Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT VÀ ĐỒ CỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 25 trang )

THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT VÀ ĐỒ CỔ

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT
VÀ ĐỒ CỔ
1.1. Đặc điểm:
- Sản phẩm phong phú đa dạng, nhiều sản phẩm xuất hiện từ hàng
nghìn năm trước.
- Vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ và thể hiện được
nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
- Các sản phẩm được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời, gắn
liền với những thăng trầm lịch sử của xã hội.
1.2. Hoạt động chính
- Sưu tầm
- Triển lãm
- Đấu giá
- Mua bán

1


1.3. Hoạt động liên quan:
- Gốm sứ
- Kim hoàn/bạc
- Kim loại
1.4. Các ngành công nghiệp liên quan
- Thủ công
- Kiến trúc
- Truyền hình, phát thanh
2. KHẢ NĂNG THƯƠNG MẠI
Những người có tài năng, kĩ năng sáng tạo trong lĩnh vực này, cụ
thể ở đây là những nà sưu tầm đồ cổ, những người khảo cổ, những họa


sĩ, nghệ nhân gốm sứ..., từ những hoạt động và sản phẩm của mình, họ
có thể mở triển lãm để thu về lợi nhuận; mang đấu giá; hoặc bán lại cho
các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Từ đó các sản phẩm văn hóa trở thành
hàng hóa vừa mang tính chất tinh thần, vừa mang tính chất vật chất.
Ngành công nghiệp nghệ thuật và đồ cổ cũng trên cơ sở đó mà hình
thành.
Không chỉ là hoạt động mua bán trao đổi đơn thuần mà đôi khi còn
là nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời, phong cách của một người nghệ sĩ;
hay rộng hơn là văn hóa của cả một vùng, một thời kì lịch sử dân tộc.

2


3. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRANH NGHỆ THUẬT
TẠI VIỆT NAM
Họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng ở Việt Nam có thị trường mỹ thuật
vì có hoạt động mua bán tranh và nơi mua bán là các gallery, kèm theo
nhiều hoạt động như phê bình, nghiên cứu... Ngoài các nhà sưu tập, thời
gian gần đây các tổ chức, kể cả cơ quan nhà nước, cũng mua tranh. Tuy
nhiên theo ông, thị trường hiện thiếu thành phần quan trọng, đó là nhà
đầu tư nghệ thuật người Việt.
3.1. Hoạt động trầm lắng
Bà Nguyễn Nga, chủ Maison des arts (22A Hai Bà Trưng, Hà Nội),
dẫn chứng giai đoạn 2007-2012 khi gallery này còn hoạt động trên
đường Văn Miếu, hầu hết khách mua tranh là người nước ngoài, chỉ có
hai khách Việt đồng ý mua tranh sau khi đã được bớt giá tối đa.

3



Theo bà, nói VN chưa có thị trường tranh cũng đúng, bởi người
chơi thì đi nhặt nhạnh chứ ít sưu tập đúng nghĩa. Ít khi người ta bỏ ra vài
ngàn USD để mua tranh nghệ thuật, nhưng lại sẵn sàng bỏ hàng trăm
triệu đồng mua tranh đá quý trong quan niệm mang tính phong thủy,
hoặc muốn treo tranh cho sang thì thuê chép vài trăm ngàn...

(Ảnh: Thái Lộc)
Họa sĩ Bội Trân, chủ gallery cùng tên ở Huế, khẳng định thị trường
mỹ thuật VN có từ lâu, “có điều không lớn mạnh như các nước khác vì
giới giàu có người Việt gần như không quan tâm đến mỹ thuật”.
Bà Linh Cao (gallery 42 Tràng Tiền, Hà Nội) cho rằng bản chất của
thị trường là có cạnh tranh giữa các họa sĩ, các gallery và cũng có nhà
sưu tập thường mua bán luân chuyển tác phẩm. Tuy nhiên theo bà, thị
trường tranh Việt bấy lâu nay không phát triển mà còn đi xuống, trầm
lắng một cách thảm hại.

4


(Ảnh: Thái Lộc)
Thời điểm sau đổi mới, khi nước ngoài đổ vào VN mua tranh,
“chúng ta có cảm giác có thị trường” - bà Dương Thu Hằng, giám đốc
nghệ thuật Hà Nội Studio, đánh giá. Song các gallery hình thành không
có “nền” của người chơi tranh, không có “nền” của giáo dục mỹ thuật
nên thị trường đổ sụp.
Theo họa sĩ Đặng Xuân Hòa, muốn có thị trường tranh trong tương
lai thì ngay từ bây giờ phải tạo cho được một thế hệ biết, hiểu và yêu mỹ
thuật thông qua giáo dục từ các bậc học phổ thông. “Trong Nam ngoài
Bắc có mấy ai bán được tranh đâu. Mà giá tranh hiện nay thấp đến thảm
hại!” - ông Hòa nêu thực tế minh chứng cho hoạt động mua bán tranh

không đáng kể hiện nay để có thể gọi là thị trường đúng nghĩa.
(Nguồn: tuoitre.vn)

5


3.2. Không có truyền thống
Một khác biệt căn bản giữa Việt Nam và các nước trong Đông Á
như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là không có hội họa truyền
thống (trừ một vài tranh chân dung để thờ.) Trí thức Khổng học và Phật
giáo ở Việt Nam không vẽ tranh, không thực hành thư pháp. Điêu khắc
phát triển mạnh nhưng hoàn toàn là điêu khắc tôn giáo hoặc gắn với kiến
trúc công cộng.

Ở Việt Nam trước TK 20 có thể nói không có văn hóa đô thị nên
không có lớp nhà giàu đô thị. Cũng không có tầng lớp quý tộc. Thiếu hai
thành phần đủ tiền bạc và có nhu cầu tinh thần-thẩm mỹ này tất không
có việc lưu giữ, truyền bá, mua bán tác phẩm nghệ thuật. Tất nhiên cũng
không có lớp nghệ sĩ sáng tác cho thị trường.
Có việc ngoạn cổ, chơi đồ cổ song rất nhỏ lẻ và không mang tính thị
trường (đến nay vẫn trong tình trạng chợ đen, phi pháp). Hơn nữa, việc
buôn bán đồ cổ này không gắn với việc ‘chơi tranh tượng’.

6


3.3. Tranh nghệ thuật eo sèo
Chủ một phòng tranh ở Hà Nội kể câu chuyện cười ra nước mắt. Có
vị khách người Hàn Quốc từng tới Việt Nam và bỏ ra trên 200.000 USD
để mua một tập tranh của danh họa Bùi Xuân Phái. Tuy nhiên, khi thẩm

định lại thì toàn bộ số tranh này đều là giả mạo. Một nhà sưu tập người
Pháp đem đấu giá một bức của Bùi Xuân Phái và một bức của Nguyễn
Sáng, nhưng khi về Việt Nam tìm hiểu mới biết, bức tranh của Bùi Xuân
Phái đang nằm trong bảo tàng, còn Nguyễn Sáng thì ông chưa bao giờ vẽ
tranh trên chất liệu lụa. Ông Đặng Hải Sơn, chủ phòng tranh Tự Do, một
trong những gallery có thâm niên trên 25 năm tại TPHCM chia sẻ:
“Kinh doanh tranh là một ngành khắt khe có mức độ rủi ro cao. Tác
phẩm có chất lượng nhưng tùy thuộc vào phong cách sáng tác của họa sĩ
nên độ thu hút khách sẽ khác nhau, không thể lấy số lượng khách hàng
mua tranh làm thước đo tài năng họa sĩ”. Ông Hải Sơn nói thêm, trước
đây trong số khách đến phòng tranh của ông mua tranh có đến trên 70%
là người nước ngoài, khách trong nước rất ít. Nhưng nay, lượng khách
trong nước đến mua tranh đã tăng lên gần 40%. Trong đó có nhiều khách
hàng là doanh nhân. Đây là tín hiệu vui.

7


(Thưởng lãm kiệt tác Vườn xuân Trung Nam Bắc của Nguyễn Gia
Trí)
Một nguyên nhân không kém quan trọng là Việt Nam thiếu những
người thẩm định tác phẩm chuyên nghiệp (còn gọi là curator hay giám
tuyển). Ở các nước, chính những người này phát hiện ra nghệ sĩ tiềm
năng và giới thiệu họ với giới phê bình mỹ thuật, người yêu tranh, với
công chúng và dư luận, từ đó dẫn đến thành công về thương mại và bán
được tranh. Ở TPHCM, các gallery theo khuynh hướng nghệ thuật
đương đại, có giám tuyển chuyên nghiệp, thường xuyên tổ chức giao lưu
với nghệ sĩ nước ngoài thường không nhiều, có thể kể đến gallery Tự
Do, gallery Phương Mai, gallery Không Gian Xanh, gallery Quỳnh, sàn
Art…


8


Một thực tế ai cũng nhận thấy là giá trị nghệ thuật của tranh Việt rất
cao, nhưng hầu như giá tranh Việt trong khu vực và trên trường quốc tế
còn khá khiêm tốn. Còn nhớ năm 1990, khi bức tranh Vườn xuân Trung
Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí được mua với giá tương đương
100.000 USD đã vấp phải nhiều phản ứng. Thế nhưng ít ai biết, một nhà
sưu tập người Bỉ đã ngỏ ý mua lại bức tranh này với giá 1 triệu USD!
Nhiều quốc gia trên thế giới ngỏ ý muốn thuê Vườn xuân Trung Nam
Bắc để triển lãm mà không được. Mới đây, tại phiên đấu giá do
Christie’s International tổ chức ở Hồng Công (Trung Quốc), tác phẩm
tranh lụa Người bán gạo của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã được bán
với giá kỷ lục hơn 8 tỷ đồng, khẳng định giá trị tranh Việt trên trường
quốc tế. Nhưng đó là các họa sĩ bậc thầy, xuất thân từ Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương, còn các họa sĩ trẻ tạo ấn tượng trên trường quốc
tế hầu như không đáng kể.
(Nguồn: sggp.org.vn)
3.4. Tranh thị trường lấn át
9


Từ khá lâu rồi, hoạt động kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, mỹ thuật
trong nước thường xuyên rơi vào tình trạng trầm lắng. Tại các thành phố
lớn như Hà Nội, TPHCM, Huế… phần lớn các gallery sống được là nhờ
các bức tranh trang trí với những mô típ tạo hình quen thuộc: phong
cảnh, hoa lá, thiếu nữ. Những tác phẩm nghệ thuật đích thực thì rơi vào
cảnh đìu hiu bởi “vạn người xem, có mấy người mua”. Một thực tế khá
phũ phàng rằng, những người yêu thích tranh thì không có đủ tiền mua

tác phẩm trong khi người có tiền, có điều kiện kinh tế thì lại không mấy
mặn mà với tranh. Nhiều gallery vẫn đều đặn tổ chức triển lãm giới thiệu
tác phẩm mới nhưng khách mua tranh phần lớn là người nước ngoài.
Cùng với khách nước ngoài, một lượng khách hàng trong nước ổn định
giúp hình thành một thị trường thực chất là chuyện bình thường ở các
nước, trong khi ở ta, nguồn khách hàng trong nước đến nay vẫn chỉ là
mơ ước!

(Chép tranh tại một phòng tranh trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3,
TPHCM).)

10


So với thực tế thị trường tranh khá sôi động những năm đầu thập
niên 90, giới chuyên môn cho rằng tranh Việt những năm gần đây đã
không còn sự tươi mới của thời kỳ đầu đổi mới và mở cửa, cũng có ý
kiến khác cho rằng nhiều tác giả mải mê thể hiện, theo đuổi các yếu tố
hiện đại mà vô tình làm nhạt nhòa bản sắc truyền thống. Cùng với đó là
vấn nạn tranh giả, tranh sao chép hàng loạt, tranh nhái tràn lan… không
thể kiểm soát đã khiến thị trường tranh Việt lâu nay hầu như chỉ giậm
chân tại chỗ. Chủ một phòng tranh trên đường Đồng Khởi, quận 1,
TPHCM nhớ lại: “Chừng 7 - 8 năm trước, tranh ở đây bán đều đều cho
khách nước ngoài. Nhiều khách châu Âu bước vào, xem xong là chỉ tay
chọn một lần đến mấy bức. Giờ thì lâu lâu mới có khách vào xem tranh,
thỉnh thoảng mới có người chọn một bức nhỏ giá rẻ mà cũng còn lưỡng
lự”.

Ngoài ra, như một số nhà sưu tập tranh nhận xét: “Những hoạt động
nhằm giới thiệu tranh Việt ra với bạn bè trong khu vực, thế giới vẫn theo

kiểu tự phát, phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân của họa sĩ hoặc
gallery chứ chưa được tổ chức đàng hoàng, chưa được giới thiệu, quảng
11


bá một cách bài bản, dài hơi, có kế hoạch chiều sâu để ngày càng thu hút
sự quan tâm của công chúng trong nước, đồng thời thâm nhập, chinh
phục những thị trường trong khu vực”. Để làm được điều đó, với vai trò
cầu nối giữa các tác giả với các nhà sưu tập và người yêu tranh, các
gallery cần phải được đầu tư đúng mức, hoạt động thật sự chuyên
nghiệp. Không chỉ trưng bày và kinh doanh tranh, gallery còn là nơi
cung cấp thông tin, kiến thức về tác phẩm, tác giả, về mỹ thuật để kích
thích người xem, vun đắp tình yêu nghệ thuật. Chỉ khi hiểu rõ giá trị của
tác phẩm và yêu nó thì người ta mới mong muốn được sở hữu tác phẩm
ấy.
3.5. Những năm 1990: Bùng nổ gallery rồi nhanh chóng tàn lụi
Triển lãm Uncorked Soul (Tâm Hồn Bộc Bạch) bày tranh tượng
Việt Nam lần đầu tiên ở Gallery Plum Blossom Hongkong năm 1991 là
thành công thương mại đột phá, giới thiệu mỹ thuật Việt Nam với thị
trường ‘thế giới tự do’. Tranh của Bùi Xuân Phái, Bửu Chỉ, Nguyễn
Quân, Trần Trọng Vũ v.v… bán với giá 3.000-4.500 USD, ngang mức
của các họa sĩ ‘Hậu Thiên An Môn’ đang đình đám của Trung Quốc lúc
đó. Thị trường và người yêu nghệ thuật, giới sưu tầm nước ngoài bất ngờ
phát hiện ra Doimoi Painting của Việt Nam. Khi đó ở Việt Nam bán
tranh còn là chuyện khó tin. Nhiều người cho rằng đó là chiêu trò, âm
mưu diễn biến hòa bình (Họ mua tranh của tôi để trả công cho việc làm
gián điệp!). Chỉ trong vài năm đã xuất hiện mấy gallery chuyên bán
tranh Việt Nam ở Hongkong, Singapore. Báo chí nói Hà Nội và
TP.HCM có tới hàng trăm cửa hàng bán tranh mà chủ là người Việt Nam
cũng như người nước ngoài sống ở Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton

tới thăm Việt Nam cũng nhắc đến việc giờ đây giao lưu văn hóa tốt đẹp
12


và người ta có thể mua tranh của Đỗ Quang Em… Khách nước ngoài đổ
xô vào mua tranh trong một thời gian ngắn khiến cho nhiều họa sĩ có thể
sống bằng bán tranh hoặc thử vận may của mình ở thị trường. Khái niệm
‘nghệ sĩ độc lập’ ra đời bao hàm nghĩa sống được bằng thị trường, không
phải làm công chức nhà nước như trước nữa. Tuy giá tranh thật rẻ, chỉ
vài chục, vài trăm USD, tác giả có giá 1.000-2.000 USD rất hiếm, song
so với mức GDP 100USD/người [năm 1990] và mua một nền đất, xây
một căn nhà phố chỉ tốn vài ‘cây vàng’ tức vài ngàn ‘đô’ thì vẫn là một
sự cất cánh của thị trường và một mức thu nhập quá sức tưởng tượng!

Cho đến khoảng 1997-1998, nhiều triển lãm quy mô lớn, chất lượng
tốt được tổ chức ở nhiều nơi từ Hongkong, Singapore tới Hà Lan, Thụy
Sĩ, Bỉ, Pháp, Na Uy, Hoa Kỳ, Úc… khiến Doimoi Art càng thêm uy tín.
Một số bảo tàng châu Á, Úc, Mỹ, Âu bắt đầu mua tranh. Bảo tàng Nghệ
thuật Singapore (SAM) và Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Fukuoka ở Nhật

13


đã có bộ sưu tập khá lớn và tốt. Tranh Việt Nam cũng có mặt ở các
Biennale và vài nhà đấu giá.
Gây dựng thị trường nghệ thuật chính là gây dựng một lối sống
thẩm mỹ, một cộng đồng sở thích và một thái độ ứng xử văn hóa, thậm
chí một trách nhiệm văn hóa.
Nhưng lửa rơm chóng tàn. Chỉ hai năm sau triển lãm Uncorked
Soul, bà Tuyết Nguyệt, nhân vật uy quyền trong TTNT Hongkong, đã

than phiền họ lừa bán cho bà tranh Bùi Xuân Phái giả. Một người Hàn
Quốc tố mua phải cả lô tranh ‘Phái giả’ tới 200.000 USD. Một nhà đấu
giá lớn bị kiện vì bán tranh Phái giả. Cho đến nay, ít ai dám mua tranh
của họa sĩ này nữa. Không dừng ở việc làm giả các bậc thầy, các họa sĩ
khác dù trẻ mấy mà bán chạy là lập tức có hàng nhái, hàng giả. Thậm chí
các tác giả cũng tự chép lại tranh đã bán của mình bán lần hai lần ba…
với giá ngày càng rẻ hơn. Ông Mc Guinness, chủ Gallery Plum
Blossoms, lần thứ hai đến Hà Nội đã phải kêu lên rằng: Hai năm trước
tôi phải đi tìm những thứ mình thích, nay mọi thứ đó tràn ngập các cửa
hàng rồi. Tôi không cần phát hiện gì nữa! Điều kỳ lạ là một số họa sĩ bán
chạy liên tục sản xuất cùng một thứ tranh suốt 20 năm và vẫn bán được
đều đều. Cùng với việc làm nhái và sao chép, xuất hiện các dòng tranh
ăn khách như phố hoa, thiếu nữ áo dài, nữ sinh đi xe đạp, thiếu nữ sơn
mài cổ, tĩnh vật đồ dân gian kiểu cực thực, phong cảnh nông thôn sông
nước kiểu thơ ngây hay trẻ em chơi kiểu dân gian-lập thể… Tất cả là sự
hư hỏng-không chuyên nghiệp của chủ gallery và họa sĩ. Một họa sĩ trẻ
kể tại triển lãm của mình rằng: Sau mấy năm làm công, vẽ tranh các
thiếu nữ dân tộc thiểu số và chép tranh cho một gallery thành công nhất,
14


có cả cửa hàng ở London, anh đã có tiền lập xưởng ở Hải Phòng để sáng
tác cho riêng mình. Anh tự hứa không chép hay vẽ thuê ‘tranh chợ’ nữa.
Một số tác giả khác thì đi hai chân: Thí dụ vẽ trừu tượng theo ý mình để
‘chơi’ vì không bán được, đồng thời vẽ tranh thiếu nữ theo đặt hàng của
gallery lấy tiền ‘nuôi các cháu’. Thực tế đó đã đẩy TTNT mới manh nha
trở về hàng lưu niệm, du lịch. Tình trạng ‘thương mại hóa’, du lịch hóa
kéo doanh số và giá tranh tụt lùi và làm nản lòng giới sưu tập nước ngoài
khá đông đảo và hào hứng đầu những năm 1990. Họ quay lưng với
Doimoi Art và Vietnamese Art nói chung.


Đến đầu những năm 2000, số lượng các gallery co lại trông thấy.
Hầu hết các gallery làm nghệ thuật ‘thật’ đều đóng cửa hoặc chuyển
sang tranh chợ, tranh lưu niệm du lịch giá rẻ. Một số gallery có quỹ nước
ngoài tài trợ hoặc do người nước ngoài làm chủ còn cầm cự được nhưng
không còn vai trò phát hiện hay quảng bá nghệ thuật như trước nữa.
Nghệ thuật đương đại bắt đầu bán được tác phẩm song không nhiều và
tùy thuộc vào các curator và các mối liên kết với nước ngoài. Dưới mắt
giới am tường và TTNT quốc tế thì đại diện cho nghệ thuật Việt Nam
15


hiện nay không còn tác giả ‘thuần túy hay đích thực’ ở Việt Nam như
thời Đổi mới về trước nữa mà ít nhiều đều có yếu tố ngoại - dù sống ở
trong hay ngoài nước. Điều đó nhân danh toàn cầu hóa, kết nối nghệ
thuật song thực tế làm xói mòn bản sắc hấp dẫn của nghệ thuật Việt
Nam. Tài trợ ngoại - curator ngoại - hoạt động ngoại cũng như embassy
art trong một môi trường ‘văn hóa lai’ có nhiều mặt tốt nhưng cũng có
mặt tối của nó, tác động tiêu cực tới thị trường cũng như sự sáng tạo
nghệ thuật ‘bản địa’. Hầu hết các tác phẩm đương đại của tác giả ‘địa
phương’ hay Việt kiều được mua bán sưu tập ở nước ngoài đều xa lạ,
không được biết tới, hoặc ‘không ai hiểu’ ở trong nước. Đó là sự phát
triển hay sự méo mó của thị trường!
(Nguồn: tiasang.com.vn)

4. NHỮNG NÉT MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG TRANH NGHỆ
THUẬT VIỆT NAM
4.1. Sau rất nhiều năm hầu như chỉ hướng đến khách hàng nước
ngoài, trang web cũng không có bản tiếng Việt, Mai Gallery (Hà Nội)
bắt đầu có tích cực đổi hướng. Thoạt tiên, họ mở thêm một art talk cafe

(quán cà-phê trò chuyện về nghệ thuật), hướng đến khách hàng nội địa
tiềm năng theo cách “mưa dầm thấm lâu”. Bên cạnh đó, họ còn tích cực
mở các triển lãm cho họa sĩ trẻ với những cách thức PR hướng đến công
chúng trong nước. Có thể nói, tiêu điểm của hoạt động này là triển lãm
điêu khắc nhóm Hình thể mới (tháng 10 - 2012) giới thiệu sáng tác mới
của chín nghệ sĩ điêu khắc trẻ, có nhiệt huyết và mong muốn “kích cầu”
16


mỹ thuật trong nước. Thông cáo báo chí của hoạt động này có đoạn:
“...Với hơn 30 tác phẩm điêu khắc nhỏ và vừa, đầy sinh khí, có thể bày
biện, đặt để thích hợp trong bất cứ không gian kiến trúc dân dụng hay
công sở nào, triển lãm là một cuộc kiếm tìm và nỗ lực của các nghệ sĩ
điêu khắc trẻ đưa tác phẩm của mình đến với công chúng đông đảo, rộng
rãi, với nỗi khát khao đưa nghệ thuật điêu khắc Việt vào không gian ở
của người Việt hiện đại...”.

Một số gallery khác, là đối tác môi giới mua tranh của họa sĩ trong
nước cho đầu mối nước ngoài cũng đang tìm cách thức phù hợp để trở
lại với thị trường tiềm năng trong nước. Những phương thức ban đầu mà
họ tính đến là tổ chức lại mạng lưới bán hàng, thực hiện những sự kiện
giới thiệu nghệ thuật (ngay tại nhà riêng của họa sĩ, trong khuôn viên của
một số đại sứ quán có thiện ý hay khách sạn mới mở), tìm hiểu kỹ hơn
tâm lý khách hàng Việt về hội họa, điêu khắc. Một đại diện trong nhóm
này từng chia sẻ nhận xét thú vị: Người Việt mê phong thủy và điều này

17


rất phù hợp với một số phong cách tranh sơn mài hiện nay - những dòng

tranh có sắc màu ấm áp, đem đến cảm giác “vượng” cho gia chủ.

Chưa nói đến việc sưu tập đỉnh cao, làm thế nào để góp phần thay
đổi hướng mua sắm vật dụng trang trí trong nhà của người Việt trung
lưu dường như là lối đi thích hợp hiện nay để nhằm một lần nữa, ấn nút
khởi động thị trường mỹ thuật nội địa. Một số người từng bán tranh cho
người Việt đều có chung nhận xét, không ít người mua tranh Việt Nam
rất hào sảng, họ nhìn tranh thấy ưng ý là hỏi giá, đặt tiền luôn, chứ
không “cò kè” như khách nước ngoài.
4.2. Thêm nhiều người Việt Nam sưu tầm mỹ thuật
Trước đây, Hà Nội từng có nhà sưu tập danh tiếng Đức Minh Bùi
Đình Thản, một doanh nhân đã sưu tập được hàng nghìn bức tranh quý
của mỹ thuật Việt Nam cận và hiện đại. Điều trân quý nhất trong khoảng
30 năm sưu tập tranh của Đức Minh là ông không chỉ tôn trọng họa sĩ và
mỹ thuật mà ông còn tin vào nhãn quan mỹ thuật cá nhân, để yên tâm

18


với mọi lựa chọn của mình. Trong bộ sưu tập ấy, có những tác phẩm
từng bị chê xấu, song càng về sau càng được chính những người từng
chê bai khẳng định lại giá trị.

Nước ta hiện cũng có một vài nhà sưu tập nổi danh. Song để có
được một nhân vật tầm cỡ như ông Đức Minh, mỹ thuật Việt Nam còn
phải chờ đợi ở những thế hệ sưu tập kế tiếp. Thế hệ này có vẻ ngày càng
đông đảo hơn, nhưng do nhiều bất cập về thiết chế nền tảng của việc sưu
tập mỹ thuật trong hoàn cảnh xã hội mới, đặc biệt là do thiếu tự tin về
thẩm mỹ lựa chọn của mình, đội ngũ sưu tập này khá “đóng cửa” với
nhau và với cả xã hội. Vẫn còn đâu đó nỗi e sợ, như không biết tác phẩm

mà họ lựa mua có “được” không, họa sĩ mà họ chọn đầu tư mua nhiều
hơn “liệu có thành danh không?”... Họ đã, đang và sẽ tạo nên những làn
sóng ngầm sưu tập, yếu tố nền tảng tiềm tàng cho sự phát triển của thị
trường mỹ thuật nội địa. Sưu tập luôn đi cùng với sự trao đổi tác phẩm
để bộ sưu tập ngày càng được tinh lọc và phát triển. Chính vì thế, yếu tố
gắn liền với hệ thống sưu tập là các nhà đấu giá. Tiếc là cho đến nay,
19


Việt Nam chưa có một địa chỉ đấu giá mỹ thuật nào chính thức hoạt
động thường xuyên, ngoại trừ một số sự kiện đấu giá mang tính chất từ
thiện hoặc gây quỹ.

Mặc dù vậy, gần đây đã xuất hiện những tín hiệu vui, như đã có
nhiều người sưu tập mỹ thuật nội địa dành sự quan tâm cho điêu khắc,
đồ họa – những lĩnh vực mà sự thử thách đối với người sưu tập còn lớn
gấp bộn lần so với hội họa. Nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm mới
bán được một bức điêu khắc chân dung với chất liệu sắt hàn cho một
khách hàng như vậy. Mặc dù số tiền anh Lâm thu về chưa bằng một nửa
so với kênh bán qua gallery nhưng anh cảm thấy thoải mái, vì sự mua
bán không đơn thuần mang tính thương mại mà còn là một kênh trao
đổi, chia sẻ cảm xúc nghệ thuật của nghệ sĩ với người có thành ý.
Những say mê và nỗ lực tự thân của các thế hệ sưu tập mỹ thuật nội
địa là rất đáng khích lệ. Chỉ mong họ tự tin hơn bằng cách trau dồi vốn
hiểu biết nghệ thuật, văn hóa của mình để tiến tới công khai mở rộng
20


hoạt động của mình qua nhiều hình thức như triển lãm, lập hiệp hội...
Được vậy, họ sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn và cùng góp phần hình

thành thị trường mỹ thuật đúng nghĩa ở Việt Nam.
4.3. Thái độ tích cực của nghệ sĩ dành cho khách hàng nội địa
Người viết bài được vợ chồng một người bạn thuộc thế hệ 8X chia
sẻ câu chuyện: Do thích tranh giấy dó của một họa sĩ có tên tuổi, người
chồng muốn hỏi cụ thể giá tiền qua email. Vị họa sĩ này trả lời khá ý vị,
ngầm muốn khách hàng hiểu rằng “tôi mà đưa giá ra là anh không mua
được đâu, chi bằng tôi sẽ tặng anh một bức mà anh thích”. Có thể, với
người họa sĩ, đây là cách làm mà anh ta cho rằng thiện ý. Nhưng với
người mua, nhất là với những bạn trẻ có tư duy sống hiện đại hơn, họ sẽ
cho rằng đây là sự thiếu tôn trọng. Một bức tranh quà tặng, hoặc để
ngoại giao, hoặc để bày tỏ sự thân quý khác hẳn với “cách tặng” của vị
họa sĩ này. Đơn giản bởi giữa họ đơn thuần chỉ là quan hệ thông thường
giữa người mua - kẻ bán, không hề có sự thân gần hay cần thiết phải
“ngoại giao”. Quả là “của cho không bằng cách cho”. Vị khách trẻ đã
không trả lời email của vị họa sĩ mà anh vốn yêu mến, như một cách bày
tỏ thái độ phản ứng...

21


Câu chuyện trên có thể là cá biệt nhưng nó cho thấy vẫn còn tồn tại
đâu đó trong tâm lý nhiều họa sĩ một lối nghĩ quen về khách hàng nội
“nhỏ lẻ”, rằng họ hỏi về tranh để thỏa mãn trí tò mò chứ có tiền đâu mà
mua. Cũng như thói quen hay hỏi về nghề nghiệp và nơi công tác của
người thích tìm hiểu tác phẩm của mình, như thể đó là cách hữu hiệu để
“phân loại khách hàng tiềm năng”. Cái tâm lý nhuốm màu phân biệt đối
xử và “vọng ngoại” ấy của nghệ sĩ cũng nên được cải thiện theo chiều
hướng tôn trọng những cá nhân thích mua tranh, hỏi mua tranh, cho dù
đó là người nội hay kẻ ngoại, người “chắc gì có tiền” hay kẻ “ra dáng có
tiền”.

5. MỘT SỐ CUỘC ĐẤU GIÁ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
5.1. Đấu giá bức tranh "Les Femmes d'Alger" của Picasso
("The Women of Algiers - Những người phụ nữ Algiers"

22


(Les Femmes d'Algier)
- Thời gian: 11/5/2015
- Địa điểm: Sàn đấu giá Christie's tại New Youk - USA
- Tên cuộc đấu giá: Looking Forward to the past
- Ý tưởng: Bắt đầu tìm kiếm các tác phẩm có chất lượng, phù hợp
với nhu cầu, thị hiếu của các nhà sưu tầm về những tác phẩm tươi mới,
có giá trị cao.
- Triển khai: Đấu giá qua điện thoại.
- Kết quả: Bức tranh được bán sau 11 phút đấu giá với mức giá
179.4 triệu USD (tương đương khoảng 3.893 nghìn tỉ đồng) (giá khởi
điểm là 140 triệu USD). Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay cho
một tác phẩm nghệ thuật.

23


5.2. Đấu giá bức tranh sơn mài "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử"
của họa sĩ Bùi Lệ Trang.

(Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử)
- Mục đích: Cuộc đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử để
ủng hộ gia đình 64 liệt sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh ngày 14/3/1988
tại đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)

- Kết quả: Bức tranh được bán với giá 730 triệu
- Chủ nhân: Vợ chồng bác Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Công
Nghệ có hộ khẩu tại 261 Phạm Văn Hai, P.5, Q. Tân Bình, TP. HCM.

24


(Vợ chồng Bác Nghệ)

25


×