Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận: THẨM MỸ GỐM VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TIỂU LUẬN

THẨM MỸ GỐM VIỆT

NỘI 01/ 2015


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................2
1. Khái niệm thẩm mỹ ......................................................................3
2. Vài nét về lịch sử phát triển Gốm......................................................4
2.1. Gốm thế giới...................................................................................4
2.1. Gốm Việt Nam................................................................................4
3. Thẩm mỹ gốm...................................................................................6
3.1. Thẩm mỹ hình khối.........................................................................6
3.2. Thẩm mỹ màu sắc...........................................................................7
3.3. Thẩm mỹ hoa văn...........................................................................10
B. KẾT LUẬN....................................................................................12
C . ẢNH MINH HỌA..........................................................................13

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Nghệ thuật gốm là nghệ thuật thủ công lâu đời nhất của nhân loại. Người ta
ước tính ở Việt Nam đất nung có từ thời Đồ đá mới cách đây khoảng trên dưới
một vạn năm. Mỗi dân tộc thời điểm sớm, hay muộn có thể khác nhau nhưng
việc phát minh ra nghề gốm – biến đất thành một chất liệu mới chưa từng có


trong thiên nhiên là một điều hoàn toàn mới mẻ. Sự phát triển không ngừng của
xã hội, của kỹ thuật đã tạo điều kiện cho chất liệu gốm ngày càng tinh xảo và đa
dạng. Thẩm mỹ gốm hình thành ngay trong hình khối., đường nét, màu sắc của
gốm trang trí từ buổi bình minh ấy. Với sự suất hiện với ý nghĩa ban đầu phục
vụ nhu cầu sinh hoạt sử dụng hang ngày dần dần gốm mở rộng phạm vi phục vụ
của mình, từ cuộc sống vật chất, đến đời sống tinh thần, từ những đồ vật mang
yếu tố tiện ích đến những đồ vật mang yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, gốm đã bước
vào dòng chảy nghệ thuật tự lúc nào. Bản thân gốm nghệ thuật đã có thể khẳng
định được chỗ đứng trong nền nghệ thuật chung với các chất liệu khác. Với điêu
khắc, hôi họa,.v.v. gốm là chất liệu, là phương tiện phục vụ nghệ thuật. Với
gốm, nghệ thuật điêu khắc, hội họa lại là phương thức thể hiện bản chất nghệ
thuật của gốm, bởi gốm được gọi là gốm khi đã được nung chín, những hình
dáng cụ thể được kết hợp từ hình khối và màu sắc, và gốm nghệ thuật đã mang
tính thẩm mỹ về hình khối, hoa văn và màu sắc phù hợp với tiêu chí phục vụ cái
đẹp của nghệ thuật.

2


1. Khái niệm thẩm mỹ
Người ta đã định nghĩa thẩm mỹ là năng lực cảm thụ, biết thưởng thức cái
đẹp. Điều đáng nói là trong năm giác quan của con người thì chỉ có hai giác
quan: thị giác và thính giác mới là cơ sở sinh lý và tâm lý đầy đủ nhất cho những
cảm xúc thẩm mỹ chân chính. Nguyên lý mỹ học Mác – Lê nin nói lên như vậy
nhưng gốm cũng như các ngành Thẩm mỹ công nghiệp khác, cần thêm giác
quan xúc giác của con người để có những cảm xúc thẩm mỹ trọn vẹn, người ta
không chỉ nhìn ngắm các sản phẩm mà còn sờ, nắn chúng, tìm tòi những cảm
xúc thẩm mỹ ẩn sâu trong hình dáng, hoa văn và màu sắc của từng chất liệu.
Thẩm mỹ là cơ sở lý luận cung cấp cho con người những nhận thức cơ bản
về thẩm mỹ, các dạng thức thẩm mỹ, những cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ như

cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ,…, muốn hiểu về thẩm mỹ cần đi sâu vào
nghiên cứu về hình khối, màu sắc, đường nét trong thẩm mỹ gốm thủ công,
thẩm mỹ gốm công nghiệp, thẩm mỹ truyền thống và thẩm mỹ hiện đại, quan
điểm thẩm mỹ gốm của thế giới, thẩm mỹ của phương đông và của Việt Nam.
Quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực biểu hiện trên tất cả các lĩnh
vực của cuộc sống cũng như các hoạt động của con người. Hình thái biểu hiện
cao nhất của mối quan hệ đó là nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, văn học,
múa..v..v.
Từ thuở sơ khai con người đã có những hoạt động thẩm mỹ, “ con người
sáng tạo ra đồ vật theo quy luật của cái đẹp “ ( Mác ). Nghệ thuật thẩm mỹ thủ
công có những ý tưởng sáng tạo hiện đại và cách nghĩ hiện đại cho nên có được
cái đẹp của các kiểu dáng hiện đại, design xuất hiện thẩm mỹ công nghiệp hình
thành liên quan tới các ngành Mỹ thuật công nghiệp như thẩm mỹ sơn mài, thẩm
mỹ trang sức, thẩm mỹ điêu khắc, thẩm mỹ đồ họa.v..v và các ngành MTCN
trên thế giới.

3


2. Vài nét về lịch sử phát triển Gốm
2.1. Gốm thế giới
Vào khoảng 10.000 năm TCN ở thời kỳ đồ đá mới đã đề xuất hiện gốm đất
nung. Khó có thể biết được loài người đã dùng đất sét làm gốm từ bao giờ.
Những cuộc khai quật ở Nhật Bản, Hy Lạp, tiểu Á Châu. Đặc biệt ở Trung Quốc
người ta tìm thấy gốm có niên đại vào hậu kỳ đồ đá mới 5000 năm TCN ở Xume có nền văn hóa khá cao, trên đồ gốm tìm được ở Suy – dơ, người thời bấy
giờ đã có trình độ điêu luyện về nghệ thuật trong tứ gốm, chưa có bàn xoay
người thợ phải làm bằng tay. Gốm Trung Quốc đã có hình dáng đẹp… Càng về
sau đồ gốm càng phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, Ai Cập, Li Băng…
4000 năm TCN, gốm cổ đại Ai Cập thường dùng vào việc cúng bái người
chết nhiều hơn, người thợ gốm đã chế tạo ra bàn xoay. Gốm nặn bằng tay còn

nhiều vụng về, nhưng khi có bàn xoay thì việc làm gốm đã chuyển sang giai
đoạn mới, chuyển từ sự phức tạp sang giản đơn. Những hình hoa văn đầu tiên là
do vết vạch lên sản phẩm ngăn ngừa nứt, rạn sau mới trở thành hình trang trí. Đó
là những nét khắc, vạch mang yếu tố thẩm mỹ đầu tiên trên sản phẩm gốm
Thế kỷ 20 nghề gốm thủ công được phát triển mạnh, các nhà sản xuất gốm
tư nhân như Béc- na - lích, Lu – si –ri và Ma – ri a Mac - ti – nơ. Có nhiều nhà
sản xuất gốm ở Califonia đã xâm nhập vào thị trường quốc tế. Ngành công
nghiệp gốm sứ lớn mạnh không ngừng. Các nước có nền công nghiệp gốm sứ
lâu đời như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Tiệp khắc cũng ngày càng phát triển.
Các nước có truyền thống sành mịn như Anh, Mỹ, Pháp, Ý, Liện Xô thì phát
triển sành mịn với chất lượng cao.
2.2. Gốm Việt Nam
Gốm xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc
Sơn, văn hóa Hạ Long... Rồi ta thấy trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng
Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun...Đồ gốm cổ truyền nước ta đã
có những bước phát triển cao và hết sức phong phú. Những loại hình đồ gốm
( nồi, bát, cốc, vò...) có hình dáng đẹp, chắc, khoẻ, phần nhiều đã được chế tạo
4


từ bàn tay. Mặt ngoài đồ gốm phủ đầy hoa văn trang trí với những đường vạch
sắc sảo, những nét cong uyển chuyển, mềm mại, được bố trí, đối xứng và hài
hòa. Đó là một biểu hiện về tính thẩm mỹ khá cao của người Việt Nam lúc bấy
giờ....”
Vậy là kỹ nghệ gốm giai đoạn Phùng Nguyên (cách ta gần 4.000 năm) ở
nước ta đã phát triển mạnh. Con người buổi đó đã biết nghĩ ra bàn xoay và chế
tạo ra thứ men để phủ ngoài, tăng thêm vẻ dẹp kỳ diệu của đồ gốm.
Đây là một thời kỳ của nước Văn Lang. Cho tới thời Âu Lạc, kỹ nghệ gốm
đã phát triển mạnh lắm. Nghề nung gạch, làm ngói...cũng đã có từ ngày này.
Phải nói thời cực thịnh của gốm sứ là thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV).

Đó là những năm đất nước phồn thịnh, kinh tế mạnh mẽ, quân sự vững mạnh,
văn hóa phát triển, đất nước an bình, mọi kỹ nghệ được khuyến khích phát đạt.
Nghề gốm đã phát triển rải rác khắp đất nước. Tỉnh nào cũng có những
vùng làm nghề gốm. Cứ ven các dòng sông, chúng ta gặp nhiều mảnh sành,
mảnh gốm còn sót lại. Hoặc chúng ta gặp những dãy lò gốm đang nhả khói nghi
ngút. Những trung tâm sứ gốm ở nước ta, xuất hiện từ thời Lý - Trần mà đến
nay vẫn còn hưng thịnh nghề nghiệp, đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù
Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum
Thanh (Thanh Hóa)... Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi,
lại có mặt hàng gốm đặc trưng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong
phú của công nghệ gốm Việt Nam. Nếu nói trung tâm gốm ở nước ta, phải nói
tới Bát Tràng - Thổ Hà – Hương Canh. Một đặc điểm riêng biệt và rõ nét nhất
của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó tiện đường
chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản xuất
gốm, sứ.
Đồ gốm thời Lý - Trần phát triển mạnh, nhiều ở số lượng và quý ở chất
lượng. Thịnh hành hai loại gốm chính, là: (1) Gốm trang trí kiến trúc, thường là
đất nung để mộc, hoặc phủ một lớp men có giá trị độc đáo. Ví dụ như gạch có in
hoa văn để trang trí với nhiều dáng hình, kích thước khác nhau. Hoặc ngói bò có
5


gắn đầu phượng, đầu rồng. Hoặc hình gốm trang trí hình chiếc lá nhọn đầu để
gắn trên nóc hoặc riềm nhà... (2) Còn như gốm gia dụng, thì đủ thể loại. Nào bát
đĩa, ấm, âu, chén, vại, chum, vò...
Đồ gốm thời kỳ này, ngoài ý nghĩa sử dụng trong nước, còn được xuất đi
nhiều nước khác.
Lịch sử từng ghi lại, từ đầu nhà Lý đã có nhiều nước tới buôn bán, trao đổi
hàng hóa với nước ta như Nam Dương, Xiêm La (Thái Lan)...Tới thế kỷ XII,
các thuyền buồm ngoại quốc cập bến nước ta càng đông. Năm 1149, Triều Lý

cho lập cảng Vân Đồn, để thuyền bè các nước vào ra buôn bán. Cho tới nay, dọc
hai bên bờ bến cảng Vân Đồn còn lại nhiều mảnh gốm của nhiều thời đại ở Việt
Nam sản xuất. Trong đó, có cả mảnh gốm men ngọc của thời Lý. Vậy, đó chẳng
là dấu tích để khẳng định hàng gốm của ta từ xưa đã đạt trình độ thẩm mỹ cao
đó sao?
Ở nước ta, có thời người dân cứ sính đồ ngoại. Ví dụ: Mặt hàng gốm men
ngọc thời Lý của chính nước ta làm ra thì gọi là “gốm Tống” hoặc “đồ Tống”.
Hiện tại, ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn
lưu giữ được nhiều đồ gốm, đồ sứ các thời đại của nước ta. Đó là những dấu tích
để chứng minh kỹ nghệ phẩm ở nước ta sớm phát triển, và từ xưa, nghề gốm ở
nước ta đã chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế, văn hóa của dân tộc.
3. Thẩm mỹ Gốm
3. 1. Thẩm mỹ hình khối
Trong nghệ thuật tạo hình, tính thẩm mỹ của hình khối và màu sắc thể hiện
sự rung cảm của người nghệ sỹ, nó là tiếng nói toát lên ý tưởng sáng tạo cũng
như tâm hồn của người nghệ sĩ muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình. Chất liệu
giữu một vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình khối và màu sắc.
Mỗi loại chất liệu đều có những đặc tính khác nhau. Việc thể hiện hình
khối và màu sắc với mỗi loại chất liệu cần có sự tương thích tùy thuộc theo tính
chất của chất liệu. Gốm nói chung là những hình khối rỗng được làm từ nhiều
loại đất sét khác nhau, bản chất có tính định hình cao, có độ co, ít biến dạng
6


trong quá trình nung đốt. Hình khối gốm đa dạng phong phú, có nhiều sắc thái
phù hợp với từng loại nguyên liệu và nhiệt độ nung. Hình khối gốm được làm
bằng tay, chuốt tay, in, cán, đổ rót, đùn, ép, dập, nặn,,..vv..Với những bàn tay
khéo léo và những bộ óc đầy sáng tạo, những thụ cảm, những cảm xúc, những
khoái cảm mà chúng ta gọi là thẩm mỹ đã gắn bó mật thiết với các hình khối từ
phức tạp đến giản đơn, từ thủ công đến công nghiệp, từ truyền thống đến hiện

đại, đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho thẩm mỹ hình khối gốm ở từng
nơi, từng vùng, từng lãnh thổ trên toàn thế giới . Ớ nghệ thuật dân gian, tính
thẩm mỹ của hình khối và màu sắc toát lên vẻ đẹp hồn nhiên, sinh động, lạc
quan qua lối biểu hiện hình khối, sắp đặt màu sắc bằng phương pháp thủ công
như nặn tay, kỹ thuật bàn xoay.
Gốm nặn bằng tay, thường được sử dụng nhiều trong gốm nghệ thuật với
những hình khối phức tạp, toát lên được tâm tư, ý tình cảm từ trái tim, khối óc
của nghệ sỹ qua thao tác của bàn tay.
Tạo hình gốm trên bàn xoay là một bước tiến quan trọng trong gốm.
Không những bàn xoay làm tăng số lượng cũng như giá sử clụng của đồ gốm
(tính thực dụng), mà nó còn thể hiện được vẻ đẹp của chất liệu ở tính dẻo của
đất, từng dấu ấn để lạih trôn sản phẩm vuốt tay, từng đường chỉ, gờ miệng ... từ
miệng đến đáy của gốm vuốt tay với hình khối, cùng toàn bộ công đoạn là một quá
trình đi từ phức tạp đến đơn giản, tất cả được thể hiện trên hình dáng của gốm một
cách mềm mại, uyển chuyển, nhưng rất khoẻ khoắn, cứng cáp cả về hình khối lẫn
kết cấu. Ớ nghệ thuật dân gian, tính thẩm mỹ của hình khối và màu sắc toát lên vẻ
đẹp hồn nhiên, sinh động, lạc quan qua lối biểu hiện hình khối, sắp đặt màu sắc
bằng phương pháp thủ công như nặn tay, kỹ thuật bàn xoay.

3.2. Thẩm mỹ màu sắc
Màu sắc là thuộc tính của vật thể được biết bởi cảm nhận thị giác tương
ứng với thành phần quang phổ ánh sang được phản chiếu bởi các vật thể đó. Sự
phong phú và biến hóa khôn lường của xương đất, màu men, màu vẽ đã tạo tính
thẩm mỹ đặc trưng của thẩm mỹ màu sắc gốm, chúng hòa quyện với nhau tạo
nên một chiều sâu từ bề mặt đến điểm tận cùng của độ dày khối màu sau khi
7


nung qua lửa. Màu sắc gốm đa dạng. mỗi quốc gia đều có đặc trưng riêng, Châu
Á màu sắc phong phú nhất do nguyên liệu làm gốm nhiều cùng với cách biểu

cảm Phương Đông tạo cho nghệ thuật gốm có sắc thái riêng.
Kế thừa truyền thống gốm thủ công kết hợp với những tiến bộ khoa học
mới, tính khái quát cao độ về hình khối cũng như màu sắc cùng với công nghệ
hiện đại qua sự tham gia của máy móc kết hợp với kỹ thuật tay phù hợp với chất
liệu sứ có tính chất khối mảnh và ít phức tạp. Ở đây tình thẩm mỹ của gốm chủ
yếu là ở màu sắc, trang trí, hình khối chỉ mang tính khái quát, toát lên vẻ đẹp
nằm sâu trong bản chất liệu sứ - một chất liệu tinh khiết nhưng cũng rất khó tính,
cũng gần như sứ, ở sành trắng và sanh xốp nghệ thuật điều khắc gần như chỉ là
phương tiện tạo nên những hình khối có tình khái quát cao làm nền tảng cho nghệ
thuật hội họa phát triển. Ở chất liệu sành, tính dẻo tuy có nhưng cũng không đủ để
đáp ứng được những kỹ thuật làm tay phức tạp mà phải có sự hỗ trợ của các
phương tiện khác như khuôn, đây chính là bước cản trở cho việc phát triển hình
khối phức tạp. Trong nghệ thuật hội hoạ, gốm có một bảng màu vô cùng phọng phú,
đầy tính biến hoá không kém gì các chất liệu khác, từ các phương pháp xử lý đất,
tạo mầu đất đến sự tham gia của men màu. Màu của gốm có 3 loại: nặng lửa, nhẹ
lửa và lửa trung, với nhiều phương pháp sử dụng: trên men, trong men, dưới men,
ứng dụng với các chế độ nung đốt riêng. Qua lửa các trạng thái men màu trở nên
lung linh huyền ảo, khi men đứng hay chảy tràn, bóng hay mờ, từng vết đọng men ở
những nét khắc,..., tất cả phụ thuộc vào chế độ nung. Men màu của gốm đa số đều có
nguồn gốc là các ô xít kìm loại như CoO2 cho màu xanh lam là màu chủ đạo trong
dòng gốm hoa lam nổi tiếng của Việt Nam ... Có những loại ô xít mà khi nung, ở mỗi
chế độ nỗ lại cho ra một màu khác biệt như CuO để pha men đồng, khi nung bằng
ngọn lửa hoàn nguyên thì cho màu đỏ huyết bò, còn khi nung chế độ dưỡng hoá (lửa
oxy) thì nó lại cho màu lục, khỉ lửa đi 2 chiều thì trên hình khối gốm sẽ có cả 2 màu
xanh - đỏ hay vàng úa không đều. Bản thân xương đất của nó về màu sắc cũng rất
chủ động. Trên nền tảng là màu trắng ngà, nó có thể tạo ra rất nhiều màu sắc khi
kết hợp với các đất khác hoặc trộn với men - màu.

Sự phong phú và biến hoá khôn lường của men màu đã tạo nên những giá
trị nghệ thuật cửa gốm trong nghệ thuật, ngoài sự thể hiện màu sắc như chất liệu

8


khác: bột màu, sơn dầu tính thẩm mỹ đặc trưng của màu sắc gốm khi hoà quyện
với xương đất, nó tạo nên một chiều sâu từ bề mặt đến điểm tận cùng của độ dày
khối, từng vết đọng men, từng nét bút, từng mảng màu khi qua lửa..., tất cả đều
trở nên sống động, nét vẽ cũng như những yếu tố khác khi chưa nung chỉ là nét
vẽ hội hoạ thuần tuý nhưng sau khi nung xong, chúng trở nên hoạt bát, chuyển
động hơn, đưa hội hoạ trong gốm nghệ thuật lên thành một thể loại riêng của mỹ
thuật.
Màu sắc là thuộc tính của vật thể được biết bởi cảm nhận thị giác tương
ứng với thành phần quang phổ ánh sang được phản chiếu bởi các vật thể đó. Sự
phong phú và biến hóa khôn lường của xương đất, màu men, màu vẽ đã tạo tính
thẩm mỹ đặc trưng của thẩm mỹ màu sắc gốm, chúng hòa quyện với nhau tạo
nên một chiều sâu từ bề mặt đến điểm tận cùng của độ dày khối màu sau khi
nung qua lửa. Màu sắc gốm đa dạng. mỗi quốc gia đều có đặc trưng riêng, Châu
Á màu sắc phong phú nhất do nguyên liệu làm gốm nhiều cùng với cách biểu
cảm Phương Đông tạo cho nghệ thuật gốm có sắc thái riêng.
Ở Việt Nam màu sắc đất nung đỏ au tươi mát, màu sắc sành nâu thâm trầm
sâu sắc, màu men ngọc xanh trong sâu thẳm, sành trắng hoa lam mênh mông
xanh biếc v,..v… mở rộng cho biên độ thẩm mỹ màu sắc cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Sự phong phú và biến hoá khôn lường của men màu đã tạo nên những
giá trị nghệ thuật cửa gốm trong nghệ thuật, ngoài sự thể hiện màu sắc như chất
liệu khác: bột màu, sơn dầu tính thẩm mỹ đặc trưng của màu sắc gốm khi hoà
quyện với xương đất, nó tạo nên một chiều sâu từ bề mặt đến điểm tận cùng của
độ dày khối, từng vết đọng men, từng nét bút, từng mảng màu khi qua lửa..., tất
cả đều trở nên sống động, nét vẽ cũng như những yếu tố khác khi chưa nung chỉ
là nét vẽ hội hoạ thuần tuý nhưng sau khi nung xong, chúng trở nên hoạt bát, sinh
động hơn, đưa hội hoạ trong gốm nghệ thuật lên thành một thể loại riêng của mỹ
thuật.


3.3. Thẩm mỹ Hoa văn

9


Những nét khắc vạch, gắn ghép sửa chữa sản phẩm gốm còn sót lại sau khi
nung là những hoa văn đầu tiên mà người nguyên thủy đã tạo ra và nhận biết
được, cảm thụ được. Những cảm xúc, những khoái cảm mà chúng ta gọi là thẩm
mỹ đã gắn bó mật thiết với mức độ cảm tính của nhận thức. Những tính chất
cảm tính đó là đặc điểm quan trọng nhất trong thẩm mỹ hoa văn, nó tồn tại và
phát triển kéo dài từ gốm nguyên thủy đến gốm ngày nay, từ thẩm mỹ thủ công
đến thẩm mỹ công nghiệp.
Gốm có tiếng nói chung của nhân loại, bất kể ở đâu cách làm ra gốm, cách
tráng men, cách thức nung đốt đều như nhau nhưng sản phẩm gốm từng nơi,
từng vùng lại khác nhau, dễ nhận biết nhất là hoa văn trang trí. Gốm thường sử
dụng các hoa văn trang trí như: Khắc chìm, đắp nổi, vẽ, tô men, trổ thủng được
trang trí bên trong, ngoài sản phẩm,vv… với nhiều thủ pháp khác nhau tạo ra
những vẻ đẹp khác nhau, phong cách khác nhau và mang tính thẩm mỹ từng thời
kỳ, từng dân tộc như gốm của người da đỏ ở Bắc Mỹ khác gốm Nam Mỹ, gốm
cổ Ai Cập khác gốm Lưỡng Hà, gốm Trung Quốc khác gốm Nhật Bản, Việt
Nam.,v,v…. Ở nước ta gốm men ngọc thời Lý, gốm Hoa nâu thời Trần, gốm
Hoa Lam thời Lê…rất khác nhau nhưng rất đẹp và mang giá trị thẩm mỹ cao.
Cảm xúc thẩm mỹ không có khả năng dạy cho con người về mặt kỹ thuật
của gốm nhưng mức độ hoàn mỹ của những sản phẩm gốm được tạo ra lại phụ
thuộc vào một trình độ phát triển nhất định của nghề này. Qua chiếc bình Am –
pho – ra ( loại bình có hai quai ) ở thời cổ đại hay bát gốm men ngọc của thời Lý
chẳng hạn, không những chỉ ra kinh nghiệm sản xuất mà cả kinh nghiệm thẩm
mỹ của xã hội cổ Hy Lạp và xã hội Phong kiến Việt Nam đã được vật chất hóa.
Nghề gốm thủ công ra đời sớm cách ngày nay vào khoảng 10. 000 năm và vẫn

luôn tồn tại và phát triển cho nên quán tính thẩm mỹ thủ công đã ăn sâu vào tiềm
thức, không dễ dàng chấp nhận phong cách mới, kiểu dáng hiện đại. Do có khó
khăn về ứng dụng khoa học kỹ thuật nên tới thế kỷ XIX người thợ gốm thủ công
đã có ý tưởng hiện đại và cách nghĩ, cách làm hiện đại nên sản phẩm gốm có

10


được cái đẹp về kiểu dáng design xuất hiện, thẩm mỹ công nghiệp hình thành,
ngày nay sản xuất gốm công nghiệp đã tự động hóa ở mức độ cao nhất.
Thẩm mỹ gốm đã có mặt trên nhiều lĩnh vực như thẩm mỹ hình hình khối,
thẩm mỹ hoa văn và thẩm mỹ màu sắc.

B. KẾT LUẬN

11


Tính thẩm mỹ trong nghệ thuật gốm Việt ứng dụng hình khối, màu sắc
hoa văn được tạo nên bởi một quá trình lịch sử phát triển của nhân loại, quá
trình ấy từ những hình dạng hoa văn, màu sắc giản đơn, tính chất sử dụng phục
vụ trong sinh hoạt đến mức độ phức tạp và phục vụ nhu cầu tinh thần, nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật cái đẹp trong mọi không gian sống của con người. Thời
nay, ngoài những sản phẩm thông dụng phục vụ sinh hoạt của con người tác
phẩm gốm nghệ thuật đã thỏa mãn niềm say mê của những người nghệ sĩ, thỏa
sức gửi gắm muôn vàn ý tưởng qua chất liệu đất, nước, lửa để có được những
tác phẩm mang tâm hồn người Việt.
Qua đây, chúng ta càng thêm yêu quý đôi bàn tay khéo léo và bộ óc giàu
sáng tạo của những người thợ gốm Việt Nam.


C. HÌNH MINH HỌA
1. Thẩm mỹ hình khối
12


Họa sĩ Phạm Đắc Bảo
Bộ chậu cây sương rồng, đất nung. 1994

Họa sĩ Phạm Đắc Bảo
Lon sành nâu

13


Họa sĩ Nguyễn Văn Y
Lọ hoa men ngọc. 1960

Họa sĩ Lê Ngọc Hân
Mèo, sành trắng
14


2. Thẩm mĩ hoa văn

Bình gốm hoa lam. 1450

Liễn, sành trắng men màu, thời Trần
15



Họa sĩ Nguyễn Hồng Hạnh
Cây đèn, sành trắng chạm thủng tô men

Họa sĩ Bùi Xuân Anh
Vách ngăn. Đất nung. 1979

16


3. Thẩm mĩ màu sắc

Họa sĩ Phạm Đắc Bảo
Bát, sành trắng men ngọc. 1961

Họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên
Hội tụ, sành trắng men màu
17


Họa sĩ Đặng Đình Diệp
Bộ cà phê, sứ trắng, 1970

Họa sĩ Nguyễn Văn Y
Lọ hoa, men da lươn, 1960
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Phạm Đắc Bảo – cơ sở nghệ thuật gốm trường ĐHMTCN

2.

Phạm Đắc Bảo – khoa học ước lệ trong gốm trường ĐHMTCN

3.

Phạm Đắc Bảo – Gốm Mỹ thuật công nghiêp – NXB Mỹ thuật 2014

4.

Phạm Đắc Bảo – Làm Gốm - NXB Mỹ thuật 2014

5.

Phạm Đắc bảo – Cơ sở nghệ thuật gốm - ĐH Mỹ thuật công nghiệp

6.

Bùi Đức Tịnh biên dịch Lịch sử thế giới. NXB văn hóa Hà Nội 1996

7.

Trung tâm hợp tác nghiên cứu gốm Bát tràng NXB thế giới 1995 viện

bản tàng lịch sử.
8.

Bảo tàng Hải Hưng gốm Chu Đậu 1993


9.

Trần Khánh Chương gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ - NXB Mỹ

thuật 2001

19



×