo trong thơ
R.Tagore còn mang nhiều sắc màu huyền bí nhưng nội dung căn bản là lòng yêu
thương con người, yêu đất nước, yêu nhân dân… Điều đó làm cho R.Tagore luôn vĩ
đại trong lòng của mọi người nên ông được biết đến là “Nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ
đại” (J. Nehru). Tinh thần nhân đạo trong chủ nghĩa của R.Tagore được thể hiện
trong toàn bộ thơ ca của ông.
R.Tagore ngoài được biết đến là nhà thơ lớn của nhân loại, ở nhiều thể loại
khác ông cũng góp một phần quan trọng làm cho văn học Ấn Độ phát triển. Đề tài
trong truyện ngắn của ông cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều câu chuyện
khác nhau lấy từ cuộc sống thực tại của nhân dân Ấn Độ.
Năm 1887 ông cho ra mắt cuốn truyện ngắn đầu tay Người ăn mày kì dị.
Một số truyện ngắn của R.Tagore cho xuất bản như: Đá đói, Quan chánh án, Dàn
hỏa Thiêu… các tác phẩm đã khẳng định vị trí của ông trên văn đàn Ấn Độ về sau.
Ở cuốn Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài Hữu Ngọc đã nhận định
về truyện R.Tagore: “Nội dung sáng tác mang tính chất nhân đạo, yêu nước, có tính
quốc tế, Tagore tin vào sự tiến bộ của con người. Tagore là đại diện cho văn học tư
20
sản tiến bộ Bengal hiện đại tiến bộ” [9, tr. 434]. Tác giả đã dành những lời ca ngợi
tính chất nhân đạo trong trang viết của R.Tagore bằng niềm tin vào sự tiến bộ của
con người. Truyện ngắn của ông ngày càng phong phú hơn, với nhiều gam màu
trong cuộc sống, có những chuyện lấy từ đời sống xã hội, có chuyện lấy từ thần
thoại, cổ tích, truyền thuyết lịch sử v.v… làm nên bức tranh đầy màu sắc về cuộc
sống. Thế nên, tất cả tác phẩm của ông đều có nội dung hướng về mục đích vạch
trần bản chất xã hội, phê phán điều xấu và mong muốn giải phóng con người khỏi
áp bức, bóc lột.
Thể loại tiểu thuyết cũng khá đa dạng như Gora (1907) với tinh thần chống
thực dân và giải phóng con người, các quyển tiểu thuyết khác như Nàng Binodini
và Đắm thuyền (1906)… mang tình yêu thương con người sâu sắc. Bên cạnh đó,
R.Tagore còn say mê viết kịch như say mê thơ, ngay từ khi còn nhỏ R.Tagore say
mê nghiên cứu các vở diễn lấy ra từ các bộ sử thi cổ của Ấn Độ, ông còn say mê
kịch của Shakespeare và nhiều nhà viết kịch phương Tây khác. Ngoài ra, R.Tagore
còn là nhà lý luận và phê bình văn học, nhà văn hóa lỗi lạc của Ấn Độ.
Qua các sáng tác của R.Tagore chúng ta nhận thấy sự nghiệp của ông phong
phú và có giá trị. Nhà thơ Lê Thanh Nghị khi nhận xét về tác phẩm của R.Tagore
ông viết: “Tagore, người châu Á đầu tiên nhận giải Nobel văn học, mà tác phẩm
của ông đang vượt qua thời gian, đổ bóng xuống thời đại thức tỉnh lương tri của
con người trên khắp trái đất, đồng cảm và an ủi họ trong những góc khuất của
những cuộc đời bất hạnh” [24]. Tác giả đã ca ngợi tài năng của R.Tagore khi những
tác phẩm của ông luôn mang sự đồng cảm với những cuộc đời bất hạnh trong cuộc
sống. R.Tagore là một người đa tài hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên luôn có những
sáng tác trải nghiệm cuộc sống và con người thật sâu sắc. Do vậy, R.Tagore ở lĩnh
vực nào đi chăng nữa cũng thể hiện thành công vai trò của mình trên lĩnh vực đó và
đã đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác.
1.3. Vài nét về tập thơ Trăng non
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời tập thơ Trăng non
Bên cạnh các tập thơ xuất sắc thì Trăng non cũng là một tập thơ khá hay
của tác giả R.Tagore. Đây là tập thơ thể hiện tình cảm mà tác giả dành cho trẻ em,
và nó còn chất chứa bao nỗi niềm để ông viết lên tập thơ dành cho tuổi thần tiên.
21
Điều đặc biệt, Trăng non ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng thương xót đối với
tác giả. Tập thơ mang bao nhiêu nỗi nhớ, niềm thương với nỗi đau mất người thân
của tác giả. Trước đó, cái chết của vợ (1902), cái chết của người con gái thứ hai
(1904) đã gây ra nỗi đau thương quá lớn cho R.Tagore. Thời gian sau, cái chết của
cha (1905), và người con trai (1907) để lại nỗi đau khôn nguôi cho nhà thơ.
Biến cố gia đình làm suy sụp hoàn toàn tinh thần của R.Tagore, làm ông
không đứng lên và nghĩ đến cuộc sống như trước. Thế nhưng, một người thiên tài
mang tên Rabindranath Tagore, một người mà ngay từ nhỏ là cậu bé kiên cường đã
gác lại nỗi đau để bước tiếp với cuộc đời. Nguyễn Khải nhà văn của Việt Nam trong
Mùa Lạc viết: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những
hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có ranh giới, điều cốt
yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy” [10, tr. 265]. Qua trang viết đầy
ấn tượng và rất có ý nghĩa đã cho người đọc cảm nhận đến cái cảnh và tâm trạng mà
R.Tagore trong Trăng non cũng như thế. Ở đời này sẽ không còn là gì ý nghĩa nếu
như mọi việc diễn ra như ý muốn của chúng ta và trong cuộc sống cũng như thế,
không có được hạnh phúc là không có nghĩa phải đau khổ. Vì thế, cho dù số phận
bạc đãi ông, những mất mát liên tiếp đến với cuộc đời ông, thì ông vẫn đứng vững
không gục ngã vì tinh thần lạc quan vô bờ bến của mình. R.Tagore đã mang cho
chúng ta một phẩm chất đáng quý - phẩm chất vượt qua khó khăn để giữ vững niềm
tin cho đời và sức sống mạnh mẽ cho nhân dân Ấn Độ.
Vượt qua nỗi buồn R.Tagore một người yêu thơ văn từ nhỏ đã sáng tác
những bài thơ thật ý nghĩa cho lứa tuổi trẻ em. Ông xem thơ ca, văn chương để làm
nguồn cảm hứng bất diệt tiếp thêm sức mạnh và nghị lực trong cuộc sống. Càng đau
đớn càng tuyệt vọng, ông suy nghĩ sâu sắc hơn ý nghĩa của cuộc đời và từ niềm tin
đó ông có nhiều động lực hơn với mọi thứ xung quanh. Trăng non với những vần
thơ chân thật mà trong đó là cả một tình thương của tác giả dành cho trẻ em. Qua
tình thương của ông mọi người có thể cảm nhận hình ảnh trong sáng và thánh thiện
ở lứa tuổi đáng quý và cần được yêu thương.
Tấm lòng yêu thương trẻ em của R.Tagore được đặt hết trong tập thơ. Chính
vì thế, ông đã dành hết tâm huyết của mình trong thời gian này vào trẻ em và coi
22
đây là lẽ sống của chính mình. Bởi thế, Trăng non ra đời được xem là tiếng lòng từ
nỗi đau thương cũng như tình yêu dành cho trẻ em của ông.
1.3.2. Giới thiệu sơ lược về tập thơ Trăng non
Thơ ca là thành tựu xuất sắc của Rabindranath Tagore nói riêng và cả nhân
dân Ấn Độ nói chung. Bởi trong thơ của ông luôn có một tấm lòng nhân đạo rộng
lớn và sâu sắc. Thơ R.Tagore mang tình thương vô hạn của một người suốt đời cống
hiến cho nhân dân và mong cho nhân dân có cuộc sống tốt đẹp. Tinh thần nhân đạo
của R.Tagore là điểm sáng thẩm mĩ trong toàn bộ sáng tác của ông. Ở mỗi tập thơ
tác giả đều thể hiện một tình cảm và sắc thái riêng, vì thế mỗi tập thơ đều mang triết
lý sâu sắc về cuộc sống thực tại.
Nếu như ở tập thơ Thơ Dâng nhà thơ ca ngợi con người và cuộc sống, về đức
tin Chúa của đất trời, của thế giới xung quanh. Đến với tập thơ Người làm vườn
R.Tagore lại dành hết trang viết của mình để ca ngợi tình yêu, về những người chăm
sóc khu vườn tình ái và ca ngợi tình yêu muôn sắc. Đến với tập thơ Trăng non này
độc giả còn biết đến R.Tagore là nhà thơ của thiếu nhi - tuổi thần tiên. Ông muốn
trở thành nhà thơ của nhi đồng, để thấy được hình ảnh của những đứa con thân yêu
qua vần thơ của mình. Ban đầu, tập thơ ra đời vào năm 1909 viết bằng tiếng Bengal
có tựa là SiSu (Trẻ thơ). Sau đó, đến năm 1915 tập thơ được tác giả dịch từ tiếng
Bengal sang tiếng Anh và đặt tên là The Cressent Moon (Trăng non), có bản còn
dịch là Mảnh Trăng non do Phạm Hồng Nhung và Phạm Bích Thủy dịch. Tập thơ
Trăng non là cả một tâm huyết và tấm lòng mà ông dành cho trẻ thơ, tác giả đã
khắc họa lên hình ảnh trẻ thơ tuyệt đẹp trong lòng của mọi người.
Tập thơ (bao gồm 40 bài), do các dịch giả Việt Nam dịch và giới thiệu. Mở
đầu tập thơ, bài Từ đâu đến bài Nhà văn (gồm 4 bài) do dịch giả Cao Huy Đỉnh
dịch dựa theo các bản tiếng Anh Collected poems and plays của R.Tagore. Tiếp
đến, từ bài Trên bờ biển đến bài Bản hợp đồng cuối cùng (gồm 13 bài) do dịch giả
Đào Xuân Quý dịch dựa theo các bản tiếng Anh Collected poems and plays của
R.Tagore (Nhà xuất bản Macmillan, London năm 1955) và Poems (Visa Bharati,
Calcutta, 1946). Thêm vào đó, Phạm Hồng Nhung và Phạm Bích Thủy dịch các bài
Nhà đến bài Mặc cảm lần cuối (gồm 18 bài) dựa theo các bản tiếng Anh Collected
poems and plays của R.Tagore (Nhà xuất bản Macmillan, 1936 - tái bản 1961) và
23
kèm theo bản tiếng Pháp của Andre Gide L’Offrande Lyrique (Nhà xuất bản
Gallimard). Cuối cùng, là sự đóng góp của dịch giả Lưu Đức Trung với các bài
Mười hai giờ đến bài Nhà thiên văn (gồm 5 bài) dựa vào các bản tiếng Anh
Collected poems and plays của R.Tagore (Nhà xuất bản Macmillan, London năm
1955). Như vậy, Trăng non của R.Tagore do các nhà dịch thơ, văn Ấn Độ đồng
dịch thì tập thơ thêm phần phong phú làm cho nó thể hiện đầy đủ và trọn vẹn cả
những ý thơ mà tác giả muốn bộc lộ. Trăng non mà ông dành cho trẻ em là một tập
thơ đặc sắc chan chứa tình yêu thương. Thế nên, R.Tagore được ví như là V. Hugo
của đất nước Ấn Độ, một người luôn có một tấm lòng nhân đạo qua từng trang viết
của mình.
Thiết nghĩ, Trăng non của R.Tagore là một quá trình lâu dài, là cả một tấm
lòng vô hạn đối với con em của mình. Chính vì thế, thiên tài R.Tagore trên cương vị
của bậc làm ông, làm cha, làm thầy sẽ mãi là nhà thơ của nhi đồng qua tập thơ này.
Tập thơ Trăng non sẽ mãi là niềm tự hào, góp phần khẳng định vị trí của tác giả ở
Ấn Độ. Thế nên, Nhật Chiêu qua bài viết Những ngã đường sáng tạo của Tagore
thì ông đã khẳng định giá trị vốn có của tập thơ: “Đó là những vần thơ tuyệt vời về
thế giới tươi sáng của trẻ thơ” [22]. Theo đó, tác giả bài viết đã dành lời khen ngợi
về những vần thơ trong Trăng non vì ở trẻ em là một thế giới tươi đẹp, chất chứa
bao tâm hồn trong sáng mà R.Tagore đã khắc họa.
Đến với tập thơ Trăng non độc giả cảm nhận được những tấm lòng của ông
đã gửi gắm vào các bài thơ nói riêng và cả tập thơ nói chung. Đối với đề tài “Đặc
điểm nội dung và nghệ thuật trong tập thơ Trăng non của Rabindranarh Tagore”
được thể hiện ở 2 phần: nội dung và nghệ thuật.
Về nội dung, tất cả bài thơ không nằm ngoài việc ca ngợi trẻ em, cũng như
tấm lòng yêu thương qua sự quan tâm, chăm sóc của R.Tagore. Nhà thơ ca ngợi vẻ
hồn nhiên, vô tư, qua những suy nghĩ và hành động của các em. Bằng trí tưởng
tượng phong phú của trẻ cho thấy sự thấu hiểu tâm lí của nhà thơ đối với thiếu nhi.
Ngoài ra, lòng yêu thương trẻ em của ông còn được thể hiện là sự khoan dung, vị
tha dành cho nhi đồng. Qua tấm lòng của ông, độc giả cảm nhận được sự che chở
của người lớn dành cho những đứa con bé bỏng của mình. Ở tập thơ này tác giả còn
đặt niềm tin vào thế hệ sau hướng đến một nền giáo dục tốt đẹp của đất nước Ấn
24
Độ. Bên cạnh đó, tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả trong Trăng non của R.Tagore
cũng khẳng định một tình cảm cao đẹp và sáng mãi trong lòng mọi người.
Về nghệ thuật, trong tập thơ Trăng non R.Tagore mang đến cho độc giả với
nhiều phương diện màu sắc trong việc thể hiện giá trị của tập thơ. Những biện pháp
tu từ sử dụng trong Trăng non: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa một cách đầy sáng tạo
mang cái nhìn chân thật về trẻ em. Tác giả R.Tagore còn chắt lọc thêm nghệ thuật
sử dụng ngôn ngữ gần gũi để làm nổi bật tính cách, tâm lý đáng yêu của trẻ em..
Ngoài các thủ pháp nghệ thuật đó, tác giả đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng của trẻ
qua cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang tính tượng trưng. Việc khám phá
hình ảnh những đứa trẻ trong Trăng non đã khái quát toàn diện và mang một cái
nhìn đầy đủ của tập thơ này. Tập thơ đã thể hiện sâu sắc niềm tin vào cuộc sống và
lòng yêu thương sâu sắc của tác giả đến trẻ em.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TẬP THƠ TRĂNG NON
CỦA R.TAGORE
2.1. Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của trẻ em
2.1.1. Sự hồn nhiên, vô tư và trong sáng
Trăng non là một tập thơ thể hiện sâu sắc tình yêu thương cũng như niềm
mong ước mà R.Tagore đã dành cho các em. Với R.Tagore, trẻ em là điều kỳ diệu
mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, là một sợi dây kết nối mối giao hòa của thực
tại và tương lai, của mặt đất và vũ trụ, của kết quả tình yêu giữa cha và mẹ. Vì thế,
trẻ em luôn hội tụ những điều đáng quý trong cuộc sống.
R.Tagore viết về trẻ em xuất phát từ tấm lòng của một người đa cảm với
cuộc đời và mang bao yêu thương dành cho các em. Đầu tiên đến với trẻ R.Tagore
đã khám phá sự hồn nhiên, vô tư và trong sáng của các em. Đứa trẻ nào cũng vậy,
thích hòa mình vào thiên nhiên, thích vui đùa, tìm hiểu và khám phá với thế giới
xung quanh.
Sự hồn nhiên, vô tư mà R.Tagore phát hiện là qua trò chơi của các em, khi
trẻ vui đùa trên một bờ biển dài và vô cùng rộng lớn:
“Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên
25