Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phương pháp dạy tiết ôn tập giữa kì II môn Sinh học 7 ở Trường THCS Minh Khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.03 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Phần I – Mở đầu
I.
II.
III.
IV.
V.

Lý do chọn đề tài
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Giới hạn - phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phần II- Nội dung đề tài
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng của vấn đề
III. Giaỉ pháp thực hiện
1. Mục tiêu của tiết ôn tập
2. Định hướng chung về 1 tiết dạy ôn tập môn Sinh học
3Ví dụ cụ thể minh họa tiết dạy
IV. Kết quả đạt được
PHầN iII- KẾT LUẬN & khuyến nghị
Phần IV- Tài liệu tham khảo

1

Trang
2
3
3
3


3
4
4
5
6
6
6
7
19
21
23


PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học sinh học ở trường THCS là một vấn đề có ý nghĩa và tầm quan
trọng rất lớn đối với nghề nghiệp và tương lai của mỗi người và toàn xã hội.
Là người thấy ai cũng muốn mình được mọi người tôn vinh, kính
trọng, ai cũng muốn mình là niềm tin là chỗ dựa vững chắc cho học sinh (HS)
của mình, ai cũng muốn học sinh đạt được kết quả cao, vận dụng tốt kiến thức
của bộ môn mình giảng dạy, vận dụng tốt lý thuyết vào các bài thực hành và
thực tiễn cuộc sống. Sách Giáo Khoa Sinh học lớp 7 hiện nay qua nhiều lần
được cái cách đã và đang thực sự thấy được tính hiệu quả của nó trong dạy và
học. Chương trình được phân chia một cách hợp lí và có nhiều tranh ảnh minh
họa phù hợp với khai thác nội dung bài dạy của giáo viên và kích thích được
sự quan sát của học sinh để vận dụng vào bài học. Thiết kế các phần phù hợp
với phương pháp dạy “lấy học sinh làm trung tâm”. Nhưng với học sinh lớp 7
việc học môn Sinh học mới chỉ giúp các em có những khám phá mới về thế
giói động vật xung quanh mình chứ chưa đặt nặng vấn đề nghiên cứu. Cộng
với khối lượng kiến thức của nhiều bộ môn khác khá nặng so với độ tuổi của

các em. Vì thế sau khi học xong có nhiều kiến thức các em không thể nhớ hết
được.
Ngay từ khi tiếp nhận dạy chương trình Sinh học 7 tôi đã nhận thấy
rằng cần lựa chọn một phương pháp ôn tập hệ thống lại kiến thức đã học cho
các em. Qua các thông tin từ bạn bè và đồng nghiệp, tham khảo các bài dạy
khác thì hầu như tiết dạy ôn tập giữa kì chưa thực sự hiệu quả, mới chỉ giống
như liệt kê lại các kiến thức đã học mà thôi. Có nhiều nơi chương trình được
rút gọn hơn nên không có tiết ôn tập giữa kì. Rất khó khăn để định hướng cho
học sinh học thế nào thật dễ nhớ, không phải học vẹt mà vẫn nhớ được lâu.

2


Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Phương
pháp dạy tiết ôn tập giữa kì II môn Sinh học 7 ở Trường THCS Minh
Khai”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Thiết kế 1 tiết ôn tập giữa kì có hiệu quả.
- Giúp học sinh hệ thống lại được kiến thức đã học một cách khoa học.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong các hoạt
động học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp toán học để xử lý số liệu thu được.
IV. GIỚI HẠN – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Chuyên đề được vận dụng cho dạy chương trình Sinh học lớp 7A3,
7A4 Trường THCS Minh Khai.
- Thực hiện Năm học 2011 -2012.
V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Năm học 2009 -2010 khi tôi bắt đầu tiếp nhận dạy chương trình Sinh
học lớp 7 .
- Thực hiện trong học kì II năm học 2011-2012.
VI. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Nội dung chuyên đề.
Phần 3: Kết luận-khuyến nghị

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nhằm tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng kết, hệ thống hóa và khái
quát hóa tri thức, kĩ năng sau khi học xong một chương, một phần hay toàn bộ
chương trình môn học.
Tiết ôn tập không phải là để nhắc lại các kiến thức đã học. Mà là để giúp
học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học.
Tiết ôn tập giúp đào sâu, chính xác hóa, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức kĩ
năng. Muốn cho học sinh nắm chắc một số khối lượng kiến thức nào đó thì
trong giai đoạn đầu tiên của việc dạy học, giáo viên không nên và cũng không
thể đưa ra toàn bộ kiến thức truyền thụ mà chỉ cần đưa ra những nội dung cơ
bản để cho học sinh hiểu và thấm nhuần được điều mới học. Sau đó, qua việc
giới thiệu kiến thức mới ở các lần sau, qua việc luyện tập, vận dụng vào thực
tế mà mở rộng, đào sâu, chính xác hóa dần từng bước kiến thức đã học.
Muốn vậy, cần luôn luôn quay trở lại kiến thức cũ, mở rộng dần chính là quá
trình ôn tập, hoàn thiện nó.
Tiết ôn tập là cơ sở tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới : Những kiến thức, kĩ
năng mới đều xây dựng trên kiến thức, kĩ năng đã học. Do đó, ôn tập là khâu

đầu tiên trong quá trình truyền thụ kiến thức mới, là sự tiếp tục của kiến thức
cũ, thì rõ ràng học sinh không thể tiếp thu kiến thức mới nếu không ôn tập,
nắm vững kiến thức cũ. Ngoài ra, ôn tập cón có tác dụng giúp giáo viên nắm
được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó rút kinh nghiệm việc
truyền thụ kiến thức của thầy và việc học của trò.
Để dạy tiết ôn tập được tốt, nhất thiết giáo viên phải yêu cầu học sinh ôn
tập ở nhà trước thông qua hướng dẫn của giáo viên.

4


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Bộ môn Sinh học ở khối THCS được dạy 2 tiết/ một tuần và mỗi kì chỉ
có một bài ôn tập có trong SGK với thời lượng là 45 phút để chuẩn bị cho bài
kiểm tra học kì, còn trong cả kì lại không có một tiết ôn tập nào, đặc biệt là
sinh học lớp 7 với lượng kiến thức nhiều và mới cho nên giáo viên tham gia
giảng dạy gặp rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức mang tính chất
tổng hợp này. Thực hiện theo khung Phân phối chương trình của Sở Giáo Dục
& Đào Tạo Hà Nội năm học 2008- 2009 áp dụng cho môn Sinh học thì trong
mỗi học kì có thêm 1 tiết ôn tập cho học sinh. Tiết ôn tập không có trong nội
dung Sách Giáo Khoa và Sách hướng dẫn. Vì thế hầu hết các giáo viên cũng
như bản thân tôi ban đầu rất khó khăn khi thực hiện tiết dạy này.
Đôi khi ở một số trường tiết ôn tập giáo viên chỉ chữa các câu hỏi trọng
tâm sát với các câu hỏi mà giáo viên sẽ ra đề kiểm tra 1 tiết hoặc học kì mà
thôi. Học sinh sẽ học thuộc để được điểm cao vì thế sẽ rơi vào tình trạng “học
tủ”. Tiết ôn tập vì thế chưa phải là một giờ học tái hiện các kiến thức đã học
một cách có hệ thống. Mặt khác giáo viên còn lúng túng trong việc xác định
phương pháp dạy bài ôn tập phù hợp với điều kiện của nhà trường. Đã ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
Vì vậy để lựa chọn được phương pháp phù hợp với đối tượng học

sinh, phương tiện dạy học hiện có ở trường , hoàn thành tốt tiết học ôn tập
giữa kì hay cuối kì với thời lượng 45 phút mà khối lượng kiến thức nhiều như
vậy là điều không dễ và cũng không giống nhau đối với mỗi giáo viên của
từng trường là khác nhau.

5


III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu của tiết ôn tâp
1.1. Về kiến thức
- Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản đã học của một chương hoặc
một phần kiến thức.
- Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, cấu tạo cơ thể sinh vật để thích
nghi với môi trường sống.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
1.2. Về kĩ năng
- Thiết lập được sơ đồ về mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức đã
học.
- Kĩ năng xây dựng sơ đồ mối quan hệ trong tiến hóa của sinh giới qua
nội dung đã học.
- Có kĩ năng tự học một cách có hệ thống, biết so sánh giữa các phần của
kiến thức.
- Kĩ năng tương tác, hoạt động nhóm.
1.3.

Về thái độ

- Giáo dục ý thức tự học, say mê nghiên cứu khoa học cũng như bộ môn
Sinh học.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật.
2. Định hướng chung về một tiết dạy ôn tập môn Sinh học
2.1 . Hướng dẫn cho học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà:
- HS đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài ôn tập theo từng phần dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
6


- Sau mỗi chương hướng dẫn cho HS hoàn thành bảng biểu và câu hỏi
ôn tập tương ứng thì tiết học tiếp sau đó (tiết học đầu tiên của chương tiếp
theo) hướng dẫn điều chỉnh nhanh kết quả, giúp HS hoàn thiện kiến thức ôn
tập để cuối kì cho có hệ thống bảng biểu.
2.2. Tiến hành trên lớp
- Giáo viên tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo các nhóm đã
chuẩn bị trên phiếu học tập hoặc bảng phụ.
- Giáo viên xác định thời gian cho mỗi nhóm hoạt động, thông báo cho
HS biết để khi báo cáo HS cần lựa chọn từ ngữ báo cáo một cách nhanh, gọn,
đủ ý đảm bảo thời lượng cho tiết học.
- Giáo viên yêu cầu lần lượt đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội
dung kiến thức được phân công trước trên bảng phụ .
- Đại diện HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên giúp HS hoàn thiện kiến thức bằng cách nhận xét, đánh giá
và đưa ra bảng chuẩn kiến thức.
- Học sinh cả lớp điều chỉnh nhanh kiến thức đúng vào vở bài tập theo
chuẩn kiến thức của giáo viên.
2.3 . Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Tiếp theo tiết ôn tập giữa kì là tiết kiểm tra để đánh giá kết quả. Thông
qua kết quả của bài kiểm tra 1 tiết giúp giáo viên có thể đánh giá được năng
lực tiếp thu bài học của mỗi học sinh cũng như từ đó có biện pháp giúp đỡ các
học sinh yếu kém.


7


3. Ví dụ minh họa cụ thể tiết dạy
Tiết 56: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TỪ BÀI 35 ĐẾN BÀI 51)
Lưu ý: Số thứ tự tiết dạy tùy theo từng trường tổ nhóm chuyên môn
thống nhất thực hiện theo đúng khung PPCT của Sở Giáo dục & Đào Tạo Hà
Nội ban hành.
Phần 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ôn tập ở nhà gồm các nội
dung sau đây.
1. Lập sơ đồ hệ thống hóa các Lớp động vật đã học từ bài 35 đến bài 52.
2. Nêu các đặc điểm của các lớp động vật đã học thích nghi với đời sống
của chúng?
3. Lập bảng so sánh các đặc điểm cấu tạo trong của các lớp động vật để
rút ra chiều hướng tiến hóa trong cấu tạo để thích nghi với môi trường sống.
Chia lớp thành 8 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm như sau:
Dựa vào kiến thức đã học từ bài 35 đến bài 51, hãy điền các thông tin vào
bảng sau:
-Phiếu học tập số 1: nhóm 1+ nhóm 2
Cơ quan
Tiêu hóa

Lớp

Tuần

Hô hấp

hoàn


Bài tiết

Thần kinhgiác quan

Lưỡng cư
(ếch đồng)
-Phiếu học tập số 2: nhóm 3+ nhóm 4
Cơ quan
Lớp

Tiêu hóa

Tuần

Hô hấp

hoàn

Bò sát
( Thằn lằn )
8

Bài tiết

Thần kinhgiác quan


-Phiếu học tập số 3: nhóm 5+ nhóm 6
Cơ quan

Tiêu hóa

Lớp

Tuần

Hô hấp

hoàn

Bài tiết

Thần kinhgiác quan

Chim
( Bồ câu)

-Phiếu học tập số 4: nhóm 7+ nhóm 8
Cơ quan
Tiêu hóa

Lớp

Tuần

Hô hấp

hoàn

Bài tiết


Thần kinhgiác quan

Thú
( Thỏ)
4. Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản.
Phần 2: Ôn tập tại lớp.
1. Mục tiêu bài học:
1. 1. Kiến thức:
- HS hệ thống hoá kiến thức đã học về các chương từ lớp lưỡng cư đến
thú.
- Rút ra được chiều hướng tiến hóa trong các cơ quan cấu tạo để thích
nghi với môi trường sống của mỗi lớp động vật.
- Giải thích được các đặc điểm thích nghi với đời sống của mỗi lớp động
vât.
1. 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức để xây dựng sơ đồ theo hệ thống
tiến hóa.
- Rèn kĩ năng phối hợp hoạt động nhóm.
1. 3. Thái độ:
9


- Giáo dục ý thức yêu quí và bảo vệ động vật và môi trường sống của
chúng.
2. Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, bút dạ, bảng phụ và máy tính.
- Tranh ảnh liên quan đến các loài động vật.
- Phiếu học tập.
- Học sinh : chuẩn bị nội dung bảng biểu từ 1-4 và các câu hỏi có liên

quan
3 . Phương pháp chủ yếu:
- Hoạt động nhóm, phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic...

3. Nội dung bài mới.
Tiết 56: ÔN TẬP GIỮA KỲ II ( TỪ BÀI 35 ĐẾN BÀI 51)

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức:
- Thời gian khoảng 10 phút
- Yêu cầu: lập sơ đồ khái quát các lớp động vật đã học.
- Hình thức: Nhóm 2 học sinh trong bàn,
Nội dung: Hoàn thành bản đồ tư duy sau đây bằng cách điền vào các chỗ
trống còn thiếu:

10


Học sinh cần điền được:
1. Thú

5. Nhóm chim chạy.

2. Bộ Có đuôi.

6. Nhóm chim bay.

3. Bộ Không chân.

7. Bộ Thú túi.
11



4. Bộ Có vảy.

8. Bộ Linh trưởng.

- Hướng tiến hóa của các lớp trong ngành Động vật có xương sống là:
Lớp Cá

Lưỡng cư

Bò sát

Chim

Thú

Theo môi trường từ nước lên trên cạn, ngày càng thích nghi hơn vào môi
trường nơi khắc nghiệt và không phụ thuộc vào môi trường.

Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong của các lớp động vật:
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm 1, 3, 5, 7 trình bày các phiếu học
tập số 1, 2, 3,4 đã chuẩn bị ở nhà.
- Các nhóm 2, 4, 6, 8 nhận xét và bổ sung.
- Giáo viên chuẩn kiến thức bằng bảng tổng hợp sau.

quan

Tiêu hóa


Tuần hoàn

Hô hấp

Bài tiết

Thần kinh Giác quan

- Thận

- Não trước

Lớp
- Dạ

dày -

Tim

lớn,

gan ngăn,

3 - Phổi đơn

2 giản, hô hấp giữa, ống và thùy thị

Lưỡng mật lớn, có vòng tuần qua da là dẫn nước giác
phát


chủ yếu.
tiểu, bóng triển, tiểu não
( ếch) tuyến tuỵ, hoàn.
ruột ngắn
đái lớn.
kém
phát
- Ống
tiêu

- Tim 3

hóa ngăn,

triển.
- Phổi có - Hậu thận - Não trước

tâm nhiều vách có

khả và tiểu não

phân hóa rõ thất
có ngăn, mao nang hấp phát triển.
Bò sát
(Thằn hơn,
ruột vách hụt.
mạch, kết thu
lại - Chưa có
lằn)
già hấp thu

hợp
hoạt nước.
vành tai, mắt
lại nước.

động
liên sườn.
12



có tuyến lệ và
mí thứ 3.



quan

Tiêu hóa

Tuần hoàn

Hô hấp

Bài tiết

Thần kinh Giác quan

Lớp
- Ống tiêu -


Chim
(Bồ
câu)

Tim

hóa

phân ngăn,

hóa.

vòng

-

Tốc

4 - Phổi có
2 mạng

-

Thận - Não trước

ống sau,

lớn, tiểu não


tuần khí , trao không có có nhiều nếp

độ hoàn.

đổi khí:

tiêu

hóa - Máu nuôi + Khi bay –

cao.

cơ thể giàu túi khí.
oxi.

bóng đái.
-

nhăn,

Nước giữa

não


2

tiểu thải ra thùy thị giác.

+ Khi đậu – ngoài


- Mắt có mí

phổi.

thứ

cùng

ba,



phân.
ống tai ngoài.
- Phát triển - Tim có 4 - Khí quả, - Hai thận - Đại não
hoàn chỉnh, ngăn.
biến
Thú
(Thỏ)

phế quản và sau

đổi - Máu nuôi phổi.

bộ

tiến phát triển che
nhất, lấp các phần


phù hợp với cơ thể giàu

ống

từng

nước tiểu, -

loại oxi.

thức ăn.

dẫn khác.
Tiểu

bóng đái, lớn,
đường

não
nhiều

nếp gấp.

tiểu.

Một số câu hỏi khắc sâu:
Câu hỏi 1: Sự hoàn thiện của hệ tuần hoàn được thể hiện như thế
nào từ lớp Lưỡng cư đến lớp thú?
- Học sinh cần nêu được các ý sau: Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn được thể
hiện:

+ Số vòng tuần hoàn.
13


+ Cấu tạo tim.
+ Màu máu đi nuôi cơ thể.
-

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức, minh họa bằng hình vẽ sau:

-

Câu hỏi 2: Quan sát hình sau và nêu chiều hướng tiến hóa trong
cấu tạo của hệ thần kinh từ ếch đến thỏ?
Yêu cầu học sinh nêu được: Thể hiện qua sự thay đổi:
+ Đều là hệ thần kinh hình ống.
+ Bán cầu đại não ngày càng lớn.
+ Sự thay đổi của tiều não về hình dạng, kích thước và 2 mấu bên.

14


Hoạt động 3: Chiều hướng tiến hóa trong quá trình sinh sản
Trò chơi: Ai nhanh hơn
Trong khoảng thời gian 2 phút, ai ghép được các gợi ý từ số 1 đến 7 vào
các câu sau từ A đến G đúng hơn thì sẽ thắng cuộc.
Các gợi ý cho sau đây:
1. Phân hóa rõ ràng.
2. Có cơ quan sinh sản riêng biệt.
3. Thụ tinh chéo.

4. Cơ quan sinh sản đơn tính.
5. Thụ tinh trong.
6. Được bảo vệ và chăm sóc.
7. Phát triển trong cơ thể mẹ.
Bảng: Hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật
A.Chưa có cơ quan sinh sản
Sự hoàn thiện trong cơ quan
sinh sản

B.Chưa phân biệt giao tử đực, cái

....

C.Cơ quan sinh sản đực và cái nằm trên 1
cơ thể ( lưỡng tính)

Sự hoàn thiện hình thức thụ

.........

D.Thụ tinh ngoài

tinh
15

..........
........


E. Tự thụ tinh


............

F. Phôi trong trứng phát triển trong điều
Sự bảo vệ phôi và chắm sóc
con non

kiện tự nhiên

...........

G.Con non không được bảo vệ, chăm sóc
............

- Đáp án đúng như sau:
A-2

B-1

D- 5

E- 3

G-7

H -6

C-4

- Giáo viên chốt lại: Sự sống sót của con non ngày càng cao, số lượng cá

thể sinh càng giảm, cá thể mẹ tiêu hao ít năng lượng hơn mà vẫn đảm bảo duy
trì nòi giống của loài.
Hoạt đông 4: Câu hỏi trắc nghiệm củng cố
A. Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước
câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Thời đại phồn thịnh nhất của bò sát là :
A. Thời đại Khủng long.

B. Thời đại Thằn lằn.

C. Thời đại Cá sấu.

D. Thời đại Rùa.

Câu 2: Lớp Chim được phân chia thành các nhóm là:
A. Chim ở cạn, chim trên không.

B. Chim bơi và chim ở cạn.

C. Chim chạy, chim bay.

D. Chim chạy, chim bơi và chim bay.

Câu 3: Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu :
A. Nhai.

B. Gặm nhấm.

C. Nghiền.


D. Nuốt.

Câu 4: Những đại diện thuộc nhóm chim bay là:
16


A. Vịt, gà, đà điểu.

B. Cút, cò, cánh cụt.

C. Bồ câu, cánh cụt, sáo.

D. Yến, bồ câu, đại bàng.

Câu 5: Lớp bò sát được chia thành các bộ là;
A. Bộ: có vảy, cá sấu.

B. Bộ: có vảy, rùa ,cá sấu, đầu mỏ.

C. Bộ: cá sấu, rùa.

D. Bộ: cá sấu, rùa, có vảy.

Câu 6: Vai trò hai chi trước của thỏ là:
A. Bảo vệ các nội quan.

B. Chống đỡ cơ thể.

C. Di chuyển, đào hang.


D. Chống trả kẻ thù.

Câu 7: Câu phát biểu Sai là :
A. Mắt thỏ không tinh lắm.

B. Mí mắt cử động được.

C. Mắt có lông mi.

D. Mắt thỏ rất tinh.

Câu 8: Trứng của thỏ được thụ tinh và phát triển thành phôi ở:
A. Trong ống dẫn trứng của thỏ cái.

B. Ngoài môi trường.

C. Trong khoang bụng của thỏ cái.

D. Trong ruột của thỏ.

B. Tìm cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống
1. (Hằng nhiệt, biến nhiệt, vách ngăn, túi phổi, vảy sừng khô, máu pha ít,
máu đỏ tươi)
Bò sát là động vật có xương sống, thích nghi hoàn toàn với đời sống ở
cạn: da khô, (1)………………………………, cổ dài, phổi có nhiều (2)
……………………………….., tim có vách ngăn hụt ở tâm thất, nuôi cơ thể


(3)


………………………………….,



động

vật

……………………………
2. (Răng cửa, răng nanh, phát triển, kém phát triển, lớn nhất, ít
nhất)
17

(4)


Bộ gặm nhấm là bộ thú có số lượng loài (1)…………………………..,
thị giác (2)………………………………, răng thích nghi với chế độ gặm
nhấm, thiếu (3)…………………….., (4)………………………… rất lớn, sắc
và cách răng hàm 1 khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.
C. Nối các đặc điểm ở cột A sao cho phù hợp với ý nghĩa ở cột B
1. Đặc điểm của thỏ thích nghi với đời sống
Cột A - Đặc điểm cấu

Cột B - ý nghĩa thích nghi

Trả lời

tạo của thỏ
1. Mũi thính lông xúc


A. đào hang và di chuyển

1+……

giác nhạy bén

B. giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi

2+……

2. Bộ lông mao dày và

lẫn trốn trong bụi rậm

3+……

xốp

C. thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi

4+……

3. Chi sau dài có vuốt

trường

4. Chi trước ngắn có vuốt

D. bật nhảy xa, giúp thỏ chạy khi bị

săn đuổi
E. giúp định hướng âm thanh, sớm
phát hiện kẻ thù

2. Đặc điểm của ếch thích nghi với đời sống
A - Đặc điểm cấu tạo của ếch

B -ý nghĩa

C - Trả lời

1. Đầu dẹp nhọn, khớp với thân A. khi bơi vừa thở vừa 1+………….
thành một khối

quan sát

2. Mắt và lỗ mũi nằm cao ở trên B. để đẩy nước

2+………….
3+…………..

đầu, mũi thông với khoang miệng C. thuận lợi việc di
4+………….
và phổi
chuyển
18


3. Chi 5 phần có ngón chia đốt D. giảm sức cản của nước
linh hoạt


khi bơi

4. Các chi sau có màng bơi căng E. giúp hô hấp trong nước
giữa các ngón
Dặn dò về nhà: Học sinh ôn kỹ bài theo hệ thống bảng chuẩn và chuẩn bị
tốt để kiểm tra vào tiết 57 có hiệu quả.
IV. Kết quả đạt được
Sau khi nghiên cứu và xây dựng giáo án cho tiết ôn tập giữa kì theo cách
trên tôi đã áp dụng dạy 2 lớp 7A3 và 7A4 trong năm học 2011-2012 với 2 lớp
có khả năng tiếp thu và thái độ chăm học khác nhau tôi nhận thấy như sau:
Lớp 7A3: là 1 lớp học sinh đồng trình độ, hầu hết các em đều có ý thức tốt
trong việc chuẩn bị bài về nhà. ở lớp các em đều tích cực tham gia vào các
hoạt động xây dựng bài và hoàn thành bài một cách nhanh chóng sớm hơn so
với yêu cầu của giáo viên.
- Tỉ lệ học sinh hiểu bài đạt 97, 3%
Lớp 7A4: là lớp có trình độ đại trà, số học sinh nam trong lớp đông hơn
học sinh nữ. Các học sinh nam trong lớp rất hiếu động nhưng khả năng tiếp
thu bài của các em tương đối nhanh. Nhưng về nhà các em chưa chuẩn bị bài
tốt vì thế nếu mở đầu tiết học không có hứng thú các em sẽ học rất rời rạc. Vì
thế tôi đã động viên, khích lệ các em bằng lời khen và kể cả điểm số cao. Các
học sinh đều hứng thú và hợp tác hoàn thành các phần ôn tập một cách sôi
nổi.
- Tỉ lệ học sinh hiểu bài 84,4%
- Cả giáo viên và học sinh đều hoàn thành tốt các nội dung chính của bài
ôn tập.

19



- Học sinh tích cực trong quá trình xây dựng bài, tiết học diễn ra nhẹ
nhàng và sôi nổi.
- Qua đối chiếu kết quả của học kì I với kết quả của bài kiểm tra 1 tiết tôi
nhận thấy có sự thay đổi thể hiện như sau:
Lớp 7A3 (37hs)
Học kì I
KT giữa HK II
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém

lượng
36
1

%
97,3%
2,7%

lượng
37

%
100%


Lớp 7A4 (32hs)
Học kì I
KT giữa HK II
Số
Số
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
lượng
lượng
7
21,88%
10
31,25%
18
56,25%
18
56,25%
5
15,63%
4
12,50%
2
6,25%

Vậy qua đây thấy được kết quả có sự chuyển biến rất rõ rệt:
+ Số HS khá, giỏi tăng rõ rệt
+ Số HS yếu, kém giảm

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Theo cá nhân tôi để có một tiết ôn tập giữa học kì hoàn chỉnh với thời
gian chỉ có 45 phút thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh học tập hợp tác theo
20


nhóm nhỏ để hoàn thành các bảng biểu và các câu hỏi ôn tập theo nội dung
sách giáo khoa mà HS đã được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài cụ thể từ bài
học đầu tiên, chương đầu tiên của học kì cho đến hết chương trình mỗi học kì.
Muốn làm được như vậy giáo viên cần:
- Có kế hoạch cụ thể cho từng bài, từng chương và mỗi kì.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh kết hợp với
kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh sau mỗi tiết học.
- Lựa chọn nhóm phương pháp phù hợp và vận dụng một cách linh hoạt
trong giờ dạy.
- Có kiến thức vững chắc xuyên suốt chương trình, có kĩ năng phân tích,
so sánh, tổng hợp kiến thức trong kênh hình, kênh chữ một cách hợp lí.
- Trên lớp dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn HS tự học , tự tiếp
thu kiến thức, giảm thời gian thuyết trình. Làm việc như vậy giúp học sinh:
+ Học sinh được tự tìm ra kiến thức của mình dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
+ Tự đánh giá được kết quả học tập của mình đồng thời tự bổ sung các
kiến thức còn hổng của mình, khắc sâu hơn được kiến thức.
+ Nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu ở nhà tích cực hơn.
Tóm lại: Để có một tiết dạy ôn tập thành công nó phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sự hiểu biết của giáo viên và sự
nhiệt tình hợp tác của học sinh.
Vì vậy cả giáo viên và học sinh cần phải học tập, rèn luyện không
ngừng mới có khả năng thích ứng với các yêu cầu ngày càng cao trong giảng
dạy và trong quá trình học tập.


21


Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân qua thực tế giảng dạy, nên
không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng
nghiệp để kinh nghiệm của mình được tốt hơn nữa.
2. KHUYẾN NGHỊ
Nhà trường nên tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề đổi mới phương
pháp để giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học kinh nghiệm của
đồng nghiệp.
Nhà trường cần có sự đầu tư kinh phí cho việc làm đồ dùng phục vụ
giảng dạy .
Nhà trường cung cấp thêm sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Các cụm tổ chức tham gia giao lưu giờ dạy nhiều hơn nữa và mỗi đợt
tham gia như vậy cần có số lượng môn nhiều hơn để giáo viên có điều kiện
trao đổi kinh nghiệm cho nhau, thảo luận những vấn đề mới và khó trong
công tác dạy học của mình.

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2012
Người thực hiện

Phan Thị Thúy hà

Phần IV: Tài liệu tham khảo
1. Sách Giáo Khoa Sinh học 7 – Nguyễn Quang Vinh ( chủ biên)
2. Sách Giáo Viên Sinh học 7 – Nguyễn Quang Vinh ( chủ biên)
22



3. Vở Bài Tập Sinh học 7- Ngô Văn Hưng – Trần Ngọc Oanh
4. Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Sinh học 7 – Huỳnh Văn Hoài
5. Đổi mới phương pháp dạy và học, chương trình và sách giáo khoa –
Trần Bá Hoành
6. Sinh học đại cương – Phan Cự Nhân
7. Một số báo điện tử :


/>
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỪ LIÊM
TRƯỜNG THCS MINH KHAI

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT ÔN TẬP GIỮA KÌ II MÔN SINH HỌC
7 Ở TRƯỜNG THCS MINH KHAI

Môn: SINH HỌC
Tên tác giả:Phan Thị Thúy Hà
GV môn: Sinh học
Tài liệu kèm theo ( nếu có): đĩa CD

NĂM HỌC 2011-2012

24



TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
( Yêu cầu viết ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm SKKN đề câp, độ dài không
quá 30 từ)

Lĩnh vực/ Môn: Ghi lĩnh vực/ môn học theo bảng phân loại
Tên tác giả:……………………………………………
GV môn… hoặc chức vụ…..
Tài liệu kèm theo ( nếu có):
Ví dụ: đĩa CD, mô hình, sản phẩm, phụ lục…

NĂM HỌC……………..

25


×