Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 218 trang )

Header Page 1 of 123.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---o0o---

NGUYỄN HỮU KHIẾU

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ
VŨNG ÁNG GIAI ĐOẠN 2006-2020
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư)
Mã số: 62310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn : 1. PGS.TS PHẠM VĂN HÙNG
2. TS NGUYỄN HỒNG LĨNH

HÀ NỘI - 2015

Footer Page 1 of 123.


Header Page 2 of 123.

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi. Những số liệu và những trích dẫn trong luận án
đều có nguồn gốc rõ ràng. Các phân tích của luận án cũng chưa từng


được công bố ở một công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam
đoan này.

Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Khiếu

Footer Page 2 of 123.


Header Page 3 of 123.

iii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành biết ơn trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Sau đại
học, Khoa Đầu tư, Bộ môn Kinh tế đầu tư cùng các thầy cô tham gia giảng dạy
chương trình nghiên cứu sinh. Chính những kiến thức, phương pháp mới được tiếp
thu từ quá trình nghiên cứu tại trường là hành trang quan trọng giúp tác giả hoàn
thành luận án.
Tác giả xin chuyển lời tri ân sâu sắc nhất đến tập thể giáo viên hướng dẫn,
PGS.TS Phạm Văn Hùng và TS. Nguyễn Hồng Lĩnh. Sự hướng dẫn tận tình, tâm
huyết và rất trách nhiệm của các thầy đã giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo các Sở, ban, ngành
tỉnh Hà Tĩnh cùng với lãnh đạo Ban Quản lý các Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã
luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện trong quá trình thu thập dữ liệu, tư vấn và
các gợi ý chính sách.
Xin cảm ơn tình cảm của người thân, gia đình. Chính tình yêu thương và sự
quan tâm của gia đình là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội/2015

Nguyễn Hữu Khiếu

Footer Page 3 of 123.


Header Page 4 of 123.

iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... x
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU
KINH TẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .............................................................. 10
1.1

Phát triển bền vững và phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững..... 10

1.1.1 Phát triển bền vững ........................................................................................ 10
1.1.2 Phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững .................................................. 14
1.2

Đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững ................................ 17


1.2.1 Các khái niệm................................................................................................. 17
1.2.2 Vai trò đầu tư phát triển và đầu tư phát triển KKT theo hướng bền vững..... 22
1.3

Nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững ............. 24

1.3.1 Nguồn vốn ...................................................................................................... 24
1.3.2 Các loại nguồn vốn ........................................................................................ 25
1.4

Nội dung đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững ................ 27

1.4.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ...................................................................... 27
1.4.2 Đầu tư phát triển nhân lực .............................................................................. 29
1.4.3 Đầu tư phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp ................................................ 30
1.4.4 Đầu tư phát triển thương mại - dịch vụ .......................................................... 31
1.4.5 Đầu tư bảo vệ môi trường .............................................................................. 31
1.5

Tiêu chí đánh giá đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững .......... 32

1.5.1 Các tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư phát triển khu kinh tế ........................... 32
1.5.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế ......................... 37
1.6

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển khu kinh tế
theo hướng bền vững ................................................................................... 40

1.6.1 Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế ........................................................... 40
1.6.2 Các nhân tố thuộc môi trường quốc gia ......................................................... 42


Footer Page 4 of 123.


Header Page 5 of 123.

v

1.6.3 Các nhân tố thuộc môi trường địa phương .................................................... 44
1.6.4 Các nhân tố thuộc môi trường khu kinh tế ..................................................... 46
1.6.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư
phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững .................................................. 47
1.7.

Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng
bền vững và bài học cho khu kinh tế Vũng Áng ....................................... 49

1.7.1 Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững ........ 49
1.7.2 Bài học kinh nghiệm cho đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng ............... 57
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 60
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ........................................ 61
2.1

Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài ................................................. 61

2.1.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................... 61
2.1.2 Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 63
2.2


Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 66

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu luận án ................................................................... 66
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư phát triển
khu kinh tế theo hướng bền vững .................................................................. 67
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 73
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG GIAI ĐOẠN 2006-2014 ........................................ 74
3.1

Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh ảnh hưởng đến công tác đầu
tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng ........................................................... 74

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên cho đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng ................... 74
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội cho đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng ........ 76
3.1.3 Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư phát triển khu
kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006 đến 2014 .................................................. 77
3.2

Nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển KKT Vũng Áng giai đoạn
2006-2014 ...................................................................................................... 79

3.2.1 Vốn đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006- 2014 ............. 79
3.2.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng...................................... 84

Footer Page 5 of 123.


Header Page 6 of 123.


3.3

vi

Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển KKT Vũng Áng .......................... 99

3.3.1 Đánh giá kết quả đạt được trong đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng .... 99
3.3.2 Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng ........................ 105
3.4

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát
triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng bền vững ................................. 115

3.4.1 Mô tả mẫu khảo sát, đánh giá ...................................................................... 115
3.4.2 Kết quả phân tích nhân tố ............................................................................ 116
3.5

Tổng hợp một số hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng bền vững ........................ 126

Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 129
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ NHẰM
PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .. 130
4.1

Quan điểm và định hướng đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng
bền vững ...................................................................................................... 130

4.1.1 Những căn cứ xác lập quan điểm và định hướng đầu tư phát triển khu
kinh tế theo hướng bền vững........................................................................ 130

4.1.2 Quan điểm đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng bền
vững.............................................................................................................. 133
4.1.3 Định hướng đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng bền
vững.............................................................................................................. 135
4.2

Một số giải pháp và kiến nghị chính sách ................................................ 136

4.2.1 Cơ sở để đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách .................................... 136
4.2.2 Giải pháp về đầu tư nhằm phát triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng
bền vững ....................................................................................................... 137
4.2.3 Đề xuất hoàn thiện chính sách cho đầu tư phát triển khu khu kinh tế
Vũng Áng theo hướng bền vững .................................................................. 147
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 153
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 156
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 160

Footer Page 6 of 123.


Header Page 7 of 123.

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt


Tiếng Anh

BEZ

Khu kinh tế cửa khẩu

Border Economic Zone

BOT

Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao

Built-Operation-Transfer

BTS

Trạm thu phát sóng di dộng

Base-Transceiver-Station

DP

Môi trường địa phương

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor Analysis


EPZ

Khu chế xuất

Export – Processing Zone

EZ

Khu kinh tế

Economic Zone

FTA

Khu mậu dịch tự do

Free Trade Area

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Products

GLS

Ước lượng bình phương nhỏ nhất

Generalized Least Squares


HQ

Hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh
tế theo hướng bền vững

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KKT

Khu kinh tế

KMO

Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp

Kaiser-Meyer – Olkin

của phân tích nhân tố
JICA

IPA

IUCN

IZ

Footer Page 7 of 123.


Tổ chức hợp tác phát triển Nhật

Japan International Cooperation

Bản

Agency

Phân tích tầm quan trọng và mức

Importance- Performance

độ thực hiện

Analysis

Liên minh quốc tế về bảo vệ thiên

International Union for

nhiên

Conservation of Nature

Khu công nghiệp

Industrial Zone


Header Page 8 of 123.


viii

Từ viết tắt
KAMET

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Thu thập kiến thức từ chuyên gia ở

Knowledge Acquisition for

các thời điểm khác nhau

Multiple Experts with Time
scales

ML

Ước lượng tích hợp tối đa

NQ

Nghị quyết

NDEZ

Khu kinh tế quốc phòng


Maximun Likehood

National Defence Economic
Zone

NSTW

Ngân sách trung ương

NSĐP

Ngân sách địa phương

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

Official Development
Assistance

OEZ

Khu kinh tế mở

Open Economic Zone

THCS

Trường trung học cơ sở


THPT

Trường trung học phổ thông

TW

Trung ương

SEZ

Khu kinh tế đặc biệt

SPSS

Một chương trình máy tính phục vụ Statistical Package for the

Special Economic Zone

công tác thống kê

Social Sciences

VIF

hệ số phóng đại phương sai

Variance Inflation Factor

UBND


Ủy ban nhân dân

WCED

Ủy ban Môi trường và Phát triển

World Commission on

Thế giới

Environment and Development

Footer Page 8 of 123.


Header Page 9 of 123.

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 4.1

Footer Page 9 of 123.

Tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư hạ tầng tại khu kinh tế ............. 34
Tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư phát triển con người tại khu
kinh tế ................................................................................................. 35
Tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư phát triển công nghiệp,
thương mại, dịch vụ tại khu kinh tế ................................................ 36
Tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư phát triển môi trường tại khu
kinh tế ................................................................................................. 36
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư phát triển khu
kinh tế ................................................................................................. 37
Chỉ tiêu và chỉ báo đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững .................................. 72
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế theo
hướng bền vững ................................................................................ 73
Ý kiến đánh giá về hiệu quả đầu tư hạ tầng tại khu kinh tế....... 111

Ý kiến đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển phát triển công
nghiệp, thương mại, dịch vụ tại khu kinh tế ................................ 112
Ý kiến đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển con người tại khu
kinh tế ............................................................................................... 113
Ý kiến đánh giá về hiệu quả đầu tư môi trường tại khu kinh tế .......114
Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố môi trường quốc tế.......... 117
Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố môi trường quốc gia........ 117
Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố môi trường địa phương... 118
Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố môi trường khu kinh tế ... 118
Tổng hợp mức độ quan trọng của yếu tố môi trường ................. 119
Hệ số Cronbach alpha của các thang đo trong mô hình ............. 120
Kết quả phân tích hồi quy .............................................................. 123
Kết quả phân tích hồi quy .............................................................. 123
Kết quả phân tích hồi quy (Coefficients) ..................................... 124
Hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển
khu kinh tế Vũng Áng hướng đến tính bền vững ....................... 127
Phân tích SWOT về đầu tư phát triển KKT Vũng Áng ............. 132


Header Page 10 of 123.

x

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1

Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn .......................... 13

Hình 1.2


Mô hình phát triển bền vững kiểu tam giác................................. 13

Hình 1.3

Mô hình phát triển bền vững kiểu quả trứng ............................... 13

Hình 1.4

Đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát
triển khu kinh tế theo hướng bền vững........................................ 48

Hình 3.1

Nguồn vốn thực hiện đầu tư hạ tầng khu kinh tế giai đoạn
2007 - 2014 .................................................................................. 85

Hình 3.2

Vốn đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế giai đoạn 2007-2014 ..... 86

Hình 3.3

Vốn hỗ trợ từ NSTW cho đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh
tế giai đoạn 2007-2014 ................................................................ 88

Hình 3.4

So sánh hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng
thời gian qua theo đánh giá của doanh nghiệp và cơ quan
quản lý nhà nước ....................................................................... 115


Hình 3.5

Tổng hợp mức độ quan trọng của yếu tố môi trường................ 119

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1

Footer Page 10 of 123.

Quy trình nghiên cứu ................................................................... 68


Header Page 11 of 123.

1

LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Hà Tĩnh là địa phương có tiềm năng, lợi thế rất lớn về tài nguyên,
khoáng sản, cảng biển cho phát triển công nghiệp. Toàn tỉnh có 91 mỏ và
điểm khoáng sản. Đặc biệt, mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước
tính 544 triệu tấn; mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh,
trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Vị trí
địa lý của Hà Tĩnh rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, theo đó, tuyến
quốc lộ 1A, 12A, 8A, đường sắt Bắc Nam chạy qua địa phương cùng với việc
nằm trên hành lang của các tuyến hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của
Lào, Thái Lan thông qua Quốc lộ 12A, cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn
Dương dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu. Nguồn nhân lực
dồi dào cùng với chi phí nhân công rẻ đang là lợi thế không nhỏ trong phát

triển công nghiệp tỉnh nhà. Vì thế, trong những năm tới ngành công nghiệp của
tỉnh cần phải phát triển nhanh, phải đổi mới mạnh mẽ về chất lượng của sự phát
triển; thực thi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh
và đạt hiệu quả cao của hàng hoá công nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được thành lập tại Quyết định số
72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Đề án
“Quy hoạch phát triển các KKT ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, phê
duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính
phủ, KKT Vũng Áng được xác định là KKT ưu tiên đầu tư xây dựng trong
phương hướng phát triển chung của hệ thống 15 KKT ven biển, trở thành KKT
trọng điểm ở miền Trung, là cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát
triển hành lang kinh tế Đông - Tây. KKT Vũng Áng sẽ được nguồn ngân sách
nhà nước tập trung ở mức tối thiểu 65% tổng nguồn hỗ trợ trong kế hoạch hàng

Footer Page 11 of 123.


Header Page 12 of 123.

2

năm và 3 năm 2013 -2015 để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh
tế theo Quyết định 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính
phủ. Quy hoạch KKT Vũng Áng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 20/8/2007. KKT có tổng diện
tích tự nhiên 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, có tính
chất KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là phát huy các thế
mạnh, tiềm năng nhằm phát triển công nghiệp luyện kim, ngành công nghiệp gắn
với khai thác cảng biển, công nghiệp xuất khẩu.
Những kết quả bước đầu trong xây dựng phát triển hạ tầng KKT rất

đáng khích lệ. Đến nay, KKT Vũng Áng đã thu hút được dự án FDI lớn nhất
Việt Nam với giá trị đầu tư 10,5 tỷ USD. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển tại
KKT vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định. Thứ nhất, cơ chế chính sách
cho đầu tư phát triển KKT còn thiếu đồng bộ. Theo đó, Luật đầu tư 2005 và
Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ Quy định về Khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, việc ưu đãi cho nhà đầu tư được áp
dụng đối với dự án đầu tư (kể cả dự án đầu tư mở rộng) vào ngành nghề, lĩnh
vực thuộc Danh mục ưu đãi và thực hiện đầu tư tại địa bàn khu KKT. Mặt
khác, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 chỉ quy định ưu đãi đối với
doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và KKT. Như vậy đã có sự không đồng bộ trong cơ
chế chính sách đối với đối tượng ưu đãi đầu tư tại KKT. Thứ hai, trình độ,
kinh nghiệm, thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Ban quản lý KKT
còn hạn chế trước yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao tương xứng với
quy mô phát triển của KKT. Thứ ba, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT
còn rất hạn chế, chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung
ương. Thứ tư, công tác bồi thường, GPMB, tái định cư, quản lý đất đai gặp
nhiều khó khăn, phức tạp; ảnh hưởng lớn đến công tác ổn định đời sống sinh

Footer Page 12 of 123.


Header Page 13 of 123.

3

hoạt của nhân dân, thu hút đầu tư, tiến độ triển khai các dự án đầu tư và an
ninh trật tự trong KKT. Chính những bất cập trong thực tiễn quá trình xây
dựng và phát triển KKT nêu trên đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải
quyết để giúp hoạt động đầu tư vào KKT Vũng Áng hướng đến sự phát triển
bền vững góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển của Hà Tĩnh và

cả nước.
Phát triển bền vững ngày nay đã trở thành một chủ đề chính trong các
diễn đàn quốc tế, quốc gia cũng như vấn đề đang quan tâm của các nhà nghiên
cứu. Tại Việt Nam, đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI quyết định
chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển
nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành
nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng cơ
cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả, tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Cơ cấu lại sản
xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng hàm
lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm.
Đầu tư phát triển ngành công nghiệp cho một địa phương cũng như những
KKT trọng điểm trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế của mình có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Việc quy hoạch và đầu tư phát triển khu kinh tế đồng bộ
không chỉ góp phần làm gia tăng giá trị sản lượng của bản thân khu Kinh tế, cả
tỉnh mà còn hướng tới sự bền vững trong phát triển các ngành sản xuất kinh
doanh trong Khu kinh tế.
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước luận bàn
đến phát triển bền vững, đầu tư phát triển trên các phương diện lý luận và thực
tiễn. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả còn ít nghiên cứu tập trung vào đầu tư
phát triển KKT hướng tới tính bền vững. Hơn nữa, các nghiên cứu về đầu tư

Footer Page 13 of 123.


Header Page 14 of 123.

4


phát triển KKT chỉ mới tập trung vào mô tả các nhân tố, tiếp cận đến một số chỉ
tiêu đánh giá và vẫn còn chưa toàn diện, chưa quan tâm đến phân tích và làm rõ
những nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KKT theo hướng bền
vững, cũng như chưa chỉ ra được phương pháp thích hợp để đánh giá mức độ
đầu tư phát triển KKT hướng đến tính bền vững tại một địa phương.
Từ những vẫn đề lý luận và thực tiễn như trên, việc thực hiện nghiên cứu
nhằm xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu
tư phát triển KKT theo hướng bền vững từ đó phân tích thực trạng đầu tư phát
triển KKT, tìm ra những tồn tại và hạn chế để có những giải pháp đồng bộ và
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển KKT theo hướng
bền vững là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Vì vậy, tác giả
đã chọn đề tài “Đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006-2020”
làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Đầu tư của mình sẽ đáp ứng nhu
cầu về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở tổng kết và bổ sung các vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt
động đầu tư phát triển KKT và phân tích thực trạng đầu tư phát triển KKT
Vũng Áng trong thời gian qua, luận án sẽ đưa ra các định hướng và nhóm giải
pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại KKT Vũng Áng
trong thời gian tới hướng đến sự bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ bản chất, vai trò và hiệu quả của đầu tư phát triển KKT theo
hướng bền vững;
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KKT;
- Xây dựng khung phân tích đánh giá đầu tư phát triển KKT theo hướng
bền vững;

Footer Page 14 of 123.



Header Page 15 of 123.

5

- Phân tích, đánh giá thực trạng, xác định mức độ bảo đảm đầu tư phát
triển KKT;
- Xác định những kết quả tích cực và những hạn chế trong đầu tư phát
triển KKT thời gian vừa qua;
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy hoạt
động đầu tư phát triển KKT Vũng Áng theo hướng bền vững trong thời
gian tới.
1.3 Câu hỏi và mô hình nghiên cứu
1.3.1 Câu hỏi quản lý
1.3.1.1 Câu hỏi quản lý tổng quát
Làm thế nào để đầu tư phát triển KTT Vũng Áng theo hướng bền vững?
1.3.1.2 Các câu hỏi quản lý cụ thể
-

Làm thế nào để huy động được nhiều vốn vào đầu tư phát triển KKT
Vũng Áng và sử dụng hiệu quả?

-

Làm thế nào để đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển
KKT Vũng Áng hiệu quả?

-

Làm thế nào để đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển

KKT Vũng Áng hiệu quả?

-

Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư KKT
Vũng Áng?

-

Làm thế nào để đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững, thân thiện với môi trường tại KKT Vũng Áng?

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, luận án tập trung
trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
-

Đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KKT Vũng Áng
theo hướng bền vững?

Footer Page 15 of 123.


Header Page 16 of 123.

-

6

Đâu là các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư phát triển KKT Vũng

Áng theo hướng bền vững?

1.3.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả xin đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư KKT (1)
Nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư KKT (2)
Đầu tư phát triển KKT
theo hướng bền vững

Nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư KKT (3)
Nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư KKT (4)
.
.
.

Nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư KKT (n)

Các chỉ tiêu đo lường đầu tư
phát triển KKT theo hướng
bền vững

Mô hình 1.0 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Chú ý: Các nhân tố được đề xuất từ 1 đến n, tên các nhân tố phụ thuộc vào
việc tổng hợp nghiên cứu trước và phương pháp chuyên gia
1.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động đầu tư phát triển KKT
Vũng Áng hướng đến sự bền vững. Đề tài sẽ tập trung vào xem xét đến thể
chế chính sách thu hút đầu tư cũng như việc lựa chọn đầu tư của các loại hình
doanh nghiệp vào KKT.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
đầu tư phát triển KKT theo hướng bền vững. Trọng tâm chính của luận án là

Footer Page 16 of 123.


Header Page 17 of 123.

7

xem xét hiệu quả đầu tư phát triển KKT theo hướng bền vững trên ba góc độ:
kinh tế, xã hội và môi trường (khu phân tích đầu tư phát triển KKT theo
hướng bền vững được trình bày trong phụ lục 1.0).
Về không gian: trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đầu tư phát triển KKT
được phát triển từ các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước. Luận án tập
trung xem xét việc đầu tư phát triển KKT theo hướng bền vững tại KKT
Vũng Áng. Tuy vậy, do đầu tư phát triển KKT lại ảnh hưởng của tính liên
ngành, liên vùng, và xã hội hóa. Vì thế, luận án sẽ đề cập thêm một số khu
vực trong tỉnh có liên quan mật thiết đến KKT Vũng Áng. Bên cạnh đó, luận
án xem xét đến nhận thức và hành động của cơ quan quản lý ngành, doanh
nghiệp ở các địa phương lân cận trong tỉnh cũng như tại KKT Vũng Áng về
đầu tư phát triển KKT hướng đến tính bền vững.
Về thời gian: luận án vận dụng các tiêu chí để đánh giá thực trạng đầu
tư phát triển KKT hướng đến tính bền vững trong giai đoạn 2006 - 2014, định

hướng và giải pháp phát triển bền vững tại KKT giai đoạn 2016 - 2020 và tầm
nhìn 2025.
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
(1) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (hệ thống hóa các lý thuyết liên
quan đến phát triển bền vững, phát triển bền vững công nghiệp, đầu tư phát
triển bền vững trong KKT; các chỉ tiêu đánh giá đầu tư phát triển bền vững
KKT; các nhân tố tác động đến đầu tư phát triển bền vững KKT);
(2) Phương pháp thu thập thông tin (nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập các
thông tin thứ cấp cũng như sơ cấp, thông tin thứ cấp);
(3) Phương pháp xử lý thông tin (nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp
phân tích thống kê, phương pháp tổng hợp so sánh, phân tích định tính

Footer Page 17 of 123.


Header Page 18 of 123.

8

(phương pháp Delphi), phương pháp định lượng để xử lý các dữ liệu điều tra
thu thập được bằng phần mềm SPSS.
1.5 Đóng góp mới của đề tài
1.5.1 Đóng góp về mặt lý luận
(1) Chỉ ra được những nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KKT
theo hướng bền vững tại KKT Vũng Áng;
(2) Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư phát triển
KKT hướng đến sự bền vững tại KKT Vũng Áng;
(3) Chỉ ra được phương pháp thích hợp để đánh giá mức độ đầu tư phát
triển KKT hướng đến tính bền vững tại một địa phương.

1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
(1) Phân tích các nhân tố chính tác động hoạt động đầu tư phát triển KKT
hướng đến tính bền vững;
(2) Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng để đánh giá hoạt động đầu
tư phát triển hướng đến tính bền vững tại KKT;
(3) Rút ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế ảnh hưởng đến quá
trình đầu tư phát triển KKT hướng đến tính bền vững;
(4) Xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm giúp nâng cao hiệu quả
đầu tư phát triển bền vững tại KKT;
(5) Đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương,
các đơn vị kinh doanh tại KKT nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển
bền vững tại KKT trong thời gian tới.
1.6 Kết cấu luận án
Kết cấu luận án được chia thành bốn chương. Chương 1 trình bày lý
luận chung về đầu tư phát triển KKT theo hướng bền vững thông qua việc
xem xét: (1) Phát triển KKT theo hướng bền vững; (2) Đầu tư phát triển KKT

Footer Page 18 of 123.


Header Page 19 of 123.

9

theo hướng bền vững (nguồn vốn, nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh
hưởng); và (3) Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển khu kinh tế theo
hướng bền vững và bài học cho khu kinh tế Vũng Áng. Chương 2 trình bày
tổng hợp nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài cũng như
phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng trong luận án. Chương 3 trình
bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến: (1) Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh

Hà Tĩnh ảnh hưởng đến công tác đầu tư phát triển KKT Vũng Áng; (2) Hệ
thống các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư phát triển KKT Vũng
Áng giai đoạn 2006 - 2014; (3) Thực trạng đầu tư phát triển KKT Vũng Áng
theo hướng bền vững giai đoạn 2006-2014; (4) Đánh giá thực trạng đầu tư
phát triển KKT Vũng Áng theo hướng bền vững (Kết quả phân tích nhân tố
ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển KKT Vũng Áng; Đánh giá chung
về hoạt động đầu tư phát triển KKT Vũng Áng theo hướng bền vững). Cuối
cùng, Chương 4 trình bày những định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm
đầu tư phát triển KKT Vũng Áng theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Footer Page 19 of 123.


Header Page 20 of 123.

10

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1 Phát triển bền vững và phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững
1.1.1 Phát triển bền vững
1.1.1.1 Quan niệm về phát triển bền vững
Từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm phát triển bền vững đã
trở nên khá phổ biến trong các nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Nhìn
chung, các nghiên cứu được phân một cách tương đối thành hai nhóm.
Nhóm quan điểm thứ nhất trọng tâm phát triển bền vững vào những vấn
đề kinh tế vĩ mô. Theo đó, phát triển bền vững tập trung vào hai khía cạnh
phát triển kinh tế và vấn đề môi trường (Hardy và cộng sự, 2005) [15]. Tuy
nhiên, Meadows và cộng sự, (1972) đưa ra báo cáo có tựa đề “Những giới hạn

của sự phát triển” đã nêu lên những thách thức đối với các giả định trước đây
khi cho rằng môi trường tự nhiên cung cấp một cách hạn chế các nguồn lực
cơ bản cho sự tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế. Đồng thời sự phát triển
của xã hội công nghiệp đã tạo ra một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người [18]. Romeril (1998) cho
rằng những nhân tố có ý nghĩa khác có thể đóng góp vào sự phát triển bền
vững đã được đề cập trong báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Với cách tiếp cận
trên, báo cáo cho rằng bên cạnh việc nhấn mạnh đến ý nghĩa cơ bản của phát
triển kinh tế và sự quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền
vững cần tập trung vào quá trình xem xét đến khả năng đáp ứng những nhu
cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng/tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai [22]. Vào năm 1992, Hội thảo quốc gia

Footer Page 20 of 123.


Header Page 21 of 123.

11

Hoa Kỳ với chủ đề phát triển và môi trường đã mở rộng quan điểm phát triển
bền vững khi cho rằng nền tảng của phát triển bền vững cần được xem xét trên
một phạm vi nhất định. Các vấn đề liên quan đến khoa học, kinh tế, văn hóa-xã
hội và môi trường cần được đề cập. Phát triển bền vững phải chú trọng đến sự
tăng trưởng kinh tế được đặt trong mối quan hệ mật thiết với vấn đề bảo vệ môi
trường trong môi trường tự do cạnh tranh (Wood, 1993) [25].
Nhóm quan điểm thứ hai tập trung vào ý nghĩa của phát triển và các
điều kiện cần thiết cho tính bền vững (Miltin, 1992) [19] vì thế trọng tâm của
phát triển bền vững đã được dịch chuyển ra khỏi những vấn đề kinh tế vĩ mô.

Cụ thể, sự phát triển là một quá trình nỗ lực không ngừng để cải thiện điều
kiện sống cho con người (Bartelmus, 1986) [1]. Dudley (1993) cho rằng sự
phát triển không chỉ giúp con người làm tăng lên sự giàu có về của cải vật
chất mà còn thay đổi hành vi, khát vọng và cách hiểu thế giới xung quanh của
họ [6]. Phát triển là quá trình vận động liên tục nó bao gồm sự thay đổi của
con người, tổ chức và cả phát triển kinh tế (Hapgood, 1969) [13]. Sự phát triển
còn mở rộng sang các khía cạnh khác nhau của chất lượng cuộc sống như: sự
mong đợi/kỳ vọng trong cuộc sống, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, chất lượng giáo
dục, sự tự do tiếp cận với các điều kiện sống cơ bản, tình trạng dinh dưỡng, phúc
lợi xã hội (Pearce, Barbier & Markandya, 1990) [21]. Tầm quan trọng của phát
triển bền vững chính là những thành tựu đạt được trong tương lai và những lợi
ích mà thế hệ mai sau nhận được sẽ không bị đe dọa bởi sự phát triển của ngày
hôm nay (Pearce, Barbier & Markandya, 1990; WCED, 1987) [21].
Như vậy, dù cho phát triển bền vững được tiếp cận dưới những góc độ
khác nhau như đề cập ở trên nhưng theo tác giả quan điểm chung và có tính
đại diện nhất hiện nay về phát triển bền vững đó là “Bảo đảm sự tăng trưởng
kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã
hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và

Footer Page 21 of 123.


Header Page 22 of 123.

12

nâng cao chất lượng môi trường sống”. (UNCED, 1992) [27]. Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm bền vững trên ba góc độ. Thứ nhất, bền
vững về kinh tế, chú ý đến sự tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế hợp lý,
tránh được suy thoái kinh tế, tránh để lại nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.

Thứ hai, bền vững về xã hội với mục tiêu đảm bảo tiến bộ và công bằng xã
hội, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng
được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học tập và có việc làm, giảm
đói nghèo, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền
lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội, giảm
các tai nạn, tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc
văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần). Thứ
ba, bền vững về môi trường hướng tới việc khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm
soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống,…Để đạt được
những điều trên, các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, tổ chức xã hội
phải cùng nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã
hội - môi trường (UNCED, 1992) [27].
1.1.1.2 Các mô hình phát triển bền vững
Các khái niệm phát triển bền vững được đề cập ở trên đều tập trung vào
xem xét đến 3 khía cạnh khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng trong
quá trình phát triển. Vì thế, nhiều nghiên cứu đã đề xuất một số mô hình khác
nhau liên quan đến phát triển bền vững.

Footer Page 22 of 123.


Header Page 23 of 123.

13

Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn
Hình 1.2. Mô hình phát triển bền vững kiểu tam giác
Hình 1.3.Mô hình phát triển bền vững kiểu quả trứng


Footer Page 23 of 123.


Header Page 24 of 123.

14

Trong 3 mô hình được đề xuất, hình 1.1 và 1.2 được xây dựng dựa trên
sự đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên,
khác với cách tiếp cận của hình 1.1, mô hình phát triển bền vững dựa theo tam
giác lại nhấn mạnh đến sự ràng buộc, chi phối cũng như tác động qua lại giữa
hai thành phần với nhau nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trong
khi đó, mô hình kiểu quả trứng do Liên minh quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
(IUCN) đưa ra năm 1994 tập trung đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ giữa con
người và hệ sinh thái. Với cách tiếp cận này, sự phát triển bền vững phải
hướng tới việc tạo ra hệ sinh thái tốt nhất nhằm giúp con người hưởng thụ
được những giá trị hoàn hảo từ chính hệ thống đó. Như vậy, mô hình này đã
góp phần bổ sung thêm nội dung đánh giá về “chất lượng cuộc sống của con
người” yếu tố được coi là thiếu trong hai mô hình được đề xuất ban đầu [11].
1.1.2 Phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững
1.1.2.1 Khu kinh tế và đặc điểm của khu kinh tế
Cho đến nay, đang tồn tại nhiều loại hình KKT khác nhau ví như khu
kinh tế mở (OEZ), khu kinh tế cửa khẩu (BEZ), khu kinh tế quốc phòng
(NDEZ), khu chế xuất (EPZ), khu công nghiệp (IZ), khu vực mậu dịch tự do
(FTA),…Mặc dù số lượng các loại hình khu kinh tế tương đối nhiều nhưng
khái niệm về nó vẫn chưa được xác định một cách đầy đủ. Nghiên cứu của
Easson (1998) chỉ ra rằng “Khu kinh tế là một khu vực được thiết kế nhằm
thu hút các nhà đầu tư thông qua việc cung cấp địa điểm thuận lợi nhất cho
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ” [8]. KKT
được được tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan, khu bảo

thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu
dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của
từng KKT. Nghiên cứu của George (1990) chỉ ra rằng việc thành lập các KKT
đều được xem xét một cách toàn diện các điều kiện cơ bản như: (1) kết nối dễ
dàng với trục giao thông chính quốc gia và quốc tế thông qua hệ thống (sân bay,

Footer Page 24 of 123.


Header Page 25 of 123.

15

cảng biển, quốc lộ); (2) có điều kiện phát triển tốt về hạ tầng kỹ thuật (điện,
nước); (3) gần với các khu vực có tài nguyên. Đặc biệt các nhà đầu tư trong và
ngoài nước sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế [10].
Tại Việt Nam, Luật Đầu tư 2005, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, KKT
thì “KKT là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và
kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính
phủ” [5]. Văn bản pháp luật của nước ta cũng xác định các KKT đều có vị trí
địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc
gần sân bay, cửa khẩu quốc tế), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết
mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong
nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát
triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, có quy mô diện tích đáp ứng quy
định, đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của KKT. Bên cạnh đó, có khả
năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng và có tác
động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực. KKT có khả năng phát

huy tiềm năng, lợi thế so sánh tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến
các khu vực xung quanh.
Hoạt động đầu tư phát triển vào KKT phải đảm bảo không tác động tiêu
cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại
đến di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, quần thể kiến trúc có giá trị
lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; phù hợp với bố trí quốc phòng, đảm bảo quốc
phòng, an ninh; yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.
1.1.2.2 Phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững
Nghiên cứu liên quan đến KKT cũng chỉ ra rằng, như bất kỳ thực thể
nào khác, phát triển KKT cũng phải hướng đến sự phát triển bền vững. Bởi
một lẽ, phát triển KKT thường được đặt trong tổng thể và mối quan hệ mật

Footer Page 25 of 123.


×